MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, Nghị quyết đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX, còng nh Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam đều khẳng định: Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Trải qua 55 năm phát triển, đặc biệt trong 15 năm đổi mới gần đây,
giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc nâng
cao dân trí, đào tạo đội ngò lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật và
bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bước vào thế kỉ XXI với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa
học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá,
thì vai trò của giáo dục ngày càng trở lên quan trọng, là động lực phát
triển và là nhân tố quyết định tương lai của mỗi quốc gia. [15,1]
Giáo dục là then chốt của mọi vấn đề then chốt. Nghị quyết Trung
ương II khoá VIII của ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định
“Muốn tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thắng lợi phải phát
triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản
của sự phát triển nhanh và bền vững”. Tiếp theo hội nghị lần thứ IV ban
chấp hành Trung ương khoá IX đã chỉ rõ: Từ nay đến năm 2010 mét
trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là “Nâng cao chất
lượng hiệu quả giáo dục”. [10,50]
1.2. Với tinh thần đó, để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các nghị
quyết và chỉ thị của Đảng, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị về nhiệm
vụ của toàn ngành trong năm học 2005 – 2006. Mét trong những nhiệm
vụ đó là “…tạo bước chuyển biến cơ bản về quản lý giáo dục và nâng
cao chất lượng giáo dục…”
1.3. Nước ta đang đứng trước một thách thức lớn: Đến năm 2020 phải cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước mắt
phải rút ngắn được khoảng cách về trình độ sản xuất và đời sống xã hội
so với các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có thể
đạt được điều này thì việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Thực hiện nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào
tạo nhằm tạo ra những con người có học vấn cao để hội nhập với thế giới
đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng phải đào tạo
được nguồn nhân lực có chất lượng cả về tri thức khoa học và khả năng
vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống, đồng thời phải có tính sáng
tạo, tự chủ trong học tập để trau dồi kiến thức nghề nghiệp đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhà
trường, đây chính là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển.
Việc Đại Học Mở Hà Nội nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là một cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu các loại hình đào tạo từ xa,
đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng củ xã hội, góp
phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước. [32,1].
Trong những năm qua Viện Đại Học Mở luôn chú trọng đến công
tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy chất lượng đào tạo
ngày càng được nâng lên nhưng phải nói rằng chất lượng đó chưa thực
sự đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: mục tiêu, nội dung, chương
trình, hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo viên, học sinh
và bao trùm lên toàn bộ là yếu tố quản lý giáo dục, trong đó công tác
quản lý sinh viên giữ vai trò tương đối quan trọng.
Vì vậy mới mong muốn góp phần xây dựng Viện Đại Học Mở Hà
Nội ngày càng phát triển, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện
pháp quản lý sinh viên hệ chính quy nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy
nhằm khắc phục những bất cập trong quản lý hiện nay góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý sinh viên hệ chính quy ở
Viện Đại Học Mở Hà Nội hiện nay, tìm ra hạn chế, xác định nguyên
nhân của những hạn chế về công tác quản lý sinh viên.
- Đề xuất một số biện pháp để khắc phục những hạn chế trong
công tác quản lý sinh viên hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo.
- Xác định tính khả thi của các biện pháp quản lý sinh viên hệ
chính quy ở Viện Đại Học Mở Hà Nội.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể: Sinh viên hệ chính quy của Viện Đại Học Mở Hà
Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý sinh viên hệ
chính quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học
Mở Hà Nội.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý
sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại Học Mở Hà Nội.
6. Giả thuyết khoa học.
Nếu tìm ra được các biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy phù
hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu lý luận về công tác
quản lý sinh viên, nghiên cứu các văn bản nghị quyết và các tài liệu có
liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều
tra, phỏng vấn, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia.
8. Điểm mới của luận văn.
- Về lý luận: Làm sáng tỏ thêm khái niệm về sinh viên và công tác
quản lý sinh viên.
- Về thực tiễn: Từ thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính
quy hiện nay đề xuất một sô biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội.
9. Cấu trúc luận văn.
Mở đầu
Chương 1: Mét số vấn đề lý luận về công tác quản lý sinh viên
trong trường đại học hiện nay.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý sinh viên ở các trường đại
học và ở Viện Đại Học Mở Hà Nội hiện nay.
Chương 3. mét số biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy nhằm
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.
CHƯƠNG 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
SINH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý
1.1.1.1. Khái niệm quản lý.
Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con
người với xã hội và cả quan hệ giữa con người với chín bản thân mình,
xuất hiện theo. Điều này làm nảy sinh nhu cầu về quản lý. Trải quan tiến
trình phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất,
tổ chức,điều hành xã hội cũng phát triển theo. Đó là tất yếu lịch sử.
[11,5]
Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một nhân
tố của sự phát triển xã hội. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến,
diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người.
Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm quản lý song
chóng ta có thể hiểu: Quản lý là những tác động có mục đích, có kế
hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) đến đối tượng bị quản lý
(khách thể quản lý) trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt tới mục
tiêu nhất định. [11,7]
1.1.1.2. Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một
nhóm xã hội: hoạt động quản lý là những động tác có tính hướng đích:
hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân
nhằm thực hiện mục tiêu tổ chức.
Chức năng của quản lý:
+ Lập kế hoạch (gồm dự báo, vạch mục tiêu).
+ Tổ chức (tổ chức công việc, sắp xếp con người).
+ Điều hành (tác động đến con người bằng các quyết định để con
người hoạt động, đưa bộ máy đạt tới mục tiêu, trong đó bao gồm cả việc
khuyến khích động viên).
+ Kiểm tra (Kiểm tra giám sát hoạt động của bộ máy nhằm kịp
thời điều chỉnh sai sót, đưa bộ máy đạt mục tiêu đã xác định).
+ Thông tin (là công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý,
cần thiết cho tất cả các chức năng quản lý. Đây là quá trình hai chiều,
trong đó mỗi người vừa là nguồn phát vừa là nguồn thu nhận). [26,2]
1.1.2. Quản lý giáo dục.
1.1.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục (QLGD)
Có thể khẳng định, giáo dục và quản lý giáo dục là tồn tại song
hành, Giáo dục xuất hiện nhằm thực hiện cơ chế truyền kinh nghiệm lịch
sử – xã hội của loài người, của thế hệ đi trước cho thế hệ sau và để thế
hệ sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho
xã hội, giáo dục và bản thân con người phát triển không ngừng. Để đạt
được mục đích đó, quản lý được coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực
thi cơ chế nêu trên. [11,35]
Đối với cấp vĩ mô (quản lý một nền/ hệ thống giáo dục)
Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất
cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là
nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát
triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đã đặt ra ngành giáo dục.
[11,36]
Đối với cấp vĩ mô (quản lý một nhà trường/ trường học)
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có
mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý
đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, sinh viên, cha mẹ
học sinh, sinh viên và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu qủa mục tiêu giáo dục của nhà
trường. [11.38]
Nói một cách tổng quát: quản lý giáo dục là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống
giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục
nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội
nhằm đẩu mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội. [25.6]
- Bản chất của quản lý giáo dục là vì lợi Ých phát triển của giáo
dục, nhằm mục tiêu tối thượng là hình thành và phát triển nhân cách
người được giáo dục, đối tượng và chủ thể giáo dục, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế – xã hội.
- Đối tượng của quản lý giáo dục là: hệ thống giáo dục quốcdân,
hệ thống quản lý giáo dục, các quan hệ quản lý, các chủ thể quản lý cấp
dưới, tập thể và cá nhân giáo viên và học sinh. [11.49]
1.1.2.2. Đặc trưng của quản lý giáo dục.
- Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên
quản lý giáo dục phải ngăn ngõa sự dập khuôn, máy móc trong việc tạo
ra sản phẩm cũng như không được phép tạo ra phế phẩm.
-Quản lý giáo dục chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm sư phạm
so với lao động xã hội nói chung.
- quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện,
tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa,tính phát triển…
- Giáo dục là sự nghiệp cuả quần chóng, quản lý giáo dục phải
quán triệt quan điểm quần chúng. [25,7]
1.1.2.3. Chức năng của quản lý giáo dục.
Quản lý giáo dục cũng có những chức năng cơ bản của quản lý nói
chung đó là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra cùng với các hoạt
động chung là thông tin và quyết định.
Thông tin quản lý giáo dục vô cùng quan trọng, nó được coi là
‘mạch máu” của quản lý giáo dục. [25.8]
1.1.2.4. Vai trò trách nhiệm cuả cán bộ quản lý giáo dục.
Cán bộ quản lý giáo dục là chủ thể tham gia hoạt động giáo dục,
một bộ phận trong số họ là nhà giáo. Hoạt động dạy và học thực hiện bởi
hai chủ thể chính là nhà giáo và người học, trong đó là nhà giáo là người
giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.
Một bộ phận không trực tiếp tham gia vào hoạt động dạy và họcđó là
các nhà quản lý giáo dục, bằng những hoạt động quản lý của mình tác động
vào quá trình giáo dục nhằm hướng cho hoạt động dạy và học đạt được
những mục tiêu, yêu cầu của giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Tham gia vào hoạt động giáo dục, sống và hoạt động trong môi
trường giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục phải góp phần xây dựng môi
trường giáo dục tốt đẹp, nêu gương sáng cho người học đạo đức, tác
phong, lối sống giúp cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của
người học. Có thể khẳng định rằng:
Cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong việc tổ chức
quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục giúp cho hoạt động giáo dục
diễn ra đúng pháp luật, có tổ chức, đảm bảo chất lượng giáo dục và đạt
được những mục tiêu giáo dục .
Để thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình, cán bộ quản lý giáo
dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức,
trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. [31.22]
1.1.3. Quản lý nhà trường.
1.1.3.1. Nhà trường
Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội thực hiện chức
năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sù duy trì và phát triển của xã
hội bằng các con đường giáo dục cơ bản. [7.3]
Mục đích giáo dục của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển và
thời đại. Giáo dục nhà trường, bằng kiến thức và phương pháp khoa học,
bằng tổ chức các hoạt động giao lưu trong thực tiễn làm cho nhân cách
học sinh, sinh viên được hình thành, tạo nên bộ mặt tâm lí cá nhân phù
hợp với tiêu chuẩn, giá trị xã hội và thời đại.
1.1.3.2. Quản lý nhà trường.
Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (các cấp quản lý của hệ thống giáo
dục) nhằm làm cho nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để đạt tới
mục tiêu giáo dục đặt ra cho từng thời kì phát triển của đất nước [25.7]
Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các
mặt, liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi một nhà
trường.
1.1.3.3. Các lĩnh vực quản lý của hiệu trưởng nhà trường.
- Quản lý hoạt động giáo dục và dạy học (quản lý quá trình đào tạo)
- Quản lý các hoạt động mang tính điều kiện cho quá trình đào tạo:
Việc thực hiện các chế định: bộ máy tổ chức và nhân lực; tài lực và vật
lực; môi trường tự nhiên và xã hội; thông tin. [7.28]
1.1.4. Quản lý dạy học
1.1.4.1. Khái niệm dạy học.
Tri thức nhân loại luôn phát triển và mỗi ngày một hoàn thuện
hơn.
Khái niệm dạy học cũng cần dần được mở rộng về nội hàm để
thích ứng với những yêu cầu về tiêu chuẩn nhân cách người học do mỗi
hình thái xã hội quy định và để phù hợp với sự phát triển củ các phương
thức tổ chức dạy học.
Chóng ta có thể xem, xét khái niệm dạy học từ nhiều góc độ khoa
học khác nhau: nh giáo dục học, tâm láy học, điều khiển học…
- Tiếp cận từ góc độ giáo dục: dạy học- một bộ phận của quá trình
tông thể giáo dục nhân cách toàn vẹn – là quá trình tác động qua lại giữa
giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học,
những kĩ năng kĩ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó
hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các
phẩm chất nhân cách người học.[7.1]
Nh vậy, dạy học là khái niệm chỉ quá trình hoạt động chung của
người dạy và người học. Quá trình này là mét bộ phận hữu cơ của quá
trình giáo dục tổng thể, trong đó:
- Hoạt động dạy và học tồn tại song song và phát triển trong cùng
một qúa trình thống nhất, chúng bổ xung cho nhau, nhằm kích thích
động lực bên trong của mỗi chủ thể để cùng phát triển.
- Người dạy luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng tổ
chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động truyền thụ tri thức, kĩ năng
và kĩ xảo đến người học một cách có khoa học.
- Người học sẽ ý thức và tổ chức quá trình tiếp thu một cách tự
giác, tích cực, độc lập và sáng tạo hệ thống những kiến thức, kĩ năng và kĩ
xảo nhằm: hình thành năng lực, thái độ đúng đắn, tạo ra động lực cho việc
học (tư cách là chủ thể sáng tạo) và hình thành nhân cách cho bản thân.
Các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học là: mục tiêu, nội dung,
phương pháp, phương tiện, lực lượng, hình thức tổ chức, kết quả và môi
trường dạy học. Để cho quá trình dạy học được phát triển thì phải tạo
được sự cộng tác tối ưu của lực lượng dạy học nhằm xác định đúng mục
tiêu, lùa chọn nội dung thích hợp, thực hiện theo các nguyên tắc, tôn
trọng các quy luật, áp dụng hài hoà các phương pháp tân dụng được các
phương tiện và điều kiện, tổ chức có hiệu quả các hình thức dạy học,tìm
ra phương thức đánh giá kết quả dạy học đáng tin và tận dụng các yếu tố
của môi trường (tự nhiên và xã hội).
- Tiếp cận từ góc độ tâm lý học: Dạy học được hiểu là sự biến đổi
hợp lý hoạt động và hành vi của người học trên cơ sở cộng tác hoạt động
và hành vi của người dạy và người học.
- Tiếp cận từ góc độ điều khiển học: Dạy học là quá trình cộng tác
giữa thày với trò nhằm điều khiển – truyền đạt và điều khiển – lĩnh hội
tri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục [7.3]
1.1.4.2. Quản lý quá trình dạy học: là quản lý các thành tố cấu trúc của
quá trình dạy học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, lực
lượng, hình thức tổ chức kết quả và môi trường dạy học).[7.11]
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạt động dạy của thày và
hoạt động của trò cùng với những điều kiện vật chất và các phương tiện
thiết bị phục vụ dạy học.
Quản lý quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động, gồm
nhiều thành tố tác động qua lại lẫn nhau chế ước lẫn nhau theo những
quy luật và nguyên tắc nhất định, thực hiện các nhiệm vụ dạy học, nhằm
đạt chất lượng và hiểu quả dạy học.
1.1.5. Quá trình đào tạo.
1.1.5.1. Quá trình đào tạo: Bao gồm quá trình dạy học và quá trình giáo
dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộ
hoạt động của một nhà trường. Do đó, quản lý quá trình đào tạo là bộ
phận chủ yếu nhất trong toàn bộ công tác quản lý nhà trường. [25.11]
- Nội dung tổng thể:
+ Quản lý thực thi chế định giáo dục và đào tạo trong hoạt động
dạy học.
+ Quản lý hoạt động của bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học (cán
bộ quản lý giáo dục, người dạy, người học)
+ Quản lý việc huy động các nguồn tài lực và vật lực dạy học.
+ Quản lý môi trường dạy học.
+ Quản lý hệ thống thông tin dạy học
- Nội dung cụ thể.
+ Quản lý thực hiện mục tiêu.
+ Quản lý thực hiện nội dung chương trình.
+ Quản lý khâu đổi mới phương pháp dạy học.
+ Quản lý nề nếp dạy học. [7.17]
1.2. Khái niệm về sinh viên và công tác quản lý sinh viên.
1.2.1. Sinh viên: Sinh viên là người học đang học tập tại các trường đại
học và cao đẳng. [31. 116]
1.2.1.1. Đặc điểm của sinh viên:
Sinh viên hệ chính quy ở các trường đại học thường ở lứa tuổi từ
18 đến 24 tuổi.
Sinh viên thuộc mọi thành phần khác nhau trong xã hội, có thể nói
sinh viên gần nh mét xã hội thu nhá.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của sinh viên.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập,rèn luyện theo chương trình, kế hoạch
giáo dục của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác:
2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo
dục khác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; rèn luyện; thực hiện
nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của nhà nước;
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường
phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực.
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác:
5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà
trường,cơ sở giáo dục khác. [31.117]
1.2.1.3. Quyền của sinh viên.
1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối sử bình đẳng,
được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập, rèn luyện của mình:
2. Được học trước tuổi vượt líp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương
trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban:
3. Được cấp văn bằng chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào
tạo theo quy định.
4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà
trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật:
5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học
tập, văn hoá, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác:
6. Được trực tiếp thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với
nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà
trường, bảo vệ quyền, lợi Ých chính đáng của người học:
7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào
các cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
[31.118]
1.2.1.4. Các hành vi sinh viên không được làm
Sinh viên là chủ thể của hoạt động học. Họ thuộc các thành phần
khác nhau trong xã hội nên có sự khác biệt về nhận thức và văn hoá ứng
xử. Để có môi trường giáo dục tốt đẹp thì hành vi củangười học cần có
sự điều chỉnh theo những chuẩn mực nhất định. Để xây dựng môi trường
giáo dục tốt đẹp luật giáo dục năm 2005 đã quy định những hành vi mà
người học không được làm sau đây:
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bbọ,
nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác;
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh:
3. Hót thuốc, uống rượu, bia trong giê học; gây rối an ninh, trật tự trong
cơ sở giáo dục và nơi công cộng. [31.119]
1.2.2. Công tác quản lý sinh viên.
Công tác quản lý sinh viên là quản lý việc thực hiện các nhiệm vô
học tập của sinh viên theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và thực
hiện đúng các quy chế, quy định hiện hành. Tổ chức giáo dục chính trị,
tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Tổ chức, quản lý đời sống vật
chất và tinh thần của sinh viên.
1.2.3. Nội dung công tác quản lý sinh viên (Công tác học sinh – sinh
viên)
1. Tổ chức tiếp nhận sinh viên tróng tuyển vào học.
2. Tổ chức quản lý việc học tập của sinh viên theo đúng chương trình, kế
hoạch đã định và thực hiện đúng các quy chế, quy định hiện hành.
3. Tổ chức quản lý đời sống vật chất của sinh viên: ăn ở, sinh hoạt, của
sinh viên.
4. Tổ chức quản lý đời sống tinh thần của sinh viên: Công tác chính trị tư
tưởng, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động
khác của sinh viên.
5. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối
với sinh viên về học bổng, học phí, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác
có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của sinh viên.
6. Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương nơi trường
đóng xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn nơi đóng: giải quyết kịp thời đúng đắn các vụ việc, các vấn
đề liên quan đến sinh viên. Hướng dẫn sinh viên nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luâth và nội quy quy chế.
7. Biểu dương khen thưởng những sinh viên đạt thành tích cao trong học
tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động xã hội, xử lý kỉ
luật đối với sinh viên vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế. Chỉ đạo
thực hiện tốt công tác thanh tra. [3.7]
1.2.4. Mục đích của công tác quản lý sinh viên.
Công tác quản lý sinh viên phải hướng vào mục tiêu đào tạo chung
của nhà trường, là hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực công
dân; đào tạo người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng
nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thức
văn hoá, khoa học, công nghệ, kĩ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khả
năng góp phần có hiệu quả làm cho dân giầu nước mạnh đưa đất nước
tiến kịp thời đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .[3.5]
Công tác quản lÝ sinh viên là một trong những công tác trọng tâm
của nhà trường. Công tác quản lý sinh viên phải thực hiện theo đúng
đường lối. chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và nội quy, quy chế của nhà trường. [3.5]
Sinh viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình đào tạo, do
đó công tác quản lý sinh viên được chú trọng và quan tâm sẽ góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo.
1.2.5. Hệ thống tổ chức làm công tác quản lý sinh viên.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày
18/7/2003 quy định về chức năng, nhiệm vô, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết dinh số 4778/QĐ - BGD
& ĐT - TCCB ngày 8/9/2003 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của
các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Nghị định trên của Chính phủ,
trong đó có Vụ Công tác học sinh, sinh viên.
- Cấp Bộ: Vụ Công tác học sinh, sinh viên có chức năng giúp Bộ
trưởng BGD & ĐT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác
HS – SV trong các trường đào tạo có nhiệm vô:
1. Trình Bộ trưởng các văn bản về quy chế, quy trình, chế độ chính sách
trong công tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao học và các
trường tạo nguồn và sự bị đại học, THCN và Dạy nghề ở trong nước, kể
cả lưu học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam.
2. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các trường thực hiện các chính sách, chế
độ liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của học sinh sinh viên
3. Xây dựng các văn bản quy định về công tác chính trị, tư tưởng của
học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo, đồng thời theo dõi kiểm tra
việc thực hiện.
4. Làm đầu mối phối hợp với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, TW hội
sinh viên Việt Nam và các ngành, các địa phương có liên quan trong mọi
hoạt động của phong trào học sinh, sinh viên.
5. Phối hợp với bộ nội vụ và chính quyền địa phương trong công tác bảo
vệ trật tự trị an trong các trường đào tạo.
6. Nắm chắc tình hình học sinh sinh viên, giải quyết, xử lí các vụ việc cụ
thể của học sinh sinh viên trong phạm vi trách nhiệm của Bộ.
7. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị hữu quan quản lý công tác học
sinh trong các trường tạo nguồn dự bị đại học trực thuộc Bộ.
- Cấp trường: Các trường đào tạo chịu sự chỉ đạo và quản lý thống
nhất theo ngành của Bộ giáo dục và đào tạo về công tác học sinh, sinh
viên, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản, đồng
thời chịu sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với một số việc có
liên quan.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chủ yếu và phải đích thân
chỉ đạo công tác học sinh, sinh viên của trường:
1. Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các nội quy, quy chế, chủ trương chính
sách đối với học sinh, sinh viên đảm bảo dân chủ công khai và công
bằng xã hội ở tất cả các khâu có liên quan đến học sinh, sinh viên. Quyết
định các biện pháp thích hợp nhằm đưa công tác học sinh, sinh viên vào
nề nếp, đảm bảo cho học sinh, sinh viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa
vụ của mình.
2. Nắm chắc tình hình học sinh, sinh viên về các mặt học tập và rèn luyện,
tình hình tư tưởng và đời sống. Định kỳ tổ chức đối thoại với học
sinh,sinh viên để cung cấp kịp thời cho học sinh, sinh viên những thông
tin cần thiết của trường, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời
những yêu cầu bức xúc mà nhà trường và học sinh, sinh viên quan tâm.
3. Bồi dưỡng và lùa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình làm công
tác học sinh, sinh viên.
4. Bảo đảm các điều kiện vật chất và cơ chế để phát huy vai trò của tổ
chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và hội sinh viên (nếu có)
trong công tác học sinh, sinh viên và các mặt công tác khác của trường,
đặc biệt là các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,
giáo dục truyền thống, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao
và các hoạt động xã hội khác trong nhà trường.
- Cấp phòng: phòng công tác chính trị và sinh viên có chức năng
giúp Hiệu trưởng trong công tác học sinh, sinh viên với các nhiệm vụ:
1. Tổ chức tiếp nhận học sinh,sinh viên tróng tuyển vào trường. Sắp xếp
bố trí học sinh, sinh viên vào các líp học theo đúng ngành nghề được
tuyển chọn, chỉ định ban đại diện líp học sinh, sinh viên (líp trưởng, líp
phó. Xử lý những trường hợp học sinh, sinh viên không đủ điều kiện và
các thủ tục, hồ sơ vào trường. Tiến hành làm thẻ học sinh, sinh viên, thẻ
thư việncho học sinh, sinh viên.
2. Tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh, sinh viên mới vào trường, khám
sức khoẻ định kì cho học sinh,sinh viên trong thời gian học tập theo quy
định tại thông tư liên bộ y tế - đại học, THCN và DN (nay là Bộ giáo
dục và đào tạo), xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ
để học tập. Triển khai công tác bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn thân thể
cho học sinh, sinh viên, phối hợp với các cơ quan bảo hiểm, phối hợp
với các cơ quan bảo hiểm, các phòng ban có liên quan, giải quyết các
trường hợp học sinh, sinh viên bị ốm đau tai nạn rủi ro.
3. Phối hợp với các phòng ban, tổ chức “tuần sinh hoạt công dân học
sinh – sinh viên” vào đầu mỗi năm học cho học sinh, sinh viên với nội
dung sau: phổ biến tình hình trong nước vàquốc tế, các chính sách và chế
độ của nhà nước đối với học sinh – sinh viên (học bổng, học phí, trợ cấp
xã hội, nghĩa vụ quân sự trong thời bình, về an ninh, trật tự trị an…), các
quy chế, nội quy, các thông tư,chỉ thị liên quan đến học sinh, sinh viên,
các kiến thức pháp luật thường thức, các vấn đề thời đại: môi trường,
dân số, siđa.
4. Phối hợp các khoa tiến hành phân, xếp loại học sinh, sinh viên theo
từng học kỳ, năm học, giai đoạn và kết thúc khoá học theo quy chế hiện
hành làm căn cứ để thực hiện chế độ học bổng, trợ cấp xã hội và học
phícho học sinh – sinh viên. Kiến nghị biểu dương khen thưởng tập thể
và cá nhân học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn
luyện đối với những học sinh, sinh viên vi phạm quy chế, nội quy. Giải
quyết các thủ tục hành chính, chuyển các học sinh, sinh viên bị thi hành
kỉ luật ở mức đình chỉ học tập, buộc thôi học về địa phương.
5.Phối hợp với phòng đào tạo tổ chức kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện
kế hoạch, chương trình học tập, thực tập, thi và kiểm tra học phần, môn
học, học kì, lên líp và thi tốt nghiệp cho các líp, khoá học.
6. Phối hợp với phòng đào tạo và các khoa, phòng, ban liên quan tổ chức
cho học sinh, sinh viên thamgia nghiên cứu khoa học, xét học bổng
khuyến khích tài năng cho những học sinh, sinh viên xuất sắc trong học
tập và NCKH.
7. Phối hợp với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội sinh viên và
các phong ban tổ chức tạo điều kiện cho hócinh, sinh viên tham gia các
hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ sở thích và
các hoạt động giải trí lành mạnh khác. Định kì tổ chức các cuộc tiếp xúc,
đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường với học sinh, sinh viên, làm
đầu mối giải quyết và trả lời khiếu nại của học sinh, sinh viên. [3.17]
1.3. Khái niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo.
1.3.1. Chất lượng.
Có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng, chất lượng luôn ở
trạng thái động, chỉ mang tính tương đối và phù hợp với từng thời kì cụ
thể, nhưng nói chung chóng ta có thể hiểu rằng chất lượng là sự đáp ứng
mục tiêu, đáp ứng yêu cầu của thị trường và xã hội. [13.2]
1.3.2. Chất lượng giáo dục.
Chất lượng giáo dục là sự phù hợp của các nhiệm vụ giáo dục cụ
thể với các mục tiêu cần đạt được về phát triển nhân cách mỗi của mỗi
cá nhân người học với các chuẩn trách nhiệm trong giới hạn được công
chúng chấp nhận và thống nhất thể hiện ở mức độ đóng góp nhân cách
được đào tạo vào sự phát triển xã hội. [13,7]
Chất lượng giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu của hoạt động
giáo dục. Chất lượng giáo dục phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu giáo
dục, nội dung, phương pháp giáo dục, quá trình tổ chứcc và hoạt động
giáo dục. Chất lượng giáo dục không tốt thì mục tiêu giáo dục không đạt
được.
Trong thời gian gần đây, chất lượng giáo dục được sự quan tâm,
chú ý của mọi người trong xã hội. Sự phát triển nhanh về quy mô đào
tạo, số lượng người học đã làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn,
chất lượng giáo dục không đảm bảo. Bệnh chạy theo thành tích trong
ngành giáo dục đã làm cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, người
xử dụng lao động và mọi người trong xã hội không xác định đúng được
chất lượng giáo dục. Tâm lý coi trọng bằng cấp trong xã hội làm cho
người học chạy theo bằng cấp cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo
dục. [31,23]
Để đảm bảo chất lượng giáo dục cần có nhiều biện pháp đồng bé
nh:
+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục.
+ Nâng cao trình độ và đề cao trách nhiệm nhà giáo, cán bộ quản
lý giáo dục.
+ Đổi mới phương pháp nội dung giáo dục
+ Thực hiện tốt quy chế giảng dạy, học tập, thi cử, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục.
+ Đổi mới công tác quản lý giáo dục nói chung và công tác quản
lý sinh viên nói riêng.
1.3.3. Chất lượng đào tạo.
Chất lượng đào tạo là trình độ đạt được so với mục tiêu đào tạo
thể hiện ở trình độ phát triển nhân cách của sinh viên sau khi kết thúc
qỳa trỡnh o to, c xem xột, ỏnh giỏ ton din hay tng mt v
trong mt h thng iu kin nht nh sỏt vi thc tin nhu cu xó hi.
[25,36]
Cht lng o to th hin nhõn cỏch ca sinh viờn sau khi tt
nghip. Nhan cỏch ca sinh viờn th hin phm cht v nng lc.
Phm cht bao gm: Phm cht ngi cụng dõn, phm cht ca
ngi lao ng núi chung v mt lnh vc lao ng nht nh. Nng lc
bao gm: h thng kin thc khoa hc nht nh v h thng k nng, k
xo.
S 1.1: Mụ hỡnh nhõn cỏch. [25,25]
1.3.4. Cỏc yu t nh hng n cht lng o to
- ng li, ch trng, chớnh sỏch ca ng v nh nc v giỏo
dc: lut giỏo dc, quy nh, quy ch, iu l, cỏc chun,tiờu phớ.
Mô hình nhân cách
(Mục tiêu đào tạo)
Phẩm chất
Phẩm chất
ng ời công
dân
Thái độ
trong các
hoạt động
các quan hệ
với:
- Gia đình
- Bạn bè
- Tổ quốc
- Dân tộc
Nhân loại
Phẩm chất
ng ời lao
động
Thái độ
trong lao
động nghề
nghiệp
Kiến thức:
- Khoa học
- Lý thuyết
cơ sở
- Lý thuyết
kỹ thuật
chuyên
môn
KN, KX
trí óc và
chân tay:
KN, KX
trong các
hoạt động
- Các hoạt
động nghề
nghiệp
- Các hoạt
động chính
trị, xã hội
Năng lực
- Bé máy tổ chức quản lý và lực lượng giáo dục: cơ chế quản
lý,cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, sinh viên.
- Mục tiêu, nội dung, chương trình hình thức và phương pháp dạy
học.
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
- Môi trường giáo dục và môi trường dạy học.
- Thông tin giáo dục và thông tin dạy học.
Trong các yếu tố trên thì yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhiều
nhất đến chất lượng giáo dục là trình độ chuyên môn và đạo đức của giáo
viên, và bao trùm toàn bộ các yếu tố quản lý trong đó có công tác quản
lý sinh viên.
1.4. Mối liên hệ giữa công tác quản lý sinh viên với chất lượng đào tạo.
Đại hội Đảng lần thứ 9 nhận định: “Thế kỉ XXI tiếp tục có nhiều
biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước nhảy vọt. Kinh tế tri thức có
vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”.
Khoa học – Công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, đóng vai trò chủ
yếu trong việc nâng cao ý thức dân téc và năng lực các thế hệ. Chính vì
vậy đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Người ta quan
tâm hơn đến chất lượng giáo dục, đến nhân cách người học, đến cách tổ
chức quá trình giáo dục và hệ thống giáo dục.
Giáo dục nước ta những năm qua đã có sự đầu tư tốt hơn,cơ sở vật
chất được tăng cường hơn, quy mô đào tạo được tăng nhanh, đang tiếp tục
thực hiện sự đổi mới toàn diện, sâu sắc hơn cả về cơ cấu hệ thống, nội
dung, phương pháp cơ chế quản lý …tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh
viên trong học tập, nghiên cứu khoa học và phát huy tài năng, trí tuệ của
mình.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới để tiếp cận nền kinh tế
tiên tiến của thế giới, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam. Các
ngành nghề cần sử dụng đội ngò lao động là những công nhân, kĩ thuật
viên có trình độ bậc cao, những chuyên gia, trí thức trẻ đáp ứng yêu cầu
của thời đại. Đó chính là thời cơ cho ngành giáo dục Việt Nam tham gia
vào việc đào tạo nhân lự cho khu vực thế giới, đồng thời cũng là thời cơ
cho sinh viên Việt Nam rèn luyện, học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng
đẻ hội nhập .
Công tác quản lý sinh viên là một bộ phận trọng tâm, chủ yếu hình
thành nhân cách cho sinh viên trong toàn bộ quá trình tổt chức tào tạo ở
các trường đại học.[3,3]
Làm tốt công tác quản ló sinh viên sẽ giúp cho sinh viên có cách
nhìn đúng đắn về cuộc sống, về quyền lợi và nghĩa vụ của mình từ đó
sinh viên chủ động tích cực học tập trau dồi kiến thức khoa học, để sau
khi tốt nghiệp trở thành người lao động có phẩm chất, có ngăng lực.
Làm tốt công tác sinh viên, đảm bảo cho sinh viên được hưởng
đầy đủ quyền lợi về chế độ chính sách của nhà nước.
Làm tốt công tác quản lÝ sinh viên giúp cho sinh viên có đời sống
vật chất tinh thần tốt hơn, phong phú hơn từ đó giúp cho sinh viên có
động lực học tập, nâng cao được chất lượng học tập của sinh viên.
Mục tiêu của công tác quản lÝ sinh viên hướng vào mục tiêu đào
tạo chung của nhà trường và hình thành nhân cách, phẩm chất và năng
lực công nhân, đào tạo người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỉ luật,
giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có
kiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ, kĩ năng nghề nghiệp, có sức
khoẻ, có khả năng góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh
đưa đất nước tiến kịp thời đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Công tác quản lý sinh viên là một trong những công tác trọng tâm
của nhà trường. Công tác quản lý sinh viên phải thực hiện theo đúng
đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ giáo
dục và đào tạo và nôi quy của nhà trường.
Quản lý sinh viên là quản lý việc học tập của sinh viên theo đúng
nội dung chương trình lập kế hoạch của nhà trường; quản lý việc giáo
dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; quản lý về đời
sống vật chất và tinh thần của sinh viên. Tóm lại công tác quản lý sinh
viên quan tâm đến mọi hoạt động của sinh viên giúp cho việc giáo dục
toàn diện sinh viên đạt kết quả tốt.
Sinh viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình đàotạo, do
đó công tác quản lý sinh viên nếu được chú trọng và quan tâm sẽ góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo.