Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm PHỐI HỢP VỚI TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐẠI TRÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.27 KB, 18 trang )

1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÁNH LINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO MAI

PHỐI HỢP VỚI TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐẠI TRÀ
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI
TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO MAI
NGƯỜI VIẾT : GIÁP LÊ DIỄM THÚY
CHỨC VỤ : PHÓ HIỆU TRƯỞNG
ĐƠN VỊ : MẪU GIÁO SAO MAI
Tháng 4 năm 2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự đổi mới
của chương trình giáo dục các cấp học, đặc biệt ở bậc tiểu học đòi học giáo dục
mầm non cần tạo ra sự tiếp nối có hiệu quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 phổ
thông và cho việc học suốt đời.
Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, nhu cầu và sự phát triển của
trẻ em trong những năm gần đây có những thay đổi, đòi hòi cần có chương trình
giáo dục phù hợp.
Trong buổi trò chuyện với phóng viên báo giáo dục thời đại Vụ trưởng Vụ
GDMN TS Lê Minh Hà nói : “Các chương trình chăm sóc GD trẻ MN (3-36
tháng, 3- 4 tuổi, 4 - 5 tuổi, 5 - 6 tuổi) được Bộ GD-ĐT ban hành trước đây đã có
những hạn chế, bất cập về nội dung cũng như phương pháp. Nội dung và hoạt
động học tập còn nặng về cung cấp kiến thức một cách riêng rẽ và chưa coi trọng
việc hình thành và phát triển các năng lực và kỹ năng sống cho trẻ. Sự đổi mới
của chương trình GD các cấp học, đặc biệt ở tiểu học đòi hỏi GDMN – bậc học
đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân – phải đổi mới, tạo ra sự tiếp nối có hiệu
quả, chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1 phổ thông. Hơn nữa, trong xu thế phát
triển chung của xã hội, nhu cầu và sự phát triển của trẻ em cũng đã có những thay
đổi, cần có CTGD cho phù hợp. Vì thế phải ban hành CTGDMN mới để phù hợp


với xu thế hiện nay…”.
Chương trình giáo dục mầm non mới (CTGDMN mới) chính thức được
ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT – BGD& ĐT của bộ trưởng bộ giáo dục
và đào tạo ra ngày 25 – 7 – 2009 và đưa vào thực hiện, trước hết ở những trường,
những địa phương có đủ điều kiện, sau sẽ được triển khai đại trà ở 100% trường
mầm non. Chương trình GDMN mới cũng là vấn đề thiết thực và cấp bách nhằm
để tập trung thực hiện Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 –
2015 theo Quyết định số 239/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2
Phòng giáo dục Tánh Linh đã áp dụng thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới từ những năm đầu của thông tư. Tuy nhiên ban đầu chỉ thử nghiệm
ở trường mầm non Lạc Hồng ( trường có mặt bằng yêu cầu tương đối ổn định).
Để đáp ứng với nhu cầu cấp bách của ngành học, năm học 2010 – 2011 phòng
giáo dục đã đưa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của phòng về việc áp dụng
thực hiện thử nghiệm chương trình giáo dục mầm non mới ở hầu hết các trường
mẫu giáo trong huyện. Trường MG Sao Mai chúng tôi thực hiện từ năm học 2010
– 2011 và ban đầu chỉ là một lớp lá. Tâm huyết với việc đổi mới về chương trình
và nhận thấy đây là yêu cầu phải đạt, đồng thời để rút kinh nghiệm thực hiện đại
trà cho các lớp trong những năm kế tiếp. Nên, từ ngay sau việc bắt tay vào thực
hiện năm đầu tiên ấy tôi đã chọn vấn đề “ Một số biện pháp thực hiện thử nghiệm
chương trình GDMN mới cho trẻ 5 tuổi học 2 buổi trên ngày” làm sáng kiến kinh
nghiệm cho những năm học trước đây và duy trì cho đến năm học này là năm thứ
ba thực hiện.
Đến năm học này, chương trình đã được thực hiện đại trà trong toàn huyện
ở tất cả chương trình của các độ tuổi mầm non. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị từ
những năm trước đây và đã được thử nghiệm. Nhưng nếu không có đủ mọi điều
kiện về năng lực và thiếu sự phối hợp về chuyên môn chắc chắn sẽ có nhiều khó
khăn khi thực hiện. Nhận thấy :
1/ Tổ trưởng chuyên môn là người kề vai sát cánh với hiệu phó chuyên
môn trong việc hướng dẫn thực hiện chương trình .

2/ Công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn có vai trò quan trọng trong
việc xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng trưởng thành về trình độ tay nghề và
chuyên môn nghiệp vụ, góp phần có tính chất quyết định vào việc nâng dần chất
lượng dạy và học trong nhà trường.
Tổ chuyên môn là đầu mối mà BGH dựa vào đó để quản lý các hoạt động
của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. Tổ chuyên môn có chức năng
giúp BGH điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo
viên trong tổ.
3
3/ Theo điều lệ trường mầm non, nhiệm vụ của tổ chuyên môn là :
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chương trình kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các
hoạt động giáo dục khác.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất
lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý tài liệu,
đồ dùng đồ chơi và các thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế
hoạch của nhà trường.
- Tham gia đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
mầm non.
- Đề xuất khen thưởng giáo viên
(Trích điều 14 – tổ chuyên môn/ điều lệ trường mầm non)
Với phương châm :
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Và những nhận định về vai trò của tổ trưởng chuyên môn đã nêu trên. Nên
từ đầu năm học tôi quyết định chọn việc “Phối hợp với tổ trưởng chuyên môn
hướng dẫn thực hiện đại trà chương trình GDMN mới ở trường mẫu giáo Sao
Mai” để làm đề tài nghiên cứu và thực thi nhiệm vụ của mình trong năm học
2012 – 2013.
4

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
1/ Thuận lợi :
- Trường có 2 tổ trưởng chuyên môn phụ trách 2 khối riêng biệt, không có
chương trình ghép. Tổ lá có 5 lớp/ 6 giáo viên (có 1 lớp bán trú 2 giáo viên); Tổ
chồi có 4 lớp. Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp đứng lớp nên thường xuyên tiếp
xúc với chương trình.
- 2 tổ trưởng chuyên môn đều đã tốt nghiệp Đại học và có thâm niên làm
công tác tổ trưởng 5 năm. Cả 2 tổ trưởng đều được tập huấn chương trình giáo
dục mầm non mới tại phòng và sở; đều là giáo viên dạy giỏi cấp trường (có 1 cô
đã đạt 1 lần cấp tỉnh) và được sự tín nhiệm cao của tập thể sư phạm nhà trường.
- Bản thân và tổ trưởng chuyên môn tổ 5 – 6 tuổi được trực tiếp tham dự
lớp tập huấn đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn 120 chỉ số tại sở và phòng giáo
dục.
- Bản thân là thư ký của ban hướng dẫn nghiệp vụ tổ mầm non phòng giáo
dục và được thường xuyên tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng ban nên cơ hội
nắm bắt chương trình thuận lợi và kịp thời.
- Là năm thứ ba trãi nghiệm với chương trình nên ít nhiều đã có kinh
nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện chương trình. Bước đầu cơ bản đã xây
dựng được các kế hoạch thực hiện như : kế hoạch chương trình khung theo từng
lĩnh vực phát triển, theo từng chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, chủ đề
nhánh…
- Được sự chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ của tổ mầm non phòng giáo dục
nên trường đã kịp thời nhận ra thiếu sót trong kế hoạch, rút kinh nghiệm và từng
bước triển khai thực hiện tốt chương trình .
2/ Khó khăn :
- Có 1 tổ trưởng chuyên môn (tổ 4 – 5 tuổi / chồi) là năm đầu tiên thực
hiện chương trình và mới vừa được tập huấn trong dịp hè 2012 nên việc nắm bắt
chương trình còn nhiều bỡ ngỡ.
5
- Chương trình 4 – 5 tuổi lần đầu tiên thực hiện nên việc xây dựng chương

trình khung mới được bắt đầu, vừa làm vừa trải nghiệm nên có nhiều bất cập.
- Chương trình 5 – 6 tuổi đã xây dựng khung theo kết quả mong đợi cuối
độ tuổi vừa thực hiện đến giữa chủ đề thứ 5 (Thế giới thực vật) thì được tập huấn
việc đánh giá trẻ theo bộ chuẩn nên phải tổng kết và thực hiện việc xây dựng kế
hoạch theo 120 chỉ số của bộ chuẩn nên có nhiều mới mẻ và một số thay đổi khi
xây dựng chương trình.
- Toàn bộ Giáo viên giảng dạy ở khối lớp 4 – 5 tuổi đều mới được dự lớp
tập huấn chương trình GDMN mới trong dịp hè 2012 nên tiếp nhận chương trình
còn nhiều điều mới lạ cần phải thường xuyên nghiên cứu nhiều.
Trước những khó khăn và thuận lợi nêu trên, tôi nghĩ là phải làm thế nào
để nâng cao vai trò chuyên môn của mình, phối hợp tốt với các tổ trưởng chuyên
môn để xây dựng một chương trình chặt chẽ và chỉ đạo tốt việc xây dựng và
hướng dẫn thực hiện chương trình theo từng độ tuổi phù hợp, đáp ứng với sự
mong đợi của bản thân. Tôi đã lựa chọn và thực hiện biện pháp phối hợp với tổ
trưởng chuyên môn xây dựng và thực hiện chương trình như sau :
6
BIỆN PHÁP
I/Biện pháp 1 : Tổ chức xây dựng kế hoạch chương trình :
1/ Đối với chương trình 4 – 5 tuổi :
- Cùng với tổ trưởng tham khảo kết quả mong đợi của trẻ 4 – 5 tuổi trong
sách hướng dẩn thực hiện chương trình giáo dục mầm non để xây dựng mục tiêu
năm học của tổ phù hợp với độ tuổi 4 – 5 tuổi theo 5 lĩnh vực phát triển : Nhận
thức, thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm – kỹ năng xã hội .
- Rà soát quy định việc thực hiện các chủ đề trong năm để xây dựng
chương trình khung theo 10 chủ đề của độ tuổi.
- Xây dựng một chương trình khung theo 5 lĩnh vực cùng với chương trình
giáo dục lồng ghép với tất cả các hoạt động học và hoạt động khác làm gợi ý cho
giáo viên xây dựng kế hoạch theo từng chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động
phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình để giảng dạy
2/ Đối với chương trình 5 – 6 tuổi :

a/Xây dựng trước khi chưa được tập huấn đánh giá trẻ 5 tuổi
theo bộ chuẩn 120 chỉ số :
- Duy trì kế hoạch của những năm trước và rút kinh nghiệm thực hiện của
từng năm. Năm nay chúng tôi lại đem kế hoạch ra rà soát và bổ sung sửa đổi một
số vấn đề cho chỉnh chu hơn theo tình hình kế hoạch năm học (về mục tiêu,
chương trình khung theo thời gian )
- Nhận thấy có vấn đề ở nội dung hoạt động LQVT ở lĩnh vực phát triển
nhận thức đã xây dựng năm trước có một số đề tài không rõ ràng, tôi đã cùng tổ
trưởng chuyên môn xem xét lại kết quả mong đợi của trẻ 5 – 6 tuổi trong sách
7
hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non và xây dựng lại cho hợp lý.
Sau đó đưa xuống để giáo viên tự xây dựng kế hoạch phù hợp với lớp mình.
b/ Xây dựng sau khi đã được tập huấn đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ
chuẩn 120 chỉ số :
- Sau khi xây dựng khung theo kết quả mong đợi cuối độ tuổi đến giữa
chủ đề thứ 5 (Thế giới thực vật) thì chúng tôi được dự lớp tập huấn việc đánh giá
trẻ theo bộ chuẩn 120 chỉ số . Thế là chúng tôi lại cùng nhau nghiên cứu và thực
hiện xây dựng chương trình theo bộ chuẩn với các bước như sau :
+ Cùng với tổ trưởng tổ chức họp tổ và rà soát lại các đề tài đã dạy đến hết
chủ đề thế giới động vật, đề tài đó tương ứng với những chỉ số nào trong bộ
chuẩn để lọc ra tổng số chỉ số đã dạy cho trẻ.
+ Hướng dẫn cho giáo viên làm bảng tổng hợp đánh giá trẻ từ đầu năm cho
đến hết chủ đề thế giới động vật như sau :
(Bảng này thực hiện sau khi tổ chức đánh giá trẻ theo “Bảng theo dõi sự
phát triển cá nhân trẻ” và “bảng theo dõi sự phát triển của lớp”) – Ví dụ 1:
Trường: Mẫu giáo Sao Mai
Lớp : Lá …
BẢNG TỔNG HỢP THEO DÕI CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI
ĐẾN HẾT CHỦ ĐỀ “THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT”
(Từ ngày đầu năm Đến hết ngày 12 / 04/ 2013)

Chuẩn
Chỉ số
Nội dung chỉ số
KẾT QUẢ
GHI
CHÚ
Số trẻ
đạt/ 40
cháu
Tỷ lệ
Chỉ số
mang sang
(-) màu đỏ
1
Trẻ có thể
kiểm soát và
phối hợp vận
động các
nhóm cơ lớn
1 Bật xa tối thiểu 50cm; 40 100%
2 Nhảy xuống từ độ cao 40 mét
3
Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng
cách xa 4 m
27 67,5% - x
4
Trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5 m so
với mặt đất
36 90%
2

……. 5 ……………. …… …… ………
…….
.
8
Nếu chỉ số nào số trẻ đạt dưới 70 % sẽ được mang sang để tiếp tục lên
chương trình dạy cho các chủ đề sau.
+ Sau đó tổng hợp các chỉ số chưa dạy và dự kiến cho các chủ đề sau đó và
tiếp tục xây dựng kế hoạch cho chủ đề tiếp theo theo mẫu như sau :
Ví dụ : KẾ HOẠCH THEO CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
Thời gian : Từ ngày 4 / 3 năm 2013 đến ngày 29 / 3 năm 2013
Lĩnh
vực
phát
triển
Chuẩn
Chỉ số
Nội dung chỉ số
Hoạt
Động
Nội dung
(Đề tài)
Cách
thực
hiện
KT K
N

PHÁT
TRIỂN

THỂ
CHẤT
1 2
Nhảy từ độ cao xuống 40cm - Bật sâu 35 – 40 cm
3
Ném và bắt bóng bằng 2 tay
từ khoảng cách xa 4 mét
- Tung bắt bóng
3 10
Đập và bắt bóng bằng 2 tay - Đập và bắt bóng bằng
2 tay tại chỗ (dạy 2 lần)
6 22
Biết và không làm một số
việc gây nguy hiểm
Dạy mọi nơi mọi lúc
24
Không đi theo, không nhận
quà người lạ khi chưa được
người thân cho phép
Dạy mọi nơi mọi lúc
PHÁT
TRIỂN
NHẬN
THỨC

23
104
Nhận biết con số phù hợp
trong phạm vi 10
- Số 10 ( lần 1)

105
Tách 10 đối tượng thành 2
nhóm bằng ít nhất 2 cách và
so sánh số lượng của các
nhóm
- Số 10 ( lần 3)
27
116
Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn
giản và tiếp tục thực hiện
theo qui tắc
- Số 10 (lần 2)
Ghi chú : chỉ số khoanh tròn đỏ là chỉ số mang sang
Kèm theo với bảng kế hoạch là bảng xây dựng công cụ để đánh giá trẻ như sau :
9
BẢNG XÂY DỰNG CÔNG CỤ THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
Thời gian : Từ ngày 4 / 3 năm 2013 đến ngày 29 / 3 năm 2013
Stt
Chỉ số lựa
chọn
Minh chứng
Phương
pháp theo
dõi
Phương tiện
thực hiện
Cách thực hiện
Thời
gian

thực
hiện
1 2 - Nhảy từ độ
cao xuống
40cm
Bật nhảy bằng 2 chân
Chạm đất nhẹ nhàng
bằng 2 chân và giữ được
thăng bằng khi tiếp đất
Nhảy sâu tối thiểu 40cm
Bài tập
Kiểm tra
Mặt sân bằng
phẳng, có kê
bục bật 40 cm
Trẻ đứng trên bục,
đầu ngón chân để
sát vạch. Theo
hiệu lệnh của cô
trẻ bật bằng cả 2
chân xuống sàn
20
phút
2 3 - Ném và bắt
bóng bằng 2 tay
từ khoảng cách
xa 4 mét
Di chuyển theo hướng
bóng bay để bắt bong
Bắt được bóng = 2 tay

Không ôm bóng vào
ngực.
…. … …
3 10 - Đập và bắt
bóng bằng 2 tay
Vừa đi vừa đập và bắt
bóng bằng 2 tay
Không ôm bóng vào
người.
… … …
4 22 - Biết và
không làm một
số việc gây
nguy hiểm
Nhận ra một số việc làm
gây nguy hiểm và nói
được tác hại đối với bản
thân và người xung
quanh. Biết nhắc nhở
hoặc báo người lớn
… … …
*Lưu ý : chỉ số khoanh tròn đỏ là chỉ số mang sang
II/ Biện pháp 2 : Phối hợp tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình
*Phổ biến chương trình :
Sau khi các lớp xây dựng chương trình, trình duyệt tổ chuyên môn, tổ
chuyên môn gởi kế hoạch cho hiệu phó theo dõi. Sau đó, giáo viên cụ thể hóa kế
hoạch bặng mạng nội dung, mạng hoạt động và xây dựng kế hoạch chủ đề nhánh
để thực hiện. Cứ đến thứ năm hàng tuần đăng ký các đề tài của chủ đề nhánh tiếp
theo lên tổ chuyên môn rồi thực hiện (Đề tài có thể thay đổi ngay từ thời điểm
này tùy theo tình hình lớp để giáo viên lựa chọn phù hợp)

10
*Hướng dẫn thực hiện :
Cùng với tổ trưởng hướng dẫn Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện như sau :
- Nghiên cứu kỹ chương trình GDMN mới đã được PGD tập huấn, tham
khảo các giáo án mẫu theo từng chủ đề của năm học trước và hướng dẫn của
PGD, hiệu phó chuyên môn để nắm bắt cách soạn giảng. (Kể cả chương trình
HĐchiều)
- Tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu và việc hướng dẫn thực hiện
chương trình GDMN mới theo từng độ tuổi. Trang trí sắp xếp lớp theo hướng
mới với từng chủ đề nhánh, chủ đề lớn
- Xây dựng môi trường thân thiện tích cực, phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và việc vận động phụ huynh đóng góp
cây xanh, tham gia làm vườn, cùng giáo viên tự tạo đồ chơi bằng nguyên vật liệu
mở để cho trẻ chơi và cùng giáo viên tham gia tổng vệ sinh trường lớp.Tạo điều
kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả
năng và sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo ; tự tin và luôn
được hạnh phúc vì mọi người xung quanh yêu thương, gần gũi trẻ. Chú ý lôi cuốn
các thành viên trong gia đình, đặc biệt các thành viên là nam giới : ông, bố, anh,
chú, bác tham gia vào việc chăm sóc và dạy trẻ.
- Làm tốt công tác phụ huynh : Qua bảng thông báo, góc “Tuyên truyền
cho cha mẹ” của lớp : thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các kiến thức CS –
GD trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động ; các yêu cầu của nhà trường đối
với gia đình ; hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo trong
việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Trao đổi thường xuyên, hằng
ngày trong các giờ đón, trả trẻ.
11
- Kịp thời thông báo đến nhà trường những việc cấp bách để nhà trường
giải quyết kịp thời phục vụ cho trẻ.
- Tổ chức họp phụ huynh định kì : Thông báo kết quả học tập, thảo luận về
các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường kết hợp phổ biến kiến thức

CS – GD trẻ cho cha mẹ.
*Tổ chức đánh giá trẻ :
- Theo dõi tổ chức đánh giá trẻ cuối buổi, cuối chủ đề (theo mẫu), cuối học
kỳ I và cuối năm học dưới sư giám sát của phó hiệu trưởng (đối với tổ 4 – 5 tuổi)
và ghi nhận trên sổ nhật ký hàng ngày.
- Đối với trẻ 5 – 6 tuổi ngoài việc tổ chức đánh giá trẻ cuối buổi và ghi
nhận trên sổ nhật ký hàng ngày thì hàng chủ đề phải tổ chức kiểm tra đánh giá trẻ
ở tuần cuối của chủ đề theo mẫu của ví dụ 1 ở phần biện pháp xây dựng chương
trình và báo về tổ. Tổ trưởng có nhiệm vụ tổng hợp các kết quả của các lớp tìm ra
kết quả chung để báo cáo hiệu phó. Sau đó, hiệu phó và tổ trưởng rà soát các chỉ
số và gợi ý giáo viên lựa chọn chỉ số mang sang và xây dựng tiếp kế hoạch cho
chủ đề tiếp theo ở các lớp.
- Cuối 2 chủ đề 1 lần, trường tổ chức kiểm tra việc theo dõi đánh giá các
chỉ số đánh giá trẻ 5 tuổi của cá nhân, của lớp theo chỉ số mà giáo viên lớp đã
kiểm tra, lựa chọn lại và đưa vào kế hoạch kiểm tra của trường theo “bảng kiểm
tra đánh giá việc theo dõi các chỉ số phát triển trẻ” (mẫu trang 16/ “tài liệu hướng
dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” theo thông tư số 23/ 2010/TT –
BGDDT)
III/ Biện pháp 3 : Tổ chức nâng cao chất lượng thực hiện chương trình
Việc xây dựng và hướng dẫn thực hiện chương trình rõ ràng từng bước như
đã nêu trên nhưng nếu không thường xuyên cải tạo và tăng cường cải cách sinh
12
hoạt chuyên môn, chỉ đạo xuyên suốt và theo dõi, rút kịp nghiệm bổ sung thường
xuyên thì khó đạt được chất lượng, không trở thành nề nếp và dễ dàng mai một.
Vì thế chúng tôi bàn bạc và đưa ra một số biện pháp tăng cường nâng cao chất
lượng thực hiện chương trình như sau :
* Tổ chức hội thảo với Tổ trưởng chuyên môn hàng tuần :
- Đầu tuần, cùng họp với tổ trưởng chuyên môn thời gian khoảng 30 phút
để trao đổi một số vấn đề trong việc thực hiện chương trình hoặc một số thay đổi,
bổ sung trong các đợt hiệu phó tham gia sinh hoạt trong ban hướng dẫn nghiệp vụ

của tổ mầm non phòng giáo dục để hướng dẫn kịp thời việc thực hiện chương
trình cho giáo viên.
- Tham khảo ý kiến hay của mỗi thành viên qua việc cập nhật được những
thông tin mới về ngành học trên internét, trên tài liệu và tạp chí để kịp thời chỉ
đạo cho giáo viên.
*Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn :
- Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu
trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng
cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý
tưởng. Do vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh
nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có
thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.
- Thường xuyên dự sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn ( mỗi tổ
sinh hoạt 2- 3 lần/ tháng) để tập lại các bài hát bài thơ của chương trình mới để
giáo viên nắm đưa vào chương trình dạy buổi chiều một cách tốt hơn.
*Một số biện pháp khác :
13
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong liên lạc bằng cách trao đổi qua hộp
thư điện tử, E mail, Gmail với tất cả giáo viên trong trường .
- Phối hợp với các tổ trưởng xây dựng kế hoạch thao giảng từng tổ, thao
giảng các tiết mẫu, tiết chuyên đề để tất cả giáo viên cùng nắm bắt và rút kinh
nghiệm về việc thực hiện chương trình
- Tổ chức giao lưu với trường bạn (Búp măng, Bà Tá) xây dựng và lên tiết
mẫu chương trình GDMN mới để tất cả giáo viên thảo luận và rút kinh nghiệm.
- Rà soát đồ dùng đồ chơi theo danh mục bộ thiết bị GDMN tối thiểu theo
quyết định 02 để làm nhu cầu đề nghị mua sắm trang thiết bị, có kế hoạch làm
hoặc từng bước đầu tư mua sắm cho từng lớp.
- Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ trên lớp theo chủ đề ở lớp điểm
và nhân diện cho toàn trường.
- Hàng tháng lên lịch phân công giáo viên dạy lớp chiều theo tinh thần của

cuộc họp hội đồng một cách hợp lý đồng thời theo dõi giám sát chất lượng chăm
sóc giáo dục của giáo viên dạy buổi chiều theo đúng thời gian biểu; Giám sát việc
đánh giá trẻ cuối chủ đề (đối với lớp 5 – 6 tuổi) cuối học kỳ I và cuối năm học
(đối với lớp 4 – 5 tuổi)
Từ việc sắp xếp và lên kế hoạch như trên chúng tôi bắt tay vào thực hiện.
Tuy mọi thứ đều mới mẽ và khó khăn nhưng ai cũng nhận thấy đây là việc làm
lợi ích và là trách nhiệm chung trong việc chăm sóc giáo dục trẻ , cho nên cuối
cùng mọi người đều cố gắng hoàn thành công việc.
14
KẾT QUẢ
Qua một năm thực hiện chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau :
- Mọi công việc đã trở thành nề nếp và có hệ thống rõ ràng từ trên xuống
dưới theo một lề lối.
- Có sự phối hợp chặt chẽ và hiểu ý trong cung cách làm việc cũng như
việc chỉ đạo thực hiện các loại chương trình.
- Hồ sơ từng tổ rõ ràng và lưu trữ kỹ, nhất là hồ sơ đánh giá trẻ từng lớp,
từng tổ, đặc biệt là các lớp lá.
- Việc thực hiện chương trình tương đối sát sao với kế hoạch, không dồn
nén, mỗi giáo viên đã biết có thể tự xây dựng cho mình một kế hoạch phù hợp
với tình hình thực tế lớp đang dạy, không rập khuôn và trùng lặp như chương
trình cũ.
- Tổ chức sinh hoạt tổ đều đặn nâng cao hiệu quả trong chuyên môn, tính
đến hết tháng 4 tổ lá có 21 buổi sinh hoạt tổ (chưa tính các buổi thao giảng); tổ
chồi 19 buổi sinh hoạt tổ (chưa tính các buổi thao giảng)
- Giáo viên bước đầu cơ bản đã biết xây dựng kế hoạch giảng dạy cho năm
học, từng chủ đề, kế hoạch tuần, ngày. Tích lũy được một số kinh nghiệm qua
việc áp dụng phương pháp mới vào bài dạy. Nhờ nâng cao chất lượng và số
lượng các tiết thao giảng của chương trình GDMN mới mà nhiều giáo viên trong
trường đã hiểu về chương trình. Học tập được nhiều bài học trong việc vận dụng
phương pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” để giảng dạy. Qua đợt tổ chức tập

huấn nhiều giáo viên đã tự tin hơn cho việc chuẩn bị dạy CT GDMN mới .
- Toàn trường có 7/ 10 giáo viên đã thực hiện thường xuyên việc trao đổi
qua E-mail, riêng tổ lá 5 – 6 tuổi có 100 % giáo viên sử dụng gmail để liên lạc.
15
- Ban giám hiệu trường chuyên sâu hơn trong chuyên môn và qua tìm hiểu
hiểu biết thêm nhiều về chương trình GDMN mới và rút được nhiều kinh nghiệm
qua việc tổ chức bán trú ở trường, hứa hẹn cho những năm kế tiếp thực hiện tốt
hơn. Mặt khác có thêm kinh nghiệm trong công tác phối hợp với phụ huynh và
giáo viên trong việc thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng việc thực
hiện đề án phổ cập GDMN của nhà nước.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
*Trong công tác quản lý chỉ đạo :
- Sự phối hợp chặt chẽ của những người có năng lực trong công tác quản
lý chuyên môn ở trong trường là động lực thúc đẩy sự phát triển về chuyên môn
cho giáo viên.
- Có sự phối hợp đồng điệu trong cách chỉ đạo tạo sức mạnh đoàn kết và
sự tự tin mạnh dạn học hỏi cho giáo viên trong quá trình thực hiện.
*Trong việc xây dựng và hướng dẫn thực hiện chương trình :
- Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo bộ chuẩn đánh giá
trẻ 5 tuổi với 120 chỉ số cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn. Dự kiến sẽ được
nhóm thực hiện chỉ đạo chuyên môn trong trường (Tổ trưởng chuyên môn tổ lá
và hiệu phó chuyên môn) rút kinh nghiệm thực hiện trong năm học này và dựa
vào “Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” theo thông tư số
23/ 2010/TT – BGDDT (từ trang 12 – trang 14) để xây dựng lại các loại kế
hoạch năm học, kế hoạch chủ đề trong các năm học tiếp theo sát sao hơn, hợp lý
hơn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5
tuổi váo lớp 1 được tốt.
16
Huy Khiêm, ngày 15 tháng 4 năm 2013
Người viết

Giáp Lê Diễm Thuý
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG MG SAO MAI
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
SỐ ĐIỂM : XẾP LOẠI :
TM . HĐKH NHÀ TRƯỜNG
17
18
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÁNH LINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO MAI

PHỐI HỢP VỚI TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐẠI TRÀ
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI
TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO SAO MAI
NGƯỜI VIẾT : GIÁP LÊ DIỄM THÚY
CHỨC VỤ : PHÓ HIỆU TRƯỞNG
ĐƠN VỊ : MẪU GIÁO SAO MAI
Tháng 4 năm 2013

×