Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 48 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC


TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Đề tài:

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC











Giáo viên hướng dẫn
: TS. Phan Trần Trung Dũng
Lớp
: TCNH19D
Sinh viên thực hiện
: Bùi Minh Ngọc - STT: 56



MỤC LỤC

PHẦN 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ 1
PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 1
A.PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 1
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 1
2.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3
3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
4. Chính sách lãi suất 5
5. Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014-2015 6
B. PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU VIỆT NAM 6
I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 6
1.Đặc trưng của ngành cao su tự nhiên. 7
2.Vị trí của cao su tự nhiên trong ngành cao su 8
II- DIỄN BIẾN NGÀNH CAO SU NĂM 2013 9
1.Cao su thiên nhiên thế giới 9
2.Cao su thiên nhiên trong nước 11
2.1.Vị thế ngành cao su thiên nhiên của Việt Nam 11
2.2.Quy mô và cơ cấu phân bổ rừng trồng cao su tại Việt Nam 15
2.3 Tình hình xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam 19
III. TRIỂN VỌNG NGÀNH CAO SU THIÊN NHIÊN NĂM 2013 23
1. Triển vọng ngành 23


2. Chiến lược phát triển 25
PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC 27
(CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH) 27
I-Giới thiệu về doanh nghiệp 27
II-Phân tích các chỉ số tài chính và so sánh với các doanh nghiệp cùng
ngành. 30

1.Một số thông tin cơ bản về mã chứng khoán TRC 30
2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh 30
2.1.Năng lực sản xuất 30
2.2.Hoạt động đầu tư 32
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 32
2.4. So sánh TRC với các doanh nghiệp niêm yết trong ngành 36
2.5.Phân tích SWOT 40
3. Những rủi ro ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và định hướng phát triển của
công ty 41
3.1. Những rủi ro ảnh hưởng đến giá cổ phiếu 41
3.2. Định hướng và chiến lược phát triển giai đoạn 2014 – 2015 43
III-ĐÁNH GIÁ 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45




1

PHẦN 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ
PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN
A.PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM
Năm năm kể từ năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu đã đi qua, để lại hậu quả nặng nề; dư chấn vẫn còn, thậm chí rất mạnh. Song
nhìn chung, kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi. Với Việt Nam, kinh tế
đang có dấu hiệu phục hồi, các chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát,
tỷ giá, xuất nhập khẩu… có sự ổn định hơn so với các năm trước; lạm phát được
kiềm chế, dự trữ ngoại hối cao, thị trường tài chính, thị trường bất động sản tuy
chưa khởi sắc, nhưng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn. Tuy nhiên,
nhìn chung, kinh tế Việt Nam vẫn đang còn ở trong giai đoạn trì trệ, tăng trưởng

dưới tiềm năng và vẫn đang còn phải đối diện với những khó khăn ngắn hạn.
Các chính sách của Chính phủ đang thực thi, tuy vẫn ưu tiên mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mô, nhưng đồng thời cũng đang áp dụng nhiều giài pháp để tăng
tổng cầu, kích thích phục hồi tốc độ tăng trưởng và từng bước triển khai Đề án
tổng thể tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với
năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%;
quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5%
đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong
nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt
các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của
các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần
trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75%
của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%,
cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm. Như vậy
mức tăng trưởng năm nay chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong đó
một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng
6,52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm tăng 6,89%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức
2

tăng của ngành công nghiệp không cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến
mức tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn
nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trước cũng

là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế năm nay. Về cơ cấu trong quy mô
nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ
chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so
với năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài
sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
theo giá so sánh 2010 (Năm trước = 100)

Đơn vị tính: %

Năm 2012
Năm 2013
TỔNG SỐ
5,25
5,42
Phân theo khu vực kinh tế


Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
2,68
2,67
Công nghiệp và xây dựng
5,75
5,43
Dịch vụ
5,90
6,56

Phân theo quý trong năm


Quý I
4,75
4,76
Quý II
5,08
5,00
Quý III
5,39
5,54
Quý IV
5,57
6,04
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời kỳ tăng trưởng chậm
dài nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới vào thập niên 1980 tới nay. Tăng trưởng GDP
giảm từ 6,4% năm 2010 xuống 6,2% năm 2011 và 5,2% năm 2012. Trong năm
2013, GDP của Việt Nam nói chung đã tăng thêm 5,42%, cao hơn mức tăng
5,25% đạt được trong năm 2012, đồng thời cũng cao hơn cả mức dự báo trung
bình của các nhà kinh tế học do Hãng Bloomberg khảo sát - 5,3 %.
3


Biểu đồ 2: Tăng trưởng GDP theo Quý từ 2001-2013

(Nguồn: Công ty Chứng khoán MB)

2.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng
6,04% so với tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất
trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so
với bình quân năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012.
Trong năm nay, CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là
0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng
bình quân tháng là 0,4%.
Chỉ số giá tiêu dùng năm nay tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
 Giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều chỉnh
theo kế hoạch và theo cơ chế thị trường. Ví dụ, giá xăng dầu được điều
chỉnh tăng/giảm và cả năm tăng 2,18%, góp vào CPI chung cả nước
mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng 10%, đóng góp vào CPI
chung khoảng 0,25%. Bên cạnh đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng
góp vào CPI cả nước với mức tăng 0,08%;
 Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất tăng
vào dịp cuối năm;
 Ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão;
 Mức cầu trong dân yếu.
4


Biểu đồ 3: Chỉ số giá tiêu dùng

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thu hút đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2013 ước tính
đạt 21,6 tỷ USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài thực hiện năm 2013 ước tính đạt 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2012.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo với 16,6 tỷ USD, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký; ngành

sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
đạt 2 tỷ USD, chiếm 9,4%; các ngành còn lại đạt 3 tỷ USD, chiếm 13,7%.
Như vậy, Vốn FDI tăng mạnh thể hiện việc tái lập niềm tin trong trung hạn
của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam, góp phần gia tăng
nguồn cung ngoại tệ, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá.





5

Biểu đồ 4: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện
năm 2013 theo giá hiện hành

Nghìn tỷ đồng
Cơ cấu
(%)
So với cùng kỳ
năm trước (%)
TỔNG SỐ
1091,1
100,0
108,0
Khu vực Nhà nước
440,5
40,4
108,4
Khu vực ngoài Nhà nước
410,5

37,6
106,6
Khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài
240,1
22,0
109,9
Báo cáo Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 9 đã phản ánh
quá trình hồi phục khi có mức tăng từ 49,4 điểm trong tháng 8 lên 51,5 điểm trong
tháng 9. Mặc dù vẫn còn yếu do các điều kiện trong nước nhưng chỉ số PMI trong
tháng 9 đã cải thiện nhờ vào nhu cầu nước ngoài tăng.
4. Chính sách lãi suất
Đầu năm 2011, đứng trước nguy cơ lạm phát cao, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Ngay sau đó,
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều giải pháp khống chế tốc độ tăng trưởng
dư nợ và dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất trong năm 2011 lần lượt là
20% và 16%. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm
trần lãi suất huy động tiền gửi VND. Cụ thể, lãi suất huy động VND có kỳ hạn
dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12
tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm.
Đối với tiền gửi ngoại tệ, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã 3 lần điều
chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân
xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm.
Cùng với giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để
giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là nông
nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp
ứng dụng công nghệ cao. Riêng trong thời gian từ tháng 6/2012 đến 6/2013,
NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất đối với các lĩnh vực và ngành nghề
này. Hiện nay, lãi suất cho vay đối với những lĩnh vực này dao động trong khoảng

9%/năm so với mức 13%/năm trước đây. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay
đã giảm đáng kể. Lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2% năm
2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2013.
6

Ngoài ra, việc điều chỉnh giảm lãi suất còn giúp đẩy lùi tình trạng đô la hóa
nền kinh tế, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giảm từ 18%
cuối năm từ cuối năm 2011 xuống còn 12% năm 2012, tỷ giá được duy trì ổn định
từ năm 2011, dự trữ ngoại hối nhà nước được cải thiện đáng kể. Và cuối cùng, về
phía doanh nghiệp, việc điều chỉnh giảm lãi suất đã giúp các doanh nghiệp tiết
giảm chi phí sản xuất, đồng thời ngăn chặn được nguy cơ tái lạm phát. Tuy nhiên,
trên thực tế, dù đã điều chỉnh mặt bằng lãi suất nhưng lãi suất nhìn chung vẫn ở
mức cao và đa phần các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ)
vẫn khó tiếp cận tới tín dụng với lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng thương mại.
5. Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014-2015
Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm
2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra
trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng
trưởng, song tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn:
Khu vực FDI giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm
2014; Nông nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên
khó có khả năng tăng trưởng cao hơn năm 2013; Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng
khá hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế. Tuy nhiên,
bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó,
có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng
7%. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy
nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin
của thị trường.
B. PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN

Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ Nam Mỹ và xâm nhập vào Châu Á từ năm
1989 rồi phát triển mạnh ở đây. Thời tiết cũng như thổ nhưỡng và những điều kiện
khác ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á rât thích hợp với loại cây này. Chính vì
vậy, các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là
các nước có sản lượng khai thác và chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Cao su tự nhiên có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược xóa đói giảm
nghèo của hầu hết các quốc gia. Sản phầm của ngành đã đi sâu vào đời sống nhân
dân và tham gia và hầu hết các lĩnh vực. Mặc dù ngày nay, cao su nhân tạo được
sản xuất từ dầu mỏ đang ngày càng phát triển và mở rộng, nhưng vẫn chưa thể
7

thay thế được hết các đặc tính ưu việt của cao su tự nhiên. Hiện nay, nhu cầu tiêu
thụ cao su tự nhiên chiếm khoảng 40-50% tổng nhu cầu cao su thế giới.
Tại Việt Nam, năm 1907, công ty cao su đầu tiên được thành lập là
Suzannah (Đồng Nai). Tiếp theo là hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời,
chủ yếu của người Pháp và tập trung ở vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, cả nước có
khoảng hơn 800.000 ha trồng cao su, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Sản lượng trung
bình hơn 800 nghìn tấn/ năm.
1.Đặc trưng của ngành cao su tự nhiên.
Cao su được trồng ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có đặc tính khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung cây cao su có đặc điểm sau:
 Cây cao su được xem là loại cây công nghiệp thân thiện với môi trường vì
sau quá trình lấy mủ để sản xuất cao su tự nhiên và latex thì cuối đời thân cây sẽ
được sử dụng để sản xuất gỗ.
 Cây cao su bắt đầu được khai thác thu hoạch nhựa mủ ở độ tuổi 6-7 năm.
Các cây già hơn cho nhiều mủ nhựa hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sinh ra nhựa mủ
khi đạt độ tuổi 26-30 năm.
 Cây cao su chỉ được thu hoạch trong 9 tháng (thường là 9 tháng cuối năm),
3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian rụng lá, nếu thu hoạch

vào mùa này cây sẽ chết.
 Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22
0
C đến
30
0
C, cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có
thể chịu được nắng hạn khoảng 4-5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Chính
vì vậy, các nước châu Á chiếm tới hơn 92% tổng diện tích cao su tự nhiên trên thế
giới.
 Cây cao su khá độc hại trong việc trao đổi khí cả ban đêm và ban ngày, khả
năng hiếm khí xảy ra rất cao. Chất mủ cao su có tính độc hại cao ảnh hưởng đến
tuổi thọ người khai thác.
 Giá cao su tự nhiên phụ thuộc vào biến động giá dầu, tăng trưởng của
ngành xe hơi do nhu cầu săm lốp chiếm hơn 70% mức tiêu thụ cao su toàn cầu.
ngoài ra, giá cao su tự nhiên còn phụ thuộc vào thời tiết, thiên tai và bệnh dịch.
Cao su nói chung và cao su tự nhiên nói riêng là nguyên vật liệu có vai trò
quan trọng hàng đầu với hơn 50,000 công dụng được ứng dụng vô cùng rộng rãi
trong công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày. Với đặc tính đàn hồi, chịu
ma sát, chịu nén… có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng của cao su trong ngành công
8

nghiệp với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng của các lĩnh vực sản xuất săm
lốp xe, sản phẩm chống mài mòn, vỏ dây điện, dụng cụ y tế…
Với vai trò quan trọng của cao su, trên thực tế sản phẩm cao su tự nhiên sản
xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ (chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng
cao su trên thế giới), cao su tổng hợp ra đời là một cuộc cách mạng đối với nền
công nghiệp sản xuất thế giới. Cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, đây là
nguồn tài nguyên có giới hạn, không thể khai thác lâu dài, chính vì chi phí sử dụng
cao su tổng hợp có nguồn gốc dầu mỏ có xu hướng ngày càng đắt đỏ hơn; bên

cạnh đó mỗi loại cao su đều có những đặc tính riêng không thể thay thế, đây là
nguyên nhân không có sự thay thế hoàn toàn của một trong hai sản phẩm cao su tự
nhiên và cao su tổng hợp. Mặc dù cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng hiện
nay các quốc gia ở Châu Á và đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Nam Á là các
quốc gia sản xuất chính mặt hàng cao su tự nhiên. Trong đó, chỉ tính riêng ba nước
Đông Nam Á là Malaysia, Thái Lan, Indonesia chiếm tới hơn 70% tổng sản lượng
cao su thế giới. Các nước xuất khẩu cao su chính là Malaysia, Thái Lan, Indonesia
và Việt Nam. Thái Lan là quốc gia đứng đầu trên thế giới về diện tích, năng suất
và sản lượng cao su. Đứng vị trí thứ hai và thứ ba là Indonesia và Malaysia. Việt
Nam đứng thứ tư trên thế giới về nguồn cung cấp cao su thiên nhiên.
Với đặc điểm trên, nhìn chung diễn biến ngành cao su tự nhiên chịu ảnh
hưởng của các yếu tố chính sau đây:
 Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ ô tô, lốp xe và
cao su.
 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tiềm năng sản lượng cao su
thiên nhiên.
 Ảnh hưởng của giá dầu mỏ, nguyên liệu chính để sản xuất cao su
tổng hợp butadiene, tới giá cao su tự nhiên.
2.Vị trí của cao su tự nhiên trong ngành cao su
Ngày nay, cao su nguyên liệu bao gồm cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.
Cao su tự nhiên được sản xuất từ việc khai thác nhựa mủ cây cao su trong khi cao
su tổng hợp được sản xuất từ năng lượng hóa thạch và dầu mỏ. Cao su tự nhiên
xuất hiện từ rất sớm và nhanh chóng phát triển từ những năm 1890, khi các
phương tiện giao thong đường bộ sử dụng bánh hơi ra đời. Tuy nhiên, vấn đề
chính trị khiến cho giá cao su tự nhiên dao động rất lớn trong khi nguồn cung thiếu
hụt đặc biệt là những năm chiến tranh. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ đã đẩy
giá cao su tự nhiên tăng quá cao do hoạt động trồng và khai thác bị gián đoạn ở
9

một số khu vực. Chính vì vậy, công cuộc tìm kiếm các phương pháp sản xuất cao

su nhân tạo thay thế được đẩy mạnh.
Ngành công nghiệp chế tạo lốp xe là nguồn tiêu thụ lớn nhất đối với ngành
sản xuất cao su của thế giới, xét trên cơ sở các yêu cầu sản xuất sản phẩm săm lốp
nhằm thỏa mãn các yếu tố: giữ độ bám dính ổn định trong những khúc cua, tiết
kiệm năng lượng trong lưu thông, thời hạn sử dụng dài… công nghệ sản xuất lốp
xe đòi hỏi hỗn hợp nguyên liệu đầu vào bao gồm cao su tự nhiên, cao su tổng hợp
(BR, SBR, IIR). Do đó, mỗi loại cao su tự nhiên cũng như cao su tổng hợp đều có
vai trò nhất định và không thể thay thế trong ngành công nghiệp sản xuất lốp xe
Sản lượng cao su tổng hợp đã vượt qua cao su tự nhiên trong thập niên 60
và đã tiến đến chiếm 70% tổng số nhu cầu cao su thế giới thập niên 80. Tuy nhiên,
mực tiêu thụ và giá cả cao su thiên nhiên có xu hướng tái gia tăng do giá dầu tăng
và thị trường xe hơi Trung Quốc và Ấn Độ bùng nổ. Bên cạnh đó, cao su thiên
nhiên có nguồn gốc thân thiện hơn với môi trường so với nguồn gốc từ năng lượng
hóa thách của cao su tổng hợp. Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên chiếm
lĩnh khoảng 40-45% nhu cầu cao su trên thế giới.
II- DIỄN BIẾN NGÀNH CAO SU NĂM 2013
1.Cao su thiên nhiên thế giới
Năm 2012, tổng sản lượng cao su thiên nhiên sản xuất đạt 11,4 triệu tấn
tăng 3,97% so với năm 2011. Trong đó, Châu Á chiếm ưu thế vượt trội khi chiếm
tỷ trọng khoảng 93% trong tổng sản lượng sản xuất của thế giới, tiếp theo là Châu
Phi (4-5%), Châu Mỹ Latin khoảng 2,5-3%
Theo thống kê của Rubber Statistical Bulletin-IRSG, tiêu thụ cao su thiên
nhiên toàn cầu năm 2012 đạt 10,9 triệu tấn, tăng 0,23% so với năm 2011. Châu Á
là khu vực tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, chiếm 69,7% tổng nhu cầu
trên thế giới, kế đến là Châu Âu (13,5%), Bắc Mỹ (10,7%)


10



Nhóm các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan,
Indonesia, Malaysia Việt Nam (chiếm 82% trong tổng sản lượng sản xuất của thế
giới), nhóm các nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Trung Quốc
(33,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản (6,6%). Riêng Trung Quốc bình
quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên và chiếm
đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu.
Bốn quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới hiện nay là
Thái Lan (2,8 triệu tấn), Indonesia (2,45 triệu tấn), Malaysia (1,31 triệu tấn) và
Việt Nam (1,02 triệu tấn), chiếm khoảng 87% tổng sản lượng xuất khẩu cao su
thiên nhiên toàn cầu.

11



Tốc độ tăng trưởng diện tích bình quân giai đoạn 2000-2011 đạt 3,8%/năm.
Tổng diện tích trồng cao su thiên nhiên trên thế giới tính đến đầu năm 2012 đạt
9,56 triệu ha. Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân giai đoạn 2000-2012 năm
qua đạt 4,2%/năm. Sản lượng năm 2012 đạt 11,41 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm
2011. Năng suất từ 2007 đến nay đang sụt giảm từ 1,23 tấn/ha xuống còn 1,14
tấn/ha. Đây là mức thấp nhất trong 6 năm qua.
2.Cao su thiên nhiên trong nước
2.1.Vị thế ngành cao su thiên nhiên của Việt Nam
Tính đến cuối năm 2012 Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về sản lượng khai
thác cao su thiên nhiên với tỷ trọng khoảng 7,6% tương đương 863600 tấn và
đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới, chiếm thị phần khoảng
10,3% tương đương 1,02 triệu tấn. Tính riêng 4 nước Thái Lan, Indonesia,
Malaysia và Việt Nam đã chiếm đến 87% tổng sản lượng xuất khẩu cao su thiên
nhiên của thế giới. Thêm vào đó, 4 quốc gia này cũng chiếm đến 73% tổng sản
lượng sản xuất cao su thiên nhiên toàn cầu, trong đó Thái Lan (3,55 triệu tấn),

Indonesia (3,00 triệu tấn), Malaysia (0,95 triệu tấn), Ấn Độ (0,904 triệu ha) và
Việt Nam (0,86 triệu tấn).
12







13

Trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về diện
tích trồng cao su. Cụ thể, diện tích các nước trồng cây cao su như sau: Thái Lan
(2,756 triệu ha), Indonesia (3,456 triệu ha), Trung Quốc (1,07 triệu ha), Malaysia
(1,048 triệu ha), Việt Nam (0,91 triệu ha) Ấn Độ (0,737 triệu ha).


Kết thúc năm 2012, theo thống kê từ Hiệp hội các quốc gia trồng cao su
thế giới (ANRPC) và Tập đoàn VRG thì Việt Nam xếp hạng thứ 5 trên thế giới về
sản lượng khai thác cao su thiên nhiên, với sản lượng đạt 863.600 tấn. Bên cạnh
đó, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng sản lượng và diện tích đạt mức cao
nhất trên thế giới, cụ thể tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 – 2012, về sản
lượng đạt mức 9,5%/năm và diện tích đạt 6,8%/năm. Theo số liệu cuối năm 2012
sản lượng khai thác của các nước như sau: Thái Lan (3,5 triệu tấn), Indonesia (3,0
triệu tấn), Malaysia (0,95 triệu tấn), Việt Nam (0,86 triệu tấn) và Ấn Độ (0,904
triệu tấn).
14



Trong 4 nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới xét trong giai
đoạn 2007-2012, Việt Nam và Malaysia là 2 nước có mức tăng trưởng cao trong
giá trị xuất khẩu, cụ thể: Malaysia đạt 12,1%/năm, Việt Nam đạt 7,5%/năm, đối
với Thái Lan là 2,8%/năm và Indonesia chỉ đạt 0,3%/năm.
Một điểm đáng lưu ý đối với Indonesia và Malaysia đó là phần lớn diện
tích rừng cao su tại hai quốc gia này tập trung vào khu vực nhỏ lẻ (tiểu điền), cụ
thể 85% diện tích trồng cao su tại Indonesia là của khu vực sản xuất nhỏ lẻ; tại
Malaysia tỷ lệ này là 93%. Theo khảo sát thì tại Việt Nam tỷ lệ này tương đối cân
bằng hơn, cụ thể là khu vực đại điền (Tổng công ty Nhà Nước, CTCP thuộc tập
đoàn) chiếm 44,36%; khu vực tiểu điền chiếm 49,28% và tư nhân chiếm 6,36%.
Với kế hoạch mở rộng rừng cao su hiện nay thì trong thời gian tới, diện tích khu
vực đại điền sẽ nhanh chóng vượt xa khu vực tiểu điền để chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cả nước.
15

2.2.Quy mô và cơ cấu phân bổ rừng trồng cao su tại Việt Nam

Diện tích cao su phân bổ theo vùng miền
Theo quy định tại Quyết định số 750/QĐ-TTG và Quyết định số 124/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, diện tích
trồng cao su cả nước sẽ ổn định ở mức 800.000 ha. Tuy nhiên tính đến cuối năm
2012, theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, tổng diện tích quy
hoạch để trồng cao su là 910.500 ha, vượt mức kế hoạch đề ra cho năm 2015.
Trong đó, diện tích cao su cho mủ chiếm khoảng 55,55% tương đương 505.800
ha. Tổng sản lượng tính đến hết năm 2012 đạt 863.600 tấn, năng suất bình quân
đạt 1,71 tấn/ha, giảm nhẹ so với mức 1,72 tấn/ha năm 2011.
Khả năng Việt Nam sẽ đạt mức 1 triệu ha giai đoạn 2015-2020 là rất cao.
Theo đó, vùng Đông Nam Bộ sẽ đạt 390.000 ha, vùng Tây Nguyên đạt 280.000
ha, vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đạt 40.000 ha, vùng Bắc Trung Bộ đạt 80.000
ha, các tỉnh vùng Tây Bắc đạt 50.000 ha và 200.000 ha tại Lào và Campuchia.


16


Xét trong các tỉnh trọng điểm, hiện nay Bình Phước và Bình Dương là 2
khu vực có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước. Trong đó, Bình Phước chiếm
22% diện tích cả nước và 36% tổng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam
Bộ. Bình Dương chiếm khoảng 18%, kế đến là Tây Ninh 10%, Gia Lai 11%, Đồng
Nai 6% diện tích cả nước.
Theo số liệu kế hoạch của riêng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam -
VRG, tính đến cuối năm 2012, vùng Đông Nam bộ là khu vực có diện tích cao su
lớn nhất nước Tổng diện tích rừng cao su thuộc tập đoàn VRG đạt mức 358.000
ha, trong nước đạt 273.000 ha và nước ngoài đạt khoảng 85.000 ha. Tính đến hết
năm 2012, tổng diện tích rừng trồng cao su của các doanh nghiệp niêm yết chỉ
chiếm khoảng 6% so với tổng diện tích cả nước và chiếm khoảng 15% so với tổng
diện tích của Tập đoàn VRG (bao gồm cả diện tích trồng ở nước ngoài).

Sản lượng, năng suất khai thác cao su thiên nhiên tại Việt Nam
Trong 12 năm qua, diện tích rừng trồng cao su của Việt Nam tăng trưởng
tương đối tốt, đạt bình quân 6,8%/năm từ 413.000 ha trong năm 2000 tăng lên
mức 910.500 ha trong năm 2012. Tính đến năm 2012, sản lượng cao su khai thác
của Việt Nam đạt 863.600 tấn, tăng 6,4% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng
bình quân sản lượng khai thác cả giai đoạn 2000-2012 là 9,5%/năm.
17


Năm 2000, năng suất cao su của Việt Nam chỉ đạt 1,25 tấn/ha; đến năm
2012 năng suất đã được nâng lên 1,71 tấn/ha. Mức năng suất này được giữ ổn
định trong 3 năm trở lại đây và cũng là mức cao nhất trong 10 năm qua. Đây là
mức năng suất cao thứ 2 thế giới sau Ấn Độ là 1,82 tấn/ha, tương đương mức của

Thái Lan (1,72 tấn/ha); vượt xa so với mức trung bình của thế giới (1,14 tấn/ha)
và cao hơn cả 2 cường quốc sản xuất cao su thiên nhiên như Malaysia (xấp xỉ
1,47 tấn/ha) và Indonesia (1,16 tấn/ha).
Hiện tại xét về sản lượng khai thác, các doanh nghiệp niêm yết chỉ chiếm
khoảng 6% so với tổng sản lượng cả nước, chiếm 19% so với Tập đoàn VRG
(267.000 tấn). Tổng công ty Cao su Đồng Nai hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong
ngành với sản lượng đạt 35.000 tấn. Tổng sản lượng khai thác của các doanh
nghiệp niêm yết năm 2012 đạt 51.038 tấn, trong đó cao nhất là CTCP Cao su
Phước Hòa đạt 19.954 tấn. Hơn 77,15% tổng sản lượng khai thác của cả nước
thuộc về các công ty thành viên khác trong tập đoàn VRG, các hộ tiểu điền và các
công ty tư
nhân.
Xét các vùng trọng điểm, Tây Ninh là vùng đạt năng suất cao nhất cả nước
với 2,10 tấn/ha, kế đến là Bình Phước đạt 1,98 tấn/ha, Bình Dương đạt 1,85
tấn/ha.
Để có được kết quả này, về phía Tập đoàn VRG và Hiệp hội Cao su đã có
những nỗ lực không ngừng. Từ việc quy hoạch tổng thể các khu vực trồng cao su
trên cả nước kết hợp với việc áp dụng kỹ thuật trồng tiên tiến và lai tạo giống mới.
Chính điều này đã giúp Việt Nam trở thành một trong các quốc gia đứng đầu về
năng suất cao su trong các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới hiện
nay.


18



















Tình hình tiêu thụ cao su tại Việt Nam trong các năm qua
Trong giai đoạn 2008-2012, tốc độ tăng trưởng bình quân tiêu thụ cao su
thiên nhiên của Việt Nam đạt 11%/năm, mức tiêu thụ bình quân khoảng 132.000
tấn/năm, tỷ lệ tiêu thụ/khai thác bình quân khoảng 17-18%. Cụ thể, năm 2008 đạt
100.000 tấn và đến năm 2012 đã tăng lên mức 150.000 tấn.
Cao su thiên nhiên tại Việt Nam chủ yếu dùng cho sản xuất săm lốp, găng
tay y tế, gối nệm, Ngoài ra, tiêu thụ cao su thiên nhiên tại Việt Nam được đóng
góp một phần không nhỏ từ hoạt động tạm nhập nguyên liệu để tái xuất. Tiêu thụ
cao su trong nước chỉ đạt tỷ lệ thấp là do quy mô sản xuất trong nước chưa cao,
19

các doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước chú trọng xuất khẩu nhằm đạt hiệu
quả và mức lợi nhuận cao hơn.



2.3 Tình hình xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam
2.3.1 Tình hình nhập khẩu














20













Năm 2012, sản lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu của cả nước đạt
302.000 tấn, giảm 16,6% so với năm 2011; kim ngạch nhập khẩu đạt 803,29 triệu
USD, giảm 14,9% so với năm 2011. Hàng năm tỷ trọng nhập khẩu cao su vẫn ở

mức cao một phần là do bù đắp lượng thiếu hụt một vài loại nguyên liệu phục vụ
sản xuất mà trong nước còn thiếu do ít hoặc không sản xuất như RSS, Skim,
CSR10,… Bên cạnh đó là hoạt động tạm nhập tái xuất đã làm cho lượng nhập
khẩu hàng năm đều ở mức cao. Ước tính trong tổng lượng nhập khẩu có khoảng
60% là tái xuất và 40% là tiêu thụ trong nước. Điều này cho thấy lượng cao su
thiên nhiên thực sự tiêu thụ trong nước so với sản lượng khai thác vẫn chiếm tỷ
trọng khá khiêm tốn, khoảng 17-18%.
Trong năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu cao su thiên nhiên từ khoảng 40
nước trên thế giới, trong đó nhiều nhất từ các nước: Campuchia, Thái Lan,
Myanmar, Lào và Hàn Quốc.
Từ năm 2010 đến nay, Campuchia là nước cung cấp cao su lớn nhất cho
Việt Nam, chiếm khoảng 59% về lượng và 60% về giá trị. Tiếp đến là Thái Lan
chiếm 17% về lượng và 18% về giá trị. Đây là những thị trường có lợi thế về vị trí
địa lý và mức giá hấp dẫn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu.
21

2.3.2 Tình hình xuất khẩu

Cao su là một trong 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Riêng trong năm 2011, mặt hàng cao su chiếm 24% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam
trong 5 năm qua đạt 11,9% về sản lượng và 15,5% về giá trị. Năm 2012, theo
Tổng cục thống kê, sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1,02
triệu tấn, trị giá 2,85 tỷ USD; tăng 25% về lượng và giảm 11,7% về giá trị so với
năm 2011. Xuất siêu cao su thiên nhiên năm 2012 đạt 721 nghìn tấn và đạt 2,05
tỷ USD tăng 57,8% về lượng và giảm 13,6% giá trị so với năm 2011. Nguyên
nhân là do năm qua sản lượng nhập khẩu cao su thiên nhiên giảm hơn 16,6%.
Phần tăng sản lượng không đủ bù đắp phần giảm kim ngạch bởi giá cao su giảm
mạnh trong năm qua. Cụ thể giá xuất khẩu bình quân giảm 29% so với năm 2011,

từ 3.961 USD/tấn xuống mức 2.795 USD/tấn.
Nếu xét riêng những doanh nghiệp cao su thiên nhiên niêm yết thì sản
lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn
ngành từ 3%-4% tương đương 28-30 nghìn tấn. Xét 3 doanh nghiệp cao su
thiên nhiên quy mô lớn nhất đang niêm yết là PHR, DPR, TRC thì sản lượng xuất
khẩu trong năm 2012 của 3 doanh nghiệp này chỉ giảm 0,5% nhưng doanh thu
xuất khẩu giảm đến 29% so với năm 2011, điều này bắt nguồn từ giá cao su giảm
mạnh trong năm qua.
22

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: Trung Quốc, Malaysia, Đài
Loan, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Mỹ, Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn
nhất, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam
trong năm 2012. Năm vừa qua, sản lượng cao su thiên nhiên xuất qua thị trường
này đạt 408 nghìn tấn, trị giá 1,17 tỷ USD giảm 19% về lượng và 39% về giá trị so
với năm 2011.
Mặc dù Trung Quốc là thị trường lớn và tiềm năng cao, tuy nhiên các
doanh nghiệp Việt Nam, đã và đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để
giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này nhằm hạn chế những rủi ro về
biến động giá và đơn hàng xuất khẩu. Cụ thể, nếu trong năm 2011 thị trường
Trung Quốc chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt
Nam thì sang năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 40-41% cả về lượng lẫn giá trị. Đây là
hướng đi có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su trong nước, giúp cho hoạt
động kinh doanh cao su thiên nhiên và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam thêm
ổn định và phát triển tốt hơn.
Xét về sản lượng, Việt Nam chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu
nhập khẩu cao su thiên nhiên của các nước trong khu vực và thế giới, cụ thể là:
Ấn Độ (chiếm 11-15%), Trung Quốc (chiếm 8,6%), Hàn Quốc (chiếm 10%),
Malaysia (chiếm 7%) và Mỹ (chiếm 2%). Xét riêng các doanh nghiệp cao su thiên
nhiên niêm yết thì trong vài năm trở lại đây hầu hết các doanh nghiệp này không

xuất khẩu trực tiếp qua Trung Quốc mà phần lớn là thông qua việc bán hàng cho
các công ty thương mại trong nước và các công ty này thực hiện xuất sang Trung
Quốc. Vì vậy, có chăng thì các doanh nghiệp niêm yết chỉ chịu ảnh hưởng gián
tiếp từ thị trường nước láng giềng này. Thị trường xuất khẩu chính của các doanh
nghiệp niêm yết là Châu Âu và một vài nước Châu Á (trừ Trung Quốc). Ngoài
ra, họ cũng đã và đang ra sức tìm kiếm các khách hàng lớn, uy tín ở các thị trường
tiềm năng khác trên thế giới nhằm mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của
mình, nhằm giảm thiểu rủi ro cho bài toán đầu ra cho sản phẩm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×