Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tác động vào các thành phần của tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.03 KB, 35 trang )

Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Mục Lục
Tóm tắt
Mặc dù có những mối quan tâm về “thâm hụt kép” (thâm hụt tài khoản vãng
lai và thâm hụt tài khóa) đối với nền kinh tế Mỹ, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy
rằng “sự biến động ngược chiều” ( twin divergence) mới là một hiện tương phổ biến hơn
khi nghiên cứu dữ liệu lịch sử , đó là khi cán cân tài khóa xấu đi thì cán cân vãng lai có
cải thiện và ngược lại. Bài nghiên cứu này cũng thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm về
ảnh hưởng của chính sách tài khóa (các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ) lên tài
khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực, trong giai đoạn tỷ giá bị thả nổi. Dựa trên mô hình
VAR (Vector Auto-Regression), nhóm tác giả đã xác định những cú sốc ngoại sinh trong
chính sách tài khóa sau khi đã kiểm soát các tác động của chu kỳ kinh tế lên cán cân tài
khóa. Trái ngược với các suy đoán của các mô hình lý thuyết, những kết quả tại Mỹ cho
thấy rằng cú sốc của chính sách tài khóa mở rộng, hoặc là cú sốc trong thâm hụt ngân
sách chính phủ, làm cải thiện tài khoản vãng lai và làm giảm giá tỷ giá hối đoái thực. Sự
gia tăng của tiết kiệm tư nhân và sự suy giảm trong đầu tư góp phần cải thiện tài khoản
vãng lai và làm giảm tỷ giá hối đoái danh nghĩa, ngược lại với sự thay đổi mức giá tương
1
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
đối góp phần làm giảm tỷ giá hối đoái thực. “sự biến động ngược chiều” ( twin
divergence) của cán cân tài khóa và cán cân tài khoản vãng lai cũng được giải thích bởi
sự tồn tại của các cú sốc sản lượng đầu ra, ví dụ các cú sốc này –hơn là các cú sốc tài
khóa - xuất hiện tạo ra một sự dịch chuyển kép của tài khoản vãng lai và cán cân tài
khóa.
1. Giới thiệu
Những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa chính sách tài khóa, tài khoản
vãng lai, và tỷ giá hối đoái thực là những mối quan tâm vừa mang tính thực nghiệm vừa
có tính lý thuyết phân tích. Từ quan điểm lý thuyết này, nhiều mô hình số học cho thấy
rằng sự mở rộng tài khóa sẽ làm xấu đi tài khoản vãng lai và làm tăng giá tỷ giá thực.
Một trường hợp thực nghiệm điển hình thường được đưa ra tranh cãi là thực trạng “thâm
hụt kép” của Mỹ trong nửa đầu những năm 1980 và trong những năm 2000. Như Hình 1


& 2 cho thấy: sự xấu đi của cán cân tài khóa dưới hình thức tỷ lệ thuế thấp hơn và chi
tiêu quốc phòng cao hơn có quan hệ với sự gia tăng (hoặc sự giảm giá đồng tiền) của tỷ
giá hối đoái thực & TGHĐ danh nghĩa và sự suy giảm nghiêm trọng của cán cân vãng lai
Mỹ. Trong những năm gần đây, mối quan ngại về “thâm hụt kép” đã nổi lên trở lại bởi vì
sự thâm hụt nghiêm trọng trong cán cân tài khóa Mỹ (khoảng cách giữa thặng dư năm
2000 & thâm hụt năm 2004 là 6% GDP ) kết hợp với cán cân tài khoản vãng lai ngày
càng xấu đi (khoảng 5% GDP năm 2003 và tiếp tục theo chiều hướng xấu đi)
2
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Tuy nhiên, với kinh nghiệm thực tế của Mỹ trong quá khứ cũng không làm
giảm đi việc lặp lại thâm hụt kép và mối quan hệ cùng chiều giữa cân bằng ngân sách
chính phủ và tỷ giá hối đoái thực. Hầu hết những diễn biến xấu trong thâm hụt tài khóa
đầu những năm 1980 có thể là hậu quả của khủng hoảng 1980-1982. Tiết kiệm khu vực
công bắt đầu cải thiện từ 1983 trong khi tài khoản vãng lai xấu đi trong giai đoạn 1982-
1986 chủ yếu bởi vì tỷ lệ đầu tư được phục hồi sau sự sụt giảm trong cuộc khủng hoảng
1980-1982. Trong giai đoạn 1989-1991, tài khoản vãng lai được cải thiện trong khi cán
cân tài khóa có lại có xu hướng xấu đi. Quan trọng hơn, giai đoạn những năm 1992-2000,
cán cân tài khóa Mỹ có cải thiện mạnh mẽ từ mức thâm hụt 5% GDP đến mức thặng dư
2,5% GDP, nhưng tài khoản vãng lai thì xấu đi, từ -1% của GDP đến -4,5% của GDP.
Liên quan đến tỷ giá hối đoái thực, việc thắt chặt tài khóa, dẫn đến thặng dư ngân sách
trong những năm 1990 cùng với sự tăng giá thực (hoặc một sự giảm giá của tỷ giá hối
đoái thực). Mặc dù sự tăng giá thực của đồng dollar trong những năm 2000-2002 được
quan sát trong giai đoạn mà thâm hụt ngân sách đã trở lại mạnh, tỷ giá hối đoái thực lại
giảm đi trong các năm 2002-2004 tại thời điểm mà thâm hụt ngân sách càng tồi tệ hơn.
Việc thiếu tương quan cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách chính phủ và thâm
hụt tài khoản vãng lai có thể được giải thích bởi sự chuyển dịch nội sinh trong ngân sách
chính phủ và tài khoản vãng lai. Sự dịch chuyển nội sinh này thực sự quan trọng cả trong
thực nghiệm lẫn trong phân tích lý thuyết. Trong suốt những cuộc khủng hoảng (hay
bùng nổ) kinh tế, sản lượng sụt giảm (hay gia tăng) và cán cân tài khóa xấu đi (hay cải
thiện). Trong thời gian đó, tài khoản vãng lai sẽ được cải thiện một khi có sự sụt giảm sản

lượng dẫn đến một sự sụt giảm trong đầu tư, điều này mạnh hơn là sự sụt giảm trong tiết
kiệm quốc gia. Đặc biệt, nếu có một cú sốc về công nghệ, như trong trường hợp Nền kinh
tế Mới của Mỹ và giai đoạn bùng nổ IT 1995-2000, có sự bùng nổ đầu tư dẫn đến làm
xấu đi tài khoản vãng lai. Trong khi đó, sự bùng nổ kinh tế sẽ dẫn đến sự cải thiện cán
cân tài khóa (tạo ra các công cụ bình ổn tự động đối với thuế và chi tiêu). Điều này có thể
giải thích cho việc tại sao mà tài khoản vãng lai xấu đi tại Mỹ năm 1990 trong khi cán
cân tài khóa thì có nhiều cải thiện. Do đó, tài khoản vãng lai có thể phục hồi (hay xấu đi)
3
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
khi cán cân tài khóa trở nên xấu đi (hay phục hồi). Chúng ta có thể quan sát “sự biến
động ngược chiều” ( twin divergence) hơn là “thâm hụt kép” khi mà tác nhân chính của
2 cán cân này là cú sốc về sản lượng.
Để đánh giá vấn đề này, bài nghiên cứu đưa ra các phân tích thực nghiệm về
mối quan hệ giữa cán cân tài khóa, tài khoản vãng lai, và tỷ giá hối đoái thực tại Mỹ,
trong đoạn tỷ giá hối đoái linh hoạt giai đoạn hậu Bretton Woods. Chúng ta kiểm định
những tác động của các cú sốc trong thâm hụt ngân sách chính phủ lên tài khoản vãng lai
và tỷ giá thực, và cũng suy ra mối quan hệ chung giữa các biến này. Để xác định các cú
sốc trong thâm hụt ngân sách chính phủ sau khi kiểm soát các ảnh hưởng của chu kỳ kinh
tế, tác giả sử dụng mô hình VAR (Vector Autor-Regression). Một kết quả thực nghiệm
nghịch lý mới, ngược với hầu hết các mô hình kinh tế, cú sốc tài khóa mở rộng hay các
cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ có quan hệ với sự cải thiện của cán cân vãng lai và
sự sụt giá của tỷ giá thực. Đây thực sự là vấn đề lý thú vì mối tương quan nghịch chiều
này xuất hiện cả sau khi chúng ta kiểm soát tác động của chu kỳ kinh tế hay các cú sốc
sản lượng, yếu tố có thể tạo ra “sự biến động ngược chiều” ( twin divergence) như đã
trình bày ở trên. Thậm chí các cú sốc thâm hụt tài khóa “ngoại sinh” dường như có liên
quan đến một sự cải thiện trong tài khoản vãng lai.
Các phân tích mở rộng chỉ ra rằng sự kết hợp các nhân tố như (1) hiệu ứng lấn
át đầu tư gây ra bởi sự gia tăng trong lãi suất thực và (2) sự dịch chuyển Ricardo theo
từng phần trong tiết kiệm tư nhân, có thể giải thích cho các nghịch lý thực nghiệm. Kết
quả này cũng liên quan đến một đặc trưng của nền kinh tế Mỹ, là một nền kinh tế mở lớn.

Trong nền kinh tế này, sự mở rộng tài khóa có thể dẫn đến sự gia tăng trong lãi suất thực
(như sự quan sát tại Mỹ đầu những năm 1980), làm lấn át đầu tư tư nhân nhưng lại làm
gia tăng tiết kiệm tư nhân. Mặt khác giá cố định dường như đóng vai trò quan trọng trong
việc làm suy giảm tỷ giá hối đoái thực kéo theo các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ,
vì sự suy giảm tỷ giá danh nghĩa (trái ngược với sự thay đổi trong mức giá tương đối) giải
thích cho sự suy giảm tỷ giá thực.
4
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Tiếp theo trong phần 2 cung cấp các bằng chứng thực nghiệm dựa trên mô
hình VAR. Phần 3 giới thiệu một số công cụ kiểm tra độ mạnh. Cuối cùng là phần kết
luận với các kết quả thu được.
2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Những kết quả nghiên cứu trước thường đưa ra những kết quả không tương
đồng với nhau, do những tác động chính xác phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như
bản chất của thâm hụt ngân sách chính phủ (ví dụ như những cú sốc trong chi tiêu chính
phủ hoặc cú sốc về thuế và sự kéo dài của các cú sốc này), đặc trưng mỗi quốc gia (quốc
gia lớn hay nhỏ), cấu trúc thị trường tài sản quốc tế (thị trường hoàn hảo hay thị trường
không hoàn hảo) và đặc điểm kỹ thuật của mỗi mô hình (biến nội sinh hay biến lao động
cố định, đầu tư, và vốn tích lũy).
Sachs (1982) khi nghiên cứu mô hình 1 loại hàng hóa, tác giả nhận thấy sự
thay đổi trong chính sách tài chính có một ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai, thuế của
chính phủ và chính sách nợ có thể có tác động quan trọng về mức độ thặng dư hay thâm
hụt tài khoản vãng lai
5
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Trong mô hình chu kỳ kinh doanh quốc tế được hiệu chỉnh của Baxter (1995),
thâm hụt ngân sách chính phủ dẫn tới thâm hụt trong cán cân thương mại và thâm hụt tài
khoản vãng lai. Nhiều quốc gia cho thấy một sự quan hệ rõ ràng giữa thâm hụt tài khóa
và thâm hụt tài khoản vãng lai và đặc biệt mạnh vào thời gian giữa những năm 1970.
Erceg, Guerrieri, và Gust (2005) nhóm tác giả sử dụng một mô hình cân

bằng tổng thể tăng động của nền kinh tế mở để đánh giá hiệu quả định lượng của những
cú sốc tài chính trên cán cân thương mại ở Hoa Kỳ. Cú sốc tài chính được chia ra 2 loại:
sự gia tăng trong tiêu dùng của chính phủ, và giảm mức thuế suất thuế thu nhập lao
động . Phát hiện nổi bật của nhóm tác giả là một thâm hụt ngân sách có tác động tương
đối nhỏ đối với cán cân thương mại của Mỹ , bất kể nguồn gốc là một sự gia tăng chi tiêu
hoặc cắt giảm thuế.
Trong phần hiệu chỉnh của nhóm tác giả, chúng tôi nhận thấy một sự gia tăng
thâm hụt ngân sách ( 1% GDP) làm cán cân thương mại xấu đi 0,2 % của GDP hoặc ít
hơn.
Từ góc độ chính sách , phân tích của nhóm cho thấy rằng ngay cả việc giảm
thâm hụt ngân sách hiện nay của Mỹ ( 3% GDP ) bằng không sẽ khó có khả năng thu hẹp
thâm hụt thương mại đang phát triển Mĩ.
Douglas Bemheim (1988) phân tích dữ liệu chuỗi thời gian từ 1960 đến 1984
cho sáu quốc gia cho thấy một mối liên hệ mạnh mẽ và có ý nghĩa giữa chính sách tài
khóa và thâm hụt thương mại. Đối với Hoa Kỳ, Canada, vương quốc Anh, Đức và Tây
Đức, một sự gia tăng $ 1 trong thâm hụt ngân sách có liên quan đến một sự suy giảm
khoảng 0,30 $ trong thặng dư tài khoản vãng lai. Đối với các quốc gia sản xuất thì con số
này cao hơn( 0.40$) và lớn hơn đáng kể đối với Mexico (0,85 $ trên đồng đô la). Đối với
Nhật Bản, những bằng chứng nàylà rất yếu
Mặt khác, vay mượn chính phủ không làm giảm tiết kiệm quốc gia. Kết luận
rằng một sự gia tăng 1$ trong thâm hụt ngân sách thu hút 0,30 $ của các quỹ đầu tư từ
6
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
nước ngoài, tạo ra một phong trào bù trừ 0,30 $ trong tài khoản vãng lai. Đây chính là kết
quả quan trọng mà tác giả thu được.
Tuy bài nghiên cứu cung cấp một số bằng chứng cụ thể của viêc tồn tại thâm
hụt kép, nhưng nghiên cứu Bernheim bị hạn chế bởi sự vắng mặt của các biến quan
trọng , cụ thể là tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực tế, do đó một số khía cạnh của thâm
hụt kép vẫn chưa được giải quyết .
Boucher (1991) nghiên cứu trong một chuỗi thời gian dài và nhận thấy không

có một bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa các tài khoản hiện tại và tiết kiệm quốc
gia ròng đối với Hoa Kỳ. Trong bài nghiên cứu, tiết kiệm quốc gia ròng được định nghĩa
là thâm hụt ngân sách cộng với tiết kiệm tư nhân ròng.
Tuy nhiên hầu hết những mô hình trong các nghiên cứu này dựa trên một số
lượng lớn các giới hạn xác định được chỉ ra trong lý thuyết. Vì vậy nó không được coi
như một bằng chứng thực nghiệm thiên về dữ liệu thực tế.
Thứ hai, một số nghiên cứu kiểm định mối quan hệ trong dài hạn giữa chi tiêu
chính phủ và tài khoản vãng lai. Họ đưa ra phương pháp phương trình đơn tĩnh học bằng
các chuỗi dữ liệu dài hạn với tần số tính bằng năm bao gồm nhiều cơ chế tỷ giá. Tuy
nhiên, kết quả cũng có nhiều hạn chế vì sự tương tác mạnh mẽ giữa các biến số không
được xem xét và những nghiên cứu này lại không sử dụng một giai đoạn mẫu nào với
một cơ chế tỷ giá không thay đổi.
Thứ 3, một số nghiên cứu sử dụng mô hình VAR với ít các điều kiện hạn chế
và không phụ thuộc vào mô hình lý thuyết riêng biệt nào. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này chỉ kiểm định những tác động lên tỷ giá thực với dữ liệu tần suất thấp.
Ngược lại, bài viết này đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng của
chính sách tài khóa lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực sử dụng mô hình VAR. Những
mô hình này cho phép sự tương tác mạnh giữa các biến và đưa ra ít các điều kiện hạn chế
7
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
và không phụ thuộc vào mô hình lý thuyết riêng biệt nào. Tác giả đã sử dụng ra bộ dữ
liệu với tần suất đặc trưng theo quý có khảo sát các nghiên cứu chu kỳ kinh doanh. Họ
thực hiện các phân tích trong các giai đoạn mà cơ chế tỷ giá không đổi (đó là một cơ chế
tỷ giá thả nổi) vì các hiệu ứng có thể khác với cơ chế tỷ giá khác nhau.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Thống kê và các vấn đề cơ bản
Nhóm tác giả giới thiệu một số đặc tính cơ bản của dữ liệu và một số sự kiện mà
giúp hiểu được các thay đổi xảy ra đồng thời giữa thâm hụt ngân sách chính phủ, tài
khoản vãng lai và tỷ giá thực. Tài khoản vãng lai thường được gọi là đầu tư nước ngoài
ròng. Về khái niệm, nó là chênh lệch giữa tiết kiệm quốc gia và đầu tư, mặc dù các dữ

liệu thực tế có sai số thống kê không đáng kể. Tiết kiệm được chia thành tiết kiệm tư
nhân và tiết kiệm của chính phủ (hoặc cán cân ngân sách chính phủ hoặc số âm trong
thâm hụt ngân sách chính phủ). Tiết kiệm của chính phủ lại được chia thành lãi ròng
trong tài sản tài chính của chính phủ và cán cân ngân sách chính phủ sơ cấp (hoặc số âm
của thâm hụt ngân sách chính phủ sơ cấp). Đó là,
Current Account = Saving-Investment+Statistical Discrepancy
= (PrivateSaving-Government Primary BudgetDeficit
+Government Net Interest Receipts)-Investment+Statistical Discrepancy (1)
8
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Fig. (1) cho thấy hai thành phần chính của tài khoản vãng lai (đầu tư và tiết kiệm
cộng với sai số thống kê), tiết kiệm của chính phủ và tài khoản vãng lai của Mỹ trong giai
đoạn chế độ tỷ giá thả nổi gần đây (1973 - 2004). "GovSav / GDP", "Sav & SD / GDP",
"CurAcct / GDP," và "Inv / GDP" lần lượt là ký hiệu của tiết kiệm của chính phủ, tiết
kiệm quốc gia và sai số thống kê, tài khoản vãng lai, và đầu tư (tất cả đều tính theo tỷ lệ
phần trăm của GDP).
GovSav: Government Saving
Sav & SD: Saving & Discrepancy
CurAcct: Current Account
Inv: Investment
Phần thứ hai của các mối quan hệ trong phương trình (1) thường được sử dụng
làm cơ sở cho "giả thuyết thâm hụt kép" hoặc một mối quan hệ cùng chiều giữa các tài
khoản vãng lai và tiết kiệm của chính phủ (hoặc một mối quan hệ cùng chiều giữa thâm
hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách chính phủ). Điều đó có nghĩa là, khi các
điều kiện khác không đổi, tiết kiệm của chính phủ và tài khoản vãng lai nên dịch chuyển
cùng chiều: sự gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn đến một sự xấu đi của tài khoản vãng
lai. Tuy nhiên, như đã thảo luận trong phần giới thiệu, một mối quan hệ cùng chiều như
vậy là khó có thể tìm thấy trong các dữ liệu thực tế và sự tương quan dường như là ngược
chiều trong hình 1. Bảng 1 cho thấy mối tương quan giữa tài khoản vãng lai và tiết kiệm
của chính phủ trong toàn bộ giai đoạn mẫu. Mối tương quan là ngược chiều: -0.11. Mối

tương quan giữa tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách chính phủ sơ cấp thậm chí còn
ngược chiều mạnh hơn, -0.16. Điều này khẳng định rằng, nhìn chung, ngân sách chính
phủ và tài khoản vãng lai không dịch chuyển cùng chiều. Có nghĩa là, rằng “sự biến động
ngược chiều (twin divergence)” hơn là "thâm hụt kép" mới là mẫu hình thông dụng cho
các dữ liệu trong toàn giai đoạn mẫu.
9
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Fig. 2 cho thấy biểu đồ log của tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa của đồng Mỹ so
với các nước công nghiệp lớn khác (lưu ý rằng sự gia tăng tỷ giá là sự mất giá đồng tiền
của Mỹ), tiết kiệm chính phủ sơ cấp, và tiết kiệm của chính phủ. Tỷ giá hối đoái danh
nghĩa và tỷ giá thực tương quan chặt chẽ. Tương tự cho mối quan hệ giữa tiết kiệm chính
phủ sơ cấp và tiết kiệm chung của chính phủ. Tuy nhiên, không dễ dàng để đánh giá một
mô hình đồng dịch chuyển rõ ràng giữa tỷ giá thực và ngân sách chính phủ. Trong Bảng
1, mối tương quan giữa tỷ giá thực và ngân sách chính phủ (ngân sách chính phủ sơ cấp)
là -0.08 (0.03).
Như đã đề cập trong phần giới thiệu, một lý do quan trọng tại sao tài khoản vãng
lai và tiết kiệm của chính phủ không có một mối quan hệ cùng chiều là do phản ứng nội
sinh của tiết kiệm chính phủ và tài khoản vãng lai đối với biến động sản lượng. Cán cân
ngân sách của chính phủ, đặc biệt là phần doanh thu mang tính chu kỳ trong khi các lý
thuyết về tài khoản vãng lai truyền thống và các lý thuyết về chu kỳ kinh tế quốc tế hiện
đại đều dự đoán một sự biến động phản chu kỳ của tài khoản vãng lai khi xảy ra các cú
sốc sản lượng hoặc năng suất. Vì vậy, để xác định những tác động của các cú sốc thâm
hụt ngân sách chính phủ lên tài khoản vãng lai, điều quan trọng là kiểm soát đối với các
chuyển động nội sinh của cán cân ngân sách chính phủ và tài khoản vãng lai, nhất là có
sự hiện diện của những cú sốc sản lượng. Mô hình thực nghiệm mà nhóm tác giả giới
thiệu trong phần tiếp theo được tạo ra để kiểm soát các thuộc tính nội sinh của ngân sách
chính phủ và tài khoản vãng lai và để xác định các thành phần ngoại sinh trong cán cân
ngân sách chính phủ. Các tác giả sử dụng mô hình VAR vì phương pháp kiểm định của
10
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S

nó hữu ích trong việc kiểm soát các thành phần nội sinh và tách biệt các thành phần ngoại
sinh. Cấu trúc này sử dụng thông tin dựa trên nhiều biến số vĩ mô khác nhau, sự tương
tác và mối quan hệ của chúng để xây dựng thành phần ngoại sinh trong thâm hụt ngân
sách chính phủ và để phân tích những tác động của các cú sốc thâm hụt ngân sách chính
phủ ngoại sinh này lên tài khoản vãng lai và tỷ giá thực.
3.2 Phương pháp xác định cơ bản
Mô hình cơ bản bao gồm năm biến, {RGDP, GOV, CUR, RIR, RER}, lần lượt là
ký hiệu của GDP thực (RGDP); một biến có liên quan đến ngân sách chính phủ (GOV) -
tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP; tài khoản vãng lai (CUR) - tính theo tỷ lệ phần trăm
của GDP; lãi suất thực kỳ hạn 3 tháng (RIR) và tỷ giá hối đoái thực (RER). Trong mô
hình cơ bản này, thâm hụt ngân sách chính phủ sơ cấp được ký hiệu là GOV. GOV, CUR
và RER là những biến chính cần quan tâm trong nghiên cứu này. RGDP là biến vĩ mô
quan trọng đại diện cho hiệu quả của nền kinh tế. RGDP được đưa vào để kiểm soát các
thành phần có tính chu kỳ của thâm hụt ngân sách chính phủ. RIR cũng là một biến số vĩ
mô quan trọng, nó có thể cung cấp một đầu mối đối với sự truyền tải của chính sách tài
khóa. RIR có thể liên quan đến các quyết sách của chính sách tiền tệ mà chúng ta cũng
muốn kiểm soát.
Phương pháp xác định cơ bản của bài nghiên cứu này sử dụng một mô hình VAR
đệ quy (do Sims đề xuất năm 1980). Thứ tự của các biến là {RGDP, GOV, CUR, RIR,
RER} trong đó các biến ngoại sinh xảy ra đồng thời được đưa ra trước tiên. Trong mô
hình này, những cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ (ngoại sinh) được dẫn xuất bằng
cách đặt điều kiện lên RGDP hiện tại và biến trễ của nó, và tất cả các biến trễ khác. Các
tác giả đặt điều kiện trên RGDP hiện tại vì (thâm hụt) ngân sách chính phủ có khả năng
11
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
bị ảnh hưởng nội sinh bởi tình trạng hiện tại của hoạt động kinh tế trong vòng một quý.
Cụ thể, các yếu tố của doanh thu của chính phủ, chẳng hạn như thuế bán hàng (đánh lên
sản phẩm và dịch vụ) và thuế thu nhập, có khả năng phụ thuộc vào mức độ hiện tại của
hoạt động kinh tế trong vòng một quý. Giả định này được tán thành bởi Blanchard và
Perotti (2002). Họ tìm thấy một hiệu ứng khác-không của sản lượng lên thuế ròng trong

thời gian một quý. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách chính phủ cũng có thể phụ thuộc vào độ
trễ của các biến khác nhau. Ví dụ, một số yếu tố thu nhập của chính phủ, chẳng hạn như
thuế thu nhập, có thể phụ thuộc vào độ trễ của hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, các tác giả
không đặt điều kiện lên các biến hiện tại khác biệt như là với GDP thực khi xem xét độ
trễ của các quyết định quan trọng trong chính sách tài khóa. Điều đó có nghĩa là việc đặt
điều kiện lên GDP thực hiện tại là điều cần thiết để kiểm soát các phản ứng nội sinh của
thâm hụt ngân sách chính phủ sơ cấp đến các hoạt động kinh tế hiện nay, trong khi không
đặt điều kiện lên các biến hiện tại khác là hợp lý để xác định những thay đổi ngoại sinh
hoặc tùy ý trong thâm hụt ngân sách khi những thay đổi này ít có khả năng phụ thuộc vào
các biến hiện hành khác vì độ trễ của các quyết định của chính sách tài khóa.
Giai đoạn ước lượng là giai đoạn theo chế độ tỷ giá thả nổi gần đây (1973-
2004:1). Dữ liệu được sử dụng theo quý. Một điều kiện liên tục được đưa vào mô
hình. Độ trễ là bốn kỳ.
4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
4.1 Kết quả cơ bản
Hình 3 cho thấy những phản ứng xung của từng biến đến từng cú sốc cấu trúc
trong bốn năm với một dãy sai số chuẩn (68% dãy xác suất). Tên của các cú sốc cấu trúc
được biểu hiện ở đầu mỗi cột và những biến có phản ứng được biểu hiện ở bên trái của
12
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
mỗi hàng. Các tác giả áp dụng cùng thang đođối với các đồ thị trong mỗi hàng để dễ dàng
so sánh kích thước của các phản ứng của mỗi biến theo những cú sốc cấu trúc khác nhau.
Những phản ứng xung của thâm hụt ngân sách chính phủ đến mỗi cú sốc cấu
trúc (ở hàng thứ hai) cho thấy chuyển động tổng thể của thâm hụt ngân sách chính phủ do
những cú sốc thâm hụt ngân sách phi chính phủ, đặc biệt là kết quả từ những cú sốc sản
lượng đầu ra, lớn hơn nhiều so với những cú sốc từ thâm hụt ngân sách chính phủ, ngoại
trừ những cú sốc diễn ra rất nhanh.Sai số trong dự báo phương sai (forecast error
variance decomposition)của thâm hụt ngân sách chính trong bảng 2 (các con số trong
ngoặc là dãy sai số 68%) cung cấp bằng chứng rõ ràng hơn về kết quả này. Các cú sốc
ngân sách thâm hụt chính phủ (ngoại sinh) làm cho ngân sách chính phủ biến động 42,8%

trong khoảng thời gian ước lượng bốn quý và thấp hơn so với các khoảng thời gian ước
lượng dài hơn. Điều đó có nghĩa là, phần ngoại sinh là ít hơn một nửa trong tổng sự thay
đổi của thâm hụt ngân sách chính phủ. Mặt khác, đối với những cú sốc sản lượng đầu ra,
phần ngoại sinh chiếm hơn 50% ở tất cả các khoảng thời gian, theo bảng 2. Điều này cho
thấy mô hình thực nghiệm này có tính đến phần nội sinh của thâm hụt ngân sách chính
phủ, đặc biệt là yếu tố nội sinh của cán cân tài khóa đối với những cú sốc đầu ra.
13
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Những tác động của các cú sốc đầu ra (RGDP) cũng cần được chú ý xem xét.
Thâm hụt ngân sách chính phủ giảm ( hoặc cải thiện ngân sách chính phủ) trong nhiều
năm là sự phản ứng của ngân sách chính phủ đối với một cú sốc sản lượng tích cực. Điều
này phù hợp với vai trò ổn định tự động của ngân sách chính phủ và biến động mang tính
chu kỳ của ngân sách chính phủ. Khi có một cú sốc sản lượng đầu ra tích cực xảy ra, tài
khoản vãng lai xấu đi, tỷ giá hối đoái thực giảm, và lãi suất thực tăng. Sự biến động phản
chu kỳ của tài khoản vãng lai là phù hợp với các lý thuyết truyền thống và hiện đại về tài
khoản vãng lai. Theo lý thuyết truyền thống, sự gia tăng trong sản lượng làm tăng nhu
cầu hàng ngoại và làm xấu đi tài khoản vãng lai. Theo lý thuyết hiện đại, cú sốc sản
lượng đầu ra có thể được coi là một cú sốc năng suất . Một cú sốc năng suất tích cực, kéo
14
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
dài có thể làm gia tăng đầu tư mạnh mẽ và làm xấu đi các tài khoản vãng lai. Các hiệu
ứng này tạo ra một biến động phản chu kỳ của tài khoản vãng lai, như gợi ý của Mendoza
(1991), Backus và các cộng sự ( 1992). Sự gia tăng trong lãi suất thực cũng là một phản
ứng đối với cú sốc năng suất tích cực, kéo dài (Ví dụ, King và Rebelo , 1999). Sự gia
tăng của tỷ giá hối đoái thực cũng phù hợp với kết quả một số nghiên cứu (ví dụ, Corsetti
và các cộng sự, 2006). Nhìn chung, các phản ứng xung là phù hợp với ý tưởng rằng
những cú sốc sản lượng đầu ra tạo ra một sự dịch chuyển ngược chiều giữa tài khoản
vãng lai và tiết kiệm của chính phủ. Ngoài ra, các kết quả này cho thấy mô hình của
nhóm tác giả có quan tâm đếnsự nội sinh trong các dịch chuyển của tài khoản vãng lai và
thâm hụt ngân sách chính phủ (đặc biệt là do tác động bởi những cú sốc sản lượng đầu

ra). Nhìn chung, các kết quả này hỗ trợ cho các nghiên cứu thực nghiệm của tác giả trong
việc kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các cú sốc thâm hụt ngân sách ngoại sinh và
tài khoản vãng lai .
Bây giờ bài nghiên cứu sẽ chuyển sang phần chính: những tác động của các cú
sốc thâm hụt ngân sách chính phủ. Để phản ứng lại với một cú sốc thâm hụt ngân sách
chính phủ tích cực, sản lượng tăng liên tục và lãi suất thực tăng. Những tác động này phù
hợp với lý thuyết chuẩn. Mặt khác, các tác động lên tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái
thực là khá bất ngờ. Tài khoản vãng lai được cải thiện trong khoảng một năm. Sự thay
đổi là khác 0 với xác suất 95%. Tỷ giá hối đoái thực giảm liên tục. Sự thay đổi là 0 nhau
với xác suất đến hơn 68 % trong hầu hết các khoảng thời gian ước lượng. Những tác
động đối với tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực là khác với những dự đoán chuẩn
của hầu hết các mô hình lý thuyết .
Các tác giả cố gắng để suy ra sự kéo dài, dai dẳng của những cú sốc từ các
phản ứng xung động của thâm hụt ngân sách chính vì dự đoán của các mô hình lý thuyết
đôi khi khác nhau tùy thuộc vào sự dai dẳng của các cú sốc tài khóa. Khoảng 50 % mức
tăng đầu tiên trong thâm hụt ngân sách mất đi trong khoảng thời gian ước lượng bốn quý
(có nghĩa là, nửa chu kỳ là khoảng bốn quý). Khoảng 75 % mất đi trong khoảng thời gia
sáu hoặc bảy quý . Đây là sự tồn tại của chu trình AR – 1 với hệ số hồi quy là 0.8AR -1.
15
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Do đó, các cú sốc tài khóa dường như khá dai dẳng mặc dù ít dai dẳng hơn một trường
hợp đơn vị gốc (unit root case).
Các tác giả cũng đưa ra một giải thích ngắn gọn về những tác động của các cú
sốc cấu trúc khác mặc dù không phải là dễ dàng để giải thích rõ những cú sốc cấu trúc
này. Một cú sốc tích cực đối với suất thực làm tăng tỷ giá thực, một hiệu ứng được đề
xuất bởi điều kiện cân bằng lãi suất không phòng ngừa( UIPC ). Những cú sốc lãi suất
thực có thể là sự đại diện của những cú sốc chính sách tiền tệ kể từ vì các nhà điều hành
chính sách tiền tệ có thể kiểm soát lải suất thực ngắn hạn lãi suất bằng cách thay đổi lãi
suất danh nghĩa với tỷ lệ lạm phát cho trước (như trong mô hình giá cố định). Các phản
ứng xung đối với những cú sốc lãi suất thực phù hợp với cách giải thích rằng trong một

cơ chế tiền tệ, một sự gia tăng trong tỷ lệ lãi suất thực dẫn đến giảm sản lượng, điều này
làm tăng thâm hụt ngân sách và cũng dẫn đến một sự gia tăng của giá tỷ giá hối đoái
thực. Phản ứng của tài khoản vãng lai đối với cú sốc này là sự cải thiện trong ngắn hạn và
tiếp theo là sự xấu đi trong dài hạn, điều này cũng tương tự như những tác động của các
cú sốc chính sách tiền tệ được tìm thấy trong nghiên cứu trước đây như Kim (2001). Kim
(2001) phát hiện ra rằng sự thay đổi trong tài khoản vãng lai có thể được giải thích bởi
hiệu hấp thụ thu nhập ngắn hạn, và hiệu ứng chuyển đổi chi tiêu dài hạn dựa trên mô hình
giá cố định truyền thống và sự tương tác củatiết kiệm và đầu tư dựa trên mô hình chuỗi thời
gian. Cuối cùng, một cú sốc tích cực đối với tỷ giá thực (sự giảm giá) giúp cải thiện tài khoản
vãng lai. Điều này phù hợp với hiệu ứng chi tiêu-chuyển đổi .
16
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
4.2 Tác động vào các thành phần của tài khoản vãng lai và tỷ giá hối
đoái thực
Trong phần trước, tác giả đã nêu ra những kết quả đáng ngạc nhiên, đó là
những cú sốc thâm hụt ngân sách giúp cải thiện tài khoản vãng lai và làm giảm giá tỷ giá
hối đoái thực. Phần này nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân và cách thức tác độngbằng
cách phân tích các tác động của những chính sách tài khóa này lên các thành phần chi tiết
của tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thực.
17
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Đầu tiên, các tác giả xem xét sự phản ứng của mỗi thành phần trong tài khoản
vãng lai. Họ mở rộng mô hình năm biến cơ bản để bao gồm một biến khác, CURA, đó là
một thành phần của tài khoản vãng lai. Bây giờ các biến của mô hình gồm {RGDP, GOC,
CUR, CURA, RIR, RER}. Bằng cách phân chia đầu tư thành đầu tư chính phủ và đầu tư
tư nhân, phương trình (1) trở thành:
Current account = Private saving – Primary government budget deficit +
Government net interest receipt – Private investment – Government investment +
Statistic discrepancy (2)
Dựa trên phương trình (2), tác giả sử dụng tiết kiệm tư nhân, tiền thu lãi thuần

của CP, đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ, và sai số thống kê (tất cả là tỷ lệ phần trăm của
GDP) lần lượt được xem như là biến CURA (lưu ý rằng thâm hụt ngân sáchchính phủ sơ
cấp đã được đưa vào mô hình với ký hiệu là GOV). Ngoài ra, để kết luận về hành vi của
hộ gia đình, tác giả cũng đưa vàobiến chi tiêu (tính theo phần trăm GDP), như một đại
diện của biến CURA. Thứ hai, tác giả thay thế tỷ giá hối đoái thực trongmô hình cơ bản
bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa để xem xét vai trò của sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh
nghĩa đối với sự biến động của tỷ giá hối đoái thực (so với vai trò của sự thay đổi mức
giá tương đối).
Hình 4 minh họa các kết quả nghiên cứu. Để phản ứng lại những cú sốc thâm
hụt ngân sách chính phủ (tiết kiệm của chính phủgiảm), tiết kiệm tư nhân tăng mạnh để
bù đắp cho sự sụt giảm tiết kiệm của chính phủ. Điều đó có nghĩa là, một “hiệu ứng
Ricardo” mạnh đã xuất hiện. Sự gia tăng tiết kiệm tư nhân nhỏ hơn sự gia tăng của thâm
hụt ngân sách. Chi tiêu tăng nhẹ trong ngắn hạn. Ngoài ra, các cú sốc thâm hụt ngân sách
chính phủ làm giảm đầu tư tư nhân trong thời gian ngắn có thể là kết quả của lãi suất thực
tăng. Nhìn chung,tiết kiệm tư nhân tăng và đầu tư tư nhân giảm nhiều hơn sự gia tăng
thâm hụt ngân sách chính phủ trong ngắn hạn.Kết quả là, tài khoản vãng lai được cải
thiện trong ngắn hạn. Các thành phần khác như thanh toán lãi ròng của chính phủvà sự
sai số thống kê không thay đổi nhiều
18
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Mặt khác, các tác giả nhận thấy rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng giảm
đáng kể. Vì vậy, họ có thể suy rarằng tỷ giá hối đoái thực tế giảm, theo sau những cú sốc
thâm hụt ngân sách chính phủ, chủ yếu là do sự giảm sútcủa tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Giá cả cứng nhắc (price stickness) có thể đóng một vai trò quan trọng trong hiệu ứng này.
4.3 Các thành phần của ngân sách chính phủ
Sử dụng mô hình cơ bản, các tác giả kiểm định tác động của các cú sốc thâm
hụt ngân sách chính phủ. Tuy nhiên, mỗi thành phần củangân sách nhà nước, đặc biệt là
phần chi tiêu và doanh thu bên, có thể có những tác động khác nhau, mặc dù cả hai có thể
làm tăng thâm hụt ngân sách chính phủ. Trong thực tế, mô hình phân tích thường dự đoán
các tác động khác nhau của các cú sốc chi tiêu chính phủ vànhững thuế ròng đối với tài

khoản vãng lai. Vì vậy, nghiên cứu những tác động của từng thành phần riêng biệt có thể
giúphiểu được những kết quả trái ngược đã trình bày ở trên của "twin divergence”
Đầu tiên, tác giả kiểm định tác động của những cú sốc chi tiêu chính phủ hoặc
những cú sốc mua hàng của chính phủ. Một vài nghiên cứu trước đây, chẳng hạn như của
Blanchard và Perotti (2002), Edelberg và các cộng sự (1999), Ramey và Shapiro (1997),
Fatas và Mihov (2001), kiểm định những tác động của các cú sốc chi tiêu chính phủ hoặc
mua hàng của chính phủ. Blanchard và Perotti (2002), bằng cách kiểm định kỹ các chi
tiết trong khuôn khổ thể chế tài chính Mỹ, cho rằng chi tiêu chính phủ là ngoại sinh đồng
thời với các biến phi chính phủ khác trong một hệ thống. Blanchard và Perotti (2002),
Fatas và Mihov (2001) cũng cho rằngchi tiêu chính phủ là ngoại sinh đồng thời với các
biến khác trong hệ thống. Những nghiên cứu này sử dụng các giá trị tuyệt đối của chi tiêu
chính phủ, thay vì tỷ lệ của chi tiêu chính phủ so với GDP. Để phù hợp với các mô hình
này, nhóm tác giả xây dựng các mô hình {GOV, RGDP, CUR, RIR, RER}, trong đó log
của chi tiêu chính phủ được ký hiệu làGOV.
19
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
Thứ hai, các tác giả kiểm tra tác động của những cú sốc chuyển giao ròng
(hoặc những cú sốc thuế ròng âm). Như trong mô hình cơ bản, họ giả định rằng việc
chuyển giao ròng chịu tác động đồng thời của RGDP, ví dụ {RGDP, GOV, CUR, RIR,
RER}. Tác giả sử dụng tỷ lệ chuyển ròng trên GDP.
Kết quả của về tác động của các cú sốc chuyển giao ròng được thể hiện trong
hai cột đầu của hình 5. Tác động của những cú sốc chuyển ròng là tương tự nhau, mặc dù
hơi yếu hơn so với tác động của các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ; một cú sốc
chuyển giao ròng tăng giúp cải thiện tài khoản vãng lai tạm thời và làm giảm tỷ giá hối
20
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
đoái thực. Tác giả tiếp tục kiểm tra các thành phần của tài khoản vãng lai để tìm hiểu lý
do tại sao tài khoản vãng lai được cải thiện. Kết quảlại tương tự như mô hình cơ bản. Chi
tiêu tăng nhẹ, nhưng chỉ là tạm thời. Tiết kiệm tư nhân tăng lên để bù đắp phần lớn thâm
hụt ngân sách, trong khi đầu tư giảm.

Tiếp theo, như kết quả thể hiện trong hai cột cuối cùng của hình 5, xu hướng
tác động của các cú sốc chi tiêu chính phủ lên tỷ giá hối đoái thực và tài khoản vãng lai
cũng tương tự như của các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ, nhưng tác động mạnh
hơn, đặc biệt là trong dài hạn. Một cú sốc chi tiêu chính phủ tích cực giúp cải thiện tài
khoản vãng lai và làm giảm tỷ giá hối đoái thực một cách liên tục và đáng kể. Nhóm tác
giả cũng đã kiểm định các thành phần của tài khoản vãng lai để tìm hiểu lý do tại sao tài
khoản vãng lai được cải thiện sau cú sốc này. Tiết kiệm tư nhân tăng ít trong khi đầu tư
giảm đáng kểvà liên tục. Cả hai tác động này đóng góp vào việc cải thiện tài khoản vãng
lai.
Trong các lý thuyết trước đây, có hai trường hợp cho rằng cú sốc thâm hụt
ngân sách chính phủ có thể cải thiệntài khoản vãng lai. Đầu tiên, Baxter (1995 ) chỉ ra
rằng những cú sốc về thuế suất có thể cải thiện tài khoản vãng lai. Trong một mô hình
chu kỳ kinh doanh thực tế của hai quốc gia, trong đó cơ hội đầu tư có sẵn và lao động là
biến nội sinh, một sự sụt giảm tạm thời trong thuế đánh trên thu nhập lao động, được trả
bằng lump-sum tax trong tương lai, có thểcải thiện tài khoản hiện tại nhưng làm ngân
sách chính phủ xấu đi. Vì các cá nhân làm việc nhiều hơn và kiếm được nhiều thu nhập
hơn, trong khi họ chi tiêu trong một giới hạn nhất định, việc cắt giảm thuế suất tạm thời
làm tăng tiết kiệm tư nhân nhiều hơnsự giảm sút trong tiết kiệm chính phủ. Mặt khác,
tăng đầu tư vì lao động đầu vào gia tăng. Tuy nhiên, tác động tích cực đối với đầu tư là
nhỏ, vì việc cắt giảm thuế suất là tạm thời . Nhìn chung, tài khoản vãng lai được cải
thiện. Kết quả phân tích của Baxter (1995) là không hoàn toàn phù hợp với kết quả thực
nghiệm của bài nghiên cứu này vì các kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu này cho
thấy rằng đầu tư giảm sút và sự gia tăng tiết kiệm tư nhân không bù đắp hoàn toàn sự sụt
giảm trong tiết kiệm chính phủ. Nhìn chung, kết quả phân tích củaBaxter (1995 ) dường
21
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
như không hoàn toàn đúng trong thực tế vì cắt giảm thuế suất thường và sự thay đổi thuế
suất thu nhập không thường được thấy trong thực tế.
Thứ hai, trong mô hình NOEM (New Open Economy Macroeconomics) của
Obstfeld và Rogoff (1995), Betts và Devereux (2000), sự gia tăng chi tiêu chính phủ

thường xuyên có thể dẫn đến sự cải thiện của các tài khoản vãng lai (tuy nhiên, các tác
giả trên không đưa biến đầu tư vào trong khuôn khổ phân tích của họ) . Khi một sự gia
tăng chi tiêu chính phủ xảy ra, hiệu ứng Ricardo dẫn đến một sự sụt giảm trong tiêu thụ
và tài khoản vãng lai không thay đổi. Tuy nhiên, trong các mô hình giá cứng nhắc, một
sự gia tăng chi tiêu có xu hướng kích thích sản lượng đầu ra trong ngắn hạn. Do đó, tài
khoản vãng lai được cải thiện.Ngoài ra, một sự gia tăng chi tiêu chính phủ có thể làm
giảm tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực. Lý do là trong một nền kinh tế
lớn, sự mở rộng tài khóa sẽ làm tăng tỷ lệ lãi suất thực. Sự gia tăng này, đến lượt nó, dẫn
đến sự sụt giảm trong tiêu dùng cá nhân. Vì nhu cầu về tiền được giả định là phụ thuộc
vàotiêu dùng cá nhân trong mô hình, việc giảm chi tiêu dẫn đến sự giảm sút của tỷ giá hối
đoái danh nghĩa, cũng như tỷ giá thực vì giá cả được giả định là cứng nhắc.
Trong khi các mô hình NOEM đưa ra một số trường hợp mà trong đó một cú
sốc chi tiêu chính phủ tích cực có thể cải thiện tài khoản vãng lai và làm giảm tỷ giá hối
đoái thực, kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả ở bài này không hoàn toàn phù hợp với
các dự đoán lý thuyết của NOEM.Đầu tiên, tăng tiết kiệm tư nhân và tổng số tiết kiệm
giải thích đầy đủ việc cải thiện tài khoản vãng lai trong các mô hình lý thuyết.Tuy nhiên,
sự gia tăng tiết kiệm tư nhân là quá nhỏ và tổng tiết kiệm giảm trong các kết quả thực
nghiệm. Thứ hai, sự sụt giảm trong tiêu dùng cá nhân chủ yếu giải thích cho sự sụt giảm
của tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế trong các mô hình lý thuyết, nhưng sự sụt giảm
chi tiêu là quá nhỏ để giải thích cho sự sụt giảm đáng kể của tỷ giá hối đoái trong các kết
quả thực nghiệm.
Ngoài ra, các kết quả phân tích của các mô hình NOEM về tác động của các
cú sốc chi tiêu chính phủ đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực phụ thuộc
22
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
vào hai giả định quan trọng. Đầu tiên, các mô hình này giả định rằng xu hướng nhập khẩu
biên của chính phủ là giống như của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, giả thuyết phổ biến
trong các mô hình trước đây (mô hình tối ưu hóa RBC và các mô hình Keynes truyền
thống) cho rằng xu hướng biên đối với nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng ở khu vự tư nhân
cao hơn khu vực chính phủ. Trong thực tế , đây là điều quan trọng vì thông qua nó, hầu

hết các mô hình trước đây có được sự đánh giá đúng theo sau một cú sốc chi tiêu chính
phủ . Giả định này được xác nhận bởi bằng chứng thực nghiệm: các chính phủ có xu
hướng mua nhiều hàng hóa phi ngoại thương, hàng hoá giao dịch được sản xuất trong
nước (non-traded goods or traded goods) so với người tiêu dùng tư nhân. Thứ hai, trong
các mô hình NOEM này,hình thức cầu tiền phụ thuộc vàotiêu dùng cá nhân . Nếu cầu
tiền phụ thuộc vào thu nhập (hoặc cả chi tiêu tư nhân và Chính phủ), cáckết quả thông
thường về tác động của chính sách tài khóa đối với tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế
sẽ đạt được.
Tóm tắt kết quả thực nghiệm của chúng nhóm tác giả, đó là, những cú sốc chi
tiêu chính phủ và những cú sốc chuyển nhượng ròng cải thiệntài khoản vãng lai và làm
giảm tỷ giá hối đoái thực, phù hợp với các kết quả ban đầu về các cú sốc thâm hụt ngân
sách chính phủ. Nhóm tác giả cũng phát hiện ra rằng sự giảm sút trong đầu tư và gia tăng
tiết kiệm tư nhân góp phần cải thiện tài khoản vãng lai. Các kết quả này không dễ dàng
giải thích bằng mô hình phân tích hiện có.
4.4 Co-movement decomposition (phân tích đồng chuyển động)
Trong phần này, nghiên cứu kiểm tra một cách có hệ thống sự chuyển
động/thay đổi đồng thời của ngân sách nhà nước, tài khoản vãng lai, và tỷ giá hối đoái
thực, được tạo ra bởi mỗi cú sốc cấu trúc. Ví dụ, tác giả giải quyết vấn đề cú sốc nào có
thể tạo ra sự "thâm hụt kép" (“twin dificit”) hay "twin divergence" và sự tác động của
mỗi cú sốc đến sự dịch chuyển đồng thời (Co-movement) . Mặc dù chức năng phản ứng
23
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
cung cấp một số thông tin về tính đồng thời dịch chuyển, các tác giả áp dụng phương
pháp phân tích phương sai dự đoán (forecast error variance decomposition) phát triển bởi
Kim (2006) để suy ra vai trò chính xác của mỗi cú sốc cấu trúc trong việc giải thích tính
đồng chuyển động.
Bảng 3 (1) cho thấy kết quả của sự phân tích mà nhóm tác giả áp dụng cho các
việc đồng chuyển động của tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách chính phủ với xác
suất 68% (68% prob). Cột đầu tiên cho thấy khoảng thời gian dự báo; cột thứ hai cho
thấy mối tương quan tuyệt đối (unconditional correlation) của sai số dự báo; cột thứ ba,

tên của những cú sốc; cột thứ tư, tương quan có điều kiện; cột thứ năm, sự phân tích
tương quan, trong đó cho thấy vai trò của từng cú sốc cấu trúc trong việc giải thích mối
tương quan tuyệt đối, và cuối cùng, sự phân tích trong đó cho thấy phần trăm đóng góp
24
Twin deficit or twin divergence? Fiscal policy, current account, and real exchange rate in the U.S
của mỗi cú sốc cấu trúc trong việc giải thích các hiệp phương sai hoàn toàn
(unconditional covariance).
Mối tương quan tuyệt đối của các sai số dự báo cho tài khoản vãng lai và thâm
hụt ngân sách chính phủ lần lượt là 0,42 và 0,34 ở bốn quý và tám quý. Tương quan
dương này cho thấy rằng trong khoảng thời gian ngắn hạn và trung hạn, các thâm hụt
ngân sách chính phủ và tài khoản vãng lai có xu hướng biến động cùng nhau ("twin
divergence"). Các cú sốc RGDP tạo ra một mối tương quan dương hoàn hảo ("twin
divergence"), hệ số lần lượt là 0,97 và 0,98 cho bốn và tám quý. Các cú sốc GOV cũng
tạo ra mối tương quan ("twin divergence "), hệ số của hồi quy lần lượt là 0,70 và 0,63 cho
bốn và tám quý. Các cú sốc CUR và RIR cũng tạo ra mối tương quan dương trong khi
những cú sốc RER tạo ra mối tương quan âm.
Nhìn chung, sự dịch chuyển đồng thời (hoặc đồng dịch chuyển tuyệt đối) là
kết quả của những cú sốc đầu ra: trong điều kiện tương quan, sự đóng góp của những cú
sốc đầu ra là 0,33 của 0,42 (78%) và 0,40 của 0,34 (117,5%) tại bốn và tám quý. Những
cú sốc thâm hụt ngân sách cũng đóng góp 0,10 của 0.42(22,7%) và 0,06 của 0,34 (16,4%)
ở bốn và tám quý. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận những cú sốc đầu ra là nguồn gốc
quan trọng nhất của hiện tượng “twin divergence”được quan sát thấy trong các dữ liệu.
Nhưng đến chừng mực nào đó, các cú sốc thâm hụt ngân sách chính phủ cũng góp phần
vào "twin divergence"
Bảng 3 (2) cho thấy sự phân tích đồng chuyển động của tỷ giá hối đoái thực tế
và thâm hụt ngân sách chính phủ. Mối tương quan tuyệt đối của sai số dự báo là 0.09 và
0.05 ở bốn và tám quý. Các cú sốc RGDP và GOV tạo ra một mối tương quan dương
mạnh, bù đắpbằng một mối tương quan âm được tạo ra bởi các cú sốc RIR và RER. Kết
quả mối tương quan tuyệt đối không khác nhau với xác suất là từ 0-68%. Vào khoảng
thời gian ước lượng 4 quý, các cú sốc GOV và RGDP là quan trọng đối với việc giải

thích, trong khi với đồng chuyển động trong khoản thời gian tám quý , đóng góp của cú
sốc RGDP lớn hơn cú sốc GOV.
25

×