Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HJS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 20 trang )

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC


TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Đề tài:

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HJS












Giáo viên hướng dẫn
: TS. Phan Trần Trung Dũng
Lớp
: TCNH19D
Sinh viên thực hiện
: Phạm Văn Dũng - STT: 11
1



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
PHẦN I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 3
1. Giới thiệu chung 3
2. Ngành nghề kinh doanh, thị trường kinh doanh 3
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô sử dụng mô hình PESTEL 5
2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành 7
PHẦN III: PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP 9
1. Cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp 9
2. Phân tích SWOT 9
3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính quan trọng: 11
4. Phân tích định giá cổ phiếu sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) 16
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19








2

LỜI NÓI ĐẦU
Việc phân tích tài chính luôn có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả
mọi chủ thể trong nền kinh tế.

Với các nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích đánh giá tình hình tài chính
doanh nghiệp sẽ giúp họ có cái nhìn đúng đắn nhất, từ đó đưa ra các quyết định
quản trị phù hợp.
Với các đối tác và các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp giúp họ đưa ra được các quyết định đầu tư chính xác hoặc rút
vốn khi cần thiết, từ đó tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu rủi ro trong đầu tư.
Với các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán nhà nước, phân
tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp họ kiểm soát việc tuân thủ pháp luật
của các doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp đưa ra những báo cáo không
chính xác nhằm mục đích tư lợi gây thất thoát tiền thuế của nhà nước và thiệt hại
cho các nhà đầu tư
Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ phân tích một ví dụ cụ thể - mã cổ phiếu
HJS của công ty cổ phần Thủy điện Nậm Mu để thấy được PTTC có thể đem lại
cho chúng ta những thông tin gì.












3

PHẦN NỘI DUNG
PHẦN I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

1. Giới thiệu chung
Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu tiền thân là Ban quản lý Dự án Nhà
máy Thủy điện Nậm Mu trực thuộc Công ty Sông Đà 9 thuộc Tổng Công ty Sông
Đà được thành lập từ tháng 1 năm 2002. Tháng 12 năm 2002 Ban quản lý chuyển
thành Nhà máy thủy điện Nậm Mu trực thuộc Công ty Sông Đà 9. Công ty hoạt
động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần cấp lần đầu số
5100174626 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang cấp ngày 29/05/2003.
Công ty có 05 lần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ năm ngày
09/12/2010 thì vốn điều lệ của Công ty là: 149.999.890.000 VND (Một trăm bốn
mươi chín tỷ, chín trăm chín mươi chín triệu, tám trăm chín mươi nghìn đồng
chẵn)
Địa chỉ công ty: Xã Tân Thành - Huyện Bắc Quang - Tỉnh Hà Giang
Từ ngày 27/11/2006 Công ty Cổ phần thủy điện Nậm Mu được chấp thuận
đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội theo
quyết định 42/QĐ-TTGDHN của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội nay
là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, với mã chứng khoán là HJS.
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/cổ phần
2. Ngành nghề kinh doanh, thị trường kinh doanh
- Đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện; Tư vấn, xây lắp các công trình
điện; Xây dựng, sản xuất và kinh doanh điện;
- Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây
dựng thủy điện, bưu điện, các công trình thuỷ lợi, giao thông đường bộ các cấp,
sân bay, bến cảng, cầu cống, các công trình kỹ thuật, hạ tầng, đô thị và khu công
nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện, thi công san lấp nền móng,
xử lý nền đất yếu, các công trình xây dựng cấp thoát nước, lắp đặt đường ống
4

công nghệ và áp lực, điện lạnh, trang trí nội thất, gia công lắp đặt khung nhôm
kính các loại;

- Xây dựng và kinh doanh nhà ở, văn phòng cho thuê, kinh doanh bất
động sản, khách sạn, du lịch;
- Lắp đặt các cấu kiện bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kỹ thuật công
trình, các loại máy móc, thiết bị (thang, điều hoà, thông gió, phòng cháy, cấp
thoát nước;
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, gạch, ngói, đá, cát, sỏi, xi
măng, tấm lợp, gỗ dùng trong xây dựng và tiêu dùng khác;
- Dịch vụ cho thuê sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị, kinh doanh thiết bị
xây dựng;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm,
thuỷ sản, hàng tiêu dùng;
- Đầu tư tài chính (dùng vốn của công ty để đầu tư vào các dự án);
- Nhập khẩu thiết bị vật tư công nghiệp;
- Tư vấn giám sát các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy
điện, xây dựng hạ tầng, xây dựng đô thị, san lấp nền móng.
Như vậy công ty tập trung chủ yếu vào mảng kinh doanh thủy điện và xây
dựng.
Công ty có một thị trường nội địa rộng lớn và tiềm năng vì Việt Nam đang
có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa cao dẫn tới nhu cầu về nhà ở, về xây
dựng công nghiệp và năng lượng luôn ở mức cao. Tuy nhiên trong vài năm gần
đây nhu cầu nhà ở có giảm nhiệt đôi chút do bong bóng bất động sản bị thổi
phồng và vỡ gây khó khăn không ít cho các công ty xây dựng.


5

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô sử dụng mô hình PESTEL
1.1 Về chính trị (Political)

Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, chính phủ ưu tiên cho mục tiêu
phát triển kinh tế nên các doanh nghiệp được tạo điều kiện để kinh doanh và phát
triển.
Tuy nhiên Việt Nam lại là quốc gia có tỷ lệ tham nhũng vào hàng cao nhất
thế giới. Chính tệ nạn quan liêu, tham nhũng đã làm đáng kể hiệu quả của nền
kinh tế, giảm hiệu quả đầu tư công cũng như cản trở sự vận hành của khối kinh tế
tư nhân. Cho đến nay đã có nhiều khẩu hiệu, các lời hứa của các nhà lãnh đạo
được đưa ra rất nhiều nhưng tình hình không được cải thiện.
1.2 Về kinh tế (Economic)
Việt Nam đang được định hướng phát triển trong giai đoạn “công nghiệp
hóa – hiện đại hóa” nên cần phát triển mạnh cơ sở hạ tầng (công trình giao thông,
quốc phòng,…) và xây dựng công nghiệp (các khu công nghiệp,nhà máy, năng
lượng…) cũng như đô thị hóa (xây dựng dân dụng,…) được.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, các công ty xây dựng gặp nhiều khó
khăn do giá giảm, thanh khoản cạn kiệt đồng thời vẫn chịu áp lực trả lãi dẫn tới
mất khả năng thanh khoản.
1.3 Về xã hội (Social)
Ngày nay với sự phát triển mạnh của ngành công nghệ thông tin và truyền
thông đã đem lại cho doanh nghiệp cả lợi thế lẫn bất lợi. Doanh nghiệp có lợi thế
là doanh nghiệp biết cách quảng bá và xây dựng hình ảnh đẹp của mình trong
mắt công chúng, đồng thời đi đôi với nó là thực hiện việc minh bạch hóa thông
tin. Ngược lại, những doanh nghiệp không xây dựng được hình ảnh tích cực,
thường xuyên không minh bạch trong việc công bố thông tin thì rất dễ bị các nhà
6

đầu tư tẩy chay, và cũng dễ chịu ảnh hưởng trước những tin đồn có chủ đích gây
ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
1.4 Về kỹ thuật (Technological)
Kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh đặc biệt về mảng điện tử, CNTT và
truyền thông. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất cũng ngày càng được nâng

cao khiến cho các quy trình sản xuất bớt đi được rất nhiều nhân công và được
thay thế bằng máy móc tự động và bán tự động.
Điều này đem lại lợi thế cho các doanh nghiệp biết áp dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất và sẵn sàng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, nhưng lại gây bất
lợi cho các công ty vẫn dựa vào công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhân công thay
cho sức máy móc.
Công ty CP Thủy điện Nậm Mu có cổ đông chính là công ty rất mạnh
trong lĩnh vực xây dựng là Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà nên được hỗ trợ rất
nhiều về kỹ thuật hiện đại. Đây chính là một lợi thế của công ty.
1.5 Về môi trường (Environmental)
Trước đây thủy điện luôn là ưu tiên phát triển của chính phủ nhưng hiện
nay điều này đã thay đổi do có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của
thủy điện đến môi trường và đến sinh kế của những người ở hạ nguồn các con
sông. Người ta nhận ra thủy điện không phải là nguồn năng lượng “xanh” như
quan niệm trước đây. Vì vậy trong tương lai thủy điện sẽ không được ưu tiên
phát triển nữa.
1.6 Về pháp lý (legal)
Môi trường pháp lý ở Việt Nam vẫn nổi tiếng là gây nhiều khó khăn cho
các công ty bởi các chính sách kinh tế thay đổi liên tục và không được báo trước
khiến nhiều doanh nghiệp không kịp ứng phó. Điều này gây ra bất lợi chung cho
mọi công ty nhưng các công ty trong ngành xây dựng, bất động sản là các công
ty bị ảnh hưởng nhiều từ sự thay đổi chính sách. Ví dụ: việc quy định Bất động
sản là lĩnh vực sản xuất hay phi sản xuất, quy định dư nợ cho vay của các ngân
hàng trong lĩnh vực BĐS, chính sách về nhà ở xã hội,…
7

2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành
2.1 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh sản xuất và cung cấp điện, xây dựng
nên các đầu vào đều được cung cấp bởi rất nhiều nhà cung cấp. Điều đó có nghĩa

là công ty có ưu thế cạnh tranh tương đối với các nhà cung cấp: công ty có thể
lựa chọn trong nhiều nhà cung cấp khác nhau mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chất
lượng, do đó giá cả sẽ hợp lý.
2.2 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Với mảng sản xuất và kinh doanh điện, công ty có ưu thế độc quyền nhóm
vì hiện tại lĩnh vực cung cấp điện vẫn là độc quyền của quốc doanh.
Với lĩnh vực xây dựng, tư vấn, thi công lắp đặt công ty chỉ là một trong rất
nhiều công ty ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này. Nên công ty sẽ phải chịu
ít nhiều cạnh tranh từ khách hàng trong lĩnh vực này: khách hàng được quyền ra
điều kiện, thương lượng giá với công ty.
2.3 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Về mảng sản xuất và kinh doanh điện, công ty không chịu áp lực cạnh
tranh từ các đối thủ tiềm ẩn cũng như các công ty sản xuất điện khác vì việc bán
điện và phân phối đều nằm trong kế hoạch chủ trương của nhà nước, giá bán điện
cũng như kế hoạch sản xuất đều phải phối hợp với lưới điện quốc gia.
Về lĩnh vực xây dựng, rào cản gia nhập ngành không quá cao (không có
đòi hỏi về vốn pháp định, không hỏi về năng lực tài chính cũng như năng lực
chuyên môn, ) nên công ty phải chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn từ
lớn đến nhỏ.
2.4. Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế
Tương tự, với mảng sản xuất và kinh doanh điện, đây là sản phẩm đặc thù
không có sản phẩm thay thế hoàn hảo, hơn nữa lại là sản phẩm do nhà nước độc
quyền kinh doanh nên hoàn toàn không phải chịu áp lực cạnh tranh này.
8

Còn về lĩnh vực xây dựng, áp lực cạnh tranh này cũng không rõ ràng vì
các sản phẩm chính mà công ty cung cấp là dịch vụ xây dựng, tư vấn, thi công.
Khi khách hàng muốn được cung cấp các dịch vụ này, họ đơn giản chỉ cân nhắc
đến việc chọn nhà cung cấp nào, chứ không phải tìm sản phẩm dịch vụ nào để
thay thế.

2.5. Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành
Không tính đến lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện vì đây là mảng sản
xuất độc quyền dưới sự điều phối chỉ huy của nhà nước, mảng kinh doanh trong
lĩnh vực xây dựng lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ rất nhiều công ty lớn nhỏ
trong nước và cả từ các công ty liên doanh và công ty nước ngoài.
Ở thời điểm hiện tại, ngành có tốc độ tăng trưởng thấp, lợi nhuận thấp
trong khi lại có rất nhiều công ty tham gia. Ngành có cấu trúc phân tán, có nhiều
công ty cạnh tranh nhưng không có công ty (hoặc nhóm công ty) nào đủ khả
năng chi phối các công ty còn lại.
Rào cản gia nhập và rút lui đều không quá lớn đối với các công ty nhỏ,
nhưng để có thể là công ty lớn trong lĩnh vực này thì rào cản gia nhập và rút lui
đều lớn. Chính vì vậy mặc dù trong vài năm gần đây lĩnh vực xây dựng gặp rất
nhiều khó khăn nhưng chỉ có rất ít doanh nghiệp lớn rời khỏi ngành. Chính điều
này làm cho sự cạnh tranh trong nội bộ ngành trở nên rất khốc liệt.






9

PHẦN III: PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
1. Cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp
Hiện tại, ngành nghề kinh doanh chính của công ty vẫn là sản xuất điện
năng và cung cấp điện cho hệ thống lưới điện quốc gia. Công ty chịu trách nhiệm
điều hành nhà máy điện Nậm Mu. Ngoài ra còn các các đơn vị trực thuộc để quản
lý các dự án thủy điện mà công ty đang triển khai, gồm có:
- Ban quản lý dự án: Ban quản lý các dự án được thành lập ngày
01/12/2004, thực hiện quản lý dự án Thủy điện Nậm Ngần. Dự án đã hoàn thành

đi vào hoạt động.
- Ban quản lý dự án Thủy điện Nậm An và Sông Chảy: Ban quản lý dự án
Thủy điện Nậm An và Sông Chảy được thành lập ngày 28/10/2009, thực hiện
quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Nậm An và Sông Chảy. Dự án đang trong giai
đoạn đầu tư xây dựng.
Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính, công ty đã thành lập công ty con là
Công ty Cổ phần Sông Đà Tây Đô với tỷ lệ lợi ích và quyền biểu quyết của Công
ty mẹ là 75,9%. Công ty này hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp số 0104800561 ngày 12/07/2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà
Nội cấp. Công ty Sông Đà Tây Đô được thành lập để hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực xây dựng, thi công xây lắp các công trình thủy điện do công ty mẹ đầu
tư và các công trình dân sự.
2. Phân tích SWOT
2.1 Điểm mạnh
- Nhà máy thủy điện Nậm Mu nằm ở vị trí thuận lợi ở xã Tân Thành,
huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, trên nhánh số I bờ phải sông Lô. Đây là nơi
được thống kê có lượng mưa lớn nhất miền Bắc, tới 3500mm/năm.
- Công ty đã ký được hợp đồng bán điện trong 25 năm với Tổng công ty
điện lực Việt Nam, mức giá bán dao động từ 230-810 VND/kWh.
10

- Các nhà máy thủy điện khác mà công ty triển khai như Nậm Ngần, Nậm
An, Sông Chảy đều được xây dựng ở các vị trí rất thuận lợi.
- Về mảng xây dựng, với việc đầu tư vào công ty con Sông Đà Tây Đô,
công ty đã tận dụng được thế mạnh về khoa học kỹ thuật công nghệ của một
trong các cổ đông lớn của công ty là Tổng Công ty Sông Đà vốn rất mạnh về lĩnh
vực xây dựng.
2.2 Điểm yếu
Quy mô của các nhà máy thủy điện thuộc quản lý của công ty đều thuộc
loại nhỏ. Nhà máy thủy điện Nậm Mu có công suất chỉ 12 MW. Điều này khiến

cho tiếng nói của doanh nghiệp trong ngành không có sức nặng đáng kể.
2.3 Cơ hội
- Hiện nay nước ta vẫn còn thiếu rất nhiều điện và phải nhập khẩu điện từ
Trung Quốc với giá cao. Bởi vậy tiềm năng phát triển cho ngành điện vẫn còn rất
lớn. Công ty vẫn có thể tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu để tìm những vị trí xây dựng
những nhà máy thủy điện mới, không chỉ ở Hà Giang mà còn ở các tỉnh khác.
- Các công trình thủy điện đang được triển khai xây lắp rất nhiều. Đây lại
là thế mạnh của công ty về lắp đặt thi công. Công ty có thể nhận được nhiều dự
án thầu thi công xây lắp các công trình loại này.
2.4 Thách thức
- Nhà nước đã có lộ trình để chuyển đổi ngành điện sang cơ chế thị
trường:
Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh từ 2005 - 2014
Cấp độ 2: Thị trường bán buôn cạnh tranh từ 2015 - 2022
Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ cạnh tranh sau 2022
Với lộ trình này thì công ty sẽ sớm phải đối mặt với sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong ngành và các doanh nghiệp tư nhân tiềm năng sắp tham gia
thị trường.
11

- Thủy điện không còn là ưu tiên phát triển vì những tác động to lớn đến
môi trường. Hiện nay trên thế giới người ta đã chuyển hướng sang phát triển các
nguồn năng lượng sạch thân thiện môi trường như năng lượng mặt trời, năng
lượng gió.
3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính quan trọng:
Nguồn thông tin là các BCTC đã kiểm toán được công bố trên website
tài chính
Các thông tin về chỉ số ngành cập nhật trên hai website:



Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Ngành
Các chỉ tiêu quan trọng

EPS (VND)
1,914.14
501.26
1,020.58
1,830.58

BVPS
13,870
10,818
11,714
12,549

Cổ tức
Cổ tức bằng
tiền, tỷ lệ 11%
(1,100 VND
/CP)
Cổ tức bằng CP,
tỷ lệ 100:15
Thưởng CP, tỷ lệ
100:9
Cổ tức bằng tiền,

tỷ lệ 7% (700
VND/CP)
Cổ tức bằng
tiền, tỷ lệ 10%
(1000
VND/CP)

Số CP cuối năm
6,000,000
14,999,989
14,999,989
14,999,989

Các chỉ số thanh khoản

Hệ số thanh toán
hiện thời
0.12
0.60
0.63
0.32
4.77
Hệ số thanh toán
nhanh
0.11
0.54
0.61
0.32
4.53
Hệ số thanh toán

tức thời
0.03
0.22
0.11
0.07

Các chỉ số hiệu quả hoạt động

Vòng quay khoản
phải thu
7.94
9.55
7.49
6.09

Thời gian thu hồi
nợ trung bình
45.97

38.22

48.73

59.93



Tài sản cố
định/Tổng tài sản
0.9779

0.9056
0.8778
0.8795

Vòng quay tổng
tài sản
0.15
0.16
0.18
0.19

Vòng quay tài sản
cố định
0.15
0.17
0.20
0.22

12

Các chỉ số cơ cấu tài chính

Hệ số nợ dài
hạn/VCSH
3.25
1.81
2.01
1.42
0.74
Hệ số tổng

nợ/VCSH
4.10
2.29
2.68
2.66
0.89
Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay
1.50
1.14
1.45
1.75

Các chỉ số lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận
gộp
61.28%
55.95%
62.33%
60.15%

Tỷ suất lợi nhuận
thuần
20.41%
6.22%
15.69%
23.74%

Lợi suất tổng tài

sản (ROA)
2.87%
0.94%
2.61%
4.26%
7.98%
Lợi suất VCSH
(ROE)
14.28%
4.27%
10.06%
15.91%
14.3%
Các chỉ số tăng trưởng

Tỷ lệ tái đầu
tư/Lợi nhuận giữ
lại
42.53%
100%
31.41%
45.37%

Tốc độ tăng
trưởng bền vững
6.07%
4.27%
3.16%
7.22%


Tốc độ tăng
trưởng doanh thu
53.29%
30.70%
34.99%
21.75%
33%
Tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận
thuần
24.30%
-58.40%
226.28%
82.67%

Tốc độ tăng
trưởng EPS
24.30%
-73.81%
103.60%
79.37%

Các chỉ số định giá cổ phiếu
Chỉ số giá/thu
nhập (P/E)
8.99
22.74
4.02
3.50
6.01

Chỉ số giá/giá trị
sổ sách (P/B)
1.24
0.60
0.35
0.51
1.05

Từ bảng số liệu trên, ta có các nhận xét sau:
a. Trước tiên ta xét các chỉ tiêu quan trọng:
- Chỉ tiêu EPS của doanh nghiệp có một biến động giảm đột ngột trong
năm 2010 với mức sụt giảm tới 73.81%. Điều này là do lượng cổ phần tăng đột
biến từ 6 triệu cổ phần lên xấp xỉ 15 triệu cổ phần bằng việc phát hành thêm,
thưởng cổ phiếu và trả cổ tức bằng cổ phiếu. Như chúng ta đã biết, khi phát hành
13

thêm để tăng vốn thì nguồn vốn cũng như số cổ phiếu tăng đột biết nhưng không
thể làm cho lợi nhuận tăng đột biến ngay được. Hơn nữa thời điểm phát hành
thêm cổ phiếu là vào tháng 8 tức là đã về phía cuối năm. Bởi vậy việc sụt giảm
EPS này hoàn toàn không phải do công ty kinh doanh có vấn đề mà chỉ là do sự
tăng vốn vào thời điểm đó. Tuy nhiên trong năm 2011 và 2012, doanh nghiệp đã
nhanh chóng tận dụng được nguồn vốn mới và đã lấy lại được mức lợi nhuận
trước đó.
- Tương tự chỉ số BVPS cũng bị sụt đáng kể vào năm 2010, sở dĩ như vậy
là do phát hành thêm CP chỉ với giá ưu đãi 10.000/cp và đồng thời phát hành cổ
phiếu thưởng và trả cổ tức bằng cổ phiếu. Điều này làm giảm giá trị sổ sách của
mỗi cổ phiếu nhưng không phải là một tín hiệu xấu đối với các cổ đông.
- Công ty trả cổ tức cho cổ đông khá đều đặn bằng tiền, duy chỉ có năm
2010 là công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm giữ lại nguồn vốn để tái đầu tư.
Năm 2010 là năm công ty đã có một mốc phát triển vượt bậc khi tăng quy

mô vốn lên tới 2.5 lần. Điều này giúp làm tăng khả năng thanh toán của công ty
như chúng ta sẽ thấy ngay sau đây.
b. Phân tích các chỉ số thanh khoản:
Ta dễ dàng thấy được các chỉ số thanh khoản của công ty được cải thiện
đáng kể sau năm 2010 do công ty thu được một nguồn vốn lớn từ phát hành cổ
phiếu. Tuy nhiên vào năm 2012, chỉ số ngày giảm khá mạnh chứng tỏ khả năng
thanh khoản của công ty đang bị kém đi. Sở dĩ điều này xảy ra là vì năm 2012
công ty đã tăng đột biến khoản vay ngắn hạn.
So với trung bình của ngành thì khả năng thanh toán của công ty vào mức
rất thấp. Điều này là do công ty đã sử dụng quá nhiều vốn vay dài hạn trong giai
đoạn đầu phát triển (xây dựng nhà máy thủy điện) và cho đến nay lượng vốn vay
dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.
Tuy nhiên chỉ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty luôn lớn hơn 1
và ngày càng tăng cho thấy công ty hiện không gặp bất cứ vấn đề gì trong việc
thanh toán lãi vay.
14

c. Phân tích các chỉ số hiệu quả hoạt động:
- Ta có thể thấy vòng quay khoản phải thu của công ty đang giảm dần từ
năm 2010 đến nay, điều đó đồng nghĩa với việc thời gian thu hồi nợ của công ty
đang dài ra và thời gian lưu chuyển tiền mặt cũng dài ra. Đây là một tin xấu đối
với cổ đông vì khi thời gian lưu chuyển tiền dài ra, hiệu quả hoạt động của công
ty đang bị suy giảm.
- Ta có thể thấy tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trên
tổng tài sản. Điều này là do đặc thù công ty với tài sản chính là nhà máy với vốn
đầu tư xây dựng rất lớn. Tuy nhiên tỷ trọng này đang giảm dần cho thấy công ty
đang nỗ lực tăng tài sản ngắn hạn, cũng đồng nghĩa với việc tăng khả năng thanh
khoản. Tuy nhiên quá trình này cần phải có thời gian vì nguồn tiền mặt tăng thêm
chủ yếu vẫn lấy từ khoản lợi nhuận chưa phân phối.
- Các chỉ số vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định đều ở mức

khá thấp. Tuy nhiên đây là đặc trưng của doanh nghiệp thủy điện có tài sản cố
định lớn (nhà máy thủy điện). Tỷ số này đang giảm dần cho thấy doanh thu thuần
của công ty đang tăng dần cho thấy doanh thu của công ty cũng dần được cải
thiện.
d. Các chỉ số cơ cấu tài chính:
- Hai chỉ số về hệ số nợ dài hạn trên VCSH và hệ số tổng nợ trên VCSH
đều cao hơn nhiều so với trung bình ngành. Hệ số này ban đầu rất lớn thể hiện
ban đầu công ty đã sử dụng chủ yếu vốn vay dài hạn để đầu tư xây dựng nhà
máy. Hệ số này đã giảm đáng kể chứng tỏ công ty đang nỗ lực giảm dần nợ dài
hạn và tăng VCSH. Đây là tín hiệu tốt chứng tỏ cơ cấu tài chính của công ty đang
được cải thiện.
- Về khả năng thanh toán lãi vay thì như chúng ta đã phân tích, công ty
hoàn toàn có đủ khả năng để thanh toán lãi vay, do đó các cổ đông cũng không
cần phải quá lo lắng về các chỉ số khả năng thanh toán thấp.
e. Các chỉ số lợi nhuận:
15

- Ta có thể thấy các tỷ suất sinh lợi của công ty khá ổn định qua các năm,
trừ năm 2010 có sự giảm nhẹ. Tỷ suất lợi nhuận gộp khá cao nhưng tỷ suất lợi
nhuận thuần thì thấp hơn nhiều chủ yếu là do chi phí tài chính (chi phí trả lãi vay)
quá cao. Điều này dễ hiểu vì công ty hiện vẫn đang sử dụng tỷ trọng vốn vay rất
lớn.
- Về các chỉ số ROA, ROE ta có thể thấy tỷ lệ ROA của công ty thấp hơn
đáng kể so với ngành nhưng ROE lại tương đương thậm chí nhỉnh hơn. Điều này
được lý giải là do công ty có cơ cấu vốn dựa nhiều vào vốn vay, tỷ trọng VCSH
trong tổng nguồn vốn thấp nên tỷ lệ ROE được đẩy lên cao. Khi công ty sử dụng
nhiều vốn vay cũng đồng nghĩa với việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Đòn bẩy
tài chính là con dao hai lưỡi, sẽ giúp tăng nhanh ROE trong điều kiện kinh doanh
thuận lợi, nhưng ngược lại sẽ làm giảm mạnh ROE trong điều kiện kinh doanh
khó khăn. Cũng may HJS là doanh nghiệp hoạt động trong một ngành tương đối

ổn định và thuận lợi nên đòn bẩy tài chính đang phát huy tác dụng tích cực.
g. Các chỉ số tăng trưởng:
Ta có thể thấy công ty luôn duy trì tỷ lệ tái đầu tư nhất định, không quá
cao nhưng đủ để tạo thêm giá trị cho cổ đông với tốc độ tăng trưởng bền vững
khá tốt (trong giai đoạn ổn định thì tỷ số này vào khoảng 7%)
Tốc độ tăng trưởng doanh thu ban đầu cao nhưng đang có dấu hiệu giảm
dần cho thấy một thực tế là khả năng tăng doanh thu của công ty là có giới hạn.
Điều này là do công ty hoạt động dựa trên nguồn lực tự nhiên là thủy lợi nên sẽ
phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết. Và điều này bị hạn chế bởi quy
mô của nhà máy. Khi sản lượng của công ty không thể tăng hoặc chỉ tăng rất
chậm thì tăng trưởng doanh thu chủ yếu từ tăng giá (mà điều này không phải lúc
nào cũng thực hiện được).
Lợi nhuận giảm vào năm 2010 là do giá vốn hàng bán, chi phí lãi vay và
chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng vọt. Tuy nhiên khó khăn này đã được vượt
qua vào năm 2011 và 2012.
16

h. Các chỉ số định giá cổ phiếu của công ty đang giảm dần và hiện chỉ số
này của công ty chỉ bằng nửa so với trung bình ngành. Điều này thể hiện kỳ vọng
của nhà đầu tư vào công ty không cao, hay nói cách khác các nhà đầu tư đánh giá
công ty không tốt bằng các công ty khác trong ngành. Điều này có thể là do quy
mô sản xuất của công ty nhỏ nên khó có tiềm năng phát triển mạnh trong tương
lai.
Tổng kết: Qua những phân tích các chỉ số tài chính như trên, ta có một số
kết luận về tình hình tài chính của công ty:
Công ty sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng ban đầu chủ yếu là vốn vay
dài hạn nhưng trong quá trình hoạt động công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc
giảm vốn vay dài hạn và tăng vốn chủ sở hữu để giảm rủi ro hoạt động.
Các chỉ số thanh toán của công ty tuy chưa tốt nhưng công ty vẫn ở trong
vùng an toàn vì hệ số khả năng thanh toán lãi vay luôn lớn hơn 1 và tăng dần.

Thêm nữa phải xét đến thực tế là công ty đang sản xuất kinh doanh trong ngành
điện là ngành hiện tại vẫn có thế độc quyền nên luôn có được những ưu thế lớn.
Tình hình kinh doanh của công ty sau khi tăng vốn là khá khả quan và có
triển vọng tốt. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là trong năm 2012 khả năng thanh toán
của công ty bị giảm bởi sự tăng đột biến của vốn vay ngắn hạn (từ khoảng 111 tỷ
năm 2011 lên 220 tỷ 2012). Đây là dấu hiệu mà các cổ đông cần phải theo dõi sát
sao để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Công ty hiện tại đang có mức tăng trưởng khá tốt, tỷ suất sinh lợi trên
VCSH (ROE) khá cao nhưng triển vọng tăng trưởng mạnh trong tương lai là
không khả quan do bị giới hạn bởi quy mô sản xuất nhỏ. Đây có thể là nguyên
nhân khiến công ty chưa được nhà đầu tư đánh giá cao bằng các công ty khác
trong ngành.
4. Phân tích định giá cổ phiếu sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức
(DDM)
Lý do lựa chọn mô hình: HJS là công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy điện. Việt
Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa nên nhu cầu về năng lượng luôn vượt
17

quá khả năng cung ứng trong nước, thậm chí còn phải nhập khẩu điện từ nước
ngoài. Bởi vậy các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện có triển vọng
phát triển tốt, ổn định và bền vững.
Ta dự đoán giá cổ phiếu dựa trên các số liệu BCTC trong quá khứ, bằng mô hình
chiết khấu cổ tức một giai đoạn với giả thiết cổ tức tăng trưởng đều mãi mãi.
𝑃
𝑜
=
𝐷
1
𝑟 − 𝑔



Trong đó:
𝑃
𝑜
là giá trị cổ phiếu (cần tính toán) ở thời điểm hiện tại
𝐷
1
là cổ tức dự kiến trả trong năm tới
r là lãi suất chiết khấu, là lãi suất yêu cầu của cổ đông khi đầu tư vào cổ phiếu
g là tốc độ tăng trưởng cổ tức

a. Trước tiên ta cần tính toán lãi suất chiết khấu r bằng mô hình định giá tài sản
vốn CAPM:
r = 𝑟
𝑓
+ β (𝑟
𝑀
− 𝑟
𝑓
)
𝑟
𝑓
là lãi suất phi rủi ro, ta chọn là trung bình lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 1
năm (52 tuần) trong năm 2013 (nguồn: )
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 2013
THÁNG
Kỳ hạn
LS(%)
Tháng 9
52 tuần

6.50%
Tháng 8
52 tuần
6.25%
Tháng 7
52 tuần
6%
Tháng 6
52 tuần
5.80%
Tháng 6
52 tuần
5.68%
Tháng 5
52 tuần
6.03%




Trung bình
6.04%
Vậy ta lấy 𝑟
𝑓
= 6.04%

Hệ số β của cổ phiếu HJS được tính toán sẵn trên website www.vndirect.com.vn
β = 0.58

Để tính toán lãi suất thị trường 𝑟

𝑀
, ta lấy số liệu Vnindex từ ngày đầu tiên giao
dịch (28/07/2000) với giá trị 100 cho đến nay, nguồn
Bằng tính toán trên Excel ta tính được giá trị trung bình của 𝑟
𝑀
như sau:
18

Theo ngày: 0.065%
Theo năm: 𝑟
𝑀
= 16.25%

Thay vào công thức ta có:
r = 6.04 + 0.58 (16.25 – 6.04) = 11.96 %

b. Từ các dữ liệu đã tính toán trên BCTC và từ giá trị lãi suất chiết khấu r, ta ước
tính giá trị cổ phiếu HJS theo mô hình chiết khấu cổ tức một giai đoạn. Các kết
quả tính toán được tổng kết trong bảng sau:


2009
2010
2011
2012
Trung bình
ROE
0.1428
0.0427
0.1006

0.1591
0.1113
EPS
1914
501
1020
1830

DPS
1100
0
700
1000

pb
0.4253
1.0000
0.3137
0.4536
0.5481
r
0.1196




g
0.0610





Do
1000




D1
1061










Po

18,108





Giá trị cổ phiếu HJS ta ước tính là 18,108 VND, cao hơn đáng kể so với mức giá
thị trường 10,000 đang được giao dịch ở thời điểm hiện tại. Nói cách khác, cổ

phiếu HJS có thể đang bị thị trường định giá khá thấp so với giá trị thực.







19

KẾT LUẬN
Qua việc phân tích cổ phiếu HJS, chúng ta đã thấy được ứng dụng khả
quan của việc phân tích báo cáo tài chính. Từ các thông tin trong báo cáo tài
chính được công bố, chúng ta có thể có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về tình
hình tài chính, kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư
chính xác
Bên cạnh việc phân tích các chỉ số BCTC, việc sử dụng các mô hình để
định giá cổ phiếu cũng hỗ trợ rất nhiều cho các nhà đầu tư trong việc đưa ra
quyết định đầu tư, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cảm xúc đến các quyết định
đó.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt Dũng. (2007), “Định giá cổ phiếu: vận dụng linh hoạt mô hình
chiết khấu cổ tức vào thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam”, Báo Nghiên
cứu Kinh tế, số 350.
2. Website
3. Website
4. Website
5. Website

6. Website

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×