Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đặc điểm và kết quả phũng chống vộc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại 2 xó của huyện Tiên lữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.77 KB, 31 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt dengue/sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm virut cấp
tính do muỗi Aedes truyền. Bệnh lưu hành ở hầu hết các nước thuộc các khu vực
có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Bệnh thường xảy ra thành dịch lớn, lan truyền nhanh làm nhiều người
bị mắc, dẫn đến giảm khả năng lao động và đặc biệt có thể gây tử vong nếu
người mắc bệnh không được điều trị đỳng phỏc đồ. [1]
Việt Nam là một trong số 8 nước có SD/SXHD phát triển nghiêm trọng
ở vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương [18]. Bệnh không ngừng phát
triển lan rộng, không chỉ ở các thành phố, thị xã mà đã lan tới cỏc vựng nông
thôn đồng bằng, trung du và miền núi [9].
Ở Việt Nam bệnh phát triển theo mùa và có sự khác biệt giữa cỏc vựng
miền với nhau. Theo thống kê của Viện VSDTTƯ, số mắc SD/SXHD trung
bình hàng năm ở nước ta là 108.413 trường hợp và chết 243 trường hợp. Năm
1998 trên cả nước bùng nổ vụ dịch SD/SXHD lớn với tổng số mắc và chết
cao (mắc 234.920, chết 377).
Hưng yên với dân số gần 1,2 triệu dõn, cú sự giao lưu rộng rãi về
đường bộ và đường thuỷ với cỏc vựng trong nước nên dịch SD/SXHD đã trở
thành một vấn đề mà xã hội quan tâm.
Theo số liệu lưu trữ của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Hưng yên bệnh
SD/SXHD xảy ra và thành dịch lớn ở Hưng yên lần đầu tiên vào năm 1987, tỷ
lệ mắc/chết là 3780/6. Nhìn chung tỷ lệ mắc SXH tại Hưng yên từ năm 1988
đến nay giảm so với trước đây đặc biệt là không xảy ra tử vong.
Hiện nay, việc sản xuất vacxin bảo vệ với cả 4 tớp virỳt dengue vẫn
đang trong giai đoạn thử nghiệm. Vì vậy phòng chống bệnh SD/SXHD tại
Việt Nam nói riêng và trên Thế giới nói chung vẫn dựa trên sự tham gia của
cộng đồng mà chủ yếu là làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ. Biện pháp này
đơn giản, an toàn, rẻ tiền và dễ áp dụng.
1
Tại một số nước vựng Caribờ, sự kết hợp giữa biện pháp giáo dục y tế
và biện pháp sinh học dựa trên sự tham gia của cộng đồng như Puerto Rico từ


1984-1988, Cộng hòa Dominica, Panama năm 1990 đã làm giảm tỷ lệ nhà có
muỗi Ae.aegypti từ 8% xuống 4% mà không cần sử dụng đến hóa chất [13]. Ở
Mexico (1989) và Honduras (1990, 1991) đã thành công khi làm thay đổi thói
quen của người dân trong việc thu gom đồ phế thải, dọn vệ sinh xung quanh
nhà, loại trừ ổ bọ gậy v.v đã làm giảm chỉ số dụng cụ có bọ gậy Aedes.
Ở Châu Á, trong đó Thái Lan là một điển hình. Chương trình phòng
chống Ae.aegypti rất thành công trên thực địa Thái Lan vì thu hút được sự
tham gia tự nguyện của cộng đồng,
nhà trường và chính quyền địa phương. Chương trình này sau 1 năm
thực hiện, chỉ số BI, chỉ số muỗi đốt giảm 84% và 86% [14].
Tại Việt Nam nói chung và Hưng yên nói riêng. Chương trình phòng
chống SXH Quốc gia được triển khai từ năm 1999. Thông qua chương trình
này đã thiết lập được một màng lưới CTV hoạt động giám sát bệnh nhân và
véc tơ tại cộng đồng, đồng thời kêu gọi sự tham gia và hỗ trợ tích cực của các
cấp chính quyền, các đoàn thể, nhà trường vào công tác phòng chống SXH tại
địa phương. Kết quả qua 8 năm thực hiện tại những xã triển khai dự án các
chỉ số của muỗi và bọ gậy Aedes đều giảm so với trước đây.
Nhằm đánh giá hiệu quả các biện pháp diệt véc tơ dựa vào cộng đồng
trên địa bàn tỉnh Hưng yên trong công tác PC SD/SXHD chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
" Đặc điểm và kết quả phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết
Dengue tại 2 xã của huyện Tiên lữ ".
MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ
1. Mô tả một số đặc điểm của vectơ truyền bệnh SXHD tại 2 xã Lệ Xá
và Cương Chính huyện Tiờn Lữ năm 2010 – 2011.
2.Đỏnh giá kết quả diệt vectơ tại 2 xã Lệ Xá và Cương Chính năm
2010 -2011.
2
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh SD/SXHD.
Dịch sốt dengue được biết đến cách đây ba thế kỷ ở các khu vực có khí
hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Dịch sốt dengue được ghi
nhận đầu tiên vào năm 1635 ở những vựng Tõy Ấn Độ thuộc Pháp [19].
Trong suốt thế kỷ 18,19 và đầu thế kỷ 20, các vụ dịch sốt dengue hay
giống dengue được ghi nhận ở Châu Mỹ, Nam Châu Âu, Bắc Phi, Trung
Đông, Châu Á, Australia, các đảo vùng Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và
Caribờ [19].
Vụ dịch sốt dengue đầu tiên được ghi nhận giống SXHD xảy ra ở Úc
năm 1897, nhưng đến năm (1953-1954) vụ dịch SXHD đầu tiên mới được
chính thức khẳng định tại Phi-lip-pin. Trong 20 năm qua, tỷ lệ mắc và sự phân
bố về mặt địa lý của SXHD tăng rõ rệt, hiện nay ở một số nước Đông Nam Á,
các vụ dịch hầu như năm nào cũng xảy ra [19].
SD/SXHD xảy ra lần đầu tiên ở Việt Nam vào mùa hè 1958 tại Hà Nội
được Chu Văn Tường và Mihow thông báo năm 1989 [4]
Ở Miền Nam có tài liệu ghi lại dịch xuất hiện lần đầu tiên vào năm
1960. Đến năm 1963, dịch lớn xảy ra ở các làng ven bờ sông Cửu Long kéo
dài từ tháng 6-11 với 331 trường hợp phải nhập viện, trong đó có 116 trẻ em
đã tử vong, vụ dịch này do típ virut DEN-2 gây ra [4], [9].
Năm 1969, vụ dịch SD/SXHD lớn đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh và thành
phố phía Bắc.
Theo Đỗ Quang Hà, Trần Văn Tiến và CS, 1986 [4], Trần Văn Tiến và
CS, 1993 [8], từ năm 1963-1992 đó cú tới 1.453.311 trường hợp mắc, trong
đó có 12.103 trường hợp tử vong do SD/SXHD. Vụ dịch SD/SXHD xảy ra
3
năm 1998, theo thống kê của Viện VSDTTƯ trên cả nước có tổng số
mắc/chết là 234.920/377 trường hợp. Từ năm 1999 đến nay
Tại Hưng yên , theo số liệu lưu trữ của Trung tâm Y tế Dự phòng , năm
1987 dịch xuất hiện ở phạm vi rộng. Dịch SXH thường xuất hiện từ tháng 6 -
7, phát triển mạnh vào cỏc thỏng 8, 9, 10 hàng năm tương ứng với mùa phát

triển mạnh của Ae. aegypti [6].
1.2. Tác nhân gây bệnh.
Là cỏc virỳt dengue, chúng thuộc giống Flavivirus, thuộc họ
Flaviviridae. Những virỳt này có kích thước nhỏ, mang một chuỗi đơn RNA.
Virỳt dengue hình thành một phức hệ khác biệt so với cỏc virỳt thuộc giống
Flavivirus do đặc điểm kháng nguyên và sinh học. Có 4 típ huyết thanh
(DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4) có kháng nguyên rất giống nhau, có thể
gây phản ứng chéo một phần sau khi bị nhiễm một trong 4 típ và có những
kháng nguyên đặc hiệu cho từng típ. Cả 4 tớp virỳt dengue đều có liên quan
tới các vụ dịch SD/SXHD[19].
Khi bị mắc SD/SXHD do một típ huyết thanh nào đó của virỳt dengue
thì sẽ có miễn dịch suốt đời với típ huyết thanh đó, nhưng không có miễn dịch
với cỏc tớp huyết thanh khác. Vì vậy một người trong cuộc đời có thể mắc
SD/SXHD tối đa tới 4 lần, ở những lần mắc sau thường nặng hơn những lần
mắc trước và hay có sốc xảy ra.
1.3. Đặc điểm dịch tễ học.
1.3.1. Nguồn bệnh.
Người ta đã chứng minh các vi rút dengue có thời gian tồn tại và phát
triển trong cơ thể vật chủ gồm: Người nhiễm vi rút, muỗi và vi rút đã phân lập
được từ khỉ ở rừng Đông Nam Á, Tây Phi [15].
Muỗi cái Aedes có thể bị nhiễm vi rút sau khi đốt bệnh nhân ở giai đoạn
nhiễm vi rút huyết. Nhưng ngưỡng nhiễm vi rút huyết ở người có thể lây
4
nhiễm cho muỗi là không xác định được. Tuy nhiên, muỗi đã bị nhiễm vi rút
dengue có khả năng truyền và mang vi rút suốt đời, nhưng khả năng truyền vi
rút của chúng là yếu dần [12], [17], [18].
1.3.2. Véc tơ truyền bệnh.
Véc tơ truyền bệnh SD/SXHD là giống muỗi Aedes, muỗi này thuộc
phân giống Stegomyia. Ae. aegypti là véc tơ gây dịch quan trọng nhất, còn
Ae. albopictus, Ae. polynesiensis và các thành viên của nhóm loài Ae.

scutellaris, Ae. niveus là cỏc vộc tơ phụ. Tất cả các loài trên trừ Ae. aegypti,
đều có khu vực phân bố địa lý rõ rệt và mặc dù chúng là những vật chủ lý
tưởng cho vi rút dengue, nhưng nhìn chung, chúng vẫn là cỏc vộc tơ ít có khả
năng gây dịch SD/SXHD như Ae. aegypti [19]
Ae. aegypti, có nguồn gốc từ châu Phi nhiệt đới những đã lan tới tất cả
các châu lục trên thế giới thông qua hoạt động của con người và trở thành loài
có phân bố trên toàn thế giới, chúng tập trung chủ yếu ở cỏc vựng thành thị.
Sự lan truyền của Ae. aegypti về cỏc vựng nông thôn hiện nay liên quan tới sự
phát triển của hệ thống cấp nước và hệ thông giao thông [19].
Tại khu vực Đông Nam Á, Ae. aegypti phân bố rộng ở những vựng cú
khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới.
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố, hoạt động hút máu,
thời kỳ ủ bệnh trong cơ thể muỗi và tuổi thọ của muỗi trưởng thành. Muỗi cái
Ae. aegypti đã được chứng minh truyền vi rút dengue khi nhiệt độ trên 20
o
C
nhưng không truyền bệnh khi ở nhiệt độ 16
0
C [16], nhưng lại có khả năng
truyền bệnh trở lại khi nhiệt độ tăng lên trên 20
0
C. Điều đó chứng tỏ nhiệt độ
là yếu tố chủ yếu kiểm soát mùa dịch SD/SXHD. Tuy nhiên chỉ đơn thuần
nhiệt độ môi trường không giải được sự phân bố của véc tơ và sự xuất hiện
của dịch dengue.
5
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu sự biến động số lượng của Ae.
aegypti ở cả 3 miền. Theo Vũ Sinh Nam [7] và một số nghiên cứu của những
tác giả khác cùng với các nghiên cứu của các Trung tâm Y tế Dự phòng trong
cả nước đều nhận thấy quần thể Ae. aegypti phát triển quanh năm, nhưng

mạnh nhất vào mùa nóng và mưa nhiều, miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 11,
miền Trung từ tháng 8 đến tháng 12, miền Nam từ tháng 4 đến tháng 8. Sự
biến động của quần thể muỗi Ae. aegypti không chỉ chịu tác động của yếu tố
tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố con người. Do vậy, hình thái biến
động của quần thể Ae. aegypti không còn giữ được hình ảnh tự nhiên [8].
Tại Hưng yên , sự có mặt ở tất cả cỏc thỏng trong năm của muỗi
trưởng thành Ae. aegypti ở địa bàn Hưng yên . Các chỉ số muỗi trưởng thành
và bọ gậy đều thấp từ tháng 12 của năm trước cho đến tận tháng 4 của năm
sau, bắt đầu tăng từ tháng 5, đạt đến đỉnh cao vào cỏc thỏng 7, 8, 9, 10 hàng
năm (tương ứng với mùa mưa, nhiệt độ cao) ở các điểm nghiên cứu.
Độ cao cũng là yếu tố quan trọng làm hạn chế sự phân bố của Ae.
aegypti. Tại các nước Đông Nam Á, độ cao từ (1000-1500m) là ngưỡng hạn
chế sự có mặt của Ae. aegypti. Tuy nhiên ở một số khu vực khác ta có thể
thấy sự có mặt của Ae. aegypti ở độ cao hơn ví dụ: Ở độ cao 2200m tại
Colombia [19].
Việt Nam nằm trong vùng phân bố của hai loài Ae. aegypti và Ae.
albopictus. Tuy nhiên sự phân bố của chúng ở những vùng sinh cảnh và địa lý
khác nhau có sự khác nhau. Đầu những năm 1980, sự phân bố của Ae. aegypti
được xác định ở một số vùng sinh cảnh thuộc vùng trung du và đồng bằng có
độ cao dưới 100 mét bao gồm thành phố, thị xã, các điểm dân cư đông đúc
vùng đồng bằng ven biển hoặc khoảng 3 km xung quanh đầu mối giao thông
thủy bộ. Nhưng ở Miền Bắc sự phân bố của Ae. aegypti là rộng hơn. Loài
muỗi này không chỉ có mặt ở thành thị, nơi tập trung đông dân mà đã lan rộng
6
tới các tỉnh miền núi cao như thị xã Lạng Sơn, Hà Tuyên, Lào Cai và nhiều
vùng nông thôn hẻo lánh xa đường quốc lộ [8].
Tại Hưng yên sự có mặt của Ae. aegypti chiếm 95,5% trong các vụ dịch
SD/SXHD . Sự phân bố của Ae. aegypti ngày càng có xu hương lan rộng cùng
với dịch SD/SXHD ở những vùng mới .
Một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự biến động của

quần thể Ae. aegypti đó là các vị trí sinh cảnh nhân tạo sẵn có. Muỗi Ae.
aegypti phát triển qua 4 giai đoạn gồm (trứng, bọ gậy, quăng và muỗi trưởng
thành).
7
Chu trình phát triển của muỗi Aedes:
Sơ đồ vòng đời của muỗi Bọ gậy tuổi 2



Bọ gậy tuổi 3
Bọ gậy tuổi 1 Từ bọ gậy tuổi 1- quăng
kéo dài từ 5-7 ngày
(Trứng sau khi
ngập nớc khoảng Bọ gậy tuổi 4
15’- 3 ngày sẽ nở )
Trứng
Quăng
Sau khi hút máu Từ quăng đến muỗi trưởng
( khoảng 48 giờ ) thành( 1-2) ngày
Muỗi trưởng thành
Muỗi cái Ae. aegypti đẻ trứng riêng rẽ, trứng bám chặt vào thành
DCCN, ngay phía trên mực nước. Ở lần đẻ trứng đầu tiên, mỗi muỗi cái đẻ
trung bình từ (60-100 trứng). Trứng sẽ nở ngay sau khi được ngập nước và có
thể chịu khô hạn tối đa tới 1 năm [19].
8
Bọ gậy phát triển qua 4 giai đoạn. Các giai đoạn này phụ thuộc vào
nhiệt độ, thức ăn và mặt độ bọ gậy trong DCCN. Trong điều kiện tối ưu, thời
gian cần để trứng phát triển thành muỗi là 7 ngày. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp,
thời gian này có thể kéo dài đến vài tuần. Bọ gậy Ae. aegypti sống chủ yếu ở
các DCCN nhân tạo trong và xung quanh nhà [19].

Muỗi cái trưởng thành sẽ tiến hành bữa ăn máu đầu tiên khoảng 48 giờ
sau khi nở, hút máu chủ yếu vào ban ngày, đặc biệt là sáng sớm và chiều tối,
là loài ưa hút máu người mặc dự chỳng có thể hút máu của các động vật máu
nóng khỏc. Chớnh tập tính này làm tăng đáng kể nguy cơ lây lan dịch [19].
Độ nhạy cảm của Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng có vai trò rất
quan trọng trong xây dựng kế hoạch và đánh giá việc phòng chống vectơ.
Tình trạng kháng hóa chất trong quần thể véc tơ ở mỗi địa phương cần được
theo dõi thường xuyên, liên tục để đảm bảo đưa ra được những quyết định
đúng đắn và kịp thời để sử dụng hóa chất diệt côn trùng khác thay thế hoặc
thay đổi chiến lược phòng chống [19].
9
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiờn cứu:
- Dụng cụ chứa nước nhân tạo trong và xung quanh nhà.
- Muỗi và bọ gậy Aedes thu thập được từ các lần điều tra trong năm.
- Người dân thuộc nhóm nghiên cứu tại 2 xã Lệ Xá và Cương Chính.
2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Chọn xã Lệ Xá và Cương Chính huyện Tiên Lữ. Đây là hai xó vựng
đồng bằng, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần tương đồng .
2.3. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 02.05.2010 - 28.04.2011.
2.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp .
2.4.1: Các chỉ tiêu điều tra
- Các chỉ số muỗi trưởng thành, bọ gậy Ae. aegypti.
- Thể loại DCCN và ổ bọ gậy Ae. aegypti.
- Tỷ lệ nhạy cảm của Ae. aegypti với hóa chất diệt côn trùng.
- Tỷ lệ % hiểu biết của người dân về bệnh SXH và cách phòng chống tại 2 xó
trờn.
2.4.1.1: Quần thể điều tra và theo dõi:

- Giám sát muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu
nghỉ trong nhà, dùng để đánh giá quần thể muỗi. Người điều tra chia thành
nhóm, mỗi nhóm hai người soi bắt muỗi cái đậu nghỉ trên quần áo, chăn màn,
các đồ vật trong nhà vào buổi sáng, mỗi nhà soi bắt muỗi trong 15 phút.
- Điều tra muỗi, bọ gậy theo tháng: Điều tra nhẫu nhiên mỗi xã 50 hộ
gia đỡnh/1thỏng theo thường quy của Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây
Thái Bình Dương và Viện VSDTTƯ [17] điều tra liên tục trong 12 tháng.
10
- Điều tra ÔBGN: Phương pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số
lượng bọ gậy Aedes trong các chủng loại dụng cụ chứa nước khác nhau để
xác định nguồn cung cấp muỗi Aedes chủ yếu của từng địa phương theo mùa
trong năm
Điều tra ngẫu nhiên 100 hộ gia đỡnh/1lần theo thường quy của Tổ chức
Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương và Viện VSDTTƯ [17] điều tra
3 tháng 1 lần.
- Định loại và tớnh cỏc chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes:
- Điều tra KAP: Chọn ngẫu nhiên mỗi xã 100 HGĐ, thực hiện 2
lần/năm (kết hợp với điều tra OBGN tại 100 HGĐ đó)
- Xác định độ nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất diệt côn trùng 3
tháng/1 lần trong năm ở mỗi điểm nghiên cứu (được tiến hành tại Phũng Húa
diệt - Khoa Dịch tễ - Viện VSDTTƯ) theo thường quy của Tổ chức Y tế Thế
giới [5]
2.4.1.2: Các chỉ số để so sánh, đánh giá kết quả hoạt động diệt véc tơ tại cộng đồng
Các chỉ số muỗi trưởng thành :
- Chỉ số mật độ muỗi Ae. aegypti (CSMĐM) là số muỗi cái Ae.
aegypti trung bình cho một hộ điều tra.
Tổng số muỗi Ae. aegypti bắt được
CSMĐM =
Tổng số nhà điều tra
- Chỉ số nhà có muỗi Ae.aegypti (CSNCM) là tỷ lệ phần trăm số nhà

có muỗi Ae.aegypti.
Số nhà có muỗi Ae. aegypti x 100
CSNCM (%)=
Tổng số nhà điều tra
11
Chỉ số bọ gậy:
- Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có bọ gậy hoặc quăng Ae. aegypti
trong 100 nhà điều tra. Theo tiêu chuẩn của chương trình giám sát và PC
SD/SXHD Việt Nam [5], [10], chỉ số này được tính như sau.
Số DCCN có bọ gậy/quăng muỗi Ae. aegypti x 100
BI =
Tổng số nhà điều tra

- Chỉ số nhà có bọ gậy (NCBG%) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ
gậy/quăng muỗi Ae. aegypti.
Số nhà có bọ gậy/quăng muỗi Ae. aegypti x 100
NCBG (%) =
Tổng số nhà điều tra
- Chỉ số DCCN có bọ gậy (DCCNCBG%) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ
chứa nước có bọ gậy Ae. aegypti.
Số DCCN có bọ gậy Ae. aegypti x 100
DCCNCBG (%) =
Tổng số DCCN điều tra
- Mật độ tập trung bọ gậy (MĐTTBG%) là tỷ lệ phần trăm bọ gậy
Ae. aegypti ở một chủng loại DCCN trong tổng số bọ gậy Ae. aegypti thu
được từ toàn bộ các chủng loại DCCN điều tra.
12
Số bọ gậy Ae. aegypti ở một chủng loại DCCN x 100
MĐTTBG (%) =
Tổng số bọ gậy Ae. aegypti thu thập được

Đối với Ae. albopictus các chỉ số trên được tính tương tự như với Ae. Aegypti
2.4.2: Đánh giá hiệu quả diệt véc tơ với sự tham gia của cộng đồng tại 2 xã
Lệ Xá và Cương Chính:
Phương pháp nghiên cứu:
* Đánh giá can thiệp tại xã Lệ xá
- Can thiệp thông qua hoạt động của hệ thống cộng tác viên SXH tại xã
- Truyền thụng trờn hệ thống loa
- Cấp các tờ rơi đến từng hộ gia đình
- Truyền thông vào trường THCS và Tiểu học của xã
* Đánh giá không can thiệp tại xã Cương chính (không có các hình thức
truyền thông như xã Lệ xá).
Kết hợp giữa kết quả điều tra KAP và các chỉ số muỗi, bọ gậy Aedes
điều tra được từ điều tra tháng, điều tra ÔBGN, so sánh và đánh giá kết quả thực
hiện tại 2 xã.
2.5. Vật liệu và kỹ thuật dùng trong nghiờn cứu:
- Vợt thu thập bọ gậy có đường kính 20cm mắt lưới 200µm.
- Cốc thủy tinh 500ml.
- Lọ đựng mẫu, lọ bảo quản mẫu bọ gậy. Mẫu sau khi thu thập, được
bảo quản trong cồn Etylic 70
0
- Pipet bắt bọ gậy.
13
- Bút bi, bút chì kính.
- Lọ đựng mẫu muỗi.
- Đèn pin ăc quy
- Kính hiển vi Olympus, kính lúp ZEISS.
- Giấy thử kháng hóa chất.
- Mẫu phiếu điều tra.
14
Chương 3.

DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. Sự biến động của quần thể véc tơ tại 2 xã
Bảng 3.1: Sự biến động của quần thể muỗi Aedes trong năm tại Lệ xá và Cương
chính.

Tháng ĐT
Các CS
muỗi Aedes
tại 2 điểm điều tra
5/1
0
6/10 7/10 8/10 9/10
10/10 11/10 12/10 1/11 2/11 3/11 4/11
CSMĐ
M
Lệ xá
C. Chính
CSNCM
(%)
Lệ xá
C. Chính
CSMĐ
M
Lệ xá
C. Chính
CSNCM
(%)
Lệ xá
C. Chính
Nhận xét:

15
Bảng 3.2: Sự biến động của quần thể bọ gậy Aedes trong năm tại Lệ xá và Cương chính.

Tháng
ĐT

Các CS
bọ gậy Aedes
tại 2 điểm điều tra
5/10 6/10 7/10 8/10 9/10 10/10 11/10 12/10 1/11 2/11
3/1
1
4/11
BI
Ae. aegypti
Lệ xá
C.
Chính
NCBG(%) Lệ xá
C.
Chính
DCCNCB
G(%)
Lệ xá
C.
Chính
BI Lệ xá
C.
Chính
NCBG(%) Lệ xá

C.
Chính
DCCNCB
G(%)
Lệ xá
C.
Chính
Nhậnxét:
16
Bảng 3.3: Kết quả phân bố của bọ gậy Aedes trong điều tra ÔBGN, tại các thể loại DCCN lần điều tra 1:
Lần 1: Tháng 5/2010
TT
Dụng cụ chứa nước Bọ gậy Ae.aegypti
Loại DCCN
Số lượng
Tỷ lệ %
SLDCCN
Số DCCN
(+)
Tỷ lệ nhiễm
(%) Số lượng BG
Tỷ lệ tập
trung BG
(%)
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h

Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chính
1
Bể ≥ 500lít
2 Bể < 500 lít
3
Chum, vại, vò ≥
100lít
4 Chum, vại, vũ <
100lớt
5 Giếng
6 Phuy, thùng
7 Bể, chậu cảnh
8 Xô, chậu
9 Lọ hoa
10 Phế thải
11 Cối đá
Tổng
Nhận xét:
17
18

Bảng 3.4: Kết quả phân bố của bọ gậy Aedes trong điều tra ÔBGN, tại các thể loại DCCN lần điều tra 2:
Lần 2: Tháng 9/2010
TT
Dụng cụ chứa nước Bọ gậy Ae.aegypti
Loại DCCN
Số lượng
Tỷ lệ %
SLDCCN
Số DCCN
(+)
Tỷ lệ nhiễm
(%) Số lượng BG
Tỷ lệ tập
trung BG
(%)
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h

Lệ xá C.
Chính
1
Bể ≥ 500lít
2 Bể < 500 lít
3
Chum, vại, vò ≥
100lít
4 Chum, vại, vũ <
100lớt
5 Giếng
6 Phuy, thùng
7 Bể, chậu cảnh
8 Xô, chậu
9 Lọ hoa
10 Phế thải
11 Cối đá
Tổng
Nhận xét:
19
Bảng3.5 : Kết quả phân bố của bọ gậy Aedes trong điều tra ÔBGN, tại các thể loại DCCN lần điều tra 3.
Lần 3: Tháng 1/2011
TT
Dụng cụ chứa nước Bọ gậy Ae.aegypti
Loại DCCN
Số lượng
Tỷ lệ %
SLDCCN
Số DCCN
(+)

Tỷ lệ nhiễm
(%) Số lượng BG
Tỷ lệ tập
trung BG
(%)
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chính
1
Bể ≥ 500lít
2 Bể < 500 lít
3
Chum, vại, vò ≥
100lít
4 Chum, vại, vũ <
100lớt

5 Giếng
6 Phuy, thùng
7 Bể, chậu cảnh
8 Lọ hoa
9 Phế thải
Tổng
Nhận xét:
20
Bảng3.6 : Kết quả phân bố của bọ gậy Aedes trong điều tra ÔBGN, tại các thể loại DCCN lần điều tra 4.
Lần 4: Tháng 4/2011
TT
Dụng cụ chứa nước Bọ gậy Ae.aegypti
Loại DCCN
Số lượng
Tỷ lệ %
SLDCCN
Số DCCN
(+)
Tỷ lệ nhiễm
(%) Số lượng BG
Tỷ lệ tập
trung BG
(%)
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.

Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chín
h
Lệ xá C.
Chính
1
Bể ≥ 500lít
2 Bể < 500 lít
3
Chum, vại, vò ≥
100lít
4 Chum, vại, vũ <
100lớt
5 Giếng
6 Phuy, thùng
7 Bể, chậu cảnh
8 Xô, chậu
9 Lọ hoa
10 Phế thải
11 Bể lạnh
12 Cối đá
Tổng
Nhậnxét:
21
3.3. Đánh giá hiệu quả phòng chống vectơ:

3.3.1. So sánh kết quả diệt vectơ truyền bệnh tại 2 điểm đánh giá.
3.3.1.1. So sánh kết quả điều tra muỗi trưởng thành và bọ gậy truyền bệnh
SD/SXHD tại 2 điểm qua cỏc thỏng .
3.3.1.2. So sánh kết quả điều tra ÔBGN ở 2 điểm ( biểu đồ điểm).
21
Chỉ số MĐM
Tháng/năm
Chỉ số BI
Lần điều tra
3.3.2. So sánh kết quả diệt vectơ tại cộng đồng ở Lệ Xá và Cương Chính
Nội dung kiểm tra và đánh giá tại
2 điểm
Tỷ lệ % về kiến thức và hiệu quả PC vectơ
Lệ xá Cương chính
Trước
can thiệp
Sau can
thiờp
Trước
can thiệp
Sau
can
thiờp
A. Phần kiểm tra hiểu biết của
người dân tại 100 HGĐ xã về
bệnh SD/SXHD và các biện pháp
phòng chống (theo phụ lục 5).
B. Kiểm tra muỗi và bọ gậy
truyền bệnh SD/SXHD tại 100
HGĐ trên (theo phụ lục 5)

22
CHƯƠNG 4.
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
1.Một số đặc điểm của véc tơ truyền bệnh SXHD tại hai xã Lệ Xá và
Cương Chính huyện Tiên Lữ.
2. Đánh giá hiệu quả diệt véc tơ với sự tham gia của cộng đồng tại hai xã
Lệ Xá và Cương Chính huyện Tiên Lữ.
DỰ KIẾN KẾT LUẬN
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ
23
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung nghiên cứu:
ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CHỐNG VECTƠ
TRUYỀN BỆNH
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI 2 XÃ CỦA HUYỆN
TIÊN LỮ
Người thực hiện nghiên cứu:
BS. Trần Quang Xuyến
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Ngô Văn Toàn

×