Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN Luyện từ và câu: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn luyện từ và câu tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.44 KB, 5 trang )

Giáo viên: Trần Thò Hồng Hạnh Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I/ Nêu vấn đề
-Môn tiếng việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và
phát triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe,nói, đọc,
viết)để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng
Việt phân môn luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức
sơ giản về viết, rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu ( nói – viết).
Lý do để tôi quyết đònh đi đến chọn đề tài này là vì :
Nhiều năm tôi đứng lớp và tôi rất trăn trở về việc học sinh rất nghèo nàn về
vốn từ, câu văn bò cụt, lặp từ,…………. Từ đó chọn đề tài này để giúp học sinh
rèn luyện các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng câu. Bồi dưỡng cho học
sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng
Việt văn hoá trong giao tiếp, biết sử dụng từ điển Tiếng Việt.
II/ Biện pháp thực hiện
* Để tổ chức một giờ bài tập từ ngữ, giáo viên phải nắm được mục
đích, ý nghóa cơ sở xây dựng, nội dung bài tập và biết cách giải chính xác
bài tập, biết trình tự cần tiến hành giải bài tập để hướng dẫn cho học sinh.
Trong giáo án phải ghi rõ mục đích bài tập, lời giải mẫu, những sai phạm dự
tính học sinh có thể mắc phải và cách điều chỉnh đưa về cách giải đúng.
Tuần tự công việc giáo viên cần làm trên lớp lúc này là ra nhiệm vụ, hướng
dẫn thực hiện, kiểm tra đánh giá.
- Giáo viên cần nêu đề bài một cách rõ ràng, nên yêu cầu học sinh
nhắc lại đề ra, khi cần, phải giải thích để em nào cũng nắm được yêu cầu
của bài tập. Có nhiều hình thức nêu bài tập : Chỉ dùng lời, viết lên bảng yêu
cầu học sinh nêu đề ra trong SHS hoặc vở bài tập. Nhưng dù đề bài được
nêu ra dưới hình thức nào cũng cần kiểm tra xem tất cả học sinh đã nắm
được yêu cầu của bài tập chưa. Có những trường hợp không thể sử dụng bài
tập của SHS như một đề bài mà phải chia cắt bài tập của SHS thành những


bài tập nhỏ hơn, ví dụ bài tập đặt câu với một số từ rồi viết thành đoạn văn
ngắn của phần luyện tập.
- Tuỳ thời gian và trình độ học sinh mà quy đònh số lượng bài tập có
thể lựa chọn, lược bỏ, bổ sung thêm bài tập của SHS. Khi giao bài tập cho
học sinh cần lưu ý để có sự phân hoá cho phù hợp đối tượng, có bài tập chỉ
- 1 -
Giáo viên: Trần Thò Hồng Hạnh Sáng kiến kinh nghiệm
dành riêng cho học sinh khá giỏi, còn với học sinh yếu thì phải giảm mức độ
yêu cầu của bài tập.
VD1: Tìm các từ ngữ chỉ động từ trong hai câu văn sau :
Mi – đát làm theo lời dặn của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà
trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc
không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
Song đối với học sinh yếu thì cũng từ bài tập đó nhưng ta hạ mức độ yêu cầu
của bài tập chẳng hạn:
Ở hai câu trên có các từ : làm, thoát khỏi,mong ước,hiểu, xây dựng ,ước
muốn, lời dặn, quà tặng, hạnh phúc.Từ nào chỉ hoạt động
VD2: Thay cho câu hỏi “Rẫy là gì?” là câu hỏi “ chỗ đất đồi như thế nào
gọi là rẫy?”
* Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, Giáo viên phải nắm chắc trình
tự giải bài tập.Cần phải dự tính trước những khó khăn và những lỗi học sinh
mắc phải khi giải bài tập để chữa kòp thời. Việc thực hiện bài tập cũng có
nhiều hình thức: nói,đọc,viết, nối ,tô, vẽ,đánh dấu,…………, bài tập cũng có thể
thực hiện trên lớp hay ở nhà. Đồng thời khi hướng dẫn học sinh thực hiện,
cần chia ra các mức độ cho phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau, cần
giúp học sinh yếu những câu hỏi gợi mở.
VD: Khi dạy bài danh từ ( tuần 5) mục đích của bài là học sinh phải nắm
được danh từ gì – biết tìm danh từ trừu tượng trong đoạn văn và đặt câu với
danh từ đó
Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
CH1:Tìm những từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn thơ
CH2:Sắp xếp các từ vừa tìm được theo nhóm
- Từ chỉ người :
- Từ chỉ vật :
- Từ chỉ hiện tượng :
- Từ chỉ khái niệm :
- 2 -
Giáo viên: Trần Thò Hồng Hạnh Sáng kiến kinh nghiệm
- Từ chỉ đơn vò :
CH3: Những từ đó thuộc loại từ gì?
CH4: Vậy danh từ là gì?
- Như vậy qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em đã kết thúc một khái niệm
ngữ pháp mà nội dung bài yêu cầu. Trong quá trình tiến hành phải tăng dần
mức độ độc lập làm việc của học sinh.
- Giáo viên khuyến khích các em sử dụng từ điển Tiếng Việt để làm
giàu thêm vốn từ của mình, ở trường không có điều kiện thì giáo viên vận
động các em nên mua từ điển để sử dụng.
* Cuối cùng là bước kiểm tra đánh giá. Đây là một việc làm quan
trọng mà đôi khi giáo viên thường bỏ qua hoặc không chú ý đúng mức. Việc
kiểm tra đánh giá vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh vừa cho học
sinh một mẫu sản phẩm tốt nhất, giáo viên cần dành thời gian thích hợp cho
khâu này. Phải có mẫu lời giải đúng và dùng nó đối chiếu với bài của học
sinh. Với những bài làm sai, giáo viên không nhận xét chung chung là sai

mà phải dựa vào quy trình làm bài, chia ra từng bước nhỏ hơn để thực hiện,
từ đó mà chỉ rõ sai ở đâu, như thế nào một cách chi tiết, cụ thể cho học sinh
có thể chữa được. Nghóa là giáo viên phải biết khai thác lỗi sai của học sinh
để từ đó củng cố thêm kiến thức mới hoặc tái hiện kiến thức cũ cho học sinh
VD: Xác đònh bộ phận chủ ngữ trong câu sau:
- Cá heo gọi nhau quây / đến quanh tàu như để chia vui.
CN VN
Ở trường hợp trên giáo viên phải tái hiện lại kiến thức cũ cho học sinh.
+ Câu kể Ai làm gì có những bộ phận nào ?
+ Chủ ngữ có ý nghóa gì trong câu ? Trả lời cho câu hỏi nào ?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?do loại từ ngữ nào tạo thành ?
+Trong câu kể Ai làm gì? Những sự vật nào có thể làm chủ ngữ?
+ Vậy ở câu trên sai ở đâu ? Làm thế nào để tìm ra bộ phận chủ ngữ ?
- Giáo viên phải biết chuyển từ một lời giải sai sang một lời giải đúng
như thế nào cho phù hợp chứ không chỉ nói “ em làm sai rồi” và chuyển
sang gọi em khác.Như vậy khi chữa bài tập, giáo viên không chỉ biết đánh
giá thế này là sai, thế kia là đúng mà phải cắt nghóa được tại sao như thế là
sai,tại sao như thế là đúng, nghóa là lại một lần nữa lặp lại quy trình giải bài
tập khi có những học sinh làm chưa đúng.
* Sau khi kết thúc các hoạt động thì có hoạt động nối tiếp đó là giao
bài về nhà cho các em, giáo viên lập kế hoạch bài học,vận dụng linh hoạt
- 3 -
Giáo viên: Trần Thò Hồng Hạnh Sáng kiến kinh nghiệm
các phương pháp và hình thức dạy học một cách nhòp nhàng bởi vì không có
một phương pháp nào là vạn năng mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và
yếu. Các hoạt động tiết dạy không tách rời nhau mà phải có sự đan xen liên
kết và hỗ trợ lẫn nhau.
III/ Kết quả đạt được .
- Qua quá trình áp dụng những biện pháp trên vào tình hình thực tế
của lớp, tôi thấy học sinh mình có sự tiến bộ rõ .

Cụ thể : Kết quả khảo sát lần một vào cuối tháng 9, bài “ Từ đơn – Từ
ghép” kết quả thu được như sau:
Lớp Só số Xếp loại
Giỏi Khá Tb Yếu
4B 26 2 3 13 8
- Sau khi khảo sát chất lượng số học sinh yếu còn rất nhiều và số học
sinh khá, giỏi chưa cao. Tôi đã tìm tòi và áp dụng các biện pháp đó vào
giảng dạy nhằm giúp học sinh nắm bắt bài tốt hơn. Sau khi áp dụng tôi đã
khảo sát lần hai vào cuối tháng 11 với bài tập tìm Danh từ – Động từ –Tính
từ trong đoạn văn. Kết quả như sau:
Lớp Só số Xếp loại
Giỏi Khá Tb Yếu
4B 26 6 7 9 4
- Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng của học sinh được nâng lên rõ
rệt. Cụ thể trong bài làm của học sinh các em đã hiểu và phân biệt được từ
loại, biết sử dụng từ loại trong cách đặt câu và viết văn.
IV / Bài học kinh nghiệm.
- Trong quá trình thực hiện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như
sau:
* Học sinh:
- Học sinh phát huy tính tích cực, tự phát triển tư duy chiếm lónh tri
thức qua gợi ý của giáo viên, tự thể hiện bộc lộ thái độ, tự khẳng đònh
mình…. Giáo viên không nên áp đặt, ép buộc, gò bó hay có thái độ uy quyền,
mệnh lệnh đối với các em.
* Giáo viên:
- Giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ xem học sinh như con của
mình, phải thật sự có tình thương yêu đối với trẻ, đặc biệt là học sinh yếu
Phải được quan tâm một cách chu đáo hơn, thường xuyên có sự liên hệ giữa
giáo viên và gia đình.
- 4 -

Giáo viên: Trần Thò Hồng Hạnh Sáng kiến kinh nghiệm
Bởi đến với học sinh bằng tình thương thật sự thì mới giúp cho giáo
viên có một động cơ mạnh mẽ trong việc suy nghó, tìm tòi, lựa chọn phương
pháp và cách thức phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi xin được sự đóng góp của
đồng chí, đồng nghiệp để bản thân tôi có những kinh nghiệm mới hơn.
- 5 -

×