Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN Phối hợp các phương pháp dạy học tích cực vào tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong chương III Con người, dân số và môi trường-Sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.76 KB, 34 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
" PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III:
CON NGƯỜI, SINH VẬT, VÀ MÔI TRƯỜNG” - SINH HỌC 9"
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
A . Lí do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường(BVMT) hiện đang là vấn đề quan tâm mang tính toàn cầu. ở nước
ta, BVMT cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15
tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết xác định quan điểm “BVMT
là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và
chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, phát triển
kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc
tế của nước ta”. Với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với
MT là chính”. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số một. Quyết
định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt đề án: “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu:
“Giáo dục HS, có những hiểu biết về pháp luật và chủ chương chính sách của Đảng,
Nhà nước về BVMT; có kiến thức về MT để tự giác thực hiện BVMT”.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, 3/1/2005 Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục
BVMT, xác định BVMT nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho HS
kiến thức, kỹ năng về MT và BVMT bằng hình thức phù hợp trong các môn học nhằm
xây dựng mô hình nhà trường xanh, sạch, đẹp phù hợp với điều kiện nhà trường.
Qua thực tế làm công tác giảng dạy bộ môn Sinh học trong trường THCS, tôi thấy việc
đi sâu tìm hiểu khai thác kiến thức về môi trường,để dạy phần giáo dục BVMT cho HS
lớp 9 là hết sức cần thiết. Nhưng hiện nay nhiều GV dạy phần này còn lúng túng, chưa
hiểu hết tầm quan trọng của giáo dục BVMT, nên nội dung trong sách giáo khoa chưa
khai thác hết, phối hợp các phương pháp chưa linh hoạt , giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho HS còn gượng ép, chưa chỉ rõ cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ môi


trường, HS chưa tự giác thực hiện tốt BVMT. Thậm chí còn có em hiểu kiến thức chưa
đầy đủ và không chính xác.
Để HS có thể dễ dàng lĩnh hội, vận dụng tốt các kiến thức về BVMT thì người GV
phải tự nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, phải làm các đồ dùng dạy học như: sưu tầm hình
ảnh, các tư liệu,tìm hiểu thực tế liên quan và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học
theo hướng tích cực vào quá trình dạy học của mình. Như vậy, sẽ phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của HS, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, rèn kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho HS. Giúp các em say mê môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của
bộ môn, từ đó tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm và viết đề tài: “Phối hợp các phương
pháp dạy học tích cực vào tích hợp giáo dục BVMT trong dạy học chương III: Con
người, sinh vật, và môi trường” - Sinh học 9.
b. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Do thời gian có hạn, đề tài của tôi chỉ tập trung nghiên cứu lựa chọn, phối hợp các
phương pháp dạy học tích cực vào giáo dục BVMT trong dạy các bài lí thuyết ở chương
III: “Con người, dân số và môi trường”.
- Đối tượng: Phương pháp dạy học tích cực và phối hợp các phương pháp dạy học tích
cực trong dạy tích hợp GDBVMT.
C. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất sự phối hợp các phương pháp dạy học tích cực vào tích hợp GDBVMT.
Đề tài này không chỉ giúp HS chủ động, sáng tạo, lĩnh hội kiến thức mà còn hình
thành cho các em sự quan tâm, hành vi, ý thức BVMT.
Với mong muốn tất cả mọi người hiểu rõ được những vấn đề cơ bản của GDBVMT và
từ đó xác định được trách nhiệm của mình, nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc đào tạo
thế hệ trẻ luôn tự giác thực hiện tốt luật BVMT.
D. im mi trong kt qu nghiờn cu
- La chn cỏc phng phỏp dy hc tớch hp giỏo dc mụi trng theo hng tớch
cc hoỏ hot ng hc tp ca HS.
- Tp dt cho HS cỏch t ỏnh giỏ, ỏnh giỏ ln nhau.
- Hỡnh thnh cho cỏc em s quan tõm n mụi trng, xõy dng ý thc BVMT, hn

ch ụ nhim mụi trng trong cỏc vic lm hng ngy.
- Vic phi hp cỏc phng phỏp tớch hp BVMT theo hng tớch cc húa hot ng
ca ngi hc trong dy sinh hc khụng phi l mt iu quỏ khú, khụng ch cú tụi lm
c m tt c cỏc GV viờn khỏc u lm c v s t kt qu tt nu ngi GV nhit
tỡnh vi chuyờn mụn, say mờ vi ngh nghip, vi HS yờu thớch mụn hc, chm ch hc
tp.
PHN II: GII QUYT VN
A. C S L LUN
I - IU TRA THC TRNG TRC KHI NGHIấN CU
* Đối với GV:
Qua trao đổi, dự giờ thăm lớp của bạn bè đồng nghiệp, khi dạy về tích hợp giáo dục
BVMT trong môn Sinh học thì hầu hết GV mới dạy ở mức truyền đạt kiến thức nh
trong nội dung sách giáo khoa, cha có sự mở rộng, cha khai thác kỹ kiến thức thực tế về
ô nhiễm MT xung quanh nên giờ học kém sôi động, thầy trò hoạt động thiếu đồng bộ,
giáo viên còn làm việc nhiều.
* Đối với HS:
HS hiểu kiến thức phần này cha sâu, đôi khi hiểu kiến thức cha chính xác,
vận dụng lý thuyết vào thực tế cha tốt, thể hiện ở ý thức tự giác cha cao, MT xung
quanh các em còn bị ô nhiễm nhiều.
II - PHNG PHP NGHIấN CU
1. Nghiên cứu lý thuyết:
Để viết kinh nghiệm này tôi đã tiến hành nghiên cứu tài liệu có liên quan:
- Các tài liệu về cơ sở lý luận của đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực,
lấy HS làm trung tâm.
-Các tài liệu khoa học về phân phối chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn
giảng dạy Sinh học 9 và các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy học tích hợp
GDBVMT nhằm xác định kỹ năng, kiến thức cơ bản cần đạt được ở bậc THCS, làm cơ
sở lý luận cho đề tài này.
2. Thực nghiệm sư phạm:
Tôi tiến hành nghiên cứu phối hợp các phương pháp dạy học tích cực vào GDBVMT

trong dạy chương III: “Con người dân số và môi trường” tôi tiến hành soạn 3 giáo án
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong BVMT.
Ở lớp thực nghiệm 9A tôi tiến hành phối hợp các phương pháp dạy học tích cực: trực
quan, vấn đáp tìm tòi, động não ,dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ kết hợp với phương
pháp giao cho HS làm các bài tập thực hành ở nhà trong dạy học để phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Ở lớp đối chứng 9B tôi sử dụng chủ yếu bằng các phương pháp thuyết trình, minh hoạ,
giảng giải kiến thức.
III - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Xác định cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích cực và lý luận về tích hợp
GDBVMT.
- Xây dựng các biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để dạy tích hợp
GDBVMT và rút ra kết luận về hiệu quả của việc khai thác kiến thức.
- Thit k c cỏc hot ng dy v hc trong 3 bi lý thuyt ca chng III: Con
ngi dõn s v mụi trng.

IV- NI DUNG NGHIấN CU
1. Môi trờng, ô nhiễm môi trờng
a) Mụi trng l gỡ? MT bao gm cỏc yu t t nhiờn v vt cht nhõn to bao quanh
con ngi, cú nh hng n i sng, sn xut, s tn ti, phỏt trin ca con ngi v
sinh vt.
MT nh trng bao gm khụng gian trng, c s vt cht trong trng nh: Lp hc,
phũng thớ nghim, sõn chi, vn trng, thy giỏo, cụ giỏo, hc sinh, ni quy ca
trng, cỏc t chc xó hi nh: on, i
b) ễ nhim MT:
- Khỏi nim: ễ nhim MT l hin tng MT t nhiờn b bn, ng thi cỏc tớnh cht
vt lý, húa hc, sinh hc ca MT b thay i gõy tỏc hi n i sng ca con ngi v
sinh vt.
Do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm đổi
mới xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trởng kinh tế không ngừng đợc nâng cao. Tuy vậy, sự

phát triển kinh tế cha đảm bảo cân bằng với việc BVMT. MT Việt Nam đã xuống
cấp, nhiều nơi MT bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nớc ta đã đề ra nhiều chủ
chơng biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về MT. Hoạt động BVMT đợc các cấp,
các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm. Tuy vậy việc BVMT ở nớc
ta vẫn cha đáp ứng đợc yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn
mới. MT nớc ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.
2. Phng phỏp tớch hp kin thc giỏo dc BVMT trong mụn Sinh hc THCS:
a) Tớch hp giỏo dc MT l gỡ?
Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức GDMT và kiến thức môn
học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ
về lý luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Như vậy, kiến thức GDMT không phải
muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung bài học có liên quan
với vấn đề MT mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào.
GDBVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt
động. GDBVMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn
riêng biệt hay là một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình.
GDBVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn.
Trong môn Sinh học, sự tích hợp kiến thức GDMT có thể phân thành 2 dạng:
- Dạng lồng ghép: ở dạng này kiến thức GDMT đã có trong chương trình SGK và trở
thành 1 bộ phận kiến thức của môn học. Trong SGK THCS kiến thức GDMT được lồng
ghép có thể là:
+ Chiếm một vài chương
+ Chiếm một hoặc một số bài trọn vẹn
+ Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học
- Dạng liên hệ:
Ở dạng này kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình SGK, dựa vào nội
dung bài học GV có thể bổ sung kiến thức GDMT có liên quan với bài học qua giờ giảng.
b) Các hình thức tổ chức dạy học GDMT:
- Hình thức dạy học nội khóa: Bao gồm hình thức dạy học trên lớp và ngoài lớp. Hình
thức dạy học trên lớp được sử dụng chủ yếu ở Việt nam, song cần phải lựa chọn những

bài thích hợp để đưa kiến thức GDMT vào cho phù hợp. Trong khi đó, hình thức dạy học
ngoài lớp cũng đã được chú ý tới, đặc biệt là với môn Sinh học - môn học liên quan nhiều
đến thực tế thiên nhiên. Trong chương trình Sinh học 9 - bài 56, 57: Thực hành - Tìm
hiểu tình hình MT ở địa phương.
Đối với bài chỉ có một phần hay một số nội dung là kiến thức GDMT thì GV cố gắng
phân tích rõ những khía cạnh MT liên quan đến bài học. Đối với bài học không có kiến
thức GDMT được lồng ghép, thì tùy theo khả năng mà liên hệ các kiến thức GDBVMT
vào bài học.
- Hình thức dạy học ngoại khóa: ở nước ta hình thức dạy học ngoại khóa từ trước đến
nay chưa phổ biến. Ở nhiều nước trên thế giới, việc GDMT cho HS qua hình thức này rất
được chú ý, vì đây là cơ hội để cho HS được tiếp cận với thiên nhiên, ứng dụng những
kiến thức MT đã học vào thực tế BVMT tự nhiên, phát triển khả năng độc lập của HS,
giúp HS tự tổ chức việc tìm hiểu, nhận xét, thảo luận các vấn đề về MT và các hoạt động
BVMT. Chính những hoạt động này dễ dàng giúp HS có ý thức BVMT. Hoạt động ngoại
khóa có thể tiến hành với nhiều hình thức khác nhau.
- Tổ chức nói chuyện giao lưu về MT.
- Tổ chức thi tìm hiểu MT địa phương, đố vui về MT.
- Tổ chức xem các đoạn video - clip về MT.
- Nghiên cứu MT địa phương.
- Tổ chức hoạt động BVMT trong trường học và MT ở địa phương theo chế độ thường
xuyên hay định kỳ.
c) Phương pháp dạy học tích hợp môi trường
Nội dung GDMT được tích hợp trong nội dung của các môn học nên các phương pháp
GDMT cũng được tích hợp vào các phương pháp giảng dạy bộ môn. Tuy nhiên muốn đạt
được mục tiêu của giáo dục phổ thông là không chỉ giúp cho người học có kiến thức mà
phải hình thành cho họ sự quan tâm, hành vi đối với môi trường thì cần sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học.
* Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực:
Thuật ngữ “phương pháp dạy học tích cực” là thuật ngữ rút gọn dùng để chỉ một nhóm
các phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của

người học, thực chất là cách dạy hướng tới việc học chủ động, chống lại thói quen học
tập thụ động.
* Đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò.
* Các phương pháp GDMT theo hướng tích cực:
c
1
) Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:
Các phương tiện trực quan như: tranh ảnh băng hình video, phim ảnh, đó là những
phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về GDMT. Việc sử dụng các
phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
Khi sử dụng các phương tiện trực quan nên lưu ý:
- Nội dung băng hình phải phù hợp với bài học và có ý nghĩa trong GDMT
- Thời gian sử dụng
- Hệ thống các câu hỏi để khai thác kiến thức
- Tổng kết
c
2
) Phương pháp vấn đáp
Trong phương pháp này GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời
Việc sử dụng các hỏi này khuyến khích HS quan tâm đến các vấn đề MT và dự đoán
các vấn đề môi trường xảy ra trong tương lai.
c
3
) Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
Lớp học được chia thành nhóm nhỏ(mỗi nhóm gồm 4 người -6 người) được duy trì ổn
định trong cả tiết học hay thay đổi tùy theo hoạt động, các nhóm được giao cùng nhiệm

vụ hoặc nhiệm vụ khác nhau.
Các bước tiến hành:
(1) Làm việc chung cả lớp:
Giáo viên nêu vấn đề, phân công nhiệm cụ thể cho các nhóm, cung cấp nguồn tài liệu
tham khảo.
(2) Làm việc theo nhóm:
- Từng cá nhân làm việc độc lập
- Trao đổi ý kiến trong nhóm(chú ý mỗi nhóm bầu 1 nhóm trưởng và 1 thư kí ghi
chép các ý kiến thảo luận).
- Các nhóm báo cáo thảo luận.
Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm cụ quan sát, theo dõi và không tham gia thảo
luận.
(3) Thảo luận tổng kết trước toàn lớp:
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Thảo luận chung.
- GV và HS cùng kết luận.
c
4
) Phương pháp động não:
Là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý
tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó
c
5
) Phương pháp giao cho HS làm các bài tập thực hành ở nhà:
Các bài tập giúp cho HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó hình thành
cho HS kĩ năng học tập, kĩ năng BVMT
d) Nguyên tắc tích hợp:
- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép.
- Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung
có thể lồng ghép nội dung GDMT một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả cao nhất nhưng

vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
- Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức, cần liên hệ một cách nhẹ nhàng và trình bày một
cách đơn giản, lấy những ví dụ gần gũi với đời sống của HS, của gia đình, làng xóm và ở
thiên nhiên xung quanh. Ở lớp 9 nội dung GDMT cần đi sâu, làm rõ hơn cơ sở khoa học
của MT và GDMT thông qua nội dung kiến thức ở phần sinh vật và MT.
Để thực hiện được những hoạt động trên thì cần có sự quan tâm của Ban giám hiệu
nhà trường, sự nhiệt tình của các thầy, cô giáo. Bởi vì, mỗi hoạt động cần tốn nhiều thời
gian và công sức để xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức, đối tượng
tham gia.
Khi giảng dạy về tích hợp GDMT thì phối hợp các phương pháp dạy học tích cực để
phát huy tính tích cực,chủ động,sáng tạo của HS là hết sức quan trọng, nên trong phạm
vi đề tài này, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu lựa chọn, phối hợp các phương pháp dạy học tích
cực để dạy chương III: “Con người, dân số và môi trường”.
B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Để tích hợp GDBVMT có hiệu quả cao, kích thích sự khám phá tìm hiểu kiến thức của
HS, hình thành cho các em sự quan tâm, hành vi về môi trường thì người GV phải tham
gia đầy đủ các đợt học bồi dưỡng do phòng, sở tổ chức để nắm bắt được quan điểm chỉ
đạo chung về đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích hợp
GDBVMT. Tiếp theo, cần làm tốt các việc sau:
- Nghiên cứu kĩ chương trình SGK, phân tích sư phạm kiếm thức của từng chương, bài
và dự kiến vốn hiểu biết của HS để lựa chọn, phối hợp các phương pháp dạy học tích
hợp giáo dục MT theo hướng tích cực.
- Xác định mục tiêu cần đạt sau khi dạy kiến thức.
- Chuẩn bị các thiết bị giảng dạy, tìm hiểu về môi trường thực tế để liên hệ GDBVMT
phù hợp.
- Thiết kế các hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu.
C. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ
I. LỰA CHỌN VÀ PHỐI HỢP 1 CÁCH HỢP LÍ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC ĐỂ TÍCH HỢP GDBVMT TRONG CHƯƠNG III: “CON NGƯỜI, DÂN SỐ
VÀ MÔI TRƯỜNG” THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

- Để lựa chọn phối hợp một cách linh hoạt sáng tạo các phương dạy học tích cực vào
dạy học bất kì một nội dung nào, GV cũng cần có những phân tích sư phạm để xác định
được loại hình kiến thức của bài ,chương, nắm chắc được mục tiêu cần đạt sau khi giảng
dạy nội dung bài học cũng như các điều kiện về thiết bị dạy học , cơ sở vật chất khác.
1. Những phân tích sư phạm làm cơ sở cho việc lựa chọn và phối hợp các phương
pháp giảng dạy tích hợp GDMT theo hướng tích cực ở chương III: “Con người, dân
số và môi trường”
a) Kiến thức chương III: “Con người, dân số và môi trường”.
- Ở chương này, kiến thức GDMT đã có trong chương trình SGK và trở thành một bộ
phận kiến thức của môn học, nó bao gồm các nội dung.
- Tác động của con người tới môi trường làm thay đổi thiên nhiên. Từ đó HS có ý thức
BVMT cho chính mình. Các kiến thức này HS phần nào đã biết sơ bộ qua các phương
tiện thông tin đại chúng, qua học môn lịch sử , qua các phần khác của môn sinh học
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường. Đây là vấn đề HS đã được nghe nói, tuy nhiên để
hình thành khái niệm phải thông qua các ví dụ cụ thể.
- Các tác nhân gây ô nhiễm, ít nhiều HS đã được chứng kiến, tiếp xúc.
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: Đối với các biện pháp hạn chế ô nhiễm
môi trường theo hướng thay đổi cách tiêu dùng theo hướng có lợi cho MT, HS có thể suy
luận được, còn việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong bảo vệ môi trường như phát
triển công nghệ sạch, đôỉ mới công nghệ HS còn mơ hồ thiếu hiểu biết.
b) Mục tiêu của chương III:
* Kiến thức:
- HS chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên. Từ đó ý thức
trách nhiệm cần BVMT sống cho chính mình.
- Nêu được khái niệm ô nhiễm MT.
- Trình bày được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh.
- Nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
* Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng tự học, đọc kênh hình, suy luận.
- Rèn kĩ năng liên hệ thực tế.

* Giáo dục: ý thức bảo vệ môi trường.
2. Lựa chọn, phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp
GDBVMT khi dạy chương III: “Con người, dân số và môi trường”
Với loại hình kiến thức mà vốn hiểu biết của HS khá phong phú, tôi sử dụng chủ đạo
là các phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan kết
hợp các phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Với loại hình kiến thức mà vốn hiểu biết của học sinh nghèo nàn thì sử dụng chủ đạo
là phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp động não và phương pháp dạy học
hợp tác trong nhóm nhỏ.
Sau mỗi bài học tôi giao cho HS làm bài tập thực hành ở nhà để rèn kĩ năng học tập ,
kĩ năng bảo vệ MT.
* Những yếu tố đảm bảo cho sự lựa chọn và phối hợp thành công là :
- Phải tạo được bố cục của mỗi hoạt động nhận thức một cách lô-gíc, khoa học.
- Phải khai thác sử dụng, chế tạo mới nhiều đồ dùng dạy học mang tính định hướng
cho quá trình hoạt động nhận thức của HS trong học tập.
- Phải tạo được yếu tố thi đua giữa cá nhân với cá nhân, giữa các nhóm học tập với
nhau trong suốt quá trính học tập.
- Phải đặt việc dạy tri thức mới trong mối quan hệ hữu cơ với tri thức đã được học và
tri thức sắp được học để khai thác cái cũ dạy cái mới, tạo khát vọng học cái mới.
II. SOẠN GIÁO ÁN MINH HỌA
( Tích hợp GDMT toàn phần bằng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực)
CHƯƠNG III : “CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG”
TIẾT 57-BÀI 54: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức HS +Nêu được khái niệm môi trường
+Trình bày được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc
phát sinh
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích kênh hình
Kĩ năng thảo luận nhóm
Kĩ năng liên hệ thực tế

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II. ĐỒ DÙNG
- Tranh ảnh về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
- Một số số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường cuả thế giới nói chung và
của VN nói riêng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức 9a (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút): giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng
HS 1: Viết các việc làm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nêu tác hại và
các hành động cần thiết để BVMT.
HS 2: Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường.
3. Bài mới(1 phút)
-Sau khi chữa bài tập cho HS, GV lưu ý nhiều hoạt động của con người làm bẩn môi
trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Tình hình MT Việt Nam hiện nay đang xuống
cấp. Vì vậy việc nghiên cứu MT để bảo vệ MT là hết sức cần thiết. Bài học hôm nay
chúng ta sẽ nghiên cứu về ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường(5 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV trở lại bài tập của phần kiểm tra
bài cũ yêu cầu học sinh xem lại các
hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
? Ô nhiễm môi trường là gì?
? Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm
môi trường.
GV khẳng định nguyên nhân chính là
do hoạt động của con người gây ra
I. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng
môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời
các tính chất vật lý, hóa học, sinh học

của môi trường bị thay đổi gây tác hại
đến đời sống con người và sinh vật.
-Do hoạt động của con người
-Do hoạt đông của tự nhiên (thiên tai,
lũ lụt hoạt động của núi lửa )
Tiểu kết 1:
-Ô nhiễm môi trường:+ Môi trường bị bẩn
+ Tính chất lí, hóa, sinh môi trường thay đổi
=> Gây hại cho người và động vật
- Nguyên nhân gây ô nhiễm: + Do hoạt động của con người
+ Do hoạt động của tự nhiên: thiên tai,
GV hội xã càng phát triển tác động đến môi trường càng tăng. Phân loại các tác nhân
gây ô nhiễm môi trường để tìm cách hạn chế nó là việc làm cần thiết để phát triển bền
vững đất nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường(32 phút)
? Các khí độc hại là các khí nào?
? Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm
không khí?
GV yêu cầu HS quan sát hình 54.1
hiểu biết thực tế điền vào bảng 54.1.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm.
GV gọi mỗi HS điền 1 ND
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
1. Ô nhiễm do các khí thải ra từ hoạt
động công nghiệp và sinh hoạt(8
phút)
-Cacbonoxit, cacbonđiôxit, lưu huỳnh
điôxit, nitơđiôxít.
Do đốt cháy nhiên liệu, gỗ, củi, than
đá, cháy rừng,

HS kể tên các hoạt động gây ô nhiễm
HS điền vào bảng 54.1:
Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Hoạt động Nhiên liệu bị đốt cháy
1. Giao thông vận tải
- Ôtô Xăng dầu
- Xe tải
- Xe máy
Xăng
Xăng
2. Sản xuất nông nghiệp
- Nhiệt điện
- Sản xuất gạch
- Sản xuất đường mía
Than
Than, củi
Than
3. Sinh hoạt
- Nấu cơm, canh
- Đốt sưởi
Than, củi, chấu,
Củi
4. Đốt rơm rác Rơm rác
GV: Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí?
HS: - Không đốt rơm rác (ủ rơm tạo phân xanh)
- Xây hầm khí bi-ô-ga .
- Sử dụng xăng không pha chì cho các phương tiện đi lại,dừng đỗ xe cần tắt máy.
GV: Các em cần tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện để có bầu không khí trong
lành và cô cùng các em tiếp tục nghiên cứu 4 tác nhân gây ô nhiễm khác.
Giáo viên chia lớp thành 4

nhóm( mỗi nhóm 1 tổ) thảo luận về 1
tác nhân gây ô nhiễm (hoạt động
nhóm trong 6 phút) thực hiện các nội
dung sau:
-Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của
SGK, -Tìm nguyên nhân gây ô
Học sinh thảo luận nhóm theo nội
dung đã được giáo viên hướng dẫn.
nhiễm
- Tác hại của ô nhiễm đối với đời
sống con người và động vật.
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm
Cụ thể nhóm 1: Tìm hiểu ô nhiễm do
hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc
hoá học.
Nhóm 2: Ô nhiễm do chất phóng xạ.
Nhóm 3: Ô nhiễm do các chất thải
rắn.
Nhóm 4: Ô nhiễm do sinh vật gây
bệnh.

Giáo viên cho đại diện các nhóm báo
cáo các nhóm khác nghe, bổ sung khi
cần thiết.
Giáo viên cùng học sinh kết luận sau
mỗi phần báo cáo của mỗi nhóm.
Các nhóm báo cáo và nghe báo cáo,
có thể bổ sung hoặc đặt câu hỏi chất
vấn.
*Tiểu kết 2:

1.Các khí độc tạo ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt gây ô nhiễm không
khí
2. Các chất hoá học độc hại được phát tán vào đất, nước không khí làm ô nhiễm
nguồn nước và mạch nước ngầm. Hoá chất còn ngấm vào sinh vật.
=> Cần hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nếu phải dùng thì dùng cần đảm
bảo đúng quy trình.
3.Chất phóng xạ gây bệnh tật di truyền, bệnh ung thư cho người động vật.
4. Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm đồ nhựa, giấy, mảnh cao su, bông kim
tiêm y tế,v.v
=> Không đổ rác bừa bãi. tăng cường tái sử dụng chất thải rắn
5-Chất thải không được xử lý là nguồn phát sinh và điều kiên thuận lợi để sinh
vật có hại phát triển, gây bệnh cho người.
=>Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, ngủ trong màn.
4. Củng cố (2 phút)
Cho học sinh đọc kết luận chung.
? Môi trường xung quanh em ở có ô nhiễm không? Nếu có thì nguyên nhân chủ yếu
là gì? Em đã làm gì để hạn chế sự ô nhiễm đó?
5. Hướng dẫn về nhà(1 phút):
-Học thuộc bài, áp dụng vào thực tế hạn chế gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi
trường.
-Chuẩn bị cho bài sau: xem bài 55.
TIẾT 58-BÀI 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Học sinh nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước,không khí , hạn
chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật và hạn chế ô nhiễm môi trường do chất
thải rắn.
2. Rèn kĩ năng:
-Đọc kênh hình, kĩ năng liên hệ thực tế.

-Kĩ năng thảo luận nhóm, trình bày trước lớp, kĩ năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
3. Giáo dục ý thức BVMT
II. ĐỒ DÙNG
-Tranh phóng to hình 55.1, 55.2:
-Đáp án thang điểm chấm của bài tập điền cột kết quả trong bảng 55: Các biện pháp
hạn chế ô nhiễm:
ĐÁP ÁN
1 a,b,c,d,e,g,i,k,l,m.
2 c,d,e,g,i,k,l,m,n.
3 g,k,l.
4 e,g,h,k,l,m.
5 g,k,l,m.
6 d,e,g,k,l,m,n.
7 g,k.
8 o,p.
THANG ĐIỂM
- Đúng tất cả 9 điểm ( Nếu sai hoặc thiếu 1 chữ cái ở mỗi ý trừ 0,2 điểm)
- Trình bày thêm được ít nhất 1 biện pháp, điền đúng được tác dụng hạn chế ô nhiễm
môi trường của biện pháp đó được 1 điểm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức :KT sĩ số 9A(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ(3 phút)
Môi trường xung quanh em ở có ô nhiễm không? Em đã làm gì để hạn chế ô nhiễm
đó?
3. Bài mới(1 phút)
Từ phần trả lời của học sinh giáo viên nhận xét môi trường quanh xã ta ở có bị ô
nhiễm, có lúc, có nơi tình trạng ô nhiễm lên tới mức báo động như vào thời điểm cuối
năm (âm lịch), khu vực sông năm xã thường bốc mùi khó chịu, nước sông đen ngòm do
nhiễm chất thải từ hoạt động sản xuất bột dong diềng từ một số xã ở khu Bắc. Vậy làm
thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường, hôm nay chúng ta nghiên cứu tiết 58 bài 55 “Ô

nhiễm môi trường”
Hoạt động 1:
Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí(5 phút)
Giáo viên Học sinh
Yêu cầu học sinh quan sát hình 55.1,
kết hợp với hiểu biết thực tế, nêu biện
pháp hạn chế ô nhiễm không khí và
cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Giáo viên khuyến khích học sinh đưa
ra các biện pháp không có trong gợi ý
ở hình 55.1 (như không đốt rơm, sử
III. Hạn chế ô nhiễm môi trường
1. Hạn chế ô nhiễm không khí
- Trồng cây xanh.
- Sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên.
- Giải thích được cơ sở khoa học của
các biện pháp đó.
dụng nguồn năng lượng thuỷ triều, sử
dụng nguồn năng lượng khai thác từ
các nguồn nước nóng trong lòng quả
đất )
Hoạt đông 2:
Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước(6 phút).
Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả
quá trình xử lí nước thải từ các nhà
máy
Giáo viên nhấn mạnh 2 quá trình:
xử lí sinh học đối với nước thải trong
(ở trên) và xử lí hoá học với phần cặn
lắng (ở dưới) cuối cùng tạo thành 2

thành phần nước thải qua xự lí và
chất thải qua xử lí không còn độc hại.
Giáo viên liên hệ nước thải từ quá
trình sản xuất bột dong và nước thải ở
các khu chăn nuôi, các gia đình cần
qua xử lí. Trước mắt để tránh ô
nhiễm các gia đình chăn nuôi qui mô
lớn cần xây hầm khí bi-o-ga vừa làm
sạch môi trường vừa tiết kiệm được
chất đốt.
Học sinh nêu được quá trình xử lý
nước thải
Hoạt động 3:
Tìm hiểu biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải
rắn(12phút).
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát
hình 55.3 và 55.4. Hoạt động nhóm(9
phút), trả lời các câu hỏi:
? Biện pháp ô nhiễm do thuốc bảo vệ
thực vật.
? Biện pháp hạn chế ô nhiễm do các
chất thải rắn
Giáo viên cho đại diện nhóm báo cáo
Các nhóm bổ sung.
Giáo viên, học sinh cùng kết luận
3. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ
thực vật và hạn chế ô nhiễm do các
chất thải rắn
HS thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi:
Đại diện nhóm báo cáo

Các nhóm khác nghe và bổ sung
Kết luận:
* Hạn chế ô nhiễm không khí:
- Trồng nhiều cây xanh
- Sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên
* Hạn chế ô nhiễm nguồn nước
Các khu công nghiệp hay khu dân cư cần có hệ thống xử lý nước thải để hạn chế ô
nhiễm nguồn nước
*Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:
+ Tăng cường sử dụng thiên địch
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng các loại thuốc bảo
vệ thực vật được phép lưu hành và sử dụng theo đúng quy trình.
*Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn:
+ Cần phân loại rác, thu gom riêng từng loại để xử lí.
+ Rác hữu cơ: ủ thành phân bón
Rác tái sinh (các chai, lọ sạch, ):tăng cường sử dụng
+ Rác vô cơ Tái chế chất thải
Rác không tái sinh
Tái sử dụng
Hoạt động 4: Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm(14 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm(7 phút) thực hiện yêu cầu
của SGK.
Giáo viên quan sát hoạt động của
các nhóm, nắm sơ bộ kết quả hoạt
động nhóm của học sinh.
Sau 7 phút hoạt động, giáo viên
yêu cầu học sinh các nhóm trao đổi
chéo bài, chấm điểm chéo theo thang
điểm.

Giáo viên yêu cầu học sinh các
nhóm đổi chéo bài trở lại để các
nhóm tự kiểm tra lại bài làm của
Học sinh hoạt động nhóm hoàn
thành bài tập.
Học sinh chấm điểm cho nhóm
bạn theo thang điểm.
Các nhóm xem lại bài của nhóm
mình (có ý kiến khi cảm thấy không
hợp lí)

×