Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH KHOÁNG SẢN VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.17 KB, 41 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
MỤC LỤC
3.2. Đánh giá tổ chức công tác kế toán 36
SV: Lương Thị Lan


Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt
Vietmine Tên tắt của Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh khoáng sản

Việt
HĐQT Hội đồng quản trị
TSCĐ Tài sản cố định
Điều lệ Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh
doanh Khoáng sản Việt
CBCNV Cán bộ công nhân viên
NVL Nguyên vật liệu
GTGT Gía trị gia tăng
QLTBVT Quản lý Thiết bị vật tư
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
TNHH Trách nhiệm Hữu hạn
UVTT Ủy viên thường trực
HĐTV Hội đồng thành viên
BHXH Bảo hiểm xã hội
SV: Lương Thị Lan


Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
BẢNG


Bảng 1.1 Danh sách thiết bị máy móc Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Khoáng
sản Việt giai đoạn 2010-2012 Error: Reference source not found
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ năm
2010 đến năm 2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.1: Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thường dùng Error: Reference
source not found
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ ở Công ty Error: Reference source not found
SV: Lương Thị Lan


Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang từng ngày từng giờ phát triển, từ đó cũng đòi hỏi các
doanh nghiệp cũng phải phát triển để vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Công ty Cổ
phần Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt cũng là một trong những doanh nghiệp đó.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất.
Để làm tốt nhiệm vụ này đơn vị phải tổ chức tốt bộ máy kế toán, các phần hành kế
toán phải thống nhất chặt chẽ. Để vận dụng tốt lý thuyết vào thực tế em đã chọn
Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt là nơi thực tập.
Sau hơn 1 tháng được đến thực tập và khảo sát thực tế tại phòng Kế toán của
Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt em đã tìm hiểu, thu thập
được một số thông tin cơ bản về Công ty cũng như về phòng kế toán tại đây để tổng
hợp và viết Báo cáo thực tập tổng hợp. Báo cáo gồm 3 phần chính đó là:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh
Khoáng sản Việt;

Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần
Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt;
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản
Việt, được sự giúp đỡ của lãnh đạo Công ty, các anh chị phòng kế toán cùng sự chỉ
dẫn tận tình của Th.s Lê Thị Nhu em đã hoàn thành bài “Báo cáo Tổng hợp” của
mình. Là sinh viên đang trong quá trình thực tập nên trình độ và khả năng hiểu biết
của em còn hạn chế nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong sự giúp đỡ của cô giáo cùng các anh chị ở công ty để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
SV: Lương Thị Lan


1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH KHOÁNG SẢN VIỆT
Giới thiệu về công ty:
• Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH KHOÁNG
SẢN VIỆT
• Tên tiếng Anh: VIET MINERALS BUSINESS INVESTMENT JOINT
STOCK COMPANY
• Tên viết tắt: VIETMINE CO., JSC
• Vốn điều lệ đăng ký lần đầu: 9.000.000.000 đồng (Chín tỷ đồng./.)
• Vốn điều lệ đăng ký bổ sung: 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng./.)

• Vốn điều lệ thực góp: 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng./.)
• Trụ sở chính: Số 41, lô 2A Trung Yên 11, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
• Điện thoại: 04.39747488 Fax: 04.39747466
• Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 0102035195 đăng ký lần đầu ngày 03/7/2008 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Trụ sở chính tại P15 A6 tòa nhà
Kinh Đô 93 Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Giấy chứng nhận ĐKKD thay đổi lần đầu: Số 0103026402 do phòng đăng ký
kinh doanh số 01 - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 19/8/2008.
Trụ sở chính tại P1308, tòa nhà số 10 Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
• Giấy chứng nhận ĐKKD thay đổi lần 2: 0102803052 do phòng đăng ký kinh
doanh số 02 - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26/4/2010. Trụ sở
chính về số 41, lô 2A Trung Yên 11, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
• Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Tư vấn đầu tư, tư vấn về quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp (không bao
gồm tư vấn pháp luật và tư vấn tài chính);
SV: Lương Thị Lan


2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
- Thi công xây dựng các công trình xây dựng dân dụng;
công nghiệp, giao thông, thủy lợi, trung tâm thương mại, khu chung cư cao
tầng;
- Dịch vụ tư vấn, môi giới, và quản lý bất động sản;
- Dịch vụ quảng cáo; dịch vụ tư vấn quảng cáo;
- Khai thác, chế biến quáng sản (trừ các loại khoáng sản Nhà nước cấm);
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng
hát karaoke, vũ trường);
- Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy. Linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy;

- Mua bán, cung cấp các phụ liệu phục vụ ngành may mặc;
- Tư vấn, đào tạo tin học, ngoại ngữ (doanh nghiệp chỉ hoạt động sau khi được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép);
- Giáo dục tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học (doanh nghiệp chỉ
được phép hoạt động sau khi được cơ quan nhà nươc có thẩm quền cho phép);
- Sản xuất, chế biên lương thực, thực phẩm;
- Tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt
động ca nhạc, chương trình quảng bá sản phẩm (không bao gồm tổ chức họp báo);
- Đại lý ủy thác xuất nhập khẩu;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
1.1 Lịch sử hình thành
- Năm 2008, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt được thành
lập nhằm thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng
sản, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp luyện kim tại Việt Nam và
xuất khẩu. Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty là ứng dụng khoa học công
nghệ hiện đại, tiến hành đầu tư khai thác, chế biến một cách có hệ thống, đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đầu tư thăm dò và mở rộng quy mô khai thác
khoáng sản trên địa bàn các tỉnh tại khu vực Tây Bắc như: Lai Châu, Hà Giang, Cao
SV: Lương Thị Lan


3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
Bằng, Phú Thọ, Điện Biên… phát triển công ty ngày càng lớn mạnh để trở thành
nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực khoáng sản ở Việt Nam và khu vực.
Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt có tiền thân là Công
ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt, giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số: 0102035195 do phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 03/7/2008. Trụ sở chính tại P15 A6 tòa nhà Kinh

Đô 93 Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Tháng 8 năm 2008, Công ty chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ
phần và chuyển trụ sở chính về P1308, tòa nhà số 10 Hoa Lư, phường Lê Đại Hành,
Hai Bà Trưng, Hà Nội. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103026402 do
phòng đăng ký kinh doanh số 01 - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
ngày 19/8/2008. Vốn điều lệ là 9.000.000.000đ (Chín tỷ đồng).
- Tháng 4 năm 2010, Công ty nâng vốn điều lệ từ 9.000.000.000đ (chín tỷ
đồng) lên thành 50.000.000.000đ (năm mươi tỷ đồng), giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số: 0102803052 do phòng đăng ký kinh doanh số 02 - Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26/4/2010.
- Tháng 11 năm 2010, Công ty chuyển trụ sở chính về số 41, lô 2A Trung
Yên 11, Yên Hòa, Cầu Giấy
* Giai đoạn từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010
Đây là giai đoạn mới thành lập và đi vào hoạt động, quy mô Công ty tương
đối nhỏ. Ngoài HĐQT, nhân sự của Công ty chỉ có bẩy CBNV:
- Tổng Giám đốc
- Phòng Tài chính - Kế toán 02 nhân sự
- Phòng Tổ chức – Hành chính 04 nhân sự
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là khảo sát thăm dò mỏ sắt tại các xã Văn
Luông, Mỹ Thuận, Minh Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
* Giai đoạn từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 7 năm 2010
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là xin cấp phép khai thác.
SV: Lương Thị Lan


4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
Để đáp ứng đòi hỏi công việc, Công ty đã thành lập công ty con trên đại bàn
xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh
Khoáng Sản Việt Phú Thọ.

Giai đoạn này nhân sự của Công ty cũng tăng lên 20 CBNV, ngoài phòng
TC-KT, phòng HC-NS, Công ty đã thành lập thêm phòng KT-SX.
* Giai đoạn từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là đền bù và giải phóng mặt bằng, xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác sản xuất
* Giai đoanh từ tháng 7 năm 2011đến nay
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là khai thác và sản xuất quặng tinh
Thành lập phòng ĐT-KD
Ngoài công nhân trên mỏ, nhân sự chính của Công ty đã tăng thành 28 CBNV
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – Kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư
Kinh doanh Khoáng sản Việt
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Vietmine quyết tâm trở thành Công ty mạnh trong lĩnh vực đầu tư khai thác
mỏđóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế Việt Nam
Nhiệm vụ:
Phấn đấu trở thành nhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực khai thác mỏ
Luôn đi đầu trong ứng dụng mô hình quản lý tiên tiến, áp dụng công nghệ cao
và thiết bị hiện đại
Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư (đầu tư sản xuất, đầu tư tiên tiến )
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ quản lý, kỹ sư giàu kinh
nghiệm và lực lượng công nhân tay nghề kĩ thuật cao
• VIETMINE tiếp tục triển khai công việc khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ sắt
tại Phú Thọ để nâng tỷ lệ sở hữu của Công ty tại dự án. Xúc tiến ngay các thủ tục
cấp phép chính thức để đi vào khai thác sau khi hoàn thiện công tác thăm dò, khảo
sát.
SV: Lương Thị Lan


5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu

• Kiện toàn và sắp xếp lại bộ máy nhân sự các phòng ban nhằm phát huy trí
tuệ và năng lực của từng người, từng đơn vị. Tăng cường công tác tuyển dụng các
kỹ sư kỹ thuật và các công nhân có tay nghề cao phù hợp với yêu cầu công việc.
• Nâng cao trách nhiệm quản lý thêm một bước nữa để phù hợp với quy mô
đầu tư phát triển ngày một tăng cao của công ty.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty
Vietmine tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh khoáng sản Việt được
thành lập ngày 03/07/2008. Là DN đăng ký hoạt động đa ngành, nhưng hoạt động
của Vietmine tập trung chủ yếu vào thi công khai thác. Vietmine đầu tư một đội xe,
máy công suất lớn, đồng bộ nhất trên khai trường mỏ để thi công khai thác lộ thiên.
Công ty có 1 công ty con bao gồm:
Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh khoáng sản Việt - Phú Thọ
Mã số thuế: 2600603620
Trụ sở chính của Công ty đặt tại Xã Mỹ Thuận – H. Tân Sơn – T. Phú Thọ
Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ: 51%
Quyền biểu quyết của Công ty mẹ: 51%
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực dịch vụ xây dựng công trình giao thông, thủy lợi; bốc xúc đất đá và khai
thác mỏ; xây lắp điện đến 35 KV; kinh doanh khách sạn, nhà hàng (không bao gồm
kinh doanh phòng hát Karaoke, vũ trường, quán bar); đại lý mua, đại lý bán, ký gửi
hàng hóa; dịch vụ cho thuê máy móc xây dựng; thi công cầu cảng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được chia thành 03 nhóm bao gồm:
Hoạt động bốc xúc; Hoạt động xây lắp; và Hoạt động tạo doanh thu khác. Trong đó,
hoạt động bốc xúc và hoạt động xây lắp vẫn là hoạt động truyền thống và đóng góp
tới trên 90% tổng doanh thu của Công ty qua các năm 2010 đến năm 2012. Riêng
09 tháng đầu năm 2012, doanh thu từ hai hoạt động này chiếm tỷ trọng gần như
tuyệt đối trong tổng doanh thu của Công ty (96,98%).
Tình hình nguồn nhân lực
SV: Lương Thị Lan



6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
Vietmine có đội ngũ nhân lực trình độ cao, được đào tạo chính quy từ các
trường đại học, cao đẳng tiêu chuẩn trong nước. Cùng với lòng nhiệt tình và tư duy
sắc bén, họ đã, đang và sẽ giúp Công ty thành công hơn nữa trên con đường phát
triển.
Nguồn nhân lực của Công ty gồm 103 người. Trong đó:
- Trình độ trên đại học, Đại học và cao đẳng chiếm: 20%
- Trình độ Trung cấp chiếm: 7%
- Công nhân kỹ thuật chiếm: 37%
- Lao động phổ thông, thời vụ: 36%
Năm 2012, Công ty đã có những biện pháp nhất định triển khai các chính sách
thu hút lao động và gìn giữ ổn định lực lượng lao động đặc biệt là lao động tay nghề
cao để chủ động được tiến độ công trình, giảm bớt hiện tượng bỏ việc thôi việc
hàng loạt, thu hút thêm được lao động có tay nghề vào làm việc.
Tình trạng cơ sở vật chất kĩ thuật:
Công ty đầu tư trang thiết bị đầy đủ với các danh mục:
Bảng 1.1 Danh sách thiết bị máy móc
STT Tên thiết bị
Số
lượng Nước sản xuất Ghi chú
1 Máy đào 2 Nhật Bản
2 Máy khoan 1 Trung Quốc
3 Máy ủi 1 Nhật Bản
4 Xe tải lớn 2 Trung Quốc
5 xe tải nhỏ 3 Trung Quốc
6 Xe cẩu 1 Nhật Bản
7 Máy xúc lật 1 Nhật Bản
8 Máy san gạt 1 Nhật Bản

9 Máy phát điện xe phục vụ 1 Trung Quốc
Cùng với việc đầu tư thiết bị thi công, trình độ quản lý kỹ thuật tay nghề của
đội ngũ kỹ sư, thợ sửa chữa, thợ vận hành từng bước được bổ sung, nâng cao.
SV: Lương Thị Lan


7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
Công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công tác quản lý và sử
dụng, điều hành thiết bị trong thi công, nhưng đồng thời cũng thấy được những
điểm yếu cần phải khắc phục để hoàn thiện hơn.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Thực tế trong những năm qua, thị trường xây dựng có sự cạnh tranh gay gắt giữa
các Công ty và cả các công ty nước ngoài. Vì vậy với tư cách là một thành viên độc
lập có quy mô lớn, Công Ty Vietmine đã nỗ lực tự tìm kiếm công trình và dự án
cho công ty mình.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ
phần Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt
Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh khoáng sản Việt được tổ chức và hoạt động
theo Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
60/2005/QH 11 ngày 29/11 năm 2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật
doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội đồng cổ
đông nhất trí thông qua ngày 06 tháng 7 năm 2008.Từ ngày 13/07/2008, Công ty
chính thức được chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn thành Công ty cổ phần
đầu tư kinh doanh khoáng sản Việt.
SV: Lương Thị Lan


8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty
SV: Lương Thị Lan


9
Tổng Giám đốc
Phòng TC-KT Phòng HC-NS
Phòng ĐT-KD Phòng KT-SX
Ban Giám đốc
Công ty con
Giám đốc mỏ
Bộ phận
HC-NS
Bộ phận
Kế toán
P.TGĐ phụ trách
Kỹ thuật khai thác
P.TGĐ phụ trách
Quản trị nội bộ
HĐQT
Quản đốc
Tổ
2
Tổ
3
Tổ
4
Tổ
1
Tổ

5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.3.1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hằng năm của công ty;
Quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật Doanh
nghiệp 2005;
Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo
quy định của Luật doanh nghiệp;
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp
đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một
tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định
tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2005;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết
định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo
uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết
định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công
việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập
công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác;
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Hội đồng Quản trị, triệu tập

họp Hội đồng Quản trị hoặc lấy ý kiến để Hội đồng Quản trị thông qua quyết định;
SV: Lương Thị Lan


10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng Quản trị;
Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 ;
Hội đồng Quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến
bằng văn bản. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết;
Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng
quy định của pháp luật. Trong trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị thông
qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty
thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách
nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên
phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường
hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một
năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định nói trên.
* Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công
ty. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch được
bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm
Tổng giám đốc công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ
cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;
Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho
một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng
quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người
được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị không làm việc được thì các thành
SV: Lương Thị Lan


11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội
đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán.
1.3.2. Ban Giám đốc
Ban Giám đốc Công ty gồm
- Tổng Giám đốc
- Phó tổng Giám đốc phụ trách Kỹ thuật Khai thác
- Phó tổng Giám đốc phụ trách công tác Quản trị nội bộ
Ban Giám đốc điều hành công việc sản xuất kinh doanh của Công ty; Chịu sự
giám sát của Hội đồng Quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và
trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
1.3.2.1. Tổng Giám đốc
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
- Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty kể cả người
quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc;

- Tuyển dụng lao động;
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và
quyết định của Hội đồng quản trị.
- Thực hiện chức năng UVTT của HĐTV giám sát, chỉ đạo Ban Giám đốc Công
ty KSV-PT trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án khai thác và chế biến
quặng sắt tại Tân Sơn, Phú Thọ theo chủ trương, Nghị quyết, Quyết định của
HĐTV công ty KSV-PT.
SV: Lương Thị Lan


12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
- Hỗ trợ về việc đối ngoại, thu xếp tài chính phục vụ hoạt động đầu tư, khai thác
sản xuất, kinh doanh của công ty KSV-PT;
- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác theo điều lệ hoạt động của Công ty
và sự phân công của HĐQT.
1.3.2.2. Phó tổng Giám đốc phụ trách Kỹ thuật khai thác
- Phụ trách về việc xây dựng, thẩm định, đánh giá các phương án công nghệ, kỹ
thuật, đề xuất TGĐ, HĐQT lựa chọn phương án theo các dự án Công ty đầu tư;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc.
1.3.2.3. Phó tổng Giám đốc phụ trách công tác Quản Trị nội bộ
- Phụ trách toàn bộ công tác hành chính, nhân sự của Công ty;
- Phụ trách công tác xây dựng và đưa vào thực hiện cơ chế, chính sách, các quy
định quy chế hoạt động nội bộ của Công ty;
- Phụ trách công tác đối nội trong Công ty và công tác đối ngoại với các đơn vị
như: cơ quan Bảo Hiểm, cơ quan Công an nơi Công ty hoạt động…;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc.
1.4. Phòng Tài chính – Kế toán
1.4.1.Chức năng

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính.
Hạch toán kinh tế trong toàn công ty theo quy định.
- Tham mưu giúp HĐQT, TGĐ Công ty trong công tác quản lý, bảo toàn các
loại vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và các nhiệm vụ khác của Công
ty theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước. Cân đối điều hòa sử dụng vốn hợp lý,
đúng kế hoạch, tiết kiệm tăng nhanh vòng quay vốn, tổ chức quản lý công tác thanh
toán theo quy định của Nhà nước và Công ty.
- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý sử
dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua
công tác kế toán thống kê tài chính.
SV: Lương Thị Lan


13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
1.4.2. Nhiệm vụ
Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện công tác kế toán thống kê ghi chép ban
đầu, hạch toán theo luật kế toán, luật thống kê và các chuẩn mực kế toán, các quy
định hiện hành của Nhà nước và Công ty;
- Hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra các đơn vị ghi chép hệ thống sổ sách kế toán
thống kê và tổng hợp báo cáo các chỉ tiêu theo quy định
- Thực hiện việc ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tại
công ty như xuất nhập, tồn khko vật tư công ty, tiêu thụ sản phẩm.
- Lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm và tổ chức phân tích định hình thực tế
kế hoạch sản xuất, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc và Hội
đồng quản trị.
1.5. Phòng Kỹ thuật – Sản xuất
1.5.1. Chức năng
Tham mưu cho Ban Giám đốc và tổ chức thực hiện quản lý kỹ thuật, công nghệ,

chất lượng sản phẩm, kế hoạch sản xuất, kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động.
1.5.2. Nhiệm vụ
- Lập các kế hoạch sản xuất ngắn, trung và dài hạn của Công ty;
- Tham gia xét duyệt các dự án, các hồ sơ chào thầu của các nhà cung cấp thiết
bị. Tham gia đánh giá kết quả chạy thử, chạy nhiệm thu các dự án phát triển sản
xuất của Công ty;
- Xây dựng, rà soát sửa đổi, ban hành và giám sát các quy trình công nghệ, quy
trình an toàn lao động;
- Đề xuất mua sắm dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, phục vụ công tác sản xuất;
- Giám sát, phân tích các thông số thải ra môi trường và đề xuất các biện pháp
xử lý;
- Hướng dẫn công nhân về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ;
- Thực hiện công tác hồ sơ thiết kế, biện pháp thi công, chỉ đạo và giám sát hiện
trường;
SV: Lương Thị Lan


14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
- Thực hiện công tác trắc địa, cập nhật tài liệu trong quá trình khai thác, đo đạc
khảo sát;
- Thực hiện kiểm tra, thẩm định dự toán xây dựng, lập hồ sơ hoàn công;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
1.6. Phòng Đầu tư – Kinh doanh
1.6.1. Chức năng
Tham mưu cho Ban Giam đốc về tổ chức, hướng dẫn xây dựng tổng hợp kế
hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn hàng năm, hàng quý của Công ty.
Tổ chức quản lý và thực hiện công tác marketing, xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản
phẩm, thu mua vật tư kỹ thuật cho Công ty;
Tổ chức xây dựng quản lý giá thành, giá bán sản phẩm, giá mua vật tư, nguyên

nhiên vật liệu sản xuất.
1.6.2. Nhiệm vụ
Tổ chức tổng hợp, cân đối xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý, năm để trình
Ban Giám đốc phê duyệt và triển khai;
Tổ chức đôn đốc kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng của cá đơn vị
trong Công ty;
Căn cứ vào thị trường tiêu thụ tổ chức biên tập, tác nghiệp và điều chỉnh kế
hoạch hàng tháng, hàng tuần;
Phối hợp với các đơn vị cân đối chuẩn bị vật tư, nguyên vật liệu;
Triển khai hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện các mệnh lệnh về sản
xuất và chỉ thị về sản xuất của Tổng Giám đốc công ty;
Thay mặt Công ty duy trì các mối quan hệ với các tổ chức, đơn vị ngoài Công ty
và cùng với các phòng ban chức năng công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày.
Lập các kế hoạch mua sắm thiết bị máy móc, xây dựng các công trình thuộc
nguồn vốn phát triển sản xuất của Công ty và thực hiện điều động thiết bị trong
Công ty, tham gia tổ chức quy hoạch mặt bằng Công ty, đồng thời đôn đốc kiểm tra
các đơn vị quản lý.
SV: Lương Thị Lan


15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
Tổ chức quảng cáo chào hàng, giới thiệu sản phẩm của Công ty, xây dựng chiến
lược, kế hoạch tiêu thụ thị trường;
Lập kế hoạch xuất nhập khẩu tiêu thụ sản phẩm, chi phí xuất nhập khẩu và tiêu
thụ sản phẩm theo kế hoạch;
Tổ chức xây dựng và củng cố mạng lưới tiêu thụ và mở rộng thị trường;
Tổ chức quản lý kho thành phẩm của Công ty
Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc

1.7. Phòng Hành chính – nhân sự
1.7.1. Chức năng
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc
Tham mưu giúp ĐQT, BGĐ về xây ựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị thực hiện
các mặt công tác như tổ chức bộ máy sản xuất, quản lý cán bộ, quản lý nhân sự, đào
tạo xây dựng đội ngũ nhân viên, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao
động, công tác kế hoạch lao động tiền lương, thực hiện các nghĩa vụ về lĩnh vực
hành chính, quản lý văn phòng của Công ty.
1.7.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định trong toàn
Công ty;
- Tổ chức xây dựng, hoàn thiện, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các dự án, đề
án về tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy sản xuất trong Công ty theo phân cấp;
- Soạn thảo các quy định, văn bản báo cáo, thủ tục hồ sơ về cơ cấu tổ chức sản
xuất, bộ máy quản lý của Công ty;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chuyên đề về quản lý sản phẩm chu chuyển
nội bộ hợp đồng kinh tế nội bộ, tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cán bộ trong công ty;
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy chế về quản lý của
Công ty.
- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách các quy
định của Đảng, Nhà nước, quản lý tập trung thống nhất toàn diện về công tác quản
SV: Lương Thị Lan


16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
lý đội ngũ, đào tạo bỗi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công
nhân viên toàn công ty theo phân cấp
- Quản lý hồ sơ, chuẩn bị các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng cấp bậc
lương, điều động, khen thưởng kỷ luật, thực hiện các chính sách đối với người lao

động để trình Ban Giám đốc phê duyệt;
- Trực tiếp làm các chức năng quản lý, thực hiện tổ chức lao động và tiền lương,
bảo hiểm, xét duyệt chế độ với người lao động.
- Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, quy chế tiền lương;
- Hướng dẫn xây dựng tổng hợp xét tuyển, đông đốc kiểm tra việc thực hiện
định mức tiền lương, chi phí tiền lương, chế độc chính sách về tiền lương, thưởng;
- Quản lý chức danh hưởng chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn quy định của Nhà
nước.
- Soạn thảo văn bản hành chính, quản lý công văn đi, đến của Công ty
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc.
1.8. Đặc điểm về nhân sự
Quy mô lao động
Tính đến tháng 31 tháng 12 năm 2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh
Khoáng sản Việt có khoảng hơn 100 cán bộ công nhân viên:
- Hội đồng quản trị: 06
- Ban Giám đốc: 03 trong đó
Phó tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật khai thác kiêm Giám đốc công ty TNHH
Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt – Phú Thọ.
Phó tổng Giám đốc phụ trách quản trị nội bộ kiêm phó Giám đốc nhân sự công
ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt – Phú Thọ.
- Phòng Tài chính Kế toán: 07 trong đó
Phụ trách Kế toán kiêm Kế toán trưởng Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh
Khoáng sản Việt – Phú Thọ.
SV: Lương Thị Lan


17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
Các nhân viên khác phòng Kế toán đều kiêm nhiệm tương ứng với các vị trí kế
toán Tổng hợp, kế toán Thanh toán, kế toán Ngân hàng, Thủ quỹ …. tại công ty

TNHH Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt.
- Phòng Kỹ Thuật – Sản xuất: 03 trong đó
Trưởng phòng Kỹ thuật – Sản xuất kiêm Giám đốc mỏ tại công ty TNHH Đầu tư
Kinh doanh Khoản sản Việt – Phú Thọ.
01 cán bộ kiêm Quản đốc và 01 cán bộ kiêm kỹ sư xây dựng tại công ty TNHH
Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt – Phú Thọ
- Phòng Đầu tư – Kinh doanh: 02
Đều kiêm nhiệm vị trí tương ứng tại công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Khoáng
sản Việt – Phú Thọ
- Phòng Hành chính – Nhân sự: 12
- Công nhân mỏ: Hơn 70 người.
1.9. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư
Kinh doanh Khoáng sản Việt
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản
Việt giai đoạn 2010-2012
STT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2
Doanh thu thuần 12.456.035.403 15.388.299.965 17.820.303.357
3
Lợi nhuận từ HĐKD 3.405.284.291 2.058.847.695 3.354.401.946
4
Lợi nhuận khác -170.539.027 147.392.287
-
5
Lợi nhuận trước thuế 15.690.780.667 17.594.539.947 33.285.320.614
6
Lợi nhuận sau thuế 3.922.695.167 4.398.634.987 8.321.330.154
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty như sau:
SV: Lương Thị Lan



18
Báo cáo thực tập tổng hợp Th.s: Lê Thị Nhu
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012
SV: Lương Thị Lan


Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch năm 2012 so với
Năm 2010 Năm 2011
+
-
%
+
-
%
1 2 3 4 5 6 7
Doanh
thu thuần
12.456.035.403 15.388.299.965 17.820.303.357 5.364.267.954 43,06561 2.432.003.392 15,80424
Lợi
nhuận từ
HĐKD
3.405.284.291 2.058.847.695 3.354.401.946 -50.882.345 -1,49422 1.295.554.251 62,92618
Lợi
nhuận
khác
-170.539.027 147.392.287
-
- - -

Lợi
nhuận
trước
thuế
15.690.780.667 17.594.539.947 33.285.320.614 17.594.539.947 112,133 15.690.780.667 89,17983
Lợi
nhuận
sau thuế
3.922.695.167 4.398.634.987 8.321.330.154 4.398.634.987 112,133 3.922.695.167 89,17983
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
Doanh thu thuần qua 3 năm tăng cho thấy 1 dấu hiệu rất tốt về tình hình kinh doanh
Lợi nhuận từ HĐKD năm 2012 so với năm 2010 giảm 1,49422%, nhưng đến năm
2011 lại tăng 62,92618% cho thấy Công ty đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh rất
nhiều và thu lại lợi nhuận đáng kể.
Lợi nhuận sau thuế giảm dần (điều này là do công ty đang trong giai đoạn đầu tư
xây dựng cho các dự án trọng điểm nên lợi nhuận sau thuế không được như mong
muốn) nhưng với khả năng tài chính của công ty, nguồn thu sẽ đổi về các năm sau.
SV: Lương Thị Lan


20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH KHOÁNG SẢN VIỆT
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng trong các hệ thống công cụ quản lý
kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt

động kinh tế. Chính vì vậy, việc lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán sao cho
phù hợp với doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
Do đặc điểm của Công ty là công ty khai thác mỏ có quy mô tương đối lớn, địa bàn
hoạt động rộng với một trụ sở chính và các xí nghiệp phụ thuộc ở các địa điểm khác
nhau cho nên bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Có nghĩa là một
phòng kế toán trung tâm tại Công ty và các kế toán viên ở các dự án phụ thuộc không
có tổ chức kế toán riêng.
Phòng kế toán trung tâm thực hiện hạch toán kế toán có tính chất toàn công ty, tổng
hợp tài liệu kế toán từ các dự án cơ sở và của toàn đơn vị, lập báo cáo tài chính, hướng
dẫn việc kiểm tra toàn bộ công tác kế toán toàn Công ty đồng thời báo cáo tình hình
thực hiện các chi tiêu kinh tế tài chính với các cơ quan chức năng.
Các ban dự án không tổ chức bộ máy kế toán đầy đủ như ở Công ty mà chỉ có các
kế toán viên. Các kế toán viên các ban dự án thực hiện công tác kế toán thuộc phạm vi
hoạt động của đơn vị mình theo sự phân công của phòng kế toán trung tâm, thực hiện
ghi chép ban đầu, thu thập, tổng hợp, kiểm tra xử lý sơ bộ chứng từ, số liệu kế toán.
Sau đó, định kỳ, các chứng từ kế toán đó của các xí nghiệp thành viên sẽ được chuyển
về phòng kế toán trung tâm. Kế toán trung tâm sẽ tổng hợp hạch toán vào báo cáo kế
toán chung của toàn Công ty.
SV: Lương Thị Lan


21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.s: Lê Thị Nhu
Trong điều kiện có thể, kế toán trưởng phân công cho các nhân viên kế toán ở các
ban dự án thực hiện một số công việc kế toán và lập các báo cáo đơn giản về các phần
hành đối với công trình và hạng mục công trình mà ban dự án đang thi công, (chẳng
hạn như các quyết toán thuế). Sau đó, các báo cáo này sẽ bàn giao về phòng kế toán
trung tâm kèm theo các chứng từ gốc để kiểm tra và ghi sổ.
Phân công lao động kế toán trong đơn vị
Phòng kế toán công ty có 10 người với từng chức năng và nhiệm vụ cụ thể khác

nhau.
Đứng đầu là kế toán trưởng, là người được đào tạo về chuyên ngành kế toán tài
chính, có thâm niên công tác và được bồi dưỡng chương trình kế toán trưởng. Kế toán
trưởng có nhiệm vụ điều hành và tổ chức công việc trong phòng Tài chính kế toán,
hướng dẫn hạch toán, kiểm tra việc tính toán, ghi chép tình hình hoạt động của Công ty
trên chế độ, chính sách kế toán tài chính đã quy định. Ngoài ra, kế toán trưởng là người
chịu trách nhiệm cập nhật thông tin mới về kế toán tài chính cho các cán bộ kế toán
trong công ty, chú ý nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên kế toán. Kế toán trưởng là
người chịu trách nhiệm trực tiếp về tính trung thực, chính xác của số liệu báo cáo, phân
tích hoạt động và đề xuất ý kiến tham mưu cho các bộ phận chức năng khác, cho Ban
giám đốc về công tác tài chính, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm về công tác hạch toán của công ty, trực
tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin đối tượng liên
quan. Ngoài ra, kế toán tổng hợp định kỳ phải lập báo cáo tài chính và các báo cáo đột
xuất theo yêu cầu của quản lý.
Kế toán tiền mặt,(kiêm thủ quỹ) tiền gửi ngân hàng có nhiệm vụ lập các phiếu thu,
phiếu chi, ghi sổ theo dõi số tiền mặt tại quỹ của công ty trên cơ sở các lệnh thu, chi
tiền mặt và các hóa đơn liên quan. Kế toán còn có nhiệm vụ theo dõi các khoản tiền
gửi, tiền vay ngân hàng, viết ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, sec chuyển khoản, sec báo
SV: Lương Thị Lan


22

×