Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Khi nhiếp ảnh ra đời một họa sĩ đã thốt ra rằng hội họa đã chết từ đây từ góc độ của người chụp ảnh, anh (chị) có bình luận gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.15 KB, 18 trang )

Đề bài: Khi nhiếp ảnh ra đời một họa sĩ đã thốt ra rằng "hội họa đã
chết từ đây" từ góc độ của người chụp ảnh, anh (chị) có bình luận gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu và bình luận về đề bài, chúng ta hãy
cùng tìm hiểu một số những điểm giống và khác nhau giữa nhiếp ảnh và
hội họa.
Giữa hội họa và nhiếp ảnh có một mối tương quan mật thiết. Mặc dầu trong số 100 nhiếp
ảnh gia có lẽ khó lòng tìm được một người cầm cọ, nhưng trong số 100 họa sĩ có lẽ có đủ
cả 100 người cần xử dụng máy ảnh.
Người họa sĩ dù chuyên vẽ tranh lập thể, tranh trừu tượng hay hí hoạ một đôi khi cũng
cần dùng đến máy ảnh để lưu lại tác phẩm của mình. Còn những người theo trường phái
hiện thực, hay vẽ chân dung máy ảnh là một vật không thể thiếu. Khi chưa có máy ảnh,
các họa sĩ phải dầm mưa dãi nắng, lội suối trèo non tìm tòi cảnh đẹp, đợi chờ một vệt
nắng, một áng mây bay và hối tiếc không kịp pha mầu hay ghi nhận trước khi cảnh quang
biến đổi. Ngày hôm sau cất công trở lại, tuy cùng giờ giấc địa điểm nhưng gió đã đổi
chiều, nắng chỉ còn thoi thóp sau đám mây mầu nặng như chì, không còn trong sáng như
hôm trước nữa. Nguời họa sĩ ngẩn ngơ tiếc rẻ trước sự thay đổi cảnh sắc mau lẹ, nhưng
nếu có chiếc máy ảnh trong tay mọi chuyện đã thuận lợi biết bao. Vẽ chân dung cũng
vậy, ngày nay thì giờ đúng là vàng là bạc, còn có được bao nhiêu người muốn ngồi cho
người ta vẽ. Đến phòng ảnh chuyên về chân dung, sẽ có những bức ảnh giúp mình trẻ lại
mươi mười lăm tuổi. Các vết nhăn, vết nám biến đi mất hết, lại không còn phải ngồi hàng
giờ làm mẫu mà nhiều khi còn không ưng ý.
Giữa hội họa và nhiếp ảnh có nhiều tương quan mật thiết, gắn bó với nhau nhưng khi
thực hành có nhiều điều khác biệt. Cũng giống như nhiếp ảnh, hội họa cần được cân nhắc
và chú trọng đến: chủ đề, bố cục, ánh sáng, mầu sắc nhưng khi thực hiện lại cần đến sự
hiểu biết về các quy luật về hội họa, cũng như sự am tường nghệ thuật nhiếp ảnh. Do đó
giữa hai bộ môn này có những dị biệt.
Nhiếp ảnh có nhiều lợi thế và cũng có nhiều điều bất lợi. Sau khi suy xét và tìm tòi góc
độ, chỉ trong nháy mắt nhiếp ảnh gia gần như đã hoàn thành tác phẩm cuả mình. Nhưng
có điều bất lợi là không thể thay đổi cảnh vật, không thể thêm vào hay bớt đi được.
Hội họa có phần dễ dàng hơn trong việc chọn lựa chủ đề, bố cục, thêm vào hay bớt đi
đúng theo ý muốn nhưng khó khăn trong phần thực hiện. Do đó một bức tranh có khi chỉ


cần vài ngày, có khi cần vài tháng mới hoàn thành.
Máy ảnh giúp cho ta không cần phải nhức đầu suy nghĩ về: Định luật phối cảnh xa gần
(perspective) có khi cần một cuốn sách dầy trăm trang mới giải thích được rõ ràng. Hội
họa bắt buộc phải theo định luật xa nhỏ, gần to, phía trước đè lên phía sau, gần rõ, xa mờ.
Mầu sắc cũng vậy, quy luật gần đậm và tươi mầu, xa nhạt và mờ, dùng những mầu lạnh
(cool color) sẽ giúp ta đẩy lùi cảnh vật ra xa. và ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt như bóng
nắng (shadow) phản ảnh (reflection) v.v khi vẽ cũng cần phải nắm vững những quy luật
mới không sai lầm.
Tất cả những quy luật này khi chụp ảnh, máy sẽ tự động đổi hộ chúng ta. Cây cối ở gần,
xanh tươi rõ ràng, ngọn núi ở xa sẽ đổi sang mờ nhạt xanh lơ, tim tím.
Bức ảnh đã chụp xong với film, khó lòng sửa đổi nhưng với hội họa lại không phải là
chuyện khó, ngoại trừ vẽ bằng mầu nước (water color). Nhưng ngày nay với máy kỹ
thuật số và các software trợ giúp, việc sửa đổi cũng dễ dàng không kém.
“Thu gần khoảng cách” là một lợi điểm của nhiếp ảnh, hội hoạ hoàn toàn bất lực. Chủ đề
là một con thuyền nhỏ bơi trên giòng sông uốn khúc với hàng dừa lá xanh rủ bóng. Chân
trời xanh nhạt, mây trắng lững lờ bay trên cánh đồng xanh tươi bát ngát. Bố cục thực
tuyệt vời, nhưng cảnh này ở bên kia sông, cách xa chừng 300 thước. Họa sĩ không thể lại
gần để quan sát những chi tiết cần thiết, nhưng nếu có chiếc máy ảnh với bộ phận thu gần
khoảng cách, mọi việc sẽ dược giải quyết như ý muốn.
Kể ra sự dị biệt giữa hội họa và nhiếp ảnh còn nhiều, nhưng đó là phần chuyên môn của
hai lãnh vực. Nhiếp ảnh gia cần phải hiểu rõ cơ năng của chiếc máy cũng như nghệ thuật
thu hình. Họa sĩ cần phải nắm vững những quy luật căn bản về hội họa.
Hội họa có thể do trí tưởng tượng tạo thành, nhưng nhiếp ảnh bắt buộc phải có cảnh vật
hiện hữu dù là giả tạo hoặc nhờ kỹ thuật phòng tối. Nhưng có điều chắc chắn không thể
chối cãi được là nhiếp ảnh đã giúp cho hội họa những điều mà con người dù cho có con
mắt và sự nhận xét tinh tường đến đâu cũng không thể ghi lại nổi về ngoại hình và mầu
sắc trung thực của tạo hóa.
Có người nói "Đỉnh cao của Nhiếp Ảnh là Hội hoạ", câu nói này đúng trong giới hạn thể
hiện của nghệ thuật muốn mang lại cảm xúc cho người xem. Nhưng đứng về mặt kỹ thuật
đơn thuần thì giữa Hội hoạ và Nhiếp ảnh có tồn tại nhiều sự khác biệt.

Sự chuẩn bị mang tính hiển nhiên của một hoạ sĩ trước khi thể hiện ý tưởng của mình là
lựa chọn vật liệu với một bề mặt thích hợp (Toan, lụa, giấy ) cũng như một khung tranh
với kích thước hoàn toàn đặc biệt. Chính trong khung tranh này người hoạ sĩ sẽ thể hiện
cảm xúc của mình. Người hoạ sĩ chịu trách nhiệm về khuôn khổ của khung vẽ, giống như
nhà nhiếp ảnh lựa chọn cuộn phim để thể hiện những gì mình nhìn thấy, cảm nhận được
bằng tâm hồn mình. Với một nhiếp ảnh gia thì khuôn hình hoàn toàn là biểu hiện mang
tính vật lý thông qua khuôn ngắm của máy ảnh - một khái niệm mang tính mặc định
trước. Còn với hoạ sĩ thì khung tranh chỉ đơn thuần là ý niệm, là sự sáng tạo của hình
ảnh.
Vậy sự khác biệt nằm ở đâu trong bố cục?
1. Ta không thể chọn lựa một khuôn khổ tranh mang tính tiêu chuẩn cho hội hoạ
2. Để cho hội hoạ và nhiếp ảnh gần lại nhau thì có lẽ nên lựa chọn một khung vẽ có tỉ lệ
gần với tỉ lệ của kích thuớc khuôn ngắm của máy ảnh?
3.Một bức tranh có thể không thể hiện một điều gì đó thật cụ thể nhưng một bức ảnh thì
không thể là siêu tưởng.
4.Trong một khung vẽ có thể chứa đựng nhiều khung vẽ khác nhau, chồng chéo trên mặt
phẳng, một bức ảnh thường giống như một khung cửa sổ hay cửa đi mà ta vẫn quen gọi là
khuôn hình.
5. Cuối cùng thì trong nhiếp ảnh bạn có thể lựa chọn bất cứ điều gì mình muốn thể hiện
nhưng không thể làm thay đổi vật thể tồn tại, trong Hội hoạ bạn có thể sắp đặt và tổ chức
bố cục các yếu tố hình thức theo trí tưởng tượng phong phú của mình.
Sự khác biệt căn bản giữa Hội hoạ và Nhiếp ảnh nằm trong chỗ sự sáng tạo của Hội hoạ
hoàn toàn tự do và nằm trong ý niệm của hoạ sĩ còn nghệ sĩ nhiếp ảnh chỉ có thể tái tạo
lại những gì đã tồn tại theo một cách nhìn nghệ thuật, bằng các phương tiện kỹ thuật có
thể mà thôi. Điều này dẫn đến câu trả lời thứ nhất: Hoạ sĩ có thể làm chủ mầu sắc mà anh
ta muốn sáng tạo nên, anh ta có một gu nhất định về mầu sắc và số lượng tông màu
không giới hạn. Trong nhiếp ảnh thì mầu sắc đã tồn tại trước khi ta bấm máy. Những gì
ta có thể ghi lại trên phim (kiểu cổ điển hay kỹ thuật số) chỉ là những mảnh vụn tách ra từ
tổng hoà mầu sắc của tự nhiên mà thôi. Bằng cách này hay cách khác mà mỗi nhiếp ảnh
gia có thể tái tạo lại mầu sắc tự nhiên theo cách nhìn của mình. Số lượng màu sắc là vô

hạn trong thiên nhiên nhưng nhiếp ảnh không thể trộn chúng lại và tạo thành những gam
mầu mới như hội hoạ được.
Thế nhưng bên cạnh đó cách nhìn nhận đánh giá mầu sắc của cả hai bên lại có những
điểm chung. Đó là sự sáng tạo trong tâm hồn người nghệ sĩ giúp anh ta có những cái nhìn
xuyên qua vật thể, tách lớp mầu sắc để tìm ra những điều mà chúng ta nhất thời chưa
nhận ra.
Khi ta nói rằng một tấm ảnh đẹp như một bức tranh thì đó gần như là một lời khen ngợi.
Trong trường hợp ngược lại thì giống như một lời chê trách. Hội hoạ là siêu hình và mầu
sắc của nó cũng siêu thực trong một chừng mực nào đó. Nhiếp ảnh không thể là siêu thực
nhưng mầu sắc của nó cũng có thể đạt tới độ siêu thực trong một số điều kiện nhất định.
Trong kỹ thuật nhiếp ảnh, khi ánh sáng trắng đi qua các lớp lọc mầu Cyan - Magenta -
Yellow với phim cổ điển hay Red - Green - Blue với kỹ thuật số thì mỗi một lớp lọc ấy
giữ lại một lượng mầu nhất định của một mầu đơn sắc. Vì các lớp lọc là "trong suốt" nên
ta có thể nhìn thấy tất cả các mầu cùng một lúc và tuỳ theo tỉ lệ mầu phân bố tại một điểm
nhất định mà ta sẽ có muôn vạn mầu sắc khác nhau. Về nguyên tắc đây là sự trộn mầu
mang tính loại bỏ dần của ánh sáng.
Trong hội hoạ cũng tồn tại kiểu phối mầu loại bỏ nhưng lại theo một kiểu khác. Mầu sắc
trong hội hoạ chia làm hai thể loại. Loại mầu "đặc" như sơn dầu, acrrylic, sơn nước chỉ
có thể hoà trộn với nhau khi còn ướt và thường hay được pha thêm mầu đen hay trắng để
tạo cảm giác tối hơn hay sáng hơn. loại mầu "trong suốt" như mầu nước, mực tầu thì lại
có thể hoà trộn với nhau khi uớt, khi đã khô, hoặc là vẽ đè lớp sau lên lớp trước. Những
loại mầu này thường được làm sẫm hơn bởi mầu đen và như mầu nước có thể được làm
loãng ra bằng nước. Đặc tính của thể loại mầu "trong suốt" là chúng có thể hấp thu một
số mầu khác và như thế kết quả mà mắt người có thể nhìn thấy là những mầu không bị
hấp thụ.
Không có ranh giới rõ ràng trong sáng tạo nghệ thuật. Người hoạ sĩ "nhìn" mầu bằng cảm
xúc và tái tạo lại nó, hay nói đúng hơn là sáng tạo lại cũng bằng cảm xúc của chính mình
một cách độc đáo. Như thế một ngày trời nắng có thể mang mầu đỏ khát khao Người
nghệ sĩ nhiếp ảnh bấm máy bằng cảm xúc và tâm hồn mình nhưng anh ta chỉ có thể ghi
lại những cảm xúc ấy nguyên vẹn trên phim ảnh mà không thể áp đặt ý muôn chủ quan

của mình trong sáng tạo.
Việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh có rất nhiều góc độ khác
nhau và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nên khi đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa
hội họa và ảnh nghệ thuật ta sẽ bắt gặp không ít những vấn đề phức tạp. Hơn nữa, khi đặt
chúng trong mối quan hệ đa chiều của nghệ thuật tạo hình thì lại nảy sinh những vấn đề
không chỉ là sự riêng có giữa hội họa và ảnh nghệ thuật mà còn liên quan đến nhiều nghệ
thuật khác như điêu khắc, đồ họa, trang trí,…
Tuy nhiên, khi nhận thấy nhiều sinh viên sử dụng các phương tiện kỹ thuật có liên quan
đến ảnh (theo nghĩa rộng như chụp ảnh, xử lý ảnh trên máy tính,…) để ghi chép tư liệu
thay cho ký họa hoặc phác thảo trước rồi vẽ lại bằng tay như là một “hình thức đương
nhiên” của lĩnh vực tạo hình đã thôi thúc người viết tìm hiểu về vấn đề trên. Với những
tư liệu tập hợp được từ nhiều nguồn, người viết thử đưa ra những nhận xét về sự tương
đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật dưới dạng đề cương như một ý định
đóng góp thêm vài khía cạnh cho câu trả lời nên hay không sử dụng phương tiện ảnh
trong học tập. Những vấn đề nêu ra ắt hẳn sẽ chưa đầy đủ.
SỰ TƯƠNG ĐỒNG
Các yếu tố tạo hình
Nhìn tổng quát, có thể thấy hội họa và ảnh nghệ thuật đều phản ánh cái đẹp của cuộc
sống bằng cách sử dụng các yếu tố đường nét, hình khối, màu sắc,… để tạo hình trên mặt
phẳng; Và các yếu tố ấy luôn hàm chứa sự thống nhất biện chứng khái quát, tổng hòa các
phẩm chất, đặc điểm của cuộc sống được nghệ sĩ biến thành cái riêng, cái cá biệt. Vì vậy,
các yếu tố tạo hình trong hội họa và ảnh nghệ thuật đều mang tính ước lệ. Chúng chứa
đựng cái chung, cái bản chất, vừa là thật vừa không thật; vừa là cái hữu hạn vừa là cái vô
hạn.
Về hình thức, cả hai nghệ thuật cùng khai thác đặc trưng của các yếu tố tạo hình, dù đó là
sự kết hợp với việc sử dụng công cụ, dụng cụ hay phương pháp quang học khác nhau
nhằm sáng tạo ra nhiều cách biểu hiện đặc thù. Chúng là phương tiện chuyên chở sự cảm
thụ riêng của người nghệ sĩ. Cái dáng vẻ bề ngoài của chúng là những “cái” được gọt
dũa, trau chuốt để chúng có khả năng biểu hiện tập trung nhất. Vì đặc điểm rất rõ của
hình thức chính là tác dụng cảm tính trực tiếp sinh ra đối với thị giác. Cảm về hình thức

và đẹp về hình thức là hai mặt của cùng một sự vật. Vế đầu chủ yếu là chỉ sự biểu hiện
của môi giới nghệ thuật trong không gian thẩm mỹ; vế thứ hai chỉ giá trị thẩm mỹ mà tạo
hình cung cấp cho tri giác nhìn.
Nói cách khác, cái đẹp hình thức là sự khái quát tổng thể của nghệ thuật thị giác. Và nghệ
sĩ dùng để biểu hiện cho người xem hiểu được điều họ muốn nói qua sức truyền cảm
thẩm mỹ của nó. Quá trình chọn lựa, chắt lọc, hình thức biểu hiện diễn ra hoàn toàn mang
tính chủ động tích cực cá nhân của người nghệ sĩ. Và dấu ấn cá nhân ấy luôn có mặt
trong các yếu tố với một chỉnh thể cụ thể và sinh động toàn vẹn.
Từ góc độ hẹp hơn, có thể thấy mỗi yếu tố có liên hệ khăng khít với nhau, chúng tham
gia vào mặt phẳng ấy với tính cách là một yếu tố căn bản của chỉnh thể. Cái tinh mẫu của
hình được biểu hiện bằng bản chất của đường nét, màu sắc (hoặc sắc độ) xác định giới
hạn, chia cắt, phân giải các bộ phận để biểu hiện khối, chất liệu, tách cái cần diễn đạt ra
khỏi bất kỳ không gian nào, nền nào dù tưởng tượng hay cụ thể. Với chúng, cả hai nghệ
thuật hội họa hay ảnh nghệ thuật ngoài việc tìm cách biến hóa để biểu hiện kết cấu, chất
liệu khác nhau, chúng có thể được khai thác cùng với nhiều yếu tố khác làm cho tính
ngưng tụ của hình trên mặt phẳng ấy càng thêm củng cố và biểu hiện. Nhìn từ góc độ
tượng trưng thì mỗi yếu tố ngoài cái biểu hiện hữu hình nó còn biểu hiện ý tưởng vô
hình. Khi thì tạo ra cảm giác tĩnh lặng từ yếu tố ngang; khi thì dẫn dắt cảm nhận người
xem vào sự chuyển động từ yếu tố chéo… Mỗi yếu tố đều góp phần cho việc diễn tả ý
tưởng nào đó mà nghệ sĩ muốn truyền đạt đến người xem.
Và như vậy, mỗi yếu tố khi được nghệ sĩ chọn lọc sáng tạo đưa vào mặt phẳng đều phải
tạo nên tính thống nhất giữa cảm tính thị giác và lý tính phân tích. Luận về giá trị, thật
khó phân biệt giữa các yếu tố (tạo hình) can một bức tranh được thể hiện qua nét cọ của
họa sĩ với yếu tố được nhà nhiếp ảnh biểu hiện qua bức ảnh cái nào nghệ thuật hơn. Rõ
ràng là khi tái hiện sự vật, người nghệ sĩ hội họa hay nhiếp ảnh đều đặt cho mình nhiệm
vụ phản ánh cái đẹp bằng các yếu tố tạo hình. Ở đó, các chức năng thẩm mỹ của chúng
không chỉ bộc lộ qua cái cụ thể là màu sắc, đường nét, hình khối…mà còn thể hiện tâm
trạng, cảm xúc về thế giới trong một khoảnh khắc điển hình của cái “tôi” độc đáo, riêng
biệt.
Sắp xếp các yếu tố tạo hình

Luận về sắp xếp, có người dùng đường thẳng để phân chia bề mặt theo những con số, có
người quy thành các chữ cái…và có thể còn rất nhiều quan niệm khác, càng tính toán
càng rối rắm. Theo người viết, sáng tạo là thế giới vô hạn, phương pháp là tổng kết cái
hữu hạn. Vậy, sắp xếp tốt nhất là sự thống nhất hài hòa các yếu tố và điều cần suy nghĩ
trước tiên là các yếu tố ấy được biểu hiện trong không gian cụ thể chứ không phải là
phương pháp.
Tiền đề trên cho ta cái nhìn về vấn đề sắp xếp của hội họa và ảnh nghệ thuật. Trước nhất
có thể thấy việc sắp xếp, bố trí các yếu tố của hai nghệ thuật có nhiều điểm tương đồng
bởi căn bản là cả hai cùng sử dụng không gian hai chiều để làm điểm xuất phát. Nếu hội
họa, xem sắp xếp là tổng thể kết cấu, bố trí các yếu tố thị giác nhằm mục đích diễn đạt ý
tưởng mà không làm cho người xem có cảm giác bị chi phối bởi sắp xếp; thì có thể nói,
nhiếp ảnh tiếp nhận toàn bộ khám phá về sắp xếp của hội họa vào trong ảnh của mình. Ta
có thể tìm thấy những giải pháp sắp xếp về đối xứng, không đối xứng, tạo khoảng trống,
chồng lên nhau, đường mạnh, điểm mạnh…đều có mặt trong hệ thống tạo hình của ảnh.
Sự gợi mở tác động qua lại của hai nghệ thuật đã góp phần tạo nên sự tương đồng khi xử
lý đường viền hoặc xây dựng các yếu tố đặc tả.
Mở rộng khía cạnh sắp xếp, với thị giác, các nhà nghiên cứu mỹ thuật đã có những phân
tích khá rõ ràng ba tọa độ đối với hình: góc nhìn (cao, thấp, ngang, bằng), khoảng cách
(từ vị trí nhìn đến vật thể) và hướng nhìn (trái, phải, thẳng hàng). Tương tự, trong nhiếp
ảnh được biểu hiện theo trình tự là ống kính, khoảng cách, góc độ chụp. Cả ba yếu tố vừa
nêu đều được hội họa lẫn nhiếp ảnh sử dụng khi xác định vị trí của vật thể trong không
gian bất luận kích thước vật thể như thế nào. Hơn thế nữa, ba yếu tố ấy không chỉ góp
phần làm rõ mối quan hệ giữa các vật thể trong không gian, mà còn làm nên chỉnh thể
của sự sắp xếp các yếu tố tạo hình trong một kích thước nhất định.
Chiều sâu không gian
Diễn tả không gian trong hội họa hay nhiếp ảnh là vấn đề phức tạp. Nó vừa bị chi phối
bởi những nguyên lý, qui luật của thị giác, quang học, vừa liên quan đến sự phối hợp các
yếu tố tạo hình trong không gian ấy (tức bề mặt tác phẩm), và có khi bị chi phối bởi đặc
trưng của từng nền văn hóa-nghệ thuật khác nhau. Trong phạm vi giới hạn bài viết này
chỉ đề cập chiều sâu không gian.

Trước nhất, với không gian theo nghĩa hẹp, điều dễ nhận ra là hội họa và ảnh nghệ thuật
có cùng điểm chung là sử dụng các yếu tố tạo hình để tạo ra chiều sâu không gian trên
mặt phẳng hai chiều (dài, rộng) nhằm cho người xem nhìn thấy một khung cảnh “thật”
như không gian ba chiều.
Một vật thể nếu muốn được nhận biết thì nó phải được tách ra khỏi bóng tối tức không
gian mà nó hiện diện, đồng thời phải có đủ độ sáng thì thị giác mới có thể nhìn rõ màu
sắc và chi tiết. Mặt khác, khi thị lực con người ở điều kiện hai cực: rất sáng hoặc rất tối
thì không thể nhìn rõ sự vật. Điều này khoa học đã chứng minh: khi sự tương phản ánh
sáng cao độ, vật thể sáng sẽ hòa nhập vào ánh sáng mạnh, vật thể đậm sẽ trộn lẫn vào
bóng tối. Và như thế, khi hình ảnh không rõ ràng thì người ta phải sử dụng đến khả năng
tri giác để nhận biết.
Cả hai nghệ thuật đều khai thác điểm này khi xử lý các yếu tố tạo hình ở ngoài sáng hoặc
trong tối để tạo nên tính ngưng tụ của hình. Có thể nói, hội họa và nhiếp ảnh đều vận
dụng những phân tích khoa học về ánh sáng vào trong tranh, ảnh; kể cả khi khai thác yếu
tố tạo hình khi thì xuất hiện rõ rệt, khi ẩn hiện, chìm khuất trong không gian. Nhìn từ góc
độ về sự tồn tại của hình trong không gian, ta có thể thấy, hội họa tạo nên những biến đổi
hình thể của một bộ phận nào đó để diễn đạt ý tưởng chủ quan; còn nhiếp ảnh vẫn đưa ra
được những biến đổi của các yếu tố bằng cách khai thác đặc tính các loại ống kính (góc
lớn, mắt cá,…).
Cũng vậy, các nghệ sĩ hội họa hay nhiếp ảnh luôn tìm tòi và khai thác khả năng dùng đặc
trưng tạo hình làm phương tiện biểu hiện không gian trong tác phẩm của mình. Nếu quan
niệm về không gian theo luật viễn cận đã ngự trị rất lâu trong nghệ thuật hội họa nhiều
thế kỷ trước kia; thì ngày nay, hội họa hiện đại đã thay đổi rất nhiều quan niệm về không
gian. Nhiều quan niệm cho rằng không gian trong nghệ thuật (tạo hình) có nhiều điểm
nhìn. Nghĩa là, trên tranh không chỉ có điểm nhìn duy nhất mà còn có thêm nhiều điểm
nhìn khác, có khi không cùng trật tự với điểm nhìn kia. Những khái niệm biểu hiện không
gian như vừa nêu không chỉ có trong hội họa mà còn có trong cả ảnh nghệ thuật. Cả hai
nghệ thuật đều có cách tạo nên tổ hợp nhiều góc nhìn trong cùng một không gian hoặc
nhiều không gian khác nhau.
Chuyển sang góc độ rộng hơn, khi nói đến không gian trong hội họa hoặc ảnh nghệ thuật

là nói đến một chỉnh thể toàn vẹn. Chúng không vì mục đích tự thân mà nhằm biểu hiện
tư tưởng, tình cảm của con người trong cuộc sống. Không gian nghệ thuật không giống
như không gian khoa học. Nếu không gian khoa học là khách quan, lấy cái mà mắt nhìn
thấy được và những suy luận toán, lý làm căn cứ; thì không gian nghệ thuật là chủ quan,
lấy tưởng tượng và nhu cầu biểu hiện làm xuất phát điểm.
SỰ KHÁC BIỆT
Cách thức thể hiện các yếu tố tạo hình
Cách thức thể hiện được hiểu là những thao tác nghệ thuật mà người nghệ sĩ dùng để thể
hiện tác phẩm của mình. Giữa hội họa và ảnh nghệ thuật ngoài sự khác biệt ở mỗi nghệ
thuật có một hay nhiều phiên bản, còn khác nhau bởi thao tác nghệ thuật để thể hiện tác
phẩm. Đối với hội họa, khi đối tượng được tái tạo trên tranh người họa sĩ ngoài việc nắm
vững nguyên tắc tạo hình cơ bản (cơ thể học, viễn cận, màu sắc…), nó còn đòi hỏi họa sĩ
sử dụng thao tác riêng biệt diễn đạt ý nghĩa, tư tưởng chủ đề…và cả cảm xúc của mình.
Trước đối tượng, người họa sĩ có thể thay màu, sắp xếp vị trí, thêm bớt chi tiết…một
cách chủ động nhằm làm rõ nhân vật, sự kiện, nhấn mạnh điểm chính, làm lu mờ điểm
phụ… Và đặc biệt, trong quá trình thể hiện họ có thể thêm, bớt, thay đổi dần hoặc bỏ
bớt… để “đưa ra” ra cái diễn đạt hiệu quả nhất trong tác phẩm của mình.
Còn nhiếp ảnh thể hiện tác phẩm bằng cách thức khác hẳn và hầu như phải cần một thực
thể tồn tại, hiện diện cụ thể. Vì “ảnh” chính là “chụp” nên khi tái hiện lại sự vật nhà nhiếp
ảnh phải có mặt tại một không gian, thời gian nhất định, chờ đến thời khắc cần thiết để
bấm máy. Nghệ sĩ nhiếp ảnh cũng không thể di chuyển các thành phần của đối tượng
hoặc “bắt” chúng tập hợp lại trong thị trường của ống kính của mình. Trường hợp, nếu
muốn thay đổi nhà nhiếp ảnh chỉ có thể bằng cách tự xê dịch cho đến khi đối tượng lọt
vào vị trí thích hợp trong khuôn hình.
Và khi nhà nhiếp ảnh “ghi” lại cái đang hiện diện, dù họ có thể tự do lựa chọn cách thể
hiện (góc nhìn, đặc tả, xóa mờ, thay đổi màu sắc…) nhưng họ lại không thể loại bỏ ngay
đối tượng dù đối tượng ấy là một cản ngại cho bố cục. Ngược lại, trong hội họa, chức
năng ghi nhớ, tưởng tượng là một ưu thế nên họa sĩ không phụ thuộc vào đối tượng có
trước mắt hay không. Họ có thể tái hiện cảnh hoàng hôn vào buổi sáng, bình minh vào
buổi chiều; diễn đạt sự kiện đã qua hay bày tỏ tình huống tương lai một cách dễ dàng.

Nếu cần thiết, họ sẽ hoán đổi các chi tiết thậm chí loại bỏ đối tượng hết sức dễ dàng.
Phương tiện, trang thiết bị…
Hiểu một cách khái quát, phương tiện, trang thiết bị là những dụng cụ-công cụ, vật liệu
(material)…mà người nghệ sĩ sử dụng để thực hiện tác phẩm của mình. Xét từ góc độ
này, có thể nhận ra phương tiện của hội họa và nhiếp ảnh hoàn toàn khác biệt. Với hội
họa, ngoài các trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu như: cọ, màu, viết chì, bút sắt, pallete…
phải nói đến một “phương tiện đặc thù” mà có lẽ không ngoa khi nói rằng, bất cứ một tác
phẩm nào ra đời đều có sự đồng hành của nó: bàn tay (và “lực” của nó).
Vẽ tay có lịch sử từ lâu đời – nếu tính từ những bức họa trong hang động được tìm thấy
đến nay đã hơn 30 thế kỷ (còn nếu so với phương tiện thì ngày nay đã khác nhiều).
Phương tiện thì thay đổi nhưng cũng không sao thay thế được cái hiệu quả nhất, diễn đạt
lý tưởng nhất của vẽ tay ở họa sĩ cho dù ở giai đoạn phác thảo hay hoàn tất. Mỗi phương
tiện, dụng cụ vốn dĩ chỉ là “điểm chết” cho đến khi nó được bàn tay của người họa sĩ trực
tiếp định hình, tạo nên sự sống cho nó bằng những yếu tố to, nhỏ biến hóa khác nhau
cùng với sự cảm nhận trực giác thông qua sự quan sát. Đặc biệt hơn, tác phẩm hội họa
được thể hiện trên bề mặt các vật liệu đa dạng (giấy, bố, lụa…), và chỉ có một bản duy
nhất (nếu so với đồ họa thì khác).
Ngược lại, một bức ảnh ra đời luôn gắn liền với các phương tiện máy móc (máy ảnh, ống
kính) và phải trải qua chuỗi hệ thống quy trình kỹ thuật khá phức tạp. Các nghệ sĩ nhiếp
ảnh sử dụng các phương tiện máy móc này như là những công cụ tạo hình nghệ thuật (tất
nhiên kỹ thuật trong nhiếp ảnh hoàn toàn không phải là máy móc thuần túy). Hơn nữa,
tác phẩm ảnh được hình thành còn phụ thuộc vào rất nhiều chất lượng của phương tiện
vật lý quang học và hóa học như: phim, hóa chất tráng phim, hiện ảnh; đặc tính của giấy
ảnh (mỗi loại có tính hóa lý riêng biệt)…kể cả trang thiết bị như: máy ảnh, ống kính,
chân máy, giây bấm máy, dù, đèn…thiết bị kỹ thuật càng hiện đại, càng có khả năng giúp
cho sự diễn đạt tốt hơn.
Điểm qua một số khía cạnh về sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và nhiếp ảnh có
thể thấy, sự biểu hiện cái đẹp của từng nghệ thuật, trong tính thống nhất chung về cái đẹp
có những nét hết sức riêng biệt. Mỗi nghệ thuật đều có ưu thế không chỉ ở sự diễn đạt đối
tượng khác nhau mà còn là cách thức diễn đạt khác nhau về đối tượng đó. Và, nếu mỗi

nghệ thuật có khả năng diễn đạt cuộc sống thuộc “thẩm quyền” của mình thông qua thủ
pháp nghệ thuật đặc thù, thì mỗi nghệ thuật cũng có những cách thức để khắc phục những
hạn chế của mình bằng cách sử dụng những mối liên hệ khác nhau để giải quyết nhiệm
vụ và chức năng của nghệ thuật.
Xã hội càng phát triển càng tạo ra nhiều khả năng cho sự phồn vinh của văn hóa tinh thần
thì càng là mảnh đất màu mỡ ươm mầm cho nhiều nghệ thuật mới xuất hiện. Mỗi nghệ
thuật là tài sản có một không hai của nền nghệ thuật nhân loại. Không có nghệ thuật nào
có thể thay thế cho nghệ thuật nào. Đồng thời chúng có chiều hướng trao đổi, cọ xát lẫn
nhau và làm giàu cho nhau như một quy luật trong sự tác động qua lại của các hình thức
nghệ thuật.
Trong xu thế ấy, nhiều giải pháp tạo hình (nét cọ, viết chì, than, sơn dầu, phấn màu…)
không còn là độc tôn của hội họa.Với phần mềm( soft ware) trên máy tính hiện nay thay
đổi các yếu tố tạo hình( màu sắc tương phản, thêm bớt đối tượng…) không còn là điều
khó khăn, nhất là đối với nhiếp ảnh. Kỹ thật buồng tối dần nhường chỗ cho “buồng
sáng”, và bức ảnh khi ra đời có thể sẽ vừa là thật vừa là giả, vừa là ảnh vừa là tranh…
Cùng với sự phát triển của phương tiện tạo ảnh( hiểu theo nghĩa rộng), hội họa đã chuyển
hướng thông qua sự đổi mới phương thức diễn đạt của mình.Vẫn biết, giá trị đích thực
của tác phẩm là do nghệ sĩ tạo ra, còn yếu tố nào tạo nên tác phẩm là điều rất khó định
nghĩa nhưng cũng không mấy quan trọng. Hội họa không khước từ việc tái tạo tự nhiên,
nhưng nếu mô phỏng như cái vốn có thì có lẽ không có nhiều ưu thế như nhiếp ảnh hoặc
các hình thức nghệ thuật khác trong thời đại kỹ thuật số. Theo người viết, “ghi chép tài
liệu” trong lĩnh vực hội họa không phải chỉ chép theo kiểu “ghi biên bản” mà còn phải
“ghi cái chân dung” của sự vật. Nghĩa là bao cảm những xúc cảm tạo hình cụ thể trong
không gian, thời khắc cụ thể nên khó phương tiện nào có thể thay thế… Bởi vậy, sử dụng
phương tiện tạo ảnh như một công cụ ghi chép tài liệu thay cho ký họa – hoặc phác
thảo(trong gian đoạn học tập) dù là ở mức độ nào vẫn là sự che đậy những hạn chế, yếu
kém về kỹ năng quan sát, năng lực ghi nhớ… Và sẽ càng tai hại hơn nếu thiếu bản lĩnh
trong sáng tạo nghệ thuật. Bởi sự lạm dụng sẽ làm nghèo đi thủ pháp, dẫn đến sói mòn
hoặc giết chết cảm xúc tạo hình (vốn là thành tố rất quan trọng) – nếu không muốn nói là
không thể thiếu.

Là một bộ môn nghệ thuật tạo hình, nhiếp ảnh có quan hệ với hội họa
Để phát triển một cách sáng tạo, nghệ thuật nhiếp ảnh không chỉ tiếp thu mà còn học hỏi
các yếu tố tạo hình của hội họa, bởi giữa nhiếp ảnh và nghệ thuật tạo hình (chủ yếu là hội
họa) có những điểm giống nhau.
Nhiếp ảnh và nghệ thuật tạo hình từ không gian ba chiều đưa lên mặt phẳng của
không gian hai chiều. Một số quy tắc bố cục, đường nét, ánh sáng có sự tương đồng vô
cực.v.v Hội họa cũng như nhiếp ảnh thuộc nền văn hóa thị giác.
Tuy vậy, giữa nhiếp ảnh và hội họa có sự khác nhau khá cơ bản. Nhiếp ảnh được
thể hiện bằng máy móc và hình ảnh được hình thành phải quả một quá trình tác động của
quang, hóa. Trong lúc đó nhà họa sĩ thể hịện bức tranh bằng chiếc bút lông.
Nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc, đồ họa ) có thể thể hiện vào tác phẩm
những cái mà nhà nghệ sĩ nhìn thấy và cả cái không nhìn thấy cả tưởng tượng ra, nghĩa là
đối với nghệ thuật tạo hình, nhà nghệ sĩ có thể thể hiện cái có trong thực tế và cả cái
không có trong thực tế.
Đối với hội họa ngay khi thể hiện cái có thực, trong đó nhà nghệ sĩ vẫn có thể thể
hiện thêm những yếu tố tưởng tượng, nghĩa là từ cái có thực nhà nghệ sĩ có thể thêm hoặc
thay đổi bố cục, màu sắc tất cả những gì mà nhà họa sĩ thấy cần cho linh hồn của tác
phẩm. Vì thế người ta khó có thể xác định được cái có thực và cái tưởng tượng trong mỗi
tác phẩm hội họa.
Vì vậy có thể khẳng định rằng, hình ảnh xây dựng bằng bút “lông” chỉ có khẳ năng
tạo nên ảo tưởng về tính tài liệu mà thôi. Nói cách khác, tác phẩm hội họa khó đạt đến
tính hiện thực tuyệt đối.
Ngược lại nhiếp ảnh có ưu thế tuyệt đối so với hội họa, điêu khắc ở tính chân thật
về tài liệu, khiến người xem tin tưởng những gì bức ảnh mang lại. Trong một số trường
hợp có những bức ảnh do nghệ sĩ bố trí sắp đặt sai thực tế, nhưng vẫn có thể làm cho
người xem tin là có thực chẳng hạn như “Nối sáng”, “Biển kết hoa”
Nghĩa là, vì lẽ này lẽ nọ, người nghệ sĩ không thỏa mãn với những cái anh ta nhìn
thấy, bèn tổ chức, bố trí lại theo trí tưởng tượng của anh ta, mặc dầu sự tưởng tượng đó
xa thực tế, nhưng vẫn gây ấn tượng thực, chứ không có dấu hiệu nào chứng tỏ đó là kết
quả của óc tưởng tượng như các tác phẩm nghệ thuật tao hình khác.

Việc khắc phục tính hiện thực tài liệu trong nhiếp ảnh để trở thành nghệ thụât là
một điều hết sức khó khăn. Nghệ sĩ nào vượt qua đựơc tính tài liệu hiện thực của ảnh dể
trở thành nghệ thuật, đó chính là giá trị đích thực của nghệ thuật nhiếp ảnh.
Xét về bản chất của nghệ thuật nhiếp ảnh, thì cái mạnh nhất và là điều cơ bản nhất
làm cho nghệ thuật nhiếp ảnh khác với hội họa, đồ họa, điêu khắc là sự phản ánh hiện
thực mang tính tài liệu nghệ thuật.
Đây chính là điều đầu tiên và là điều cơ bản làm cho nghệ thuật nhiếp ảnh có vị trí
trong đội nghũ của nghệ thuật tạo hình. Trong đội ngũ này, nhiếp ảnh chiếm lấy khoảng
trống trong giai đoạn đầu của tiến trình lịch sử văn học nghệ thuật. Bởi lẽ ý định tạo hình
cộng với sự tái hiện thế giới khách quan vừa chính xác về tài liệu, vừa mang tính nghệ
thuật, mà điều này không thể thực hiện đối với các ngành tạo hình, hội họa, điêu khắc
Vì vậy, hội họa, điêu khắc đi theo trường phái tả thực một cách trung thành tuyệt đối sẽ
rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, hay “chủ nghĩa nhiếp ảnh” trong hội họa.
Thẩm mỹ học khẳng định rằng nghệ thuật tạo hình (hội họa, điêu khắc ) không đặt
ra cho mình nhiệm vụ tái hiện thực tế khách quan vừa đạt tính tài liệu vừa đạt tính nghệ
thuật. Bởi hội họa, điêu khắc không thể cùng một lúc giải quyết được hai nhiệm vụ vừa
nghệ thuật vừa hiện thực. Kết cục nó sẽ làm hỏng tác phẩm. Sự bay bổng của trí tưởng
tượ ng và sự mong muốn khái quát hóa hình tượng hoàn tòan không thể dung hòa với
việc ghi chép trung thành cái cụ thể, cái ngẫu nhiên. Nghệ thuật nhiếp ảnh phát triển mở
ra cho ngành nghệ thuật tạo hình phương hướng giải quyết nhiệm vụ này: nhiệm vụ phán
ánh thực tế khách quan vừa có tính nghệ thuật vừa mang tính tài liệu, mà đối với hộ ihọa,
điêu khắc, là điều không thể thực hiện được.
Nhiếp ảnh nghệ thuật là một loại hình nghệ thuật cống hiến tòan bộ sự nghiệp cho
mục đích cao cả này và ảnh nghệ thuật tồn tại được và có vị trí xứng đáng trong đại gia
đình nghệ thuật tạo hình chính là nó hoàn thành xuất sắc được sự nghiệp kết hựop giữa
nghệ thuật và tính tài liệu khách quan. Nói ngắn gọn: Một bức ảnh dù đạt nghệ thuật cao,
nhưng thoát ly thực tế, xa rời cuộc sống, thì giá trị bức ảnh đó không đáng giá một đồng
xu, nó chỉ còn là một trò chơi ánh sáng. Đó cũng là lý do tại sao về mặt mỹ học chúng ta
phải loại ra khỏi đời sống nghệ thụât nhiếp ảnh những cái gọi là tác phẩm, mưu toan dùng
những kỹ xảo khác nhau để “giải phóng” ảnh nghệ thuật ra khỏi “xiêng xích” của tính tài

liệu.
Trong nhiếp ảnh nghệ thuật, một số nghệ sĩ dùng những biện pháp kỹ thuật kỹ xảo
để tạo ra những bức ảnh giống tranh khắc gỗ như ảnh phân sắc độ (Posterization), ảnh nổi
hoặc ảnh bán âm (Solarization) làm mất đi cơ sở hiện thực tài liệu của bức ảnh những
bức ảnh như vậy không thể loại ra khỏi nghệ thuật nhiếp ảnh hoặc đối lập với nghệ thuật
nhiếp ảnh. Nghĩa là một khi dùng biện pháp kỹ thuật này kỹ thuật nọ nó vẫn có quyền tồn
tại trong nhiếp ảnh nghệ thuật. Bởi nhiếp ảnh nghệ thuật chấp nhận mọi thủ pháp, các kỹ
xảo, với điều kiện không làm mất bản chất của nghệ thuật nhiếp ảnh, nghĩa là bức ảnh đó
vẫn mang tính hiện thực.
Qua sự phân tích trên, cho phép chúng ta khẳng định rằng, nhiếp ảnh tham gia đội
ngũ nghệ thuật tạo hình đã làm cho đội ngũ này trở nên phong phú, đầy đủ, chặt chẽ và
bổ sung cho nhau.
Như chúng ta đã biết, trong hội họa tỷ trọng kết cấu chân dung tương đối nhỏ,
nhưng lại có ý nghĩa to lớn về hình thức sáng tạo theo “lối tưởng tượng”. Ngược lại trong
ảnh nghệ thuật, tỷ trọng riêng của các loại ảnh chắp ghép, và các loại ảnh dùng kỹ xảo
làm mất tính hiện thực là hết sức nhỏ bé, không có ý nghĩa lớn lao. Ngày nay trong ảnh
nghệ thuật chỉ có hình thức sáng tác theo lối “phóng sự - nghệ thuật” chiếm vị trí cao.
Lịch sử nhiếp ảnh chứng minh rằng, mối quan hệ của tất cả các loại hình nghệ thuật
là sự giao nhau giữa hai quá trình trái ngược: Để đảm bảo sự phát triển của mình, các loại
hình nghệ thuật cần tách nhau ra để gửi trọn đặc thù của mình, nghĩa là tìm cho mình một
hướng đi riêng biệt mà các loại hình khác không thể làm được. Nhưng đồng thời cần phải
học hỏi lẫn nhau làm cho nghệ thuật của mình ngày càng đa dạng phong phú.
Thật vậy trong buổi bình minh của mình, nhiếp ảnh đã học hỏi “bà chị - hội họa” và
đã đạt được kết quả mà không rời bỏ đặc điểm cơ bản của mình là sáng tác trên cơ sở tài
liệu hiện thực. Cũng như vậy, hội họa đã học hỏi nhiếp ảnh bắt đầu bằng chủ nghĩa ấn
tượng, tức là hy vọng bắt lấy đối tượng trong một khoảnh khắc bất ngờ, tức là học hỏi
nhiếp ảnh ở tính phán đoán nhanh.
Thực tế cho thấy, giữa hội họa và nhiếp ảnh tuy có sự giống nhau về mặt tạo hình,
nhưng có nhiều điểm rất khác nhau. Nhưng lại có một nghịch lý là: Trong khi muốn ðứng
thật xa nhiếp ảnh, hội hạo lại sa vào chủ nghĩa trừu týợng tuyệt ðối. Ngýợc lại nhiếp ảnh

trong khi muốn ðộc lập với hội họa lại chỉ công nhận thể loại ảnh phóng sự và phýõng
pháp phóng sự ðõn thuần. Trong lúc ðó có một bộ phận nhiếp ảnh có xu hýớng “bắt
chýớc tranh vẽ” còn hội họa khi tiến tới chủ nghĩa tự nhiên vốn có trong nhiếp ảnh.

×