Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

luận văn Buôn bán biên giới Việt - Trung từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.01 KB, 99 trang )

Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG BUÔN BÁN BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
1.1: Các giai đoạn phát triển của buôn bán biên giới Việt – Trung
1.1.1: Khái quát tình hình biên giới Việt – Trung 9
1.1.2: Các giai đoạn phát triển 11
1.2: Đặc điểm buôn bán biên giới Việt-Trung từ năm 1991 đến nay
1.2.1: Lực lượng tham
22
1.2.2: Hình thức buôn bán 29
1.2.3: Chủng loại hàng hóa 32
1.2.4: Thủ tục hải quan 38
1.2.5: Thuế xuất nhập khẩu và phương thức thanh toán …………
41
CHƯƠNG 2: CÁC TÁC ĐỘNG, GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN VỌNG CỦA
BUÔN BÁN BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG
2.1: Các tác động
2.1.1: Tác động tích cực …………………………………………… 49
2.1.2: Tác động tiêu cực 57
2.2: Giải pháp
2.2.1: Định hướng …………………………………………………… 65
1
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
2.2.2: Giải pháp ………………………………………………………. 66
2.3: Triển vọng…………………………………………………………. 72
KẾT LUẬN…………………………………………………………… 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 83


PHỤ LỤC ………………………………………………………………. 86
2
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á
ASEAN Association of South East Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BCH Ban chấp hành
CHND Cộng hòa nhân dân
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CK Cửa khẩu
C/O Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Confirmed L/C Chứng nhận thư tín dụng
CP Chính phủ
CT Chỉ thị
DN Doanh nghiệp
ĐCS Đảng cộng sản
HĐBT Hội đồng bộ trưởng
HQ Hải quan
KH TC-TM Kế hoạch Tài chính – Thương mại
KTĐN Kinh tế thương mại
KTMD Kinh tế mậu dịch
L/C Letter of credit card – Thư tín dụng
NDT Nhân dân tệ
NĐ Nghị định
QLTT Quản lý thị trường
3
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
QL Quản lý

TM-DL Thương mại du lịch
TMMN&MDBG Thương mại Miền núi và Mậu dịch biên giới
TTg Thủ tướng
TTR Điện chuyển tiền
TT Thông tư
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
UBKT Ủy ban kinh tế
USD Đô la Mỹ
VNĐ Việt Nam đồng
WTO World Trade Organisation – Tổ chức Thương mại Thế
giới
XKBG Xuất khẩu biên giới
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
4
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
Bảng 1: Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại
quốc tế vùng biên giới của Trung Quốc 27
Bảng 2: Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại
quốc tế vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam 28
Bảng 3: Một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giai
đoạn 1997-2003 35
Bảng 4: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam giai
đoạn từ 1997-2003……………………………………………… 37
Bảng 5: Thống kê tình hình xuất nhập khẩu của 7 tỉnh biên giới phía Bắc
Việt Nam với Trung Quốc (1991-2005) 50
Bảng 6: GDP bình quân đầu người 53
Bảng 7: Mô hình hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu
hàng hóa ở biên giới Việt – Trung

68
Bảng 8: Dự báo xuất khẩu, nhập khÈu qua các cửa khẩu biên giới Việt-
Trung 77
Bảng 9: Dự báo kim ngạch nhập khẩu trực tiếp ở các tỉnh biên giới phía
Bắc Việt
Nam 78
Bảng 10: Dự báo kim ngạch xuất khẩu trực tiếp ở các tỉnh biên giới phía
Bắc Việt Nam 79
5
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới đang
diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh việc tăng cường hợp tác
kinh tế với tất cả các nước. Nghị quyết Đại hội IX của ĐCS Việt Nam
khẳng định: “Tiếp tục mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương
hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập quốc tế và hợp tác kinh tế lâu dài và
ổn định. Tuy nhiên mỗi nước, mỗi khu vực biên giới cần chú ý với đặc thù
riêng để có đối sách thích hợp…”.
Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, mét trong những nền kinh
tế phát triển nhất thế giới đồng thời cũng nước láng giềng gần gũi “núi
liền núi, sông liền sông”, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời
với Việt Nam. Vì thế Việt Nam rất coi trọng việc đẩy mạnh quan hệ hợp
tác kinh tế với Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã xác định: “Trong
quan hệ với Trung Quốc cần có biện pháp mở rộng thị trường buôn bán,
trao đổi hàng hóa sâu vào nội địa trước hết là tỉnh Quảng Tây và Vân
Nam ” [13]. Buôn bán biên giới được coi là chiến lược quan trọng của
Việt Nam nhằm thâm nhập vào thị trường nội địa, tăng cường hợp tác
kinh tế với Trung Quốc, đồng thời đây cũng là chiến lược của Nhà nước
Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền núi
và toàn quốc. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động buôn bán

này có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn.
Năm nay nhân dịp kỷ niệm 15 năm hai nước chính thức bình thường
hóa quan hệ ngoại giao, đồng thời cũng là 15 năm kể từ khi hoạt động buôn
bán biên giới được khôi phục lại, em đã chọn đề tài “Buôn bán biên giới
Việt - Trung từ năm 1991 đến nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình. Ngoài mục đích chào mừng sự kiện lịch sử trọng đại của hai nước,
6
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
em cho rằng đây là một vấn đề hết sức thiết thực. Tìm hiểu rõ về nó sẽ giúp
chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc buôn bán biên giới giữa hai
nước đồng thời hiểu được chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quan
hệ thương mại với các nước trên thế giới.
Cho đến nay, mảng đề tài này đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến
nhưng chỉ ở một khía cạnh cụ thể nào đó, chưa đánh đánh giá một cách đầy
đủ và toàn diện về toàn bộ nội dung của quan hệ buôn bán biên giới Việt -
Trung từ khi nó được khôi phục lại cho đến nay. Với mong muốn giúp
người đọc có được cái nhìn tổng thể về toàn cảnh của hoạt động động buôn
bán này từ năm 1991, trên cơ sở thu thập tài liệu, thông tin, em đã tiến hành
sắp xếp và hệ thống hóa lại thành một chuyên luận tương đối đầy đủ. Hy
vọng thông qua chuyên luận này, chúng ta sẽ thấy được những tác dụng
tích cực cũng như thấy được những vấn đề còn tồn tại trong mối quan hệ
này để từ đó nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục, góp phần thúc đẩy
mối quan hệ buôn bán biên giới Việt - Trung phát triển lên một tầm cao
mới, tương xứng với quan hệ chính trị và tiềm năng kinh tế của cả hai
nước.
Bản khóa luận này được thực hiện trên cơ sở vận dụng những
phương pháp nghiên cứu lịch sử, phân tích, thống kê. Các sự kiện và số liệu
được đưa ra trình bày đều được căn cứ vào tài liệu cụ thể. Những đánh giá
nhận xét trong mỗi vấn đề và triển vọng của mối quan hệ buôn bán biên
giới Việt - Trung đều dựa trên cơ sở phân tích số liệu thống kê trong thực

tế.
Nguồn tư liệu phục vụ cho bản khóa luận này chủ yếu được lấy từ
các sách, báo, tạp chí nghiên cứu, các tư liệu thu thập được tại thư viện
Quốc gia, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Vụ Thương mại miền núi và Mậu
dịch biên giới – Bộ Thương mại, Internet…
7
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, kết luận, phụ lục, tài liệu
tham khảo bản khóa luận này bao gồm có 2 chương chính:
+ Chương 1: Thực trạng buôn bán biên giới Việt - Trung từ năm
1991 đến nay.
+ Chương 2: Các tác động, giải pháp và triển vọng của buôn bán
biên giới Việt - Trung.
Để hoàn thành được bản khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản
thân, em còn nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thày cô giáo và
bạn bè trong Khoa Quốc tế học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Đinh Công Tuấn, người đã
trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện từ lúc khởi thảo cho
đến khi hoàn thành bản khóa luận này.
Với trình độ của một sinh viên mới bước đầu tập sự nghiên cứu, cùng
sự hạn chế của điều kiện không cho phép (về tư liệu cũng như về thời gian),
chắc chắn bản khóa luận này không tránh khỏi sai sót. Xin kính mong thày
cô cùng bạn đọc góp ý để em có thể rót kinh nghiệm và có được bài học quý
báu trên con đường nghiên cứu khoa học sau này.
8
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG BUÔN BÁN BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
1.1: Các giai đoạn phát triển của buôn bán biên giới Việt-Trung

1.1.1: Khái quát tình hình khu vực biên giới Việt – Trung
Việt Nam - Trung Quốc, hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền
sông có chung đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1350 km. Khu vực
biên giới phía Bắc Việt Nam tiếp giáp với với khu tự trị dân tộc Choang
Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc là khu vực rộng lớn, bao
gồm 7 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai
Châu và Điện Biên, có diện tích là 55.484 km
2
(chiếm 16,8% tổng diện tích
toàn quốc) với số dân là 3.835.000 người (chiếm khoảng 5,2% tổng dân số
toàn quốc) [8 - tr.12].
Dọc theo hơn 1.000 km đường biên giới Việt - Trung có rất nhiều
thành phần tộc người sinh sống. Những dân tộc này phân bố ở cả hai bên
biên giới Việt - Trung, có ngôn ngữ và phong tục tập quán tương đồng,
nhiều dân tộc đã thiết lập quan hệ hôn nhân thân thiết, có sự giao lưu qua
lại mật thiết về mặt kinh tế - xã hội. Vì thế, mặc dù khi chiến tranh giữa hai
nước xảy ra nhưng mối quan hệ giữa các dân tộc này vẫn rất gắn bó, không
thể chia rẽ.
9
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
Ở khu vực này, các loại hình cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, các
loại chợ và lối mòn tham gia biên mậu rất nhiều, bố trí hầu như đều khắp
trên các tỉnh biên giới.
- Cửa khẩu Quốc tế: 4 cửa khẩu bao gồm:
+ Lạng Sơn: (2 CK) Hữu nghị – Hữu nghị quan và
Đồng Đăng – Bằng Tường
+ Lào Cai: (1CK) Lào Cai – Hà Khẩu
+ Quảng Ninh: (1CK) Móng Cái - Đông Hưng.
- Cửa khẩu Quốc gia: 8 cửa khẩu
- Cửa khẩu địa phương (cửa khẩu tiểu ngạch): 21 cửa khẩu.

- Chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu: 3 chợ bao gồm:
+ Lạng Sơn: Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh
+ Lào Cai: Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai
+ Quảng Ninh: Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
- Chợ cửa khẩu: 7 chợ
- Chợ biên giới: 36 chợ. [3 – tr.2]
Hầu hết tại các CK, chợ biên giới… cư dân hai nước qua lại thăm
thân, trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra khá tấp nập nhưng không đều. Các
cửa khẩu lớn, thuận lợi giao thông như CK Quốc tế, Quốc gia hoạt động
buôn bán qua lại nhộn nhịp, sôi động. Một số CK, lối mòn cư dân hoạt
động biên mậu mang tính nhỏ lẻ, thời vụ và Ýt sôi động.
Hệ thống giao thông ở khu vực này khá phát triển với đủ mọi loại
hình:
- Đường sắt: có hai tuyến liên vận quốc tế là:
+ Hà Nội – Đồng Đăng - Đông Hưng – Nam Ninh nối liền với các
tỉnh nội địa của Trung Quốc: có tổng chiều dài là 418 km.
+ Hà Nội – Lào Cai – Hà Khẩu – Côn Minh: dài 761 km.
10
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
- Đường bộ: có các tuyến đường chính
+ Nam Ninh - Long Châu - Cao Bằng - Hà Nội: 500 km
+ Nam Ninh-Đông Hưng - Móng Cái - Hạ Long - Hà Nội: 538 km
+ Nam Ninh - Bằng Tường - Lạng Sơn - Hà Nội: 419 km
+ Côn Minh - Văn Sơn – Malipho - Thanh Thủy Hà - Hà Giang - Hà
Nội: 871 km
+ Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai - Phú Thọ - Hà Nội: 850 km
+
Côn Minh - Kim Bình - Kim Thủy Hà - Maluthàng - Lai Châu [29-
tr. 48]
- Đường thủy: Tuyến đường sông thực hiện chủ yếu qua sông Hồng, từ

Hà Khẩu đến Hà Nội, Hải Phòng có thể thông được tàu thuyền. Tuyến
đường biển: có các cảng Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải đÕn cảng
Hồng Bàng rồi đi Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều khá thuận lợi và
khoảng cách gần [30 - tr.340].
- Đường hàng không: có tuyến bay Nam Ninh – Hà Nội, mỗi giờ có hai
chuyến bay (30 phút/chuyến) nhưng hiện đã ngừng [31- tr.334].
Các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam cũng là nơi có tài nguyên
phong phú, nhất là lâm sản, thổ sản; điều kiện địa hình khá thuận lợi cho
việc vận chuyển thông thương hàng hóa. Những tiềm năng này khi được
quan tâm đầu tư, khai thác sẽ trở thành những điều kiện rất quan trọng
trong việc phát triển kinh tế địa phương cũng như hợp tác kinh tế đối ngoại.
1.1.2: Các giai đoạn phát triển của buôn bán biên giới Việt – Trung
* Giai đoạn trước năm 1991
Những nét tương đồng về mặt lịch sử, dân tộc cũng như văn hóa giữa
Việt Nam và Trung Quốc đã tạo điều kiện cho nhân dân hai nước sớm gắn
bó với nhau, là cơ sở hình thành nên mối quan hệ hữu nghị truyền thống
11
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
lâu đời giữa hai dân tộc. Trên cơ sở đó, mối quan hệ về kinh tế nói chung
và quan hệ buôn bán biên giới giữa hai nước nói riêng đã có một quá trình
hình thành và phát triển từ rất sớm với nhiều hình thức và đặc điểm khác
nhau qua từng giai đoạn lịch sử.
Năm 968 trở thành một quốc gia độc lập, Việt Nam đã có mối quan hệ
buôn bán qua biên giới với nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc. Tiếp
theo các triều đại phong kiến Việt Nam: Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã
tiếp tục quan hệ buôn bán biên giới với các triều đại phong kiến Trung
Quốc: Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Lúc bấy giờ, buôn bán biên giới Việt -
Trung chỉ là sự thông thương nhằm bổ sung cho nhau với hai hình thức chủ
yếu là cống nạp và dân gian.
Đến thời kỳ lịch sử cận đại, trong quy định của bản “Điều ước Việt

Nam” (năm 1885) và “Chương trình hợp tác tuần tra biên giới” (năm 1896)
đã đề cập tới việc xác lập các cột mốc trên biên giới Việt Nam - Trung
Quốc. Theo đó, hai nước cùng nhau tham gia giám sát, tuần tra biên giới,
mỗi bên lập 25 điểm đồn trú dọc theo đường biên giới chung. Những điểm
đồn trú này cũng chính là những điểm họp chợ chung giữa cư dân sống ở
hai bên biên giới [27 - tr.40-41].
Nước Việt Nam DCCH (nay là nước CHXHCN Việt Nam) ra đời
2/9/1945, tiếp sau đó nước CHND Trung Hoa được thành lập ngày
1/10/1949. Chỉ mấy tháng sau, ngày 18/1/1950 hai nước Việt Nam DCCH
và CHND Trung Hoa đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.
Sự kiện này đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa hai nước trên
nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ
quan hệ kinh tế – thương mại trong đó có quan hệ buôn bán qua biên giới
giữa hai nước.
12
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
Trong khoảng thời gian những năm 50 – 70 của thế kỷ XX, trên tinh
thần “Vừa là đồng chí, vừa là anh em”, Việt Nam và Trung Quốc đã cùng
nhau ký kết nhiều văn bản liên quan đến việc buôn bán biên giới giữa hai
nước. Bản “Nghị định thư về buôn bán tiểu ngạch biên giới Việt-Trung”
(năm 1955); “Biện pháp quản lý buôn bán tiểu ngạch biên giới Việt-Trung”
(năm 1955), “Nghị định thư trao đổi hàng hóa biên giới Việt-Trung” (năm
1957), “Điều lệ quản lý mậu dịch tiểu ngạch nhân dân trong khu vực biên
giới Việt-Trung” (năm 1958)… đã tạo dựng được cơ sở pháp lý quan trọng
cho việc thúc đẩy quan hệ buôn bán biên giới giữa hai nước [27 - tr.41].
Buôn bán biên giới giai đoạn này chủ yếu thực hiện dưới hai hình
thức chính là: buôn bán tiểu ngạch dân gian biên giới và buôn bán quốc
doanh địa phương biên giới. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là
hàng nông lâm thổ sản, muối biển, gia súc… còn Trung Quốc chủ yếu xuất
khẩu một số mặt hàng hoa quả tươi, hàng công nghiệp nhẹ như vải, quần

áo…. Mức độ mậu dịch biên giới nhỏ, không đáng kể, chủ yếu là hoạt động
mua bán dân gian tự phát do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân
biên giới điều tiết.
Năm 1978, sau Hội nghị TW III khóa XI của ĐCS, Trung Quốc bắt
đầu thực hiện chiến lược mở cửa biên giới, hình thành “Thế mở cửa đối
ngoại nhiều tầng nấc, ra mọi hướng theo phương châm mở cửa từ điểm đến
tuyến, từ tuyến đến diện” cụ thể là “Mở cửa toàn phương diện, nhiều hình
thức, nhiều tầng, từ đặc khu kinh tế đến thành phố mở cửa ven biển, khu
mở cửa kinh tế ven biển, mở cửa ven nội địa và mở cửa ven biên giới đất
liền”. Phương châm của chiến lược mở cửa ven biên giới được xác định
chung là “LÊy mậu dịch biên giới dẫn đường, coi hợp tác kinh tế-kỹ thuật
là trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khác thác thị
trường các nước xung quanh là mục tiêu” [21– tr.58]. Nhưng lúc bấy giờ
13
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
Trung Quốc chỉ chú trọng mở cửa khu vực ven biển mà chưa chú ý đến mở
cửa khu vực biên giới. Thêm vào đó, chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ
ra (tháng 2/1979) đã làm cho quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi, quan
hệ buôn bán biên giới cũng bị ảnh hưởng và gián đoạn trong một thời gian
dài.
Từ tháng 9/1982 đến tháng 9/1988, Trung Quốc lần lượt mở cửa 9
điểm thương mại tại khu vực biên giới, cho phép cư dân Việt Nam được
tham gia vào các hoạt động thương mại đồng thời Trung Quốc cũng đã tiến
hành củng cố cơ sở hạ tầng, đường sá, nhà kho… ở các tỉnh Quảng Tây,
Vân Nam. Những hoạt động này cho thấy sự chuẩn bị khá kỹ càng của
Chính phủ Trung Quốc trong việc cố gắng khôi phục lại quan hệ buôn bán
biên giới với Việt Nam.
Về phía Việt Nam, Đại hội VI của ĐCS Việt Nam năm 1986 đã xác
định con đường đổi mới đất nước, khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng làm bạn
với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh

thổ của nhau”. Với đối tác Trung Quốc: “Trên tinh thần bình đẳng, bảo
đảm độc lập chủ quyền và tôn trọng lẫn nhau, Việt Nam sẵn sàng đàm phán
để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ Việt-Trung, bình thường hóa
quan hệ và khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước vì lợi Ých của nhân dân
hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới” [7 – tr.108-109] đã
tác động tích cực đến quan hệ Việt Nam và Trung Quốc, đưa quan hệ hai
nước bước vào thời kỳ hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Trên cơ sở đó, cuối năm 1988, Chính phủ Việt Nam đưa ra văn bản
với tinh thần: Không ngăn cấm nhân dân hai bên biên giới qua lại buôn bán
những mặt hàng thiết yếu cho đời sống và sản xuất hàng ngày. Chỉ thị số 32-
CT/HĐBT (đầu năm 1989), công văn số 207/KTĐN của HĐBT (cuối năm
1989) và chỉ thị số 405/CT-HĐBT (tháng 11/1990) đã coi thị trường Trung
14
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
Quốc bình đẳng như các thị trường khác và có thể ưu tiên phân bổ hạn ngạch
xuất khẩu nếu thấy có lợi [1 - tr.31].
Nhờ vậy, hoạt động kinh tế thương mại khu vực biên giới Việt -
Trung được bắt đầu trở lại từ cuối năm 1988 đầu năm 1989. Hàng hóa trao
đổi phần lớn vẫn mang tính chất dân gian, không chính thức. Việt Nam
nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu và hàng tiêu dùng có chất
lượng thấp và xuất sang Trung Quốc chủ yếu là hàng nông, lâm hải sản,
khoáng sản và nguyên nhiên liệu công nghiệp…. Theo thống kê kim
ngạch mậu dịch hai chiều đã tăng lên nhanh chóng, nếu như năm 1988
mới chỉ đạt mức 5 triệu USD; năm 1989 đạt 50,85 triệu USD thì đến năm
1990 con số này đã tăng lên đến 152,24 triệu USD (chưa kể hàng lậu) [6
– tr.33]. Có thể thấy rằng, mậu dịch biên giới Việt - Trung giai đoạn này
phần nào đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân hai
bên. Trong quá trình buôn bán trao đổi hàng hóa, Việt Nam vẫn là nước
nhập siêu.
Tuy nhiên, do quan hệ hai nước chưa chính thức bình thường hóa nên

việc buôn bán biên giới thời gian này thực hiện chủ yếu qua vai trò trung
gian, môi giới của các thương nhân. Việc mua bán diễn ra trên cơ sở lòng tin
là chính, hơp đồng mua bán chỉ mang danh nghĩa, không có tính chất pháp
lý. Vì thế đã dẫn đến tình trạng mất cân đối và không ổn định trong buôn bán
biên giới, nhất là khu vực quốc doanh đã xảy ra những tiêu cực tranh mua
bán, Ðp cấp, Ðp giá, có hiện tượng lừa gạt lẫn nhau, buôn lậu hàng chất
lượng kém diễn ra phổ biến. Xuất hiện đoàn quân “cửu vạn” khuân vác hàng
qua biên giới. Ngoài ra còn có những tiêu cực về mặt xã hội như tiêm chích,
ma túy, cờ bạc, mại dâm…
Mặc dù vẫn còn một số tồn tại nói trên nhưng có thể thấy rằng, hoạt
động buôn bán biên giới Việt - Trung sau một thời gian dài bị gián đoạn do
15
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
chiến tranh tuy chưa phát triển mạnh mẽ nhưng bước đầu đã tạo được
những cơ sở về tiền vốn, kinh nghiệm, tổ chức điều hành, nâng cao được
năng lực quản lý của cán bộ tham gia hoạt động trên thị trường cũng như
nâng cao được năng lực và trình độ trao đổi hàng hóa qua biên giới của các
tổ chức xuất nhập khẩu và các tư thương. Đây là bước đệm quan trọng cho
sự phát triển của quan hệ buôn bán biên giới Việt - Trung ở giai đoạn sau này.
* Giai đoạn từ năm 1991 đến nay
Cuối những năm 80 đầu năm 90 tình hình thế giới có nhiều biến động
lớn. Trên thế giới, chiến tranh lạnh sau hơn 50 năm tồn tại đã kết thúc, Chủ
nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Ở khu vực Đông Nam
Á, xu thế hòa hoãn giữa các nước và nhóm nước trong khu vực này với các
cường quốc ngày càng tăng. Ở Trung Quốc, sau sự kiện Thiên An Môn
(4/6/1989), các nước tư bản phương Tây thi hành chính sách hạn chế, bao
vây đối với Trung Quốc. Ở khu vực Đông Dương, Việt Nam chính thức rút
quân ra khái Campuchia. Như vậy, vấn đề Campuchia - vấn đề chính gây ra
mâu thuẫn trong quan hệ Việt - Trung cuối những năm 70 - đã được giải
quyết và cùng với những thay đổi của tình hình thế giới, khu vực đã tác động

mạnh mẽ đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, hai nước đã có sự điều chỉnh
chính sách đối ngoại một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế khu vực.
Đầu tháng 11/1991, với tinh thần “Khép lại quá khứ, hướng tới
tương lai”, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức bình thường hóa quan
hệ ngoại giao sau hơn 10 năm căng thẳng. Bản Tuyên bố chung được công
bố ngày 10/11/1991 khẳng định: “Việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc phù hợp với lợi Ých cơ bản và lâu dài của nhân dân
hai nước và có lợi cho hòa bình, ổn định và sự phát triển của khu vực” [31
- tr.81]. Hai nước cũng thống nhất từ đây sẽ phát triển quan hệ hữu nghị,
16
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
láng giềng thân thiện trên cơ sở 5 nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình.
Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, hàng năm đều
có các cuộc gặp gỡ, viếng thăm chính thức lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao
hai nước, lãnh đạo các địa phương biên giới nhằm thúc đẩy hơn nữa quan
hệ hữu nghị Việt - Trung nói chung và quan hệ buôn bán biên giới giữa hai
nước nói riêng. Thông qua các cuộc gặp gỡ này, nhiều Hiệp định và thỏa
thuận ở nhiều cấp, nhiều ngành đã được ký kết nhằm tạo hành lang pháp lý
ổn định, thông thoáng để xây dựng cơ chế, chính sách quản lý tạo điều kiện
cho hoạt động buôn bán này phát triển ổn định và lâu dài. Đến nay, hai
nước đã ký kết được hơn 20 Hiệp định và văn bản về thương mại nói chung
và buôn bán biên giới nói riêng. Dưới đây là một số Hiệp định quan trọng:
- Hiệp định mậu dịch Việt Nam và Trung Quốc.
- Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới
giữa Việt Nam và Trung Quốc. (2 Hiệp định này được ký tại Bắc Kinh
trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam
Đỗ Mười và thủ tướng Võ Văn Kiệt ngày 5/11/1991).
- Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (ký tại Hà Nội

nhân dịp Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham đến
Việt Nam tháng 2/1992).
- Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (được ký vào năm 1993).
- Hiệp định vận chuyển hàng hóa. (được ký tại Bắc Kinh nhân dịp
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Bùi Danh Lưu thăm Trung Quốc tháng
3/1992).
17
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
- Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ
nước CHND Trung Hoa về hàng hóa quá cảnh (ký tại Hà Nội ngày
9/4/1994).
- Hiệp định thành lập Ủy ban Hợp tác Kinh tế - Thương mại Việt
Nam - Trung Quốc.
- Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và công
nhận lẫn nhâu.
- Hiệp định vận tải đường bộ. (3 hiệp định này được ký kết tại Hà
Nội nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch
nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân ngày 19/11/1994).
- Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và chống lậu thuế (ký tại Bắc
Kinh nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm tháng 5/1995).
- Hiệp định mua bán vùng biên giới giữa hai nước (ký kết trong
chuyến thăm chính thức Trung Quốc của đoàn đại biểu Chính phủ Việt
Nam do Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn đầu tháng 10/1998).
Ngoài ra còn có một số văn bản về giao lưu, hợp tác kinh tế mậu
dịch, khoa học kỹ thuật, du lịch… giữa các tỉnh và thành phố của hai nước:
Lạng Sơn - Quảng Tây, Lào Cai - Vân Nam, Quảng Ninh - Quảng Tây…
cũng được ký kết và thực thi bước đầu.
Song song với việc ký kết các văn bản, các hiệp định là việc hàng loạt

các cửa khẩu biên giới đã được khai thông: cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị
Quan (1/4/1992), cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu (18/5/1993), cửa khẩu Móng
Cái - Đông Hưng (17/4/1994) [7 – tr.127]… Đã thông xe các tuyến đường
bộ, đường sắt liên vận giữa hai quốc gia: tuyến đường sắt Hà Khẩu - Lào Cai
và Bằng Tường - Đông Hưng (14/2/1996), Hà Nội - Côn Minh (8/4/1997);
tuyến hàng không Bắc Kinh - Nam Ninh - Hà Nội và Côn Minh - Hà Nội
18
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
(8/4/1997), vận chuyển hàng hóa, hành khách trực tiếp bằng ô tô từ Phòng
Thành (Quảng Tây) - Tiên An (Quảng Ninh) [25 – tr.223]…. Nhờ đó, cơ sở
hạ tầng, giao thông vận tải khu vực biên giới hai nước đã được khôi phục và
phát triển, là cơ sở quan trọng trong thực hiện giao lưu buôn bán hàng hóa
khu vực biên giới.
Buôn bán biên giới Việt - Trung được khôi phục và phát triển ngoài
những cố gắng, nỗ lực của Chính phủ hai nước thì chúng ta cũng không thể
phủ nhận những cố gắng, nỗ lực của Chính phủ từng nước.
Về phía Trung Quốc: Ngay từ cuối những năm 80 khi tình hình biên
giới giữa hai nước đã hòa dịu, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách
mở cửa ven biên giới nhằm mục tiêu “Lợi quốc, phú dân, mục lân, an
bang” (nghĩa là có lợi cho đất nước, nhân dân giàu có, hòa thuận với các
nước láng giềng) [26 - tr.37]. Trung Quốc coi mậu dịch biên giới là bước
“đột phá” trong việc mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế. Vì thế, trong quan hệ với Việt Nam, Chính phủ
Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách cùng với những giải pháp cụ thể
nhằm khuyến khích, phát triển hoạt động buôn bán biên giới giữa hai nước.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền các địa phương biên giới đẩy
mạnh đầu tư cho việc cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, cố gắng tập trung
giải quyết tốt những vấn đề về giao thông, vận tải, thông tin, dịch vụ nhằm
cải thiện môi trường đầu tư, phục vụ tốt hơn cho hoạt động mậu dịch biên
giới. Vì thế, cơ sở hạ tầng ở những khu vực này đã được nâng cấp và hoàn

thiện dần. Tuyến đường sắt Côn Minh - Nam Ninh được hoàn thành năm
1996, sân bay Bắc Hải được xây dựng có thể đồng thời cất cánh và hạ cánh
hai máy bay Boeing 737… Ở khu vực Bằng Tường, chương trình “hai điểm
một khu” tức là xây dựng hai điểm giao dịch ở Lộng Nghiêu (Lũng Nghịu),
Phố Trại (Pò Chài) và khu hợp tác kinh tế biên giới đã và đang được hoàn
19
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
thiện. Ngay từ mùa thu 1992, Lộng Nghiêu đã rải nhựa xong đường phố,
xây dựng hơn 1.000 gian nhà để bán, mở rộng bãi đỗ xe rộng 2.000 m
2
….
[26 - tr.39]
Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành xây dựng các thành phố mở cửa
ven biên giới và cửa khẩu mở cửa. Đầu năm 1992, Quốc vụ viện quyết
định mở cửa đối ngoại thêm 14 thành phố ven biên giới như Bằng Tường,
Đông Hưng, Hà Khẩu… trong đó có 9 thành phố được phê chuẩn là các
thành phố mở cửa ven biên giới. Ngoài ra còn có hơn 1.000 cửa khẩu được
mở cửa và chợ biên giới được hình thành nhằm liên kết chặt chẽ khu vực
biên giới với các nước xung quanh.
Quốc vụ viện đã đồng ý cho xây dựng Khu Hợp tác Kinh tế biên giới
ở thị xã Bằng Tường, Đông Hưng. Ở khu vực này, Bằng Tường và Đông
Hưng sẽ được hưởng 11 chính sách ưu đãi: xóa bỏ mọi hạn chế về hình
thức sở hữu đối với các thành phần tham gia mậu dịch biên giới, xóa bỏ
mọi ràng buộc, hạn chế của chính quyền địa phương sở tại đối với mậu
dịch biên giới, xóa bỏ mọi sự hạn chế về kim ngạch bảo đảm các giao dịch
của mậu dịch biên giới qua một cửa…
Cuối năm 1994, phía Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành việc tháo gỡ
bom, mìn ở vùng biên giới Vân Nam, Quảng Tây giáp với Việt Nam, khai
thông con đường đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Về phía Việt Nam: Kể từ khi quan hệ Việt - Trung được khôi phục

lại, buôn bán biên giới được coi là một trong những phương thức quan
trọng để củng cố và phát triển quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực đặc biệt
là lĩnh vực kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã xác định: “Trong quan hệ với
Trung Quốc cần có biện pháp mở rộng thị trường buôn bán, trao đổi hàng
hóa sâu vào trong nội địa trước hết là tỉnh Quảng Tây và Vân Nam” [13].
20
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
Nhà nước ta đã có quy chế quản lý và tìm các biện pháp để phát triển
và quản lý hoạt động buôn bán này theo hướng có hiệu quả nhằm phát huy
mặt tích cực, bảo vệ nền sản xuất và thị trường trong nước, tăng cường
quan hệ giữa giữa hai nước. Hàng loạt Quyết định, Thông tư đã được đưa
ra nhằm cụ thể hóa hoạt động buôn bán biên giới.
- Chỉ thị số 98 của Chủ tịch HĐBT về việc mở cửa các cửa khẩu khu
vực biên giới và Quy định của Việt Nam về khu vực biên giới Việt - Trung
ban hành ngày 27/3/1991.
- Chỉ thị số 94 ngày 25/3/1992 của Chủ tịch HĐBT về quản lý và tổ
chức thị trường biên giới Việt - Trung dưới hình thức mới.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về áp dụng thí
điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái (18/9/1996), Lạng
Sơn (11/9/1998), Lào Cai (26/5/1998), Cao Bằng (9/9/1998).
- Quyết định số 774/1998/QĐ-BTM ngày 7/4/1998 của Bộ trưởng
Bộ Thương mại ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ trong
khu vực biên giới Việt - Trung.
- Nghị định số 34/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ Việt Nam
quy định về khu vực biên giới nước CHXHCN Việt Nam.
- Chỉ thị số 19/2000/CT-TTg ngày 28/9/2000 của Thủ tướng về tăng
cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu và gian lận thương mại
tại các khu cửa khẩu.
- Quyết định số 305/2001/QĐ-BTM ngày 26/3/2001 của Bộ trưởng
Bộ Thương mại ban hành quy chế về hàng hóa của nước CHND Trung Hoa

quá cảnh vào lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
- Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách đối với khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới.
21
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
- Thông tư số 14/2001/TT-BTM về việc hướng dẫn việc mua bán hàng
hóa qua biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc [9-tr.16,17]
Với sự nỗ lực của cả Việt Nam và Trung Quốc cùng với những Hiệp
định và văn bản kinh tế thương mại đã được ký kết từ năm 1991 đến nay,
có thể thấy rằng hoạt động buôn bán biên giới giữa hai nước ngày càng
phát triển và không ngừng được mở rộng. Những Hiệp định, văn bản này
đã xây dựng được cơ sở pháp lý vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho cả
hai bên yên tâm xúc tiến các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa qua
biên giới, thúc đẩy nền kinh tế của các địa phương biên giới và nền kinh tế
của đất nước phát triển.
1.2: Đặc điểm buôn bán biên giới Việt - Trung từ năm 1991 đến nay
Trên thế giới, mậu dịch biên giới bị giới hạn trong khu vực dân cư
hai vùng ven biên giới, hàng hóa trao đổi chủ yếu là hàng hóa được sản
xuất ngay tại các địa phương biên giới, hình thức buôn bán được quản lý và
kiểm soát rất chặt chẽ, bị hạn chế cả danh mục hàng hóa lẫn đối tượng tham
gia. Nhưng trên thực tế, mậu dịch biên giới Việt - Trung lại có những đặc
điểm riêng bao gồm:
1.2.1: Lực lượng tham gia
* Lực lượng tham gia buôn bán biên giới
Về phía Trung Quốc: chỉ có một số Ýt DN và thương nhân ở khu
vực biên giới được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới được phép kinh
doanh mậu dịch biên giới (biên mậu). Họ được hưởng cơ chế chính sách
riêng và có ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh mậu
dịch quốc mậu.
Về phía Việt Nam: Thông tư số 14/2001/TT-BTM ngày 2/5/2001

hướng dẫn về việc mua bán hàng hóa qua biên giới Việt - Trung có quy
22
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
định đối tượng được tham gia mua bán là các thương nhân người Việt
Nam, là các DN thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định
của pháp luật, có đăng ký mã số hải quan và các hộ kinh doanh cá thể theo
Nghị định 02/2000/NĐ-CP ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Như vậy, theo quy
định trên thì các DN có chức năng xuất nhập khẩu đều được tham gia mua
bán hàng hóa ở vùng biên giới Việt - Trung.
Trên thực tế, để tham gia vào việc buôn bán ở biên giới Việt-Trung
thì chỉ cần đáp ứng được ba điều kiện: có đủ vốn, có nguồn hàng và có
nơi tiêu thụ hàng. Điều kiện về trình độ ngoại thương không phải là quá
quan trọng. Với những điều kiện khá đơn giản như vậy nên buôn bán biên
giới Việt - Trung đã và đang thu hút được một lượng lớn cũng như sự đa
dạng về thành phần tham gia. Đã có hàng ngàn DN Nhà nước, các công ty
trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần, các công ty tư nhân, các hộ tư
nhân ở biên giới tham gia vào hoạt động buôn bán biên giới Việt - Trung.
Hiện nay, các đối tượng này không còn bị bó hẹp, bị giới hạn trong phạm
vi, địa bàn ở các tỉnh và địa phương biên giới nữa mà đã được mở rộng ra
các tỉnh thành và khu vực trong cả nước.
Với các đơn vị kinh tế của Nhà nước, nếu muốn tham gia vào quá
trình kinh doanh thì phải tuân theo các thủ tục hành chính Nhà nước vốn đã
khá rườm rà, lại còn phải qua nhiều khâu, nấc quản lý khác nhau. Điều này
khiến các đơn vị kinh tế Nhà nước phải mất rất nhiều thời gian lại không có
được sự năng động, nhạy bén về tình hình của thị trường (như chậm nắm
bắt và xử lý thông tin về nguồn hàng, về những đầu mối tiêu thụ …). Mặt
khác đây là những đơn vị của Nhà nước họ không thể dễ dàng thực hiện
các hành vi gian lận hay trốn thuế như các DN tư nhân được. Điều này lý
giải tại sao cùng một sản phẩm hàng hóa như nhau mà giá của các đơn vị
kinh tế Nhà nước lại cao hơn của các DN tư nhân.

23
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học
Để khắc phục tình trạng này, một số DN của Nhà nước đã tìm đến
với các tư thương để nhờ làm mối trung gian. Họ sử dụng các tư thương
trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh nhất là trong các đầu
mối giao dịch. Phương thức này đã đem lại lợi Ých cho cả hai phía nhưng
không phải là không có hạn chế, rủi ro. Trong nhiều trường hợp, các DN sẽ
không tránh khỏi việc bị tư thương lợi dụng, lừa đảo, làm ăn phi pháp dẫn
đến tình trạng nợ đọng bị kéo dài, có nguy cơ bị thất thoát vốn làm ăn.
Với những thương nhân có vốn lớn, họ kinh doanh theo phương thức:
mua lại hàng hóa của những thương nhân khác rồi sau đó nếu gặp được
khách hàng thì bán luôn. Buôn bán theo phương thức này, họ không phải bỏ
ra quá nhiều công sức mà lại có thể nhanh chóng thu hồi vốn. Đặc biệt, đã có
không Ýt tư thương liên kết với nhau thành lập những nhóm buôn có lượng
vốn rất lớn, chuyên kinh doanh buôn bán những mặt hàng có thuế suất cao
hay những mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa XK có điều kiện theo
như quy định của Nhà nước. Để đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro trong
kinh doanh đồng thời để lẩn tránh sự kiểm soát và quản lý của Nhà nước, các
nhóm buôn này đã thực hiện việc móc nối với một số tổ chức kinh tế của
Nhà nước để cùng phối hợp kinh doanh. Sự liên kết này tồn tại dưới hình
thức “ủy thác xuất - nhập khẩu” nhưng thực chất là tư thương khoác vỏ Nhà
nước để làm ăn được dễ dàng. Nhờ có giấy tờ hợp lệ của các tổ chức kinh tế
Nhà nước nên khi đưa hàng hóa qua biên giới, các tư thương này chỉ phải
nộp một khoản tiền thuế XNK biên giới khá thấp cộng với một số tiền để
“làm luật” cho các cán bộ nhân viên kiểm soát. Trên thực tế, số tiền nộp thuế
cộng với số tiền “làm luật” mà họ bỏ ra vẫn thấp hơn rất nhiều so với các
khoản phí và lệ phí XNK mà lẽ ra họ phải nộp và tất nhiên họ vẫn thu được
những khoản lợi nhuận lớn. Hiện nay, hình thức liên kết kinh doanh này vẫn
24
Đoàn Thị Tuyết Mai – K47 – Quốc tế học

được các tư thương sử dụng nhiều trong quá trình tiến hành hoạt động buôn
bán biên giới Việt - Trung.
Ngoài ra còn có các tư thương, nông dân, cán bộ, công nhân viên
chức Nhà nước tranh thủ thời gian để buôn bán để tăng thêm thu nhập cho
gia đình. Số vốn kinh doanh của họ nhỏ, không thể tiến hành buôn bán
giống như những tư thương có vốn lớn nên học phải chấp nhận vất vả hơn.
Họ phải sang tận bên kia biên giới để mua hàng, phải đóng các khoản thuế
và lệ phí XNK biên giới sau đó thuê các lực lượng “cửu vạn” mang về bán
tại các chợ đường biên hoặc bán lại cho các tư thương có số vốn lớn hơn.
Vì lẽ đó mà lợi nhuận của những tư thương này thu được thường không
lớn.
Ngoài các đối tượng nêu trên, buôn bán biên giới Việt - Trung còn có
sự góp mặt của đông đảo các thương nhân ở các tỉnh nội địa Trung Quốc,
Hồng Kông, Macao… Chính phủ Việt Nam đã có quy định cụ thể đối với
những thương nhân của Trung Quốc khi tham gia buôn bán biên giới Việt -
Trung. “Công dân Trung Quốc cư trú tại khu vực biên giới phía Trung
Quốc, có giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan có
thẩm quyền của Trung Quốc cấp được vào chợ biên giới của Việt Nam để
trao đổi, mua bán hàng hóa và tuân thủ các quy định khác của chính phủ
Việt Nam…”. [13]
Thật là thiếu sót khi nói đến lực lượng tham gia buôn bán biên giới
Việt - Trung mà chúng ta không nói đến lực lượng “cửu vạn” – một lực
lượng được sinh ra và phát triển cùng với quá trình buôn bán này. Công
việc chính của họ là bỏ sức lao động của bản thân ra để mang, vác thuê
hàng hóa đi đi, về về qua các cửa khẩu, các đường mòn biên giới cho các
chủ hàng. Hiện nay, khi tình trạng buôn lậu qua biên giới Việt - Trung ngày
càng phát triển thì lực lượng cửu vạn này lại càng có điều kiện tăng nhanh
25

×