Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SKKN Giúp học sinh nhận biết, phân biệt các hình thức văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.57 KB, 18 trang )












SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH NHẬN BIẾT,
PHÂN BIỆT CÁC HÌNH THỨC
VĂN NGHỊ LUẬN

A. Đặt vấn đề.
I. Lời nói đầu.
Tích hợp là quan điểm cơ bản của việc đổi mới nội dung chương trình
SGK và đổi mới phương pháp dạy học trong bé môn Ngữ văn của nhiều năm nay.
Trong chương trình SGK Ngữ văn THCS, các tác giả biên soạn đã thể hiện rất rõ
quan điểm tích hợp này ở mọi hình thức: tích hợp ngang giữa các phân môn, tích
hợp dọc, tích hợp đồng tâm… Sự đổi mới này không chỉ giúp học sinh có được
kiến thức tổng hợp mà còn có kỹ năng tốt hơn trong quá trình học và làm văn.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của môn Ngữ văn ở trường phổ thông
nãichung và ở trường THCS nói chung là phải giúp học sinh hình thành bốn kỹ
năng cơ bản là: Nghe, nói, đọc, viết; trong đó kỹ năng viết có một vai trò vô cùng
quan trọng. Nhiệm vụ hình thành kỹ năng viết chính là ở phân môn Tập làm văn,
chính vì vậy chỉ riêng ở phần tập làm văn ở lớp 9, bên cạnh việc hướng dẫn các
em viết những văn bản hành chính thông dụng như: Biên bản, Hợp đồng, Thư


(điện) chúc mừng và thăm hỏi, sẽ đi sâu hơn vào ba kiểu văn bản Thuyết minh, Tự
sự, Nghị luận, giúp các em biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố
miêu tả trong văn bản thuyết minh, yếu tố miêu tả và nghị luận, đối thoại, độc
thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, phép phân tích và tổng hợp trong
văn bản nghị luận. Về văn bản nghị luận, các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn về hai
hình thức thường gặp nhất là nghị luận xã hội, một hình thức trước đây chưa
được chỉ ý đúng mức trong nhà trường và nghị luận văn học với hai dạng cơ thể
là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ. Nhưng trong thực tế có thể khẳng định rằng thể loại văn nghị luận là một
thể loại văn khá khó đối với học sinh THCS. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận
thấy rằng một bộ phận lớn học sinh chưa thực sự có kỹ năng xác định luận điểm,
luận cứ; chưa xác định và phân biệt được các yêu cầu khác nhau của các hình
thức văn nghị luận.
II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1.Thực trạng.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bé môn Ngữ văn ở trường THCS , tôi
nhân thấy
khi giảng dạy phân môn Tập làm văn và cụ thể là kiểu bài văn nghị luận đang tồn
tại những vấn đề sau:
- Một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn quan niệm phân môn Tập làm văn nói
chung và kiểu bài văn nghị luận nói chung là một kiểu bài khó. Vì vậy khi giảng
dạy chưa thật sự được chú trọng, thời lượng dành cho thực hành của phân môn
này chưa thật sự được sử dụng có hiệu quả. Mỗi hình thức nghị luận đều có một
tiết giành cho luyện nói, nhưng trên thực tế thì giờ luyện nói này chưa thật sự
được sô dụng đúng với mục đích của giờ luyện nói.

- Trong khi giảng dạy giáo viên chỉ chú ý đến nội dung bài học, miễn sao cung
cấp đầy đủ cho học sinh dung lượng kiến thức trong sách giáo khoa mà ít chú
trọng đến việc giúp các em hình thành kỹ năng nhận biết, phân biệt các hình thức
nghị luận để qua đó các em có thể xác định ngay được nội dung yêu cầu của từng

hình thức nghị luận để áp dụng vào bài văn nghị luận của mình.
- Thực tế thì hiện nay ở trong nhà trường nói chung và riêng ở cấp THCS nói
riêng vẫn còn một bộ phận lớn học sinh có thói quen thụ động, quen nghe, chép
lại những gì giáo viên nói. Khi làm bài thì phụ thuộc hoàn toàn vào các tài liệu
học tốt, bài văn mẫu lúc nào cũng có sẵn trên thị trường mà hàn toàn không có
thói quen suy nghĩ khám phá và tự bộc lộ bản thân.
2.Kết quả của thực trạng trên.
Từ những thực trạng như trên sẽ dẫn đến kết quả tất yếu là các em dần phụ
thuộc hoàn toàn vào những tài liệu có sẵn, không chú trọng hoặc không còn hứng
thú với môn học. Các em không còn khả năng nhận biết, phân biệt các hình thức
nghị luận. Chính vì vậy mà các em sẽ không nắm được yêu cầu riêng, cụ thể của
từng hình thức nghị luận, bài nghị luận của các em sẽ không có lập luận chặt chẽ,
lô gích, thiếu tính thuyết phục.
Qua khảo sát chất lượng ở hai lớp 9C, 9D tôi trực tiếp giảng dạy thông qua các
bài viết, kết quả thu được là:
Lớp


số
Kết quả đạt được
Gỏi

% Khá

% TB

% Yếu

% Kém


%
9C 38

1 2,6%

5 13,2%

24

63,2%

8 21% 0 0%

9D 40

1 2,5%

6 15% 24

60% 9 22,5%

0 0%

Từ kết quả nh trên, bằng kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân tôi đưa
ra một vài biện pháp nho nhỏ để nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học các
hình thức văn nghị luận ở trường THCS.



B.Giải quyết vấn đề

I. Các giải pháp thực hiện.
1.Nghị luận là gì?
Nghị luận nghĩa bàn và nhận định, đánh giá về một tình hình, một vấn đề
nào đó(Từ điển Tiếng Việt).
2. Phân loại:
Có hai loại Nghị Luận:
+ Nghị luận chính tri, xã hội.
+ Nghị luận văn chương.
Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là nghị luận chính
trị, xã hội.

Ví dụ: Bàn luận về " Không có gì quý hơn độc lập tự do" là nghị luận chính
trị. Nghị luận về thói đố kị, lòng khoan dung, lòng nhân ái, tƯ tham nhũng là
nghị luận xã hội. Nghị luận tục ngữ là nghị luận xã hội, nh :"Uống nước nhớ
nguồn"; "Tốt danh hơn lành áo", " Có công mài sắt có ngày nên kim", v.v
3.Thế nào gọi là văn nghị luận?
Nghị luận là kiểu bài, là phương pháp nghị luận sử dụng thao tác bàn bac,
phân tích giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu rộng một vấn đề,
chỉ rõ vấn đề ấy là đúng hay là sai, tốt hay xấu, cũ hay mới đồng thời giúp người
nghe, người đọc có thái độ đúng, hành động đúng đối với vấn đề đang nghị luận.
Chính vì vậy, một bài nghị luận phải đạt được ba mục tiêu cụ thể nh sau:
- Một là, Phân biệt rõ đúng, sai, tốt, xấu, cũ mới của vấn đề.
- Hai là, mở rộng, khơi sâu tầm nhận thức, sự hiểu biết về vấn đề đó.
- Ba là, xác định rõ thái độ, tình cảm, hành động đúng đắn khi đối diện với
vấn đề ấy.
4. Các thao tác nghị luận.
Một bài nghị luận phải nâng vấn đề có ý nghĩa khái quát, có giá trị lý luận và
thực tiễn trên cơ sở một quan điểm, một lập trường nhất định.
Để đạt được ba mục tiêu của bài nghị luận, người viết phải sử dụng thao tác
nghị luận kết hợp với thao tác giải thích và thao tác chứng minh.

Muốn phân biệt vấn đề đúng hay sai, tốt hay xấu, cũ hay mới, ta phải giải
thích, phải trả lời thoả đáng các câu hỏi: Nghĩa là gì? nh thế nào? tại sao? Vì
sao?
Muốn mở rộng, khơi sâu tầm nhận thức, sự hiểu biết về vấn đề đó ta phải bàn
luận, so sánh, đối chiếu lý luận với thực tế, nghĩa là ta phải bb×nh, phải luận kết
hợp với chứng minh.
Việc kết hợp thao tác, thao tác chứng minh với thao tác bình và luận trong một
bài văn nghị luận mang tính tất yếu. Vì thế, một bài nghị luận nếu viết nông cạn
chẳng khác gì một bài văn giải thích được thêm thắt một vài dẫn chứng.
5.Ba bước của một bài văn nghị luận.
Trong thân bài của bài nghị luận , cần lần lượt phát triển theo ba bước nh
sau:
- Bước một, phải giải thích rõ vấn đề. Một từ ngữ khó, một khái niệm mới
cần được giải thích rõ. Nghĩa đen, nghĩa bóng, ý nghĩa của vấn đề phải được giải
thích cụ thể. Bước một giải thích này được coi nh soi sáng vấn đề là bước rất cần
thiết.
- Bước hai, phải bình để chỉ rõ đúng sai, tốt xấu, cũ mới, của vấn đề. Tại sao
đúng(sai)? Đúng sai nh thế nào? Phải có lý lÊ trên một quan điểm lập trường
nhất định. Phần bình thể hiện rõ cái yêu, cái ghét, sự tiến bộ hay lạc hậu, hạn chế
về mặt nhận thức, về tư tưởng, tình cảm của người bình luận. Phần bình cần sự
sắc sảo.

- Bước ba, phải luận, nghĩa là phải bàn bạc, bàn luận, so sánh, đối chiếu khơi
sâu, mở rộng vấn đề; đặt vấn đề trong nhiều mối tương quan về gia đình, xã hội,
lịch sử, về lý luận, về thực tiễn để bàn luận cho thoả đáng. Bước ba của một bài
văn nghị luận chính là nơi để phân biệt mức độ, chất lượng của trình độ của bài
văn, của người viết.
*Chú ý: Ba bước của một bài nghị luận cần rạch ròi trong nhận thức.
Những bài nghị luận một câu tục ngữ, mét câu ca dao, một ý kiến ngắn thường
thường ở thân bài nên tiến hành theo trình tự ba bước.

Đối với những vấn đề bình luận về một vấn được trích dẫn trong một câu dài
có nhiều vỊ, ta phải:
- Có lúc gộp bước 2 và 3, kết hợp nghị luận trong từng vỊ.
- Có lúc phải gộp cả ba bước trong từng vỊ cụ thể.
- Đọc các bài văn minh hoạ sẽ thấy rõ sự sáng tạo trong văn nghị luận phản ánh
trí tuệ và độ thông minh, nhạy cảm của người học sinh.
6.Dàn ý một bài văn nghị luận.
a,Mở bài:
Cần có hai nhân tố sau, gắn liền với nhau, hô ứng nhau: dẫn, nhập.
- Dẫn: là dẫn dắt hướng về luận đề. Cần đúng hướng chưa vội nêu bật ý nghĩa
của vấn đề. Có nhiều cách dẫn dắt nh nêu xuất xứ của vấn đề, hoặc nêu hoàn
cảnh( xã hội, lịch sử, nghệ thuật, học thuật ) của vấn đề xuất, hiện, nảy sinh.
Cũng có thể nêu mục đích của vấn đề phải nghị luận. Cũng có trường hợp sử
dụng cách so sánh, nghi vấn hoặc tương phản, nói chung là cần biến hoá linh
hoạt.
- Nhập: là nhập đề. Dẫn với gắn liền với nhập nh hình với bóng. Nhập tức là
nêu vấn đề phải bình luận. Nếu danh ngôn, câu văn, câu thơ, ca dao, tục ngữ
được chỉ định trong đề bài, thì ta phải giới thiệu trích dẫn và đặt trong dấu ngoặc
kép.
- Mở bài bài văn nghị luận cần thể hiện một phong độ và sư sâu sắc.
b,Thân bài: Có ba bước sau.
- Bước 1: Phải giải thích vấn đề. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, rót ra ý nghĩa
của vấn đề. Tục ngữ, ca dao thì phải giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng. Câu văn,
câu danh ngôn, câu thơ (Đặc biệt là thơ cổ) thì ta phải giải thích từ khó, khái
niệm, để từ đó tìm ra hàm nghĩa, nội dung ý nghĩa. Không thể đơn giản bước 1,
nỊu là nghị luận ca dao, tục ngữ, thơ văn cổ.
- Bước 2: là bình.
Nghĩa là phải khẳng định vấn đề đúng hay sai. Dùng lý lẽ để phân tích đúng
sai của vấn dÒ. Chỉ ra được nguyên nhân: Tai sao đúng? Vì sao sai? Đúng sai nh
thế nào? NÕu thiếu lý lÊ hoặc lý lÊ nông cạn, nếu thiếu kiến thức hoặc hiểu biết

lờ mờ, thì làm sao mà bình, mà khen mà chê được. Có lúc người viết phải sử
dụng một vài dẫn chứng để minh hoạ cho cái sai, cái đúng của vấn đề. Quan
điểm, lập trường nhận thức về tư tưởng, đạo đức, về hoạ thuật của người nghị

luận thể hiện rõ ở phần này. Cần một cách viết sắc và gọn, linh hoạt. ít sử dụng
câu dài. Tính chất tranh luận, tự biện được bộc lộ.
- Bước 3: Luận.
Luận là bàn bạc, bàn luận, mở rộng lật đi lật lại vấn đề, đối chiếu vấn đề ( Về
các mặt lịch sử, xã hội, học thuật, về lý luận và thực tiễn, trong không gian, thời
gian và các lĩnh vực ) Có lúc so sánh với các vấn đề tương quan, liên quan.
Cũng có lúc đánh giá vấn đề, nêu bật tác dụng và tác hại, mặt tích cực hoặc hạn
chế của vấn đề.
Dây là phần hay nhất và cũng là phần khó nhất. Nó thể hiện độ sâu, rộng của
bài nghị luận. Nếu bài nghị luận chỉ dừng lại ở bước 2 thì chẳng khác gì bài giải
thích.
Chú ý:
Ba bước của một bài văn nghị luận là những bước đi cơ bản, cần có và phải
có. Học sinh cần định hình ba bước ấy. Làm văn nói chung, nghị luận nói riêng,
cần phải căn cứ vào đề bài cụ thể, phân tích cụ thể để vận dụng sáng tạo. Từ
khuôn mẫu mà sáng tạo, ấy mới là làm văn.
- Nghị luận ca dao, tục ngữ, thơ cổ thì nên có ba bước.
- Có vấn đề bình luận là câu văn, câu danh ngôn có nhiều vỊ, mỗi vỊ là một
khía cạnh của vấn đề thì sau bước 1, ta kết hợp bình và luận từng vỊ một, đi sâu
vào vỊ chính, vào trọng điểm.
Ví dụ:
a, Bình luận câu tục ngữ:
" Đời người có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang"
Nên tiến hành theo ba bước.
b, Bình luận ý kiến sau đây của Chủ Tịch Hồ Chí Minh:

" Học để hành. Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học cũng vô
ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy"
- Sau bước 1 giải thích thế nào là học và hành; tại sao học với hành phải đi đôi?
Ta phải kết hợp bình luận:
- Học để hành. Học với hành phải đi đôi.
- Học mà không hành thì cũng vô ích.
- Hành mà không học thì hành không trôi chảy.
c, Kết bài:
- Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đang nghị luận.
- Rót ra bài học (tư tưởng, tình cảm, nhận thức ) nêu phương hướng hành động.
- Mở ra một vấn đề liên quan với vấn đề đang nghị luận ( vấn đề nghị luận đã
khép lại, một vấn đề mới lại được nêu ra, xuất phát từ vấn đề trước- rất hay, rất
khó).


II.Các biện pháp tổ chức thực hiện.
A. Các hình thức nghị luận.
1. Nghị luận xã hội.
1.1.Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
a, Nhận diện.
Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống là bài nghị luận xã hội, trong
đó người viết phải bàn luận, bình phẩm, khen, chê về các biểu hiện trong cộng
đồng đã và đang diễn ra.
Ví dụ: Lòng hiếu thảo, tính khoe khoang, sự đua đòi, tinh thần tự học, đạo lý
uống nước nhớ nguồn, hiện tượng vứt rác bừa bãi
Trong đời sống xã hội thường xảy ra vô vàn những sự việc, hiện tượng. Xét về
tính chất, có những sự việc, hiện tượng lớn như chiến tranh, tình trạng tai nạn
giao thông, tình trạng thiên tai hoả hoạn, sự xu«ng cấp về đạo đức; nhưng cũng có
những sự việc, hiện tượng nhỏ, đơn giản như sự thất hứa, thói đua đòi, đi học
muộn, tính hiếu thắng Ngay trong từng sự việc, hiện tượng cũng có nhiều tình

huống, nhiều cách biểu hiện diễn biến khác nhau. Chẳng hạn nh cùng là việc đi
học, nhưng có người đi học sớm, có người đi học muộn; có người đi học chuyên
cần, có người lại hay bỏ học Hay cũng là sự việc giữ gìn vệ sinh công cộng
nhưng người này thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm, người kia lại thường
xuyên vi phạm qui định chung, lại có người cũng thực hiện nhưng mang tính chất
đối phó.
Đứng trước những sự việc ấy, con người cần phải bày tỏ thái độ của mình:
hoặc khen, hoặc chê; hoặc đồng; hoặc phản đối; hoặc khâm phục tôn trọng, hoặc
coi thường chế giễu Điều đó cũng có nghĩa là trong quá trình hoà nhập với đời
sống xã hội, người ta phải biết rót ra những vấn đề có ý nghĩa tư tưởng trên cơ sở
xem xét, quan sát các sự việc, hiện tượng cụ thể, từ đó điều chỉnh nhận thức hành
vi của mình và mọi người. Việc rót ra ý nghĩa tư tưởng ấy và trình bày một cách
có hệ thống bằng ngôn ngữ( nói và viết) nhằm tạo cho con người một năng lực
suy nghĩ, một năng lực tư duy gọi là nghị luận xã hội.
Dù dưới hình thức nào, ở phạm vi mức độ nào, nghị luận về một sự việc hiện
tượng đời sống cũng thường bao gồm các khâu: Bộc lộ nhận thức( thông qua mô
tả, xem xét sự việc, hiện tượng với các biểu hiện khác nhau); đánh giá( thông qua
ý kiến nhận xét về các mặt đúng- sai, phải - trái, lợi - hại của hiện tượng ấy);
bày tỏ thái độ( khen - chê, đồng tình - phản đối, tiếp thu - khuyên bảo, khâm phục
- phê phán ); hoặc kèm theo những lời lý giải( nêu nguyên nhân, dự báo hệ
quả )
b, Bố cục.
Về bố cục, bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống trong đời
sống cũng gồm ba phần:
- Mở bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp nêu vấn đề cần nghị luận.

- Thân bài: Lần lượt bày tỏ nhận thức, đánh giá, thái độ hoặc đưa ra lời lý giải
hay dự báo( nếu có) của bản thân đối với vấn đề được nghị luận.
- Kết bài: Định hướng nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người hoặc
đưa ra ý kiến khái quát để tổng hợp vấn đề đã được bàn bạc thấu đáo.

Trong quá trình nghị luận cần chú ý một số điểm sau:
* Muốn có nội dung nghị luận sắc sảo, đủ thuyết phục thì người làm bài nghị
luận phải quan sát những sự việc, hiện tượng đã và đang xảy ra xunh quanh; đồng
thời phải xuất phát từ một quan điểm đúng đắn, minh bạch có trách nhiệm đối với
xã hội, biết quan tâm đến lợi ích cộng đồng, quan tâm tới việc tu dưỡng đạo đức,
phẩm chất cho bản thân và cho mọi người ; có thái độ đúng đắn để nhìn nhận
đánh giá sự việc, hiện tượng một cách khách quan, khoa học ; luôn đứng về phía
lẽ phải để suy xét đối tượng. Tránh thái độ đánh giá thiếu trung thực, thiếu khách
quan, thiếu công bằng.
* Trong quá trình nghị luận, người viết cần đưa ra nhiều hiện tượng khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau, phân tích để chỉ ra hiện tượng nào đúng để khẳng định,
hiện tượng nào sai cần phê phán, từ đó định hướng nhận thức để hành động. Mặt
khác cùng một sự việc, hiện tượng, cần soi xét từ nhiều góc độ, đặt trong nhiều
tình huống khác nhau để nội dung nghị luận xác đáng, sâu sắc, thuyết phục.
* Trong cách diễn đạt, đã là văn nghị luận thì phải sử dụng lập luận chặt chẽ
thể hiện qua ngôn từ, qua các kiểu câu. Chẳng hạn như các từ biểu lộ thái độ
khẳng định, nghi vấn, phỏng đoán, giả thiết; các kiểu câu nghi vấn, câu cảm
1.2.Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
Cũng nh nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, nghị luận về một
vấn đề tư tưởng, đạo lý là dạng văn nghị luận chính trị xã hội quen thuộc và khá
phổ biến thiết thực. Mảng đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống
con người, bởi vì dù ở chế độ xã hội nào, thuộc thành phần giai cấp nào, điều kiện
sống và làm việc ra sao… mỗi người đều phải xác định cho mình một tư tưởng,
một lối sống, một phẩm chất chuẩn mực nào đó để tự điều chỉnh suy nghĩ và hành
vi của mình. Mặt khác, khi đặt trong quan hệ xã hội, con người chịu nhiều tác
động từ bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức, lối sống cá nhân. Sự ảnh
hưởng này có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Đối tượng được nghị
luận ở đây có thể là những vấn đề đã được xác định, thậm chí đã được coi là chân
lý nh các câu danh ngôn, các câu tục ngữ, lời phát biểu của các danh nhân…
Tuy nhiên cũng có thể là những vấn đề bức xúc do cuộc sống hiện đại đặt ra, có

tính cập nhật và mới mẻ (như cách giao tiếp; văn hoá ứng sử; văn hoá trong sử
dụng điện thoại di động nơi đông người; văn hoá trong lÔ tết, đám cưới, đám
tang…)
Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý, ngoài những
đặc điểm về ngôn ngữ diễn đạt, về kỹ năng trình bày tương tự như đối với bài
nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội, người viết cần lưu ý thêm
các điểm sau:

* Phải có quan điểm lập trường rõ ràng khi nhìn nhận, xem xét, đánh giá một
vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng, đạo lý. Để nghị luận đúng hướng, người viết cần
dựa vào những chuẩn mực về tư tưởng, đạo lý của xã hội, được đông đảo mọi
người chấp nhận.
* Trong quá trình nghị luận, người viết bài phải trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ
thái độ, quan điểm của mình như khen – chê, khẳng định- phê phán, thậm chí có
thể thẳng thắn chỉ trích, phủ nhận một quan điểm, một tư tưởng, một lối sống nào
đó. Muốn lời bình có sức thuyết phục thì phải có lý lÊ sắc sảo, đồng thời phải đưa
ra được các dẫn chứng cụ thể về tư tưởng, đạo lý đã và đang diễn ra xung quanh
theo nguyên tắc: dẫn chứng được lựa chọn vừa phong phú, vừa tiêu biểu, vừa phổ
biến, vừa điển hình; có đúng, có sai, có xấu, có tốt….Dù đối tượng được nghị
luận là vấn đề có tính cổ điển hay hiện đại thì người viết cũng phải mạnh dạn đưa
ra được những cách nhìn, cách đánh giá độc lập của riêng mình, phải phát hiện
thêm những khía cạnh mới, phải soi xét vấn đề từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác
nhau để lời bàn thấu đáo, có tình, có lý.
* Trong quá trình tiến hành nghị luận, người viết có thể liên hệ, so sánh đối
chiếu trên nhiều phương diện: về không gian, về thời gian, về đối tượng. Ngoài ra
còn cần sử dụng các thao tác chứng minh, giải thích, phân tích để khẳng định thái
độ tư tưởng của người viết cũng nh làm sáng tỏ vấn đề.
* Mục đích của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý không chỉ xác
định đúng sai, phải trái mà điều quan trọng hơn là phải định hướng nhận thức, tư
tưởng và hành động cho bản thân, cho mọi người. Thậm chí trong quá trình nghị

luận, nhất là ở phần Kết bài, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra những lời
khuyên (tự khuyÖn mình hoặc khuyên mọi người).
2. Nghị luận văn học.
2.1. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
a, Nhận diện chung về hình thức và phương pháp.
Nghị luận văn học hay còn gọi là nghị luận văn chương.
Trong nghị luận văn học có một kiểu bài khá quen thuộc: Nghị luận về một tác
phẩm truyện, vậy thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện? đối tượng nghị
luận trong kiểu bài này là các tác phẩm văn học tự sự.
Khi nghị luận về tác phẩm truyện, người viết thường trình bày những suy nghĩ,
nhận xét đánh giá của bản thân về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của
tác phẩm cụ thể đó. Chính vì vậy, hình thức nghị luận về tác phẩm truyện khá
phong phú, có thể bao gồm: Phân tích tác phẩm truyện (phân tích giá trị nội dung,
giá trị nghệ thuật; phân tích một phần trích của truyện; phân tích một nhân vật của
truyện; phân tích một nội dung chủ đề của truyện; phân tích một nét đặc sắc của
truyện…). Tất nhiên, việc phân định, tách bạch ranh giới giữa các hình thức nghị
luận trên chỉ ở mức độ tương đối. Đồng thời trong quá trình nghị luận, có thể đan
xen giữa các hình thức nói trên. Tuỳ vào từng yêu cầu cụ thể của đề bài mà xác

định mức độ, phạm vi, hình thức nghị luận chính cũng như sự kết hợp các hình
thức nghị luận khác.
Ví dụ: Phân tích hình ảnh nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim
Lân.
Đây là dạng đề phân tích một nhân vật trong một tác phẩm truyện. Đề bài yêu
cầu tập trung phân tích đặc điểm và đánh giá nhân vật ông Hai trên cơ sở trình
bày những hiểu biết, cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về nhân vật. Cần giải đáp
được các vấn đề: Nhân vật có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy được tác giả thể
hiện trong tác phẩm ra sao? Cách thể hiện tính cách nhân vật có gì sáng tạo? Qua
nhân vật, ta liên hệ tới những phẩm chất gì của con người Viªt Nam trong thời kỳ
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp?

b, Những yêu cầu của mét bài nghị luận về tác phẩm truyện.
Ngoài những yêu cầu chung về bố cục, về ngôn ngữ diễn đạt nh với các
loại văn bản nghị luận khác, cần chú ý những yêu cầu sau:
+ Nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ giá trị nội dung, giá
trị nghệ thuật của tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát trong quá trình
tiếp cận tác phẩm đó (ví dụ như: tính cách, số phận nhân vật; ý nghĩa cốt truyện;
các tình huống nghệ thuật; kết cấu của tác phẩm…). Những nhận xét, đánh giá
này có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: từ chính những rung động, xúc
cảm của mình khi tiếp cận và khám phá tác phẩm; từ những nhận xét, đánh giá
của của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học về tác phẩm đó… Việc phối hợp,
dung hoà các điểm nhìn, các ý kiến trên sẽ góp phần làm cho nội dung nhận xét,
bình luận về tác phẩm thêm xác đáng, sâu sắc, toàn diện, tránh được sự suy diễn
theo ý chủ quan của người viết.
+ Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện được hình thành trong quá trình
nghị luận đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác, có lập luận thuyết phục. Thông thường,
các nhận xét, đánh giá ấy được thể hiện thành những luận điểm. Các luận điểm
được sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ, lô-gÝc. Trong từng luận điểm, hệ thống
các luận cứ phải bảo đảm phong phú, đa dạng, tiểu biểu.
+ Trong quá trình nghị luận về tác phẩm truyện cần có thói quên liên hệ, so
sánh, đối chiếu (liên hệ với cuộc đời và phong cách sáng tác của tác giả; liên hệ
với hoàn cảnh sáng tác; liên hệ, so sánh đối chiếu với các tác phẩm khác cùng đề
tài, cùng chủ đề, cùng tác giả…). NÕu nghị luận về đoạn trích của tác phẩm
truyện thì phải đặt đoạn trích ấy trong mối quan hệ chặt chẽ với cÂu trúc tác
phẩm( về cả kết cấu nghệ thuật cũng nh nội dung chủ đề). Trên cơ sở đó phân
tích, đánh giá, khẳng định vị trí, vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện chủ đề
tác phẩm.
c, Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện.
* Xác định yêu cầu của đề: Đề văn nghị luận về tác phẩm truyện có cách biểu
đạt rất đa dạng với nhiều mức độ yêu cầu khác nhau. Ví dụ: nghị luận theo hướng
bày tỏ suy nghĩ, tình cảm; nghị luận theo hướng đánh giá nhận xét, bình luận;


nghị luận theo hướng phân tích… Do đó, khi làm bài phải căn cứ vào cách thức
diễn đạt trong đề bài để xác định giới hạn, phạm vi, yêu cầu nghị luận.
* Xây dựng và triển khai bố cục:
- Mở bài: Có thể đi theo hướng gián tiếp hoặc trực tiếp. Dù bằng cách nào thì
nội dung mở bài phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá
chung nhất về tác phẩm truyện được nghị luận. Ví dụ: Giới thiệu tác giả, tác
phẩm – Nêu ý kiến chung nhất về tác phẩm truyện đó. Hoặc: Giới thiệu mảng đề
tài ( nội dung chủ đề) – Dẫn ra tác phẩm được nghị luận.
- Thân bài: Lần lượt nêu các luận điểm chính được sắp xếp theo một trình tự
hợp lý. Hệ thống luận điểm có thể được hình thành theo nhiều hướng: trên cơ sở
các tình huống được tác giả nêu trong tác phẩm; trên cơ sở giá trị tác phẩm (nếu
đánh giá toàn diện về tác phẩm thì có giá trị nội dung – giá trị nghệ thuật; nếu
đánh giá giá trị nội dung thì có giá trị hiện thực- giá trị nhân đạo; nếu đánh giá giá
trị nghệ thuật thì có kết cấu – nhân vật – ngôn ngữ - cách tạo tình huống – lời
thoại)… Trong quá trình triển khai luận điểm cần dùng một hệ thống luận cứ
phong phú, xác đáng để minh hoạ nhằm tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục
cho những ý kiến đánh giá về tác phẩm. Luận cứ có thể được đưa ra dưới nhiều
hình thức khác nhau: dùng hình thức kể chuyện, dùng hình thức miêu tả, thuyết
minh…
- Kết bài: Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện. Cần lưu
ý là khi nêu đánh giá chung, có thể chỉ rõ tác phẩm truyện đang được nghị luận
tiểu biểu cho sự nghiệp sáng tác của tác giả nào, thuộc giai đoạn văn học nào,
mảng đề tài hay chủ đề gì…( Ví dụ: Qua truyện ngắn Làng, ta có thể hiểu một
cách sâu sắc thêm về hình ảnh những người dân kháng chiến Việt Nam với tình
yêu quê hương đất nước).
* Triển khai luận điểm: Chọn hình thức triển khai giàu cảm xúc; bám sát
những chi tiết, những hình ảnh được coi là đặc sắc, có giá trị nhất trong tác phẩm
để khai thác. Các luận điểm có thể được triển khai theo mô hình diễn dịch hoặc
quy nạp.

Trong quá trình viết bài, người viết cần cố gắng thể hiện những suy nghĩ,
những cảm xúc riêng được hình thành trong quá trình tiếp cận, khám phá tác
phẩm. Qua đó thể hiện khả năng cảm thụ tác phẩm. Muốn cho bài văn có tính liên
kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn người viết cần quan tâm sử dụng hình thức
chuyển ý hợp lý (có thể thông qua các từ ngữ chuyển tiếp như: mặt khác, bên
cạnh đó, không chỉ… mà còn… hoặc chuyển ý thông qua các câu văn có ý nghĩa
liên kết giữa các đoạn).
1.2. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
a,Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là kiểu bài thuộc nhóm nghị luận văn học.
Kiểu bài này đòi hỏi người viết phải thể hiện năng lực tiếp nhận, cảm thụ thơ của
bản thân. Trong thực tế, ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, các em đã làm quen với thao

tác đọc thơ và cảm nhận thơ ở cấp độ đơn giản như đọc và phát biểu nhận xét về
bài thơ (thích hoặc không thích, hay hoặc không hay). Đến bậc Tiểu học, mức độ
cảm thụ thơ của các em được nâng lên một bước: biết đọc diễn cảm một bài thơ,
biết chỉ ra cái hay, cái đẹp trong thơ, biết phát hiện những biện pháp nghệ thuật
được các nhà thơ sử dụng trong bài. Sang chương trình Ngữ văn THCS, các em
đã làm quen dần với thao tác đọc – hiểu văn bản, từng bước tiếp cận với việc
khám phá những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản thơ. Đây là những
bước chuẩn bị quan trọng để các em đến với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ.
Vậy nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là gì?
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của bản thân
về tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Hình thức thao tác chính của kiểu bài nghị luận này là phân tích hoặc bình
giảng.
b, Những yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nói đến tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ có nghĩa là
cần đề cập tới cả hai yếu tố: tác phẩm (văn bản) và tác giả (người sáng tác, sáng

tạo ra văn bản). Điều nµy®ßi hỏi người viết văn nghị luận phải quan tâm tới việc
tìm hiểu cả những yếu tố trong văn bản (ngôn ngữ, hình tượng, các biện pháp
nghệ thuật, nội dung chủ đề,…) và những yếu tố nằm ngoài văn bản (hoàn cảnh
sáng tác, cuộc đời và phong cách nghệ thuật của tác giả).
Ví dụ: Khi nghị luận về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, muốn
làm toát lên tư tưởng chủ đề của tác phẩm thì cần đề cập tới thời điểm sáng tác,
khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, chuẩn bị từ giã cõi đời (vậy mà bài thơ
vẫn tràn đầy sức xuân, vẫn ngời lên khát vọng được dâng hiến cho đời).
- Thơ là nghệ thuật ngôn từ. Tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của thơ phải
được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu. Vì vậy, quá trình nghị luận để
rót ra những nhận xét, đánh giá về tư tưởng, tình cảm cũng như giá trị nội dung –
nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ phải bắt đầu từ những khám phá về vẻ đẹp và ý
nghĩa biểu đạt của ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, giọng điệu thơ; đồng thời phải
khai thác giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ (so
sánh, nhân hoá, ẩn dụ…).
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải hội tụ cả hai yếu tố: năng lực
cảm thụ văn chương (khả năng thẩm bình để tìm được cái hay, cái đẹp trong thơ)
và phương pháp làm một bài văn nghị luận (cách xây dựng bố cục mạch lạc, rõ
ràng; cách lập luận chặt chẽ, súc tích; cách nêu và giải quyết luận điểm trong bài
một cách lô - gÝc…). Mặt khác, lời văn và cách thức diễn đạt trong bài nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ cần đảm bảo các tiêu chuẩn: vừa xúc tích, chặt chẽ, thể
hiện chính kiến của người viết (yếu tố nghị luận) lại vừa gợi cảm, sinh động thể
hiện sự rung động của người viết đối với tác phẩm (yếu tố văn chương). Đây là

đặc điểm khác biệt giữa nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ với các dạng văn nghị
luận khác.
- Quá trình nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo theo quy trình hiểu
đúng, hiểu sâu về đối tượng, từ đó mới trình bày lần lượt những cảm nhận, đánh
giá của minhvÒ những giá trị đặc sắc, những phương diện nổi bật của tác phẩm.
Bài văn nghị luận có nội dung đúng chưa hẳn là bài văn nghị luận hay, nhưng

muốn có một bài văn nghị luận hay thì trước hết phải đảm bảo được các tiểu
chuẩn đúng.
- Phân tích hay bình thơ thì phải chú ý chọn bình câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu,
cách gieo vần, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
- Để lời phân tích, đánh giá nhận xét thêm sâu sắc, người viết có thể viện dẫn ý
kiến của người khác (thường là các nhà nghiên cứu, phê bình văn học). Đồng
thời, trong khi phân tích, đánh giá đoạn thơ, bài thơ, nên tập thói quen sử dụng
thao tác liên hệ, so sánh, đối chiếu với những câu thơ, đoạn thơ bài thơ khác cùng
nội dung ý nghĩa, cùng đề tài (có thể cùng tác giả hoặc khác tác giả).
c, Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Tìm hiểu đề và tìm ý: Cần đảm bảo các thao tác sau:
- Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề (Nghị luận về một đoạn thơ hay cả bài
thơ? Nghị luận dưới dạng bình giảng hay phân tích? ).
- Đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ và tìm những thông tin có liên quan (về tác giả, về
thời điểm và hoàn cảnh sáng tác).
- Tìm những đoạn thơ, câu thơ, những hình ảnh thơ đặc sắc, tạo ấn tượng nhất
trong bài, Xác định các yếu tố cơ bản trong nội dung của đoạn thơ, bài thơ. Trên
cơ sở đó, hình thành những nhận xét, suy nghĩ chung nhất về bài thơ (ngôn từ,
hình ảnh, nhịp điệu…).
* Lập dàn bài: Là quá trình sắp xếp những nhận xét, đánh giá của người viết
thành một bố cục hoàn chỉnh.
Phần mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất thể
hiện cảm nhận và hiểu biết của mình về bài thơ. Đây là cách mở bài thông
thường.
Cũng có thể mở bài bằng nhiều cách khác: Chẳng hạn nh bắt đầu giới thiệu từ
đề tài (hoặc chủ đề) và vị trí của mảng đề tài (hoặc chủ đề) ấy trong dòng chảy
văn học. Trên cơ sở dẫn ra tác phẩm và nêu nhận xét, đánh giá chung. Cũng có
thể mở bài rất tự nhiên, nêu hoàn cảnh tiếp cận tác phẩm của mình, từ đó đưa ra
những cảm nhận chung về đoạn, thơ bài thơ.
Phần thân bài: Triển khai những cảm nhận, đánh giá về tác phẩm thành những

luận điểm chính của bài văn. Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lý
(theo bố cục hoặc theo mạch cảm xục của tác giả); đồng thời phải được cụ thể hoá
thành những luận cứ, trình bày bằng thao tác phân tích (hoặc bình giảng) có sự
kết hợp với các phép lập luận chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh,
bình luận.

Phần kết bài: Tổng kết và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn
thơ, bài thơ; từ đó nhÂn mạnh thêm ý nghĩa sâu sắc, lớn lao của bài thơ đối với
sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với cuộc đời, đối với bạn đọc…
* Tổ chức và triển khai luận điểm.
ở mỗi luận điểm (thường ứng với ít nhất một đoạn văn), người viết bài cần lựa
chọn cách triển khai (theo phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp). Trong đoạn văn
triển khai luận điểm, các luận cứ phải cụ thể, rõ ràng. Có dẫn chứng minh hoạ
sinh động. Mặt khác, lời văn phải thể hiện được cảm xúc chân thành của người
viết đối với đối tượng nghị luận ( đan xen các yếu tố biểu cảm trong lời văn nghị
luận về đoạn thơ, bài thơ).
Trong quá trình triển khai luận điểm, cần lưu ý:
- Việc trích dẫn thơ để minh hoạ cho ý kiến nhận xét, đánh giá phải có sự chọn
lọc, tránh trích dẫn tràn lan.
- Những câu thơ, đoạn thơ trích dẫn phải được phân tích, bình giảng để làm nổi
bật cái hay cái đẹp, nét độc đáo của từng hình ảnh thơ. Có thể vận dụng hai hình
thức trích dẫn thơ: dẫn trực tiếp (trích nguyên vẹn cả câu thơ, đoạn thơ) và dẫn
gián tiếp (nêu ý của lời thơ).
B. Bài tập vận dụng.
a, Bài tập 1.
* Đề bài: hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến là có nhiều học sinh học
qua loa , đối phó. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng này.
- Với đề bài này học sinh cần xác định được các ý chính sau.
1.Học qua loa :
+ Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí

nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống
+ Học để khoe mẽ, nhưng thực ra đầu óc rỗng tuếch, không dám trình bày chính
kiến của mình về các vấn đề có liên quan đến học thuật.
2.Học đối phó :
- Là không lÂy việc học làm mục đích, xem việc học là phụ.
- Là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, cha mẹ, thi cử
- Học đối phó thì kiến thức nông cạn, hời hợt -> ngày càng dốt nát, hư hỏng,
vừa lừa dối ngưêi khác, vừa tự đề cao mình -> nguyên nhân gây ra hiện tưîng "
tiến sĩ giấy " đang bị xã hội lên án gay gắt .
* Bản chất của lối học đối phó và tác hại của nó:
- Bản chất:
+ Có hình thức của học tập: cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi,
cũng bằng cấp.
+ Không có thực chất: đầu óc rỗng tuếch, đến nổi " ăn không nên đọi nói không
nên lời " hỏi gì cũng không biết làm việc gì cũng hỏng.
- Tác hại :

+ Đối với xã hội : những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã
hội về nhiều mặt trong kinh tế, tư tưëng, đạo đức, lối sống
+ Đối với bản thân: những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập, do đó
hiệu quả học tập ngày càng thấp.
b,Bài tập 2:
Đề bài:Tinh thần tự học.
1. Mở bài :
Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự
học đối với học sinh.
2. Thân bài :
a, Giải thích :
- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của
thầy cô, cha mẹ.

- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của
nhân loại qua sách vở, báo chí
b, Đánh giá ý nghĩa của tự học :
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng
tạo, ham hiểu biết, không ngừng vơn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có
ích, làm hành trang cần thiết để bưíc vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự
học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi ngưêi.
- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả :
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lÝ, phù hợp với việc học tập trên
lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn ®îc học trong
nhà trêng nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức
tiếp thu ®îc qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
3 . Kết bài :
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi ngưêi, nhất là đối với
học sinh.
- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận ®îc với những tri thức mới
nhất của nhân loại.
c,.Bài tập 3;
Đề bài: Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua truyện
ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
* Mở bài :
-Giới thiệu truyện ngắn " Chiếc lưîc ngà " với những nét nổi bật về nội dung
và nghệ thuật.
* Thân bài :
- Hoàn cảnh chiến tranh, ông Sáu đi chiến đấu xa nhà nên bé Thu hiếm khi gặp
®îc cha.

- Tình cảm cha con ông Sáu và bé Thu trải qua nhiều chịu đựng, thử thách,

niÒm tin , nghị lực.

+ Dù đã lâu không gặp nhau, nhưng khi cha trở về Thu nhất định không nhận
cha -> ông Sáu rất buồn.
+ Sự mất mát tình cảm ấy là do chiến tranh . -> Ông lại phải lên ®êng để chiến
đấu.
+ ở chiến khu niềm thư¬ng con, tình cha con là nguồn động viên tiếp thêm
niềm tin cho ông Sáu.
+ Bé Thu với tình yêu cha -> tiếp nối con ®êng mà cha đã lựa chọn.
- Tình cảm cha con biểu hiện ở từng nhân vật.
- Một số nét tiêu biểu về nghệ thuật:
+ Tình huống éo le, thô thách.
+ Chi tiết đặc sắc.
+ Ngời kể chuyện.
* Kết bài :
- Tình cảm cha con sâu sắc, cảm động của ông Sáu và bé Thu là nét ấn tưîng
nổi bật nhất của truyện.
d,Bài tập 4:
Đề bài: Bếp lửa sưởi Âm mét đời - Bàn về bài thơ BỊp lửa của Bằng Việt.
1 . Mở bài :
Giới thiệu bài thơ " Bếp lửa " của Bằng Việt và hình ảnh sáng tạo tiêu biểu,
đặc sắc nhất của bài thơ: Hình ảnh bếp lửa.
2 . Thân bài : - Hình ảnh bếp lửa gắn với thời kỳ kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta. Đối với nhà thơ, bếp lửa gợi nhớ những kỉ niệm tuổi ấu thơ sống
trong tình yêu thư¬ng ch¨m sãc, ©n cÇn cña bµ. Chú ý khai thác các từ : " Chờn
vờn " " ấp iu "
- Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà gợi lên lòng kính yêu ,
trân trọng , biết ơn của cháu đối với bà.
- Từ tình cảm gia đình, bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hư¬ng, đất nưíc.
Tình cảm kính yêu, biết ơn đối với bà gắn liền với tình cảm yêu mến, tự hào về

quê hư¬ng, đất nưíc. Do đó tinh thần chiến đấu của ngưêi cháu xuất phát từ tình
yêu bà và tình yêu xóm làng.
3 . Kết bài :
Hình ảnh " Bếp lửa " là mét sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Qua đó nhà thơ
thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn đối với ngưêi bà đã hi sinh cả đời vì con cháu.






c. Kết luận.
1. Kết quả nghiên cứu.
Được sự đồng ý của BGH nhà trường, tổ chuyên môn, sự đóng góp ý kiến
của bạn bè đồng nghiệp. Tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này vào việc giảng dạy ở
hai lớp 9C, 9D. Sau một thời gian đã đạt được những kết quả nhất định. Từ chỗ
một bộ phận lớn học sinh ở hai lớp này rất lúng túng khi tiếp cận với thể loại văn
nghị luận, chưa có kỹ năng về làm bài văn nghị luận, chưa phân biệt được sự khác
nhau cơ bản giữa các hình thức nghị luận, việc xác định yêu cầu của từng hình
thức nghị luận (đây là một khâu vô cùng quan trọng trong viết bài văn nghị luận)
còn gặp nhiều khó khăn. Thì đến nay về cơ bản đa số các em đã hiểu rõ được bản
chất của thể loại văn nghị luận, biết phân biệt được các yêu cầu khác nhau của
từng hình thức nghị luận. Chính vì vậy hiệu quả bài viết thực hành của các em đã
được nâng lên một bước rõ rệt. Sự lầm lẫn giữa các hình thức đã được hạn chế tối
đa, đa số bài viết của đã có lập luận rõ ràng, lô gích chặt chẽ. Việc xác định, sắp
xếp các luận điểm, luận cứ đã có những tiến bộ rõ rệt. Kết quả cụ thể nh sau:
Lớp


số

Kết quả đạt được
Gỏi

% Khá

% TB

% Yếu

% Kém

%
9C 38 3 7,9%

8 21%

25 65,8%

2 5,3%

0 0%

9D 40 4 10%

10 25%

24 60% 2 5% 0 0%

2. Kiến nghị, đề xuất.
Dạy học văn quả thật là rất khó, dạy học phân môn Tập làm văn lại càng khó

hơn, đặc biệt là dạy phần văn nghị luận. Nói nh vậy không phải để nâng cao vấn
đề mà đây là một thực tế ở nhà trường phổ thông. Tuy nhiên mọi vấn đề dù khó
đến đâu cũng có cách giải quyết của nó nếu chóng ta có quyết tâm và lòng yêu
nghỊ. Qua đề tài bằng những kết quả đã đạt được, tôi mong rằng sẽ đóng góp
được một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS . Vì thời gian nghiên cứu và
áp dụng chưa được nhiều, bản thân kinh nghiệm cũng chưa có được là bao cho
nên khi tiến hành thực hiện đề tài sẽ không tránh khái những thiếu sót nhất định.
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân tình của bạn bè đồng nghiệp để đề tài
của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn.
Tôi Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Tín, ngày 30 tháng 03 năm
2009
Người thực hiện




Lê Đức Tĩnh




Tài liệu tham khảo
1. SGK, SGV Ngữ văn 9, tập1, 2.
2. Nâng cao Ngữ văn 9 THCS – Tạ Đức Hiền- Nhà xuất bản Hà Nội.
3. Một số kiến thức – kỹ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 9- Nguyễn Thị Mai
Hoa- Nhà xuất bản giáo dục.

×