Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích mã cổ phiếu NTL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.33 KB, 16 trang )


Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
o0o







TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


ĐỀ TÀI:
Phân tích mã cổ phiếu NTL


Học viên thực hiện:
Lớp:
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Đăng Tuấn, STT: 82
19D - TCNH
PGS, TS. Phan Trần Trung Dũng








Trang 2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM VÀ MÃ
CỔ PHIẾU NTL 3
1.1. Tổng quan doanh nghiệp 3
1.1.1. Thông tin chung 3
1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính 3
1.2. Đánh giá vị thế công ty trong ngành 4
1.3. Đánh giá triển vọng phát triển ngành Bất động sản 4
1.3.1. Tổng quan ngành 4
1.3.2. Đặc điểm ngành 7
1.3.3. Triển vọng ngành BĐS năm tới 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM 8
2.1. Chỉ tiêu định tính 8
2.1.1. Mô hình kinh doanh 8
2.1.2. Hội đồng quản trị 8
2.1.3. Chính sách chất lượng 9
2.1.4. Kết quả thẩm định báo cáo tài chính 9
2.1.5. Thực hiện quy định về quản trị công ty 9
2.2. Phân tích Kết quả kinh doanh 9
2.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh chính 9
2.2.2. Kế hoạch kinh doanh 9
2.2.3. Kết quả kinh doanh 10
2.3. Phân tích các chỉ tiêu định lượng 11
2.3.1. Nhóm chỉ số thanh khoản 12

2.3.2. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời 12
2.3.3. Nhóm chỉ số về hiệu quả hoạt động 13
2.3.4. Phân tích lợi suất vốn chủ sở hữu ROE theo phương pháp Dupont 3 13
2.3.5. Chỉ số thị giá 13
2.4. Ước tính tỷ lệ tăng trưởng 14
2.5. Kết luận 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16


Trang 3

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM
VÀ MÃ CỔ PHIẾU NTL

1.1. Tổng quan doanh nghiệp
1.1.1. Thông tin chung
- Mã chứng khoán: NTL (niêm yết chính thức trên Sở GDCK TP HCM HOSE ngày 21/12/2007)
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm
- Tên quốc tế: Tu Liem Urban Development Joint Stock Company
- Tên viết tắt: LIDECO
- Trụ sở chính: Tầng 2A, No9B1, khu đô thị mới Dịch Vọng, phường Dịch Vọng, quận Cầu
Giấy, TP. Hà Nội
- Vốn điều lệ: 636.000.000.000 VND
- Điện thoại: 04-22.21.41.24
- Fax: 04-22.21.41.25
- Website:
- Ngành nghề kinh doanh: Bất động sản
- Mã số thuế: 0101533886, Ngày cấp: 20/07/2004, Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội
1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh chính

- Đầu tư phát triển và kinh doanh khai thác các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở và khu công
nghiệp;
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng công trình: Quản lý dự án, lập dự án đầu tư, thiết
kế xây dựng công trình, kiểm định chất lượng công trình và thiết bị xây dựng;
- Kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh các dịch vụ khu đô thị và khu công nghiệp;
- Khai thác vật liệu xây dựng;
- Nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ xây dựng;
- Thiết kế, xây dựng đường dây tải điện, trạm biến áp đến 35KV; Thiết kế hệ thống điện công
trình dân dụng, công nghiệp và điều khiển tín hiệu giao thông;
- Dịch vụ quản lý văn phòng cho thuê, nhà cao tầng.


Trang 4
1.2. Đánh giá vị thế công ty trong ngành
Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm mặc dù mới cổ phần hóa từ năm 2004 nhưng đã sớm
khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh địa ốc. Là một trong số hơn một vạn
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển, khai thác các dự án khu đô thị mới tại
Việt Nam hiện nay, mặc dù đối thủ cạnh tranh có rất nhiều Tổng công ty lớn có vốn và công
nghệ cao nhưng bằng chính sách và đường lối phát triển đúng đắn, sự đoàn kết đồng lòng và
sáng tạo của ban lãnh đạo và CBCNV, biết phát huy thế mạnh của mình, Công ty đã vượt lên
chiếm lĩnh thị phần đáng kể, xấp xỉ 0,15% tổng giá trị thị trường.
- Công ty có lợi thế so với nhiều công ty bất động sản là có lượng tiền mặt khá lớn (chủ yếu thu
được nhờ việc bán dự án Trạm Trôi) nên hiện nay Công ty gần như không phải vay nợ từ các tổ
chức tín dụng, do đó không phải chịu chi phí tài chính.
- Thế mạnh khác của công ty là bộ máy quản trị điều hành gọn nhẹ, không phân quyền qua
nhiều cấp trung gian dẫn đến quá trình ra quyết định và triển khai thực hiện rất linh hoạt, nhanh
nhạy, tận dụng được thời cơ trong đầu tư và kinh doanh. Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt có kinh
nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị dự án, hoạt động kinh doanh xây lắp và địa ốc.

- Quỹ đất của Công ty có giá vốn thấp: Tổng quỹ đất hiện tại của Công ty đạt khoảng 47 ha,
trong đó diện tích đất sạch đạt 9,95 ha là hai dự án Trạm Trôi (còn 7,5 ha đất kinh doanh) và
Dịch Vọng (còn 9.571 m2 tính theo tỷ lệ sở hữu của NTL); phần đất còn lại là dự án Hòa Sơn
(Hòa Bình) có tổng diện tích là 37 ha và đang trong giai đoạn bắt đầu giải tỏa. Giá vốn của dự
án Trạm Trôi ở mức khoảng 6 triệu đồng/m2 trong khi giá thị trường hiện đạt khoảng 25 - 30
triệu đồng/m2.


1.3. Đánh giá triển vọng phát triển ngành Bất động sản
1.3.1. Tổng quan ngành
Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị
trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất
cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã
hội ở các nước có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi
nước. Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế.
Theo thống kê, ở các nước phát triển lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng BĐS
chiếm trên 80% trong tổng lượng vốn cho vay. Vì vậy, phát triển đầu tư, kinh doanh BĐS đóng
vai trò quan trọng trong việc chuyển các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
Lịch sử hình thành ngành BĐS tại Việt Nam: chia làm 6 giai đoạn chính
Trước năm 1990
Thời kỳ này kinh tế chưa phát triển, quỹ đất còn nhiều, quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm, do

Trang 5
đó nhu cầu về sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trong nước chưa cao. Trong giai đoạn này
hầu như không tồn tại thị trường bất động sản. Các giao dịch bất động sản trong thời gian này
chỉ là các giao dịch ngầm, phi thị trường.
Cơn sốt lần thứ nhất (1 993-1 994)
Thị trường Bất động sản Việt Nam đã có “Cơn sốt lần thứ nhất” - diễn ra trong hai năm (1993-
1994), trong đó Thị trường Bất động sản đặc biệt “sốt” mạnh ở phân khúc Đất và Quyền sử

dụng đất. Nguyên nhân là do nhu cầu nhà ở, đất ở của dân cư và đất để sản xuất kinh doanh
ngày càng tăng, nhất là ở các đô thị, mà quan hệ chuyển nhượng, mua bán đất đai trong dân cư
đã xuất hiện từ những năm trước khi Luật đất đai (1993) ra đời.
Đóng băng lần thứ nhất ( 1995 – 1999)
Trước tình hình thị trường sốt nóng, nhà nước đã can thiệp vào thị trường bằng 2 nghị định là
Nghị định số 18 và 87 về thuê đất, nhằm ngăn chặn hiện tượng đầu cơ. Theo đó, người sử dụng
đất phải trả tiền hai lần ( tiền chuyển quyền sử dụng đất và tiền thuê đất ). Với sự tác động từ 2
nghị định trên đã buộc các nhà đầu cơ sử dụng đòn bẩy tài chính để tham gia thị trường phải bán
tháo đất đai đang nắm giữ để trả tiền cho Ngân hàng. Làn sóng xả hàng của các nhà đầu cơ đã
làm cho thị trường ở trạng thái cung vượt cầu, thị trường lao dốc.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế châu Á khởi nguồn từ Thái Lan đã làm cho một số dự án bất
động sản của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã thất bại, góp phần làm cho thị trường suy
thoái.
Cơn sốt lần thứ 2 ( 2001 – 2002)
Sau một thời gian dài bình lặng, từ năm 2000, giá nhà đất bắt đầu biến động, tiếp đó giá cả tăng
nhanh liên tục và đạt đỉnh cao vào khoảng Quý II năm 2001.
Cơn sốt đất lần thứ hai diễn ra do người đầu tư dự đoán và đánh giá chủ trương cho Việt kiều
mua nhà và ban hành giá đất mới sẽ có triển vọng cho thị trường nhà đất nên nhiều người đầu tư
mua đất khắp nơi ở vùng ven.
Đóng băng lần thứ hai (2002 – 2006)
Từ cuối năm 2002 đến 2006 Thị trường Bất động sản diễn ra trầm lắng, thậm chí “đóng băng”
như nhiều người nhận xét. Thị trường Bất động sản năm sau lạnh hơn năm trước. Theo số liệu
thống kê: Năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005
giảm 78%!
Thị trường tiếp tục lên cơn sốt vào năm 2001 – 2002, trước thực trạng đó, nhà nước một lần nữa
ra tay điều tiết thị trường bằng biện pháp hành chính với “ luật đất đai 2003” và “nghị định 181”
hướng dẫn thi hành luật đất đai.
Nghị định 181 đã chấm dứt tình trạng “phân lô bán nền”. đã làm thị trường nhà đất hạ nhiệt vì
"đánh" trúng vào lợi ích tạo ra giá đầu cơ. Nhưng vì phần lớn vốn đầu tư này là vốn nhàn rỗi của
tư nhân nên nhu cầu phải bán nhanh thu hồi vốn thanh toán nợ không xảy ra như lần thứ nhất.

Do đó dù cơn sốt đã dừng lại nhưng giá đất vẫn không hạ xuống bằng giá trước khi xảy ra cơn

Trang 6
sốt.Tác động bằng chính sách của Nhà nước từ năm 2002 đã gây ra lần đóng băng thứ hai của
Thị trường Bất động sản Việt Nam 2002-2006 với việc dòng vốn chuyển sang Thị trường Chứng
khoán.
Cơn sốt đất lần thứ ba (2007 -2008)
Không giống như hai lần sốt đất trước đó, lần sốt đất này tập trung mạnh mẽ vào phân khúc Căn
hộ cao cấp và Biệt thự. Một số nguyên nhân chủ chốt :
Nguồn vốn FDI tăng trưởng mạnh đầu tư vào Việt Nam tạo nên tăng trưởng kinh tế ấn tượng
trong 2003-2007.
Trong năm 2006-2007, có thể xem là năm khá huy hoàng đối với Thị trường Chứng khoán Việt
Nam và mọi người đều tham gia cũng như kiếm tiền dễ dàng từ Thị trường Chứng khoán. Điều
này tạo ra một nguồn vốn thặng dư lớn của người thắng chứng khoán chuyển dịch sang Thị
trường Bất động sản tạo điều kiện cho phân khúc cao cấp “sốt” mạnh.
Đóng băng lần 3 ( 2008 – nay ).
Đứng trước thực trạng bong bóng thị trường bất động sản ngày càng lớn cùng với tốc độ lạm
phát tăng một cách chóng mặt, chính phủ đã tiến hành điều tiết thị trường bằng các chính sách
tiền tệ với việc kiểm soát tín dụng chặt chẽ, đặc biệt là tín dụng phi sản xuất với hàng loạt các
biện pháp được chính phủ thực hiện nhằm ổn định thị trường và kiềm chế lạm phát.
Ngay sau khi có các chính sách thắt chặt tài chính thực hiện thị trường Bất động sản miền Nam
lập tức bị ảnh hưởng nặng nề và sự suy giảm cả về giá lẫn giao dịch là điều không tránh khỏi.
Với thị trường miền Bắc, khác biệt cơ bản cũng lại là dòng tài chính. Có thể nói, lượng tài chính
dư dả tại miền Bắc đủ để Thị trường Bất động sản chỉ bị ảnh hưởng tức thời, giao dịch chững lại
nhưng giá cả chỉ sụt giảm khoảng 10% vào năm 2008.
Nghị định 71 và 69 ra đời năm 2010 hướng dẫn thi hành luật đất đai có sửa đổi 2009 và việc thu
thuế sử dụng đất càng làm cho thị trường đã trầm lắng nay lại thêm phần ảm đạm.
Bước sang 2011, trước nguy cơ lạm phát tăng cao cùng sự leo dốc không mãnh liệt của giá vàng
và USD đã buộc chính phủ phải có nghị quyết số 11 về các biện pháp kiềm chế lạm pháp, ổn
định tình hình kinh tế vĩ mô. Theo đó tăng trưởng tín dụng năm 2011 bị giới hạn ở con số 20%,

dư nợ tín dụng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất bị giới hạn ở mức 16% càng làm cho thị
trường bất động sản thêm phần ảm đạm, xua tan kỳ vọng thị trường phục hồi của các nhà đầu tư
bất động sản.
Năm 2012 – là năm chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản nhất trong vòng 10 năm qua. Theo
thống kê của VCCI ( Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) cho biết, trung bình những
năm qua, mỗi năm có khoảng 5,000-7,000 doanh nghiệp phá sản/giải thể, tức thấp hơn năm
2011 khoảng 8 lần. 2012 cũng là năm cạnh tranh khốc liệt, thậm chí là cuộc chiến sống còn của
doanh nghiệp BĐS. Hàng loạt công ty dịch vụ môi giới và cho thuê BĐS đóng cửa. Các Chủ
Đầu Tư thiếu năng lực về tài chính gần như tuyên bố phá sản hoặc phải rao bán dự án.


Trang 7
1.3.2. Đặc điểm ngành

Bốn phân khúc thị trường BĐS: văn phòng cho thuê, căn hộ để bán, thị trường bán lẻ; biệt thự,
nhà phố và đất nền.
- Nhu cầu thuê văn phòng năm 2012 suy giảm khá mạnh do khủng hoảng kinh tế. Giá cho thuê
cũng giảm mạnh do nguồn cung tăng mạnh.
- Phân khúc Căn hộ để bán hầu như trầm lắng trong năm 2012, tâm lý khách hàng mua hàng thì
chờ giảm giá thêm, còn chủ đầu tư thì êe ngại tung ra sản phẩm mới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sụt giảm trên là:
- Sự phát triển kinh tế dẫn đến gia tăng nhu cầu sử dụng đất trong các lĩnh vực sản xuất, nhu cầu
văn phòng cho thuê
- Dân số tăng: Năm 2012 dân số VN đạt 88.78 triệu người, tăng 1.06% so với 2011.
- Dòng vốn FDI đổ vào VN liên tục gia tăng, trong đó dòng vốn đổ vào thị trường BĐS chiếm
tỷ trọng khá cao.
-Pháp luật: được xem là yếu tố tác động quan trọng đến sự hình thành và phát triển của thị
trường bất động sản biểu hiện qua những quy định pháp luật về quyền mua, bán, cho thue, thế
chấp, góp vốn lien doanh bằng bất động sản.

-Chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ của nhà nước: Nguồn vốn từ ngân hàng chiếm khoảng
70% dòng tiền chảy vào thị trường BĐS vì vậy chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng ảnh
hưởng sống còn đến ngành này. Lãi suất tiền gửi VNĐ đã giảm mạnh trong năm 2012 từ 12%
xuống chỉ còn 8%, đây là động thái tích cực từ phía chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm
hỗ trợ phát triển thị trường BĐS.

1.3.3. Triển vọng ngành BĐS năm tới
Triển vọng thị trường BĐS năm tới sẽ có hướng sáng sủa hơn và có thể hồi phục dần, tuy nhiên
vẫn phụ thuộc nhiều yếu tố, hàng loạt nghị định của chính phủ đưa ra vào cuối năm 2012 và
trong năm 2013 nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thị trường, giải quyết nợ xấu.
Các ngân hàng đang vào cuộc hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn cho người có thu nhập thấp mua nhà là
một tín hiệu đáng mừng và được mong đợi như 1 giải pháp hâm nóng thị trường BĐS năm tới.
Tuy nhiên chính sách này tức thời sẽ chưa phát huy tác dụng, thị trường sẽ cần một thời gian
nữa để hồi phục hoàn toàn.







Trang 8




CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM

2.1. Chỉ tiêu định tính

2.1.1. Mô hình kinh doanh
Dựa trên những dự báo về tiềm năng phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói
riêng trong những năm sắp tới, định hướng phát triển xây dựng cùng với việc đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu và vị thế của mình, LIDECO đã xác định phương hướng nhiệm vụ cụ thể trong
giai đoạn tới là:
- Tiếp tục phát huy tối đa kinh nghiệm và nguồn lực hiện có để tập trung phát triển ba lĩnh vực:
Xây lắp công trình xã hội và dân dụng, Đầu tư xây dựng các khu đô thị và công nghiệp, Đầu tư
tài chính.
- Nhanh chóng phát triển năng lực tài chính, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, tạo sức cạnh
tranh bền vững trên thị trường.
- Tập trung đầu tư cho lĩnh vực thiết kế, xây dựng các khu độ thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ và
hiện đại, thiết kế các mô hình nhà chung cư cao cấp, nhà biệt thự, dinh thự, văn phòng cho thuê
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
- Duy trì và phát huy đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng của Công ty nhưng năm gần đây.
Tối đa hóa lợi ích của khách hàng để tạo giá trị gia tăng chung cho Công ty và xã hội.
- Mục tiêu tăng trưởng của công ty về doanh thu và lợi nhuận trong các năm từ 2009 -2014 phấn
đấu tăng bình quân 15%
2.1.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc LIDECO đã thực thi đúng quyền hạn và nghĩa vụ với tinh
thần trách nhiệm cao, vì lợi ích hợp pháp của công ty và cổ đông. HĐQT đã bám sát các mục
tiêu, định hướng đại hội đồng cổ đông quyết nghị để triển khai các nhiệm vụ cụ thể.

Ban lãnh đạo LIDECO tin tưởng rằng với năng lực và kinh nghiệm sẵn có, với quyết tâm theo
đuổi định hướng chiến lược đã đề ra, đặc biệt với nguồn năng lực tài chính vững vàng, LIDECO
sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để khẳng định thương hiệu và vị trí của mình trên chặng
đường phát triển trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt nam xứng
đáng với niềm tin của các cổ đông, khách hàng, bạn hàng, đối tác, công chúng và Xã hội.


Trang 9

2.1.3. Chính sách chất lượng
Công ty đã ban hành chính sách chất lượng với tiêu chí “Chất lượng cao nhất - tin tưởng cao
nhất - hài lòng nhất”, với cam kết sẽ xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ chuyên môn, có
đủ năng lực quản lý để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; duy trì hệ thống quản
lý chất lượng một cách có hiệu quả.

2.1.4. Kết quả thẩm định báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính được lập them đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam, được
kiểm toán bởi công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Baker Tilly A&C. Các số liệu trong báo cáo
tài chính đã phản ánh trung thực, hợp lý. Báo cáo tài chính lập theo từng quý, phản ánh đầy đủ,
minh bạch hoạt động của công ty.

2.1.5. Thực hiện quy định về quản trị công ty
Công ty luôn tuân thủ các quy định của pháp luật như QĐ số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007,
QĐ số 15/207/QĐ-BTC ngày 19/3/2007, thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012. Ngoài
ra, công ty còn tuân thủ các quy định về quản trị công ty theo quy chế quản trị công ty đã ban
hành.

2.2. Phân tích Kết quả kinh doanh
2.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh chính
Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty: xây lắp và kinh doanh bất động sản. Các dự án trọng
điểm hiện nay của công ty bao gồm: Dự án bắc QL32-Trạm Trôi và dự án KĐTM Dịch Vọng.
Đây là những dự án mang lại nguồn thu chủ yếu cho công ty từ năm 2005 đến nay.
a. Dự án KĐT Bắc 32 Trạm Trôi
b. Dự án KĐTM Dịch Vọng

2.2.2. Kế hoạch kinh doanh
Dự báo tình hình kinh doanh của công ty vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2013 nên
Ban lãnh đạo không đặt mục tiêu cụ thể trong kinh doanh BĐS, đầu tư mới mà tập trung cho
công tác xây lắp, hoàn thiện các hạng mục dở dang còn lại để bàn giao nhà cho khách hàng đúng

tiến độ và gấp rút thu hồi công nợ. Nhìn chung kế hoạch kinh doanh của NTL cho thấy sự thận
trọng và hơi bi quan về khả năng phục hồi của thị trường BĐS trong năm 2013.

Cụ thể kế hoạch kinh doanh của công ty mẹ như sau:
Chỉ tiêu năm 2013
Kế hoạch (tỷ đồng)

Trang 10
Tổng doanh thu
550
Kinh doanh nhà
520
Kinh doanh khác
14
Hoạt động tài chính
16
Lợi nhuận
90
Cổ tức
10%

2.2.3. Kết quả kinh doanh
(đơn vị: triệu đồng)
KẾT QUẢ KINH DOANH
Trung bình
ngành 2012
2012
2011
2010
2009

2008








Doanh Thu Thuần

1,660,991

695,188

573,477

1,389,725

1,379,554

371,307
Giá Vốn Hàng Bán



561,706

446,142


632,564

671,699

241,434








Lợi Nhuận Gộp



133,482

127,335

757,161

707,855

129,873










Chi phí hoạt động







Chi phí tài chính


23,844

33,884

900

(13,299)

40,059

Trong đó: Chi phí lãi vay


5,609


2,559

199

161

634

Chi phí bán hàng




4,249



Chi phí quản lý doanh nghiệp


30,709

37,105

32,981

22,061

14,824










Tổng Chi phí hoạt động


54,553

70,989

38,130

8,762

54,883










Tổng doanh thu hoạt động tài chính


23,717

83,752

64,055

16,798

4,002








Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh



102,646

140,098


783,086

715,891

78,992

Lợi nhuận (lỗ) khác


(2,544)

(18,862)

(1,964)

(2,641)

31

Tổng lợi nhuận (lỗ) kế toán trước
thuế


100,102

121,236

781,122

713,250


79,023

Chi phí lợi nhuận







Chi phí thuế TNDN hiện hành


25,368

17,486

245,318

159,194

17,211

Chi phí thuế TNDN hoãn lại


1,393

-


(48,165)

23,653

-

Lợi ích của cổ đông thiểu số


2,490

7,848

7,407

-

-









Tổng Chi phí lợi nhuận



29,251

25,334

204,560

182,847

17,211








Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp

359,101

70,851

95,902

576,562


530,403

61,812


Trang 11
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty NTL từ năm 2008 đến 2012-nguồn: vndirect.com.vn

Doanh thu thuần năm 2012 của công ty đạt 695 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2011, chỉ bằng
41% trung bình ngành. Trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh BĐS đạt 457 tỷ đồng, tăng
gấp 2.5 lần so với năm 2011. Tỷ trọng doanh thu BĐS/tổng doanh thu thuần tăng từ 22% lên
66%. Tuy nhiên năm 2012 công ty không bán được sản phẩm nào từ dự án Bắc QL32 mà chỉ tập
trung hoàn thiện 350 căn biệt thự và 108 nhà liền kề phía đông để bản giao cho khách hàng.
Công ty cũng gặp không ít khó khăn khi khách hàng không đóng được tiền cho dự án do tín
dụng thắt chặt, thị trường BĐS cũng gặp khó khăn.

2.3. Phân tích các chỉ tiêu định lượng

Chỉ số
Trung
bình
ngành
2012
2012
2011
2010
2009
2008

Giá cổ phiếu cuối kỳ (nghìn đồng)



16.2

12.7

64.0

142.0

33.4
Chỉ tiêu tính trên 1 cổ phiếu








EPS (Earnings Per Share) (nghìn đồng/cổ phiếu)
1.06

1.16

1.56

17.74

32.51


3.79
Chỉ số về định giá cổ phiếu








ChỈ số giá thị trường trên thu nhập (P/E)
1

13.95

8.14

3.61

4.37

8.82

Giá trị sổ sách (Book Value) (nghìn đồng/cổ phiếu)
18.96
14.55
13.32
28.54
34.07

15.73

Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)


1.11

0.95

2.24

4.17

2.12
Chỉ số về hiệu quả hoạt động








Hiệu suất sử dụng tài sản (Total asset Turnover)

0.41
0.28
0.65
1.18
0.38


Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)
1.72

0.47

0.44

0.97

1.18

0.54

Vòng quay các khoản phải thu (Receivables Turnover)
0.78

3.65

2.19

6.29

7.79

2.26

Ngày thu tiền bình quân (Number of days of receivables)



99.97

166.53

58.01

46.87

161.72

Vòng quay các khoản phải trả (Payables Turnover)
1.83

0.53

0.74

1.15

0.79

1.22
Chỉ số về thanh khoản









Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)
2.63

2.13

1.70

1.82

2.02

1.33

Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
1.01

0.47

0.56

1.02

1.01

0.32

Tỷ số vốn lưu động trên doanh thu



1.22

1.41

0.66

0.42

0.63
Chỉ số về khả năng sinh lời








Lợi nhuận gộp/doanh thu (Gross profit margin) (%)


19.20

22.20

54.48

51.31

34.98


Lợi nhuận ròng/doanh thu (Net profit margin) (%)


10.19

16.72

41.49

38.45

16.65

EBIT/doanh thu (Net profit margin) (%)


14.40

21.14

56.21

51.70

21.28

Trang 12

Tỷ số lợi nhuận/Tổng tài sản bình quân (ROA) %

2

3.79

4.58

34.88

49.63

7.60

Tỷ số lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) %
6

8.30

10.98

77.74

130.56

22.45
Chỉ số về đòn bẩy tài chính









Tổng nợ/Tài sản (Total debt to assets ratio) (%)
52

46.38

58.08

54.83

52.39

73.14

Nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả (Short-term debt to Total
debt ratio) (%)


95.92

97.33

96.05

92.33

99.96


Nợ dài hạn/Tổng tài sản (Long-term debt to assets ratio) (%)


1.89

1.55

2.16

4.02

0.03

Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (Total debt to equity ratio) (%)
150

88.27

145.28

126.23

110.40

275.28

Đòn bẩy tài chính (Tổng TS/Vốn CSH) (Financial
Leverage)



1.98

2.35

2.88

2.88

3.51
Bảng 2: Tính toán một số chỉ số tài chính của công ty NTL từ năm 2008 đến 2012

2.3.1. Nhóm chỉ số thanh khoản
Tổng nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn (năm 2012 nợ ngắn hạn chiếm 95.92% tổng nợ, các
năm trước tỷ lệ này cũng tương tự). Chỉ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2012 là 2.13,
tốt hơn so với 1.7 của năm 2011, phản ánh khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả khi nợ đến
hạn.
Tuy nhiên tỷ lệ 2.13 được xem là cao, cho thấy việc đầu tư vốn vào tài sản lưu động của công ty
chưa thực sự hiệu quả.

2.3.2. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời
a. Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần của công ty năm 2012 là 19.2%, thấp hơn mức 22.2%
của năm 2011 do chi phí vốn hoá tăng mạnh và áp lực tăng chiết khấu, giảm giá bán để cải thiện
thanh khoản giao dịch.
Nếu chỉ tính riêng hoạt động kinh doanh BĐS thì tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty lên tới 50%
(thấp hơn so với mức 60% của năm 2011), so với các công ty cùng ngành thì NTL vẫn cho thấy
sự vượt trội. Nguyên nhân là công ty sở hữu những dự án có chi phí đền bù thấp, ngoài ra NTL
cũng tự mình thi công các dự án qua các công ty con nên giá trị xây dựng được tính theo giá trị
thực tế nghiệm thu và có thể điều chỉnh theo giá thị trường. Điều này giúp công ty hạn chế rủi ro
biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào.


b. Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế năm 2012 của công ty đạt 100 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2011 và chỉ
hoàn thành 14% kế hoạch năm. Mặc dù không đạt kế hoạch nhưng trong bối cảnh thị trường
BĐS năm 2012 gặp nhiều khó khăn, nhiều công ty BĐS quy mô hàng nghìn tỷ đồng nhưng lợi
nhuận đạt chưa tới 10 tỷ đồng, thậm chí có công ty thua lỗ hàng trăm tỷ đồng như SJS và KBC
thì lợi nhuận của NTL vẫn là khá tốt.

Trang 13

c. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu
Tỷ lệ này năm 2012 đạt 10%, thấp hơn so với mức 17% của năm 2011 do lợi nhuận gộp và
doanh thu tài chính giảm mạnh. So với một số công ty cùng ngành thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế
của NTL vẫn khá tốt. Một nguyên nhân khác quan trọng là nhờ cơ cấu nguồn vốn không lạm
dụng đòn bẩy tài chính nên công ty không phải chịu nhiều áp lực chi phí lãi vay.

2.3.3. Nhóm chỉ số về hiệu quả hoạt động
Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2012 của công ty là 0.41, cao hơn so với năm 2011 là 0.28
Vòng quay hàng tồn kho của công ty là 0.47, thấp hơn trung bình ngành.

2.3.4. Phân tích lợi suất vốn chủ sở hữu ROE theo phương pháp Dupont 3
ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn CSH
= (Lợi nhuận ròng/doanh thu) * (doanh thu/Vốn CSH)
= (Lợi nhuận ròng/doanh thu) * (Doanh thu/Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/Vốn CSH)

Theo các số liệu ở bảng 2 ta có:
Năm 2012:
+Lợi nhuận ròng/doanh thu = 10.19%
+Doanh thu/Tổng tài sản = 0.41
+Tổng tài sản/Vốn CSH=1.98

->ROE
2012
=10.19% * 0.41 * 1.98 = 8.3%

Năm 2011:
+Lợi nhuận ròng/doanh thu=16.72%
+Doanh thu/Tổng tài sản = 0.28
+Tổng tài sản/Vốn CSH=2.35
->ROE
2011
=16.72% * 0.28 * 2.35 = 11%

Nguyên nhân chính khiến ROE của công ty giảm từ 11% năm 2011 xuống còn 8.3% năm 2012
là do tỷ suất Lợi nhuận ròng/doanh thu thuần giảm từ 16.72% năm 2011 xuống 10.19% năm
2012. Ngoài ra đòn bẩy tài chính năm 2011 của công ty là 2.35 cũng tốt hơn năm 2012 là 1.98.
Tuy nhiên có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty năm 2012 cao hơn so với 2011
(0.41 năm 2012 so với 0.28 năm 2011).

2.3.5. Chỉ số thị giá
a. Chỉ số EPS

Trang 14
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành
trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh
nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.

Chỉ số EPS của công ty có xu hướng sụt giảm mạnh trong 4 năm trở lại đây, từ mức 23961
đồng/cổ phiếu năm 2009 xuống còn 1160 đồng/cổ phiếu năm 2012, nguyên nhân do lợi nhuận

sụt giảm qua các năm và công ty có 2 đợt tăng vốn trong giai đoạn 2009-2012, dẫn đến lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu giảm. So với trung bình ngành 1.06 thì chỉ số này của công ty nhỉnh
hơn một chút.

b. Chỉ số P/E
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định
đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá
thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price -
P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
P/E = P/EPS
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư
phải trả giá cho một đồng thu nhập (lãi cổ tức) bao nhiêu.

Chỉ số P/E của công ty năm 2012 là 13.95, tăng 1.71 lần so với năm 2011 là 8.14. Còn tỷ số này
năm 2011 đã tăng 2.25 lần so với năm 2010 là 3.61. Điều đó cho thấy nhà đầu tư ngày càng
đánh giá cao về triển vọng phát triển của công ty.

c. Cổ tức
NTL có lịch sử chi trả cổ tức bằng tiền mặt khá tốt. Mặc dù kết quả kinh doanh năm 2012 của
NTL thấp nhưng công ty vẫn chi trả cổ tức 15% theo đúng kế hoạch đầu năm đã thông qua. Tuy
nhiên với tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay, dự báo tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty từ
năm 2013 trở đi sẽ không còn hấp dẫn như trước nữa.
Lịch sử chi trả cổ tức của NTL:
Năm
2013
2012
2011
2010
2009
2008

Cổ tức bằng tiền mặt
10%
15%
25%
30%
30%
25%
Cổ tức bằng cổ phiếu

-

-

-
100%
100%

-

2.4. Ước tính tỷ lệ tăng trưởng


2008
2009
2010
2011
2012

Trang 15
Lợi nhuận sau

thuế (triệu đồng)
61,812

530,403

576,562

95,902
70,851
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình từ năm 2008 đến năm 2012:
3.47%
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình từ năm 2009 đến năm 2012
-48.88%

Từ bảng trên có thể thấy lợi nhuận của công ty từ năm 2008 đến 2012 tăng trưởng rất thấp: từ
2008 đến 2012 chỉ tăng trưởng 3.47%, thậm chí nếu xét từ 2009 đến 2012 thì lợi nhuận công ty
tăng trưởng -48.88%. Tổng hộp lại, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của công ty là: 25% x 3.47% +
75% x (-48.88%)= - 35.79%.

2.5. Kết luận
Từ các kết quả phân tích tình hình thị trường BĐS và phân tích định lượng ở trên, có thể tóm lại
là thị trường BĐS vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, lợi nhuận của công ty sụt giảm qua 4 năm
trở lại đây. Với tình hình thị trường bất động sản không khả quan như hiện tại, kế hoạch doanh
thu và lợi nhuận cả năm 2012, 2013 của công ty đều không hoàn thành. Khả năng doanh thu chỉ
đạt 50% và lợi nhuận dự kiến sẽ còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, các chỉ số ROA, ROE
năm 2013 cũng sẽ không được cải thiện đáng kể.

Kết luận: không nên mua cổ phiếu NTL thời điểm này.






















Trang 16














TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Website fpts.com.vn
 Website vndirect.com.vn
 Báo cáo tài chính của công ty NTL qua các năm từ 2008 đến 2012.
 Website stox.vn





×