Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại BIDV Tây Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.2 KB, 95 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài Chuyên đề Tốt nghiệp này là công trình do em tự
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Mai Hương cùng với sự giúp đỡ của
các anh chị tại BIDV Tây Hồ.
Trong quá trình thực hiện, em có tham khảo một số tài liệu, luận văn tốt
nghiệp và các sách báo có liên quan nhưng không hề sao chép từ bất kỳ một
chuyên đề hay luận văn nào. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và
mọi hình thức kỷ luật của Nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đức Thắng
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 3 năm 2008- 2010 Error:
Reference source not found
Bảng 1.2. Tổng hợp tình hình tín dụng tại Chi nhánh Error: Reference source
not found
Bảng 1.3: Số lượng và quy mô dự án vay vốn tại chi nhánh 2008-2010.Error:
Reference source not found
Bảng 1.4. Bảng tổng hợp phân loại nợ của BIDV Tây Hồ Error: Reference
source not found
Bảng 1.5: Bảng nhu cần điện của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà TĩnhError:
Reference source not found
Bảng 1.6: Bảng phân tích độ nhạy như sau. .Error: Reference source not found
Bảng 1.7: Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng. .Error: Reference source not found
Bảng 2.1: Chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án khi mở rộng Error: Reference


source not found
Bảng 2.2: Bảng phân tích độ nhạy 2 chiều Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ1.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Tây Hồ: Error: Reference source not
found
Sơ đồ 1.2: Quy trình đánh giá rủi ro tại chi nhánh Tây Hồ Error: Reference
source not found
Sơ đồ 2.1:Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Error: Reference source not found
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, thẩm
định dự án là nghiệp vụ nền tảng, nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Xu thế toàn cầu hóa cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cho toàn bộ
nền kinh tế nói chung, hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Chúng ta
từng bước thực hiện cam kết mở cửa, các ngân hàng thương mại nước ngoài
với tiềm lực tài chính và lịch sử lâu đời sẽ vào hoạt động tại Việt Nam, đặt
ngân hàng trong nước vào môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn, cơ hội nhiều
nhưng thách thức cũng không nhỏ, nguy cơ rủi ro đối với các đề xuất vay vốn
cũng vì thế mà tăng lên. Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn đã và
đang trở thành một hoạt động không thể thiếu trong công cuộc quản lý của
ngân hàng thương mại.
Là một Chi nhánh mới thành lập, ngay từ những ngày đầu hoạt động,
công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại BIDV Tây Hồ được ban
lãnh đạo cùng các cán bộ Chi nhánh quan tâm thực hiện, đã đạt được những
kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển Chi nhánh, tuy nhiên vẫn có
những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện và phát huy hiệu quả hơn nữa.

Trước thực tế đó, em đã chọn đề tài: “Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm
định dự án vay vốn tại BIDV Tây Hồ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp, qua
việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng quản lý rủi ro trong thẩm định dự án tại
BIDV Tây Hồ, đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác này.
Kết cấu chuyên đề gồm 2 chương.
Chương I. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự
án vay vốn tại BIDV chi nhánh Tây Hồ
Chương II. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong
thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh BIDV Tây Hồ.
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Qua 3 tháng thực tập tại BIDV Tây Hồ, được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cán bộ trong Chi nhánh, đặc biệt là các anh chị trong Tổ Quản trị tín
dụng, cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Mai Hương, em đã hoàn
thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG CỤNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV CHI NHÁNH TÂY HỒ
1.1.Giới thiệu về chi nhánh Tây Hồ
1.1.1.Quá trình hình thành phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT&PT) được thành lập
theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ.
Quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của BIDV luôn gắn liền
với từng giai đoạn lịch sử của đất nước, trong hơn 50 năm hoạt động BIDV là
một trong những ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và

phục vụ đầu tư phát triển.
BIDV đang tích cực mở rộng thị trường, khai thác các thị trường tiềm
năng, nắm bắt cơ hội kinh tế mở ra khi Hà Nội mở rộng địa giới, năm 2008
BIDV đã khai trương liên tục 5 chi nhánh trong vòng chưa đầy 2 tháng -
khẳng định quyết tâm chiếm lĩnh thị phần tại Hà Nội. Một trong 5 chi nhánh
đó là BIDV Tây Hồ.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tây Hồ được tách ra từ Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Nội, căn cứ theo quyết định số
717/QĐ-HĐQT ngày 19/9/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV về việc
mở chi nhánh Tây Hồ.
Một số thông tin chính về ngân hàng:
• Tên Ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Tây Hồ.
• Tên giao dịch quốc tế: BANK FOR INVESTMENT AND
DEVELOPMENT OF VIET NAM - TAY HO BRANCH.
• Điện thoại: (04)3.7285255.
• Trụ sở chính: số 278 Thụy Khuê - quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
1.1.2.Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức là một trong những công cụ để thực hiện nhiệm vụ, mục
tiêu chiến lược của tổ chức. Việc xây dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định phần lớn sự thành bại của tổ chức.
Theo cách phân chia tổ chức thành các bộ phận, BIDV Tây Hồ được tổ
chức theo cơ cấu chức năng, gồm: 10phòng/tổ và một quỹ tiết kiệm, thực hiện
các chức năng nhiệm vụ cụ thể, có mối liên hệ chặt chẽ, hợp tác với nhau
trong việc hướng tới thực hiện mục tiêu chung của toàn chi nhánh và của cả
hệ thống NHĐT&PT.
Sơ đồ1.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Tây Hồ:

Đứng đầu mỗi phòng/tổ là các trưởng phòng/tổ trưởng, có trách nhiệm
quản lý trực tiếp trong lĩnh vực mình phụ trách, đồng thời tham mưu, đề xuất
ý kiến lên Ban Giám đốc các chính sách, biện pháp cho hoạt động của bộ
phận mình cũng như cho toàn Chi nhánh.
1.1.3.Các hoạt động
1.1.3.1.Tình hình hoạt động huy động vốn
Chi nhánh BIDV Tây Hồ thực hiện huy động vốn bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của pháp luật dưới các hình
thức sau:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, và các tổ chức tín dụng khác
dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền
gửi khác.
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống
đốc Ngân hàng Nhà Nước chấp thuận.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và Tổ
chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN
Với vị trí và uy tín đã tạo dựng được, Chi nhánh đã hoàn thành tốt công
tác huy động vốn theo kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm
và đều đạt vượt mức kế hoạch, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao. Cơ cấu
nguồn vốn: giảm dần tiền vay của các tổ chức tín dụng, tiền gửi tổ chức kinh
tế gia tăng, tiền gửi dân cư giảm.
Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng trong 3 năm vừa qua được thể
hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 3 năm 2008 - 2010

Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Nguồn vốn huy
động
5.882.721 7.048.924 8.471.190
1.Tiền gửi tổ chức 3.895.979 5.102.837 6.555.947
VNĐ 3.756.038 4.787.266 5.332.700
Nguyên tệ quy đổi 139.941 315.571 1.223.247
2.Tiền gửi tiết
kiệm
1.546.280 1.770.115 1.522.460
VNĐ 954.058 1.067.217 828.152
Nguyên tệ quy đổi 592.222 702.898 694.308
3.Kỳ phiếu, trái
phiếu
440.462 175.972 392.783
VNĐ 107.435 1.497 381.813
Nguyên tệ quy đổi 333.527 174.475 10.970
Nguồn: Phòng nguồn vốn Ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Tây Hồ
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn huy động của ngân hàng
trong những năm qua tăng nhanh, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Lượng vốn huy động tăng lên cả về số tương đối:
Năm 2009 tăng 19,82% so với năm 2008
Năm 2010tăng 20,17% so với năm 2009
1.1.3.2.Tình hình hoạt động tín dụng

Năm 2010, trong điều kiện lãi suất huy động có xu hướng ngày càng
tăng và lãi suất cho vay không tăng theo chính sách của Chính phủ (kiềm chế
giảm phát) gây sức ép gia tăng về tín dụng của ngân hàng. Sức ép này ngày
càng cao khi có chính sách kích cầu và hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.
Trong hoàn cảnh đó, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đạt được
những thành tích đáng ghi nhận, hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản đã đề ra.
Bảng 1.2. Tổng hợp tình hình tín dụng tại Chi nhánh
Đơn vị: Số tiền : triệu đồng
Tỷ trọng : %
CHỈ TIÊU
NĂM 2009 NĂM 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng dư nợ 372.558 760.810
1. Theo thời gian 372.558 100 760.810 100
• Ngắn hạn
300.088 80,55 517.762 68,05
• Trung hạn
45.572 12,23 135.685 17,84
• Dài hạn
26.898 7,22 107.364 14,11
2. Theo TPKT 372.558 100 760.810 100
• Quốc doanh
118.867 31,91 179.474 23,59
• Ngoài QD
253.691 68,09 581.336 76,41
3. Theo loại tiền vay 372.558 100 760.810 100
• VNĐ
350.389 94,05 681.510 89,58
• USD
13.014 3,49 71.476 9,43

• EUR
9.155 2,46 7.554 0,99
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009 – 2010 của BIDV Tây Hồ
• Tổng dư nợ
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Tổng dự nợ tín dụng năm 2010 đạt 760.810 triệu đồng hoàn thành
126,8% kế hoạch TW giao (TW giao đầu năm là 600.000 triệu đồng) và
101,44% kế hoạch điều hành của Chi nhánh (750.000 triệu đồng), tăng trưởng
104,21% so với cuối năm 2009.
Nguyên nhân là từ cuối năm 2009, chính sách tiền tệ của NHNN bắt
đầu có sự chuyển hướng, từ thắt chặt sang dần nới lỏng. Cùng với chủ trương
kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng trên là một yếu tố
tạo điều kiện để tín dụng tăng trưởng mạnh trong năm 2010. Đặc biệt, tháng
2-2010, Chính phủ bắt đầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách hỗ trợ
lãi suất là một trọng tâm. Đây là chính sách chưa có trong tiền lệ, tạo điều
kiện thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt
hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn).
Kết quả thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo QĐ131/QĐ, QĐ443/QĐ
của Chính phủ tại Chi nhánh tính đến thời điểm 31/12/2010:
- Tổng doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất đạt: 819 tỷ đồng, dư nợ cho
vay hỗ trợ lãi suất: 453 tỷ đồng (chiếm 63% tổng dư nợ tín dụng).
Trong đó: Ngắn hạn: 331 tỷ đồng (19 Doanh nghiệp)
Trung, dài hạn: 122 tỷ đồng (11 Doanh nghiệp)
- Tổng số tiền lãi hỗ trợ lãi suất đã thực hiện hỗ trợ cho khách hàng:
9.400 triệu đồng.
• Cơ cấu dư nợ
Cơ cấu theo kỳ hạn
Cho vay tại Chi nhánh chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn. Năm

2009, dư nợ ngắn hạn đạt: 300.088 triệu đồng, chiếm 80,55% tổng dư nợ; đến
năm 2010 đạt 517.762 triệu đồng, chiếm 68,05% tổng dư nợ.
Dư nợ ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, các
khoản vay này hàm chứa ít nguy cơ rủi ro hơn so với các khoản tín dụng trung
và dài hạn (khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên), do đó giống như các
ngân hàng khác, Chi nhánh hướng tới một tỷ lệ dư nợ ngắn hạn cao hơn so
với trung và dài hạn.
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Một nguyên nhân khác là nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu
là ngắn hạn, cùng với quy định bắt buộc của NHNN về tỷ lệ tối đa của nguồn
vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với NHTM là
30% (Theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN) nên dư nợ tín dụng ngắn hạn
của Chi nhánh cao hơn trung và dài hạn.
Cơ cấu theo TPKT
Phân loại theo TPKT, khách hàng của Chi nhánh được chia ra thành 2
khu vực: khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh.
Định hướng phát triển của Chi nhánh là tập trung vào nhóm khách hàng
ngoài quốc doanh, đây là nhóm khách hàng năng động hơn, khả năng cạnh
tranh cao hơn trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Dư nợ của Chi
nhánh chủ yếu là cho khu vực ngoài quốc doanh, chiếm 68,09% dư nợ của
năm 2009 và tăng lên là 76,41% trong năm 2010 và mục tiêu đến năm 2011
con số này tăng lên là 83%.
Cơ cấu theo loại tiền vay
Theo loại tiền vay thì dư nợ của Chi nhánh phần lớn là cho vay bằng
VNĐ (chiếm khoảng 90% tổng dư nợ) thêm vào đó, Chi nhánh còn cho vay
bằng ngoại tệ (USD và EUR). Năm 2010, dư nợ cho vay bằng VNĐ và USD
có xu hướng tăng lên, dư nợ cho vay bằng EUR giảm xuống.
Do khách hàng của Chi nhánh có thị trường hoạt động chủ yếu là nội

địa, tỷ lệ khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu ít. Mặt khác, năm 2010 là
năm thị trường ngoại tệ có sự biến động mạnh, diễn biến khó lường nên các
DN chủ yếu tập trung vay VNĐ. Định hướng phát triển thời gian tới của CN
là tiếp cận các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu lớn, đây là điều kiện
thu hút nguồn ngoại tệ cho Chi nhánh, cũng là điều kiện để phát huy mảng
kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh nhằm tận thu dịch vụ.
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
8
Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: TS. Trn Mai Hng
1.1.3.3 Hot ng dch v khỏc:
- Hot ng thanh toỏn thanh toỏn quc t: Chi nhánh Tõy H luôn chú
trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa
làm công tác xuất nhập khẩu. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trởng, thu phí
dịch vụ tăng đều tăng qua các năm
- V hot ng thanh toỏn trong nc, Ngõn hng u t & Phỏt trin
chi nhỏnh Tõy H ó y mnh tp trung phỏt trin mng dch v ngõn hng
in t to iu kin y nhanh tc thanh toỏn, cỏc giao dch chuyn tin
n t TCTD trong nc c thc hin ngay trong ngy. Nh nõng cp h
thng thanh toỏn, trin khai d ỏn hin i húa Ngõn hng, tc thanh toỏn
c nhanh chúng an ton chớnh xỏc, dch v thanh toỏn trong nc phn no
ó ỏp ng c nhu cu iu chuyn vn nhanh, s dng vn linh hot ca
Ngõn hng, ỏp ng c nhu cu thanh toỏn nhanh ca khỏch hng, lm tng
tc chu chuyn vn trong nn kinh t.T nm 2004 n nay, doanh s
thanh toỏn trong nc ngy cng tng lờn:
- Hot ng phỏt trin sn phm dch v: hin i húa v tng
cng tớnh cnh tranh, nhng nm qua chi nhỏnh đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có nh: Bảo lãnh, thanh toán Quốc
tế, đại lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối,
Ngân hàng phục vụ dự án
1.1.4.ỏnh giỏ kt qu hot ng kinh doanh ca chi nhỏnh

Vn huy ng ca chi nhỏnh liờn tc tng qua cỏc nm, nhng c cu
ngun vn cha t c mc hp lý cn thit v thiu tớnh n nh. Cỏc hỡnh
thc huy ng vn cha thc s a dng v phong phỳ nh nhiu i th
cnh tranh khỏc.
Cỏc sn phm dch v mi trin khai chm v thiu tớnh ng b, ch
yu vn l nhng sn phm truyn thng, khụng to c s khỏc bit i
vi cỏc i th cnh tranh. Cha cú nhiu sn phm mang hm lng
cụng ngh cao.
SV: Nguyn c Thng Lp: Kinh t u t 49B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Công nghệ hiện đại sử dụng tại chi nhánh còn chưa hoàn thiện và ổn
định.
Nghiệp vụ marketing tại chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao. Các hình thức
quảng bá như tìm hiểu tâm lý khách hàng chưa thực sự được chú trọng. hoạt
động tiếp thị tín dụng khách hàng chưa thực sự quyết liệt
Lãi suất huy động chưa được đa dạng hóa, không thực sự linh hoạt.
Tuy rằng tổng dư nợ tín dụng ngày càng tăng, nhưng việc đầu tư vốn
chưa có chiều sâu. Các hoạt động tín dụng mới chỉ dừng lại ở một số hoạt
động thông thường như cho vay đối với dân cư, các tổ chức kinh tế…
Chưa có nền khách hàng thực sự bền vững và có tính lâu dài, toàn diện.
Với sự tích cực, nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên Chi
nhánh cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban Lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trong suốt những năm qua chi nhánh đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại hạn chế . Từ những
kết quả đã đạt được và những mặt chưa đạt được, Chi nhánh rút ra bài học
kinh nghiệm như sau:
Một, xác định rõ định hướng chiến lược hoạt động của chi nhánh. Quán
triệt tới từng Phòng, tổ và mỗi cán bộ nhân viên. Khuyến khích mỗi cán bộ
tham gia ý kiến vào định hướng và sau đó thống nhất thực hiện, thực hiện

chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ tại đơn vị. Kiên quyết đảm bảo nguyên
tắc công khai cùng sự nhất trí cao trong tư tưởng và hành động xây dựng kế
hoạch cho mỗi công việc và thực hiện nghiêm túc.
Hai, phối kết hợp chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền, công đoàn, Đoàn
Thanh niên để tạo sự đồng thuận và tạo hiệu ứng rộng khắp trong toàn chi
nhánh. Trong những hoạt động lớn, những công việc lớn đều có sự tham gia
của cả hệ thống chính trị tại cơ sở.
Ba, quan tâm đến lợi ích và quyền lợi mọi mặt của CB CNV, tạo điều
kiện để mỗi cá nhân có điều kiện phát triển khả năng và đảm bảo nắm bắt kịp
thời tâm tư nguyện vọng của cán bộ.
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Bốn, thực hiện nghiêm túc kỷ luật của cơ quan, coi kỷ cương kỷ luật là
một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh và sự đồng thuận của tập thể.
Năm, tăng cường công tác quản lý, giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng phẩm
chất cho CBCNV đặc biệt là các cán bộ mới và các cán bộ làm công tác giao
dịch khách hàng. Đề cao tinh thần tố giác của các cán bộ với những biểu hiện
lệch lạc của cán bộ cùng công tác.
1.2.Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn
tại chi nhánh
1.2.1.Các dự án được thẩm định ở chi nhánh và những rủi ro có thể gặp phải
1.2.1.1.Tổng quan tình hình thẩm định dự án cho vay vốn
Trong thời gian hơn 3 năm kể từ khi bắt đầu thành lập đến nay hoạt
động cho vay tại chi nhánh luôn tăng trưởng, tổng quy mô vốn cho vay của
chi nhánh tăng qua các năm, như bảng dưới đây :
Bảng 1.3: Số lượng và quy mô dự án vay vốn tại chi nhánh 2008-2010
Đơn vị : dự án, tỷ đồng.
Nguồn : Báo cáo hoạt động 3 năm 2008-2010 – Phòng tín dụng.
Năm 2008 chi nhánh mới thành lập nên số lượng dự án và quy mô vốn

cho vay còn hạn chế là 6 dự án với tổng quy mô vốn 700 tỷ đồng, số lượng dự
án cho vay tăng lên không nhiều trong các năm sau, tuy nhiên quy mô vốn
vay tăng lên đáng kể. Có thể thấy số lượng dự án xin vay bằng số lượng dự án
được xét duyệt cho vay qua các năm. Hầu hết các dự án xin vay vốn đều được
xét duyệt bởi vì ngân hàng có hệ thống sàng lọc khách hàng trước khi xét
duyệt hồ sơ vay vốn và quyết định có quan hệ tín dụng với các chủ dự án này.
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
Năm
Dự án thẩm định
Số lượng dự án
Quy mô vốn
Dự án cho vay
Số dự án
Quy mô vốn
2008 6 700 6 700
2009 8 1400 8 1300
2010 9 2080 9 1980
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Tuy nhiên quy mô vốn xét duyệt cho vay không phải luôn bằng đề nghị vay
của khách hàng. Năm 2009 tổng vốn xin vay là 1400 tỷ đồng nhưng được xét
duyệt là 1300 tỷ đồng; năm 2010 tổng vốn đề nghị vay là 2080 tỷ đồng nhưng
được xét duyệt chỉ là 1980 tỷ đồng. Quy mô vốn cho vay nhỏ hơn nhu cầu
vay của khách hàng cho thấy ngân hàng rất thận trọng trong hoạt động của
mình. Đồng thời chất lượng công tác cho vay cũng được cải thiện rõ rệt bởi vì
ngân hàng luôn kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời theo những biến
động của nền kinh tế, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Chi nhánh
luôn theo những chỉ đạo của Hội sở chính về công tác tín dụng, gắn tăng
trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ;
xác định rõ được ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, cho vay tạo ra cơ cấu hợp lý,

vững chắc trong hoạt động.
Các dự án trung và dài hạn xin vay vốn ngân hàng có thể xếp vào 2 loại
chủ yếu là: dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất và dự
án đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đối với mỗi loại dự án
này có thể xảy ra các loại rủi ro khác nhau.
Dự án vay vốn chi nhánh chủ yếu là đầu tư mở rộng tăng năng lực sản
xuất. Số lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới ít
hơn số lượng các dự án đầu tư mở rộng tăng năng lực sản xuất kinh doanh.
Điều này cũng tác động nhiều đến công tác quản lý rủi ro dự án của ngân
hàng bởi vì dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới đối diện
nhiều rủi ro hơn. Với các dự án mở rộng tăng năng lực sản xuất, ngân hàng có
thể chấm điểm tín dụng khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ của ngân hàng. Nếu xem xét lịch sử hoạt động của khách hàng, tình hình
tài chính của khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại là tốt, ngành
nghề kinh doanh của khách hàng có triển vọng thì khi ra quyết định cho vay
dự án đó, ngân hàng sẽ giảm thiểu được các rủi ro về phía khách hàng, tức là
khả năng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ được hạn chế.
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Dự án mở rộng tăng năng lực sản xuất kinh doanh chủ yếu là về
ngành cung cấp dịch vụ ví dụ như 2 dự án mở rộng tăng năng lực vận chuyển
của công ty TNHH Sao Sài Gòn hay dự án thay thế phương tiện kinh doanh
dịch vụ vận tải Mai Linh, … Đặc điểm của ngành dịch vụ là chỉ đầu tư vào
phương tiện, máy móc là chính, quay vòng vốn nhanh, không phải đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng vì vậy các kết quả đầu tư phát huy tác dụng nhanh.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới gặp nhiều rủi
ro hơn, cả rủi ro từ phía khách hàng và rủi ro phát sinh từ dự án. Hầu hết các
dự án xây dựng mới xin vay vốn của chi nhánh đều là dự án đầu tiên nên ngân
hàng chưa đánh giá được các rủi ro về tình hình hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ có thể dựa vào lịch sử hoạt động kinh doanh,
tình hình tài chính của các công ty thành viên tham gia vào dự án đó khi ra
quyết định cho vay. Trong đó các thành viên của những dự án này đều là
những công ty lớn, đã kinh doanh những ngành nghề hợp pháp và được
khuyến khích, ngành nghề có triển vọng nên rủi ro về năng lực điều hành tổ
chức quản lý cũng có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp có thể các thành viên sáng lập là các công ty lớn nhưng khi họ tham gia
cùng một dự án lại có nhiều vấn đề, việc phân tích định tính về mô hình tổ
chức bố trí lao động không lường trước được hết tình huống có thể dễ dẫn đến
các rủi ro về thi công xây dựng.
Các dự án xây dựng mới xin vay vốn tại chi nhánh hầu hết thuộc lĩnh
vực thủy điện, xi măng, hay các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc
điểm của các dự án này là có quy mô vốn đầu tư lớn. Điều đó gây khó khăn
cho cả ngân hàng và chủ đầu tư trong việc kiểm soát, quản lý sử dụng vốn
đúng tiến độ. Về phía chủ đầu tư sẽ khó khăn trong phân bổ vốn cho các hạng
mục để đảm bảo tránh lãng phí thất thoát vốn. Về phía ngân hàng phải giải
ngân vốn sao cho phục vụ đúng tiến độ dự án. Nếu có bất kỳ một rủi ro nào
như vốn giải ngân chậm, không kiểm soát được tiến độ và mục đích sử dụng
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
vốn thì trước hết ảnh hưởng hiệu quả dự án, ảnh hưởng lợi nhuận cho chủ đầu
tư, sau đó ngân hàng là người tiếp theo chịu hậu quả.
Các dự án xin vay vốn trên có thời gian vay vốn dài (hầu hết các dự án
có thời hạn vay vốn dài: dự án thủy điện Hương Điền và Hùng Lợi là 10 năm,
dự án sản xuất cọc bê tông dự ứng lực cường độ cao Fecon là 7 năm, nhà máy
xi măng Thái Nguyên 10 năm, …). Các dự án lại diễn ra trong các điều kiện
các yếu tố về tài chính, thị trường giá cả, điều kiện tự nhiên biến đổi khó lường,
thời gian càng dài thì độ sai lệch của các yếu tố đó so với tính toán càng cao.
Lạm phát, tỷ giá hay nhiều yếu tố khác sẽ tác động mạnh đến dự án. Tất cả

những rủi ro đó đều một cách trực tiếp hay gián tiếp tác động đến các chỉ tiêu
tính toán hiệu quả dự án, từ dó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
Một đặc điểm nữa của các dự án vay vốn của chi nhánh là những dự án
sử dụng công nghệ kỹ thuật trình độ cao, quy trình vận hành phức tạp như dự
án thủy điện, dự án xây dựng nhà máy xi măng, dự án xây dựng nhà máy sản
xuất vang nho Ninh Thuận, … Các dự án này đều yêu cầu công nghệ cao, xử
lý và vận hành hệ thống đặc biệt theo một quy trình nhất định. Các dự án hầu
hết là phải nhập công nghệ nước ngoài, tuy nhiên trình độ chung của lao động
nước ta là thấp không có kiến thức để vận hành và gặp khó khăn khi máy móc
thiết bị có sự cố, … hoặc quy trình sản xuất không đúng chất lượng sản phẩm
sẽ không cao, kết quả là các sản phẩm như vật liệu xây dựng, hay sản phẩm
vang nho … sẽ khó cạnh tranh được với hàng nhập khẩu nước ngoài. Vậy các
dự án này dễ gặp các rủi ro về vận hành bảo trì, rủi ro về chất lượng sản phẩm
dịch vụ … các rủi ro này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sản xuất của
dự án và sản lượng tiêu thụ sau này và như vậy ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu
quả dự án.
1.2.1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động thấm định dự án
Trong quá trình thẩm định một dự án xin vay vốn, ngân hàng cần chú ý
tới rất nhiều các rủi ro có thể xảy ra trên ba nội dung lớn mà thẩm định cần
xem xét.
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Rủi ro về khách hàng
Khi ngân hàng thực hiện cho vay thì không có nghĩa là ngân hàng có
thể thu hồi lại được vốn cho vay và lãi. Nếu trong quá trình thẩm định dự án
cho vay, ngân hàng không đánh giá chính xác về khách hàng có thể dẫn tới rủi
ro từ phía khách hàng. Nguyên nhân của rủi ro này xuất phát từ việc khách
hàng không có khả năng trả nợ do dự án thất bại hay do khách hàng không có
đủ khả năng tài chính. Không ít khách hàng để đạt được mục tiêu vay vốn của

mình đã cung cấp những thông tin không chính xác, giả tạo hồ sơ, hợp đồng
mua bán… Nhiều chủ đầu tư còn lập dự án ảo để vay vốn ngân hàng sau đó
sử dụng vào mục đích khác. Thậm chí, nhiều dự án có lãi nhưng các chủ đầu
tư không chịu trả nợ ngân hàng đúng hạn, chây ỳ với kì vọng quỵt nợ hoặc sử
dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Rủi ro từ phía khách hàng có thể gây ra
những thiệt hại cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng hiện nay. Việc phòng
tránh rủi ro này cũng rất khó khăn, phức tạp vì khách hàng của ngân hàng rất
đa dạng về trình độ cũng như lĩnh vực kinh doanh do vậy ngân hàng cần nâng
cao chất lượng công tác thẩm định dự án khi quyết định cho vay, tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện khoản vay của các chủ đầu tư.
Rủi ro của dự án xin vay vốn:
Hoạt động đầu tư vào các dự án chứa đựng rất nhiều các rủi ro ở tất cả
các giai đoạn của dự án. Một dự án có thể gặp những rủi ro sau:
• Thời gian thực hiện dự án lâu hơn dự kiến: do chậm giải phóng mặt
băng, do không huy động đủ vốn, do thời gian tiến hành đấu thầu bị kéo dài,
do mua thiết bị không đúng chủng loại,…
• Xảy ra những khó khăn không lường trước được: ví dụ như dịch SARS
bùng nổ làm lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm đáng kể. Rất nhiều
chương trình làm việc của các doanh nghiệp bị phá vỡ do đối tác nước ngoài
không đến…
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
• Xảy ra các sự kiện bất ngờ: một trận hỏa hoạn xảy ra và làm cháy một
thiết bị quan trọng và khó kiếm. Do đó mọi hoạt động của dự án liên quan đến
thiết bị này đều bị hủy bỏ.
• Xảy ra các biến động ngắn hạn và áp lực cạnh tranh sẽ gây xáo trộn
hoạt động chung.
• Sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan lỏng lẻo.
Có thể phân loại một số nhóm rủi ro cơ bản sau:

• Rủi ro chính trị :
- Rủi ro này bao gồm bất ổn tài chính và bất ổn chính trị. Có thể liệt kê
rủi ro chính trị sau đây:
- Rủi ro thuế: sự thay đổi về thuế đã làm cho dòng tiền hằng năm của
dự án bị thay đổi từ đó NPV và IRR của các dự án bị thay đổi theo.
- Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: làm giảm
sản lượng hoặc tăng chi phí của các dự án.
- Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản lý và tuyển
dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, chính sách với
lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài… đều ảnh hưởng tới hiệu quả của
các dự án.
- Kiểm soát ngoại hối: hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng tới
hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợi của
các nhà đầu tư.
- Lãi suất: khi chính phủ đưa ra các chính sách về lãi suất để kiểm soát
lam phát có thể là cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi
- Độc quyền: sự độc quyền của nhà nước tại một số lĩnh vực có thể làm
hạn chế đầu tư cho các bộ phận khác trong xã hội và thường dẫn tới kém hiệu
quả đầu tư.
- Quốc hữu hóa.
• Rủi ro xây dựng (hoàn thành công trình)
- Chi phí xây dựng vượt quá dự toán
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
- Công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án.
- Hoàn thành không đúng thời hạn
- Không giải tỏa được dân, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án.
• Rủi ro về thị trường, thu nhập và thanh toán
- Cầu không đủ

- Giá bán thấp
• Rủi ro về cung cấp đầu vào: đầu vào của dự án không được đảm bảo
theo số lượng, giá cả, chất lượng, đã gây khó khăn trong việc vận hành, thanh
toán các khoản nợ.
• Rủi ro về kỹ thuật và vận hành: khi các tiện ích của dự án không thể
vận hành và bảo hành ở mức độ phù hợp với thiết kế ban đầu.
• Rủi ro về môi trường xã hội
Môi trường bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả nhưng
không bị chi phối bởi người ra quyết định.
Rủi ro về những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và
người dân xung quanh.
• Rủi ro kinh tế vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất.
.Rủi ro về tài sản đảm bảo
Rủi ro từ tài sản đảm bảo cũng chính là một trong những nguyên nhân
gây ra rủi ro tín dụng. Rủi ro từ tài sản đảm bảo có thể là do đánh giá không
đúng về giá trị của tài sản đảm bảo, do giá cả biến động hay do tính khả mại
thấp, tài sản chuyên dụng, tranh chấp về pháp lý… Nguyên nhân của rủi ro
này là do trình độ của cán bộ định giá tài sản yếu kém, thông tin nhận được
sai lệch…
1.2.2.Các bước đánh giá rủi ro
Tại Ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Tây Hồ không có một quy trình đánh
giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn mà nó nằm trong quy trình tín
dụng của Ngân hàng. Cụ thể là ở các bước 1, 2 của quy trình tín dụng. Chi tiết
như sau:
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Sơ đồ 1.2: Quy trình đánh giá rủi ro tại chi nhánh Tây Hồ

Phòng

Quan
hệ
khách
hàng/
Phòng
giao
dịch
Phòng
quản
lý rủi
ro
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
Trình PGD
QHKH phê
duyệt đề xuất
TD
18
Khách
hàng
Tiếp thị và tiếp
nhận các nhu
cầu về tín dụng
từ Khách hàng
Cán bộ QLRR
tiếp nhận hồ sơ
và thực hiện
thẩm định rủi ro
theo quy định
Phù hợp với
chính sách và

quy định của
BIDV
Thu nhập, phân
tích thẩm định
khách hàng/dự án.
Lập báo cáo đề
xuất tín dụng
Trình
Lãnh đạo
Phòng
QHKH/G
Đ PGĐ
Lập báo
cáo thẩm
định rủi
ro
Trình
lãnh đạo
Phòng
kiểm soát
Cấp có
thẩm quyền
phê duyệt
rủi ro
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Bước 1: Tiếp thị khách hàng và lập đề xuất tín dụng.
Tại phòng Quan hệ khách hàng/ phòng Giao dịch, sau khi hướng dẫn
khách hàng lập hồ sơ vay vốn, cán bộ phòng Quan hệ khách hàng sẽ tiếp nhận
các nhu cầu về tín dụng từ khách hàng. Nếu nhu cầu khách hàng cung cấp là
đầy đủ, phù hợp với các chính sách và quy định của BIDV thì cán bộ Quan hệ

khách hàng sẽ tiến hành các bước tiếp theo. Trường hợp tài liệu, nhu cầu
khách hàng cung cấp chưa đủ, chưa phù hợp với các chính sách và quy định
của BIDV, cán bộ QHKH sẽ đề nghị khách hành bổ sung hoàn thiện.
Sau khi đã tiếp nhận xong hồ sơ tín dụng hợp lệ, cán bộ QHKH sẽ tiến
hành thu thập, phân tích đầy đủ thông tin về khách hàng, về dự án xin vay
vốn. Sau đó các cán bộ QHKH sẽ tiến hành thẩm định các nội dung cần thiết
như thẩm định từng khía cạnh của dự án bao gồm khía cạnh pháp lý, khía
cạnh kinh tế, khía cạnh kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm…. Trong quá
trình thẩm định các nội dung thì các cán bộ QHKH sẽ đưa ra các nhận xét về
các mặt tích cực cũng như những rủi ro có thể gặp phải đối với từng nội dung.
Để từ đó đánh giá,phân tích một cách kỹ lưỡng các rủi ro và lập báo cáo đề
xuất tín dụng trình Lãnh đạo phòng QHKH/ GĐ, PGĐ. Báo cáo đề xuất tín
dụng sau khi được Lãnh đạo phòng QHKH/ GĐ PGĐ đồng ý phê duyệt thì sẽ
tiếp tục được trình lên PGĐ QHKH phê duyệt. Tuy nhiên chỉ có các khách
hàng thuộc nhóm A – khoản 2 – điều 2 (bao gồm các công ty mẹ trong tập
đoàn kinh tế Nhà nước; các Tổng công ty Nhà nước được sắp xếp lại, thành
lập theo Quyết định 90/TTg và Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 gồm văn
phòng Tổng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty; công
ty mẹ và các đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ đối với các Tổng công
ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con) và các khách hàng tại
phòng Giao dịch thì sau khi báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc
phụ trách quan hệ khách hàng phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ tín dụng và
báo cáo đề xuất tín dụng của họ mới được chuyển sang phòng Quản lý rủi
ro thực hiện bước 2.Còn các khách hàng thuộc nhóm B – khoản 2 – điều 2 (
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu có mức vốn điều lệ
thực góp từ 10 tỷ đồng trở lên, trừ khách hàng nhóm A và doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ) sau

khi thực hiện xong bước 1, báo cáo đề xuất tín dụng được Phó Giám đốc
phụ trách quan hệ khách hàng / cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng ý sẽ
được bỏ qua bước 2 và chuyển lại cho Bộ phận QHKH để tiến hành các thủ
tục sau khi phê duyệt.
Bước 2: Thẩm định rủi ro.
Sau khi báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng của khách hành
được phòng QHKH chuyển sang cho phòng Quản lý rủi ro, thì các cán bộ
Quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ và thực hiện thẩm định rủi ro theo quy định.
Khi khách hàng và dự án được thẩm định rủi ro một cách kỹ lưỡng và
chính xác thì các cán bộ QLRR sẽ lập báo cáo thẩm định rủi ro để trình lên
Lãnh đạo phòng Kiểm soát rôi cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
Sau khi khách hàng, dự án xin vay vốn đều đã được các cán bộ thẩm
định của Ngân hàng thẩm định rủi ro và báo cáo thẩm định rủi ro cũng đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì các cán bộ Ngân hàng sẽ tiếp tục quy
trình cấp tín dụng của mình theo các bước trong quy trình cấp tín dụng.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng luôn tiềm ẩn các rủi ro, để đảm bảo
an toàn hiệu quả trong hoạt động cho vay, tránh rủi ro đối với Ngân hàng thì
các cán bộ thẩm định cần tuân thủ đúng quy trình và nội dung đánh giá rủi ro
khách hàng và dự án đầu tư một cách chặt chẽ, chính xác nhằm đảm bảo an
toàn trong cho vay cũng như có cơ sở pháp lý và tài chính để có thể thu được
các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
1.2.3.Nội dung đánh giá rủi ro
Cũng giống như các Ngân hàng thương mại khác, nội dung đánh giá rủi
ro tại Chi nhánh Tây Hồ bao gồm: Đánh giá rủi ro về khách hàng vay
vốn( chủ đầu tư), đánh giá rủi ro về dự án xin vay vốn( dự án đầu tư) và đánh
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
giá rủi ro tín dụng. Về phương pháp đánh giá rủi ro được áp dụng là những
phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

Cụ thể nội dung đánh giá những rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn
được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh tiến hành như sau:
Thứ nhất, Đánh giá rủi ro về khách hàng vay vốn, bao gồm những nội
dung:
 Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng:
Sau đây là những thông tin chung cần tìm hiểu:
- Lịch sử công ty.
- Những thay đổi về vốn góp.
- Những thay đổi trong cơ chế quản lý.
- Những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị.
- Những thay đổi về sản phẩm.
- Lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể.
- Loại hình kinh doanh của công ty hiện nay là gì.
- Khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt động kinh doanh này.
- Điều kiện địa lý (địa lý kinh tế).
 Những thông tin này được dùng để đánh giá chung về khả năng hiện
tại cũng như tính cạnh tranh của khách hàng trong tương lai. Đây là điều cần
thiết để biết liệu khách hàng có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài
cũng như khả năng mở rộng hoạt động.
 Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý:
Rủi ro về tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng xảy ra khi khách
hàng vay vốn không đủ hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý theo quy
định của pháp luật hiện hành. Để thẩm định tư cách và năng lực pháp lý của
khách hàng cần căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ tín dụng mà khách hàng
đưa cho Ngân hàng. Nội dung đánh giá bao gồm:
- Khách hàng vay vốn là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự không?
(Pháp nhân Việt Nam phải được công nhận theo Điều 84, 86… Bộ luật dân sự
SV: Nguyễn Đức Thắng Lớp: Kinh tế Đầu tư 49B
21

×