Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.95 KB, 22 trang )

Bài tiểu luận
MỤC LỤC
Vò §øc Linh
Bài tiểu luận
LỜI MỞ ĐẦU
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển
và tín dụng xuất khẩu của nhà nước phù hợp với lộ trình cam kết gia nhập tổ chức
thương mại thế giới (WTO), ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết
định thành lập NHPTVN và phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của NHPTVN.
Là một trong những ngân hàng chính sách của nhà nước, NHPTVN được nhà
nước cấp 100% vốn điều lệ, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc không phần trăm; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ
đảm bảo khả năm thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật.
Đầu tư phát triển là một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của mỗi đơn vị kinh tế cũng như trong toàn thể nền kinh tế quốc
dân, có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng tiềm lực kinh tế nói chung, tiềm lực
sản xuất kinh doanh của từng cơ sở nói riêng và là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm
và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Trong sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn
nhưng các giải pháp huy động cũng như sử dụng vốn chưa thực sự đem lại hiệu quả
tương xứng với tiềm năng của đất nước. Để phát huy tối đa mọi nhân lực cho đầu tư
phát triển, Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách, biện pháp nhằm khơi thông
mọi tiềm năng, tạo ra nhiều nguồn lực mới phát triển kinh tế xã hội tạo điều kiện
thực hiện chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ trong thời gian qua. Là một bộ
phận của chính sách đó, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một trong những
chính sách kích thích đầu tư phát triển hiệu quả nhất của nền kinh tế hiện nay.
Tại Việt Nam, nhiệm vụ tín dụng đầu tư do Ngân hàng Phát triển Việt Nam đảm
nhận. NHPTVN với hoạt động chủ yếu là tín dụng đầu tư phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của Nhà nước đã thể hiện vai trò to lớn trong chặng đường phát
triển kinh tế của đất nước. Hoạt động của NHPTVN góp phần tạo ra sự phát triển


dài hạn cho nền kinh tế. NHPTVN đã tham gia vào các dự án phục vụ phát triển cơ
sở hạ tầng, các chương trình phát triển nông nghiệp – nông thôn, các dự án phục vụ
chiến lược xuất khẩu….Tuy nhiên, chất lượng tín dụng đầu tư tại NHPTVN chưa
được đánh giá cao. Do vậy em đã chọn đề tài ““Nâng cao chất lượng tín dụng
đầu tư tại NHPTVN” Nhằm nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư
cũng như tìm ra các giải pháp hữu hiệu giải quyết các vấn đề vướng mắc trong đó.
Vò §øc Linh 1
Bi tiu lun
Chơng I. NHNG VN Lí LUN C BN V CHT
LNG TN DNG U T CA NGN HNG
PHT TRIN
1. Những vấn đề chung về NHPT:
1.1 Khái niệm:
Ngân hng phỏt trin l t chc tớn dng m hot ng ch yu l ti tr trung
v di hn cho cỏc d ỏn phỏt trin v hot ng khụng vỡ mc tiờu li nhun. S
hỡnh thnh NHPT l mt tt yu bi l:
a. Nhu cu vn trung v di hn cho phỏt trin kinh t l rt ln
Thụng qua hot ng ca cỏc ngõn hng, Chớnh ph thc hin cỏc chớnh sỏch
kinh t c bit l chớnh sỏch tin t. Nh vy cú th núi, ngõn hng l mt trong
nhng t chc ti chớnh cú quyn lc mnh m ca nn kinh t. Quc gia no cng
tn ti nhiu hỡnh thc ngõn hng, tuy nhiờn bao gi NHTM cng chim t trng
ln nht v quy mụ, ti sn, th phn cng nh s lng chi nhỏnh Cú th khng
nh, NHTM l nh ch ti chớnh trung gian úng vai trũ quan trng bc nht trong
nn kinh t th trng. Qua hot ng ca h thng nh ch ny, cỏc ngun tin
nhn ri s c huy ng, to lp ngun vn tớn dng to ln phc v nhu cu phỏt
trin kinh t quc dõn. Nn kinh t luụn tim n nhng bt n nh xy ra lm phỏt,
khng hong cỏc cỏ nhõn thng duy trỡ thúi quen gi tin trong thi gian ngn (t
12 thỏng tr xung). ng nhiờn, khụng mt t chc ti chớnh no s dựng ngun
vn huy ng ngn hn cho vay di hn.
u t phỏt trin kinh t, cỏc quc gia trờn th gii thng huy ng vn t

nhiu kờnh khỏc nhau. Ngoi huy ng vn t h thng NHTM, cỏc quc gia cú th
huy ng vn trung di hn t th trng vn m th trng chng khoỏn l trung
tõm. Tuy nhiờn, ti cỏc nc ang phỏt trin, din bin trờn th trng chng khoỏn
thng khụng n nh.
Trờn c s ny, NHPT ra i vi mc tiờu cao nht l phc v nhu cu vn
trung di hn cho phỏt trin kinh t.
b. Thc hin chớnh sỏch tớn dng u tiờn ca Nh nc
Nhm y mnh phỏt trin kinh t th trng nc ta cn rt nhiu vn u
t m Nh nc khụng th tho món bng con ng cp phỏt. Vỡ vy, Nh nc s
dng cụng c tớn dng u t nh mt bin phỏp ti tr cho cỏc d ỏn c s h tng
kinh t xó hi (giao thụng, thy li, in lc) cng nh phỏt trin cỏc ngnh cụng
Vũ Đức Linh 2
Bi tiu lun
nghip then cht (in t - vin thụng, cụng ngh sinh hc) gúp phn chuyn dch
c cu kinh t t nc theo hng cụng nghip húa, hin i húa.
Tt nhiờn, Nh nc khụng th trc tip thc hin vic ny m phi thụng qua
mt hoc mt s t chc ti chớnh. Vic giao cho mt NHTM no ú thc hin tớn
dng thụng thng ng thi thc hin tớn dng u t s lm tng nguy c ri ro
t vic xỏc nh i tng n kh nng giỏm sỏt ca Nh nc. Vỡ vy, vic hỡnh
thnh mt nh ch ti chớnh trc thuc Chớnh ph, m nhn cụng tỏc tớn dng u
t l tt yu.
Do ú, NHPT hỡnh thnh v trc thuc s kim soỏt ca Chớnh ph, do cho
vay cỏc d ỏn vi lói sut thp, thi gian di, ri ro ln nờn NHPT nhn c s h
tr ln t Chớnh ph (cp bự).
c. Yờu cu thc hin cỏc mc tiờu phỏt trin cú hiu qu.
Cỏc mc tiờu phỏt trin th hin mt cỏch tp trung nht nhng bin i quan
trng v mt cht ca nn kinh t, nhng mc phi t ti trờn con ng phỏt trin
t nc. Do NSNN hn hp, vic cho vay bng ngun vn TDT l mt trong
nhng gii phỏp hu hiu lm cho ngun vn ca Nh nc c cng thờm vn
i ng trờn th trng gúp phn tng quy mụ v hiu qu ca d ỏn. Hn na, vi

nguyờn tc phi hon tr n vay, ch u t s cú trỏch nhim hn v gim bt tỡnh
trng gõy tht thoỏt, lóng phớ ngun lc.
1.2. Đặc điểm cơ bản của NHPT:
- NHPT l t chc ti chớnh thc hin nhim v tp trung cỏc ngun vn trung,
di hn u t cú trng im v u ói cho cỏc d ỏn phỏt trin theo nh hng
ca Nh nc.
- NHPT phc v d ỏn phỏt trin do ú cú th núi cỏc li ớch NHPT vn ti
l cỏc li ớch mang tớnh cht cụng. Vỡ lý do ú, i tng phc v ca NHPT
thng khụng rng nh cỏc NHTM. i tng phc v ca NHPT tuõn theo cỏc
chun mc c bit ca Nh nc.
- NHPT h tr cỏc doanh nghip v cỏc vựng thc hin mc tiờu cụng
nghip hoỏ, hin i hoỏ.
- NHPT hot ng khụng vỡ mc ớch li nhun.
- NHPT ti tr cỏc d ỏn phỏt trin cú kh nng thu hi vn v ti tr cỏc d
ỏn theo ch nh ca Chớnh ph.
- Cỏc dch v NHPT cung cp kộm a dng hn so vi hot ng ca cỏc
NHTM.
Vũ Đức Linh 3
Bài tiểu luận
2. Hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT
2.1. Khái niệm hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT
Hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT là hoạt động mà theo đó, NHPT chuyển
một lượng tiền cho khách hàng đầu tư các dự án phát triển thuộc các ngành, các lĩnh
vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư với điều kiện hoàn trả gốc và lãi đúng hạn
theo hợp đồng tín dụng đầu tư.
Khác với cơ chế cấp phát không hoàn lại, chủ đầu tư được cấp tín dụng đầu tư
phải hoàn trả số vốn vay (cả gốc và lãi). Chính vì vậy, tín dụng đầu tư góp phần hạn
chế tình trạng sử dụng lãng phí, gây thất thoát các nguồn lực do buộc đối tưọng đầu
tư phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ các khoản vay. Trong tương
lai, Nhà nước sẽ phải giảm triệt để và tiến tới xoá bỏ hình thức cấp phát đối với các

dự án kinh tế - xã hội mà sẽ chuyển sang hình thức tín dụng đầu tư.
Tín dụng đầu tư tạo ra tiền đề cho sự phát triển dài hạn và bền vững của nền kinh tế.
2.2. Hình thức tín dụng đầu tư của NHPT
Tín dụng đầu tư về bản chất cũng là một hình thức tín dụng trung dài hạn. Có
hai hình thức tín dụng đầu tư:
Một là, hình thức cho vay xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định
Cho vay xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định là loại tín dụng trung dài
hạn tài trợ cho đầu tư. Đối tượng cho vay xây dựng cơ bản là các công trình, hạng
mục công trình xây dựng cơ bản. Đối tượng cho vay mua sắm tài sản cố định là giá
trị các máy móc thiết bị.
Hai là, hình thức tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính). Cho thuê tài chính là
một hoạt động tín dụng trung dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Bên cho thuê sẽ cam kết mua máy
móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản theo yêu cầu của bên thuê và
nắm giữ quyền sở hữu tài sản thuê. Bên đi thuê được sử dụng tài sản thuê và thanh
toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê. Khi kết thúc hợp đồng, bên thuê được
chuyển quyền sở hữu (mua lại) hoặc tiếp tục thuê tài sản. Ngân hàng có thể tài trợ
cho thuê tài chính qua 3 hình thức: cho thuê tài chính thông thường (leasing), mua
và cho thuê lại (buying and leasing back), cho thuê giáp lưng (back to back leasing).
2.3. Quy trình tín dụng đầu tư của NHPT
Về cơ bản, hoạt động tín dụng dù ở ngân hàng nào, NHTM hay NHPT cũng
đều có những nguyên tắc nhất định. Tín dụng đầu tư hay tín dụng thương mại thông
thường đều trải qua một số bước “kinh điển” như tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải
Vò §øc Linh 4
Bài tiểu luận
ngân, giám sát…. Khác biệt lớn nhất trong quy trình tín dụng đầu tư so với tín dụng
thông thường ở chỗ trong quá trình thẩm định, tín dụng đầu tư coi trọng hơn đến
các chỉ tiêu thẩm định hiệu quả dự án trên phương diện xã hội. Về tổng quát, quy
trình tín dụng đầu tư của NHPT bao gồm các bước sau:
- Marketing khách hàng

Trên cơ sở xác định đối tượng được cấp tín dụng đầu tư từng thời kỳ và nhu
cầu thực tế của từng địa bàn, NHPT dự kiến các lĩnh vực, khách hàng vay vốn tiềm
năng, dự kiến tổng mức cho vay…NHPT có trách nhiệm phổ biến về những thay
đổi trong chính sách tín dụng đầu tư trong từng thời kỳ và định hướng hoạt động tín
dụng đầu tư trong thời gian tiếp theo.
- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
+ NHPT thực hiện phân cấp hoặc không phân cấp trong việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
+Sau khi nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra sơ bộ tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
+ Yêu cầu bổ sung những tài liệu còn thiếu trong hồ sơ.
+ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ bổ sung.
+ Thông báo nhận hồ sơ vay vốn.
+Chuyển giao hồ sơ vay vốn cho đơn vị thẩm định.
- Thẩm định và quyết định cho vay
- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Giải ngân vốn vay
NHPT chỉ thực hiện giải ngân sau khi NHPT và chủ đầu tư đã ký hợp đồng
bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của NHPT. NHPT
thực hiện giải ngân vốn tín dụng đầu tư theo từng công trình,
hạng mục công trình,
công việc của dự án đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra, giám sát cho vay
- Thu nợ
2.4. Chất lượng tín dụng đầu tư của NHPT
Chất lượng tín dụng đầu tư của NHPT thể hiện ở khả năng NHPT tự chủ về
tài chính, hạn chế tối đa sự bao cấp từ phía NSNN bằng cách: tự tìm kiếm các
nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu tín dụng đầu tư, xem xét – quyết định cho vay
các dự án phát triển có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn đối với NHPT và giảm tối đa
khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.
Vò §øc Linh 5
Bài tiểu luận

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.Thực trạng chất lượng tín dụng đầu tư tại NHPTVN
1.1. Hoạt động huy động vốn
Để đáp ứng yêu cầu cho vay đầu tư với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường,
NHPTVN cần tìm kiếm các nguồn vốn rẻ qua nhiều kênh huy động khác nhau. Tình
hình huy động vốn tại NHPTVN qua các năm được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 1. Cơ cấu nguồn vốn của NHPTVN qua các năm
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu Số dư
31/12/2005
Số dư
31/12/2006
Số dư
31/12/2007
I. Vốn điều lệ NSNN cấp 5.000 5.007 5.148
II. Vốn huy động trong nước (Tại HSC) 32.291 48.110 65.831
- Vay Bảo hiểm xã hội 9.100 9.200 7.100
- Vay Tiết kiệm bưu điện 6.175 5.400 3.250
- Vay Bộ Tài chính 1.020 1.020 678
- Vay Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài 2.617 2.275 1.965
- Vay tín phiếu KBNN 3.326 4.012 2.000
- Vay Tổng công ty điện lực 600 450 450
- Phát hành trái phiếu đầu tư 16.303 25.753 49.588
- Vay trái phiếu KBNN 150 0 0
- Vay ngắn hạn NHNT 0 0 800
(Nguồn: Báo cáo quyết toán 2005, 2006, 2007 NHPTVN)
Theo bảng trên, có thể thấy rằng tình hình huy động vốn tại NHPTVN có
những tiến bộ đáng kể. Nguồn vốn huy động từ nội lực bản thân NHPTVN đang

ngày càng tăng (phát hành trái phiếu chính phủ) trong khi nguồn vốn NHPTVN vay
từ các tổ chức khác (Bảo hiểm xã hội, Tiết kiệm bưu điện, Bộ Tài chính, Quỹ tích
luỹ nước ngoài, Kho bạc Nhà nước…) giảm dần theo các năm. Xét về toàn diện,
NHPTVN đang gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn từ các tổ chức trong nước,
đặc biệt các nguồn huy động truyền thống của NHPTVN là Bảo hiểm xã hội Việt
Nam và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện cũng đang trở nên khan hiếm. Tuy
nhiên, xem xét theo một hướng tích cực hơn, điều này cũng cho thấy một dấu hiệu
đáng mừng là NHPTVN đã chủ động hơn trong công tác nguồn vốn (thông qua việc
phát hành trái phiếu chính phủ tăng mạnh), giảm sự phụ thuộc vào khả năng vay
Vò §øc Linh 6
Bài tiểu luận
của các tổ chức trong nước. Do NHPTVN huy động vốn với lãi suất thường thấp
hơn mức lãi suất thị trường nên việc huy động được nguồn vốn từ các tổ chức này
trên thực tế chủ yếu dựa trên mối quan hệ gắn bó từ trước. Và tất nhiên, bất kỳ điều
gì xây dựng trên nền tảng là mối quan hệ sẽ không bền vững. Như vậy, NHPTVN
huy động vốn theo xu hướng tăng dần tỷ trọng vốn huy động từ phát hành trái phiếu
chính phủ là một hướng đi đúng đắn.
Từ Bảng 2, số vốn huy động tăng thêm của NHPTVN được thể hiện dưới dạng sơ
đồ như sau:
Sơ đồ 1. Tình hình huy động vốn tại NHPTVN
Qua sơ đồ trên, điều rõ ràng nhận thấy nhất là tổng số vốn huy động mới của
năm sau luôn cao hơn năm trước. Số vốn huy động mới trong năm 2007 là 36.709
tỷ đồng, tăng 17.5 % so với năm 2006 và tăng 123.5% so với năm 2005. Nếu lấy
giữa năm 2006 là thời gian NHPTVN thay đổi mô hình tổ chức từ Quỹ HTPT sang
mô hình ngân hàng làm mốc, có thể nói NHPTVN đã có bước đột phá trong công
tác huy động vốn, NHPTVN luôn đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn giải ngân
cho các dự án đầu tư đảm bảo không để chậm trễ tiến độ thi công
1.2. Hoạt động tín dụng đầu tư tại NHPTVN
Tình hình giải ngân cho vay đầu tư tăng đều nhưng tỷ lệ vẫn đạt thấp so với kế hoạch
đề ra. Trong đó, đối với các dự án nhóm A tỷ lệ hoàn thành còn thấp hơn nữa.

Sơ đồ 2. Tình hình giải ngân cho vay đầu tư tại NHPTVN
Vò §øc Linh 7
Bài tiểu luận
Về nợ quá hạn, nợ quá hạn vẫn đang trên xu hướng tăng trong khi NHPTVN đã thực
hiện hàng loạt các biện pháp xử lý nợ trên cơ sở được sự chấp thuận của Bộ tài chính, của
Chính phủ. Có thể xem xét chỉ tiêu này một cách chi tiết hơn theo Bảng 2 sau:
Bảng 2. Kết quả phân loại nợ tại NHPTVN
Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007
Tổng dư nợ 44.370 53.163
Dư nợ bình thường 34.608 43.594
Dư nợ có khó khăn tạm thời 5.768 5.742
Dư nợ khó thu 2.662 2.817
Dư nợ không có khả năng thu 1.332 1.010
(Nguồn: Trung tâm xử lý nợ NHPTVN)
- Cơ cấu cho vay đầu tư theo các ngành kinh tế chủ yếu đến 31/12/2007
Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước đang chiếm dư nợ cao
nhất tại NHPTVN (33%), sau đó là các ngành công nghiệp khác (32%). Điều này
hoàn toàn phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đề ra của nước ta.
Tuy nhiên, cho vay tín dụng đầu tư đối với ngành thuỷ sản hiện đang chiếm tỷ trọng
dư nợ thấp nhất (4%), đối với loại hình chế biến thuỷ sản, NHPTVN thường cho
vay theo loại hình tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm
sang thị trường quốc
- Cơ cấu cho vay đầu tư theo loại hình doanh nghiệp 31/12/2007
Vò §øc Linh 8
Bài tiểu luận
Đối tượng phục vụ của NHPTVN vẫn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp
thuộc sở hữu nhà nước. Trong nhóm loại hình doanh nghiệp khác trên đây chiếm
2.3% gồm có loại hình Công ty hợp danh chiếm 0%, Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài 0.3%, kinh tế tập thể 1%, kinh tế cá thể 1%. Như vậy, nhóm khách hàng
của NHPTVN chưa đa dạng, chỉ tập trung vào loại hình doanh nghiệp nhà nước

trong khi các loại hình doanh nghiệp khác cũng có đóng góp đáng kể cho sự phát
triển của nền kinh tế quốc
2. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đầu tư tại NHPTVN
2.1. Kết quả đạt được
Được thừa hưởng từ Quỹ HTPT một gia tài với tổng tài sản gần 105.000 tỷ
đồng và nguồn vốn chủ sở hữu gần 6.800 tỷ đồng (tính đến thời điểm bàn giao),
NHPTVN đã phần nào tận dụng được những ưu thế của mình và trải qua một thời
gian ngắn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến cuối năm 2007,
NHPTVN đã cho vay đầu tư hơn 6.000 dự án trong đó có trên 90 dự án trọng điểm
nhóm A với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký hơn 85.000 tỷ đồng. Tổng dư
nợ của NHPTVN trên 53.000 tỷ đồng, dư nợ của các dự án nhóm A chiếm hơn
30%.
Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp trải dài theo đất nước, NHPTVN đã tập
trung tài trợ cho các dự án phát triển thuộc các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công
nghiệp trọng điểm, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn và những vùng miền khó
khăn theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Tính đến cuối
năm 2007, đã có khoảng 3.400 dự án được NHPTVN cho vay hoàn thành đưa vào
sử dụng. Trong đó, đặc biệt kể tới có 38 dự án nhóm A hoàn thành toàn bộ hoặc
từng phần đã đưa vào khai thác sử dụng, góp phần quan trọng tăng cường năng lực
sản xuất cho các ngành kinh tế then chốt của đất nước. NHPTVN cũng đã thực hiện
cấp hỗ trợ sau đầu tư cho gần 2.800 dự án với tổng số vốn hỗ trợ theo hợp đồng
trên 3.500 tỷ đồng, bảo lãnh tín dụng đầu tư cho 05 dự án với tổng số vốn gần 30 tỷ
đồng. Hiện tại, NHPTVN là nhà tài trợ hàng đầu về vốn đầu tư trung dài hạn trong
hệ thống các tổ chức tài chính ngân hàng trong nước: tổng số vốn đầu tư cho nền
kinh tế quốc dân từ NHPTVN chiếm khoảng 14.5% tổng mức đầu tư chung của xã
hội, dư nợ chiếm khoảng 17% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, NHPTVN cũng là nhà
phát hành trái phiếu Chính phủ lớn thứ hai sau Kho bạc Nhà nước.
Vò §øc Linh 9
Bài tiểu luận
Nhờ sự quyết tâm và nỗ lực phấn đấu của toàn hệ thống, NHPTVN đã đạt

được những thành tựu ban đầu như sau:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá
Bám sát mục tiêu tài trợ cho các dự án trung dài hạn phục vụ công cuộc xây
dựng nền tảng kinh tế quốc dân, NHPTVN đã tập trung cho vay các dự án thuộc các
ngành, các lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước như phát triển ngành điện, hạ tầng giao thông, chương trình tăng
tốc ngành dệt may, chương trình phát triển đội tàu biển, chương trình thép, chương
trình xi măng…Lượng vốn cho vay đầu tư vào các ngành tăng dần và chuyển dịch
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần vào tăng trưởng GDP của đất
nước.
Bảng 3. Một số chương trình kinh tế trọng điểm tại NHPTVN
Đvt : tỷ đồng
STT Chuơng trình kinh tế Số dự án cho vay
Dư nợ vay
31/12/2007
1 Điện 116 16.000
2 Thép 5 3.800
3 Hạ tầng giao thông 80 7.800
4 Xây dựng cơ sở đóng tàu 18 2.000
5 Phát triển đội tầu biển 42 4.800
(Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng đầu tư 2007 Ban TD TW NHPTVN)
Bảng 4. Một số dự án nhóm A vay vốn ĐTPT của NHPTVN
STT Dự án
Tổng mức
đầu tư (tỷ)
Vốn vay
NHPTVN
Thời hạn vay
vốn (năm)

1 Thuỷ điện Sơn La 44.000 4.000 12
2 Nhà máy xi măng Sông Gianh 3.200 1.200 13
3 Nhà máy thép Phú Mỹ 2.300 1.100 9
4 Đóng tầu chở dầu 1.000 300 10
5 Cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm
khu công nghiệp Hoà Khánh
900 700 9
(Nguồn: Ban Tín dụng trung ương – NHPTVN)
Những chương trình, dự án trọng điểm trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Chỉ tính riêng năm 2005, có 7 dự án
nhóm A và 102 dự án nhóm B, C hoàn thành đưa vào sử dụng đã tăng thêm cho nền
Vò §øc Linh 10
Bài tiểu luận
kinh tế 4.2 triệu tấn xi măng/năm, 60.000 m3 gỗ ván ép/năm, 500.000 tấn phôi thép
và 800.000 tấn thép cán/năm, 110 triệu mét vải và 1.300 tấn sợi/năm, tăng năng lực
vận chuyển 729.000 tấn/năm của đội tàu biển Các dự án trên đã góp phần làm
tăng số lượng và chất lượng tài sản cố định, từ đó góp phần tăng năng lực sản xuất
cho nền kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- NHPTVN đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn cũng
như tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế các vùng, miền.
NHPTVN đã đáp ứng đủ nguồn vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
đầu tư cho hệ thông kênh mương nội đồng, xây dựng đường giao thông nông thôn,
tôn nền vượt lũ, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cụm tuyến dân cư vượt lũ…
Tính đến 31/12/2007, nhờ nguồn vốn vay tín dụng đầu tư của NHPTVN đã
giúp cho cả nước làm mới khoảng 28.000 km kênh mương nội đồng, bê tông hoá
16.000 km đường giao thông nông thôn, hoàn thành tôn nền gần 800 cụm tuyến dân
cư đồng bằng sông Cửu Long.
- Góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu; góp phần thực hiện chính sách
xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục.
Một số lĩnh vực sản xuất như chế biến nông lâm, thuỷ hải sản và dệt may là

những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPTVN. Đây
cũng đồng thời là các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhờ có nguồn vốn
tín dụng đầu tư, các ngành này có thể giảm chi phí lãi vay, đầu tư vào công nghệ và
đổi mới thiết bị, tăng năng lực cạnh tranh và tăng doanh số xuất khẩu.
- Góp phần phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam
Phát hành trái phiếu chính phủ là một biện pháp quan trọng trong quá trình
xoá sổ những “cánh đồng” khát cháy nguồn vốn đầu tư, hiện đại hoá mạch máu giao
thông tới những vùng sâu, vùng xa của đất nước. Phát hành trái phiếu chính phủ là
một biện pháp và cũng là một công cụ giúp NHPTVN hoàn thành mục tiêu chiến
lược của NHPTVN cũng như góp phần hoàn thành thắng lợi chiến lược phát triển
kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Hoạt động phát
hành trái phiếu chính phủ của NHPTVN đã tạo ra sự chuyển biến về lượng và chất
trong việc khai thác các nguồn vốn cho đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường
tài chính.
Bên cạnh đó, các hình thức hỗ trợ gián tiếp như bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ
trợ sau đầu tư được đẩy mạnh. Hai hình thức hỗ trợ tín dụng gián tiếp này đã thu
hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn và vay vốn ngân hàng
Vò §øc Linh 11
Bài tiểu luận
thuơng mại để đầu tư dự án. Điều này cũng góp phần làm tăng dư nợ trung dài hạn
tại các NHTM, làm sôi động thị trường tín dụng.
Như vậy, có thể khẳng định kết quả hoạt động tín dụng đầu tư mà NHPTVN
dẫn dắt trong thời gian qua đã đem lại những tác động tích cực to lớn đối với sự
phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động tín dụng đầu tư của NHPTVN đã
góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển thị
trường tài chính, thay đổi bộ mặt nông nghiệp và nông thôn, tăng kim ngạch xuất
khẩu Những thành tựu trên không phải đương nhiên mà có được, điều đó là kết
quả của sự nỗ lực không ngừng và quyết tâm của toàn thể cán bộ NHPTVN mong
muốn được cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Về phía
NHPTVN, kết quả tín dụng đầu tư trong thời gian qua đã giúp NHPTVN nâng cao

vị thế của mình trong hệ thống các tổ chức tài chính, tín dụng; trở thành một địa chỉ
đáng tín cậy của các doanh nghiệp, chủ đầu tư; trở thành một công cụ tài chính đắc
lực của Chính phủ trong điều hành và định hướng phát triển nền kinh tế. Tín dụng
đầu tư cũng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NHPTVN trang trải các loại chi
phí, nâng cao hệ thống cơ sở vật chất và giúp NHPTVN phần nào bảo toàn và phát
triển số vốn được Nhà nước giao.
2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.1.Hạn chế
Ngoài những thành tựu đã đạt được, hoạt động của một ngân hàng vừa tuổi
thôi nôi như NHPTVN không tránh khỏi những hạn chế, có hạn chế NHPTVN kế
thừa từ những tổ chức tiền thân để lại mà ngân hàng chưa khắc phục được, nhưng
cũng có những hạn chế phát sinh từ bản thân ngân hàng. NHPTVN cần nhận thức rõ
những điểm yếu của mình, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp khắc phục để chinh
phục những thách thức mà ngân hàng đang đối mặt để vươn lên trở thành một ngân
hàng tầm cỡ hơn. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng đầu tư của NHPTVN có
thể kể ra như sau:
- Giải ngân chậm, đặc biệt các dự án nhóm A
Một số dự án trọng điểm nhóm A có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cả
ngành hoặc cả vùng kinh tế nhưng việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn chậm
(như dự án Nhiệt điện Uông Bí, dự án Xi măng Thái Nguyên…). Nguồn vốn giải
ngân đạt thấp so với kế hoạch, năm 2007 về cho vay đầu tư (không kể hỗ trợ sau
đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư) đạt cao nhất so với kế hoạch cũng chỉ đạt
65.5%.
Vò §øc Linh 12
Bài tiểu luận
- Nợ xấu (nợ quá hạn) duy trì ở mức cao.
Các khoản nợ tồn đọng từ các tổ chức tiền thân của NHPTVN không được giải
quyết triệt để cộng thêm các khoản nợ xấu mới phát sinh luôn là vấn đề cấp bách
cần được xử lý của NHPTVN. Hàng năm, NHPTVN phải trích bình quân 80 tỷ
đồng tính vào chi phí hoạt động nghiệp vụ để lập quỹ dự phòng rủi ro. Thế nhưng,

chỉ riêng trong năm 2006, NHPTVN đã sử dụng gần 200 tỷ đồng để bù đắp, chủ yếu
là dùng để xoá nợ cho các dự án không còn khả năng trả nợ.
- Tồn đọng vốn tương đối lớn.
Tồn tại một nghịch lý là tuy NHPTVN giải ngân chậm, nhưng không phải do
thiếu vốn. Nguồn vốn huy động chưa sử dụng đến còn tồn tại NHPTVN vẫn tương
đối lớn, ví dụ năm 2006, theo kế hoạch được Chính phủ giao tổng số vốn giải ngân
trong nước 22.200 tỷ đồng, tổng số vốn huy động trong nước 30.000 tỷ đồng. Thực
hiện giải ngân vốn trong nước chỉ đạt 9.848 tỷ đồng (đạt 53.5 %) nhưng huy động
vốn trong nước tăng cao 31.235 tỷ đồng vượt kế hoạch chính phủ giao 1.235 tỷ
đồng, nếu tính theo số giải ngân thực tế vượt tương ứng 13.309 tỷ đồng (30.000 tỷ
đồng x 9.849/22.200 tỷ đồng) so với kế hoach chính phủ giao dẫn đến đọng vốn
lớn.
- Chênh lệch về kỳ hạn trung bình huy động và kỳ hạn cho vay lớn.
Kỳ hạn bình quân huy động vốn là 53 tháng, trong khi kỳ hạn bình quân của
sử dụng vốn là 71 tháng. Trong hoàn cảnh NHPTVN chưa thật sự làm tốt công tác
chuyển hoán kỳ hạn thì đây thực sự là điều đáng quan tâm. Chênh lệch kỳ hạn lớn
đồng nghĩa với việc phản ánh khả năng rủi ro thanh khoản lớn.
Những hạn chế trên gây ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động tín dụng đầu tư
của NHPTVN. Nguyên nhân gây ra những hạn chế đó có thể xuất phát từ phía bản
thân NHPTVN nhưng cũng có những hạn chế xuất phát từ các tác động bên ngoài
NHPTVN.
2.2.2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân từ phía NHPTVN.
- Những tồn động kế thừa từ các tổ chức tiền thân không đưa ra được các đề
xuất xử lý triệt để.
- Quy trình nghiệp vụ ban hành còn sơ sài, thiếu chặt chẽ
- Công tác đánh giá chất lượng tín dụng yếu kém.
- Hệ thống thông tin yếu kém, công nghệ lạc hậu
- Sự phối hợp giữa Hội sở chính và chi nhánh lỏng lẻo
Vò §øc Linh 13

Bài tiểu luận
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu
b. Nguyên nhân từ phía môi trường bên ngoài
- Những vướng mắc về cơ chế, chính sách
- Năng lực của chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu
- Tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
1. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại NHPTVN
Vò §øc Linh 14
Bài tiểu luận
Để hoạt động tín dụng đầu tư tại NHPTVN phát huy tốt hơn nữa vai trò là
công cụ của Chính phủ trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn
ra trên toàn cầu, NHPTVN cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước.
- NHPTVN cần rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản
hướng dẫn có liên quan để tăng cường tính pháp lý, tạo tính đồng bộ, nhất quán và
hoàn chỉnh của hệ thống chính sách và pháp luật về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Trong năm 2010, trình Quốc hội ban hành Luật về tổ chức và hoạt động của
NHPTVN (kinh nghiệm quốc tế), phù hợp với các luật mới như: Luật ngân hàng
nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng và
các luật, văn bản hướng dẫn liên quan.
Các vấn đề chính sách về tín dụng đầu tư phát triển và hoạt động của
NHPTVN cần được luật hoá phải đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế;
hỗ trợ có hiệu quả phục vụ mục tiêu tăng trưởng, công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, chuyển dần từ ưu đãi về lãi suất sang ưu đãi về mức hỗ trợ, thời hạn hỗ
trợ…
- Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Lãi suất tín dụng đầu tư của NHPTVN hiện nay có hai mức là 8.4%/năm và
9%/năm. Trong tình hình hiện nay, khi toàn cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến
động, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay của hệ thống NHTM tăng cao thì mức lãi
suất của NHPTVN quá thấp so với mặt bằng chung, trong khi chi phí huy động vốn
cao. Vì vậy, lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước trên nguyên tắc vẫn thấp hơn
mức lãi suất thị trường nhưng phải được điều chỉnh theo từng thời kỳ nếu không sẽ
thực sự là gánh nặng quá lớn cho NSNN và NHPTVN không thể đạt được mục tiêu
tự chủ về tài chính.
1.2. NHPTVN nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư bằng cách đề xuất các chế
tài tín dụng thích hợp.
- Việc mức lãi suất giữ một khoảng cách xa so với lãi suất của hệ thống
NHTM nên quy định mức lãi suất phạt quá hạn đối với chủ đầu tư không hoàn
thành nghĩa vụ trả nợ bằng 150% lãi suất trong hạn trở thành một quy định thiếu
thuyết phục. Vì lãi suất quá hạn 150% vẫn thấp hơn lãi suất cho vay trong hạn tại
các ngân hàng thương mại. Chủ đầu tư sẽ thà chịu lãi phạt còn hơn trả nợ. Trong
Vò §øc Linh 15
Bài tiểu luận
tương lai, NHPTVN cần có các biện pháp chế tài tín dụng với liệu pháp mạnh để
nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư. NHPTVN cần đề xuất với Chính phủ cơ chế
nâng lãi suất phạt nợ quá hạn – đây là một trong những liệu pháp tiên quyết để ngăn
chặn tâm lý chiếm dụng vốn giá rẻ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy lãi suất phạt quá
hạn nguồn vốn ODA vay của Kho bạc Pháp tài trợ cho các dự án cấp nước đô thị:
Lãi suất cho vay rất ưu đãi (1%/năm) nhưng phần lãi suất phạt quá hạn rất nặng
(cộng thêm 05 lần lãi suất trong hạn). Với lãi suất phạt nặng như vậy các đối tác vay
vốn không thể tồn tại ý định chiếm dụng vốn, thậm chí ý thức sử dụng vốn vay cũng
phải tính toán kỹ lưỡng.
- Ưu đãi về đảm bảo nợ vay, các chủ dự án, chủ doanh nghiệp vi phạm hợp
đồng tín dụng, mất uy tín trong quan hệ vay trả sẽ không còn được hưởng tối đa các
quyền ưu đãi về điều kiện đối với tín dụng nhà nước, đặc biệt là điều kiện bảo đảm
nợ vay. Tuỳ từng mức độ vi phạm, chủ dự án, chủ doanh nghiệp phải chịu trách

nhiệm bảo đảm các món nợ bằng tài sản khác cao hơn so với mức quy định tối thiểu
hiện nay.
- Ưu đãi về việc cấp vốn tín dụng cho các dự án mới hoặc mở rộng.
Các chủ đầu tư, tuỳ theo mức độ vi phạm, chủ dự án, chủ doanh nghiệp phải
chịu trách nhiệm bảo đảm các món nợ bằng tài sản khác cao hơn so với mức quy
định tối thiểu. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ không được tiếp tục xem xét
đầu tư mới, đầu tư mở rộng và bảo lãnh tín dụng nếu vi phạm các cam kết tín dụng
trước đây.
- Chịu sự kiểm soát đặc biệt của NHPTVN trong quá trình sử dụng vốn vay và
quản lý nguồn thu từ dự án.
1.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Để quá trình thẩm định diễn ra một cách bài bản hơn, NHPTVN cần thực hiện các
biện pháp sau:
- Hiện đại hóa quy trình thẩm định dự án: phần mềm ứng dụng phục vụ công tác
thẩm định dự án cần có chức năng phân tích tài chính, liên kết các dữ liệu và được
triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý tín dụng càn thiết.
- Thẩm định dự án bao gồm nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đòi hỏi cán
bộ phải am hiểu kiến thức sâu rộng, luôn tìm hiểu cập nhật những kiến thúc mới.
Do vậy, cần bố trí cán bộ thẩm định là những người có trình độ, có kinh nghiệm,
đạo đức làm việc. Ngòai ra, thường xuyên tổ chức các lớp, hội thảo để các cán bộ
trao đổi kinh nghiệm học tập lần nhau.
Vò §øc Linh 16
Bài tiểu luận
- Sau khi cho vay không có nghĩa quá trình thẩm định đã hòan tất, tùy theo sự
nghiêm trọng và tính cấp thiết của từng dự án, NHPTVN phải thường xuyên tiến
hành quá trình tái thẩm định để đánh giá hiệu quả dự án cũng như có các biện pháp
xử lý kịp thời.
1.4. Tăng cường giám sát khách hàng vay, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ
Sau khí cấp tín dụng cho khách hàng, NHPTVN cần theo dõi, giám sát chặt chẽ
việc sử dụng tiền của khách hàng đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích và

tuân thủ các điều kiện về đảm bảo tiền vay. Cán bộ tín dụng cần phải đánh giá ngay
độ an toàn của khoản vay khi thấy khách hàng có những biểu hiện:
- Trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng giảm sút trong khi hàng tồn kho có sự
gia tăng đáng kể.
- Sự thay đổi ban lãnh đạo doanh nghiệp, thay đổi chế độ tài chính trong doanh
nghiệp, có sự sắp xếp, cổ phần hoá, giải thể hay sáp nhập….
- Các thảm hoạ thiên tai xảy ra như bão lụt, hạn hán
- Xuất hiện các tranh chấp về vật bảo đảm có liên quan đến các chủ nợ khác của
người vay.
- Có những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp như tỷ lệ nợ trên
vốn chủ sở hữu, khả năng thanh khoản hay mức độ hoạt động (tỷ lệ doanh thu trên
hàng tồn kho).
- Có độ chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với dự kiến khi
khách hàng xin vay
- Có các thông báo kiện tụng, sự thiếu nợ thuế hay sự vi phạm các luật lệ khác
của người đi vay…
1.5. Xây dựng hệ thống giám sát và quản trị rủi ro phù hợp với chuẩn mực
quốc tế.
Muốn xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro đủ mạnh trước hết NHPTVN cần
phải thực hiện các bước sau:
- Xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng trong cho vay đầu tư và
quản lý rủi ro tín dụng
- Bên cạnh đó, lịch sử quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với ngân hàng cũgn là
một trong những yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng khách hàng. Các chỉ tiêu mà
ngân hàng thường chú ý là tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần khách hàng được
gia hạn nợ, giãn nợ, số lần chậm lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi…
Vò §øc Linh 17
Bài tiểu luận
1.6. Tăng cường công tác Marketing ngân hàng

Dù được tổ chức lại trên cơ sở Quỹ HTPT nhưng NHPTVN vẫn là ngân hàng ít
được biết đến ngay trong nước. Để phục vụ chính sách tín dụng đầu tư của Nhà
nước, NHPTVN cần phải tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu chính
sách tín dụng đầu tư mạnh mẽ hơn nữa. NHPTVN cần nhanh chóng xoá bỏ tư tưởng
bao cấp ỷ lại ngồi chờ dự án, chờ khách hàng, thay bằng phong cách chủ động đến
với khách hàng, hướng dẫn khách hàng, tìm hiểu mặt mạnh, mặt yếu của khách
hàng để có khả năng đánh giá, tư vấn khách hàng các giải pháp về vốn, công nghệ,
nghiệp vụ nâng cao hiệu quả kinh doanh. NHPTVN có thể quảng bá chính sách tín
dụng đầu tư một cách toàn diện qua nhiều phương thức như: quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng, phát hành tờ rơi giới thiệu về NHPTVN, tận dụng
các hội nghị xúc tiến, thu hút đầu tư của Chính phủ, qua website khi ngân hàng đã
xây dựng được một trang web riêng cho mình, qua tổ chức hội thảo, diễn đàn hoặc
tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ. NHPTVN cũng cần đẩy mạnh việc tham gia
vào các tổ chức tài chính trong nuớc và quốc tế nhằm tăng cường sự hợp tác, huy
động các nguồn lực và tiếp nhận chuyển giao công nghệ.
Trên cơ sở công tác marketing ngân hàng được thực hiện tốt, NHPTVN sẽ cải
thiện được chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động và đưa ra
các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
1.7. Triển khai khẩn trương các nghiệp vụ hoạt động thanh toán của ngân hàng
Thanh toán là hoạt động nghiệp vụ bất kỳ ngân hàng nào cũng phải thực
hiện. Trước đây tồn tại dưới hình thức là Quỹ HTPT, hoạt động thanh tóan được
tiến hành thông qua các NHTM, khi chuyển đổi sang mô hình ngân hàng, NHPTVN
mới dần triển khai nghiệp vụ thanh toán trong nước vào cuối năm 2006. Đối với
nghiệp vụ thanh toán quốc tế, NHPTVN đang nghiên cứu mô hình và xây dựng
chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cũng như chuẩn bị về công nghệ. Trước mắt,
NHPTVN xác định thực hiện thanh tóan quốc tế qua Ngân hàng Công thương Việt
Nam. NHPTVN cần hoàn thiện quy trình thanh toán trong nước và chuẩn bị các
điều kiện để sẵn sàng có thể đủ các yếu tố để tự làm nghiệp vụ thanh tóan quốc tế
như các ngân hàng lớn trong nước để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát dòng
tiền đối với tín dụng đầu tư và hỗ trợ công tác thu hồi nợ vay.

1.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để có thể xây dựng được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cao trong hoạt động
của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng đầu tư nói riêng, NHPTVN
Vò §øc Linh 18
Bài tiểu luận
cần lựa chọn và thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng đẩy đủ các yêu
cầu sau:
- Kiến thức chuyên môn vững vàng, thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức
mới đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc và sự tiến bộ không ngừng của xã
hội, có khả năng phân tích, thu thập thông tin, có bản lĩnh vững vàng.
-Trang bị cho các cán bộ các kiến thức liên quan tới nhiều lĩnh vực như đầu tư
xây dựng, định giá tài sản, kinh doanh bất động sản…
- Đào tạo về ngoại ngữ, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ để có
thể làm chủ được công nghệ, làm chủ kiến thức rộng lớn.
- Có những đãi ngộ thích hợp như tiền thưởng, chế độ đào tạo…đối với cán bộ
làm công tác tín dụng, ngược lại cũng có gắn trách nhiệm của cán bộ đối với hoạt
động tín dụng, đòi hỏi cán bộ phải có ý kiến rõ ràng đối với tình tình huống, đưa ra
các biện pháp xử lý nghiệp vụ và dám chịu trách nhiệm đối với hành động của
mình.
2. Kiến nghị.
2.1. Kiến nghị với Chính phủ
- Nhằm mở rộng quy mô tài trợ tín dụng đầu tư cho các doanh nghiệp và tăng
tốc cải tạo và phát triển hạ tầng công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, đề nghị Chính
phủ cấp bổ sung nguồn vốn điều lệ cho NHPTVN theo đúng kế hoạch đã đề ra.
- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư,
xây dựng cơ bản nhất là những quy định liên quan giải phóng mặt bằng, đấu thầu,
giá vật liệu xây dựng…
- Sớm có hướng giải quyết về các khoản nợ tồn đọng NHPTVN đã nhận bàn
giao nhưng chưa thể xử lý được như dự án đánh bắt thủy sản xa bờ, các dự án hạ
tầng giao thông…

- Nghiên cứu, ban hành Luật về Ngân hàng phát triển.
- Ban hành quy định về đồng tài trợ giữa NHPTVN và các NHTM đối với các
dự án đầu tư phát triển để nâng cao trách nhiệm và vai trò của mỗi bên tham gia vào
hoạt động tín dụng đầu tư.
- Chính phủ cần có các biện pháp phát triển đồng bộ các thị trường có liên quan
đến hoạt động tín dụng đầu tư như thị trường bất động sản, phát triển thị truờng
mua bán nợ, thị trường chứng khoán…
Vò §øc Linh 19
Bài tiểu luận
2.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính
- Bộ Tài chính cần có kế hoạch cấp đủ cho NHPTVN số vốn cấp bù chênh
lệch lãi suất và phí quản lý hàng năm kịp thời.
- Cùng với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính cần bố trí ngân sách cấp hết số
nợ đã khoanh cho NHPTVN để tăng cường năng lực tài chính cho ngân hàng. Bộ
Tài chính cũng đồng thời phải giao kế hoạch trả nợ hàng năm của Bộ Giao thông
vận tải cho NHPTVN thành một chỉ tiêu riêng, tránh để tình trạng trả nợ trì trệ,
chậm trễ như hiện nay.
2.3. Kiến nghị với các NHTM
- Phối hợp chặt chẽ với NHPTVN trong giám sát và kiểm soát hoạt động của
các chủ đầu tư có dự án được tài trợ bởi cả NHPTVN và NHTM.
- Tạo điều kiện cũng như trao đổi kinh nghiệm cho NHPTVN tiếp cận với
các dịch vụ NHPTVN mới triển khai như thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho NHPTVN thu nợ đuợc từ nguồn khấu hao tài
sản cố định của các dự án trong số doanh thu từ hoạt động của dự án mà NHTM
thực hiện việc kiểm soát thanh toán.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng đầu tư mà hiện nay NHPTVN đang đảm nhận có vai trò
quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, hỗ trợ đặc biệt cho quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng đầu tư của
Vò §øc Linh 20

Bài tiểu luận
NHPTVN cần tìm ra một lối đi mới, một hướng phát triển mới để thực sự vươn lên
giữ vai trò là nguồn vốn đầu tàu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có tính thực tiễn và có những đóng
góp vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư tại NHPTVN trong thời
gian tới để NHPTVN thực sự trở thành một kênh cung ứng vốn quan trọng của nền
kinh tế và là một trợ thủ đắc lực của Chính phủ.
Vò §øc Linh 21

×