Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nâng cao kết quả các bài học trong chương hình học của môn Toán lớp 5 thông qua việc ứng dụng CNTT trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.89 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC BÀI HỌC TRONG
CHƯƠNG HÌNH HỌC CỦA MÔN TOÁN LỚP 5 THÔNG QUA
VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY
HỌC"
1
I. Lí do chọn đề tài.
Bước vào thế kỷ XXI, phải nói rằng Công nghệ thông tin phát triển đến mức được con
người nhìn nhận, đánh giá và đề cao đúng mức vai trò của Công nghệ thông tin trong
giáo dục có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi vì trong thời đại ngày nay muốn phát
triển giáo dục để giáo dục nước ta hội nhập được với quốc tế, không thể không đẩy
mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin thực sự
là một sự đổi mới đáng kể về nhận thức và tư duy giáo dục, nó đánh dấu một bước ngoặt
trong công tác giáo dục và đào tạo.
Đối với ngành giáo dục đào tạo ứng dụng Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm
thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác ngành giáo dục và đào tạo đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho Công nghệ thông tin. Hơn nữa,
ứng dụng Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta hòa nhập toàn thế giới
trong mọi lĩnh vực. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên năm học 2009 - 2010
ngành Giáo dục đào tạo đã chọn là năm tiếp tục "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý và giáo dục". Vì vậy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trường học
là việc làm cần thiết và đúng đắn. Trong công tác giảng dạy, Công nghệ thông tin có tác
dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà giúp học sinh hứng thú
học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào tất cả các môn học, đặc biệt là các môn có sử dụng
nhiều tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài giảng giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức.
Chính vì thế trong những năm gần đây, tôi đã ứng dụng Công nghệ thông tin vào tất cả
các môn học. Trong các môn học, tôi thấy môn nào cũng cần thiết song tôi chọn môn
Toán mà đặc biệt là các bài học trong chương hình học của môn toán 5 . Bởi vì môn Toán
lớp 5 là môn có nhiều kiến thức, hình ảnh trừu tượng cần minh họa để giúp học sinh dễ


tiếp thu kiến thức hơn so với một số môn khác. Cũng chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn
đề tài: “Nâng cao kết quả học tập các bài học trong chương tình hình học của môn toán
lớp 5 thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.”
II. Hiện Trạng.
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, việc ứng dụng rộng rãi đa
phương tiện vào quá trình dạy học là xu hướng tất yếu của các trường học trên thế giới và
ở Việt nam nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ dạy học môn toán
như là một công cụ dạy học.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung
và trong dạy học toán nói riêng là quá trình sử dụng một cách hợp lí phương tiện dạy học:
máy tính, máy chiếu, băng đĩa hình, phần mềm dạy học, bài giảng điện tử…nhằm góp
phần đổi mới phương pháp dạy học, năng cao chất lượng dạy học.
2
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên
làm thế nào để việc đổi mới phương pháp mang lại hiệu quả thiết thực là vấn đề mà giáo
viên toàn ngành nói chung và giáo viên trường Tiểu học Tô Hạp nói riêng đang trăn trở.
Nội dung dạy học chương hình học trong môn toán lớp 5 có rất nhiều vấn đề trừu tượng,
ví dụ: các bài về diện tích, chu vi các hình tam giác, hình thang, hình tròn; diện tích xung
quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Để hỗ trợ việc
dạy học các nội dung này, sách giáo khoa cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa. Giáo
viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện bổ trợ như bộ đồ dùng
dạy học toán 5 Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích
kết hợp với hình thức lyện tập, thực hành với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài và vận
dụng giải toán tốt hơn. Tuy nhiên, đối với những nội dung khó, ví dụ khi học về thể tích
hình hộp chữ nhật, hình lập phương hoặc đếm số hình lập phương để xác định thể tích
mà giáo viên chỉ dùng lời nói và các đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy học toán 5 để minh
họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều
học sinh thuộc qui tắc mà không hiểu được bản chất của bài toán.
Giải pháp của tôi là ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học vào một số bài học
thuộc chương hình học của môn toán lớp 5.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương ( hai lớp ), mỗi nhóm 25

học sinh: lớp 5C là nhóm thực nghiệm, lớp 5A là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm
được áp dụng giải pháp. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rất rõ đến việc học
toán ( chương hình học ) của học sinh: lớp thực nghiệm đã có kết quả cao hơn nhóm đối
chứng. điểm bài kiểm tra sau khi áp dụng giải pháp của nhóm thực nghiệm có giá trị
trung bình là 8.9; còn của nhóm đối chứng là 7.5. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy P =
0.0002 < 0,05 ; Tức là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm
và đối chứng. Điều đó chứng ming rằng việc ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học
một số bài học thuộc chương hình học đã mang lại hiệu quả cao cho lớp 5C trường Tiểu
học thị trấn Tô Hạp
III.Giới Thiệu:
Trong sách giáo khoa ở tiểu học các hình được vẽ trên mặt phẳng, phần phía trước sẽ che
lấp phần phía sau nên học sinh rất khó hình dung nhất là việc hình thành qui tắc tính thể
tích, giáo viên khó cung cấp và học sinh cũng khó tưởng tượng và phần lớn học sinh là
chấp nhận công thức dựng sẵn của giáo viên. Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy
chiếu Projector đã tạo ra những hình màu 3D sinh động góp phần nâng cao chất lượng
công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và phù hợp với học sinh tiểu học.
3
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, chúng tôi thấy giáo viên chỉ sử
dụng các phiên bản tranh ảnh trong sách giáo khoa treo lên bảng cho học sinh quan sát
hoặc đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy học toán 5. Họ đã cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi
gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của
giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh thuộc qui tắc nhưng hiểu
chưa sâu về bản chất các bài toán , kĩ năng vận dụng vào thực tế giải toán chưa cao.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã ứng dụng Công nghệ tin học
trong dạy học các nội dung phù hợp vào một số bài học thuộc chương hình học thay cho
các phiên bản tranh ảnh và khai thác nó như một nguồn dẫn đến kiến thức.
Giải pháp thay thế: Khi hình thành các qui tắc tính chu vi hình tròn, diện tích hình
thang, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, giáo viên sử dụng các hiệu ứng được
lập trình sẵn có trong máy vi tính để di chuyển hình theo ý muốn để cho học sinh quan sát
tường tận vấn đề sau đó nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức .

Ví dụ : Khi học về thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương hoặc đếm số hình lập
phương để xác định thể tích mà giáo viên chỉ dùng lời nói và các đồ dùng trong bộ đồ
dùng dạy học toán 5 để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của
các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh thuộc qui tắc mà không hiểu được bản chất của bài
toán.
Khi học về thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương hoặc đếm số hình lập phương
để xác định thể tích. Giáo viên chỉ cần hiệu ứng lần lượt xếp các hình lập phương vào thể
tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương theo lần lượt từng lớp cho học sinh quan sát và
trả lời theo hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức. Từ đó rút ra quy
tắc, công thức tính hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học, đã có nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan. Ví dụ:
- Bài Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của
GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp.
- Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của cô giáo Trần
Hồng Vân, trường tiểu học Cát Linh Hà Nội.
- Các đề tài :
+ Ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học môn Toán của Lê Minh Cương – MS
720.
+ Sử dụng Công nghệ tin học trong dạy học ở tiểu học của Vũ Văn Đức – MS 756.
4
Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa Công
nghệ tin học vào dạy và học.
Vấn đề nghiên cứu: Việc ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học vào một số bài
thuộc chương hình học của môn toán lớp 5 có mang lại hiệu quả không?
Giả thuyết nghiên cứu: Việc ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học vào một số bài
thuộc chương hình học của môn toán lớp 5 sẽ mang lại hiệu quả cho học sinh lớp 5C
trường tiểu học thị trấn Tô Hạp.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu:

Tôi chọn trường tiểu học thị Trấn Tô Hạp vì trường có những điều kiện thuận lợi cho
việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
* Giáo viên:
Hai giáo viên giảng dạy hai lớp 5 có tuổi đời và tuổi nghề gần như là tương đương
nhau và đều là giáo viên dạy giỏi trong nhiều năm liền, đều có lòng nhiệt tình và trách
nhiệm cao trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
1. Lê Nguyễn Phi Anh- Giáo viên dạy lớp 5A (Lớp đối chứng)
2. Mai Thị Hạnh - Giáo viên dạy lớp 5C(Lớp thực nghiệm)
* Học sinh:
Học sinh của hai lớp 5A

và 5C của trường tiểu học thị trấn Tô Hạp. Hai lớp được
chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ
thể như sau:
Lớp Số HS các nhóm

Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Raclay Kinh
5C

(thực nghiệm) 25 10 15 3 22
5A ( đối chứng) 25 13 12 2 23
Về ý thức học tập, học sinh ở hai lớp này đều tích cực, chủ động là như nhau
5
Kết quả học lực năm học trước, hai lớp tương đương về xếp loại học lực cuối năm
của tất cả các môn học.
2. Thiết kế:
Chọn hai lớp , lớp 5C là lớp thực nghiệm và lớp 5A là lớp đối chứng. Tôi đã ra đề
bài kiểm tra về chương Số thập phân, Các phép tính với số thập phân trước tác động. Kết
quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm

chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước
tác động.
Kết quả:
Bảng kiểm chứng xác định các nhóm tương đương ( trước tác
động )
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
TBC 6.9 7.2
P= 0. 2768
P = 0. 2768 > 0,05. Sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý
nghĩa, nên hai nhóm được coi là tương đương nhau.

Chọn thiết kế 2 : “Thiết kế Kiểm tra trước tác động và kiểm tra sau tác động với các
nhóm tương đương.”

Nhóm KT trước tác
động
Tác động KT sau tác động
Thực nghiệm
5C

( 25HS )
O
1
Dạy học có ứng dụng
Công nghệ tin học
O
3
Đối chứng O
2
Dạy học không ứng dụng

Công nghệ tin học
O
4
6
5A

( 25 HS )
Ở thiết kế này , chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Qui trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Cô Lê Nguyễn Phi Anh dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không ứng dụng
Công nghệ tin học , quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Cô Mai Thị Hạnh dạy lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học có ứng dụng Công
nghệ tin học và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và
theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Thời gian thực nghiệm (Từ tuần 17 đến tuần 24)
Thứ ngày Môn/Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy
Sáu
23/12/11
Toán 85 Hình tam giác
Hai
9/01/12
Toán 91 Diện tích hình thang
Sáu
13/01/12
Toán 95 Chu vi hình tròn
Năm
23/02/12

Toán 114 Thể tích hình hộp chữ nhật

4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
7
Xây dựng thang đo kiến thức (môn toán) bằng bài kiểm tra 40 phút ở cuối tháng
12 – 2011 là bài kiểm tra trước tác động. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau
khi học xong chương hình học lớp 5, do hai giáo viên dạy lớp 5A, 5C . Bài kiểm tra sau
tác động gồm 5 câu hỏi trong đó có 3 câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, đúng
sai,1 câu viết số đo, 1 câu tự luận.
Sau khi thực hiện xong các bài trong chương hình học, tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết
(nội dung kiểm tra trình bày ở phần mục lục).
Sau đó giáo viên hai lớp cùng chấm bài cả hai nhóm theo đáp án của tổ.
V. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả:
1. Phân tích.
Sử dụng phép t-test độc lập và mức độ ảnh hưởng kiểm chứng dữ liệu.
So sánh điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động
Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm
ĐTB 7.5 8.9
Độ lệch chuẩn 1.4 1.2
Giá trị P của T-test 0.0002
Độ lệch giá trị chuẩn
( SMD)
1.0
Từ kết quả trước tác động, hai nhóm là tương đương. Sau khi tác động, dùng T-test
kiểm chứng sự chênh lệch điểm trung bình cho kết quả P = 0.0002 cho thấy sự chênh lệch
điểm trung bình của hai nhóm rất có ý nghĩa; điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao
hơn nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
8
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
4.1

5.79.8

= 1,0
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,0 cho thấy độ ảnh hưởng của dạy học có
ứng dụng thông tin trong dạy học tác động lên nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Giả thuyết về việc ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học một số bài thuộc
chương hình học trong môn toán lớp 5 có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh hay
không? Đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so
sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
2. Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 8.9 kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 7,5 . Độ chênh lệch
điểm số giữa hai nhóm là 1.4; Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của hai lớp đối chứng
9
và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp
đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD=1,0
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là P
=0.0002 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
* Hạn chế: Nghiên cứu này ứng dụng Công nghệ tin học trong giờ học môn Toán ở tiểu
học là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có
trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử (biết vẽ hình ), biết
khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch bài
học hợp lí. Người giáo viên mất khá nhiều thời gian cho một thiết kế trên máy nếu chưa
thành thạo trong việc sử dụng các hiệu ứng.
VI. Kết luận và khuyến nghị

* Kết luận:
Việc ứng dụng Công nghệ tin học trong dạy học một số bài thuộc chương hình học
trong môn toán lớp 5 ở trường Tiểu học Tô Hạp thay thế các hình ảnh tĩnh có trong sách
giáo khoa đã nâng cao kết quả học tập của học sinh. Đồng thời phát huy tính tích cực và
sáng tạo của học sinh trong học tập. Tạo cho giờ học sôi nổi và hứng thú hơn.
Qua đó cũng nâng cao trình độ, kĩ năng sử dụng Công nghệ tin học của giáo viên và
trình độ tin học, tác phong học tập thông qua sử dụng Công nghệ tin học cho các giáo
viên .
*Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất cho các nhà trường. Nhất là về
phòng học ( để cố định phòng dạy học bằng việc ứng dụng Công nghệ tin học), laptop,
máy chiếu, kết nối mạng Internet . Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin,
khuyến khích và động viên tất cả giáo viên áp dụng cộng nghệ thông tin vào dạy học.
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về Công nghệ tin học,
biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết
bị dạy học hiện đại.
Trên đây là một vài kinh nghiệm đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy Toán
chương Hình học lớp 5C trường Tiểu học thị trấn Tô Hạp. Khi ứng dụng Công nghệ
thông tin vào dạy học tuy có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả bài học rất
10
cao. Những tiết dạy có sử dụng Công nghệ thông tin vào dạy học gây hứng thú học tập
cho học sinh, làm cho tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để có một giáo án
điện tử phải có thời gian, có ý tưởng từ trước. Chính vì thế nên đòi hỏi giáo viên cần
giành nhiều thời gian cho công việc thiết kế bài giảng. Góp phần đẩy mạnh ứng dụng
Công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong từng tiết
học. Chắc chắn rằng kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để
tôi rút kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đạt kết quả cao hơn,
góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của
giáo viên.

11

×