Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

luận văn thạc sĩ đại học sư phạm hà nội Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.87 KB, 131 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục quy định tại Nghị
quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội : “Xây dựng nội dung, chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân
lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và
truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát
triển trong khu vực và trên thế giới” , từ năm học 2000-2003 Bộ GD-ĐT đã
triển khai bộ chương trình mới trong các cấp học phổ thông . Một trong
những điểm mới của chương trình này là đưa dạy học tự chọn thành một bộ
phận của chương trình giáo dục phổ thông. Dạy học tự chọn xuất phát từ sự
biện chứng của thống nhất và phân hoá, từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt các
mục tiêu dạy học đối với tất cả mọi học sinh, đồng thời khuyến khích phát
triển tối đa và tối ưu những khả năng của học sinh, là một hình thức tổ chức
dạy học phân hóa phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Việc đưa dạy học tự chọn vào chương trình phổ thông ngay từ bậc tiểu
học trước hết dựa trên những kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trong nhiều
năm qua về sự phát triển của học sinh tiểu học trong quá trình giáo dục. Mỗi
học sinh là một cá nhân có nhu cầu và năng lực phát triển, có cách học và tốc
độ học không hoàn toàn giống nhau, do đó có sự phân hóa về trình độ và
hứng thú học tập của học sinh trong suốt quá trình đi học. Mọi năng lực cá
nhân của học sinh đều có thể phát hiện và phát triển trong môi trường giáo
dục thích hợp, trong đó môi trường giáo dục toàn diện ở nhà trường với sự
định hướng đúng đắn của chiến lược bồi dưỡng nhân tài xuyên suốt mọi cấp
học là môi trường thuận lợi nhất. Thứ hai, khả năng thực hiện giáo dục toàn
diện ở tiểu học đang trở thành hiện thực và nhu cầu dạy học các môn học
không bắt buộc ở tiểu học để phát triển năng lực cá nhân học sinh ngày càng
1
tăng. Nhu cầu dạy học tự chọn để đáp ứng sự phát triển và hứng thú học tập
của học sinh ngày càng trở nên cấp thiết.


Từ năm học 2002-2003 Bộ GD-ĐT đã có một số hướng dẫn về dạy học
tự chọn. Ở nhiều trường tiểu học đã tổ chức dạy học các môn tự chọn cũng
như những nội dung tự chọn. Tuy nhiên, quá trình triển khai dạy học tự chọn
còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt đối với khâu biên soạn tài liệu dạy học tự
chọn . Việc đầu tư để tiếp tục bổ sung các nội dung, các chủ đề tự chọn và tổ
chức biên soạn tài liệu giáo khoa, tài liệu hướng dẫn triển khai dạy học tự
chọn giúp học sinh, giáo viên có thêm nguồn tài liệu dạy học phong phú để
lựa chọn là một nhu cầu cấp thiết.
Vì vậy, thiết kế tài liệu dạy học cho giờ học tự chọn ở tiểu học là một
hướng đi có nhiều triển vọng góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học.
Một trong những mục tiêu chính của dạy học tự chọn là nhằm hỗ trợ
việc dạy học chương trình chính khóa, do đó chúng tôi lựa chọn hướng xây
dựng nội dung dạy học tự chọn dựa trên những mạch kiến thức, kĩ năng của
chương trình chuẩn.
Tiếng Việt là môn học có vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục
tiểu học. Đây là môn học vừa có vai trò trang bị cho học sinh công cụ ngôn
ngữ, vừa có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng
Việt , những kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học sinh tự hoàn thiện nhân cách
của mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Trong chuyên đề Bồi dưỡng
học sinh giỏi, GS.TS. Lê Phương Nga đã phân chia toàn bộ kiến thức và kĩ
năng môn Tiếng Việt thành 16 mạch kiến thức.
Các lớp từ vựng là thuật ngữ chúng tôi tạm dùng để chỉ mạch kiến thức,
kĩ năng về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ đa nghĩa được dạy
trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5. Có thể nói các lớp từ vựng chiếm một
vị trí đặc biệt trong tiếng Việt, mà xét theo một ý nghĩa nhất định, đó mới
chính là bộ phận tinh hoa cốt lõi, chứa đựng bản sắc và linh hồn Việt. Tuy
2
nhiên, mảng từ ngữ này, đặc biệt là các từ đa nghĩa bao giờ cũng gây nhiều
lúng túng, sai lầm cho học sinh và ngay cả giáo viên.

Việc tổ chức dạy học nội dung các lớp từ vựng trong giờ tự chọn một
mặt sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức lí thuyết, thực hành, vận dụng thành
thục trong giao tiếp, mặt khác bồi dưỡng cho học sinh thêm yêu tiếng Việt
đồng thời học tốt phân môn Tập đọc và Tập làm văn.
Như vậy, thông qua nghiên cứu khả năng ứng dụng cụ thể, thiết thực
của vấn đề, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ chúng tôi đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài: “Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn
môn Tiếng Việt lớp 5” với mong muốn đề tài này có thể đáp ứng được yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải tiến nâng cao chất lượng dạy
học môn Tiếng Việt đồng thời cũng là những ý kiến góp phần cải tiến việc
biên soạn chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo cho việc dạy học
môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn trong môn Tiếng
Việt . Từ đó biên soạn thành một tài liệu dạy học giúp giáo viên và học
sinh thực hiện dạy học các lớp từ vựng trong giờ học tự chọn một cách có
hiệu quả.
3. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học mạch kiến thức “ Các lớp từ vựng” ở lớp 5 theo
chương trình hiện hành.
4. Đối tượng nghiên cứu
Tài liệu dạy học “ các lớp từ vựng” cho giờ học tự chọn trong môn
Tiếng Việt lớp 5
5. Giả thuyết khoa học
Nếu chúng ta thiết kế được một tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho
giờ tự chọn bảo đảm chuẩn kiến thức và kĩ năng đã quy định trong chương
3
trình hiện hành, đặc biệt khai thác được sự thú vị và những lợi ích của các lớp
từ đó trong sử dụng ngôn ngữ, trên cơ sở tính toán đầy đủ đến việc phân hóa

trình độ của học sinh thì sẽ tăng cường hứng thú học tập của các em, từ đó
nâng cao hiệu quả dạy học nội dung này ở Tiểu học.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thiết kế tài liệu dạy học các
lớp từ vựng cho giờ tự chọn ( làm sáng tỏ những lí thuyết về các lớp từ vựng,
các quan niệm về dạy học tự chọn, tìm hiểu thực trạng dạy học tự chọn hiện
nay trong nhà trường tiểu học và thực trạng dạy học các lớp từ vựng trong
môn Tiếng Việt lớp 5 )
- Thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn trong
môn Tiếng Việt lớp 5
- Tiến hành thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của tài
liệu dạy học đã xây dựng.
7. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế tài liệu dạy học nội dung “ các lớp từ vựng” sử dụng trong giờ
học tự chọn cho học sinh lớp 5
8. Phương pháp nghiên cứu
1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu
có liên quan : đặc điểm của các lớp từ vựng; những quan niệm, xu hướng kinh
nghiệm dạy học, những quan điểm đổi mới giáo dục tiểu học và giảng dạy
môn Tiếng Việt lớp 5.
2.Phương pháp điều tra: tìm hiểu thực trạng, kinh nghiệm tổ chức dạy
học tự chọn ở một số trường tiểu học cũng như thực trạng dạy học các lớp từ
vựng trong môn Tiếng Việt lớp 5.
3. Phương pháp thực nghiệm: kiểm tra giả thuyết bằng thực tế dạy học.
4. Phương pháp toán học thống kê:phân tích, so sánh, đối chiếu số liệu
để rút ra những kết luận cần thiết.
4
9. Những đóng góp mới của luận văn
9.1. Làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc thiết kế tài liệu
dạy học các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5.

9.2. Đưa ra tổ hợp bài tập dành cho hai đối tượng học sinh trên chuẩn và dưới
chuẩn dựa trên cơ sở chương trình chuẩn.
9.3. Gợi ý, hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên.
10. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 3 phần :
Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, khách
thể, phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu, đóng
góp của luận văn và bố cục luận văn.
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ
vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5.
Chương 2: Thiết kế tài liệu dạy học tự chọn các lớp từ vựng cho giờ
học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5
Chương 3: Thử nghiêm sư phạm kiểm chứng tính khả thi của việc thiết
kế tài liệu dạy học tự chọn các lớp từ vựng cho giờ học tự chọn môn Tiếng
Việt lớp 5
Phần kết luận

5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ TÀI LIỆU DẠY HỌC
CÁC LỚP TỪ VỰNG CHO GIỜ HỌC TỰ CHỌN MÔN TIẾNG VIỆT 5
1.1. Dạy học tự chọn ở tiểu học
1.1.1. Quan niệm về dạy học tự chọn ở tiểu học:
Để phát hiện và phát triển các năng lực cá nhân của HS thì chương
trình giáo dục phổ thông thường phải có hai loại nội dung :
- Loại nội dung bắt buộc : Chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản ,
phổ thông cần thiết cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của
lớp người lao động mới, góp phần vào đào tạo nguồn nhân lực của đất nước

và là cơ sở để phát hiện và phát triển năng lực cá nhân HS .
- Loại nội dung không bắt buộc với mọi HS do người học tự chọn để phát
triển năng lực cá nhân, gọi chung là nội dung dạy học tự chọn
Trong “ Mục tiêu, kế hoạch giáo dục tiểu học”- văn bản do Bộ GD -
ĐT ban hành ngày 14/10/1994 đã ghi rõ:
+ “ Các môn học ở tiểu học bao gồm các môn học bắt buộc và các môn
học tự chọn ”
+ Các môn học tự chọn gồm : “ 1- tiếng nước ngoài ; 2- Tin học ; 3
-kinh tế gia đình ; 4 -nội dung nâng cao của các môn học bắt buộc ”
Khi ban hành chương trình Tiểu học áp dụng thống nhất trong cả nước,
Bộ GD - ĐT tiếp tục khẳng định việc khuyến khích dạy học tự chọn từ lớp 3
đến lớp 5 ở Tiểu học và dạy học tự chọn là dạy học tự chọn không bắt buôc.
1.1.2. Lí do của việc tổ chức dạy học tự chọn ở tiểu học
Trong thời đại xã hội phát triển với tốc độ nhanh chóng như hiện nay,
việc dạy học không chỉ hạn chế trong các giờ học chính khoá dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của GV theo chương trình đại trà, dạy học đồng loạt với cùng một
nội dung, bằng cùng một phương pháp, theo cùng một tốc độ, với cùng một
mức độ yêu cầu đối với mọi học sinh mà cần được bổ sung bằng cách mới cho
6
phép dạy học phân hoá theo từng đối tượng nhằm phát huy tối đa khả năng mỗi
học sinh.
Tổ chức dạy học tự chọn trong trường phổ thông là một giải pháp để
thực hiện dạy học phân hoá theo đối tượng, linh hoạt về nội dung, phương
pháp, thời gian học, làm cho việc học trở nên thiết thực, thích thú, đạt chất
lượng và hiệu quả cao hơn đối với mỗi cá nhân người học.
Đây là một hình thức phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng rất mới
đối với Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, “mới” là mới ở hình thức và
quy mô tổ chức, tính chất phổ cập và có kế hoạch, còn các nội dung dạy
học tự chọn thì thực ra không phải hoàn toàn xa lạ đối với nhà trường Việt
Nam. Trước đây cũng như hiện nay, ở nhà trường phổ thông vẫn có những

hình thức ngoại khoá, bồi dưỡng cho học sinh giỏi và phụ đạo thêm cho
những em yếu kém nhằm đáp ứng những sở thích và nhu cầu của học sinh
ngoài chương trình học chính khoá. Tuy nhiên có thể thấy các hoạt động trên
còn mang tính tự phát, gặp chăng hay chớ, thiếu tính kế hoạch, phần lớn là tự
biên tự diễn, không theo một chương trình và nội dung thống nhất nào cả.
Nhiều nơi tổ chức chỉ có tính hình thức thành thử chất lượng kém và hiệu quả
thấp. Các hoạt động ngoại khoá tuy phong phú, nhưng do cách tổ chức đồng
loạt cho tất cả (lớp, khối, trường) nên không thể thoả mãn nhu cầu của cá
nhân hay một nhóm học sinh có chung nguyện vọng, sở thích cần được đáp
ứng. Công tác bồi dưỡng cho học sinh giỏi biến thành nhồi nhét theo kiểu “
nuôi gà chọi” nhằm cạnh tranh trong thi cử, thi đua; việc phụ đạo học sinh
yếu kém thì tiến hành không đều, nặng về kinh tế và chuẩn bị những bài mẫu,
bài tủ sát với các nội dung sẽ kiểm tra đánh giá
Những hạn chế trên sẽ được khắc phục nếu tổ chức tốt nội dung dạy
học tự chọn.
Dạy học tự chọn tạo điều kiện cho người học trên nền tảng học vấn tối
thiểu (được quy định bởi chương trình chuẩn) có điều kiện tìm hiểu thêm
những kiến thức, kĩ năng của những lĩnh vực mình ưa thích qua môn học tự
7
chọn, giúp học sinh ôn tập, luyện tập theo nội dung tuỳ chọn, theo các mức độ
nông sâu, tuỳ thuộc vào năng lực của bản thân, tránh được tình trạng quá tải
trong học tập đối với học sinh. Từ đó cho phép mọi học sinh, kể cả học sinh
yếu kém nắm được những điều chủ yếu nhất của nội dung chương trình đại trà.
1.1.3. Mục tiêu dạy học tự chọn ở tiểu học
Nhu cầu nguyện vọng và sở thích của học sinh từng lớp từng trường là
hết sức đa dạng. Trong hoàn cảnh của Việt Nam phải cân nhắc khả năng thực
hịên để xác định đích cần đạt được của việc dạy học tự chọn. Kinh nghiệm
thực tiễn triển khai thí điểm cho thấy việc dạy học tự chọn giúp cho học sinh
củng cố hoạc nâng cao kiến thức, kĩ năng theo từng môn học, đồng thời có thể
bổ sung thêm một số nội dung mới theo nhu cầu của người học và yêu cầu

của cộng đồng.
Dạy học tự chọn ở tiểu học nhằm giúp học sinh :
- Phát triển năng lực của cá nhân trong một số lĩnh vực học tập .
- Góp phần bồi dưỡng tài năng theo đặc điểm của cấp tiểu học và của địa
phương.
- Đạt được mục tiêu của giáo dục tiểu học .
1.1.4. Nguyên tắc chung của dạy học tự chọn ở tiểu học :
- Chương trình dạy học tự chọn là sự phát triển theo chiều sâu của các kiến
thức, kĩ năng cơ bản trong chương trình tiểu học hiện hành ở các lớp 3, 4, 5
( trừ môn Tiếng Anh và môn Tin học có chương trình độc lập ) .
- Tăng cường khả năng vận dụng, thực hành các kiến thức kĩ năng cơ bản
để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội , …gần gũi trong đời sống HS .
- Tài liệu dạy học tự chọn biên soạn theo chương trình dạy học tự chọn ,
được thẩm định và ban hành theo quy định của Bộ GD - ĐT và do hiệu
trưởng trường tiểu học lựa chọn .
Để tăng khả năng lựa chọn tài liệu học tập theo đặc điểm cá nhân , nên
khuyến khích có nhiều tài liệu của cùng một chuơng trình tự chọn .
8
- Phương pháp dạy học tự chọn phải phát huy tính chủ động, linh hoạt ,
sáng tạo, tư duy phê phán, tinh thần tự học của HS .
- Phát huy thế mạnh truyền thống của điạ phương , đất nước , từng bước
tiến kịp trình độ giáo dục tiểu học của các quốc gia phát triển trong khu vực ,
trên thế giới .
1.1.5. Các hình thức dạy học tự chọn ở tiểu học
Trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo
( GD - ĐT) ban hành ngày 5/5/2006 có hai hình thức dạy học tự chọn :
* Tự chọn bắt buộc: HS được giáo viên nhà trường hướng dẫn để căn cứ
vào nhu cầu năng lực, điều kiện cụ thể của bản thân mà lựa chọn học tập một
(hoặc một số) môn học (hoặc nội dung giáo dục) do nhà trường quy định và
tạo điều kiện học tập theo chương trình dạy học tự chọn bắt buộc nêu trong

chương trình giáo dục ở lớp (hoặc ở cấp) học .
Ví dụ : Trong chương trình cấp Trung học cơ sở đã quy định, mỗi tuần lễ
có 2 tiết dạy học tự chọn và “Thời lượng dạy học tự chọn phải được sử dụng
để dạy học một số chủ đề tự chọn, tiếng dân tộc, tin học ”
* Tự chọn không bắt buộc:
HS được giáo viên, nhà trường hướng dẫn để căn cứ vào nhu cầu, năng
lực, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của bản thân mà lựa chọn hoặc không lựa
chọn một ( hoặc một số) môn học (hoặc nội dung giáo dục) do nhà trường tổ
chức dạy học theo phương thức tự nguyện, phù hợp với các quy định của cấp
quản lý giáo dục.
Ví dụ : Dạy học tự chọn ở tiểu học là dạy học tự chọn không bắt buộc vì
chương trình tiểu học do Bộ GD -ĐT ban hành ngày 9/11/2001 đã nêu như
sau : “ Đối với các trường lớp đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về giáo viên,
về cơ sở vật chất và thiết bị và được sự thoả thuận của gia đình học sinh có
thể tổ chức dạy học tiếng nước ngoài và tin học, tổ chức bồi dưỡng năng lực
học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình dạy học tự chọn (không bắt
buộc) do Bộ GD-ĐT quy định ”
9
Chương trình cấp Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ
Giáo dục - Đào tạo ban hành ngày 5/5/2006 lại nêu rõ: “Bắt đầu từ lớp 3, thời
lượng dùng để dạy học các nội dung tự chọn và hai môn học tự chọn : Ngoại
ngữ, Tin học là 2tiết/ tuần. Các trường lớp dạy học hai buổi /ngày hoặc nhiều
hơn 5 buổi trên tuần và đã có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, được
sự thoả thuận của gia đình học sinh, có thể tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin
học, nội dung tự chọn của các môn học ”.
1.1.6. Kế hoạch dạy học tự chọn
- Thời lượng học tự chọn của mỗi HS tối đa là 4 tiết mỗi tuần và một HS có
thể chọn tối đa 2 hoặc 3 môn học ( hoặc nội dung ) tự chọn .
Ngay trong nội dung tự chọn của một môn học, học sinh có thể lựa chọn
một số chủ đề, mô dun … thích hợp ở từng lớp. Các trường hợp ngoại lệ do

hiệu trưởng cho phép trên cơ sở đề nghị của gia đình HS và giáo viên chủ
nhiệm .
- Hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng nhà trường , từng lớp
có thể lựa chọn từ 2 đến nhiều môn học ( hoặc lĩnh vực học tập ) tự chọn .
- Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tự chọn chỉ nên thực hiện ở những
lớp, những trường tiểu học có các điều kiện tối thiểu như sau:
+ Học sinh đã được học đủ số môn học bắt buộc (tức là đã đảm bảo được
những yêu cầu tối thiểu để thực hiện giáo dục toàn diện) và có một số hoặc
toàn bộ học sinh tự nguyện tham gia học tập tự chọn .
+ Thực hiện chương trình dạy học tự chọn do Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định, theo sự chỉ đạo của cơ quan giáo dục địa phương.
+ Có đủ giáo viên ( trong biên chế hoặc hợp đồng ) với trình độ đào tạo
thích hợp do nhà trường tuyển chọn.
+ Có đủ tài liệu cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để tổ chức dạy học
ngoài thời gian quy định cho dạy học các môn bắt buộc .
+ Có sự thoả thuận giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh về tổ
chức và các điều kiện dạy học tự chọn .
10
1.1.7. Dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học
1.1.7.1. Mục tiêu dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học
a) Bổ sung và khai thác sâu chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
b) Đáp ứng nhu cầu , nguyện vọng học tập của các đối tượng học sinh
khác nhau:
- Tạo điều kiện cho những học sinh gặp khó khăn trong học tập có thể
nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất của chương trình chính khoá.
- Tạo điều kiện để những học sinh có khả năng học tập tốt có thể phát huy
năng lực của mình chuẩn bị tiềm lực cho họ tiếp tục học lên theo những định
hướng khác nhau.
- Đáp ứng nhu cầu học tập của những học sinh có năng khiếu
c) Phát huy và bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tự giác, tự lập trong

học tập và khả năng tự học
1.1.7.2. Định hướng nội dung dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học
+ Hỗ trợ các HS có hoàn cảnh khó khăn đạt chuẩn kiến thức kỹ năng
của giai đoạn các lớp 1, 2, 3 (tập trung ở lớp 3 ) và của giai doạn các lớp 4, 5.
+ Phát triển các kiến thức, kỹ năng cơ bản theo chiều sâu và rộng , đạt
trình độ giỏi của quốc gia và quốc tế .
1.1.7.3. Nội dung dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở tiểu học
Đáp ứng các mục tiêu trên, các chủ đề tự chọn trong môn Tiếng Việt gồm
2 loại:
+ Loại củng cố gắn kết chặt chẽ với nội dung môn học quy định trong
chương trình giáo dục phổ thông, giúp học sinh nắm chắc thêm được kiến
thức cơ bản của chương trình. Nội dung của các chủ đề này chủ yếu phục vụ
cho việc ôn luyện, thực hành, củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức và kĩ
năng đã học. Loại chủ đề này dành cho những học sinh dưới chuẩn.
+ Loại nâng cao với những kiến thức mở rộng, sâu sắc hơn so với
chương trình giáo dục phổ thông song vẫn gắn kết với chương trình, giúp học
11
sinh mở rộng đào sâu hơn những kiến thức, kĩ năng đã học. Loại này dành
cho các học sinh khá, giỏi.
1.1.7.4. Thời lượng dạy học tự chọn của môn học Tiếng Việt (đã quy định
tại Kế hoạch dạy học tự chọn trong chương trình dạy học tự chọn ở tiểu học) .
Môn học
Số tiết học mỗi tuần lễ
Tổng cộng
( 3 năm học )
Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Tiếng Việt
Đạt chuẩn 2 2 2 6 x 35 =210(tiết)
Nâng cao 2 2 2 6 x 35 =210(tiết )
1.2. Cơ sở Việt ngữ học của việc thiết kế tài liệu dạy học các lớp từ vựng

cho giờ học tự chọn môn Tiếng Việt lớp 5
1.2.1. Từ đồng nghĩa
1.2.1.1. Quan niệm về từ đồng nghĩa.
Đồng nghĩa là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong các ngôn ngữ nói
chung và trong tiếng Việt nói riêng. Tuy nhiên cho đến nay quan niệm về hiện
tượng này chưa phải đó thống nhất. Sự khác nhau một phần do quan niệm
nhưng cũng có phần do thuật ngữ. Có người theo một quan niệm rất hẹp: từ
đồng nghĩa là những từ có nghĩa gần nhau hay giống nhau. Nhìn chung quan
điểm này đúng nhưng chưa đủ. Thứ nhất, quan điểm này không phân biệt
nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nên không xác định được từ đồng nghĩa
giống nhau về nghĩa biểu vật hay nghĩa biểu niệm. Thứ hai, quan điểm này đó
không tính tới một cách nghiêm túc hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Ví dụ: Một
từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.Chẳng hạn
từ trông với nghĩa “nhìn để nhận biết” có các từ đồng nghĩa như : nhìn, ngó,
nhòm, dòm, liếc. Từ trông với nghĩa “coi sóc, giữ gìn cho yên ổn” có các từ
đồng nghĩa như: trông coi, chăm sóc, coi sóc…
Một số tác giả đã dựa vào tương quan ngữ cảnh, cho rằng từ đồng nghĩa
là từ có thể thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh giống nhau mà ý
12
nghĩa chung của câu không thay đổi về cơ bản . Quan niệm này quá rộng bởi
2 lý do sau:
+ Có trường hợp từ vốn được xem là đồng nghĩa nhưng không
thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh giống nhau.
+ Có trường hợp từ thay thế được cho nhau trong ngữ cảnh này
mà không thay thế được cho nhau trong ngữ cảnh khác.
Theo một hướng khác, dựa vào nghĩa biểu vật và sự vật, hiện tượng
được gọi tên, Nguyễn Văn Tu cho rằng từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa
giống nhau. Đó là những từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một
hành động nào đó. Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng.
Dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Đỗ Hữu Châu cho rằng hiện

tượng đồng nghĩa là hiện tượng xảy ra có tính rộng khắp trong hàng loạt từ,
nó xuất hiện khi giữa các từ chỉ cần có một nét nghĩa chung và không có nét
nghĩa đối lập. Theo tác giả, từ đồng nghĩa là những từ có quan hệ với nhau về
ngữ nghĩa. Đó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa. Nói
cách khác, quan hệ đồng nghĩa bắt đầu nảy sinh khi xuất hiện một nét nghĩa
chung, một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ. Ông cho rằng: Từ đồng nghĩa là
từ khác nhau về âm thanh, nhưng có chung ít nhất một nét nghĩa.
Như vậy theo quan niệm này, giữa các từ đồng nghĩa có mức độ đồng
nghĩa cao thấp khác nhau, tuỳ thuộc vào số lượng nét nghĩa chung, nét nghĩa
đồng nhất. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất là khi các từ chỉ có chung một nét
nghĩa đồng nhất. Số lượng nét nghĩa đồng nhất càng lớn thì mức độ đồng
nghĩa giữa các từ càng cao. Mức độ đồng nghĩa cao nhất ( đồng nghĩa tuyệt
đối) xảy ra khi các từ có tất cả các nét nghĩa trùng .
Ví dụ:
- Các từ sau có một nét nghĩa chung ( nét nghĩa chỉ phương tiện giao
thông) : ô tô, xe đạp, tàu thuỷ, tàu hoả, máy bay
- Các từ sau có hai nét nghĩa chung ( “ hoạt động chia cắt đối tượng” và
“thành phần lớn”): đắn, chặt, phát, xẻ, bổ
13
- Các từ có ba nét nghĩa chung (“hoạt động chia cắt đối tượng”, “ thành
các phần nhỏ”, “ theo chiều dọc”): băm, thái
- Các từ sau có hầu hết các nét nghĩa chung: tàu hoả, xe hoả, xe lửa
Cùng dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Nguyễn Thiện Giáp viết:
Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự
giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho
từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh,
biểu thị các sắc thái của một khái niệm.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, từ đồng nghĩa là những từ gần nhau
về nghĩa, có âm thanh khác nhau, cùng một từ loại , nhưng khác nhau về các
sắc thái thể hiện của cùng một khái niệm.

Ví dụ: các từ “mang, vác, cõng, địu, bưng, xách, cắp, ôm, bế, bồng,
gánh, quẩy, khiêng, khuân, gùi” là nhóm từ đồng nghĩa về cùng một khái
niệm “chuyển, vận chuyển đi”
Có thể thấy mỗi quan niệm trên nhìn nhận vấn đề từ đồng nghĩa dưới
một góc độ và thường chỉ nhấn mạnh một phương diện nào đó của từ đồng
nghĩa, nên trong nhiều định nghĩa thường khó tránh được những chỗ chưa
thoả đáng.
Tuy nhiên, về cơ bản, các quan điểm nêu trên đều thống nhất với nhau
ở một điểm: từ đồng nghĩa là những từ có hình thức ngữ âm khác nhau
nhưng có quan hệ tương đồng về nghĩa biểu niệm.
1.2.1.2. Phân loại từ đồng nghĩa
Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa ( số lượng nét nghĩa chung nhiều hay ít),
căn cứ vào mức độ đồng nhất về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa
biểu thái, có thể chia từ đồng nghĩa thành hai loại lớn: đồng nghĩa tuyệt đối và
đồng nghĩa tương đối.
*Từ đồng nghĩa tuyệt đối
Từ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ đồng nhất về nghĩa biểu vật, nghĩa
biểu niệm, nghĩa biểu thái và có thể thay thế được cho nhau, chỉ khác nhau ở
14
phạm vi sử dụng, ở một số sắc thái: địa phương/ toàn dân; ngoại lai/ thuần
Việt
Đấy là hiện tượng đồng nghĩa giữa các từ do sự tồn tại song song giữa :
- Từ cũ và từ mới.
Ví dụ: trăng - nguyệt - chị hằng - gương nga ; xe lửa - tàu hỏa - hoả xa; phi
cơ - máy bay;
- Từ địa phương và từ toàn dân.
Ví dụ: Cha - bố - t ía – thầy; cô - ả - o;
-Từ thuần Việt và từ vay mượn.
Ví dụ: vợ- phu nhân; đòi hỏi – yêu cầu; ô tô - xe hơi.
-Thuật ngữ và từ thường.

Ví dụ: Trần bì - vỏ quýt; lưu huỳnh - diêm sinh , lân- phốt pho
Loại từ này không có nhiều trong ngôn ngữ. Chúng luôn cạnh tranh với
nhau và cuối cùng, nếu không có sự phân công giữa chúng, thì một số sẽ bị
đẩy lùi, bị tiêu diệt.
* Từ đồng nghĩa tương đối
Bao gồm những trường hợp đồng nghĩa khác nhau nhiều hay ít trong
các thành phần ý nghĩa hoặc khác nhau ở một hoặc vài nét nghĩa nào đó
trong ý nghĩa biểu niệm của các từ. Cụ thể chúng có thể khác nhau ở các
điểm sau đây:
- Khác nhau về nghĩa biểu thái.
Ví dụ: Ăn - xơi - tọng - hốt; trẻ em - con nít; phụ nữ - đàn bà ( biểu thị
những thái độ tình cảm khác nhau)
- Khác nhau về phạm vi biểu vật.
Ví dụ: chết - qua đời - mất; diệt - tiêu diệt - xóa sổ - loại khỏi vòng chiến…
( biểu thị những đối tượng khác nhau)
- Khác nhau ở các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của các từ.
Ví dụ: mổ - bổ - cắt - ngắt ( biểu thị cách thức hành động khác nhau)
15
Hiện tượng đồng nghĩa tương đối xảy ra phổ biến hơn trong ngôn ngữ
so với từ đồng nghĩa tuyệt đối. Quy luật của ngôn ngữ là tiết kiệm, hiện tượng
đồng nghĩa tuyệt đối chẳng những không có tác dụng làm giàu cho hệ thống
từ vựng mà ngược lại còn có thể làm cồng kềnh cho hệ thống ngôn ngữ dân
tộc. Đi vào tìm hiểu các từ đồng nghĩa cụ thể, các từ đồng nghĩa tương đối có
thể khác nhau ở nhiều dạng nét nghĩa rất phong phú, đa dạng.
*Nguyên nhân của hiện tượng đồng nghĩa tương đối
-Do từ có thể có nhiều nghĩa nên một từ có thể đồng nghĩa với nhiều từ
khác nghĩa nhau.
-Từ đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các từ có các yếu tố cấu tạo và phương
thức cấu tạo khác nhau. Ví dụ: to- lớn- bự- đồ sộ- khổng lồ; nhỏ- tí hon,
-Từ đồng nghĩa cũng có thể xảy ra giữa các từ có cùng yếu tố cấu tạo. Ví

dụ: chim- chim chóc; xấu- xấu xí; khoẻ- khỏe khoắn.
Ngoài ra do thành ngữ cũng là một loại đơn vị từ vựng nên bàn đến
hiện tượng đồng nghĩa từ vựng cũng có thể tập hợp các thành ngữ có nghĩa
giống nhau.
Ví dụ: khoe khoang- múa rìu qua mắt thợ; may mắn- buồn ngủ gặp chiếu
manh- chết đuối vớ được cọc - chuột sa hủ nếp - mèo mù vớ cá rán;
Tóm lại, hiện tượng từ đồng nghĩa chứng tỏ sự nhận thức chính xác,
tinh tế của dân tộc về hiện thực khách quan. Cùng một phạm vi sự vật hiện
tượng nhưng trong ngôn ngữ có thể có nhiều từ biểu đạt thể hiện thái độ, tình
cảm khác nhau, góc nhìn khác nhau của người nói đối với sự vật, hiện tượng;
do đó vấn đề quan trọng được đặt ra là phải biết chọn lựa từ ngữ cho chính
xác. Muốn vậy người sử dụng ngôn ngữ cần phải nhận diện và phân biệt được
các nét nghĩa trong từ đồng nghĩa.
* Một số phương pháp tìm và chỉ ra sự khác biệt ý nghĩa giữa các từ đồng nghĩa .
1/- Xác định từ trung tâm trong dãy đồng nghĩa, giải nghĩa cặn kẽ từ
trung tâm, dựa vào từ trung để giải thích ý nghĩa cho những từ còn lại đồng
thời chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa chúng.
16
Ví dụ: rộng, rộng rãi, thênh thang, mênh mông, bao la, bát ngát…
2/- Phân tích tìm nghĩa chung của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa, sau
đó kết hợp chỉ ra những nét riêng về nghĩa của từng từ để chỉ ra sự khác biệt
về nghĩa giữa chúng.
Tuy nhiên làm thế nào để phát hiện và chỉ ra được sự khác biệt về nghĩa
giữa các từ đồng nghĩa, đặc biệt là giữa các từ đồng nghĩa tương đối là vấn đề
không đơn giản. Để làm được điều này, ngoài cách tiếp tục so sánh, đối chiếu
nghĩa giữa các từ đồng nghĩa trên trục dọc, ta còn có thể áp dụng phương
pháp xác lập ngữ cảnh trống hay xác lập ngữ cảnh nói năng khu biệt. Nghĩa là
tìm những câu mà hai từ đồng nghĩa không thay thế cho nhau được. Hai từ
không thể thay thế cho nhau được trong cùng ngữ cảnh thì đó là dấu hiệu của
sự khác biệt. Qua những ngữ cảnh không thay thế cho nhau được ấy sẽ giúp

ta chỉ ra được sự khác nhau về nghĩa giữa chúng.
Giữa các từ đồng nghĩa có thể khác nhau ở các nét nghĩa phổ biến sau:
- Phong cách ( khẩu ngữ/ văn chương/ khoa học, )
- Sắc thái biểu cảm (tích cực/trung hoà/tiêu cực)
Ví dụ: hy sinh, từ trần, tạ thế, qua đời, mất, - chết- mất mạng, bỏ mạng, toi
mạng, bỏ xác, ngoẻo…
- Phạm vi sử dụng ( toàn dân/ địa phương/ một tầng lớp xã hội/ một
giới nghề nghiệp; thường dùng/ ít dùng; )
- Phạm vi biểu vật ( cụ thể / khái quát; cụ thể / trừu tượng; rộng hẹp, )
- Các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm.
+ đối với các danh từ, tính từ chỉ các sự vật, hiện tượng, tính
chất, có thể có quy mô, kích thước, mức độ khác nhau ( to / nhỏ; cao / thấp,
nhiều / ít, )
+ đối với động từ có thể khác nhau ở chủ thể hành động, đối
tượng hành động ( trên / dưới / ngang hàng, ); cách thức hành động (dụng cụ/
bằng tay; chiều ngang / chiều dọc, ); mục đích, nguyên nhân của hành
động,
17
3/- Dựa vào các yếu tố cấu tạo từ. Nếu hai từ đồng nghĩa có chung một
thành tố cấu tạo thì sự khác biệt về nghĩa của chúng thường nằm ở thành tố
khác nhau ấy.
Ví dụ: ám sát và mưu sát. Hai từ này khác nhau ở các yếu tố ám và
mưu. Ám có nghĩa là lén lút, tối tăm, kín. Mưu có nghĩa là sắp đặt, kế hoạch.
Do đó, ám sát là giết lén; còn mưu sát là giết người có mưu kế, có sắp đặt kế
hoạch từ trước.
1.2.1.3. Giá trị của từ đồng nghĩa
 Cung cấp cho người sử dụng ngôn ngữ những phương tiện ngôn ngữ để
biểu thị các sự vật, hiện tượng trong những biểu hiện phong phú, sinh động,
đa dạng của nó trong thực tế khách quan.
 Sự tồn tại của các từ đồng nghĩa còn là biểu hiện của sự phát triển, sự

phong phú của một ngôn ngữ nào đó.
 Từ đồng nghĩa có giá trị tu từ học rất lớn. Vì vậy, trong ngôn ngữ thơ
ca, người ta sử dụng khá nhiều các từ, các cách nói đồng nghĩa.
1.2.2.Từ trái nghĩa
1.2.2.1. Quan niệm về từ trái nghĩa
Cũng như quan niệm về hiện tượng đồng nghĩa, về hiện tượng trái
nghĩa cũng có nhiều ý kiến khác nhau .
Theo cuốn Bách khoa toàn thư, từ trái nghĩa là những từ khác nhau về
ngữ âm, đối lập nhau về ý nghĩa, phản ánh nhũng khái niệm tương phản về
lôgíc, nhưng có mối quan hệ về nghĩa đối với nhau.
Ví dụ: dài – ngắn, xấu – tốt; thiện - ác…
Do dựa vào khái niệm cho nên tiêu chí mối quan hệ tương liên trở
thành một vấn đề cần được thuyết minh và chiếm một vị trí quan trọng. Ví dụ:
xinh và không thông minh trong Cô ấy xinh nhưng không thông minh xuất
hiện trong các cấu trúc ngữ pháp mang ý nghĩa đối lập nhưng chúng không
phải là các từ trái nghĩa vì chúng không có quan hệ tương liên.
18
Có ý kiến lại cho rằng trái nghĩa có quan hệ với hiện tượng đồng nghĩa.
Trái nghĩa là hiện tượng ngược lại với đồng nghĩa, nhưng cùng có cơ sở
chung với hiện tượng đồng nghĩa.
Cụ thể, trái nghĩa là hiện tượng phân hoá hai cực của cùng một nét
nghĩa lớn ( nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa có tính khái quát rất cao). Nói cách
khác, khi nét nghĩa lớn ấy phân hoá một cách cực đoan thành hai cực ( lưỡng
cực hoá) thì ta có các từ trái nghĩa; còn khi các từ đồng nhất với nhau ở một
trong hai cực đó thì ta có các từ đồng nghĩa.
Ví dụ: Lưỡng cực hoá các nét nghĩa khái quát “ độ dài” ta có cặp từ trái
nghĩa: dài – ngắn.
Ở mỗi cực, ta có thể xác lập được hệ thống đồng nghĩa ( các từ đồng
nghĩa)
Ví dụ:Dài: lê thê, dằng dặc, dài ngoẵng

Ngắn: cộc, cũn cỡn, ngắn ngủn
Hàng loạt từ ở cực này ( đồng nghĩa với nhau) trái nghĩa với hàng loạt từ
(cũng đồng nghĩa với nhau) ở cực kia. Như vậy, hiện tượng trái nghĩa mang
tính đồng loạt, chứ không phải chỉ xảy ra với hai từ.Tuy nhiên quan điểm này
vẫn còn quá chung chung, chưa cụ thể.
Cần phải nhận thấy rằng các từ được xem là trái nghĩa điển hình trước
hết phải có các nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau.
Chẳng hạn, các cặp từ trái nghĩa to- nhỏ; dài-ngắn giống nhau ở nét nghĩa
phạm trù và nét nghĩa loại. Nét nghĩa này có thể thay thế cho tiêu chí tương
liên đã nói ở trên . Từ đó có thể đi đến một cách hiểu về từ trái nghĩa như sau:
Từ trái nghĩa là những từ có một số nét nghĩa khái quát trong cấu trúc
biểu niệm giống nhau, bên cạnh đó, nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lập.
Để phù hợp với trình độ nhân thức của học sinh, SGK Tiếng Việt 5 giải thích:
“Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau” (Tiếng Việt 5, tập 1, tr.38).
Do tính đa nghĩa của từ, một từ có thể thuộc vào nhiều nhóm từ trái
nghĩa khác nhau. Vì vậy, hiện tượng trái nghĩa không phải bao giờ cũng xảy
19
ra đối với toàn bộ ý nghĩa của một từ mà có tính chất bộ phận – tức là một từ
có thể tham gia vào các dãy từ trái nghĩa khác nhau.Ví dụ:
“già”
- quả già > < non
- người già > < trẻ
- cân già > < non
- già giặn > < non nớt
1.2.2.2. Phân loại từ trái nghĩa
Từ sự khảo sát trên, có thể thấy hiện tượng trái nghĩa xảy ra ở hai mức
độ khác nhau: trái nghĩa tuyệt đối và trái nghĩa tương đối.
* Trái nghĩa tuyệt đối (hay trái nghĩa thực sự)
Đây là trường hợp trái nghĩa giữa các từ thoả mãn các tiêu chí sau:
1) Bên cạnh những nét nghĩa khái quát giống nhau, giữa các từ có xuất hiện

nét nghĩa đối lập
2) Chúng nằm ở vùng liên tưởng nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện
cao nhất. Nói nôm na, hễ có A là người ta liên tưởng đối lập ngay tới B.
Ví dụ: dài / ngắn, rộng / hẹp, to / nhỏ, cao /thấp, sớm / muộn, cứng / mềm
* Trái nghĩa tương đối
Là trường hợp trái nghĩa giữa các từ chỉ thỏa mãn tiêu chí 1 mà không
thỏa mãn tiêu chí 2. Tức đấy là các trường hợp trái nghĩa nằm ở vùng liên
tưởng yếu, nghĩa là nói tới A người ta không liên tưởng đối lập ngay tới B.
Ví dụ: nhỏ / khổng lồ, thấp / lêu nghêu,cao / lùn tịt
Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa của các cặp trái nghĩa, người ta chia
các từ trái nghĩa thành hai loại sau:
+ Từ trái nghĩa loại trừ lẫn nhau:Những từ này biểu thị sự vật, hiện tượng,
hoạt động tính chất không thể cùng tồn tại.
Ví dụ: chính nghĩa – phi nghĩa, sống – chết; mua – bán
+ Từ trái nghĩa biểu thị trạng thái, tính chất đối lập nhưng có thể có điểm
trung gian ở giữa.
20
Ví dụ: vui – buồn; xa – gần; no - đói; xanh – chín; già - trẻ Trong đó, một số
trường hợp có từ trung gian ở giữa: no- lưng lửng - đói
Để phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học SGK Tiếng
Việt 5 không đưa ra yêu cầu phân loại các từ trái nghĩa.
1.2.2.3. Giá trị của từ trái nghĩa
 Quan hệ trái nghĩa giúp ta hiểu sâu thêm nghĩa của từ.
Ví dụ, muốn hiểu nghĩa của từ “cao” ta đối lập nó với nghĩa của từ “ thấp”.
Trong sự so sánh ấy, nghĩa của từ hiện ra rõ nét. Nói cách khác, nghĩa của từ
được hiện thực hoá trong sự so sánh, đối chiếu, trong các quan hệ trái nghĩa.
Người ta đã sử dụng phương pháp này để hướng dẫn học sinh tập giải nghĩa
từ.
Ví dụ: muốn hiểu nghĩa của từ “lạc quan”, giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh đối lập nó với từ “bi quan”

 Trong các tác phẩm văn chương, người ta sử dụng khá nhiều các cặp
trái nghĩa, vì chúng có sức biểu hiện , biểu cảm rất lớn, tạo ra các hình tượng
tương phản, gây ấn tượng mạnh.
Ví dụ: Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
 Từ trái nghĩa là cơ sở để tạo ra phép đối. Phép đối được sử dụng khá
nhiều trong văn thơ. Đối với tục ngữ, thành ngữ, việc sử dụng phép đối được
coi là đặc trưng nổi bật nhất về cấu trúc.
Ví dụ: Khôn ba năm dại một giờ
Nếu khéo sử dụng các từ trái nghĩa thì lời ăn tiếng nói sẽ sinh động hơn.
Ngoài ra, người ta có thể lợi dụng hiện tượng từ trái nghĩa để chơi chữ.
1.2.3.Từ đa nghĩa (từ nhiều nghĩa)
1.2.3.1. Quan niệm về từ đa nghĩa
Trong các sách lí luận ngôn ngữ học, các định nghĩa về từ đa nghĩa, tuy
cách diễn đạt có thể khác nhau nhưng cốt lõi vẫn chỉ là “hiện tượng một từ có
nhiều ý nghĩa, giữa các ý nghĩa này có mối liên hệ với nhau còn nhận ra được,
thường được gọi là từ đa nghĩa.
21
Cụm từ “Từ nhiều nghĩa” là tên gọi khác của hiện tượng từ có nhiều
nghĩa nói trên, nhưng ít dùng hơn. Sự khác biệt của hai tên gọi này là ở chỗ từ
đa nghĩa là một thuật ngữ ngôn ngữ học, còn từ nhiều nghĩa là cụm từ lỏng
lẻo, mang tính chất miêu tả, là lời giải thích ý nghĩa cho tên gọi từ đa nghĩa.
SGK Tiếng Việt 5, tập 1 dùng tên gọi từ nhiều nghĩa không chuẩn xác bằng
thuật ngữ từ đa nghĩa.
Nói đến từ đa nghĩa là có thể nói đến hiện tượng từ biểu thị nhiều loại
sự vật, hiện tượng khác nhau hoặc là từ biểu hiện nhiều khái niệm khác nhau.
Nói ngắn gọn hơn, từ đa nghĩa là từ có thể có nhiều nghĩa biểu vật (hay nghĩa
sở chỉ), hoặc nhiều nghĩa biểu niệm (hay nghĩa sở biểu).
Ví dụ: loại đồ dùng bằng gỗ mà từ bàn gợi ra trong óc mọi người đó chính là
nghĩa biểu vật của từ này.
Ở các từ có ý nghĩa cụ thể, nghĩa là các từ biểu thị sự vật, hiện tượng,

hành động tính chất tồn tại thực tế, con người có thể cảm nhận được bằng
năm giác quan, nghĩa biểu vật nổi lên chiếm ưu thế. Chẳng hạn các từ : bàn,
xe, gió, xanh, đỏ, chua, cay
Những hiểu biết của chúng ta về những đặc trưng điển hình của loại đồ
gỗ mà từ bàn biểu thị chính là nghĩa biểu niệm của từ này.
Chẳng hạn, nghĩa biểu niệm của từ bàn có thể được nêu lên là “đồ dùng bằng
gỗ, có mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn để làm việc ”
Nghĩa biểu niệm nổi lên chiếm ưu thế ở các từ có ý nghĩa trừu tượng. Ví dụ:
nhân ái, can đảm, chủ nghĩa
Đây chính là cơ sở ngôn ngữ học để xác định một từ nào đó có phải là
từ đa nghĩa hay không và gồm những ý nghĩa nào.
Ví dụ từ chín là một từ đa nghĩa vì nó biểu hiện những nghĩa khái niệm khác
nhau.
(1) ở phạm vi thực tế nói về quả, hạt nó biểu hiện khái niệm “đã đến độ
phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương vị thơm
ngon”: cam chín, lúa chín.
22
(2) ở phạm vi nói về thực phẩm nó biểu hiện khái niệm “ đã được nấu
kĩ đến mức ăn được” : thịt chín, cơm chưa chín
(3) ở phạm vi nói về sự suy nghĩ, nó biểu thị khái niệm “ đã kĩ lưỡng,
đầy đủ mọi khía cạnh, đã có thể cho phép làm được điều gì đã suy nghĩ” :
Không làm khi suy nghĩ chưa chín.
1.2.3.2. Phân loại các nghĩa trong từ đa nghĩa
Có nhiều cách phân loại, ứng với những quan điểm, những tiêu chí
phân loại khác nhau.
a) Phân loại theo quan điểm lịch đại
Tức là phân loại theo quá trình phát triển, biến đổi nghĩa của từ. Theo
cách này, người ta chia nghĩa của từ đa nghĩa thành hai loại : nghĩa gốc và
nghĩa phái sinh.
- Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ biểu thị.

Ví dụ: Từ “ đầu” có nghĩa gốc là : “ bộ phận trên hết hoặc trước hết của thân
thể người hoặc loài vật trong chứa bộ não”.
- Nghĩa phái sinh: là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành trên
cơ sở nghĩa gốc.
Ví dụ: Từ “đầu” có các nghĩa phái sinh cơ bản sau:
+ Chỉ bộ phận trên cùng của sự vật ( đầu van, đầu súng )
+ Bộ phận ở vị trí trước hết của sự vật ( đầu cầu, đầu làng, đầu lưỡi )
+ Vị trí danh dự, điều khiển ( đầu đàn, dẫn đầu, đứng đầu )
+ Trí tuệ, ý chí ( đầu não, đầu óc, đương đầu, đối đầu )
b) Phân loại theo quan điểm đồng đại
Đối tượng của sự phân loại ở đây là tất cả các nghĩa hiện dùng của từ
đa nghĩa. Tiêu chí phân loại dựa vào những đặc trưng, tính chất của nghĩa của
từ về các mặt : khả năng hoạt động tự do hay lệ thuộc, khả năng kết hợp cao
hay thấp, phạm vi sử dụng rộng hay hẹp. Từ đó, người ta phân các nghĩa khác
nhau của từ đa nghĩa thành ba loại : nghĩa chính, nghĩa phụ và nghĩa tu từ.
23
- Nghĩa chính: là nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển nghĩa của
từ , là nghĩa hoạt động tự do, có tính chất độc lập, không hoặc ít phụ thuộc
vào văn cảnh, có khả năng kết hợp rộng nhất, là nghĩa được sử dụng nhiều
nhất trong một thời đại nhất định.
Ví dụ: “ chân” : chỉ chi dưới của người, động vật.
- Nghĩa phụ: Là loại nghĩa đã được cố định, nên nó là loại nghĩa trong
ngôn ngữ, trong hệ thống. Nghĩa phụ còn được gọi là “nghĩa bóng truyền
thông” .Ví dụ:
Từ chân có các nghĩa phụ :
+ Bộ phận dưới của đồ vật: chân bàn, chân ghế
+ Vị trí dưới cùng của sự vật: chân đồi, chân nói, chân trời, chân mây
- Nghĩa tu từ: là nghĩa tồn tại nhất thời trong một câu nói cụ thể nào đó,
mang tính sáng tạo, tính cá nhân, được hình thành trên cơ sở nghĩa chính,
nghĩa phụ.

Ví dụ: Nghĩa chỉ nàng Kiều của từ “ hoa” trong các câu thơ Kiều sau:
“ Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”
Mức độ ổn định của nghĩa tu từ ở từng trường hợp cũng có khác nhau.
Một nghĩa tu từ nào đó được nhiều người công nhận và sử dụng rộng rãi, tức là
nó đã được xã hội hoá, thì dần dần sẽ trở thành nghĩa phụ, sẽ đi vào ngôn ngữ.
SGK Tiếng Việt 5 đã chọn cách phân loại các nghĩa của từ đa nghĩa
theo quan điểm lịch đại. Theo cách này, nghĩa của từ đa nghĩa gồm hai loại :
nghĩa gốc và nghĩa chuyển( nghĩa phái sinh)
* Thủ pháp để nhận diện nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một từ đa nghĩa.
- Quy luật 1: Dựa vào mức độ cụ thể và trừu tượng của ý nghĩa. Nghĩa
cụ thể hơn là nghĩa gốc, nghĩa trừu tượng hơn là nghĩa chuyển.
Ví dụ : nghĩa của từ “sắc” trong câu “Con dao này rất sắc” cụ thể hơn nên là
nghĩa gốc, còn trong câu “Đây là một nhận định rất sắc” trừu tượng hơn nên
là nghĩa chuyển.
24
Quy luật này là căn cứ chính để xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Quy luật 2: Nghĩa của từ nói về bản thân con người hay hành động,
tính chất của con người hoặc phạm vi hiện thực gần gũi nhất nhất với con
người thì thường là nghĩa có trước, là nghĩa gốc, còn nghĩa nói về các hiện
tượng khác không thuộc phạm vi con người hoặc thuộc phạm vi thế giới xa
con người thì thường là nghĩa chuyển.
Ví dụ: nghĩa của từ chết trong câu “ Bệnh nhân đã chết” là nghĩa gốc, còn ở
trong câu “ Đồng hồ bị chết” là nghĩa chuyển.
1.2.3.3. Mối liên hệ giữa các ý nghĩa khác nhau trong một từ đa nghĩa
Bản chất mối liên hệ giữa các ý nghĩa khác nhau trong trong một từ đa
nghĩa chính là quy luật chuyển nghĩa từ một nghĩa này (nghĩa gốc) sang một
nghĩa khác ( nghĩa chuyển hay là nghĩa phái sinh).
Vì vậy mối liên hệ khác nhau giữa các ý nghĩa của các từ đa nghĩa
được biểu hiện ra qua các kiểu loại quy luật chuyển nghĩa của từ. Từ đó muốn

nhận diện và chỉ ra mối liên hệ giữa các nghĩa của một từ đa nghĩa chúng ta
chỉ cần tìm ra quy luật chuyển nghĩa cụ thể từ nghĩa nào chuyển sang nghĩa
nào giữa các nghĩa ấy.
1.2.3.4. Các quy luật chuyển nghĩa của từ
a) Mở rộng và thu hẹp nghĩa
 Mở rộng ý nghĩa là quá trình phát triển ý nghĩa từ cái riêng đến cái
chung từ cụ thể đến trừu tượng. Ý nghĩa được hình thành từ quá trình này
được gọi là nghĩa rộng.
Ví dụ : “đẹp” là tính từ ban đầu có nghĩa nói về hình thức bên ngoài của
người hay vật, nay nó được mở rộng chỉ cả về tình cảm, tinh thần, quan hệ.
Chẳng hạn : tình yêu đẹp, đẹp ý đẹp lời
 Thu hẹp là quá trình ngược lại, ý nghĩa của từ phát triển từ cái chung
đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể.
Ví dụ : “ mùi” có nghĩa chỉ cảm giác do cơ quan khứu giác thu nhận được,
chẳng hạn ngửi thấy mùi thức ăn. Nay từ “ mùi” có sự thu hẹp nghĩa khi chỉ
25

×