Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ mặt hàng thép xây dựng của Công ty Cổ phần tập đoàn VINA MEGASTAR trên thị trường Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.51 KB, 53 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp - 1 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Hiện nay toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất
yếu không chỉ riêng cho một quốc gia, dân tộc nào mà nó là thước đo chuẩn
mực cho sự phát triển, phồn vinh của cả một đất nước. Do đó mà số lượng
các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên một thị trường ngày một lớn, bởi
trong đó không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có cả các doanh
nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp đưa ra các chính sách cạnh
tranh: về quy mô kinh doanh, về số lượng, chất lượng, giá cả, doanh mục cơ
cấu sản phẩm cùng với các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán giúp cho khả năng
tiêu thụ hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn… Do đó, hoạt
động kinh doanh có lợi nhuận,có đem lại hiệu quả, và khả năng hàng hóa
được tiêu thụ trên thị trường có rộng lớn, có thuận lợi thì doanh nghiệp mới
có vị trí, chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp thương mại hoạt động tiêu thụ hàng hóa
ngày càng có vị trí quan trọng trong việc hoạch định mục tiêu, chiến lược cho
doanh nghiệp, nó càng quan trọng hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trường
có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nền kinh tế mà trong đó số lượng
người bán nhiều và số lượng người mua ít. Chính vì vậy, khi công ty tham
gia vào thị trường với tư cách là người mua dễ dàng hơn nhiều so với khi
công ty tham gia vào thị trường với tư cách là người bán
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này nhằm tìm kiếm và đánh giá về thị trường và phát triển thị trường
của Công ty. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng thị trường và vấn đề phát
triển thị trường của Công ty xem xét các mục tiêu và đề xuất một số giải pháp
đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng thép xây dựng của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Vina Megastar
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 2 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


a. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số vẫn đề lý thuyết cơ bản về tiêu thụ hàng hóa trên thị
trường.
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng tiêu thụ thép xây dựng của Công ty
Cổ phần tập đoàn VINA MEGASTAR trên thị trường Hà Nội trong những
năm qua
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ thép xây dựng của Công ty
trên thị trường này
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian
Nghiên cứu tình hình tiêu thụ thép xây dựng của Công ty trên thị trường Hà
Nội
-Về mặt thời gian
Số liệu nghiên cứu đề tài lấy trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2011
-Về mặt nội dung
Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng thép xây dựng của Công ty Cổ phần tập đoàn
VINA MEGASTAR trên thị trường Hà Nội
4. Kết cấu chuyên đề
Chuyên để gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về công ty Cổ phần tập đoàn VINA MEGASTAR
Chương II: Thực trạng tiêu thụ mặt hàng thép xây dựng của Công ty
Cổ phần tập đoàn VINA MEGASTAR trên thị trường Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ mặt hàng
thép xây dựng của Công ty Cổ phần tập đoàn VINA MEGASTAR trên thị
trường Hà Nội
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
cùng các thầy các cô đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu
này.
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 3 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA
MEGASTAR
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cổ phần tập đoàn
VINA MEGASTAR
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
*.Tên địa chỉ của công ty
- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA MEGASTAR
- Giấy ĐKKD: 0103019512 do sở KH & ĐT Thành phố Hà Nội cấp ngày
12/09/2007
- Tên giao dịch : VINA MEGASTAR GROUP JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : VINA MEGASTAR GROUP… JSC
- Địa chỉ: Số 406B phố Trần Khát Chân, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng , Hà Nội
*Quá trình hình thành và phát triển của công ty
a. Vốn kinh doanh
- Vốn điều lệ: 700 tỷ VNĐ
- Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần
- Số lượng cổ phần cổ đông đăng ký mua: 70.000.000 cổ phần
Tiền thân là một công ty TNHH Thép TECHART năm 2001 Công ty
được Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp phép hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất thép các loại.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đến năm 2007, doanh nghiệp
chuyển đổi thành công ty cổ phần tập đoàn VINA MEGASTAR kinh doanh
sản xuất đa ngành nghề do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 4 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
b. Lao động
Đi lên thành công từ lĩnh vực sản xuất thép, đến nay VINA
MEGASTAR GROUP đã có 02 xưởng sản xuất thép các loại , thiết bị xây
dựng với hơn 10.000m

2
mặt bằng nhà xưởng sản xuất chuyên nghiệp, máy
móc trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm
gồm :
Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thép : 258 Người
Trong đó - Cán bộ quản lý, kỹ sư, chuyên môn: 52 người
- Công nhân sản xuất trực tiếp: 202 Người
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng và nhiệm vụ của công ty được nghi trong quyết định thành
lập và giấy phép kinh doanh là:
- Sản xuất và mua bán nguyên liệu , nhiên liệu, vật liệu, vật tư, thiết bị,
máy móc các loại, các sản phẩm cơ khí , nông nghiệp , công nghiệp ( không
bao gồm thuốc bảo vệ thực vật) và thủy lợi, thủy điện, sản xuất và kinh doanh
vật liệu xây dựng, xi măng sắt thép, các cấu kiện vật liệu đúc sẵn, các loại kết
cấu thép;
- Sản xuất , mua bán và sửa chữa phục hồi ô tô và phụ tùng ô tô các
loại, thiết bị xây dựng, máy móc và phương tiện vận tải;
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp , dân dụng, thủy lợi
, thủy điện và kết cấu hạ tầng, cụm dân cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp , khu vui chơi giải trí;
- Kinh doanh bất động sản;
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35 KV;
- Khai thác khoảng sản ( theo quy định của nhà nước)
- Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô;
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 5 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
- Lữ hành nội địa quốc tế, vận chuyển hành khách, vận chuyển khách
du lịch bằng ô tô;;
- Dịch vụ cho thuê ô tô, máy móc, thiết bị xây dựng;
-Gia công chế biến hàng xuất nhập khẩu;

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng do Công ty sản xuất và kinh doanhM ,
1.1.3. Các ngành nghề kinh doanh
Trải qua 10 năm hoạt động VINA MEGASTAR GROUP đã là tập
đoàn hoạt động đa ngành nghề, sản phẩm của VINA MEGASTAR GROUP
đã đi khắp đất nước, hiện nay lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm:
- Sản xuất phôi thép, thép định hình, thiết bị xây dựng.
- Lắp ráp khung nhà tiền chế, chế tạo máy cơ khí chính xác.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh chung cư, khu đô thị, siêu thị, văn
phòng, nhà ở cho sinh viên.
- Thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Đầu tư bất động sản.
- Kinh doanh thiết Bị thể thao, máy kỹ thuật cao, máy y tế gia dụng.
- Kinh doanh khách sạn, du lịch.
1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty
1. 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty bao gồm:
+ Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc
+ Thành viện HĐQT gồm một phó giám độc và 1 thành viên HĐQT
+ Một phó giám đốc tài chính
+ Một kế toán trưởng
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 6 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
SƠ ĐỒ 1: TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA
MEGASTAR
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Chú giải:
Chỉ đạo trực tiếp
* Nhận xét:
+. Ưu điểm của mô hình:
- Tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng

- Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ
- Chế độ trách nhiệm rõ ràng
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Các bộ phận thực hiện
GĐ chi nhánh, Các công ty, Dự
án, nhà máy
Phòng
Hành chính- Tổ
chức
Phòng
Khoa học
kỹ thuật
Phòng
Kế Toán
Phòng
kinh doanh
Chuyên đề tốt nghiệp - 7 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
- Tạo ra sự phối hợp dễ dàng giữa các phòng ban tổ chức
+. Nhược điểm:
- Đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
a. Ban giám đốc
- Công ty có một giám đốc và 2 phó giám đốc, giám đốc làm nhiệm
vụ là người quản lý, điều hành xấy dựng chiến lược kinh doanh, định hướng
phát triển thực hiện các mối liên hệ với đối tác, giao nhiệm vụ cho các bộ

phận theo chức năng, kiểm tra phối hợp thống nhất sự hoạt động của các bộ
phân trong công ty
- Phó giám đốc tham gia cùng giám đốc trong việc quản lý điều
hành, giải quyết các vấn đề mà giám đốc giao phó, đồng thời cũng có quyền
chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các phong ban, theo chức năng và nhiệm vụ
mà giám đốc giao.
- Các phòng ban tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ của mình giải
quyết công việc một các có hiệu quả nhất theo sự chị đạo của giám đốc và
phó giám đốc. Để đảm bảo nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí,
các phòng ban cần phải tiến hành phối hợp một cách chặt chẽ, tương trợ nhau
trong quá trình làm việc.
b. Phòng kinh doanh
- Phòng kinh doanh có chức năng bố chí phân công lao động giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị, phòng kinh
doanh còn có chức năng thu nhận các thông tin thị trường, các chức năng
phản hồi của khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ để phản ánh trực tiếp với
ban quản lý nhằm không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng
những nhu cầu không ngừng thay đổi của đời sồng.
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 8 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
c. Phòng kế toán
- Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính,
công tác hạch toán kế toán trong toàn công ty theo đúng điều lệ thống kê kế
toán, quy chế tài chính và pháp luật của nhà nước.
- Tham mưu đề xuất với giám đốc ban hành các quy chế về tài chính
phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định
mực kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh
doanh có hiệu quả.
- Phản ánh trung thực về tình hình tài chính của công ty và kết hợp các
hoạt động khác của công ty.

- Định kỳ lập báo cáo theo quy định lập kế hoạch thu chi ngân sách
nhằm đáp ứng nhu cầu tố của công ty.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty tổ
chưc kế hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thu chi, thành toán các khoản nợ, theo dõi
tình hình công nợ với khách hàng, tình hình nộp ngân sách của nhà nước.
d. Phòng khoa học - kỹ thuật
- Phòng khoa học - kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp giám đốc
công ty trong lĩnh vực quản lý khoa học và kỹ quản lý chất lượng công trình
an toàn lao động và các hoạt động khoa học kỹ thuật.
e. Phòng hành chính - tổ chức
- Phòng hành chính tổ chức có chức năng tiếp nhận thông tin, truyền
tin truyền mệnh lệnh giúp giám đốc công ty trong việc quản lý điều hành đợn
vị và trong quan hệ công tác với cấp trên, cấp dưới, khách hang, bố trí phân
công lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của
đợn vị.
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 9 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
- Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc trong việc tổ chức bộ
máy quản lý, tổ chức cán bộ gồm : tuyển dụng lao động, phân công điều
hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chế độ chính sách cho
người lao động như: chế độ tiền lương, nâng lương. Nâng bậc, chế độ bảo
hiểm
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Thực hiện công tác đối nội. đối ngoại tổ chức công tác bảo vệ nội bộ,
bảo vệ an ninh trật tự trong cơ qua.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành công tác
công văn giấy tờ, in ấn tài liệu, quản lý phương tiện trang thiết bị, văn
phòng, xe ôtô, trụ sở làm việc và công tác lễ tân của công ty theo đúng quy

định của công ty và nhà nước.
1.2.3. Nguồn lực và cơ cấu tổ chức lao động của công ty
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng cho quá trình sản
xuất kinh doanh. Nó là tổng hợp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo
dục có sẵn tạo cho một cá nhân có khả năng làm việc và đảm bảo năng suất
lao động. Như vậy, nguồn vốn nhân lực của Doanh nghiệp là lượng lao động
hiện có cùng với nó là kỹ năng tay nghề, trình độ đào tạo, tính sáng tạo và
khả năng khai thác của người lao động. Nguồn nhân lực không phải là cái sẽ
có mà là đã có sẵn tại Doanh nghiệp, thuộc sự quản lý và sử dụng của Doanh
nghiệp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh thì
Doanh nghiệp hết sức lưu tâm. Vì nó là chất xám, là yếu tố trực tiếp tác động
lên đối tượng và tạo ra sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh, có ảnh
hưởng mang tính quyết định đối với sự tồn tại và hưng thị của Doanh nghiệp.
Bảng 1: Tình hình lao động của công ty
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 10 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
( ĐVT: Người)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ

(%)
Tổng số lao động 233 100 258 100 25 110,7
1. Trình độ học vấn
- Đại học các ngành nghề
10 4,29 10 3,86 0 100
- Cao đẳng
13 5,6 18 6,98 5 138,5
- Trung cấp
170 73 184 71,3 14 108,2
- Công nhân kỹ thuật 40 17,2 46 17,8 6 115
2.Giới tính
233 100 258 100 25 110,7
- Lao động nam
228 98 253 98 25 111
- Lao động nữ
5 2,14 5 1,9 0 100
3. Tính chất sử dụng
233 100 258 100 25 110,7
- Lao động trực tiếp
180 77,3 202 78,3 22 112,2
- Lao động gián tiếp
53 23 56 21,7 3 105,7
( Nguồn : phòng tổ chức hành chính)
Qua biểu số trên ta thấy: Tổng số lao động của Công ty được tăng lên,
chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, Công ty
không ngừng tổ chức công tác tuyển dụng lao động để có đủ lực lượng sản
xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.
Nhìn chung tốc độ lao động trong năm vừa qua đều tăng lên, trong đó
chủ yếu là tốc độ tăng của lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp và lao
động trực tiếp. Như vậy, Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động

có trình độ tay nghề, đây là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty, vì
sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ
nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 11 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
1.3. Các loại hàng hóa và dịch vụ kinh doanh chủ yếu của công ty
1.3.1 Lĩnh vực hoạt động
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh chung cư, khu đô thị, siêu thị, văn
phòng, bất động sản, nhà máy thuỷ điện, xây dựng nhà cho sinh viên, kinh
doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, vui chơi giải trí( trừ vui chơi có thưởng),
xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, trạm điện đến 35kv.
- Các sản phẩm vật tư thiết bị phục vụ cho thi công cầu đường, nhà cao
tầng : cáp cường độ cao, thanh cường độ cao, neo cầu, khe co giãn, thiết bị
căng kéo được nhập khẩu từ các hang sản xuất lớn tại Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản ……
- Sản xuất phôi thép : phô thép được sản xuất và cung cấp cho các nhà
máy trong nước với sản phẩm và chất lượng được đánh giá cao trên thị
trường.
- Thép xây dưng : là nhà phân phối cấp 1 cho nhiều thương hiệu thép
1.3.2 Sản phẩm dịch vụ chủ yếu
- Mua bán đồ điện, bảo hộ lao động, đồ dung gia dụng, gas, bếp gas, thiết
bị, dụng cụ máy móc và trong phục ngành y tế, thiết bị điện, hàng điện tử,
ôtô, xe máy, thiết bị thể thao, chăm sóc sức khoẻ.
- Sản xuất và mua bán thép xây dựng ,cốp pha, Giàn giáo, thép định
hình, cửa hoa, cửa sắt, hng rào sắt, khung bằng thép, đồ gỗ nội thất, bàn ghế,
giường tủ, kệ, đò thép mỹ nghệ bằng sắt, cấu kiện thép.
1.4. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
những năm gần đây.
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 12 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc

Bảng 2 : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần
đây: ( ĐVT : triệu đồng)

SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 13 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010
Giá trị Tỷ lệ ( %) Giá trị Tỷ lệ ( %)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 293.620 334.642 399.673 41.022 13,97 65.031 19,43
2. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 293.620 334.642 399.673 41.022 13,97 65.031 19,43
3. Doanh thu từ mặt hàng thép xây dựng của Công ty 123.060 135.472 173.962 12.412 10,09 38.490 28,41
4. Doanh thu từ mặt hàng thép xây dựng của Công ty trên thị trường HN 98.036 97.046 139.885 -990 -1,01 42.839 44,14
5. Giá vốn hàng bán 227.230 259.376 310.287 31.146 14,15 50.911 19,63
6. Lợi nhuận gộp 66.390 75.266 80.386 8.876 13,37 6.120 6,8
7. Doanh thu hoạt động tài chính 170 186 173 16 9,41 -13 -6,99
8. Chi phí hoạt động tài chính 19.262 20.121 23.013 859 4,46 2.892 14,37
9. Chi phí bán hàng 7.623 10.604 11.603 2.981 39,11 999 9,42
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.275 7.628 7.020 3.353 78,43 -608 -7,97
11. Lợi nhuận thuần 35.400 37.099 28.923 1.699 4,8 1.824 4,92
12. Doanh thu khác 122 127 236 5 4,1 109 85,83
13. Chi phí khác 120 77 120 -43 -35,83 43 55,84
14. Lợi nhuận khác 2 50 136 48 240 86 172
15. Tổng lợi nhuận trước thuế 35.402 37.149 39.059 1.747 4,93 1910 5,14
16. Thuế thu nhập hiện hành 9.912,56 10.401,72 10.936,52 489,16 4,93 534,8 5,14
17. Lợi nhuận sau thuế 25.489,44 26.747,28 28.122,48 1257,84 4,93 1.375,2 5,14
(Nguồn: phòng tài chính kế toán)
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 14 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
- Về doanh thu : đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ tăng
trưởng hoạt động kinh doanh của công ty . Qua bảng kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty ta thấy doanh thu tiêu thụ của công ty tăng đều qua các

năm, năm sau cao hơn năm trước . Cụ thể : năm 2010 doanh thu thuần đạt
334.642 trđ tăng 41.022 trđ, tương ứng tăng 13,97% so với năm 2009. Năm
2011 doanh thu thuần đạt 399.673 trđ tăng 65.031 trđ, tương ứng tăng 19,43%
so với năm 2010. Để đạt được kết qua kinh doanh này công ty có những biện
pháp hợp lý để khắc phục những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế vào
năm 2009.
Giá vốn hàng bán năm 2010 là 259.376 tr đ tăng 32.146 tr đ, tương ứng
tăng 14,15% so với năm 2009. Năm 2011 giá vốn hàng bán là 310.287 tr đ
tăng 50.911 tr đ, tương ứng tăng 19,63% so với năm 2010. Nguyên nhân
chính của việc giá vốn hàng bán tăng là do các nguyên liệu cơ bản như quặng
sắt , than, dầu, phôi thép, thép phế, điện năng và một số nguyên liệu khác tăng
lên.
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2009 là 170 tr đ; năm 2010 là
186 tr đ tăng 16 tr đ, tương ứng tăng 9,41% so với năm 2009. Tuy nhiên đến
năm 2011 doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 173 tr đ giảm 13 tr đ, tương
ứng giảm 6,99% so với năm 2010.
Về chi phí : kết quả kinh doanh không chỉ thể hiện ở doanh thu mà vấn
đề quản lý chi phí cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chi phí của một
Công ty bao gồm : chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phi quản
lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập chi phí khác. Nếu công tác quản lý chi
phí tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí từ đó tăng lợi nhuận, giảm
giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều đáng lưu ý
là không phải trong trường hợp nào giảm chi phí cũng là tốt, mà có những
trường hợp tăng chi phí lại cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Vì thế Công ty cần có biện phát giảm chi phí một cách phù
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 15 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
hợp nhất. Nhìn chung chi phí bán hàng và chi phí hoạt động tài chính đều
tăng trong 3 năm. Cụ thể : chi phí bán hàng năm 2010 là 10.604 tr đ tăng
2.918 tr đ, tương ứng tăng 39,11% so với năm 2009, năm 2011 là 11.603 tr đ

tăng 999 tr đ, tương ứng tăng 9,42 % so với năm 2010. Do khủng hoảng kinh
tế làm cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp nhiều khó khăn, vì
vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường Công ty đã tăng chi
phí bán hàng và chi phí hoạt động tài chính. Chi phí bán hàng tăng là do Công
ty tăng tiền cho việc mua thêm phương tiện vận chuyển …. Chi phí quản lý
doanh nghiệp có chút biến động : năm 2010 chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng 3.353 tr đ, tương ứng tăng 78,43% so với năm 2009; năm 2011 là 7.020
tr đ giảm 608 tr đ, tương ứng giảm 7,97%. Nguyên nhân chính là do năm
2010 Công ty phải đương đầu với cuộc hậu khủng hoảng nên đã đầu tư nhiều
cho cán bộ làm công tác quản lý , vì những người chủ chốt trong Công ty có
đứng vững thì doanh nghiệp mới hoạt động tốt được. Năm 2011 hoạt động
kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định nên Công ty đã giảm chi phí quản
lý doanh nghiệp không cần thiết.
- Về lợi nhuận : lợi nhuận năm sau tăng so với năm trước, nhưng mức
tăng còn chưa cao. Năm 2010 nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi, lợi
nhuận sau thuế của Công ty đạt 26.747, 84 tr đ tăng 1.257, 84 tr đ, tương ứng
tăng 4,93% so với năm 2009. Sang năm 2011 mức lợi nhuận tiếp tục tăng
1.375,2 tr đ so với năm 2010 tương ứng tăng 5,14%.
Qua phân tích trên có thể thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một
ohats triển, đây là một dấu hiệu tốt cho Công ty . Công ty cần có những chiến
lược kinh doanh đúng đắn trong những năm tới để hiệu quả kinh doanh được
cao hơn.
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 16 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TIÊU THỤ MẶT HÀNG THÉP XÂY DỰNG TRÊN
THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VI NA
MEGASTAR
2.1 Đặc điểm sản phẩm tiêu thụ mặt hàng thép xây dựng trên thị
trường Hà Nội của công ty cổ phần tập đoàn VINA MEGASTAR

Nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh, đất nước cũng như thủ đô Hà
Nội đang tập trung mạnh mẽ vào việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án.
Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho việc tiêu thụ thép xây dựng của VINA
MEGASTAR. Nhu cầu về thép xây dựng trở thành nhu cầu lớn đối với các
chủ công trình và người dân. Những năm gần đây Công ty đã mở rộng thị
trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận trên thị trường miền Bắc nhưng thị trường
Hà Nội vẫn là thị trường trọng điểm của Công ty. Doanh thu tiêu thụ mặt
hàng này có nhiều biến động.
Năm 2010 mặc dù nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi từ sau cuôc khủng
hoảng, song doanh thu thép xây dựng trên thị trường Hà Nội giảm so với năm
2009.
Năm 2011 mức doanh thu có xu hướng tăng so với năm 2010, tuy
nhiên VINA MEGASTAR lại phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong
và ngoài nước. Với những thế mạnh của mình : được khách hàng đánh giá cao
về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ … Công ty cần có các biện pháp
để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thị trường thép xây dựng còn có sự cạnh tranh trực tiếp của thép xây
dựng nhập khẩu. Trong năm 2011 thép nhập khẩu liên tục theo sát và bám
đuổi thép sản xuất trong nước về giá cả và số lượng. Giá buôn bám sát và thấp
hơn so với giá thép xây dựng trong nước từ 500 – 1000 vnd/kg tùy theo thời
điểm. Do đó thép nhập khẩu được các nhà thầu trong nước chấp nhận ngày
càng nhiều hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ mặt hàng thép
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 17 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
xây dựng của Công ty, vì Công ty chủ yếu cung ứng các sản phẩm trong
nước.
Việc bổ sung thêm một số dự án mới về thép năm trong những năm tới cũng
sẽ làm khoảng cách cung – cầu về thép xa thêm, dẫn đến cạnh tranh khốc liệt
giữa các sản phẩm về thép, trong đó mặt hàng thép xây dựng của Công ty cổ
phần tập đoàn VINA MEGASTAR.

Ngành thép tăng trưởng đáng kể trong năm 2010 là nhờ các biện pháp
kích cầu kinh tế của Chính Phủ. Tuy nhiên, bước sang năm 1011, ngành thép
phải đương đầu với một số khó khăn mới, khi giá các nguyên liệu cơ bản như
quặng, sắt, than, dầu, phôi thép, thép phế, điện năng và một số loại nguyên
liệu khác cao hơn so năm 2010, Việc này dẫn đến giá của thép tăng tạo ra kho
khăn rất lơn cho việc tiêu thụ của các doanh nghiệp nói chung và của VINA
MEGASTAR nói riêng.
2.2 Phân tích thực trạng tiêu thụ nặt hàng thép xây dựng trên thị
trường Hà Nội của công ty cổ phần tập đoàn VINA MEGASTAR
2.2.1 Phân tích công tác nghiên cứu thị trường của Công ty
Xác định công tác nghiên cứu của thị trường là một công tác quan
trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, Công ty đã hết sức
quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường. Hàng năm, thông qua kết
quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm các năm trước, các đơn đặt hàng, các
hợp đồng cùng với kết quả nghiên cứu điều tra nhu cầu của thị trường
thuộc phòng kế hoạch công ty, các số liệu dự báo nhu cầu thị trường về
những sản phẩm cùng loại với sản phẩm của công ty trên báo, tạp chí, dự
báo cung cầu của Nhà nước, để Công ty dự kiến kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm theo cơ cấu số lượng phù hợp. Tuy nhiên nguồn nhân lực của Công
ty thực hiện công tác này chỉ gồm đội thị trường hơn mười người mà
nhiệm vụ chủ yếu của đội là tiêu thụ hàng hoá sản phẩm bao gồm cả
hàng hoá sản phẩm không trực tiếp sản xuất và cả sản phẩm do Công ty
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 18 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
sản xuất hơn nữa nhiệm vụ này bao gồm phát triển mở rộng mạng lưới
tiêu thụ, thông qua bán hàng, nghiên cứu thị trường. Công ty cũng chưa
có phòng Marketing do đó việc nghiên cứu, dự báo thị trường về cơ cấu
khối lượng sản phẩm để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chỉ được
tương đối.
2.2.2

Thực trạng tiêu thụ mặt hàng thép xây dựng trên thị trường
Hà Nội của Công ty Cổ phần tập đoàn VINA MEGASTAR
2.2.2.1 Thực trạng tiêu thụ mặt hàng thép xây dựng theo cơ cấu mặt
hàng
Nhìn chung cơ cấu mặt hàng thép xây dựng VINA MEGASTAR
của chưa phong phú, đa dạng. Kết cấu mặt hàng thép xây dựng của Công ty
bao gồm: thép dạng cuộn từ D6-D10 mm, thanh vằn từ D14-D32mm, thanh
tròn trơn từ D9-D60 mm.
Mặt hàng luôn được tiêu thụ nhiều nhất trong các năm là thép thanh
vằn (chiếm khoảng 50% mặt hàng thép xây dựng). Mặt hàng này luôn giữ
một vị trí quang trọng trong cơ cấu mặt hàng thép xây dựng của VINA
MEGASTAR
. Năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên làm
cho mặt hàng này chỉ đạt 46.351 trđ, chiếm tỷ trọng 47,28%, nhưng đến năm
2010 doanh thu từ mặt hàng này tăng lên 3.336 trđ, tương ứng tăng 7.2% so
với năm 2009 và tỷ trọng tăng 3,92%. Năm 2011 doanh thu từ thép thanh vằn
đạt 69.215 trđ, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 49,48% doanh thu từ mặt hàng thép
xây dựng, tăng 19.528 trđ, tương ứng tăng 39,3% so với năm 2010, nhưng tỷ
trọng mặt hàng này lại giảm 1,72%. Doanh thu từ mặt hàng này tăng lên
nguyên nhân là do sang năm 2010,2011 nền kinh tế có những dấu hiệu phục
hồi.
Thép dạng cuộn D6-D10 mm năm 2009 chiếm tỷ trọng 28,88%, nhưng
đến năm 2010 chỉ chiếm tỷ trọng 28,14%, doanh thu giảm 1.008 trđ, tương
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 19 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
ứng giảm 3,56% so với năm 2009. Tuy nhiên sang năm 2011 doanh thu từ
mặt hàng này tăng lên 17.245 trđ, tương ứng tăng 63,15% so với năm 2010
( chiếm tỷ trọng 31,85%).
Thép thanh tròn trơn qua 3 năm 2009-2011 tỷ trọng của mặt hàng này
giảm dần: năm 2009 chiếm tỷ trọng 23,84%, năm 2010 chiếm tỷ trọng

20,66%, năm 2011 chỉ chiếm 18,67% doanh thu từ mặt hàng thép xây dựng.
Mặt hàng này trong 3 năm 2009-2011 luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ
cấu mặt hàng thép xây dựng.
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 20 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
Bảng 3 : Kết quả tiêu thụ thép xây dựng theo cơ cấu mặt hàng của Công ty trên thị trường Hà Nội
ĐVT : triệu đồng
Mặt hàng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Năm 2010/2009 Năm 2011/2010
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ lệ

(%)
Tỷ
trọng
(%)
Dạng cuộn D6-
D10 mm
28.316 28,88 27.308 28,14 44.553 31,85 -1.008 -3,56 -0,74 17.245 63,15 3,71
Thanh vằn
D14-D32 mm
46.351 47,28 49.687 51,20 69.215 49,48 3.336 7,2 3,92 19.528 39,3 -1,72
Thanh tròn
trơn D9-D60
mm
23.369 23,84 20.051 20,66 26.117 18,67 -3.318 -14.2 -3,18 6.066 30,25 -1,99
Tổng 98.036 100 97.046 100 139.885 100 -990 -1,01 - 42.839 44,14 -
( Nguồn phòng tài chính kế toán)
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 21 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
2.2.2.2 .Tình hình tiêu thụ thép xây dựng của Công ty theo khu vực thị
trường
Thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần tập đoàn VINA MEGASTAR
trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là ở Quận Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà
Đông, Hai Bà Trưng, và các quận huyện khác.
Năm 2010 doanh thu tiêu thụ thép xây dựng ở quận Đống Đa đạt
16.031 trđ, chiếm tỷ trọng 16,52%, giảm 1.385 trđ, tương ứng giảm 7,95% so
với năm 2009, tỷ trọng giảm 1,24%. Năm 2011 doanh thu tiêu thụ mặt hàng
này tăng 8.008 trđ, tương ứng tăng 49,95%, tỷ trọng tiêu thụ thép xây dựng
của khu vực này tăng 0,66% so với năm 2010.
Trong 3 năm qua doanh thu tiêu thụ ở hai quận Cầu Giấy, Hà Đông liên
tục tăng. Ở quận Cầu giấy năm 2010doanh thu tăng 144 trđ, tương ứng tăng

0.76% so với năm 2009. Năm 2010 doanh thu thép xây dựng đạt 27.687 trđ,
chiếm tỷ trọng 19,97%, tăng 8.565 trđ, tương ứng tăng 44,79% so với năm
2010. Ở quận Hà Đông năm 2009 doanh thu đạt 20.475 trđ, chiếm tỷ trọng
cao nhất trong năm đó 20,89%. Sang năm 2011 doanh thu tiêu thụ thép xây
dựng đạt 24.631 trđ, tăng 3.942 trđ so với năm 2010(20.689 trđ). Nguyên
nhân doanh thu của hai quận này tăng lên là do: trong những năm gần đây tại
hai quận này có nhiều công trình thi công do VINA MEGASTAR cấp thép
như: khu đô thị Dương Nội, khu đô thị Mỗ Lao, khu đô thị Trung Hòa- Nhân
chính…
Doanh thu tại hai quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng năm 2010 giảm,
nhưng năm 2011 doanh thu cũng tăng đáng kể
Một số quận và huyện khác doanh thu tiêu thụ luôn chiếm khoảng từ
10% đến 15% tổng doanh thu tiêu thụ của mặt hàng thép xây dựng.
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 22 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
Bảng 4 : Kết quả tiêu thụ thép xây dựng của Công ty theo khu vực trên thị trường Hà Nội
ĐVT : triệu đồng
Thị trường
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng

(%)
2010/2009 2011/2010
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng
(%)
Đống Đa 17.416 17,76 16.031 16,52 24.039 17,18 -1.385 -7,95 -1,24 8.008 49,95 0,66
Cầu Giấy 18.978 19,36 19.122 19,7 27.687 19,79 144 0,76 0,34 8.565 44,79 0,09
Thanh Xuân 19.329 19,72 17.640 18,18 23.621 16,89 -1.689 -8,74 -1,54 5.981 33,91 -1,29
Hà Đông 20.475 20,89 10.689 21,32 24.631 17,61 214 1,05 0,43 3.942 19,05 -3,71
Hai Bà Trưng 11.373 11,6 10.447 10,76 19.233 13,75 -926 -8,14 -0,84 8.786 84,1 2,99
Quận, huyện
khác
10.465 10,67 13.117 13,52 20.674 14,78 2.652 25,34 2,85 7.557 57,61 1,26
Tổng 98.036 100 97.046 100
139.88
5
100 -990 -1,01 - 42.839 44,14 -
( Nguồn phòng tài chính kế toán )
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 23 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
2.2.2.3 .Tình hình tiêu thụ mặt hàng thép xây dựng theo hình thức tiêu
thụ của Công ty trên thị trường Hà Nội
Mặt hàng thép xây dựng của Công ty được tiêu thụ theo hai hình thức:

bán buôn, bán lẻ. Giữa hình thức bán buôn và bán lẻ của Công ty có sự chênh
lệch rõ rệt. Bán buôn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, còn bán lẻ chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ. Điều đó cho ta thấy bán buôn giữ một vị trí rất quan trọng trong
việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Theo hình thức bán buôn, Công ty thường bán với khối lượng lớn, theo
hợp đồng và thanh toán không dung tiền mặt mà chủ yếu thông qua chuyển
khoản Ngân hàng. Theo bảng số liệu ta thấy doanh thu mặt hàng thép xây
dựng theo hình thức bán buôn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2009 là 83.205
trđ, chiếm tỷ trọng 84,87% tổng doanh thu tiêu thụ thép xây dựng, năm 2010
là 88.921 trđ chiếm tỷ trọng 91,63% (tỷ trọng tăng 6,76%), tăng 5.716 trđ so
với năm 2009. Sang năm 2011 doanh thu theo hình thức này giảm 37.575 trđ,
tương tứng giảm 42,26% so với năm 2010(nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 90,43%
tỷ trọng giảm 1,2%).
Theo hình thức bán lẻ , Công ty thường bán với khối lượng nhỏ, theo
nhu cầu của khách đến mua tại cửa hàng và thanh toán ngay. Năm 2010
doanh thu theo hình thức bán lẻ đạt 8.125 trđ, chiếm tỷ trọng 8,37%, giảm
6.706 trđ, tương ứng giảm 45,22% so với năm 2009. Năm 2011 doanh thu
tiêu thụ theo hình thức này chiếm 9,57%, tăng 5.264 trđ, tương ứng tăng
64,79% so với năm 2010.
Trong những năm gần đây Công ty luôn giữ được mối quan hệ làm ăn
tốt với bạn hàng, và ký thêm được nhiều hợp đồng mới nên doanh thu từ hình
thức bán buôn luôn cao. Doanh thu tiêu thụ théo hình thức bán lẻ nhìn chung
là thấp nguyên nhân là do giá cả mặt hàng thép xây dựng luôn biến động thất
thường khiến nhu cầu tiêu thụ của khách mua lẻ giảm.
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 24 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
Bảng 5 : Kết quả tiêu thụ thép xây dựng theo hình thức bán hàng của Công ty trên thị trường Hà Nội
ĐVT : triệu đồng
Phương
thức

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
2010/2009 2011/2010
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
Bán buôn 83.205 84,84 88.921 91,63 126.496 90,43 5.716 6,87 6,76 37.575 42,26 -1,2
Bán lẻ 14.831 15,13 8.125 8,37 13.389 9,57 -6.706 -45,22 -6,76 5.264 64,79 1,2
Tổng 98.036 100 97.046 100
139.88

5
100 -990 -1,01 - 42.839 44,14 -
( Nguồn phòng tài chính kế toán)
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A
Chuyên đề tốt nghiệp - 25 - GVHD: PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
2.2.2.4. Tình hình tiêu thụ thép xây dựng trên thị trường Hà Nội của
Công ty theo thời gian
Xu thế chung của ngành xây dựng là thường sôi động vào mùa khô.
Bên cạnh đó những tháng giáp tết nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà của
người dân cũng tăng lên làm cho tình hình tiêu thụ vào những thời điểm này
tăng cao.
Năm 2009 doanh thu thép xây dựng quý I đạt 37.216 trđ, chiếm tỷ
trọng 37,96% doanh thu thép xây dựng trong năm. Nhưng sang quý II, III, IV
doanh thu của mặt hàng này giảm dần: quý II đạt 28.398 trđ, quý III đạt
16.746 trđ, quý IV chỉ đạt 15.676 trđ. Nguyên nhân là do từ quý II nền kinh tế
xuất hiện những yếu tố suy giảm kinh tế, và sang những tháng cuối năm nền
kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng điều này đã làm việc tiêu thụ của Công
ty gặp nhiều khó khăn. Một nguyên nhân khác là do vào cuối tháng 10, đầu
tháng 11 của năm Hà Nội ngập trong nước, mọi hoạt động đều bị ảnh hưởng
trong đó có hoạt động xây dựng, làm cho tiêu thụ thép xây dựng cũng giảm rõ
rệt.
Năm 2010 quý I doanh thu thép xây dựng đạt 19.825 trđ, chiếm tỷ
trọng 20,43%, giảm 17.392 trđ, tỷ trọng giảm 17,53% so với quý I năm 2009.
Nhưng sang quý II, III, IV doanh thu từ mặt hàng này tăng dần: quý IV đạt
doanh thu 27.243 trđ tăng 11.567 trđ so với quý IV năm 2009. Lượng tiêu thụ
tăng dần là do chính sách miễn giảm thế VAT của Nhà nước, điều này giúp
các doanh nghiệp giảm giá bán, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng
thời gói kích cầu trị giá 6 tỷ USD có tác động rất tốt đến sức tiêu thụ thép.
Những lý do đó đã làm kết quả tiêu thụ thép xây dựng của Công ty tăng trong
năm vừa qua.

Năm 2011 doanh thu thép xây dựng trong quý I đạt 40.671 trđ chiếm tỷ
trọng 29,07%, tăng 20.846 trđ, tương ứng tăng 105,15% so với cùng ký năm
2010. Quý II doanh thu tiêu thụ giảm chỉ còn 29.153 trđ. Nguyên nhân là do
SVTH: Lê Thị Thuỳ Giang Lớp QTKD TM-K41A

×