Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

tiểu luận đai học sư phạm cấu trúc về mảng trong tranh khắc đen trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.63 KB, 69 trang )

Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Lý do chủ quan:
Tranh khắc đen trắng là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên
ngành đồ họa tạo hình. Nói đến tranh khắc tức là nói đến kỹ thuật in thông qua
các nét vẽ cô đọng được người họa sỹ truyền tải thông qua các ngôn ngữ tạo
hình trong đó các sắc độ đen và trắng thay thế các mảng màu, sự thay thế đú
cú những tiếng nói riờng với vẻ đẹp giản dị, cô đọng tạo nên những hiệu quả
thẩm mỹ trong nghệ thuật Đồ hoạ.
Nếu màu sắc là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc thù thì đen và trắng lại
là những yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của tranh Đồ họa. Một tác phẩm Hội
họa hay Đồ họa khi không có sự tham gia của màu sắc nghĩa là ngôn ngữ tạo
hình sẽ được chắt lọc tối đa đến đen và trắng. Đen và trắng vừa là không màu,
vừa là đa màu bởi nó chứa đựng những triết lý nguyên sơ nhất của cuộc sống,
ngôn ngữ cơ bản nhất của nghệ thuật. Đen và trắng bộc lộ một vẻ đẹp giản dị,
cụ đọng góp một tiếng nói độc đáo trong nghệ thuật tạo hình. Chỉ có đen và
trắng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được về ánh sáng, không gian, hình khối
thậm chí cả màu sắc đồng thời chuyển tải được một cách sâu sắc những ý
tưởng và cảm xúc bất tận của người nghệ sỹ.
Mặc dù có một vị trí không nhỏ trong nghệ thuật tranh khắc nhưng
tranh đen trắng mới được xem rất ít và chưa được nhiều nhà nghiên cứu đề
cập đến, đặc biệt là nghiên cứu đến cấu trúc về mảng trong tranh khắc đen
trắng. Vì vậy bài tiểu luận này em chỉ nhằm mục đích tìm hiểu kỹ về cấu trúc
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
1
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
mảng trong tranh khắc đen trắng đặc biệt là tranh khắc gỗ, khắc kẽm đen trắng
để thấy rừ giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật hết sức đặc biệt này.
1.2 Lý do khách quan:
Nghệ thuật tranh khắc được hình thành từ những nét khắc cô đọng được


in bởi màu đen trên nền giấy trắng hay vải màu sáng. Nói cách khác đen và
trắng là hai yếu tố khởi nguyên tạo nên tranh khắc.
Mặc dù tranh khắc là thể loại tranh ra đời sớm hơn tranh khắc màu,
song nó thực sự phát triển ở Việt Nam rất muộn. Đến đầu thế kỷ XX khi
trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời, tranh khắc đen trắng mới được
thực sự chú ý, tuy nhiên đây là thể loại mà các hoạ sỹ và những nhà nghiên
cứu rất ít để ý đến, cho nên các lý luận về tranh khắc đen trắng, cũng như tư
liệu về nó là rất ít. Là một người rất yêu nghệ thuật tranh khắc đặc biệt là tranh
khắc đen trắng, với tâm huyết của mỡnh tụi mạnh dạn nghiên cứu về tranh
khắc đen trắng để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Bởi vì nghiên
cứu trong một phạm vi rất hẹp. Chỉ có “cấu trúc về mảng trong tranh khắc
đen trắng” cho nên rất hạn chế trong vấn đề thu thập tài liệu cũng như xử lý
các kiến thức, vì vậy em rất mong sự quan tõm đóng góp của các thầy và các
Hoạ sỹ, các chuyên gia trong lĩnh vực tạo hình để luận văn của em thêm phần
hoàn chỉnh.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
- Nhiều công trình nghiên cứu, các Học giả trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu về tranh khắc đen trắng nhưng chỉ những công trình nghiên cứu
đối với lĩnh vực tạo hình nhiều nghiên cứu của các học giả, danh họa các vấn
về tạo hình như màu sắc, đường nét, chất liệu. Hình khối v.v được nêu ra
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
2
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
nhiều. Song vấn đề nghiên cứu sâu “ Cấu trúc mảng trong tranh khắc đen
trắng”. Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về lĩnh vực này cũng
rất ít tác giả và tài liệu đề cập đến. Chính vì thế tôi mạnh dạn nghiên cứu về
vấn đề “ Cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng”. Nhằm đưa ra được
những kiến thức cơ bản nhất trong việc tỡm ra cấu trúc về mảng sự tác động
của các yếu tố tạo hình khác liên quan tới cấu trúc của mảng cũng như đưa ra
sự vận động của các ngôn ngữ tạo hình theo hướng phát triển. Đồng thời dựa

trên những cách nhìn của các họa sĩ bậc thầy nhằm phân tích đánh giá tư biện
đưa ra được sự gặp gỡ trong tạo hình là yếu tố thẩm mỹ tạo nên nhu cầu
thưỡng thức cái đẹp cái đơn giản trong hội họa.
3. Mục đích của luận văn:
- Dựa vào phương pháp tiếp cận, giải chứng quan điểm Hội họa của các
trường phái ở phương Tây và thông qua những tác phẩm của các danh họa,
các tranh khắc của Phương tõy, Nhật Bản, Trung Quốc và của các hoạ sỹ Việt
Nam để nghiên cứu một cách khoa học về cách tỡm tòi các cấu trúc về mảng
trong tranh khắc đen trắng trong tạo hình và các mối quan hệ hài hòa với
những yếu tố tạo hình khác trong nghệ thuật tranh khắc đen. Khai thác kỹ
lưỡng, thể nghiệm trong cỏc tỏc phẩm của một số cách nhìn mới. Đồng thời
đưa ra một cách khách quan những nhận thức mới về cấu trúc mảng qua một
số tác phẩm của các họa gia, họa sĩ trong Hội họa.
- Nhận thỳc rừ mối quan hệ hài hòa với những yếu tố tạo hình mang tính kế
thừa có sự chủ động và gặp gỡ ngẫu nhiên trong tranh đồ hoạ (đặc biệt là
tranh khắc đen trắng)), dựa theo quan điểm tư tưởng của các nhà triết học, các
hoạ gia, các nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật. Qua đú có những kết luận đỳc
rỳt bài học cho bản thân nói riêng và cho những người làm công tác, hoạt
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
3
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
động Nghệ thuật nói chung trong việc nhận thức về cái đẹp của tranh khắc đen
trắng nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Một số Tư tưởng, quan điểm của các trường phái Hội họa ở phương Tây,
phương Đông, các quan điểm của các nhà nghiên cứu và phê bình lý luận của
Chõu Âu, Trung Hoa, Việt Nam được thể hiện qua những tác phẩm của các
danh họa tiêu biểu và một số tác phẩm mỹ thuật Hiện đại Việt Nam.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiờn cứu về cách nhìn, khai thác các vấn đề ý tưởng mới trong sáng tạo
và hình thành tác phẩm, các yếu tố mở và động trong nghệ thuật tạo hình
đương đại.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
5. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Phân tích: Đối chứng các tư liệu của những tác phẩm tranh khắc đen trắng
của một số họa sĩ phương Đông và phương Tây, hoạ sỹ Việt Nam về phong
cách tạo hình và sự hình thành qua một số tác phẩm.
- Chứng minh: Dựa trên nguồn tài liệu thu thập nghiên cứu các tác phẩm,
các lý luận mang tớnh khoa học của nghệ thuật tạo hình và đặc biệt là nghệ
thuật về tranh khắc đen trắng nhằm giải chứng một cách khoa học làm sáng tỏ
những quan điẻm của mình trong trong tạo hình.
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
4
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
5. 2. Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn.
- Minh họa: Tổng hợp hệ thống phân tích các phương pháp được áp dụng
để xử lý, đưa ra các tác phẩm, bình phẩm về phương pháp thể hiện theo hướng
so sánh, tư biện một cách đầy đủ để minh chứng làm rõ những điểm về cấu
trúc sự liên hệ mật thiết của các ngôn ngữ tạo hình trong cấu trúc mảng trong
tranh đồ hoạ nói chung và tranh khắc đen trắng nói riêng.
- Chuyên gia: Học tập, nghiờn cứu. Tham khảo ý kiến của các giáo sư,
tiến sĩ, hoạ sỹ chuyên gia trong lĩnh vực tạo hình.
- Khảo sát: Nguồn, tư liệu và tác phẩm khi đưa vào làm nội dung nguồn
tài liệu cho luận văn.
5. 3. Nhóm phương pháp hỗ trợ.
- Thống kê: Các tài liệu, sắp xếp theo tuần tự hợp lý với các nội dung
đề tài của luận văn.
- Điều tra: Thông tin nguồn tài liệu một cách khoa học cùng với các quan
điểm về nội dung để xác định chính xác các nội dung đưa ra những quan điểm

về cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng.
6. Đóng góp của luận văn:
- Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về tạo
hình, đặc biệt là về cấu trúc của mảng trong nghệ thuật tạo hình nói chung và
- Đề tài là nguồn tư liệu cho việc học tập và nghiên cứu của bản thân,
đồng thời trở thành nguồn tư liệu mở cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh
vực này.
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
5
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
7. kết cấu của luận văn:
Kết cấu của luận văn được chia làm 3 phần;
Phần 1: A. Phần mở đầu. từ trang 1 đến trang 6 (06 trang)
Phần 2: B. Phần nội dung (gồm 3 chương)
Chương 1: Khái quát về tranh khắc. từ trang 7 đến trang 21 (14 trang)
Chương 2: Mảng - hình - khối – nét – điểm.
Từ trang 22 đến trang 35 (14 trang)
Chương 3: Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
Từ trang 36 đến trang 65 (29 trang)
Phần 3: Phần kết luận.
Từ trang 65 đến trang 66 (02 trang)
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
6
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ TRANH KHẮC
Nghệ thuật tranh khắc được hình thành từ những nét khắc cô đọng được
in bởi màu đen trên nền giấy trắng hay vải màu sáng. Nói cách khác đen và
trắng là hai yếu tố khởi nguyên tạo nên tranh khắc. Theo những nghiên cứu

của các nhà khoa học thì màu đen là sự vắng mặt của tất cả các màu, còn màu
trắng thì có mặt của đầy đủ các màu, đen và trắng là hai thái cực của màu sắc.
Chúng không những là màu mà còn là ánh sáng, hình khối, là không gian, thời
gian Đen và trắng luôn kích thích trí nhớ, có sức lay động trí tưởng tượng
của con người bởi chớnh tớnh tương phản tối đa của chúng. Tình cảm mà đen
trắng tạo ra thay đổi tùy theo sự cấu thành hình tương khác nhau. Vẽ đen trắng
thực ra là tạo hình bằng yếu tố đậm nhạt phong phú, truyền tải các thông tin và
cảm xúc và gợi cho người xem sự liên tưởng về thế giới bên ngoài cũng như
nội tâm bởi sự phối hợp của đen và trắng.
Như chúng ta đã biết nói đến tranh khắc tức là nói đến kỹ thuật in thông
qua các nét vẽ cô đọng được người họa sỹ truyền tải thông qua các ngôn ngữ
tạo hình. Khi nhắc đến tranh in tức là việc chỉ những tác phẩm đồ họa được
hình thành từ ý tưởng, mục đích nghệ thuật độc lập của cá nhân họa sỹ và
được thể hiện bằng quá trình chế bản khắc và in ấn.
Theo “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thụng”. Cuốn giáo trình cho
rằng, đồ họa tạo hình bao gồm: đồ họa giá vẽ và đồ họa ấn loát (tranh in đồ
họa do họa sỹ sáng tác). Vì vậy để đi nghiên cứu về tranh khắc và đặc biệt là
tranh khắc đen trắng, tác giả sẽ bắt đầu từ tranh Đồ họa – tranh in – tranh khắc
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
7
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
với những khái niệm, những thuật ngữ và phân loại của các loại tranh in, tranh
khắc.
1.1 Tranh Đồ họa - tranh in - tranh khắc
1.1.1 Tranh Đồ họa:
“Đồ họa” trong từ điển “Thuật ngữ mỹ thuõt phổ thụng” được diễn giải
như sau: “đồ họa (A. Graphic art; P. Art graphique) Một ngành vẽ , trong đó
người ta dùng kỹ thuật in ấn đề thể hiện tác phẩm, sản xuất hàng loạt bản để
có thể phổ biến rộng rãi. Không giống các thể loại tranh khác, tranh đồ họa có
nhiều bản gốc do số lượng tranh được in nhiều… Một tranh đồ họa đẹp, ngoài

yêu cầu về chủ đề, bố cục và hỡnh, cũn phải chú ý tới những yêu cầu về kỹ
thuật khắc và kỹ thuật in ấn” (x. tr.67). Sự diễn giải khái niệm “đồ họa” ở đây
thực sự làm cho người tra từ điển hiểu rằng “đồ họa” là nghệ thuật của những
bức tranh được in ra nhiều lần từ những bản khắc. Song, những bức tranh
được thể hiện bằng cách ấy thường được nhiều người quen gọi là “tranh đồ
họa” hay “đồ họa tranh in”. Vì vậy, nội dung giải nghĩa trên chỉ có thể phù
hợp khái niệm “tranh đồ họa” hay “đồ họa tranh in”. Song, nếu như vậy thì sẽ
dẫn đến sự thiếu đầy đủ trong diễn giải khái niệm về tranh đồ họa. Trong cuốn
“Nghệ thuật Đồ họa”, Nguyễn Trân định nghĩa đồ họa là một lĩnh vực rộng và
là một trong những loại hình chính của mỹ thuật. Theo đó, nghệ thuật đồ họa
bao gồm đồ họa tạo hình (các loại tranh vẽ bằng các chất liệu như: chì, than,
mực, màu nước, sáp màu, bút dạ, bút sắt… trên giấy; các thể loại tranh khắc in
như: tranh khắc gỗ, tranh khắc kim loại, tranh in đá, in lưới, in độc bản…) và
đồ họa ứng dụng (các sản phẩm in ấn công nghiệp như tem thư, sách báo,
nhón mỏc, áp phích quảng cỏo…). Như vậy tranh đồ họa bao gồm cả tranh vẽ
và tranh in. Quan niệm, cách phân loại về tranh đồ họa của Nguyễn Trõn cũn
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
8
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
tìm thấy sự trùng hợp trong cuốn “Giỏo trỡnh Đồ họa” của Trường Đại học
Mỹ thuật Hà Nội. Trong cuốn này, các tác giả xếp các loại tranh đồ họa vào
một khu vực và gọi chung là đồ họa tạo hình (tr.5). Tuy nhiên, trong phần
phân biệt các thể loại đồ họa của công trình này, đồ họa tạo hình được chia
làm hai nhánh với hai tên gọi có thể dẫn đến sự không đồng nhất với cách
phân chia và cách gọi trong “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thụng”. Cuốn
giáo trình cho rằng, đồ họa tạo hình bao gồm: đồ họa giá vẽ và đồ họa ấn loát
(tranh in đồ họa do họa sỹ sáng tác, nó khác với những ấn loát phẩm phiên bản
tranh, ảnh, sỏch, bỏo) (tr. 67). Còn cuốn từ điển lại phân biệt tranh in là đồ họa
độc lập, đồ họa giá vẽ; các ấn phẩm sỏch, bỏo, tem thư, ỏp phớch… là đồ họa
ấn loát. Minh họa cho mục từ “đồ họa” của từ điển nói trên gồm hai phần cụ

thể đã cho thấy quan niệm trong sự phân định về đồ họa tranh in và đồ họa
ứng dụng. Phần đầu gồm hai tranh in: tranh khắc cao su của tác giả Mendez
(Mehico) và tranh khắc thạch cao của Đường Ngọc Cảnh với chú dẫn “đồ họa
độc lập (đồ họa giá vẽ)”. Phần kia là các ấn phẩm sách, áp phích, logo, tem,
bao bì với tên gọi chung “đồ họa ấn loỏt”. Rõ ràng rằng, cả hai công trình “Từ
điển Mỹ thuật phổ thông” và “Giáo trình Đồ họa” này chưa thống nhất làm rừ
đõu là đồ họa giá vẽ và đâu là đồ họa ấn loát.
Thực ra, đồ họa độc lập hay đồ họa giá vẽ chỉ là cách gọi khác của đồ
họa tạo hình. Cỏc cỏch gọi này phổ biến chủ yếu ở Liờn Xụ cũ và một số nước
Đông Âu trước khi khối các nước XHCN ở Châu Âu tan rã. Ngoài ra, phân
nhánh đồ họa này cũng từng được gọi là đồ họa tự do bởi nó bao hàm các tác
phẩm được sáng tác trên giấy, xuất phát từ cảm xúc và ý tưởng tự do của họa
sỹ, không phụ thuộc vào những yếu tố nội dung hay hình thức quy định trước
của các loại hình nghệ thuật khác như văn học, trang trớ… Ở các nước Tây Âu
hay Mỹ, loại hình đồ họa đó được gọi là đồ họa tạo hình (fine-art graphic) để
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
9
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
phân biệt với đồ họa ứng dụng (applied graphic). Cho dù khác nhau, nhưng
cỏc cỏch gọi trên chỉ nhằm mục đích duy nhất – phân biệt nhóm thể loại tranh
vẽ hay in do chính họa sỹ sáng tác, thể hiện với ý đồ, tư tưởng nội dung độc
lập và bằng ngôn ngữ, chất liệu đồ họa (chấm, nét bằng các loại mực vẽ, mực
in, các loại chì, than, màu nước…trờn giấy), và đặc biệt là không mang tính
ứng dụng. Cho đến nay, nhìn chung trên thế giới, nhóm thể loại tranh nói trên
được phân biệt bởi khái niệm “Đồ họa tạo hình” trong đó có tranh sang tác
được khắc rồi in ra nhiều bản.
1.1.2 Tranh in - một số khái niệm và thuật ngữ
Tranh in là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo
hình. Khái niệm tranh in đầy đủ như ngày nay được hình thành trong thời gian
dài phát triển các kỹ thuật chế bản và in ấn cũng như các quan niệm và cách

đánh giá loại hình nghệ thuật đồ họa này bởi những người hoạt động sáng tác,
nghiên cứu tranh in chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta,
khái niệm, cách gọi tranh in vẫn chưa được tường giải cặn kẽ để đi đến một
thuật ngữ chính xác và thống nhất. Khái niệm về tranh in chỉ được hình dung
ra khi nghiên cứu các thuật ngữ gần nghĩa với nó hay bao hàm nó như đồ họa,
đồ họa tạo hình, đồ họa giá vẽ, đồ họa độc lập, đồ họa ấn loát. Bên cạnh đó,
chúng ta còn gặp những thuật ngữ, khái niệm quen thuộc như tranh đồ họa, đồ
họa tranh in, tranh khắc in, tranh in để chỉ những tác phẩm đồ họa được hình
thành từ ý tưởng, mục đích nghệ thuật độc lập của cá nhân họa sỹ và được thể
hiện bằng quá trình chế bản khắc và in ấn.
Với tình hình khá phức tạp về tên gọi một thể loại tranh như trên, ở
phần này của đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm hiểu để hướng tới việc xác
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
10
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
định, đưa ra khái niệm bao quát và ngắn gọn nhất, qua đó có thể phỏn ỏnh sát
nhất về nó.
Ngoài những thuật ngữ, khái niệm liên quan đến một dạng đặc biệt của
thể loại tranh đồ họa tạo hình đề cập ở trên, khi nghiên cứu về tranh in chúng
ta còn gặp khái niệm “tranh khắc”. Tranh khắc là thuật ngữ chỉ khái niệm về
một bộ phận của tranh in. Chính xác hơn, nó chỉ những bức tranh được in ra từ
khuôn in được chế tạo bằng quy trình kỹ thuật làm biến dạng bề mặt vốn có
của khuôn in như khắc, xúc thủ công hay cơ giới hoặc ăn mòn bằng hóa chất.
Quy trình đó gọi chung là khắc tranh. “Khắc tranh (A. Engraving; P.
Gravure)” là “Dựng các loại dao đặc biệt hoặc dùng axit khắc lên mặt phẳng
gỗ, kim loại, đá…” nhằm tạo ra các hình ảnh như họa sỹ mong muốn. Lĩnh
vực khắc tranh đồ họa bao gồm những kỹ thuật và phương pháp cơ bản như:
khắc nổi (A. Relief engraving; P. Gravure en relief); khắc
lừm(A.Intaglioengraving; P.Gravure en creux); khắc phẳng (A. Lithographic
or surface; P. Gravure à plat)” (X. tr. 92). Dựa vào quy trình chế bản in bằng

các kỹ thuật khắc người ta gọi những tác phẩm được in ra từ đó là tranh khắc,
và trong tiếng Anh là engraving, tiếp Pháp là gravure. Tranh khắc, engraving,
gravure là thuật ngữ chỉ khái niệm một thể loại tranh, không chỉ các kỹ thuật
khắc.Bờn cạnh thuật ngữ “tranh khắc” cũn có thuật ngữ “tranh in”.
Để sáng tác một tác phẩm tranh in cú cỏc phương pháp, kỹ thuật như in
lưới, in độc bản, in phối chất (collagraph) hay đắp nổi (carbonrandom), in kỹ
thuật số… Mà khuôn in để in tranh theo các phương pháp này không cần
khắc.
“Tranh in” là thuật ngữ chỉ khái niệm về một tổ hợp hình ảnh, đường
nét, chấm, mảng bố cục được ra đời nhờ quá trình khắc và in trờn cỏc chất
liệu nói trên, nó chủ yếu phản ánh những tác phẩm đồ họa độc lập, đôi khi cả
những minh họa văn học mang nhiều dấu ấn cá tính họa sỹ. Những hình ảnh
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
11
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
được khắc và in theo kỹ thuật tranh in không thuộc hai dạng trên không thuộc
phạm trù tranh in với tư cách là một thể loại nghệ thuật tạo hình.
Thuật ngữ tranh in gắn với những tác phẩm tạo hình hai chiều được
sáng tác bằng ngôn ngữ và chất liệu đồ họa, bằng quá trình chế bản, in ấn thủ
công, cơ giới hay điện tử do chính họa sỹ thực hiện.
Ngày nay thuật ngữ “tranh in” được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Tương đương với thuật ngữ “tranh in” trong tiếng Việt là các thuật ngữ
“estampe” (tiếng Pháp), “prints” (tiếng Anh), “bản họa” (tiếng Trung),
“EcTaMH” (tiếng Nga)… Tranh in khác với các loại tranh khác ở chỗ mỗi tác
phẩm có nhiều bản in tương tự nhau. Tuy nhiên, vì mỗi lần in họa sỹ không
thể cho ra bản in tuyệt đối giống nhau, nên mỗi bản in đều được đánh giá là
một bức tranh nguyên gốc, không phải bản sao hay phiên bản. Đi liền với
tranh in là nghệ thuật tranh in – các phương pháp, hình thức sáng tạo ra một
tác phẩm tranh in.“Nghệ thuật tranh in” trong tiếng Anh là “printmaking”
(nghệ thuật tạo ra tác phẩm tranh in độc lập, theo bộ hay sắp đặt.

1.1.2.1 Phân loại tranh in:
Trong nghệ thuật tranh in, kỹ thuật chế bản, khắc ván có nhiều và đa
dạng, nhưng các kỹ thuật in ấn lại được phân loại khá cụ thể theo một số
phương pháp nhất định. Các phương pháp đó được sáng tạo, kế thừa và phát
triển cùng với việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học, công nghệ trong quá
trình tìm tòi, thử nghiệm của họa sỹ. Sự đa dạng của các kỹ thuật chế bản có
được nhờ sự phát triển phong phú các chất liệu sử dụng làm bản in: từ gỗ tự
nhiên, đồng, kẽm, nhôm, nhựa tổng hợp, mica, gỗ nhân tạo, tấm phim mỏng,
bìa giấy, v.v… Cùng với sự phong phú về chất liệu, các kỹ thuật tiên tiến của
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
12
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
nền công nghiệp in ấn cũng được áp dụng để chế bản in: phơi chụp cảm
quang, chế bản điện tử hay kỹ thuật số… Chớnh vỡ sự phong phú, đa dạng
của các kỹ thuật, vật liệu chế bản và in tranh nên hơn bao giờ hết, ngày nay,
giới nghiên cứu và sáng tác tranh in đã quan tâm nhiều hơn đến các phương
pháp in tranh – công đoạn cuối cùng để tạo ra tác phẩm tranh in. Thứ nhất, in
tranh chỉ có một số phương pháp nhất định, nên việc phân loại tranh in theo
phương pháp in thuận lợi hơn. Thứ hai, phương pháp in tranh quyết định hiệu
quả thẩm mỹ cũng như giá trị cụ thể của tác phẩm tranh in và để lại dấu hiệu
rõ ràng trên tranh. Ví dụ, thông thường bản khắc kim loại được in bằng
phương pháp in lõm, nhưng trong nhiều trường hợp gần đây, bản khắc đó có
thể được in bằng phương pháp in nổi và cho ra hiệu quả rất khác. Tương tự
như vậy, tranh khắc gỗ trước đây chỉ được in từ ván khắc bằng phương pháp
in nổi, bây giờ ván gỗ đã khắc có thể in bằng phương pháp in lõm. Để biết
được phần không kém quan trọng của nghệ thuật tranh in – phương pháp in,
ngày nay mục “kỹ thuật” trong phần các thông tin về tác phẩm tranh in được
quy định đề theo phương pháp in, chứ không đề theo kỹ thuật khắc và chất
liệu để tránh sự rườm rà và khó hiểu. Nếu gọi tranh in theo các kỹ thuật, chất
liệu chế bản ta có: tranh khắc gỗ, tranh khắc kẽm, khắc đồng, khắc nhôm,

khắc mica, khắc thạch cao, khắc bìa, khắc cao su, in lưới, in đá, in độc bản, in
rập nổi… Trong khắc gỗ lại có khắc gỗ ván, khắc gỗ thớt, khắc gỗ dán, khắc
gỗ vỏn ộp…, Khắc kẽm có khắc nguội, khắc nóng, khắc nạo, khắc hở, khắc
sáp mềm… Nhưng khi gọi theo phương pháp in sẽ gọn hơn và phản ánh chính
xác cách mang lại hiệu quả thị giác của tác phẩm. Dưới đây sẽ là những
phương pháp in căn bản, mà theo đó người ta đặt tên cho các thể loại tranh in
tương ứng.
1.1.2.1.1 Tranh in theo phương pháp in nổi:
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
13
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
In nổi là phương pháp in tranh có tuổi đời lâu nhất trong nghệ thuật
tranh in. Trong một số ngoại ngữ, từ ”nổi” tương đương với “relief”, “releph”.
Cách in này xuất hiện từ thời xa xưa.
Nguyên tắc đặc thù của phương pháp này là các phần tử in luôn nằm
cao hơn (nổi cao) so với phần tử không được in. Phương pháp in nổi thường
áp dụng để in tranh từ ván khắc gỗ, khắc cao su, khắc bìa, khắc nhựa tổng
hợp. Ngoài ra phương pháp này cũng đôi khi được áp dụng để in những bản
khắc lõm như kim loại, mica, bản khắc cảm quang (bề mặt được “khắc” là vật
liệu đặc biệt có chứa chất bắt sáng.
Hiệu quả thị giác, thẩm mỹ của những hình ảnh, đường nét mà phương
pháp in này đem lại thường mang nhiều tính trang trí, đơn giản, khỏe khoắn và
hàm súc. Tranh in được thực hiện bằng phương pháp in này được gọi là “tranh
in nổi”
1.1.2.2.2 Tranh in theo phương pháp in lõm:
Phương pháp in lõm được sáng tạo vào thế kỷ 15 bởi người Châu
Âu. .Ngay từ ngày đầu ra đời, phương pháp in này có nguyên lý in ngược hẳn
phương pháp in nổi. Nghĩa là các phần tử in nằm trong những chấm, vạch nhỏ
bé được khắc lõm sâu vào bề mặt bản in kim loại. Điểm hết sức khác biệt của
phương pháp in này là giấy in phải được ủ ẩm đều trước khi in. Trong quá

trình in, các trục lăn của máy in nén giấy ẩm xuống các phần lừm đó chứa
mực in và phần lớn lượng mực in ở đó bám vào giấy để tạo điểm, nét, hình
ảnh in trên giấy. Cách in này trước kia chỉ áp dụng với tranh khắc kim loại.
Ngày nay các họa sỹ đã phát triển cho cả việc in các bản khắc gỗ, khắc bìa,
bản in collagraph, in đá, in phim nhựa… Những tranh in bằng phương pháp in
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
14
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
lõm thường có hiệu quả tạo hình mềm mại, uyển chuyển, tinh tế về sắc độ.
Tranh in được thực hiện bằng phương pháp in này được gọi là “tranh in lõm”.
1.1.2.2.3 Tranh in theo phương pháp in phẳng:
Phương pháp in phẳng chỉ áp dụng trong sáng tác tranh in đá và các
biến thể của nó. phương pháp in đá được sáng tạo để phục vụ ngành in, đặc
biệt cho việc in ấn bản đồ, sơ đồ, họa đồ nghiên cứu khoa học, sách.
Tên gọi “in phẳng” (planography: plano – phẳng, graphy – in) được
dùng cho tất cả các sáng tác tranh in được thực hiện bằng kỹ thuật in đá và các
kỹ thuật phái sinh của nó như; in đá bản nhôm (lithography on aluminium), in
đá bản giấy (paper lithography). Các kỹ thuật trên đều tuân thủ nguyên tắc cốt
lõi của phương pháp in phẳng: các phần tử được in và không được in đều nằm
trên cùng một mặt phẳng và được phân biệt với nhau nhờ tính đối kháng của
chất chứa dầu (mực in, sáp vẽ) và nước. Khi lăn mực lên bề mặt bản in có
chứa nước (ẩm), những điểm được vẽ sẽ bắt mực, những điểm còn lại ngậm
nước và đẩy mực (không bắt mực) và chỉ những điểm bắt mực mới in được ra
giấy.
Tranh in đỏ có đặc điểm thẩm mỹ giầu chất hội họa: sắc độ dịch chuyển
êm, mượt, dễ gợi cảm giác không gian, không khí; đường nét mềm xốp, linh
hoạt hàm chứa nhiều đặc tính sống động của trực họa. Tác phẩm tranh in được
thực hiện bằng phương pháp in này được gọi là “tranh in phẳng”
1.1.2.2.4 Tranh in theo phương pháp in xuyên:
Lich sử cho thấy phương pháp in xuyờn đó xuất hiện khá sớm ở Trung

Quốc. Người ta dùng phương pháp in này cũng để in vải hoa.
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
15
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
Thuật ngữ, khái niệm in xuyên chỉ các phương pháp in hình ảnh bằng
việc gạt, quét màu để nó “đi” xuyên qua một khuôn in được trổ thủng trên mặt
giấy, da thú, vỏ cây mỏng, bìa cứng hay vải. Phương pháp in này được dùng
chủ yếu trong công nghệ in lưới (silkscreen). Ngoài kỹ thuật in lưới, còn có
kỹ thuật trổ màng (giấy, bìa, kim loại mỏng) gọi là pụ-soa (phiên âm theo từ
pochoir trong tiếng Pháp) hay stencil (theo tiếng Anh)
Cảm nhận từ thị giác từ các hình ảnh in bằng phương pháp in xuyờn
khỏ phong phú, tùy thuộc vào kỹ thuật chế bản. Nếu khuôn in được chế với
ảnh chụp thì sẽ cho bản in tương đương với ảnh. Nếu khuôn in được chế với
các hình ảnh, đường nét đồ họa thì sẽ cho ra hình in sắc, khỏe, mạch lạc. Tác
phẩm tranh in được thực hiện bằng phương pháp in này được gọi là “tranh in
xuyên”.
1.1.2.2.5 Tranh in theo phương pháp in độc bản:
In độc bản là phương pháp in tranh sử dụng một số kỹ thuật của các
phương pháp in trên để làm ra tác phẩm tranh in duy nhất. Nó khác với kỹ
thuật in tổng hợp cũng vẫn cho ra nhiều bản in của một bố cục. Việc sử dụng
kỹ thuật in của phương pháp in nổi, in lõm, in phẳng hay in xuyên cho tranh in
độc bản chỉ mang tính chất phụ họa. Cũn cỏc độ nổi, lõm hay phẳng của các
chất liệu bề mặt in chỉ mang tính chất vật lý, không mang dấu hiệu của nguyên
tắc chế bản và in ấn của các phương pháp in đã nêu trên. Phương pháp in độc
bản được khai mở từ đầu thế kỷ 17 ở Châu Âu. Phương pháp này cho ra tác
phẩm tranh in mang thẩm mỹ giao thoa giữa hội họa và đồ họa. Tác phẩm
tranh in được thực hiện bằng phương pháp này gọi là “tranh in độc bản”. (H 1)
1.2. Các thể loại Tranh khắc:
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
16

Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Trung Quốc đã sáng tạo ra những
dạng in thô sơ đầu tiên, in rập (rubbing), vào khoảng thế kỷ thứ 2, sau phát
minh về giấy. Tuy nhiên, phương pháp in nổi chỉ thực sự phát triển khi nhu
cầu mở rộng Phật giáo ở Trung Quốc tăng cao. Để mở rộng số người biết đọc
có thể tiếp cận Kinh Phật, những cuốn sách viết tay không thể đáp ứng. Từ
những kinh nghiệm khắc con dấu, bia ký và làm bản rập đã sinh ra kỹ thuật
khắc chữ trên bản gỗ. Văn tự được in trên giấy từ ván khắc gỗ xuất hiện đã
đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu truyền bá tôn giáo. Sự kết hợp của văn bản
và hình ảnh được gọi là sách in.
1.2.1 Tranh khắc gỗ:
Tranh khắc gỗ ra đời sớm nhất trong các thể loại tranh khắc. Kỹ thuật in
tranh khắc gỗ thuộc phương pháp in nổi. Cho đến ngày nay, bản tranh khắc gỗ
sớm nhất được tìm thấy ở Trung Quốc có niên đại năm 868, mặc dù thực tế
nghề khắc gỗ in sỏch đó hình thành ở nước này từ TK VI. Đó là bản minh họa
kinh Phật có kích thước tương đối lớn. Và khoảng 4 thế kỷ sau đồng tiền giấy
được in từ bản khắc gỗ đã được sử dụng trên đất nhà Tống. Cũng vào TK 10,
tranh khắc gỗ màu đã được in ở đây, đó là 3 hình ảnh về đức Phật. Sau đó một
số họa sỹ tên tuổi của Trung Quốc có làm tranh khắc gỗ minh họa sách, tranh
khắc gỗ dân gian cũng tồn tại từ rất lâu, song tranh in độc lập mang hình thái
tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân vẫn chưa được phát triển như ở
Nhật hay Châu Âu trong những thế kỷ 15-19.
Chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, những kỹ thuật và nghệ
thuật tranh khắc gỗ Nhật Bản đã đạt đến đỉnh cao từ TK 17 với tên gọi “moku
hanga”. Tranh khắc gỗ đơn sắc hay nhiều màu về “thế giới phù du” của Nhật
xuất hiện từ giữa TK 17, phát triển rực rỡ trong TK 18, 19 và đã chinh phục cả
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
17
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
thế giới, Ở Châu Âu, tranh khắc gỗ xuất hiện vào cuối TK XIV – đầu TK XV

cựng lỳc ở nhiều địa phận, quốc gia khác nhau. (H. 2)
1.2.2 Tranh khắc cao su và một số chất liệu khác
Tranh khắc cao su là một hình thức in nổi, ở đó tấm cao su mỏng (3-
5mm) được dung để làm bề mặt chế bản in. Thực tế, đây là loại cao su dung
để trải sàn nhà. Nhưng về bản chất, trong thành phần vật liệu này không có
cao su. Người Việt gọi như vậy là vì nó mềm gần giống cao su. Chất liệu này
trong tiếng Anh là linoneum (chất liệu nhân tạo gồm hai thành phần chính là
dầu hạt lanh để ụxi húa và bó cõy điên điển, loại cây mà gỗ của nó hay dùng
để sản xuất nút chai rượu vang – oxidized linseed oil + ground cork). Kỹ thuật
và các dụng cụ để khắc hình trên cao su tương tự như kỹ thuật và dụng cụ
khắc gỗ ván.
Tranh khắc cao su được phát triển mạnh ở Nga, Mờ-hi-cụ, Mỹ, Canada.
Tranh khắc cao su được phổ biến ở Việt Nam từ năm 1978 thông qua các bài
học chuyên khoa của Khoa Đồ họa, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Nhưng
do điều kiện khó khăn về vật liệu nờn nú không được phát triển. Đến cuối thế
kỷ XX, với sự xuất hiện tấm trải sàn tổng hợp, loại sàn cao su dần dần không
còn được sản xuất nữa và tranh khắc cao su cũng theo đó mà ít được sáng tác.
Ngoài cao su, ngày nay các họa sỹ cũn dựng cỏc vật liệu khác nhau để
sáng tác tranh in nổi như bìa giấy, nhựa tấm, ván ép công nghiệp… Nhưng
cho dù nền khắc là chất liệu gì đi nữa, thì kỹ thuật khắc và in vẫn được duy trì
và phát triển dựa trên nền tảng kỹ thuật in khắc gỗ có từ xa xưa.
1.2.3 Tranh khắc kim loại.
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
18
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
Tranh khắc khắc kim loại là sáng tạo riêng của người Châu Âu, mang
đậm nét đặc trưng của tư duy và thẩm mỹ phương Tây. Martin Schongauer và
Master E.S ở Đức và các Masters sản xuất quân bài chơi ở một số nước Châu
Âu khác được xem là những người khởi lập kỹ thuật khắc in tranh kim loại.
Họ đã làm việc với máy in tranh kim loai vào những năm 30 của TK 15.

Những tác giả trờn đó chế bản khắc kim loại (đồng, kẽm) bằng phương pháp
cơ học, khắc trực tiếp trên bề mặt kim loại và thường được gọi là khắc nguội
hay khắc khô. Đến thời kỳ Phục Hưng, danh họa Đức Albrecht Dỹrer (1471 –
1528) đã đưa kỹ thuật nguội đến độ hoàn chỉnh trong việc thể hiện ý trưởng
nghệ thuật đỉnh cao. (H. 3)
Trong phương pháp khắc nguội còn có kỹ thuật khắc nạo. Thuật ngữ
“khắc nạo” do họa sỹ Trần Việt Sơn dịch từ “Mezzotint”, dựa vào đặc điểm kỹ
thuật xử lý bề mặt tấm đồng bằng hành động và dụng cụ nạo chuyên dùng
trước khi chế bản in.
Kỹ thuật khắc nóng là đặc trưng nổi bật của khắc kim loại. Kỹ thuật này
bao gồm nhiều cách thức chế bản khác nhau dựa trên nguyên lý tác động của
một số hóa chất trong quá trình ăn mòn kim loại và thường được gọi là khắc
nóng hay khắc axit. Quá trình ăn mòn này được kiểm soát tốt thì hiệu quả thị
giác của các đường nét sẽ rất phong phú và tinh tế trong việc diễn tả không
gian, đậm nhạt.
* Tóm lại:
Nghệ thuật tranh Đồ hoạ nói chung, nghệ thuật tranh khắc nói riêng gắn
liền với nghề in. Những bản in có từ rất sớm từ trước công nguyên tại Trung
Hoa, nhưng mói đến khoảng đầu thế kỷ XV nghề khắc gỗ in sách mới xuất
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
19
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
hiện tậi Chõu Âu (cùng thời kỳ với Việt Nam). Tuy nhiên tại Đức nghề tranh
khắc đen trắng phát triển đến trình độ cao và đạt đến mức độ tuyệt đỉnh từ
những năm cuối thế kỷ XV. Những hình vẽ lúc đầu thường kốm theo chữ,
những tượng hình trong tranh, ngoài nét chu vi ra cũn được đánh bóng tỷ mỷ,
với những nét vạch khít nhau. Đõy là đặc điểm đặc trưng của chõu Âu, khác
với tranh khắc gỗ chõu Á. Những tác phẩm của tranh khắc chõu Âu chủ yếu la
tranh phong cảnh qua sự mô phỏng thực tế, điển hình dòng tranh này là hoạ sỹ
người Đức Albrecht Durer(1471-1528). Cái đẹp trong tranh khắc đen trắng

của ông là cái đẹp có phõn tích, lý giải với tầm nhận thức sõu sắc về bản chất,
quy luật của thỉên nhiên, trên cơ sở thế giới quan của thời phục hưng. Những
sự vật được quy cách hoá với sự nghiên cứu tỡm tòi của người hoạ sỹ để đưa
hình tượng lên mặt phẳng theo phương pháp: chia mảng tách bạch để khắc,
khi in cũng chỉ có một màu đen đồng nhất trên giấy trắng qua việc xử lý
những hạn chế của chất liệu bằng tài năng của mình.
Đối với tranh khắc đen trắng của Á Đông thì họ tách hình trong thiên
nhiên và sự vật nõng thành hoạ tiết, nhấn mạnh tớnh cách trong ranh giới
riêng của nó, không để lẫn với các hình khác. Hình chiếm địa vị trên hết, nó
được đơn giản hoá đến mức độ cao nhất, lược bỏ yếu tố ánh sáng và bóng tối
để đưa tác phẩm có mức độ biểu hiện làm mê mẩn người xem.
Nếu màu sắc là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc thù thì đen và trắng lại
là những yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của tranh Đồ họa. Một tác phẩm Hội
họa hay Đồ họa khi không có sự tham gia của màu sắc nghĩa là ngôn ngữ tạo
hình sẽ được chắt lọc tối đa đến đen và trắng. Đen và trắng vừa là không màu,
vừa là đa màu bởi nó chứa đựng những triết lý nguyên sơ nhất của cuộc sống,
ngôn ngữ cơ bản nhất của nghệ thuật. Đen và trắng bộc lộ một vẻ đẹp giản dị ,
cô đọng góp một tiếng nói độc đáo trong nghệ thuật tạo hình. Chỉ có đen và
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
20
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
trắng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được về ánh sang, không gian, hình khối
thậm chí cả màu sắc đồng thời chuyển tải được một cách sâu sắc những ý
tưởng và cảm xúc bất tận của người nghệ sỹ.
Mặc dù có một vị trí không nhỏ trong nghệ thuật tranh khắc nhưng
tranh đen trắng mới được xem rất ít và chưa được nhiều nhà nghiên cứu đề
cập đến, đặc biệt là nghiên cứu đến cấu trúc về mảng trong tranh khắc đen
trắng. Vì vậy bài tiểu luận này em chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về
cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng đặc biệt là tranh khắc gỗ, khắc kẽm
đen trắng.

Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
21
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
CHƯƠNG II
MẢNG - HèNH - KHỐI – NẫT – ĐIỂM
VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO HÌNH
2.1 Khái quát về mảng.
- Trên một mặt phẳng của một bức tranh nếu chúng ta để nguyên vẹn
một màu trắng của giấy hay vải toan để vẽ thì ta có thể gọi đó là mảng trống
không. Nếu ta chấm lờn đú một chấm thì ta có thể gọi đó là điểm; nếu tiếp tục
chấm nhiều điểm vào đú thỡ ta có thể gọi đó là một mảng được tập hợp bởi
nhiều điểm. Tương tự như vậy ta có một tập hợp là nét tức là ta cũng có một
mảng được cấu thành bởi cỏc nột.
- Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông thì một lượng màu nào đó
chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh tạo thành một mảng riêng phân biệt
rõ rệt với các mảng mảng màu xung quanh nú… Thỡ đú được gọi là “mảng
màu”. Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc hoặc về
nội dung hình thể trong tranh. Khi nói đến mảng màu người ta thường chỉ các
mảng màu lớn. Tuy nhiên trong các mảng màu lớn có chứa đựng các mảng
màu nhỏ hơn. Trong tranh đen trắng thì đó là những mảng màu mang các sắc
độ khác nhau của đen và trắng.
- Cỏc nột, cỏc hỡnh, cỏc điểm khi được tổ chức sắp xếp một cách có ý
thức chúng ta sẽ có một hình hoặc một khối. Như vậy trong một mảng có thể
có một hoặc nhiều hình, tập hợp của cỏc nột và điểm và ngược lại hình hoặc
khối có thể là tập hợp của một hoặc nhiều mảng.
Qua các lý luận trờn tụi có thể đưa ra một quan điểm khái quát về mảng
như sau:
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
22
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.

“Mảng là sự cấu thành của một hoặc nhiều hình, khối, cùng sự tham
gia của các tập hợp của điểm, đường nét tạo nờn”.
Một bức tranh được hình thành trên cơ sở của nhiều mảng tập hợp lại.
Sự sắp sếp tổ chức của các mảng qua sự sáng tạo của người hoạ sỹ đã để lại
cho nhân loại nhiều kiệt tác. Tuy nhiên trong bài viết này tôi không có tham
vọng tìm hiểu nhiều thể loại, nhiều trường phái cũng như nhiều chất liệu mà
chỉ đi sâu tìm hiểu về thể loại tranh khắc đen trắng và đặc biệt tìm hiểu kỹ về
cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. Trong tranh khắc đen trắng thì
yếu tố hình và nền rất quan trọng vậy hình và nền có những đặc điểm gì? tính
chất của nó như thế nào? hình và nền có mối quan hệ ra sao? tôi sẽ tiếp tục
trình bày ở phần hình và nền.
2.2 Hình và nền:
Trong tự nhiên không tồn tại mối quan hệ giữa hình tượng và bối cảnh;
giữa hình và nền. Khi thị giác con người chú ý đến sự vật và hiện tượng vào
một điểm và coi các sự vật hiện tượng chung quanh là bối cảnh và môi trường.
Chính vì vậy mà các hoạ sỹ thường lợi dụng giới hạn của thị giác, đem điểm
chú ý đó làm nổi rừ lờn thành hình còn phần còn lại thì xử lý thành nền.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự phân định giữa nền và hình như
sau:
2.2.1 Hình: có tính nhô nổi, mật độ cao, có cảm giác đầy chặt, có hình
dạng rõ ràng, có đường bao hoặc đường ranh giới. (H. 4)
2.2.2 Nền: Có tính lùi lại phía sau, mật độ thấp, không có cảm giác đầy
chặt, hình dạng tương đối rời rạc, không có đường ranh giới rõ rệt. ( H.5)
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
23
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
2.2.3 Mối quan hệ giữa hình và nền:
- Hình có tính ngưng tụ, đem lại cho người ta ấn tượng mạnh còn nền
thì ngược lại.
- Tính ngưng tụ của hỡnh cú hai trường hợp: Một là dẫn dắt thị giác liên

kết các phần rời rạc phân tán thành đường bao, thành hình chỉnh thể. Hai là
dẫn dắt thị giác liên hệ những hình chủ chốt thành mảng và dựa vào tưởng
tượng để bổ sung. (Hình minh hoạ 2)
- Mức độ sáng và tối của hình và nền thường tách bạch, tuy nhiên có
những trường hợp nền và hình gần nhau mà đường chu vi không rõ lắm thì
phải dựa vào tính ngưng tụ của hỡnh.(Tõm lý học thị giác gọi hình có tính
ngưng tụ là hình đóng kín)
- Tóm lại: Trong một tác phẩm những hình được bao quanh và đóng kín
là hỡnh, cỏi bao quanh gọi là nền. Hoặc nói cách khác những hình diện tích
nhỏ, lực ngưng kết lớn, mật độ lớn là hỡnh; cỏi cú diện tích lớn, kết cấu lỏng,
mật độ nhỏ là nền.
Hình và nền có quan hệ mật thiết với nhau, quan hệ mật thiết về diện
tích, về độ đậm nhạt, về ánh sáng, về dạng thức, về chất liệu, về đường nét,
hình khối tất cả các quan hệ đó sẽ núi nờn tâm tư tình cảm của tác giả khi thể
hiện một tác phẩm. Với tranh khắc đen trắng thỡ hỡnh và nền có một ý nghĩa
rất lớn đến sự thành công của một tác phẩm (về tác dụng của hình và nền
trong tranh khắc đen trắng sẽ được nói kỹ hơn ở phần sau).
2.3 Hình - Khối
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
24
Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng.
2.3.1 Hình: Mỹ thuật còn được gọi là nghệ thuật tạo hình. Hình Form-
Gestalt là một khái niệm tổng hợp. Nó là cơ sở của thị giác. Nó là tổng hợp vỡ
cỏc yếu tố biểu đạt về màu, khối, nét, điểm vv tạo nên hình . Màu có thể cho
ta một hình dù mù mờ trên một nền. Khối có thể cho ta một hình dù nú luụn
thay đổi trong không gian ba chiều theo gúc nhỡn của ta. Nét có thể cho ta
một hình rõ ràng nhất bởi nó được tạo ra từ ranh giới giữa các thứ ta nhận biết
bằng thị giác dự nú là phiến diện và trừu tượng hoá hoàn toàn. Hình là những
khái niệm trìu tượng giống như toán học và các con số đã từng làm điên đảo
các nhà bác học từ thời cổ đại. Các nhà bác học Hylạp cho rằng hình tròn là

hoàn thiện nhất bởi vì nó tạo ra vô số các cặp đối xứng, thể hiện sự hài hoà
của vũ trụ. Theo họ các hành tinh đi trên hình tròn. Lão Tử cho rằng vũ trụ
hình quả trứng và các nhà khoa học châu Âu sau này cũng xác định quỹ đạo
hình Elip của các hành tinh. Người Trung hoa say mê hình tròn và hình vuông
theo Dịch. Người Việt tin trời tròn đất vuông. Người Ai Cập ngự trị văn minh
nhân loại bằng các hình tam giác của Kim tự tháp. Cỏc hỡnh cơ bản này là sản
phẩm của tính toán toán học hay là sản phẩm của thị giác? Các hoạ sỹ cũng
say mê cỏc hỡnh không kém từ thời phục hưng các hoạ sỹ cũng đã nghiên
cứu, đo đạc, trắc nghiệm để tỡm hỡnh cơ bản và ứng dụng cho bố cục tác
phẩm. Thậm chí cơ thể của con người các vận động của nó cũng quy về cỏc
hỡnh cơ bản thể hiện rõ trong tranh của Mondrian, Malevich. Như vậy tớnh
trỡu tượng toán học là một phẩm chất của hình trong Mỹ thuật. (H.7)
Hoạ gia Trung Hoa khi vẽ có yêu cầu “Ứng vật tượng hỡnh” tuỳ đối
tượng mà tạo ra hình tức là yêu cầu tổng hợp đối với sự vật sau khi quan sát
kỹ càng, toàn diện để nhập tâm rồi thể hiện. Tuy nhiên với châu Âu thì ngược
lại họ tìm mọi cách phân chia nhỏ, đo đạc, phân tích, ghi chép tỷ mỷ đồng
thời áp dụng cả khoa học kỹ thuật vào đú. Chớnh nhờ vậy mà tranh tượng
châu Âu có vẻ chính xác và khoa học hơn. Cũng chính từ đó mà người ta đang
Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
25

×