Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU VNR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.44 KB, 14 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC



TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Đề tài:

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU VNR











Giáo viên hướng dẫn
: TS. Phan Trần Trung Dũng
Lớp
: TCNH 19D
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Thùy Dương - STT: 14
Phân tích mã cổ phiếu: VNR



Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 1


MỤC LỤC
I. Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 2
II. Phân tích cơ bản về mã cổ phiếu VINARE 4
1. Phân tích định tính 4
1.1 Môi trường kinh doanh 4
1.2 Lợi thế cạnh tranh 4
1.3 Về cổ đông của VINARE 5
1.4 Về các rủi ro VINARE có thể gặp phải 5
2. Phân tích định lượng 7
2.1 Nhóm chỉ số tăng trưởng: 8
2.2 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán và nghĩa vụ nợ 9
2.3. Khả năng sinh lời 10
III. Khuyến nghị với nhà đầu tư 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12







Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 2

I. Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Tái bảo

hiểm quốc gia Việt Nam
- Tên công ty: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC
GIA VIỆT NAM
- Tên tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL REINSURANCE
CORPORATION
- Mã cổ phiếu: VINARE
- Vốn điều lệ đã góp: 1.008.276.580.000 VND
- Trụ sở chính: 141 Lê Duẩn, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
- Điện thoại: (84 - 4) 39422354
- Fax: (84 - 4) 39422351
- Website: www.vinare.com.vn; Email:
- Giấy phép thành lập và hoạt động: 28/GP/KDBH do Bộ Tài chính cấp ngày
15/11/2004 và 28/GPĐC3/KDBH do Bộ Tài chính cấp ngày 11/8/2011
- Ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm
phi nhân thọ và nhân thọ trên thị trường trong và ngoài nước.
- Đầu tư tài chínhvào các lĩnh vực trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, cổ phiếu
doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, kinh doanh bất động sản và
các hoạt động đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
- Phạm vi kinh doanh: Trong và ngoài nước
- Các nghiệp vụ tái bảo hiểm chính
- Tài sản (Hoả hoạn, Rủi ro công nghiệp)
- Kỹ thuật (Xây dựng, Lắp đặt, Máy móc, Thiết bị điện tử, …)
- Hàng hải (Thân tàu, Hàng hóa, P&I, …)
- Các rủi ro hỗn hợp (Gián đoạn kinh doanh, Trách nhiệm, …)
- Hàng không
- Dầu khí (Thăm dò, Khai thác, Vận hành, …)
- Nhân thọ
- Các nghiệp vụ khác (Xe cơ giới, Con người, Nông nghiệp, …)
Phân tích mã cổ phiếu: VNR


Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 3

Tiền thân của Tổng công ty CP tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam là Công ty Tái
Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1994 theo Quyết định số
920TC/QĐ/TCCB ngày 27/9/1994 của Bộ Tài chính, được phép hoạt động theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100104 ngày 06/10/1994. Công ty Tái Bảo
hiểm Quốc gia Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995, với số vốn
điều lệ là 40 tỷ đồng.
Tổng công ty CP Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (gọi tắt là “VINARE”)
hiện có 01 công ty con là Công ty Cổ phần đầu tư Vinare và một công ty liên doanh
là Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina. Quyền biểu quyết của Tổng công ty tại
công ty con tương ứng với tỷ lệ vốn góp của VINARE tại công ty con theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty con là 60%. Quyền biểu quyết của
Vinare tại công ty liên doanh tương ứng với tỷ lệ vốn góp của VINARE tại công ty
liên doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty liên doanh là
50%.
Thực hiện Nghị Quyết của Đại hội đồng cổ đông Tổng Công ty ngày
27/12/2005 về việc đăng ký giao dịch cổ phiếu, Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo
hiểm Quốc gia Việt Nam đã thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Cổ phiếu Tổng Công ty cổ phần Tái Bảo hiểm
Quốc gia Việt Nam đã chính thức niêm yết giao dịch tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội vào ngày 13/3/2006, mã giao dịch: VNR.
Cơ cấu cổ đông hiện nay của VINARE bao gồm:
TT
Tên cổ đông
Vốn góp theo
mệnh giá (VNĐ)
Số cổ phần
Tỷ lệ (%)

1
SCIC
406.969.500.000
40.696.950
40,36
2
Swiss Re
252.069.150.000
25.206.915
25,00
3
Tổng công ty Bảo Việt
86.436.000.000
8.643.600
8,57
4
Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh
64.827.000.000
6.482.700
6,43
5
Các cổ đông khác
197.974.930.000
19.797.493
19,64

Tổng
1.008.276.580.000
1.008.276.580
100,00

(Nguồn: )
Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 4

II. Phân tích cơ bản về mã cổ phiếu VINARE
1. Phân tích định tính
1.1 Môi trường kinh doanh
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam mới chính thức có 2 công ty
chuyên hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm đó là Tổng công ty CP Tái bảo hiểm
quốc gia Việt Nam (VINARE) và Công ty CP tái bảo hiểm PVI (PVI Re). Ngoài
hai công ty tái bảo hiểm trên thì ở Việt Nam hiện nay còn một số công ty bảo hiểm
cũng kinh doanh tái bảo hiểm, điển hình như SVIC (Tổng công ty cổ phần bảo hiểm
SHB), công ty bảo hiểm PTI (Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam)…
Tuy nhiên, theo thực tế thị trường tái bảo hiểm ở Việt nam hiện nay đã bắt
đầu sôi động, trong khi các công ty tái bảo hiểm ở Việt Nam chưa đáp ứng được hết
nhu cầu, do đó, các công ty bảo hiểm trong nước phải tái ra các công ty bảo hiểm
quốc tế.Ví dụ: theo thống kê tổng quan về thị trường bảo hiểm Việt Nam quý
III/2013 của Bộ tài chính đăng tải trên tapchitaichinh.vn ngày 28/11/2013 thể hiện:
Bảo hiểm tài sản thiệt hại đạt doanh số tái bảo hiểm trong nước 1.641 tỉ đồng, tái
bảo hiểm nước ngoài 2.113 tỉ đồng (tái bảo hiểm nước ngoài cho bảo hiểm tài sản
thiệt hại chiếm 56%, tái bảo hiểm trong nước cho tài sản thiệt hại chiếm 44%), hay
với Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh số tái bảo hiểm
trong nước 387 tỉ đồng, tái bảo hiểm nước ngoài 567 tỉ đồng (trong nước chiếm
41%, nước ngoài chiếm 59%)…
Việc nhận/nhượng tái từ thị trường bảo hiểm nước ngoài đã tạo nên kênh
mới tăng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm, cũng như tận dụng được năng lực của thị
trường nước ngoài đối với những dịch vụ bảo hiểm đặc thù mà thị trường Việt Nam
chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai, hoặc năng lực của thị trường trong nước
không đáp ứng được. Từ thực tế đó, có thể nói, tiềm năng phát triển của thị trường

tái bảo hiểm tại Việt Nam là rất lớn.
1.2 Lợi thế cạnh tranh
Như trên đã đề cập, do số lượng công ty chuyên kinh doanh về Tái bảo hiểm ở
Việt Nam hiện nay còn hạn chế, do đó VINARE có lợi thế cạnh tranh là nguồn
khách hàng lớn và ổn định. Tuy nhiên, kể từ khi quy định các doanh nghiệp buộc
Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 5

phải tái ít nhất 20% qua VINARE của Bộ Tài chính bị bãi bỏ đã khiến cho lĩnh vực
này trở nên cạnh tranh hơn. Không chỉ nhận/nhượng tái trong nước, một số doanh
nghiệp bảo hiểm đã mạnh dạn nhận/nhượng tái từ thị trường bảo hiểm nước ngoài.

1.3 Về cổ đông của VINARE
Sở hữu 40,36% cổ phần VINARE, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn
Nhà nước (SCIC) hiện là cổ đông lớn nhất và nắm quyền chi phối VINARE.
VINARE cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ Swiss Re – Tập đoàn tái bảo hiểm hàng
đầu thế giới do Swiss Re là cổ đông chiến lược, nắm 25% cổ phần VINARE. Đó là
môt ưu thế của VINARE khi có các cổ đông lớn như trên.

1.4 Về các rủi ro VINARE có thể gặp phải
Những rủi ro sau đây VINARE có thể gặp phải, gây ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh:
- Rủi ro thị trường: Biến động lãi suất tiền gửi, trái phiếu: Phù hợp với đặc thù
kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhằm luôn đáp ứng thanh toán kịp thời, đầy
đủ, trách nhiệm nhận tái bảo hiểm, đặc biệt trong môi trường đầu tư biến động khó
lường và rủi ro tiềm ẩn cao, phần lớn số vốn nhàn rỗi huy động cho hoạt động đầu
tư được phân bổ cho danh mục tiền gửi tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng
hoặc mua các loại trái phiếu có bảnh lãnh. Vì vậy, các diễn biến mặt bằng lãi suất
huy động tiền gửi, trái phiếu, công trái…ảnh hưởng lớn tới thu nhập hoạt động đầu

tư.
Biến động trên thị trường bất động sản và khó khăn trong việc phân bổ tài
sản đầu tư dài hạn: Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh chính là tái bảo hiểm, chiến lược
đầu tư của VINARE là An toàn – Hiệu quả - Phát triển bền vững. VINARE coi
trọng chiến lược phân bổ tài sản đầu tư, kết hợp lợi ích ngắn hạn và dài hạn trên cơ
sở bảo toàn và phát triển hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đầu tư vào bất động sản nói
riêng và vào lĩnh vực đầu tư dài hạn khác nói chung được chú trọng trong chuỗi
giải pháp hiện thực hóa mục tiêu phát triển. Mặc dù hiện tại, số vốn đầu tư phân bổ
cho danh mục này rất khiêm tốn trong tổng số vốn đầu tư có thể huy động, các khó
khăn, bất cập hiện tại của thị trường bất động sản nói riêng vào lĩnh vực đầu tư dài
Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 6

hạn khác nói chung có ảnh hưởng nhất định đến việc phân bổ tài sản hoạt động đầu
tư vủa VINARE.
Biến động trên thị trường tiền tệ, tỷ giá: hoạt động chính của VINARE là
kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm. Việc thanh toán các quyền lợi và nghĩa
vụ đối với các nhà nhận – nhượng tái bảo hiểm hầu hết được thanh toán bằng tiền
ngoai tệ hoặc có gốc ngoại tệ. Sự biến động tỷ giá và nguồn cung ngoại tệ ảnh
hưởng tới kết quả hoạt động của VINARE.
Tác động của tình hình kinh tế xã hội nói chung: Sự phát triển của nền kinh tế
xã hội ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá
nhâ. Thông qua đó, dịch vụ bảo hiểm VINARE khai thác được bị ảnh hưởng.
- Rủi ro pháp lý:
Thay đổi chính sách quản lý của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm:
VINARE đã và đang phải đối mặt với việc mở cửa thị trường bảo hiểm theo lộ trình
cam kết khi gia nhập WTO. Thị trường bảo hiểm mở cửa, đồng nghĩa với việc gia
tăng áp lực cạnh tranh đối với hoạt động của VINARE.
- Rủi ro bảo hiểm – tái bảo hiểm:

Đánh giá không chính xác mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, mức
độ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm/tái bảo hiểm: Là doanh nghiệp kinh doanh
tái bảo hiểm, kinh doanh có tính đặc thù, việc đánh giá rủi ro được bảo hiểm/chấp
nhập tái bảo hiểm, đánh giá tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm nhà bảo hiểm/tái
bảo hiểm bị hạn chế bởi chất lượng và tính kịp thời đầy đủ của thông tin được điều
tra, cung cấp từ khách hàng, từ công ty bảo hiểm/tái bảo hiểm chuyển nhượng dịch
vụ, từ các đối tác khác trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Rủi ro hoạt động:
Các rủi ro liên quan đến đội ngũ nhân sự; thay đổi ngoài dự kiến trong bộ
máy lãnh đạo, hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân. Các rủi ro liên quan đến quy
trình: không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định, quy chế nội bộ của
cá nhân cán bộ. Rủi ro gián đoạn kinh doanh do các sự kiện hay tác nhân bên ngoài
như thiên tai, chiến tranh, các sự kiện bất khả kháng. Các đối tác giao kết hợp đồng
kinh tế, hợp đồng nhận/nhượng tái bảo hiểm phá sản hoặc không có khả năng thực
Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 7

hiện trách nhiệm theo hợp đồng đã ký kết, hoặc các đối tác tham gia bảo hiểm bị
phá sản hoặc không có khả năng thanh toán….
2. Phân tích định lượng
Dựa trên các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán qua các năm 2010, 2011,
2012 của VINARE, có thể tổng kết một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của
VINARE như sau: Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Thu phí Tái bảo hiểm


1,225,620

1,433,956

1,625,113
Doanh thu thuần hoạt động KD bảo
hiểm

555,967

657,634

808,810
Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh
bảo hiểm

66,030

79,440

89,633
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm

22,982

30,293

38,053
Lợi nhuận hoạt động tài chính


240,259

254,797

214,374
Tổng lợi nhuận trước thuế

296,856

360,930

301,449

Từ bảng kết quả kinh doanh trên có thể thấy Doanh thu từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm của VINARE đều tăng qua các năm từ 2010 đến 2012. Lợi nhuận
năm 2011 cao hơn năm 2010, tuy nhiên, đến năm 2012 có sự sụt giảm nhẹ.
Xem xét thêm các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán của VINARE, cụ thể như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Bảng cân đối kế toán
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Tài sản ngắn hạn

2,512,498

2,953,557

3,154,609

TS CĐ và XDCB dở dang

36,616

45,369

53,754
Đầu tư dài hạn

1,099,513

1,060,835

990,352
Tài sản dài hạn khác

19,136

16,225

13,475
Tổng Tài sản

3,667,763

4,075,986

4,212,190
Nợ ngắn hạn




Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 8

Chỉ tiêu Bảng cân đối kế toán
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
920,170
1,081,061
1,041,447
Dự phòng nghiệp vụ

573,060

690,780

801,020
Nợ dài hạn

1,535

1,262

945
Nợ khác

18,188


15,468

14,868
Vốn chủ sở hữu

2,119,541

2,252,785

2,319,703
lợi ích của cổ đông thiểu số

35,269

34,630

34,208
Tổng nguồn vốn

3,667,763

4,075,986

4,212,190

Từ các bảng số liệu trên có thể xem xét đánh
giá các một số chỉ tiêu về tài chính và tăng
trưởng của VINARE qua các năm từ 2010 đến
2012 như sau:


2.1 Nhóm chỉ số tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng
Năm 2011 so với
2010
Năm 2012 so với
2011
Doanh thu thuần từ hoạt động KD bảo hiểm
18.29%
22.99%
Lợi nhuận gộp về hoạt động KD bảo hiểm
20.31%
12.83%
Lợi nhuận hoạt động tài chính
6.05%
-15.86%
Lợi nhuận hoạt động khác
-0.49%
-56.36%
Lợi nhuận trước thuế
8.47%
-31.04%
Lợi nhuận sau thuế
25.09%
-13.09%
Tổng tài sản
11.13%
3.34%
Vốn chủ sở hữu
6.29%

2.97%
Nhìn vào bảng tốc độ tăng trưởng trên, có thể
thấy: hoạt động chính của VINARE là kinh
doanh tái bảo hiểm vẫn cho doanh thu tăng qua
Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 9

các năm từ 2010 đến 2012. Điều đó cho thấy
hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của công ty
vẫn diễn ra tốt và ổn định. Tuy nhiên, lợi nhuận
từ hoạt động tài chính của VINARE lại sụt giảm
trong năm 2012 (giảm 15,86% so với năm
2011). Điều này thể hiện hoạt động đầu tư
trong năm 2012 của công ty đã bị ảnh hưởng
không tốt.
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty vẫn
tăng qua các năm từ 2010 đến 2012.



2.2 Nhóm chỉ số khả năng thanh toán và nghĩa
vụ nợ

Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Từ
01/10/2012 –
30/902/13

Khả năng thanh toán hiện hành
2.42
2.28
2.27
2.38
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
2.73
2.73
3.03
2.38
Khả năng thanh toán nhanh
1.77
1.78
2.02
1.31
Tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản
0.41
0.44
0.44
0.47
Tỷ số nợ ngắn hạn/tổng tài sản
0.25
0.27
0.25
0.32
Tỷ số nợ phải trả/vốn CSH
0.71
0.79
0.80
0.91

Đòn bẩy tài chính (Tổng TS/Vốn CSH)
1.73
1.81
1.82
1.93

Từ bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán của
VINARE là khá an toàn, tỷ lệ nợ phải trả trên
Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 10

tổng tài sản là không cao. Vốn chủ sở hữu
chiếm tỷ trọng lớn trong việc tài trợ cho hoạt
động kinh doanh.

2.3. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Từ 01/10/2012
– 30/9/2013
Tỷ suất lợi nhuận gộp HĐ Kinh doanh bảo
hiểm /Doanh thu
7,92%
8,24%
7,97%

15,4%

Tỷ suất lợi nhuận từ HĐ đầu tư /doanh thu
28,82%
26,42%
19,05%
24,03%
Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế /Doanh thu
32,88%
37,42%
26,79%
38,42%
Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế /Tổng TS
7,47%
8,86%
7,16%
8,79%
ROE (Lợi nhuận ST/Vốn chủ sở hữu)
11,08%
13,04%
11,01%
14,04%
ROA (Lợi nhuận ST/Tổng tài sản)
6,40%
7,21%
6,06%
7,29%
Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS=LNST/tổng số
lượng cổ phiếu lưu hành) (đồng)
2.315
2.921
2.537


3.473
Tổng Số lượng cổ phiếu lưu hành
100.827.658
100.827.658
100.827.658
100.827.660
Giá thị trường của 1 cổ phiếu
26.500
10.300
14.500
23.000
Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu
21.021
22.343
23.007
24.641
Chỉ số P/E (giá thị trường cổ phiếu/thu nhập
trên 1 cổ phiếu)
11.45
3.53
5.72

6.62
Chỉ số P/B (giá thị trường cổ phiếu/Giá trị sổ
sách của CP)
1.26
0.46
0.63


0.93
Từ bảng số liệu trên cho thấy, tỷ suất sinh lời từ hoạt động đầu tư của VINARE
khá cao. Tuy có sụt giảm trong năm 2012, nhưng đến năm 2013 đã tăng trở lại. So
sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành bảo hiểm trong 4 quý gần nhất (từ
01/10/2012 đến 30/9/2013):
Chỉ số - mã cổ phiếu
VNR
PVI
PTI
BVH
BMI
BIC
Chỉ số P/E

6.62
14.52
8.32

21.79

7.45

9.19
Chỉ số P/B

0.93
0.67
0.83

2.25


0.44

1.08
Nhìn vào bảng so sánh trên có thể thấy chỉ số P/E của VNR tương đối thấp so với
các doanh nghiệp khác trong cùng ngành bảo hiểm. Chỉ số P/E là tỷ số tài chính
dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu và tỷ số thu
nhập trên cổ phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán. Điều đó chứng tỏ nếu đầu tư vào VNR, nhà đầu
tư đang phải trả giá ít hơn so với các cổ phiếu cùng ngành bảo hiểm khác. Tuy
nhiên, xét khối lượng giao dịch của VNR trong thời gian qua thì chủ yếu là các giao
dịch nội bộ, giao dịch của các nhà đầu tư bên ngoài không nhiều.
Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 11

III. Khuyến nghị với nhà đầu tư
Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, sản xuất kinh
doanh phục hồi chậm, thu nhập của người dân chưa được cải thiện nhiều, thiên tai
diễn biến phức tạp, thị trường bảo hiểm vẫn đạt được những kết quả tăng trưởng
tích cực. Theo báo cáo của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, tổng số doanh nghiệp
bảo hiểm trên thị trường là 59 doanh nghiệp với tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn
thị trường cả năm ước đạt 45.012 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2012. Tổng số tiền
đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2013 ước đạt 105.333 tỷ đồng, tăng
17,6% so với năm 2012.
Theo Luật KDBH của Việt Nam, kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của
doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm
nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi
thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Ở Việt Nam hiện nay, khi thị trường
bảo hiểm đang trong quá trình hình thành và phát triển, số lượng công ty bảo hiểm

trong nước còn ít, năng lực vốn còn hạn chế, lại chịu sự cạnh tranh từ các công ty
bảo hiểm quốc tế. Sự xuất hiện các công ty tái bảo hiểm trong nước sẽ tạo ra môi
trường đầu tư mới cho các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có hai công ty là VINARE và PVI Re chuyên thực hiện
hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Đây là một con số còn khá khiêm tốn so với
tiềm năng phát triển của thị trường tái bảo hiểm tại Việt Nam. Thêm vào đó, sự
cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm gốc đang tạo ra sức ép không nhỏ
trong việc thu xếp tái bảo hiểm. Mức phí và mức khấu trừ quá cạnh tranh, điều
kiện, điều khoản được mở rộng đến mức phi kỹ thuật đã khiến cho một số đơn bảo
hiểm không thể thu xếp tái bảo hiểm ra thị trường nước ngoài. Khi đó, các doanh
nghiệp bắt buộc phải thu xếp tái bảo hiểm qua lại giữa các doanh nghiệp bảo hiểm
trong nước để đảm bảo phân tán rủi ro. Trong trường hợp này, năng lực của thị
trường bảo hiểm Việt Nam trên thực tế đã bị tận dụng để bảo hiểm cho các rủi ro
không tốt và đối mặt với nguy cơ tích tụ rủi ro rất cao. Bên cạnh đó, việc coi nhận
tái bảo hiểm là một kênh để tăng doanh thu cũng đã đặt các doanh nghiệp bảo hiểm
trước những rủi ro mới. Có một số doanh nghiệp đã coi tái bảo hiểm như là một
kênh khai thác chính để bù đắp sự thiếu hụt doanh thu bảo hiểm gốc. Điều này dẫn
Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 12

đến tình trạng doanh nghiệp không đánh giá kỹ rủi ro nhận tái bảo hiểm, được chào
dịch vụ nào cũng nhận, giữ lại nhiều hơn so với mức giữ lại thuần quy định đối với
loại rủi ro đó, hoặc giữ lại một số rủi ro bị loại trừ bởi các hợp đồng tái bảo hiểm
khác. Việc nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài cũng được xem là một kênh
mang lại lượng phí nhận tái bảo hiểm khá lớn.
Từ những yếu tố thị trường trên, có thể thấy, thị trường tái bảo hiểm ở Việt Nam
vừa là thách thức, cũng vừa là cơ hội cho những công ty như VINARE. Nếu
VINRARE biết cách khai thác tốt thị trường tái bảo hiểm trong nước giúp tăng thị
phần, tăng doanh thu thì đó là một lợi thế, giúp VINARE ngày càng phát triển và

ngược lại, nếu không tận dụng được cơ hội đó thì VINARE sẽ mất dần vị thế cạnh
tranh với các công ty trong ngành –trong nước cũng như nước ngoài. Tuy nhiên,
theo phân tích về kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ số tài chính của
VINARE như trên, theo quan điểm cá nhân, cổ phiếu VNR là một cổ phiếu khá an
toàn, có tiềm năng phát triển trong những năm tới. Do đó, với các nhà đầu tư hiện
đang sở hữu cổ phiếu VNR có thể nắm giữ và tiếp tục theo dõi diễn biến giá của cổ
phiếu. Với các nhà đầu tư mong muốn ít rủi ro, chưa sở hữu cổ phiếu VNR có thể
theo dõi thêm kết quả kinh doanh của năm 2013 sắp tới công bố và xem xét việc
đầu tư cổ phiếu này.




DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. website: www.vinare.com.vn
2. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của VINARE các năm 2010, 2011, 2012
3. Báo cáo thường niên năm 2012 của VINARE
4. vietstock.vn
5. cafef.vn
Phân tích mã cổ phiếu: VNR

Học viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Page 13

6. stox.vn
7. fpts.com.vn
8. tapchitaichinh.vn…

×