Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Vai trò của phương pháp luận sử học đối với công tác sử học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.35 KB, 24 trang )

Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Vai trò của phương pháp luận sử học đối với công tác sử học
Trong những thập kỉ gần đây, vấn đề phương pháp luận của các khoa học và
của hoạt động con người nói chung được sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học
thuộc lĩnh vực triết học, các ngành khoa học xã hội và tự nhiên. Nhiều cuộc hội
thảo khoa học được tổ chức, nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Trong
phạm vi sử học ở nước ta, các vấn đề phương pháp luận cũng được nghiên cứu sâu
rộng và thảo luận sôi nổi, đặc biệt từ sau Hội thảo khoa học đầu tiên về phương
pháp luận sử học (1966).
Đối với nền sử học của chúng ta hiện nay, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lí luận của phương pháp luận sử học. Bởi vì, Đảng ta
đã lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động. Đồng thời chúng ta cũng khai thác di sản tư tưởng sử học
của ông cha, những tinh hoa của văn hóa nhân loại để làm cho phương pháp luận sử
học được phong phú hơn. Phương pháp luận sử học mácxít-lêninnít được xây dựng
trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, toàn bộ tri thức triết học và những tri thức
khác có liên quan
Trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp luận sử học có vai trò to lớn trong
việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử (nội dung khoa học và phương pháp nghiên cứu)
cũng như phương pháp dạy học lịch sử. Không nắm được phương pháp luận sử
học, các nhà nghiên cứu lịch sử mất phương hướng hoạt động, không có khả năng
giải quyết những vấn đề lịch sử đặt ra. Vì vậy, có thể nói rằng, đối với người làm
công tác sử học, những vấn đề phương pháp luận là những vấn đề rất quan trọng.
Nó đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập, giảng dạy lịch sử và trang bị những lí
luận cơ bản để tích cực chống lại phương pháp luận sử học tư sản, vẫn tiếp tục
xuyên tạc sự kiện lịch sử cụ thể và mở rộng những chiến dịch trực tiếp hoặc gián
tiếp chống những cơ sở lí luận, nhận thức lịch sử của sử học mácxít. Việc học tập
phương pháp luận sử học là yêu cầu quan trọng đối với việc nghiên cứu, giảng dạy,


học tập lịch sử.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
1
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
1.2 Yêu cầu của nước ta hiện nay đối với công tác sử học
Đặc biệt, ở nước ta hiện nay, do đang đứng trước một giai đoạn cách mạng
mới, mà đặc điểm nổi bật là sự nổi dậy vĩ đại của quần chúng với ý thức tự mình
quyết định vận mệnh của mình với niềm tin tuyệt đối ở thắng lợi, là nhịp dộ tiến
triển mau chóng của mọi mặt đời sống. Thực tiễn ấy ngày một mở ra cho công tác
sử học nước ta một tiền đồ phát triển rộng lớn, mặt khác nó cũng đòi hỏi sử học
phải có bước chuyển biến mới về chất, để tiến kịp với chuyển biến của cách mạng
và nhịp độ của thời đại.
Cụ thể là người cán bộ sử học đứng trước tình hình hiện nay phải được nâng
cao thêm một bước về trình độ tư tưởng và nghiệp vụ để có thể hoàn thành được
nhiệm vụ cấp thiết và ngày càng to lớn do đời sống đặt ra và có thể thật sự đóng
được vai trò người chiến sĩ tiền phong trên mặt trận cách mạng văn hóa của Đảng
Yêu cầu nâng cao thêm một bước quan trọng về lập trường quan điểm, về lí luận
cho cán bộ sử học, tính Đảng và tính khoa học trong sử học…mà khái quát lại là
các vấn đề cơ bản của phương pháp luận sử học ngày càng đặt ra cấp thiết hơn
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
2
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
NỘI DUNG
1. Phương pháp luận sử học là gì và các vấn đề cơ bản của phương pháp luận
sử học
1.1. Khái niệm

Phương pháp để gìn giữ lại quá khứ của xã hội loài người đã có từ rất sớm,
nó nhờ tư duy ngôn ngữ của con người. Và cũng một thời kì rất dài, thậm chí cả
một thời đại đầu tiên của loài người không có sự khác biệt khi nhận thức quá khứ.
Nhưng phát triển đến một giai đoạn nhất định của xã hội loài người đã xuất
hiện tình trạng: một sự kiện, hiện tượng vấn đề của lịch sử lại được khôi phục khác
nhau; trình bày giải thích, đánh giá khác nhau. Thậm chí từ đó đến nay, không có
một sự kiện hiện tượng nào lại được khôi phục một lần duy nhất, cứ thế tồn tại.
Vậy vì sao lại có hiện tượng đó? Người ta đã giải thích rằng: Vì người viết lịch sử
bị chi phối, ảnh hưởng bởi quyền lợi dân tộc, giai cấp và các lợi ích khác nhau. Để
bảo vệ cho quan điểm, nhận thức và trường phái của mình vá để cho kiến thức, tri
thức lịch sử không ngừng phát triển, người ta đã sinh ra phương pháp luận sử học.
Do có các trường phái nhận thức lịch sử khác nhau, hiện nay còn nhiều ý
kiến khác nhau về định nghĩa, khái niệm phương pháp luận sử học. Người thì cho
phương pháp luận sử học là lí luận về lịch sử. Người khác thì cho rằng phương
pháp luận sử học là triết học của sử học. Người khác lại gọi phương pháp luận sử
học là luận về phương pháp hay là lí luận về phương pháp…Có thể nói đã có hàng
chục khái niệm khác nhau về phương pháp luận sử học.
Để dễ hiểu, chúng ta có thể định nghĩa: Phương pháp luận sử học là một hệ
thống những quan điểm, thế giới quan chỉ đạo việc nghiên cứu đồng thời lựa chọn
phương pháp nghiên cứu
1.2. Các vấn đề cơ bản của phương pháp luận sử học
Từ quan niệm về phương pháp nói trên, chúng ta có thể khẳng định rằng từ
khi phương pháp luận sử học ra đời đến nay: không có một phương pháp luận
chung, duy nhất cho giới sử học. Đã xuất hiện nhiều trường phái, nhiều quan điểm,
phương pháp luận khác nhau
Vấn đề phương pháp luận sử học thường gắn với vấn đề quan điểm tư tưởng,
lợi ích của mỗi giai cấp. nó thể hiện rõ tính Đảng; nó xâm nhập, chi phối mọi hoạt
động khoa học của nhà nghiên cứu. Nhưng dù ở phương pháp luận nào, từ trước
đến nay cũng đều có những điểm chung đòi hỏi phải giải quyết: Đó là lịch sử
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà

Nội
3
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
nghiên cứu cái gì? Nghiên cứu, khôi phục lịch sử để làm gì? Nghiên cứu lịch sử
như thế nào?
Những vấn đề đó tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng mỗi trường phái
phương pháp luận sử học lại có cách trả lời khác nhau và thông tường người ta chỉ
chọn chép, nghiên cứu những gì có lợi cho mình. Nhưng có thể thấy, chúng đều có
điểm chung, căn cứ là nguồn sử liệu, các sự kiện, căn cứ vào sự thật lịch sử
Đối với nền sử học của chúng ta hiện nay, phương pháp luận sử học là dựa
trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng làm
cơ sở, xuất phát điểm cho việc nghiên cứu lịch sử . Cho nên để bảo vệ chủ nghĩa
Mác – Lênin, cơ sở của phương pháp luận sử học mácxít – lêninnít, chúng ta cần đi
sâu nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những nguyên lí của triết học Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử
Phạm vi nghiên cứu của phương pháp luận sử học mácxít rất rộng bao gồm
các vấn đề chủ yếu sau:
- Đặc trưng của quá trình phản ánh hiện thực trong lịch sử
- Bản chất của khái niệm lịch sử, đặc trưng của việc hình thành các khái niệm
- Những nguyên tắc lí luận của việc lựa chọn, phân tích, đánh giá các nguồn
tư liệu lịch sử
- Mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, mối tương quan giữa cuộc
cách mạng xã hội hiện nay và quá trình lịch sử
- Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học
- Tính Đảng và tình khoa học trong sử họ
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử
- Phương pháp trình bày một công trình sử học
- Tương quan giữa khách thể và chủ thể trong quá trình lịch sử

- Tính hiện đại, tính thời sự trong lịch sử
- Những cơ sở khoa học, những nguyên tắc tiêu chuẩn của việc phân kì lịch
sử (các hình thái kinh tế xã hội, thời đại, thời kì…)
- Mối tương quan giữa việc nghiên cứu xã hội, xã hội học và lịch sử, nhận
thức luận mácxít và khoa học lịch sử
- Các thành tựu khoa học (tự nhiên, xã hội và nhân văn) được sử dụng trong
nhận thức lịch sử
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
4
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
Như vậy, nội dung các vấn đề phương pháp luận sử học là mang tính đa
dạng. Nhưng trước tiên chúng ta cần nắm được những vấn đề cơ bản nhất cần thiết
nhất trong công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử. Đó là các vấn đề đối
tượng, nhiệm vụ, tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp
nghiên cứu lịch sử, sự phân kỳ lịch sử .
Đối tượng của sử học theo quan niệm mácxít – lêninnít là qúa trình phát triển
thực tế của xã hội loài người, cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính
thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu muôn vẻ của nó. Nói khác đi, đó là sự
chuyển biến cụ thể của các phương thức sản xuất trong lịch sử thế giới, lịch sử từng
dân tộc, là sự biểu hiện cụ thể, phong phú cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, là
sự thể hiện một cách sinh động vai trò sáng tạo, quyết định của quần chúng nhân
dân lao động trong lịch sử.
Về phạm vi đối tượng của sử học chúng ta cũng cần lưu ý: tất cả những sự
kiện đang diễn ra cũng là đối tượng của sử học, đương nhiên nó đòi hỏi chúng ta phải
thận trọng để tránh chính trị hóa lịch sử. Và do lịch sử của xã hội loài người từ trước
tới nay mặc dù diễn ra quanh co phức tạp với những biểu hiện muôn màu muôn vẻ
nhưng xu thế chung là phát triển đi lên và tuân theo những quy luật nhất định. Những
quy luật đó nằm ngay trong bản thân cái hiện thực lịch sử xã hội loài người.

Về nhiệm vụ của sử học cụ thể, có thể nêu ở đây một số ý cơ bả sau: Một là,
khôi phục sự thật lịch sử, phát hiện sự thật lịch sử một cách chính xác, giúp cho
người bây giờ hiểu được quá khứ chân thực của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc.
Đây là nhiệm vụ đầu tiên của sử học. Hai là, nêu được sự thể hiện của quy luật phổ
biến của lịch sử trong quá trình lịch sử cụ thể của các dân tộc và giai đoạn lịch sử.
Ngoài nhiệm vụ nghiên cứu và phát hiện ra các quy luật đặc thù của lịch sử, còn có
một nhiệm vụ quan trọng khác nữa là nghiên cứu sự tác động của quy luật phổ biến
trong những điều kiện riêng biệt của xã hội nước ta.
Tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu sử học: Tính đảng trong nghiên
cứu sử học tức là tính chiến đấu của nó. Một công trình nghiên cứu sử học có tính
đảng là phải thể hiện thế giới quan của giai cấp vô sản, quan điểm lập trường của
giai cấp vô sản, tức là phải đúng với chủ nghĩa Mác – Lênin, phải phù hợp với
đường lối, chính sách của Đảng. Nó phải nhằm mục đích giáo dục con người mới,
xây dựng xã hội mới. Một công trình sử học có tính đảng cũng đồng thời phải có
tính khoa học. Tức tính chiến đấu của sử học không thể mâu thuẫn với tính chân
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
5
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
thực của nó. Tính khoa học và tính đảng là hai phạm trù khác nhau nhưng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, phai nắm vững nguyên tắc tính khoa học và tính đảng
trong nghiên cứu sử học để tránh các sai lầm như phủ nhận tính đảng, hoặc thể hiện
tính đảng một cách công thức, giáo điều mà kì đạt được tính khoa học
Để thực hiện những nhiệm vụ như vừa nêu trên thì vấn đề phương pháp lôgic
và phương pháp lịch sử sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong nghiên cứu lịch
sử, hai phương pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cần nắm cùng hai
phương pháp này để chống lối suy diễn chủ quan, sự vi phạm nguyên tắc biên niên,
coi thường các nhân tố ngẫu nhiên, coi thường vai trò chủ quan của con người…
Chỉ có nắm vững phương pháp nghiên cứu lịch sử của chủ nghĩa Mác mới khôi

phục lại được bộ mặt chân thực của lịch sử quá khứ đồng thời giúp cho việc phát
hiện các quy luật chân thực ẩn náu trong sự kiện lịch sử
Vấn đề phân chia các thời kì và các giai đoạn lịch sử là nghiên cứu quá trình
lịch sử cụ thể để vạch ra những thời kì và giai đoạn phát triển của xã hội loài người
nói chung cũng như của từng nước, từng dân tộc nói riêng nhằm làm sáng tỏ quy
luật phát triển phổ biến của xã hội loài người và sự phát triển đặc thù của từng
nước, từng dân tộc. Đó là một công việc phức tạp chỉ có thể tiến hành được dưới
ánh sáng của một hệ lí luận khoa học vững chắc kết hợp với sự nghiên cứu lịch sử
cụ thể một cách sâu sắc
Những vấn đề này trực tiếp giúp chúng ta thu kết quả tốt, đúng trong công
tác sử học để tìm hiểu những vấn đề khác của phương pháp luận sử học mà vẫn
đảm bảo “tư cách” của nó là hệ thống tư tưởng nền tảng, những nguyên tắc chung
mà xuất phát từ đó và bằng những cái đó chỉ đạo nhà nghiên cứu trong hoạt động
nhận thức của mình.
Dưới đây tôi xin trình bày một vấn đề cơ bản của phương pháp luận sử học
mà tôi đánh giá là quan trọng: Đó là vấn đề phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic trong công tác sử học.
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu, biên soạn
lịch sử, chúng ta đã thường xuyên vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic trong công tác sử học. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic đều là
phương pháp khoa học mà mọi khoa học phải sử dụng, hai phương pháp đều có ý
nghĩa và vai trò quan trọng.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
6
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
Việc nhận thức và vận dụng tốt phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là
một vấn đề phương pháp luận quan trọng, có tác dụng nâng cao chất lượng công tác
sử học của chúng ta. Tuy nhiên việc nghiên cứu để hiểu rõ 2 phương pháp đó, đồng

thời kiểm điểm quá trình công tác cũ và rút kinh nghiệm cho công tác mới, chúng
ta chưa có dịp đi sâu.
Đặc biệt trong công tác sử học của chúng ta hiện nay, vẫn còn những sai lầm trong
việc nhận thức và vận dụng hai phương pháp này. Do vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu
và thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa của hai phương pháp này là rất cần thiết
2. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
2.1. Nội dung và mối quan hệ của chúng trong công tác sử học
“Phương pháp lịch sử” và “phương pháp lôgic” là sự vận dụng một cách cụ
thể mối quan hệ giữa các phạm trù “lôgic” và “lịch sử” trong công tác sử học. Vì
vậy, trước khi đi vào tìm hiểu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic chúng ta
cần làm sáng tỏ quan điểm mácxít về “lịch sử” và “lôgic”
a. “Lịch sử” và “Lôgic”
“Lịch sử” là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát triển của sự vật trong thế
giới khách quan diễn ra theo trình tự thời gian và không gian nhất định, với những
biểu hiện muôn màu muôn vẻ, với những bước quanh co phức tạp bao gồm cả
những tất yếu và ngẫu nhiên, hiện tượng và bản chất, chung và riêng…
Lịch sử chính là bản thân hiện thực khách quan, tồn tại và phát triển theo một lôgic
khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người
“Lôgic” là phạm trù dung để nêu lên cái chung, cái tất yếu, cái bản chất
của quá trình phát triển lịch sử của sự vật khách quan . Lôgic không chỉ phản
ánh cái lịch sử của quá khứ, hiện tại mà còn nói lên khuynh hướng đi lên, vươn
tới của lịch sử…
Giữa lịch sử và lôgic có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về mặt nhận thức
luận, lịch sử là bản thân hiện thực khách quan phát triển với những hiện tượng
muôn màu, muôn vẻ và lôgic là bản chất của hiện thực do sự nghiên cứu lí luận
vạch ra. Trong mối quan hệ giữa lịch sử và lôgic thì lịch sử quyết định lôgic còn
lôgic là phản ánh của lịch sử. Và như vậy trong nhận thức lôgic và lịch sử là
thống nhất
Tách rời lịch sử và lôgic là phương pháp duy tâm siêu hình. Sự phân tích
lôgic phải theo các lôgic của bản thân hiện thực. Bước đi của lôgic phải ăn khớp

Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
7
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
với quá trình phát triển khách quan của lịch sử. Từ đó chúng ta mới nhận thức được
thế giới khách quan một cách đúng đắn, mới có hành động đúng để cải tạo thế giới.
Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh tính thống nhất giữa lịch sử và lôgic chúng
ta cũng không nên đồng nhất chúng mà phải xem đó là hai phạm trù riêng, khác
nhau, có liên quan với nhau. Chính sự khác nhau đó giúp ta tránh được sai lầm
đồng nhất hóa giữa lịch sử và lôgic, lấy lôgic thay thế cho lịch sử, hay bắt lịch sử
phải phục tùng lôgic
b. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là sự vận dụng một cách cụ thể
các phạm trù biện chứng “lịch sử” và “lôgic” trong công tác nghiên cứu khoa học
và đặc biệt là trong công tác sử học. Từ sự nhận thức rõ quan hệ biện chứng giữa
lịch sử và lôgic chúng ta bước sang nhận thức tính thống nhất trong sự khác biệt
giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
Phương pháp lịch sử là phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các hiện
tượng và sự kiện (ra đời, phát triển và tiêu vong) với mọi tính chất cụ thể của nó.
Phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình
thức tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận
động của chúng
Hai phương pháp này có những điểm khác nhau, giống nhau và liên hệ chặt
chẽ với nhau trong thể thống nhất.
Phương pháp lịch sử tuy phải theo sát tiến trình phát triển của lịch sử, diễn
lại mọi bước đường quanh co, ngẫu nhiên, thụt lùi tạm thời của quá trình phát triển
hiện thực, nhưng không phải là miêu tả lịch sử một cách kinh nghiệm chủ nghĩa,
chất đống tài liệu mà miêu tả theo sợi dây lôgic nhất định của sự phát triển lịch sử,
một cách có quy luật

Còn phương pháp lôgic tuy không nói đến những chi tiết lịch sử, những
bước đường quanh co, ngẫu nhiên của lịch sử nhưng không phải vì thế mà nó bỏ
qua việc nghiên cứu lịch sử một cách cụ thể, chỉ đưa ra những khái quát lí luận vô
căn cứ, những quy luật phạm trù trừu tượng, không có một nội dung lịch sử thực tế
nào. Phương pháp lôgic không phải là một sự ghi chép giản đơn, một sự phản ánh
không sinh động về hiện thực mà là sự phản ánh biết rút ra từ trong lịch sử cái chủ
yếu và làm cho cái chủ yếu ấy thể hiện được bản chất của quá trình lịch sử
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
8
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
Tóm lại, vì lịch sử phát triển một cách có quy luật nên phương pháp lịch sử
chỉ đạt được kết quả khi tác phẩm lịch sử toát lên cái lôgic khách quan của sự phát
triển sự vật, tức là tác phẩm lịch sử phải có tính chất lí luận. Ngược lại, vì lí luận
phải thấm nhuần chủ nghĩa lịch sử, nên phương pháp lôgic phải phản ánh trong tác
phẩm một cách đúng đắn tiến trình phát triển lịch sử, tức là tác phẩm lí luận phải
thể hiện được bản chất của lịch sử.
Ăngghen đã nêu ra quan hệ biện chứng giữa hai phương pháp đó như sau: “
Về bản chất, phương pháp lôgic không phải gì khác mà cũng là phương pháp lịch
sử, chỉ có khác là đã thoát khỏi những hình thức lịch sử của nó và khỏi những hiện
tượng ngẫu nhiên có tác dụng phá hoại của nó
Hai phương pháp này vì cùng thống nhất trong một mục đích là nhằm phơi
bày rõ chân lí khách quan của sự phát triển lịch sử nên trong công tác sưu tầm,
nghiên cứu chúng ta không thể chỉ vận dụng một phương pháp riêng rẽ nào, vì thực
ra chúng chỉ là hai mặt biểu hiện khác nhau của phương pháp biện chứng mácxít
mà thôi.
c. Mối quan hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong công
tác nghiên cứu sử học
Hai phương pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau, đều có ý nghĩa

và vai trò quan trọng. Do vậy, trong công tác sưu tầm, nghiên cứu chúng ta không
thể chỉ vận dụng một phương pháp riêng rẽ nào.
Tuy vậy, vì chúng thống nhất trong sự khác biệt nên chúng ta không thể phủ
nhận tính độc lập tương đối chúng trong công tác nghiên cứu. Ví dụ, cũng trên cơ
sở tài liệu đã có về Cách mạng tháng Tám, người nghiên cứu để tìm hiểu ra tính
chất đặc điểm, quy luật của Cách mạng tháng Tám và người nghiên cứu để miêu tả
lại tiến trình lịch sử của Cách mạng tháng Tám, thì mỗi người vận dụng hai phương
pháp này ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trên cơ sở tài liệu của hàng trăm cuộc
biểu tình chống thu thóc, thu thuế, phá lúa, trồng đay, người viết sử phải đi sâu vào
tìm xem cuộc đấu tranh nào là bắt đầu, dù là nhỏ nhất, phải tìm hiểu tâm lí, tình
cảm quần chúng trong cuộc biểu tình để miêu tả cho sinh động, gợi cảm. Còn người
nghiên cứu, vì mục đích là tìm ra quy luật, ví như quy luật đấu tranh chính trị kết
hợp với đấu tranh vũ trang, nên có thể bắt đầu đi ngay vào giai đoạn phát triển cao
của phong trào, qua những cuộc đấu tranh biểu tình mà tìm ra bản chất của chúng
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
9
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
Trong công tác trình bày biên soạn, thì tính độc lập tương đối giữa hai
phương pháp biểu lộ một cách rõ rệt.
Nếu chúng ta muốn làm sống lại một quá trình lịch sử, như lịch sử cuộc
trường kì kháng chiến chẳng hạn, thì sự trình bày theo phương pháp lịch sử là duy
nhất thích hợp. Chúng ta không thể bỏ qua những mốc lịch sử cụ thể như ngày 23-
9-1945, 19-12-1946, 7-5-2954…bỏ qua những trận đánh cụ thể, những chiến dịch
quan trọng như: Việt Bắc, Hòa Bình, Biên giới, Điện Biên…không thể không nêu
bật những gương chỉ huy mưu trí, tài tình, những chiến sĩ dũng cảm, anh hùng,
không thể không nói đến vai trò quần chúng nhân dân…chỉ có bằng những tài liệu
lịch sử cụ thể đó mà miêu tả cuộc đấu tranh theo những quy luật phát triển riêng
của nó, chúng ta mới có thể vẽ lên một bức tranh sinh động về hiện thực kháng

chiến. Và như vậy tác phẩm lịch sử của chúng ta mới thành công.
Nhưng nếu chúng ta muốn khái quát lý luận tiến trình lịch sử kháng chiến thì
phương pháp lôgic lại là thích hợp. Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử cụ thể, chúng ta
có thể phát hiện ra bản chất, đặc điểm, quy luật của cuộc trường kì kháng chiến, ví
như tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, tính chất trường kì của cuộc kháng
chiến, quy luật đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh quân sự, quy luật từ du
kích chiến tiến lên vận động chiến, quy luật phối hợp giữa tập trung và phân tán…
Chúng ta trình bày các quy luật và đặc điểm đó một cách có căn cứ khoa học và
trong mối liên hệ biện chứng phù hợp với lôgic khách quan của tiến trình lịch sử.
Trong việc trình bày các đặc điểm, quy luật này không phải chúng ta chỉ đóng
khung trong phạm vi lí luận trừu tượng thuần túy, mà đôi khi chúng ta phải dùng tài
liệu lịch sử để minh họa.Ví như quy luật phát triển từ du kích chiến đến vận động
chiến, chúng ta có thể nêu một vài trận đánh tiêu biểu cho những bước phát triển
của nó để minh họa, nhưng không phải là diễn tả lại toàn bộ tiến trình lịch sử.
Cho nên, việc sử dụng phương pháp lịch sử hay phương pháp lôgic là chủ
yếu hoàn toàn tùy thuộc ở mục đích nghiên cứu, bởi vì có thể cùng một khách thể
nghiên cứu mà mục đích nghiên cứu khác nhau, thuộc lĩnh vực khoa học khác
nhau, dù là những khoa học lân cận, họ hàng, thì sã xác định phương pháp nào chủ
yếu thích hợp. Về mặt này. Mác đã để lại cho chúng ta những tác phẩm mẫu mực,
như tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp viết theo phương pháp lịch sử và bộ Tư
bản viết theo phương pháp lôgic
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
10
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
Nếu trong cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp, Mác đã trình bày quá trình diễn
biến lịch sử theo trình tự thời gian với mọi bước đi quanh co, khúc khuỷu của nó,
với các tên người, tên đất cụ thể, với những nét tâm lí, tình cảm phong phú và sinh
động của quần chúng cũng như của các nhân vật lịch sử với đầy đủ những nét đặc

thù, ngẫu nhiên thể hiện tính lịch sử của quá trình, thì trong bộ Tư bản, chúng ta
thấy Mác đi ngay vào giai đoạn điển hình là xã hội tư bản- giai đoạn cao nhất của
sự phát triển xã hôi loài người lúc đó, trình bày rõ lôgic phát triển của xã hội tư
bản, rút ra quy luật cơ bản cảu xã hội tư bản là quy luật thặng dư giá trị
Tuy vậy sự khác biệt đó đều xuất phát từ cơ sở thống nhất là cả hai tác
phẩm dều nhằm phơi bày những chân lý khách quan của lịch sử, cả hai tác phẩm
đều thể hiện ra bản chất, quy luật của lịch sử dưới những hình thức khác nhau
Từ sự phân tích trên chúng ta có thể khẳng định rằng, phương pháp lịch sử là
phương pháp thích hợp duy nhất với khoa học lịch sử. Điều này hoàn toàn do đối
tượng và chức năng của khoa học lịch sử quyết định. Song, phương pháp lịch sử
không chỉ miêu tả một cách đơn giản những sự kiện, những nhân vật cụ thể, mà còn
phải vạch ra được cái lôgic khách quan ẩn náu đằng sau những sự kiện và những
hoạt động của các nhân vật lịch sử đó. Điều đó có nghĩa là, phương pháp lịch sử là
phương pháp duy nhất thích hợp với khoa học lịch sử, nhưng trong nghiên cứu sử
học vẫn cần phương pháp lôgic. Bởi vì, chất lượng và sức mạnh của một tác phẩm
sử học ngoài việc miêu tả khôi phục quá khứ, còn ở chỗ phân tích, khái quát lí luận.
Việc sử dụng phương pháp lôgic trong nghiên cứu lịch sử cũng không thể xem
hoàn toàn tách rời với phương pháp lịch sử, hai phương pháp được sử dụng độc lập
với nhau ở các đoạn khác nhau do yêu cầu của việc nghiên cứu lịch sử cụ thể
2.2. Những sai lầm của việc vận dụng không đúng phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic trong công tác sử học của chúng ta
Do những sai lầm khuyết điểm về lập trường quan điểm, chưa thấm nhuần
sâu sắc nội dung, ý nghĩa của hai phương pháp này, chúng ta đã vấp phải những
thiếu sót về phương pháp học thuật biểu hiện trong việc vận dụng chưa đúng đắn
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong công tác sử học. Những thiếu sót
đó là do: vận dụng máy móc phương pháp lôgic thay cho phương pháp lịch sử,
hoặc thiên về phương pháp lịch sử đơn thuần, tách rời phương pháp lịch sử với
phương pháp lôgíc
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội

11
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
Những biểu hiện cụ thể của những thiếu sót ấy có thể quy vào hai khuynh
hướng chủ yếu: một khuynh hướng thiên về khái quát, lý luận, thiên về suy diễn
chủ quan, thiếu cơ sở sự kiện cụ thể, và một khuynh hướng khác lại thiên về miêu
tả đơn thuần sự kiện, chất đống la liệt tài liệu mà không đạt đến trình dộ khái quát
lý luận
* Vận dụng phương pháp lôgic một cách máy móc, hoặc lấy “phương pháp
lôgic” thay thế phương pháp lịch sử. Sai lầm này có nhiều dạng, nhiều vẻ như sau:
- Bệnh công thức. Nền sử học của chúng ta phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng làm cơ sở tư tưởng, làm kim
chỉ nam cho việc nghiên cứu, học tập, tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến và những
thành tựu khoa học của nước ngoài để thúc đẩy khoa học tiến lên. Nhưng việc vận
dụng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, việc hấp thụ kinh
nghiệm nước ngoài phải sáng tạo, “trung thực khoa học”, chứ không nên sa vào
những sai lầm của bệnh công thức giáo điều:
Có tác phẩm sử học khi đi qua, bạn đọc đã có cảm tưởng như mình vừa đọc
một phần lịch sử tiến hóa nhân loại, trong đó có ít tài liệu Việt Nam để chứng minh.
Thiếu sót này có thể một phần là do khó khăn về tài liệu, nhưng khách quan mà
nhìn, độc giả cảm thấy có phần nào tác giả sa vào chủ nghĩa đồ thức, chủ nghĩa
minh họa lịch sử, lấy phương pháp lôgic máy móc thay thế cho phương pháp lịch
sử. Đáng lẽ chúng ta phải vận dụng lý luận, phát hiện ra logic phát triển của đối
tượng đang nghiên cứu, thì chúng ta lại đem gán cho nó một cái khung logic đã sẵn
có trong đầu óc của chúng ta
Trong nghiên cứu biện soạn lịch sử, bên những quy luật chung của chủ nghĩa
duy vật lịch sử, chúng ta còn vận dụng những kinh nghiệm lịch sử mới được tổng
kết. Những kinh nghiệm đó thường là biểu hiện của các quy luật đặc thù ở trong
một nước hay một khu vực nào đó và cũng đều được thực tiễn mới bổ sung. Nếu
vận dụng một cách máy móc các kinh nghiệm đó trong công tác nghiên cứu thì

chúng ta sẽ phạm sai lầm. Ví như quy luật chung là bước quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội phải qua chuyên chính vô sản nét đặc thù của một số nước
là chuyên chính vô sản biểu hiện dưới hình thức chuyên chính dân chủ nhân dân.
Tuy vậy, chuyên chính dân chủ nhân dân ở mỗi nước đều có hệ thống chuyên chính
và bộ máy nhà nước được tổ chức thích hợp với điều kiện lịch sử nước đó. Rập
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
12
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
khuân một hình thức nhà nước nào đó để miêu tả nhà nước của chúng ta là làm sai
lạc sự thật lịch sử.
Trong cuộc thảo luận về phong trào nông dân ở Việt Nam vừa qua, có đồng
chí đã lấy những nhận định lý luận của Ăngghen trong tác phẩm Chiến tranh nông
dân ở Đức làm cái cốt lõi cho bài nghiên cứu của mình, rồi cố tìm những sự kiện ở
Việt Nam để ghép vào cho ăn khớp chứ không phải là vận dụng lí luận đó nghiên
cứu tìm ra những đặc điểm, tính chất của phong trào nông dân ở Việt Nam. Phương
pháp đó không thể đóng góp tốt vào việc thảo luận về phong trào nông dân của
chúng ta.
- Định kiến trong nghiên cứu lịch sử là cơ sở của chủ nghĩa “đóng màu” lịch
sử, tức bằng suy diễn tô đậm thêm cho lịch sử những nét mà nó không có hoặc ít
có. Cách làm này không thể đưa tới kết quả khoa học mà còn rơi vào việc “Hiện đại
hóa lịch sử”. Ví như, khi đánh giá Phan Chu Trinh, có bạn từ chỗ coi Phan Chu
Trinh là không yêu nước, không chống đế quốc, đến chỗ tô vẽ cho ông nhiều điều
không có thực, biến ông thành nhân vật xét lại kiểu hiện đại. Hay khi phân tích về
một anh hùng dân tộc ở thời phong kiến, có người lại đòi hỏi nhân vật này phải có
quan điểm, tác phong quần chúng như một cán bộ cách mạng, hay có tư tưởng tiên
tiến của một đại biểu của giai cấp công nhân
- Trong công tác biên soạn, chủ nghĩa giáo điều máy móc này còn đưa đến
sự sắp xếp các sự kiện lịch sử theo một lôgic máy móc. Ví như, trong việc biên

soạn một cuốn thông sử, chúng ta dựa vào lôgic phát triển xã hội là hạ tầng cơ sở
quyết định thượng tầng kiến trúc, nhưng lại bỏ qua sự tác động qua lại giữa chúng
nên đã viết phần đầu thuần túy về kinh tế của các thời kì, sau đó mới đến các phần
chính trị, văn hóa, xã hội…Do đó có khi đã đưa ra những chính sách kinh tế trước
khi viết đến những triều đại hoặc nhà nước đề ra các chính sách ấy
Trong công tác biên soạn lịch sử địa phương, chủ nghĩa giáo điều máy móc,
thường đưa đến bỏ qua những nét đặc thù của lịch sử địa phương. Đôi khi chúng ta
cố gò lịch sử địa phương vào một số công thức chung của chủ nghĩa duy vật lịch
sử, hoặc phải minh họa sao cho có đủ cả quy luật, đặc điểm của toàn quốc và thế
giới; ví như biên soạn lịch sử Cách mạng tháng Tám ở một tỉnh hay một huyện nào
đó cũng phải có đủ các phần tình hình quốc tế, trong nước, hai phe, bốn mâu thuẫn
và vận dụng một cách gò ép quy luật từ nông thôn về thành thị, mặc dầu ở đó đô thị
nhỏ bé không khác nông thôn là bao nhiêu. Làm như vậy không tránh khỏi hoặc là
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
13
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
rườm rà không cần thiết, hoặc ít nhiều làm sai lạc lịch sử, làm mất tính muôn màu
muôn vẻ của lịch sử toàn quốc. Điều cần thiết là phải làm nổi bật lên những biểu
hiện của quy luật phổ biến đó ở địa phương mình, chứ không phải là lắp lại nguyên
văn những quy luật chung đó.
* Vận dụng phương pháp lịch sử một cách đơn thuần, tách rời phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic:
- Chất đống tài liệu: Coi lịch sử chỉ là một chuỗi những sự kiện vụn vặt,
trình bày thật chi tiết, đầy đủ mà không phân biệt được tài liệu chính và phụ, cơ
bản và không cơ bản, điển hình hay không điển hình, không chú ý làm nổi bật
bản chất, quy luật lịch sử của các sự kiện, do đó biến lịch sử thành một mớ hỗn
độn ngẫu nhiên
- Kể chuyện giai thoại, dật sử thay cho việc nghiên cứu lịch sử: Do chưa

quan niệm đúng đắn đối tượng của sử học, một số người không chú trọng sưu
tầm,thẩm tra chỉnh lí những sự kiện chân xác mà rơi vào những chi tiết có tính chất
thần bí, những giai thoại, những dã sử, ghi chép trong chính sử chưa được khoa học
lịch sử xác nhận, nhằm làm thỏa mãn sự hiếu kì của người đọc. Dĩ nhiên, chúng ta
cần sử dụng các loại tài liệu dân gian, thần thoại, dã sử…nhưng phải biết gạn lọc sự
thực lịch sử, chứ không rơi vào những điểm hoang đường thần bí
- Miêu tả theo phương pháp biên niên không khoa học. Phương pháp biên
niên là một nguyên tắc không thể thiếu được của phương pháp lịch sử. Chúng ta
không coi nhẹ phương pháp đó, bởi vì ngay trong phương pháp biên niên khoa học
thì phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic đã kết hợp chặt chẽ với nhau. Tuy
nhiên trong giới sử học chúng ta ngay từ sau Cách mạng tháng Tám cũng còn xuất
hiện những tác phẩm sử học viết theo lối biên niên không khoa học. Mặc dầu về
hình thức đây không phải là liệt kê tài liệu theo thứ tự năm tháng mà có chương
mục hẳn hoi, theo trình tự thời gian diễn biến của các sự kiện lịch sử. Nhưng trong
nội dung các chương, tác giả chỉ trình bày các sự kiện lịch sử, mà bản thân nó
không thể hiện ra bản chất, quy luật của lịch sử
* Những hậu quả của những sai lầm kể trên:
- Những sai lầm, thiếu sót nêu trên làm mất khả năng phát hiện vấn đề của
công tác sử học, bởi vì những người nghiên cứu theo khuynh hướng này chỉ chăm
chú miêu tả, khái quát theo chủ định của mình mà không có thái độ khách quan
khoa học để tìm hiểu đúng đắn bản chất sự kiện lịch sử, không xử lí đúng đắn mối
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
14
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
quan hệ giữa tài liệu, sự kiện, và khái quát lí luận. Những sai lầm đó đã tách rời quá
khứ, hiện tại và tương lai của công tác sử học; gạt bỏ chức năng tổng kết kinh
nghiệm, phát hiện quy luật, chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới của khoa học lịch sử;
không phối hợp được chặt chẽ nội dung và hình thức trong công tác trình bày và

biên soạn. Hậu quả nghiêm trọng của các sai lầm thiếu sót trên làm cho khoa học
lịch sử không thực hiện được chức năng khoa học và xã hội của nó, hiệu lực phục
vụ cách mạng, cải tạo thế giới của nó giảm sút hẳn đi. Cụ thể nó làm hạn chế chức
năng giáo dục thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho quần
chúng của công tác sử học. Bởi vì không nghiên cứu được tốt lịch sử theo phương
pháp lôgic thì không phát hiện ra được quy luật, không biên soạn được lịch sử trong
trạng thái phát triển một cách có quy luật của nó; do đó không giúp độc giả nhìn
nhận được một cách khoa học qúa trình phát triển của thế giới khach quan. Ngược
lại, không biên soạn được lịch sử theo phương pháp lịch sử thì không giúp độc giả
hiểu được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới khách quan để nắm được một cách
sâu sắc những quy luật đã được khái quát ra, hoặc để tự độc giả rút ra những quy
luật lịch sử; đồng thời cũng không giúp độc giả nhận thức đúng đắn quá trình phát
triển lịch sử xã hội
- Những sai lầm, thiếu sót này về căn bản không phải do quan điểm, lập
trường của chúng ta chưa đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin trong
nghiên cứu lịch sử mà còn do chịu ảnh hưởng có ý thức mà phần lớn là không có ý
thức của hệ tư tưởng tư sản với những mức độ khác nhau. Điều này không lấy làm
lạ bởi những tư tưởng quan điểm cũ có sức sống dai dẳng và tồn tại trong một
khoảng thời gian khá lâu, sau khi những điều kiện vật chất sinh ra nó đã mất lâu
rồi. Hơn nữa chúng ta đang sống trong hoàn cảnh mà tư tưởng tư sản và những tư
tưởng phi vô sản khác đang hằng ngày hằng giờ tấn công chúng ta, đặc biệt trong
thời kì mở cửa, tăng cường giao lưu văn hóa. Vì vậy chúng ta phải biết quan tâm
đấu tranh chống những tàn dư của tư tưởng cũ, cảnh giác với sự thâm nhập của tư
tưởng thù địch, rèn luyện lập trường tư tưởng vô sản. Cụ thể là học tập và vận dụng
đúng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic trong công tác sử học.
2.3 Biện pháp khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong việc vận dụng
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để giải quyết một số vấn đề cơ bản,
cần thiết cho công tác sử học
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội

15
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
* Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa tài liệu, sự kiện và khái quát lí luận là
vấn đề quan trọng trong công tác sử học
Tài liệu sự kiện là cơ sở xuất phát của việc khái quát lí luận. Vì vậy khi
nghiên cứu một vấn đề gì, các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí
Minh bao giờ cũng phải xuất phát từ sự kiện. Ví như, để biên soạn tác phẩm “Chủ
nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”, Lênin cũng nghiên cứu
hằng trăm quyển sách, báo tài liệu thống kê. Chỉ riêng tài liệu chuẩn bị cũng đã
trích dẫn trong 148 quyển sách, trong 232 bài báo của 49 tạp chí
Khi biện soan cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Hồ Chí Minh cũng sử
dụng một khối lượng lớn tài liệu thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau
Thừa nhận sự kiện của hiện thực là cơ sở của khái quát khách quan là dựa
theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tuy vậy không nên hiểu
nguyên tắc về việc khái quát lí luận trên cơ sở sự kiện một cách máy móc rằng bất
cứ kết luận nào cũng phải nhất thiết trên cơ sở những sự kiện thu thập được. Nếu
khuynh hướng chung của một quá trình lịch sử được xá định, nếu những quy luật
của sự phát triển xã hội đã được làm sáng tỏ thì trong phạm vi những khuynh
hướng và quy luật chung trước đây rút ra từ sự kiện, chúng ta có thể nêu lên những
kết luận mới, có tính chất thuần túy lý thuyết.
Sự kiện lịch sử cần cho việc khái quát lí luận, nhưng phải sử dụng loai sự
kiện gì và tiêu chuẩn chọn loại sự kiện ấy phải thế nào?
Đó là những sự kiện “tương đối đầy đủ, chính xác và cùng một loại”: Sự
kiện đầy đủ, trước hết nó phải bao quát đầy đủ những yếu tố của hiện tượng quá
trình nghien cứu. Ví như khi nghiên cứu về mâu thuẫn của hai giai cấp nông dân và
phong kiến của một nước trong một thời đại lịch sử nào đấy thì cần có những sự
kiện nói lên sự đấu tranh về mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng…đủ để miêu tả, phân
tích mâu thuẫn này. Thứ hai, nó phải bao quát tất cả những mặt cơ bản, đặc trưng
các yếu tố của hiện tượng, quá trình mà chúng ta cần nghiên cứu.

- Yêu cầu có đầy đủ sự kiện khi nghiên cứu lịch sử, còn có nghĩa là không
được chọn sự kiện riêng lẻ mà toàn bộ sự kiện có liên quan đến vấn đề đang xem
xét không có sự loại trừ nào. Yêu cầu này có ý nghĩa quan trọng vì nó bảo đảm
nghiên cứu toàn diện các hiện tượng lịch sử về mặt định lượng và định chất, giúp
cho nhà khoa học khắc phục việc xuyên tạc lịch sử
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
16
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
Để có thể thực hiện tốt yêu cầu thứ nhất này, trong thực tế nghiên cứu người
ta thường chọn sử dụng những sự kiện điển hình, tức là những sự kiện phản ánh các
mặt cơ bản, những thuộc tính, những đặc trưng của hiện tượng được nghiên cứu.
Các tác gia kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin khi phát hiện các quy luật xã hội đều
sử dụng sự kiện điển hình. Khi nghiên cứu hình thái tư bản chủ nghĩa, Mác đã chọn
tìm hiểu nước Anh là nước tư bản chủ nghĩa điển hình, nhưng khi phân tích các
quan hệ ruộng đất, nhất là các quan hệ thuộc hình thái tiền tư bản, Mác lại nghiên
cứu tài liệu về nước Nga- nước điển hình về các quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa tồn
tại đến giữa thế kỉ XIX
- Yêu cầu sự kiện phải chính xác, tức nội dung các tài liệu dùng để khái quát
lí luận phải phù hợp với hiện thực khách quan. Đối với chúng ta, tính chính xác của
các sự kiện thể hiện tính đảng cộng sản trong nghiên cứu, việc tuân thủ các nguyên
tắc của khoa học được xây dựng trên cơ sở lí luận mácxít về việc nhận thức thế giới
khách quan đúng như nó tồn tại
- Yêu cầu có các sự kiện cùng loại: là điều cần thiết cho việc so sánh đối
chiếu. Ví như, chúng ta muốn rút ra kết luận về một số hiện tượng lịch sử thì cần
theo dõi các sự kiện liên quan đến nó trong suốt quá trình phát sinh phát triển và
suy yếu của nó.
Trên đây là ba yêu cầu cơ bản đối với sự kiện dùng để khái quát khoa học,
nhưng để biết sự kiện nào có thể đạt được tiêu chuẩn như vậy, chúng ta cấn phải

đánh giá có phân tích, phê phán nội dung của nó, nhằm phân biệt những sự kiện
khách quan với sự giải thích chủ quan, xuyên tạc của những người quan sát sự kiện
Khi đánh giá và xác định một tài liệu sự kiện nào không đầy đủ, không chính
xác, không đúng để so sánh được thì nhất định không sử dụng vào nghiên cứu. Nếu
chưa đủ tài liệu đúng như những yêu cầu nêu trên để khái quát lí luận thì phải tiến
hành nghiêm túc công tác tài liệu. Do đó việc sưu tầm tài liệu là giai đoạn đầu
không thể thiếu được của việc nghiên cứu khoa học trước khi chuyển sang khái
quát lí luận.
Tài liệu sự kiện giữ một vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của
chúng ta nhưng thật sai lầm nếu cho rằng sự kiện là tất cả và dừng công tác nghiên
cứu khoa học ở khâu này. Từ giai đoạn sưu tầm, chỉnh lí tài liệu chúng ta chuyển
sang việc phân tích khái quát lý luận, tức là tách cái cơ bản, cái điển hình, cái tất
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
17
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
yếu khỏi cái ngẫu nhiên, nêu lên các kết luận, phát triển những quy luật nhận thức
và cải tạo hiện thực.
Việc thực hiện khái quát, lý luận trên cơ sở tài liệu, sự kiện được thực hiện
bằng các phương thức quan trọng nhất của phương pháp lôgic biện chứng. Đó là
việc phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch. Quá trình này hoàn thành khi nêu
được nội dung các khái niệm, quy luật cơ bản của lịch sử phát triển xã hội.
Kết quả của việc xử lí đúng đắn quan hệ giữa tài liệu sự kiện và khái quát lí
luận trong nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu khoa học trải qua 3
giai đoạn chủ yếu: đặt vấn đề, sưu tầm chỉnh lí tài liệu, khái quát lí luận về sự vật
đang nghiên cứu và xây dựng hệ thống lý luận
Sự trình bày nguyên hình, miêu tả thuần túy về một sự kiện nào đó, việc liệt
kê đơn thuần các sự kiện, các ví dụ rút ra từ các tài liệu và văn kiện và được lựa
chọn khéo léo mà không được phân tích biện chứng, không có lập luận hay khái

quát trừu tượng thì không thể xem tác phẩm ấy là một công trình nghiên cứu khoa
học thực sự được. Chỉ có thể rút ra những khái quát đúng đắn trên cơ sở các sự kiện
chính xác. Tính chất đúng đắn của các khái quát lí luận tùy thuộc vào chỗ công
trình nghiên cứu lí luận cụ thể đến mức độ nào, những sự kiện dẫn ra trong đó
chính xác đến mức độ nào. Ở đây có sự liên hệ lẫn nhau trực tiếp và đối mặt giữa
cái lịch sử và cái logic. Chỉ tuân theo mối liên hệ ấy nhà sử học mới có thể thể theo
dõi và xác định những quy luật chung và riêng.
Nhà sử học khi xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tài liệu sự kiện với khái
quát lý luận mới đạt được những thành tựu khoa học nhằm cải tạo thế giới và phục
vụ nhân dân.
* Xử lí quan hệ giữa quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp trong nghiên
cứu lịch sử
Khi nghiên cứu, những người làm công tác sử học phải dứt khoát và kiên
quyết đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, nhưng không vì thế mà coi thường
quan điểm lịch sử. Lênin đòi hỏi phải có thái độ lịch sử cụ thể khi đánh giá bất kì
một hiện tượng xã hội nào.
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
18
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
Nguyên tắc của của chủ nghĩa lịch sử trong thái độ đánh giá các hiện tượng
xã hội giúp ta khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử.
Trên cơ sở thừa nhận sự thống nhất chứ không phải sự đồng nhất, sự thống
nhất của những cái khác biệt giữa quan điểm giai cấp và quan điểm lịch sử, chúng
ta vận dụng vào việc giải quyết vấn đề lịch sử cụ thể để nâng cao chất lượng toàn
diện của việc nghiên cứu khoa học về mặt quan điểm tư tưởng cũng như về mặt
khoa học…Một ví dị cụ thể là khi đánh giá nhân vật lịch sử và phương pháp so
sánh lịch sử.
Khi đánh giá nhân vật lịch sử chúng ta phải đặt nhân vật vào hoàn cảnh sinh

sống, hoạt động của họ, xem xét những cống hiến của họ đối với nhân dân lúc bấy
giờ, nhất là đối với giai cấp thống trị muôn màu muôn vẻ. Đối với những kẻ tàn ác,
phản động, chúng ta có thái độ lên án, phê phán, nhưng cũng cần thấy rằng có một
số người nào đấy đang phục vụ cho giai cấp thống trị và về khách quan vẫn có
những tác dụng tiến bộ nào đấy
Có thể nói, muốn đánh giá đúng nhân vật lịch sử cần phải tuân thủ mấy
nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất, tác dụng tiến bộ của một số người nào đó trong
giai cấp bóc lột là do họ biết coi trọng vai trò của nhân dân lao động và mong muốn
góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong khuôn khổ thời đại lịch sử lúc bấy giờ.
Thứ hai: một số người nào đó trong giai cấp thống trị sỏ dĩ có những tác dụng tiến
bộ là vì họ đồng tình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống áp bức,
chống bóc lột, chống ngoại xâm. Họ đã biết đặt quyền lợi của nhân dân lên cao bởi
trong phần lớn quyền lợi của nhân dân trong những trường hợp này là phù hợp và
về căn bản với quyền lợi của giai cấp họ. Tác dụng tiến bộ của những cá nhân lúc
bấy giờ là ở chỗ họ biết hoạt động theo quyền lợi, nguyện vọng nhân dân, theo xu
thế phát triển chung của lịch sử và gạt bỏ những lợi ích cá nhân, nhỏ nhặt, phản lại
nhân dân. Thứ ba, tác dụng của một số nhân vật trong giai cấp thống trị bao giờ
cũng có giới hạn, vì họ bị ràng buộc chặt chẽ vào giai cấp của họ, không thể là
động lực thúc đẩy phát triển xã hội tiến lên…Sự phát triển của lịch sử là do đấu
tranh sản xuất và đấu tranh gai cấp của quần chúng nhân dân thúc đẩy tiến lên; đi
theo quần chúng nhân dân, các nhân vật lịch sử thuộc giai cấp bóc lột góp phần vào
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
19
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
sự phát triển ấy. Phân biệt một cách rõ ràng, dứt khoát tác dụng tiến bộ của những
nhân vật thuộc giai cấp thống trị và tác dụng có tính chất quyết định của quần
chúng nhân dân đối với sự phát triển xã hội là mấu chốt hết sức quan trọng khi
chúng ta đánh giá những nhân vật lịch sử

Về sử dụng phương pháp so sánh trong xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa
quan điểm giai cấp và quan điểm lịch sử: Theo Lênin sự so sánh lịch sử không phải
là sự so sánh hình thức, nêu những chi tiết vụn vặt bên ngoài của sự kiện lich sử,
mà phải đi sâu vào nội dung, vào bản chất của sự vật và hiện tượng. Sự so sánh này
không phải để so sánh, mà để rút kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại,
dùng vào việc phân tích những quy luật đang tác động trong hiện tại.
Phương pháp so sánh lich sử có thể tiến hành “theo đường thẳng” tức là sánh
các hiện tượng xã hội của các thời đại khác nhau nhưng có những nét cơ bản giống
nhau, hoặc so sánh trên những quan điểm cơ bản nhất. Phương pháp này cũng có
thể tiến hành “theo chiều ngang”, tức là so sánh các sự kiện khác nhau trong cùng
một thời đại, trong một quá trình cách mạng
Phương pháp so sánh lịch sử là phương pháp quan trọng khi phân tích các
giai cấp, các hiện tượng trong quá khứ và hiện tại, giúp ta hiểu hướng phát triển
tương lai của lịch sử. Nguyên tắc lịch sử bao giờ cũng là cơ sở cho phương pháp so
sánh lịch sử. Sự so sánh các hiện tượng lich sử quá khứ với hiện tại chứng minh
rằng càng nhận thức rõ các hiện tượng quá khứ càng hiểu sâu sắc hiện tại và ngược
lại. Ở đây, sự so sánh lịch sử còn là cách khẳng định tính chất đúng đắn những sai
lầm đã phạm phải và tin tưởng tuyệt đối vào tiền đồ sáng lạn của chúng ta
Chúng ta có thể so sánh các hiện tượng và sự kiện ở những thời đại khác
nhau hoặc cùng một thời đại, song phải giữ vững giới hạn các hiện tượng được so
sánh, vạch ra cơ sở kinh tế của các hiện tượng, phân tích hiện thực khách quan
trong đó các hiện tượng phát triển. Nếu những điều kiện lịch sử nảy sinh của các
hiện tượng về căn bản có thể giống nhau thì có thể so sánh, mặc dù chúng thuộc về
những thời kì khác nhau. Khi so sánh các hiện tượng lịch sử khác nhau chúng ta
phải tuân thủ nghiêm chỉnh ý kiến của Mác là bao giờ cũng phải nghiên cứu riêng
sự tiến triển và đặc điểm của mỗi hiện tượng, rồi sau đó so sánh chúng với nhau,
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
20
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh

Thủy
dựa vào kinh nghiệm lịch sử nêu một cách có cơ sở những quy luật của các hiện
tượng này
Tóm lại, sử dụng phương pháp so sánh lịch sử chỉ có thể tiến hành được
trong trường hợp nếu tiến hành trên cơ sở phân tích một cách đúng đắn trên quan
điểm mácxít hiện thực khách quan, làm sáng tỏ những nét chung và những nét đặc
thù của mỗi hiện tượng, kết quả của nó trong quá khứ và những kết quả có thể đạt
được trong hiện tại và tương lai
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
21
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
KẾT LUẬN
Việc vận dụng đúng đắn phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong
công tác nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lí luận và thực tiễn.
Nó thể hiện sự thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương pháp
biện chứng mà phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai biểu hiện khác của
nó. Việc vận dụng đúng hai phương pháp này bảo đảm chất lượng toàn diện của
công tác sử học. Song việc vận dụng này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, cố gắng trau
rồi tư tưởng và phương pháp học thuật, nắm vững lí luận kết hợp với việc nâng cao
nghiệp vụ công tác.
Trong thời gian qua chúng ta đã có nhiều cố gắng trong cả lĩnh vực sưu tầm,
nghiên cứu và biên soạn. Chúng ta đã biện soạn được một số tác phẩm lịch sử đồng
thời cũng đã nghiên cứu giải quyết được nhiều vấn đề lý luận của lịch sử Việt Nam
Nhìn lại bước đường đi qua, chúng ta thấy nền sử học mácxít của chúng ta
tuy còn trẻ nhưng mà không non. Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin,
chúng ta đã và đang chiến thắng được những quan điểm sử học phong kiến, thực
dân, tư sản và các quan điểm phản động. Chân lý lịch sử về cách mạng Việt Nam
mà chúng ta nêu ra đã có thể chinh phục được trái tim của toàn thể dân tộc và của

đại đa số nhân dân thế giới đang hướng về cách mạng Việt Nam
Trong quá trình lịch sử dân tộc ta đã sản sinh ra những sử gia lớn như Lê
Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Phan Huy Chú…Các bậc tiền bối đó đã đem gần hết cuộc
đời mình cống hiến cho sử học. Chúng ta rất tự hào về quá khứ, chúng ta có quyền
mơ ước làm như vậy và lại có điều kiện làm được hơn ông cha ta. Chúng ta cố gắng
trau rồi tư tưởng và phương pháp học thuật để phát triển công tác sử học, làm sao
cho nền sử học Việt Nam xứng đáng là ngọn cờ đầu về khoa học lịch sử tiên tiến ở
Đông Nam Á…
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
22
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh, Giáo trình phương pháp luận sử học,
ĐHSP I, 1982.
2. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Phương pháp luận sử học, Nxb ĐHSP, 2003.
3. Hà Văn Tấn, Một số vấn đề lí luận sử học, Nxb ĐHQG Hà Nội.
4. Văn Tạo, Phương Pháp lịch sử và phương pháp logic, Nxb khao học xã hội,
Hà Nội, 1995
5. Viện sử học, Mấy vấn đề phương pháp luận sử học, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1970
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà
Nội
23
Bài tập điều kiện Nguyễn Thị Thanh
Thủy
môc lôc
Trang
Líp: Cao học K18 - Lịch sử Trường ĐHSP Hà

Nội
24

×