Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phương pháp định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp.Liên hệ với thức tế các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.75 KB, 29 trang )

Đề án môn học Thẩm định giá
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
Đề án môn học Thẩm định giá
LỜI MỞ ĐẦU
Trước đây, tài sản hữu hình vẫn được coi là nhân tố chính tạo nên giá
trị doanh nghiệp, bao gồm máy móc thiết bị, đất đai, nhà cửa hoặc những
tài sản tài chính khác như các khoản phải thu và vốn đầu tư Các tài sản
này được xác định giá trị dựa trên chi phí và giá trị còn lại thể hiện trên
bảng cân đối kế toán. Tuy các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được sự
hiện diện của tài sản vô hình nhưng giá trị cụ thể của nó là không rõ ràng
và chưa định lượng được. Trong quá trình xác định lợi nhuận và hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính toán chỉ dựa trên các chỉ số như tỷ
xuất sinh lơi đầu tư, vốn chủ sở hữu mà không hề dựa vào các chỉ số liên
quan đến tài sản vô hình
Vài năm trở lại đây, tài sản vô hình ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng của mình, là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị doanh nghiệp và tính cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày
càng lớn trong tông giá trị tài sản của doanh nghiệp
Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng chưa xác định rõ giá
trị thực sự của mình khi bỏ qua giá trị của tài sản vô hình dẫn đến thua thiệt
trong các giao dịch mua bán doanh nghiệp trên thị trường. Và khi hội nhập
WTO, đó thực sự là thách thách rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam
Vì vậy, người thực hiện đề tài “ Phương pháp định giá tài sản vô hình
của doanh nghiệp.Liên hệ với thức tế các doanh nghiệp Việt Nam hiên
nay” mong muốn đưa đến một cái nhìn tổng quát về việc định giá tài sản vô
hình của doanh nghiệp, ứng dụng của các phương pháp đó tại Việt Nam cũng
như hoàn thiện những vấn đề còn thiếu sót.
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
1
Đề án môn học Thẩm định giá


CHUƠNGI :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHUƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
VÔ HÌNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm về tài sản vô hình
-Theo Uỷ ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế, hướng dẫn số 4-
2000:
Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh
tế.Chúng không có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những ưu thế
đối với ngưòi sở hữu, và thuờng sinh ra thu nhập cho nguời sở hữu chúng
-Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04- Tài sản cố định vô hình,
ban hành theo quyết định của Bộ trưỏng Bộ tài chính số 149/2001/QĐ-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2001
Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu
thức ghi nhận tài sản cố định vô hình
1.2. Phân loại tài sản vô hình
Có 2 cách phân loại tài sản vô hình:
-Tài sản vô hình có thể được phân loại theo hình thức xuất hiện như
cách phân loại của Ủy ban Thẩm định giá quốc tế : các quyền, các mối quan
hệ, tài sản sở hữu trí tuệ hay nhóm các tài sản vô hình khác (thường được gọi
là uy tín)
• Các quyền
Mọi doanh nghiệp đều có quyền của mình.Những quyền này có thể tồn
tại theo những điều kiện của một hợp đồng dưới hình thức văn bản hay
không bằng văn bản, là các giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm
quyền cấp, là các hợp đồng thuê mướn, hợp đồng phân phối,hợp đồng
cung cấp hoặc các thỏa thuận đặc quyền khác
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
2

Đề án môn học Thẩm định giá
Giá trị của các quyền phụ thuộc vào những lợi ích tài chính mà nó
mang lại cho doanh nghiệp
• Mối quan hệ giữa các bên
Mọi doanh nghiệp đều phải thiết lập mối quan hệ với các đơn vị, các
chủ thể và các cá nhân bên ngoài khác.Mối quan hệ này có thể không
biểu hiện thành hợp đồng nhưng nó rất quan trong đối với doanh
nghiệp
Ví dụ, các mối quan hệ với lực lượng lao động kết hợp và các khách
hàng đã có, các quan hệ với các nhà cung cấp và các nhà phân phối,
mối quan hệ bên trong giữa các bên…
• Các tài sản vô hình lập thành nhóm
Là giá trị vô hình thặng dư còn lại sau khi tất cả các tài sản vô hình có
thể nhận biết được đã được đánh giá và trừ ra khỏi tông số giá trị tài sản vô
hình, thường được gọi là uy tín.Đặc biệ là đối với những công ty đang làm ăn
phát đạt và có lợi thế kinh doanh.
Tại nhiều thời điểm khác nhau, uy tín là thu nhập tăng thêm cảu một
doanh nghiệp vượt lên trên một mức thu nhập bình thường đối với tài sản
giống như vậy, hoặc giá trị của toàn bộ doanh nghiệp vượt lên và cao hơn
tổng giá trị của những tài sản hợp thành.
Uy tín là tài sản vô hình xuất hiện do sự hợp nhất hoặc được đánh giá
tổng hợp bởi các yếu tố như tên tuổi, tiếng tăm, sự bảo trợ của khách hàng,địa
điểm,sản phẩm và các yếu tố tương tự khác có sinh ra các lợi ích kinh tế
• Tài sản sở hữu trí tuệ
Là những tài sản vô hình không nằm ở dạng vật chất nhưng chúng có
giá trị ( do đó có giá cả) vì chúng có khả năng sinh ra trong tương lai dòng lợi
nhuận dương (>0)
Tài sản sở hữu trí tuệ là một loại đặc biệt của tài sản vô hình, nó thường
được pháp luật bảo vệ khỏi những sự sử dụng trái thẩm quyền của những
người khác. Ví dụ như : tên nhãn hàng hay nhãn hiệu thương mại, bản quyền,

SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
3
Đề án môn học Thẩm định giá
bằng sáng chế, các bí quyết thương mại hay bí quyết kinh doanh và nhiều tài
sản khác
-Tài sản vô hình cũng có thể được phân loại theo tính chất
• Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng, bí
mật kinh doanh.
• Bản quyền tác giả
• Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, đặc điểm nhận dạng
sản phẩm.
• Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng.
• Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự
báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật.\
• Các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh
doanh ).
1.3. Những đặc điểm chủ yêu cầu chủ yêu của tài sản vô hình
Tài sản vô hình là những tài sản có giá trị lớn, thời gian hữu ích lâu dài,
có hình thái biểu hiện rất đa dạng, nền kinh tế thị truờng càng phát triển thì
chủng loại của tài sản vô hình càng phong phú.Tài sản vô hình cón những đặc
điểm chủ yếu sau đây :
Một là , có hình thái không rõ rang. Có loại đựoc thể hiện bằng hình
thái cụ thể như : nhãn hiệu thuơng mại, bằng sang chế… nhưng có loại lại
hoàn toàn vô hình, ví dụ như : uy tín trên thị truờng, long trung thành mến
mọ của khách hang và các mối quan hệ kinh doanhv.v…
Hai là, có tính mơi : là một kỹ thuật mới ,một sang chế mới mà không
sao chép của các tác giả truớc.Tính mới là nét đặc trưng của mặt hang trí tuệ,
buộc các tác giả mặt hang trí tuệ mới phải đông não nhiều dể làm ra và phải
làm đuợc truớc nguời khác, vì có những tình huớng có nhiều tác giả làm việc
ở những địa điểm khác nhau, nhưng trong cùng một thời gian đã phát hiện ra

kỹ thuật mới.
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
4
Đề án môn học Thẩm định giá
Ba là, việc xác định giá trị rất phức tạp. Có loại có thể đinh giá và mua
bán được, ví dụ như : bản quyền, phát minh sang chế, chi phí thanh lập, vị trí
kinh doanh… Giá trị của nhưng tài sản cố định vô hình này đuợc thể hiện
bằng những khoản chi phí để mua tài sản đó thong qua văn bản sở hữu đuợc
pháp luật thừa nhận như kế uớc, giấy chưng nhận sở hữu,hợp đồng…Bên
cạnh đó, có những tài sản vô hình vô giá về giá trị, ví dụ như chữ tín trong
kinh doanh.Loại tài sản này không thể mua bán đựoc, nó đươc tạo ra bởi sự
cố gắng của tập thể lãnh đạo và công nhân toàn doanh nghiệp.Giá trị của tài
sản này không thể đo đếm đựoc nhưng nó đựoc thể hiện ở khả năng sinh lời
của doanh nghiệp
Bốn là , tồn tại sự hào mòn vô hình của tài sản cố định vô hình. Đối với
tài sản cố định hữu hình thì có hai hình thức hao mòn là hao mòn vật lý ( phụ
thuộc vào mức độ sử đụng hoặc bị môi truờng thiên nhiên phá huỷ) và hao
mòn vô hình (do tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên nhũng tài sản hiện tại bị mất
giá). Còn đối với các tài sản cố định vô hình, chỉ có một hình thức biểu hiện
hao mòn- đó là hao mòn vô hình của những tài sản vô hình. Sưk bùng nổ kỹ
thuật, sự canh tranh quyết liệt trên thuơng truờng và những yếu tố khác đã dẫn
đến sự mất giá nhanh chónh cảu một tài sản cố định vô hình nào đó
Ví dụ : Một khách sạn A đang đông khách hoạt động nhộn nhịp vì hiện
đang nằm ở vị trí trung tâm thành phố và gần nhà ga trung tâm, nhung đến
một ngày nào đó, do sự quy hoạnh xây dựng lại, trung tâm thành phố và nhà
gat rung tâm được chuyển đến một địa điểm khác. Khi đó, khách sạn A sẽ trở
nên vắng khách và bị mất giá. Đó là biểu hiện hao mòn vô hình của tài sản cố
định vô hình
Năm là , thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản cố định vô hình
thuờng là một đại luợng biến đổi, không cố định, có thể dài ngắn khác nhau,

nhưng không phải là vô hạn định. Các sản phẩm trí tụê, bản quyền… có tính
thời gian vì khoa học kỹ thụât ngày nay biến chuyển rất nhanh
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
5
Đề án môn học Thẩm định giá
Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị truờng là một cuộc đua không có
đích cuối cùng và không có nguời chiến thắng mãi mãi. Nhãn hiệu A ngày
hôm nay đuơc khách hang ưa chuộng nhưng ngày mai có thể nó phải nguời
lại sự ưa thích đó cho nhãn hiệu B. Ngay cả những nhãn hiệu đã nổi tiếng trên
thuơng truờng nhiều năm như Coca- Cola, Honda một ngày nào đó cũng có
thể bị các nhãn hiệu khác thay thế.Hoặc ví dụ như các phần mềm máy tính
Word Perfect hay Fox-Pro, thời gian truớc đây sử dụng rất nhiều, hiện nay chi
còn rất ít ngưòi sử dụng vì đã có những phần mềm như Microsoft Word hoặc
Microsoft Excel tiện lợi hơn. Đo đó ,các nhà sản xuất và kinh doanh những
phần mềm trên gặp rất nhiều khó khăn.Trái lại, Bill Gate, chủ tịch tập đoàn
Microsoft là nguời sở hữu tác quyền Windows thong dụng trên hầu hết máy
tính hiện nay đã trở thành một trong những nguời giàu nhất thế giới
1.4. Sự khác biệt giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình
Về cơ bản, tài sản vô hình khác tài sản hữu hình ở chỗ chúng không có
hình thái cụ thể tức. Tài sản hữu hình là tài sản có hình thái vật chất cụ thể ,
có thể lượng hóa và có thể xác định được giá trị một cách chính xác. Còn tài
sản vô hình là những tài sản không mang hình thái cụ thể, không thể cầm nắm
được. Tài sản vô hình không thể nhìn thấy được, cảm nhận được bằng mùi vị,
màu sắc nhưng có thể cảm nhận được bằng trực giác. Do những tính chất dặc
thù trên nên tài sản vô hình mang lại những giá trị khác với giá trị sử dụng
thông thường. Dường như giá trị của tài sản vô hình gắn cùng với những yếu
tố thuộc về tâm lý, vì vậy giá trị của tài sản vô hìnhcũng do yếu tố tâm lý chi
phối phần nào.
Điểm khác biệt thứ hai ở đây là về sự khác biệt về hình thức hao mòn
tài sản. Đối với tài sản cố định hữu hình thì có hai hình thức hao mòn là : hao

mòn vật lý ( phụ thuộc vào mức độ sử dụng) hoặc bị môi trường thiên nhiên
phá hủy, và hao mòn vô hình ( do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nên tài sản
hiện tại bị mất giá). Còn đối với tài sản vô hình, chỉ có một hình thức biểu
hiện hao mòn- đó là hao mòn vô hình. Sự bùng nổ kỹ thuật, sự cạnh tranh
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
6
Đề án môn học Thẩm định giá
quyết liệt trên thương trường , và những yếu tố khác đã đẫn đến sự mất giá
nhanh chống của một tài sản vô hình
Thêm nữa, việc xác định giá trị của tài sản hữu hình là khá dễ dàng.
Nguyên giá của tài sản hữu hình hoàn toàn có thể xác định một cách tin cậy
Tuy nhiên, đối với tài sản vô hình thì việc xác định giá trị lại rất phức tạp, với
nhiều các biến số. Đa phần việc xác định giá trị tài sản vô hình mang nặng
yếu tố cảm tính.
Xem xét về mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình,có thể
nói trị vô hình đều được tạo nên từ giá trị hữu hình của sản phẩm và đây cũng
chính là sản phẩm của quá trình sản xuất phát triển tài sản hữu hình của doanh
nghiệp. Như vậy tài sản hữu hình đã gián tiếp tạo ra tài sản vô hình, giá trị vô
hình, chính tài sản hữu hình là nền tảng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình.
1.5. Phương pháp luận thẩm định giá trị tài sản vô hình
Về cơ bản, phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình cũng giống như
đối với tài sản hữu hình. Trên thực tế, thường áp dụng các phương pháp sau
-Phương pháp thẩm định giá dựa trên thu nhập
-Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường
-Phương pháp thẩm định giá dựa trên chi phí
1.5.1. Phương pháp thẩm định giá dựa trên thu nhập
Phương pháp thẩm định giá căn cứ vào thu nhập dựa trên nguyên tắc cơ
bản là giá trị của một tài sản vô hình sẽ được tính ra từ các lợi ích kinh tế ( tức
thu nhâp/ dòng tiền) mà tài sản đó mang lại trong tương lai. Hai cách tiếp cận
thông thường nhất là vốn hóa thu nhập và phân tích dòng tiền chiết khấu

Trong cách tiếp cận vốn hóa thu nhập, một mức thu nhập đại diện được
chia cho một tỷ lệ vốn hóa để chuyển thu nhập thành giá trị.Thu nhập được
phân cho các tài sản vô hình khác nhau, sao cho thu nhập được phân bố cho tất
cả các tài sản riêng rẽ không vượt quá thu nhập có được trên toàn bộ tài sản

SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
7
Đề án môn học Thẩm định giá
Công thức:
V
=
I
R
Trong đó : V là giá trị hiện tại của các lợi ích trong tương lai
I là thu nhập của tài sản
R là tỷ lệ vốn hóa
Trong cách tiếp cận phân tích dòng tiền chiết khấu tương lai hoặc
phương pháp lãi cổ tức, các khoản tiền nhận được sẽ được xác định cho từng
giai đoạn trong những giai đoạn tương lai. Những khoản nhận được này được
chuyển sang giá trị bằng cách áp dụng một tỷ lệ chiết khấu có sử dụng các kỹ
thuật giá trị hiện tại.
.Các phương pháp chiết khấu thường được sử dụng nhất đối với các tài
sản vô hình có đời sống kinh tế hữu hạn thường ngắn hơn đời sống kinh tế
hay đời sống pháp lý của tài sản.
.Các tỷ lệ vốn hóa và tỷ lệ chiết khấu được rút ra từ thị trường và biểu hiện
bằng nhiều yếu tố giá cả (được trích ra từ những dữ kiện giao dịch và kinh doanh
rộng rãi) hay bằng một tỷ lệ lãi (được rút ra từ những đầu tư thay thế)
.Những lợi ích hay thu nhập dự báo được chuyển thành giá trị có sử dụng
các tính toán trong đó xem xét đến tăng trưởng kỳ vọng và thời hạn tồn tại các
lợi ích, đến rủi ro gắn liền với dòng lợi ích và giá trị thời điểm của đồng tiền

1.5.2. Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường
Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường được thực hiện bằng cách
so sánh đối tượng thẩm định giá với các tài sản vô hình hay các lợi ích tài sản
vô hình và các chứng khoán đã được bán trên thị trường mở
Hai nguồn dữ liệu thường được sử dụng nhất là các thị trường trong đó
những lợi ích sở hữu các tài sản vô hình tương tự được kinh doanh, và các
giao dịch trước đó về sở hữu tài sản vô hình đã được tiến hành
Khi áp dụng phương pháp này, cần phải đáp ứng những điều kiện sau :
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
8
Đề án môn học Thẩm định giá
-Cần phải có cơ sở hợp lý dựa vào để so sánh với các tài sản vô hình
tương tự. Những tài sản vô hình tương tự cần nằm trong cùng lĩnh vực công
nghiệp với tài sản thẩm định, hay một ngành công nghiệp đáp ứng được cùng
các thông số về kinh tế. Sự so sánh phải được thực hiện có ý nghĩa và không
gây ra sự nhầm lẫn.
-Dữ liệu của các tài sản vô hình sử dụng để tính toán phải chính xác
-Dữ liệu giá cả phải còn hiệu lực vào thời điểm thẩm định giá và đại diện
cho thị trường vào thời điểm đó
-Tiến hành những điều chỉnh phù hợp để khiến cho tài sản vô hình tương
tự và tài sản vô hình cần thẩm định trở nên dễ so sánh hơn
-Khi sử dụng những giao dịch trước đó trong các tài sản vô hình, cần
thực hiện những điều chỉnh cần thiết đối với sự thay đổi về thời gian, những
hoàn cảnh thay đổi trong nền kinh tế và trong các tài sản vô hình
Phương pháp này tỏ ra ưu việt hơn phương pháp dựa trên chi phí và thu
nhập vì nó có tính khách quan hơn, độ tin cây cao hơn và có những bằng
chứng về giá trị thị trường ( là giá thỏa thuận các bên giao dịch)
Phương pháp này nếu có thể sử dụng được là tốt nhất, tuy nhiên vấn đề là
trong thực tế khó tìm được các cuộc giao dịch về tài sản vô hình tương tự trên
thị trường và các thông tin đáng tin cậy về chúng. Các giao dịch đó thường

tuân thủ các điều khoản không tiết lộ bí mật, và trong các giao dịch có thể có
những vấn đề “ chi phí phụ” đã được tính vào giá đã thanh toán, ví dụ một
hợp đồng phân phối cho một công ty con của người bán, do đó việc tách
riêng các yếu tố giao dịch cụ thể là rất khó thực hiện. Đồng thời, các tài sản
thuộc sở hữu trí tuệ thường là duy nhất nên nẩy sinh khó khăn trong việc tìm
ra mức giá của những tài sản có thể so sánh được với các tài sản thẩm
định.Các lý đó đó gây ra hạn chế khi áp dụng phương pháp này
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
9
Đề án môn học Thẩm định giá
1.5.3. Phương pháp thẩm định dựa trên chi phí
Phương pháp chi phí được thực hiện dựa trên nguyên tắc thay thế.Có
nghĩa là giá trị của một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí khi thay thế tất cả các
bộ phận hợp thành của nó
Trong khi thực hiện phương pháp chi phí, chi phí của từng bước tạo ra tài sản
phải được xác định, kể cả lợi nhuận của các bên khai thác , có sử dụng những
lý thuyết và kiến thức được biết vào thời điểm thẩm định giá
1.6. Phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình
Do sự khác biệt giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình nên việc định
giá tài sản vô hình cũng có những phương pháp riêng biệt nhất định. Các
phương pháp thường đươc áp dụng là phương pháp giá trị tài sản vô hình ,
phương pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp xác định lợi thế doanh
nghiệp
1.6.1. Phương pháp đánh giá giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp
Giá trị vô hình của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận:
-Bộ phận thứ nhất là các chi phí làm tăng giá trị của doanh nghiệp như :
tiền mua bằng sáng chế, phát minh…
-Bộ phận thứ hai là các lợi thế như : uy tín công ty, tín nhiệm của nhãn
mác của sản phẩm doanh nghiệp, địa thế thuận lợi. Những giá trị này nói
chung không thể tính toán một cách trực tiếp được mà chỉ được tính toán một

cách gián tiếp thông qua lợi nhuận hay doanh thu của doanh nghiệp
Tuy giá trị vô hình gồm hai bộ phận như đã nói ở trên, nhưng không thể tính
theo hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp rồi cộng lại để có được giá trị vô
hình của toàn doanh nghiệp. Bởi vì, khi tính theo phương pháp trực tiếp
( cộng các chi phí) thì nói chung giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp chưa
bao gồm giá trị của bộ phận thứ hai. Nhưng khi tính theo phương pháp gián
tiếp ( thông qua lợi nhuận hoặc doanh thu) thì lợi nhuận được tính đã bao gồm
cả hai bộ phận. Nếu đem cộng hai bộ phận tính sẽ bị trùng lặp. Vì vậy nên
chọn một trong hai cách tính theo hai trường hợp:
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
10
Đề án môn học Thẩm định giá
Khi giá trị vô hình của doanh nghiệp được thể hiện chủ yêu dưới dang
có thể tính toán được thì nên dùng phương pháp trực tiếp, tức là cộng các chi
phí lại. Cách này vừa dễ tính, vừa có sức thuyết phục.Tuy nhiên lại có nhược
điểm là không tính hết giá trị vô hình của doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng, giá
trị vô hình của doanh nghiệp luôn luôn biến động , thay đổi bởi những yếu tố
chủ quan và khách quan nên hầu như không thể tính toán một cách chính xác
tuyệt đối. Ví dụ, giá trị vô hình của doanh nghiệp tăng lên nếu sản phẩm của
doanh nghiệp được nhiều người ưa chuộng hoặc Chính phủ vừa quy hoạch
xác định một con đường lớn đi qua mặt tiền của doanh nghiệp…Ngược lại,
giá trị vô hình của doanh nghiệp sẽ bị giảm đi nếu nền kinh tế rơi vào khủng
hoảng hoặc doanh nghiệp bị mắc vào một vụ bế bối tài chính… Vì vậy trong
thực tế không thể tuyệt đối hóa độ chính xác của việc xác định giá trị tài sản
vô hình của doanh nghiệp
Khi giá trị vô hình của doanh nghiệp về cơ bản không được biểu hiện
bằng các chi phí thì cách tốt nhất là áp dụng phương pháp tính gián tiếp.
Gvh = V. (Rdn-Rng)
Trong đó
Gvh : giá trị vô hình của doanh nghiệp

V : giá trị hữu hình ( sau khi kiểm kê, đánh giá lại)
Rdn : tỷ suất lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp trong 3 đến 5 năm
Rnd : tỷ suất lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp cùng ngành
trong thời gian tương ứng (3-5 năm)
VD : Doanh nghiệp A dự định năm 2004 sẽ cổ phần hóa.Biết tỷ suất lợi nhuận
bình quân 3 năm 2001-2003 là 18 %, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các
doanh nghiệp cùng ngành trong 3 năm là 16%. Giá trị hữu hình của doanh
nghiệp sau khi được kiểm kê đánh giá lại là 18 tỷ đồng. Giá trị vô hình này là
Gvh= 18 tỷ . (18%-16%) =360 triêu đồng
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
11
Đề án môn học Thẩm định giá
1.6.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu
Phương pháp dòng tiền chiết khấu định giá doanh nghiệp dựa trên khả
năng sinh lời của DN trong tương lai. Nguyên lý chung của phương pháp
dòng tiền chiết khấu là giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng bằng
cách hiện tại hóa các luồng tiền tự do mà doanh nghiệp dự kiến thu được
trong tương lai theo một tỷ lệ chiết khấu ứng với mức độ rủi ro mà doanh
nghiệp phải gánh chịu.
Công thức :
( ) ( )
n
n
n
t
t
t
i
V
i

CF
V
+
+
+
=

=
11
1
0
Trong đó:
V
0
: giá trị doanh nghiệp
CF
t
: giá trị dòng tiền
V
n
: Giá trị doanh nghiệp ở cuối chu kì đầu tư (năm thứ n)
Sau khi xác định được giá trị của doanh nghiệp thì phần giá trị tài sản vô
hình được xác định bằng cách lấy giá trị của doanh nghiệp trừ đi toàn bộ phần
tài sản hữu hình của doanh nghiệp
1.6.3. Phương pháp xác định lợi thế doanh nghiệp
Phương pháp xác định lợi thế doanh nghiệp được tính bởi công thức sau :
Giá trị lợi thế
kinh doanh của
doanh nghiệp
=

Giá trị phần vốn
nhà nước theo sổ
kế toán tại thời
điểm định giá
x
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn
nhà nước bình quân
3 năm trước thời
điểm xác định giá trị
doanh nghiệp
-
Lãi suất trái phiếu
Chính phủ có kỳ hạn
10 năm trở lên tại thời
điểm gần nhất với thời
điểm xác định giá trị
doanh nghiệp
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
12
Đề án môn học Thẩm định giá
Trong đó:
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn nhà nước
Bình quân 3 năm trước
thời điểm xác định giá trị
doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề
trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
=

x 100%
Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3 nămliền kề
trước thời điểm xác định giá trị DN
1.7. Các bước tiến hành xác định giá trị tài sản vô hình
Bước 1: Kiểm tra tính pháp lý của tài sản
Trước khi xác định giá trị tài sản vô hình cần phải xác định rằng tài sản
này đã được đăng ký giá trị và được bảo hộ bởi đơn vị nào hay chưa? Tài sản
này sau khi đăng ký giá trị sẽ được bảo hộ như thế nào, trong thời gian bao
lâu và phí bảo hộ bao nhiêu, vì nếu việc xác định giá trị được hoàn tất, mà tài
sản không được bảo vệ thì tài sản đó không còn ý nghĩa.
Bước 2: Xác định hoàn cảnh cụ thể
Đặt ra các giả định và giả thiết ban đầu trước khi đi vào tính toán cũng
như lựa chọn phương pháp xác định giá trị của tài sản.
Bước 3: Thu thập thông tin liên quan
Thu thập thêm thông tin liên quan bổ sung cho quá trình định giá, có
thể gồm những nội dung sau:
- Danh mục tất cả các đối tượng đã có giá trị có liên quan đến tài sản
đang định giá.
-Bản kế hoạch kinh doanh có liên quan khi đưa tài sản này vào sử
dụng, nghiên cứu thị trường cũng như từ các đối thủ cạnh tranh về tài sản này.
-Tập hợp các đánh giá khách quan từ những cá nhân độc lập, từ các
chuyên gia
-Các vụ kiện tụng hoặc những vụ tranh chấp có liên quan.
-Tổng hợp các dữ liệu hay số liệu thống kê về kinh tế, về các ngành
nghề mà tài sản này có liên quan.
-Thông tin chi phí liên quan đến việc tạo ra hoặc phát minh ra tài sản
này.
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
13
Đề án môn học Thẩm định giá

-Các thông tin khác.
Bước 4: Tập hợp từ đội ngũ chuyên viên đánh giá
Tìm hiểu từ giới chuyên môn về luật pháp có liên quan đến việc đăng
ký và bảo hộ giá trị của tài sản sau định giá, nhận thức ban đầu về mức độ độc
quyền của tài sản, sự hiểu biết về công nghệ kỹ thuật đã áp dụng để tạo nên
giá trị thực của tài sản. Từ những hiểu biết này, các nội dung cần được tập
hợp để làm cơ sở định giá theo khía cạnh chuyên môn.
Bước 5: Nghiên cứu kỹ về tài sản vô hình
Tiến hành nghiên cứu kỹ về tài sản vô hình, cần có sự hiểu biết về tên
người tạo ra, tài sản thuộc nhóm nào, tính chất riêng có của tài sản để xác
định được thời gian hữu dụng dự kiến của tài sản.
Bước 6: Nghiên cứu về phạm vi của tài sản vô hình
Phạm vi của tài sản vô hình là xác định xem tài sản này sẽ áp dụng đến
những khu vực nào, những khoảng không gian nào, trong vùng điều kiện
nào Và đây là căn cứ quan trong việc tính giá trị của tài sản này.
Bước 7: Trao đổi với luật sư
Xem xét và trao đổi với luật sư có hiểu biết về tài sản này, vì các nhân
tố chi phối theo quy định của pháp luật cũng có ảnh hưởng không kém đến
giá trị của tài sản vô hình sau khi xác định.
Bước 8: Xác định tính hợp lệ của tài sản
Xác định tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản vì nếu trong trường hợp
chúng ta đã mất nhiều thời gian, chi phí liên quan đến định giá và tiến hành
công bố tài sản, tuy nhiên nếu tòa án kết luận rằng, nhà đầu tư tài sản này
chưa đáp ứng đúng các yêu cầu của pháp luật hay luật lệ đặc thù riêng có, thì
tài sản này sẽ tự động mất giá trị toàn bộ.
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
14
Đề án môn học Thẩm định giá
Bước 9: Khoanh vùng tài sản vô hình của chính doanh nghiệp
Do tính chất riêng có của tài sản vô hình là không có hình thái cụ thể.

Do đó, không nên quan niệm đơn giản rằng, doanh nghiệp sở hữu tài sản này
có quyền sử dụng tài sản đó trong thực tế, vì đơn giản, nếu không cẩn thận, tài
sản này có thể sẽ bị sử dụng bởi một ai khác, và tất nhiên, nó sẽ không còn giá
trị. Vậy nên, cần báo với luật sư hoặc nơi có thẩm quyền về sự hiện hữu và
tồn tại của tài sản do chính doanh nghiệp mình nắm giữ.
Bước 10: Xét ngành đăng ký tài sản
Tiếp theo cần xem xét ngành hay lĩnh vực theo đúng quy định để xác
định các tài sản vô hình tương tự đã có giá trị như thế nào, sự khác nhau và
giống nhau cơ bản, làm căn cứ định giá.
Bước 11: Tìm hiểu về tài sản này ở các quốc gia khác
Vì tài sản vô hình thường được tạo ra không chỉ sử dụng trong phạm vi
của doanh nghiệp mà nó sẽ sử dụng ở các khu vực khác hoặc các quốc gia khác
nên cần tìm hiểu mức độ áp dụng đến đâu để có một thông tin chung nhất về
việc sử dụng tài sản, và tài sản sử dụng càng nhiều sẽ có giá trị càng cao.
Bên cạnh việc xem xét thời gian sử dụng của tài sản vô hình theo quan
điểm pháp luật, thì cần phải xem xét việc sử dụng theo khía cạnh kinh tế, kỹ
thuật, xã hội cũng như hoàn cảnh thực tế
Bước 12: Phân tích các tài sản vô hình có trước
Sau khi xác định thời gian, cần phải thu thập và ghi chú lại những
trường hợp đã đăng ký các tài sản tương tự, giá trị là bao nhiêu, để có cơ sở
xác định những điểm khác cơ bản làm căn cứ định giá.
Bước 13: Tìm hiểu và điều tra các vụ kiện có liên quan đến tài sản
Một điều dễ thấy rằng, nếu xác định tài đang có và nắm giữ là do sở
hữu, chưa có bất kỳ vụ kiện nào có liên quan thì tất yếu giá trị tài sản sẽ phải
tăng lên một cách tương ứng.
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
15
Đề án môn học Thẩm định giá
Bước 14: Lựa chọn phương pháp định giá cơ bản
Tùy theo quy định của từng quốc gia, sẽ có phương pháp định giá khác

nhau, và mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định
Bước 15: Xác định đường cầu của tài sản vô hình
Ước tính nhu cầu phát sinh do sử dụng tài sản này để vẽ nên đường cầu
tương ứng.
Bước 16: Xác định điểm cân bằng để tối đa hóa lợi nhuận
Xác định mức giá đơn vị để tối đa hóa lợi nhuận theo các bước sau:
-Trước tiên, tính toán và xác định đường doanh thu biên tế (Marginal
Revenue curve) từ đường cầu đã xác định, điều tra và vẽ được ở bước (15)
trên. Đường MR sẽ mô tả sự thay đổi của tổng doanh thu tạo ra bởi việc bán
thêm một sản phẩm tại một mức giá bất kỳ (unit price).
-Thứ hai, ước tính về số chi phí sẽ phát sinh tại các mức sản xuất sản
phẩm khác nhau và từ thông tin này sẽ vẽ nên đường chi phí biên (Marginal
Cost curve). Thông tin của đường MC có thể được tập hợp từ thông tin kế
toán chi phí và/hoặc từ việc nghiên cứu về kỹ thuật có liên quan đến chi phí
sản xuất sản phẩm.
-Thứ ba, sau khi đã xác định được đường MR và MC khi có tài sản vô
hình thì nhân viên định giá sẽ vẽ được đồ thị để xác định điểm cân bằng trong
tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bước 17: Xác định các nhân tố phụ
Sau khi xác định hoàn tất các nhân tố chính, cần xem xét thêm các yếu
tố khác có thể chi phối đến giá trị của chính tài sản vô hình mà doanh nghiệp
đang nắm giữ. Cụ thể, cần cân nhắc các yếu tố sau đây: (1) tỷ lệ hao mòn của
tài sản theo thời gian, (2) tốc độ phát triển của các yếu tố vi mô và vĩ mô
trong nền kinh tế thị trường, (3) các đối thủ cạnh tranh có liên quan, (4) dòng
tiền mang lại khi sử dụng tài sản trong tương lai.
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50

16
Đề án môn học Thẩm định giá
Bước 18: Tổng hợp quá trình định giá

Sau khi tập hợp toàn bộ thông tin, dữ liệu đã thu thập được, dựa trên
phương pháp định giá, tiến hành tính toán và xác định giá trị tương đối của tài
sản vô hình mà doanh nghiệp nắm giữ, sao cho phù hợp với những chi phí đã
bỏ ra và sẽ mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Bước 19: Lập báo cáo định giá
Tài sản vô hình sau khi có giá trị cụ thể cần phải được lập báo cáo phản
ánh đúng quá trình định giá, các giả định và giả thiết phát sinh, cơ sở tính
toán, các hạn chế hay giới hạn của việc định giá cũng như các kết luận về giá
trị có được. Đồng thời, báo cáo này cũng được gửi cho các cơ quan có chức
năng để công nhận về mặt giá trị và đảm bảo quyền sở hữu, thời hạn bảo hộ
cho chính chủ của doanh nghiệp này.
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
17
Đề án môn học Thẩm định giá
CHƯƠNG II :
LIÊN HỆ VỚI THỰC TẾ CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tình hình chung về định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp ở
Việt Nam
Việc định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
hầu như còn rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều
lúng túng trong việc định giá doanh nghiệp của mình. Có rất nhiều các loại tài
sản thuộc về tài sản vô hình không thể hiện giá trị trên bảng cân đối kế toán
hoặc nếu có thì thể hiện giá trị không đầy đủ như : thương hiệu sản phẩm, đội
ngũ cán bộ nhân viên, trình độ quản trị doanh nghiệp của ban quản lý, các
loại thương quyền mà doanh nghiệp có được hay như bằng phát minh, sáng
chế của doanh nghiệp…Các loại tài sản này thường có giá trị rất lớn đối với
doanh nghiệp, thậm chí trong một số trường hợp còn quyết định sự phát triển
của doanh nghiệp. Không chỉ có các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó
khăn.Ngay cả các doanh nghiệp nhà nước lớn như Vietcombank, Bảo Minh

đều gặp khó khăn trong cổ phần hoá vì không định giá được tài sản vô hình,
trong đó có thương hiệu. Cách đây vài năm, việc hãng Unilever mua lại
thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu đô la Mỹ và Colgate mua Dạ
Lan với giá 3 triệu đô la đã gây xôn xao dư luận.Chính những doanh nghiệp
trên cũng bất ngờ với quyết định mua của Unilever. Trong quá trình định giá
doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã vô tình bỏ qua giá trị thương hiệu- một
giá trị vô hình aquan trọng của doanh nghiệp
Mặc dù Bộ Tài chính đã có quy định công thức tính giá trị lợi thế kinh
doanh của doanh nghiệp nhà nước (dựa vào giá trị tài sản trên sổ sách, tỷ lệ
lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp) nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý và khó
áp dụng
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
18
Đề án môn học Thẩm định giá
Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp nhà nước
lớn trong các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn - ngành mà yếu
tố thương hiệu phụ thuộc vào uy tín, sự cam kết và lòng tin của khách hàng.
Vào thời điểm 1/1/2004, khi tiến hành định giá Vinaconex- một tổng
công ty lớn của Nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa, Bộ Xây dựng đã thống
nhất thuê 2 công ty kiểm toán độc lập vào kiểm toán. Theo đó, Vinaconex có
tổng giá trị tài sản gần 3.700 tỉ nhưng giá trị tài sản vô hình chỉ 6,6 tỉ được
phản ánh trên bảng kế toán, bao gồm giá trị lợi thế kinh doanh 3,1 tỉ và giá trị
thương hiệu 3,5 tỉ. Tổng giá trị tài sản vô hình chưa bằng 1/500 tổng tài sản
doanh nghiệp. Rõ ràng, con số 6.6 tỷ không phản ánh được một cách đầy đủ
phần giá trị vô hình của Vinaconex
Theo kết quả định giá doanh nghiệp bảo hiểm ABC vào thời điểm
31/12/2005, phần giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp này vào khoảng 82
tỷ. Tuy nhiên nếu so trên số tổng tài sản khổng lồ của doanh nghiệp này- trên
14.2 nghìn tỷ thì con số trên thực sự quá nhỏ bé, không phản ánh được vị thế
của doanh nghiệp này.

2.2. Đánh giá hoạt đông định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp ở
Việt Nam
2.2.1.Kết quả
Các giá trị vô hình có đóng góp vào trong giá trị của doanh nghiệp chưa
được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối kế toán hoặc nếu có thì thể hiện giá
trị không đầy đủ như : thương hiệu sản phẩm, đội ngũ cán bộ nhân viên, trình
độ quản trị doanh nghiệp của ban quản lý, các loại thương quyền mà doanh
nghiệp có được hay như bằng phát minh, sáng chế của doanh nghiệp…Các
loại tài sản này thường có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp, thậm chí trong
một số trường hợp còn quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói,
kết quả các hoạt động định giá tài sản vô hình của các doanh nghiệp Việt Nam
chưa đạt hiệu quả cao. Tính chính xác cũng như độ tin cậy cũng như mức độ
bao quát của các hoạt động định giá này là rất thấp .Các giá trị tính toán hầu
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
19
Đề án môn học Thẩm định giá
hết chỉ mang giá trị định tính, cảm quan, chưa phản ánh một cách chính xác
vấn đề
2.2.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong việc định giá tài sản vô hình của các
doanh nghiệp ở Việt Nam
Sở dĩ việc định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt
được những kết quả chính xác là do còn bộc lộ những hạn chế cơ bản sau :
2.2.2.1. Về các quy định của nhà nước
Các quy định về định giá tài sản vô hình của nhà nước vẫn chưa hoàn
chỉnh. Điều kiện và cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa được
thiết lập đầy đủ, đồng bộ còn tồn tại vấn đề bất hợp lý. Theo quy định, giá trị
tài sản vô hình (nếu có) được xác định theo giá trị còn lại hạch toán trên sổ kế
toán. (Có hướng dẫn riêng đối với giá trị quyền sử dụng đất)
Vấn đề ở đây là doanh nghiệp là người quyết định thời gian sử dụng
của tài sản vô hình. Nhà nước không quy định khung thời gian cho việc sử

dụng các loại tài sản vô hình mà chỉ quy định khung thời gian cho việc sử
dụng các loại tài sản hữu hình. Cụ thể, tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC có
ghi rõ: “ Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình
những tối đa không quá 20 năm.”
Từ đó mà nảy sinh những việc làm không thỏa đáng: Tài sản cố định vô
hình đã hết khấu hao, thu hồi đủ vốn nhưng trong thực tế doanh nghiệp vẫn
tiếp tục sử dụng mà lại không đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp
như tài sản cố định hữu hình. Những doanh nghiệp có tỷ trọng giá trị tài sản
vô hình lớn nhưng lại không dùng phương pháp dòng tiền chiết khấu để định
giá. Doanh nghiệp tự quyết định thời gian khấu hao thường quyết định thời
gian khấu hao nhanh, đến cuôi kỳ khấu hao giá trị còn lại trên sổ sách có thể
thấp nhưng giá trị thực tế lại cao.
Và có một thực tế rõ ràng là nhiều doanh nghiệp không tính toán và ghi
chép trên sổ sách kế toán như giá trị thương hiệu, bằng phát minh sáng
chế, và dù muốn thì việc định giá thương hiệu, uy tín, vị trí địa lý, nói
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
20
Đề án môn học Thẩm định giá
riêng và giá trị tài sản vô hình nói chung là một công việc rất phức tạp không
dễ dàng . Không ít trường hợp doanh nghiệp tự đưa ra giá trị tài sản vô hình
nhưng giá trị đó lại không phản ánh hết tiềm năng và khả năng sinh lời do tài
sản vô hình đó mang lại mà mới chỉ dừng lại ở giá gốc, do đó không phản ánh
đúng phần giá trị vô hình của doanh nghiệp
2.2.2.2.Về các phương pháp định giá
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp đặc thù khác nhau được áp
dụng vào việc định giá tài sản vô hình của doanh nghiệp song nhìn chung các
phương pháp này vẫn chưa đươc thực hiện môt cách hiệu quả. Hai phương
pháp được áp dụng chủ yếu vẫn là phương pháp tài sản và phương pháp dòng
tiền chiết khấu. Đối với những doanh nghiệp có giá trị tài sản vô hình thấp thi
việc áp dụng phương pháp tài sản là hợp lý .Tuy nhiên khi đối với những

doanh nghiệp có giá trị tài sản vô hình cao thì việc định giá bằng phương
pháp dòng tiền chiết khấu có phần hợp lý hơn song lại vướng phải những giả
địn, những biến cố không thể lường hết được. Hay ta có thể lấy một phương
pháp đặc thù được sử dụng cho việc định giá giá trị của tài sản vô hình là
phương pháp đánh giá giá trị lợi thế của doanh nghiệp làm ví dụ điển hình.
Lợi thế kinh doanh theo Tiêu chuẩn định giá quốc tế đươc đinh nghĩa
như sau: “ Lợi thế kinh doanh là tài sản vô hình phát sinh như một kết quả cả
danh tiếng, uy tín, lương khách hàng, vị trí,, sản phẩm và những nhân tố
tương tự không được xác định hay định giá riêng biệt nhưng chúng tạo ra
những lợi ích kinh tế”.
Như vậy, lợi thế trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được
hình thành từ nhiều yếu tố như: uy tín, trình độ tổ chức quản lý, vị trí kinh
doanh, thương hiệu
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
21
Đề án môn học Thẩm định giá
Trong đó:
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn nhà nước
Bình quân 3 năm trước
thời điểm xác định giá
trị doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề
trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
= x 100%
Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3
nămliền kề trước thời điểm xác định giá trị DN
Cho đến nay, đây là công thức tính hợp lý nhất cho giá trị lợi thế. Tuy
nhiên, nếu chỉ tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 3
năm thì những biến động lớn trong 3 năm đó do tác động của yếu tố khách

quan chứ không phải yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự
không chính xác trong tính toán. Mặt khác, giá trị lợi thế về bản chất là khả
năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp so với tỷ suất lợi nhuận bình quân
ngành hay là khoản lợi nhuận vượt trội do doanh nghiệp tạo ra so với các
doanh nghiệp khác cùng ngành nghề. Công thức tính toán trên có phần bất
hợp lý vì không thể hiện được bản chất này.
Thêm nữa là công thức trên chi áp dụng được nếu như tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm thẩm định giá
doanh nghiệp lớn hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên
tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.Còn nếu
như nhỏ hơn thì việc xác định kết quả giá trị lợi thế là vô nghĩa
2.2.2.3. Về đội ngũ thẩm định viên
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
Giá trị lợi thế
kinh doanh của
doanh nghiệp
=
Giá trị phần vốn
nhà nước theo sổ
kế toán tại thời
điểm định giá
x
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn nhà nước
bình quân 3 năm trước
thời điểm xác định giá
trị doanh nghiệp
-
Lãi suất trái phiếu Chính
phủ có kỳ hạn 10 năm trở

lên tại thời điểm gần nhất
với thời điểm xác định giá
trị doanh nghiệp
22
Đề án môn học Thẩm định giá
Thẩm định giá là một ngành khá non trẻ, chỉ xuất hiện và phát triển
mạnh mẽ ở nước ta trong khoảng vài năm trở lại đây do vậy còn rất thiếu đội
ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực, trình độ để có thể định giá tài sản nói
chung và tài sản vô hình của doanh nghiệp nói riêng. Các cán bộ thẩm gia
thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam đa phần chưa qua đào tạo chuyên
sâu về định giá doanh nghiệp.Mặt khác, định giá tài sản vô hình của doanh
nghiệp là một công việc rất khó khăn, trừu tượng, đòi hỏi bề sâu kiến thức
cùng bề dày kinh nghiệm cộng thêm hệ thống văn bản chưa hoàn chỉnh nên
dễ đưa ra các kết quả mang tính chủ quan, cảm tính, ảnh hưởng lớn đến kết
quả thẩm định
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
23
Đề án môn học Thẩm định giá
CHƯƠNG III :
HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HIFNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.1.Tầm quan trọng của tài sản vô hình
Ngay từ đâu thế kỷ XX, lý thuyết kinh tế đưong thời đã tiếp cận khái
niệm tài sản vô hình bằng cách nhận diện đuợc giá trị vô hình (intangible
assets) bằng cách nhận diện đựoc giá trị vô hình ( intangible value ) của một
thời sản kinh doanh không trông thấy và không tồn tại dưói dạng vật chất; chỉ
có thể cảm nhận được bằng lý trí, để đặt nền tảng cho khái niệm tài sản vô
hình ra đời.
Ngày nay, khái niệm tài sản vô hình đã trở thành một thực thể khách
quan, tồn tại và hiện hữu trong kế toán thương mại. Tại những quốc gia mà

hiến pháp của họ gắn kết quan hệ thương mại với nền kinh tế thị trường, thì
họ dễ dàng pháp chế hóa giá trị tài sản vô hình một cách minh bạch trong
Luật thương mại của mình
Giá trị vô hình của doanh nghiệp là một đại lượng có thật, có thể tính
toán được và trong nhiều trường hợp nó có giá trị rất lớn, thậm chí lớn hơn rất
nhiều giá trị hữu hình của doanh nghiệp. Theo số liệu của Liên đoàn quốc tế
các nhà kế toán (IFAC), năm 1998 khoảng 50-90% giá trị do một công ty tạo
ra là nhờ vào việc quản trị tài sản vô hình. Như vậy, các tài sản hữu hình chỉ
tạo ra được từ 10- 15% giá trị. Sự chênh lệch này sẽ tiếp tục tăng lên khi nền
kinh tế trí thức ngày càng trở thành một thực thể khách quan. Nếu trong
những năm 1970 tương quan giữa giá trị sổ sách ( căn cứ vào bảng cân đối tài
sản) và giá trị thị trường ( căn cứ vào giá trị cổ phiếu) của một công ty hay
một doanh nghiệp là 1/1, thì hiện nay tương quan là 1/6.
Việc định giá chính xác tài sản vô hình của doanh nghiệp giúp các
doanh nghiệp biết rõ giá trị của mình, giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng
tham gia các hoạt động mua bán, sáp nhập, cổ phần đang diễn ra rất sôi động
SV: Nguyễn Đặng Thái Duy Lớp: Thẩm định giá K50
24

×