Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

luận văn đại học sư phạm Xây dựng Video Clip hướng dẫn thao tác thực hành máy Boxford CNC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 69 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, do sự phát triển rất nhanh của nhiều ngành
khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thơng, các thiết bị nghe
nhìn và máy tính dẫn đến một yêu cầu bức bách đối với Hệ thống giáo dục và
đào tạo là phải mau chóng thay đổi các phương pháp dạy học để giúp cho
người học hiểu nhanh các kiến thức mới và có thể áp dụng ngay các kĩ năng
tiên tiến vào công việc hàng ngày.
Thực tế của quá trình đào tạo đã chứng minh rằng: Phương tiện
dạy học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho người
học hiểu nhanh, nhớ lâu các nội dung học tập, đồng thời giảm nhẹ sức
lao động của thầy giáo.
Sự phát triển của các loại phương tiện dạy học sẽ góp phần cải tạo cơ
cấu nhà trường cả về nhân sự lẫn việc bố trí phịng học. Những năm gần đây,
băng Video, máy vi tính và hệ thống phương tiện đa năng (Multimedia) phát
triển rất nhanh, tạo điều kiện cho việc cá nhân hoá việc học tập; thầy giáo
đóng vai trị người hướng dẫn nhiều hơn phải trực tiếp giảng bài.
Trong dạy học, các giác quan thuộc kênh cảm giác đặc biệt đóng vai trò
quan trọng trong việc tiếp nhận tri thức của học trị. Nhân gian có câu: “Trăm
nghe khơng bằng một thấy, trăm thấy khơng bằng một làm”, để nói lên tác
dụng khác nhau của các giác quan trong quá trình truyền thụ kiến thức.
Mức độ ảnh hưởng của các giác quan nh sau:
- Sự tiếp thu tri thức khi HỌC đạt được:
1%..............qua NẾM;
1.5%...........qua SÊ;
3.5%...........qua NGỬI;


11%............qua NGHE;
83%............qua NHÌN

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

1

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

- Tỉ lệ kiến thức NHÍ được sau khi học đạt được nh sau:
20% qua những gì mà ta NGHE được;
30% qua những gì mà ta NHÌN được;
50% qua những gì mà ta NGHE và NHÌN được;
80% qua những gì mà ta NĨI được;
90% qua những gì mà ta NĨI và LÀM được.
Ên Độ tổng kết q trình dạy học người ta cũng nói:
TƠI NGHE - TƠI QN.
TƠI NHÌN - TƠI NHỚ.
TƠI LÀM- TƠI HIỂU.
* Tơi nghe - Tôi quên
Trong trường hợp chỉ được nghe giảng, sự hình thành khái niệm phụ
thuộc rất nhiều vào vốn kinh nghiệm của học sinh và kinh nghiệm, kĩ năng
truyền thơng của giáo viên. Ngồi ra, nếu khơng có trí tưởng tượng cá nhân

tốt, học sinh rất khó hình dung ra được các sự kiện, đồ vật mà thầy giáo trình
bày, mặc dù thầy giáo có năng khiếu mơ tả sự vật năng động và lôi cuốn. Lối
dạy học phụ thuộc nhiều vào cách diễn giải của thầy giáo là một phương pháp
cổ điển nhất và học sinh nghe rồi dễ qn.
* Tơi nhìn - Tơi nhớ
Là một cơ quan cảm giác, khoảng nhìn của mắt được mở rộng hơn so
với nghe rất nhiều. Rõ ràng các kiến thức thu nhận được qua nhìn cũng rất
sinh động, chính xác, liên tục và làm cho học sinh nhớ lâu.
* Tôi làm – Tôi hiểu
Khi ta làm một việc thực tế nào đó, ta phải sử dụng hết tất cả các giác
quan để nhận biết và các kiến thức được tiếp thu, ghi nhớ. Bởi vậy, nội dung
thông điệp thông qua cùng một lúc nhiều kênh truyền thông để được tiếp
nhận, do đó kết quả truyền thơng tới người nhận nhanh chóng, tồn diện và
rất chính xác. Điều đó cho thấy học bằng thực hành là có hiệu quả cao nhất.

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

2

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

Lý do nữa mà em thực hiện đề tài: Xuất phát từ nhu cầu bức thiết của
sinh viên trong khoa mong muốn được thực hành nhiều hơn trên máy CNC,

nhưng do điều kiện phòng thực hành chỉ có một chiếc máy CNC, mà số lượng
sinh viên mỗi líp lại đơng, thời gian học trên líp có hạn. Giải quyết vấn đề
trên, em mạnh dạn chọn đề tài “Xây dùng Video Clip hướng dẫn thao tác thực
hành máy Boxford CNC” - phần thiết kế và gia công phay.
2. Mục đích của đề tài
Thiết kế đĩa mềm hướng dẫn thực hiện các thao tác thực hành
trên máy Boxford CNC (phần thiết kế và gia công phay) làm tư liệu
trực quan giúp sinh viên trong khoa tập làm quen với các thao tác
trên máy ngay cả khi ở nhà; làm tư liệu cho giáo viên giảng dạy tại
líp khi chưa có điều kiện xuống phịng thực hành.
3. Giả thiết khoa học
Nếu thiết kế đĩa mềm hướng dẫn thực hiện các thao tác thực hành trên
máy Boxford CNC (phần thiết kế và gia công phay) thành công sẽ giúp cho
sinh viên có cơ hội làm quen với các thao tác trên máy ngay tại nhà, tăng hiệu
quả khi thực hành thực trong phòng máy CNC, giảm sức lao động của giáo
viên và tăng tính tự học của sinh viên. Từ đó nâng cao chất lượng dạy của
giáo viên và chất lượng học của sinh viên trong môn CAD/CAM/CNC.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
- Xây dựng Video Clip hướng dẫn thao tác thực hành trên máy CNC.
- Gia công mẫu một vài chi tiết trên máy CNC.

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

3

Trường ĐHSP Hà



Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong khoảng vài thập kỉ trở lại đây, do những tiến bộ to lớn của khoa

học công nghệ, của khoa học giáo dục cũng như yêu cầu bức xúc của cơng
cuộc phát triển kinh tế – xã hội, địi hỏi giáo dục cần có những xu thế đổi mới
cơ bản từ mục tiêu đến cơ cấu tổ chức, nội dung đào tạo.
Trên thế giới: Theo tài liệu của Unesco
Từ những năm 60: nội dung giảng dạy chủ yếu tập trung ở những khái
niệm, định luật, Ýt liên quan tới các kiến thức thực tiễn và đời sống.
Từ những năm 70: xu hướng thế giới nói chung đã có sự định hướng lại,
công nghệ dạy học và nội dung dạy học đã gắn với đời sống cộng đồng.
Từ những năm 80: dạy học thay đổi theo một hướng mới, giảng dạy
khoa học phải đảm bảo cho người học phát triển thành cơng dân có trách
nhiệm, hành động có hiệu quả.
Nh vậy, mục đích học tập đã phát triển từ học để biết đến học để hành
rồi thành người tự chủ, năng động, sáng tạo. Từ thời điểm này, nhiều nước đã
dấy lên các cuộc vận động lớn về cải cách giáo dục.
Ở Anh, ngay từ rất sớm đã quan tâm đến việc cải cách hệ thống phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học đa dạng nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo. Đặc biệt, họ đã vận dụng rộng rãi phương thức cá biệt hóa trong q trình
dạy học trong đó chú ý đến hứng thó của người học.
Ở Pháp, ngay sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều trường học đã có

phong trào thay đổi cách thức tổ chức, hoạt động, giáo viên có vai trị giúp đỡ,
phối hợp các hoạt động của người học, quan tâm đến nhu cầu của người học.
Bộ trưởng Bộ giáo dục Pháp phát biểu rằng: “…Muốn yêu khoa học trước
hết phải thấy nó một cách sống động, sê mó đến nó, cho bàn tay nhào nặn nó”.
Nh người ta thường nói: “Ngày nay càng thấy rằng cần thiết phải phát

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

4

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

huy ý niệm về cái cụ thể, phải đề cao ý thức thực hành và chúng tơi đề cao nó
ở tất cả các bậc học”.
Ở Mỹ, gần đây đặt ra yêu cầu phải giáo dục cá biệt hoá theo nhu cầu và
mong muốn của người học để phát triển tiềm năng nội tại, từ đó có sự phát
triển ở từng người.
Ở Nga, nhiều nghiên cứu về cách thức tổ chức hoạt động đặc biệt các
cơng trình nghiên cứu bày tỏ quan điểm phải hoàn thiện bài giảng trên líp,
tăng cường các giê thực hành, thí nghiệm, kết hợp nhiều hình thức tổ chức
dạy học như thảo luận, tham quan…Trong đó phải phát huy tính tích cực của
người học, phải vũ trang cho người học những kiến thức vững chắc về cuộc
sống thực tiễn.

Phong trào này không chỉ phát triển mạnh ở Châu Âu mà một số nước
Châu Á cịng có nhiều thay đổi lớn nh:
Ở Thái Lan, giáo dục đã gấp rút tiến hành các cuộc cải cách theo luật
giáo dục, trong đó nhấn mạnh đến việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng
dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, sinh viên.
Ở Malaysia, mục đích giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phát triển hơn
nữa tiềm năng của cá nhân một cách tồn diện, cân đối, hài hồ…Học sinh có
kiến thức, kĩ năng vận dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày theo kịp với
những tiến bộ mới trong khoa học và công nghệ.
Nh vậy, các nước rất quan tâm đến cải cách giáo dục đặc biệt là trong
giai đoạn kinh tế xã hội có nhiều thay đổi. Các nước chú trọng đến hiệu quả
giáo dục về mặt thực hành, mặt kĩ năng, gắn người học với cuộc sống lao
động, gắn nhà trường với thực tiễn cuộc sống đang có nhiều biến động mới,
chuẩn bị cho người học thích ứng được với cơ chế mới, hoà nhập với xã hội,
kết hợp một cách thực sự giữa con người nhân văn và con người xã hội.
Trong nước:
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 70 – 80 có những cơng trình nghiên

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

5

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị


cứu về các hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của
người học thông qua cải tiến phương pháp dạy học đồng thời đã có nhiều tài
liệu dịch để phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu:
“Cải tiến PPDH nhằm phát huy trí thơng minh của học sinh” của
Nguyễn Sĩ Tỳ – 1971.
“Tập bài giảng về công tác tổ chức theo khoa học quá trình dạy và học”
của XI ARKHAGENXKI do Đào Trọng Năng dịch năm 1981.
“Tổ chức một cách khoa học q trình dạy học và giáo dục” của
BATƯSEPXIA do Ngun Nh An dịch.
“Phương pháp và kĩ thuật lên lớp” của IAKOVLEP.N.M năm 1978 và
1983 do Nguyễn Hữu Chương dịch.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo
dục được coi là vấn đề cấp bách. Trong các nghị quyết các đại hội của Đảng,
đặc biệt là đại hội 9 đều khẳng định: Mục tiêu đào tạo là tạo ra những con
người tự chủ, năng động, tự lo việc làm, góp phần xây dựng đất nước giàu
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.

Phương tiện trực quan

1.2.1. Trực quan
“Trực quan trong dạy học là một nguyên tắc lí luận dạy học, mà theo
ngun tắc này thì dạy học phải dùa trên những hình ảnh cụ thể được học
sinh trực tiếp tri giác” - Theo từ điển sư phạm.
“Trực quan nghĩa là dùng những vật cụ thể hay ngơn ngữ, cử chỉ làm
cho học sinh có được hình ảnh cụ thể về điều đã học” – Theo từ điển tiếng
Việt của Hoàng Phê (chủ biên).
Nh vậy, theo nghĩa chung: Trực quan là quá trình quan sát, nhận biết sự
vật hiện tượng bằng giác quan của con người.

1.2.2. Phương tiện trực quan
Nhiều tác giả có những quan điểm khác nhau về phương tiện trực quan:

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

6

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

“PTTQ là tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực
tiếp nhờ các giác quan”
“PTTQ được hiểu là những sự vật hoặc biểu hiện của nó bằng hình
tượng của sự vật, được dùng để thiết lập ở học sinh những biểu tượng động
hoặc tĩnh về sự vật nghiên cứu”.
Dù cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có sự thống nhất vỊ khái niệm
PTTQ, có thể hiểu “PTTQ là những phương tiện mà giáo viên và học sinh sử
dụng trong quá trình dạy học nhằm xây dùng cho học sinh những biểu tượng về
sự vật hiện tượng, quá trình để hình thành khái niệm, phát triển năng lực nhận
thức”.
Nh vậy trong hoạt động học tập, 3 yếu tố: Nội dung – Phương pháp –
Phương tiện ln ln gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi những
phương tiện, phương pháp tương ứng.
1.3.


Phương tiện dạy học

1.3.1. Khái niệm phương tiện dạy học
Nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa và quan niệm khác nhau về PTDH nh sau:
- PTDH là tất cả thiết bị và tài liệu được sử dụng trong quá trình dạy học,
những thiết bị và tài liệu này gồm các loại: tài liệu in (sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo…), phương tiện nhìn (vật thật, tranh ảnh, Video, tivi…), dụng cụ trình bày
(các loại bảng phấn, bảng từ…), phương tiện kĩ thuật (máy tính, đa phương tiện).
- PTDH (hay cịn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, thiết bị giáo
dục, học cụ) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết giúp cho giáo viên
và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả q trình giáo dưỡng và
giáo dục ở các mơn học, cấp học. PTDH gồm sách giáo khoa và các tài liệu
học tập, các phương tiện thí nghiệm và lao động sản xuất (máy móc, dụng cụ
hố chất…) các phương tiện và tài liệu trực quan (mơ hình, tranh ảnh, phim
đèn chiếu, phim Video…) các phương tiện kĩ thuật dạy học (máy chiếu qua
đầu, máy chiếu phim, máy vi tính)…

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

7

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị


Như vậy có thể thấy các tác giả đều có cùng một quan niệm, coi tất cả
các đối tượng vật chất được sử dụng trong quá trình dạy học, giúp cho giáo
viên và học sinh tổ chức, tiến hành hợp lý và có hiệu quả quá trình giáo
dưỡng và giáo dục ở các mơn học, cấp học đều là PTDH. Mặc dù có sự khác
nhau trong phân loại PTDH, nhưng tất cả đều phản ánh rõ quan niệm nói trên,
đồng thời cũng phản ảnh được quá trình phát triển của PTDH do sự tiến bộ
của khoa học kĩ thuật mang lại.
1.3.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương tiện trong quá trình dạy học
1.3.2.1. Cơ sở triết học
Nh chóng ta đã biết, bản chất của QTDH là tổ chức các hoạt động nhận
thức cho học sinh. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức đã được
Lênin chỉ rõ trong “Bót kí triết học” như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường nhận thức
chân lý, nhận thức thực tại khách quan”. Theo quan niệm này thì trực quan là
xuất phát điểm của quá trình nhận thức, được đặc trưng bởi q trình tâm lí:
cảm giác, tri giác, biểu tượng. Trực quan sinh động – nhận thức cảm tính và
tư duy trừu tượng – nhận thức lý tính là những bộ phận hữu cơ của quá trình
lĩnh hội tri thức, trong đó trực quan sinh động là cơ sở của quá trình nhận
thức. Xét trên quan điểm duy vật biện chứng, PTDH là cơ sở chủ yếu giúp
cho học sinh nhận thức thế giới khách quan, lĩnh hội được các tri thức khoa
học, phát triển tư duy. Chính vì lẽ đó, việc sử dụng phương tiện trong q
trình dạy học phù hợp với quy luật của quá trình nhận thức.
1.3.2.2. Cơ sở tâm lý học
Về mặt tâm lý học, người ta chia nhận thức thành hai giai đoạn: giai
đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính. Giai đoạn nhận thức
cảm tính là giai đoạn nhận thức đầu tiên, hoàn toàn dùa vào các giác quan,
nảy sinh do kết quả tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng lên các giác quan
của con người. Tuỳ theo sự tác động của các sự vật, hiện tượng xung quanh


Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

8

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

vào các giác quan nào ta sẽ có mét cảm giác tương ứng. Cảm giác là hình thức
đầu tiên, là mức độ phản ảnh thấp nhất của hoạt động nhận thức.
Giai đoạn nhận thức lí tính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, là
giai đoạn phản ánh trừu tượng, khái quát hoá dưới dạng những khái niệm
định luật. Ở đây bắt đầu quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng
hố và khái quát hoá các biểu tượng và mối liên hệ bên ngồi được hình
thành ở các giai đoạn nhận thức cảm tính để rót ra được những thuộc tính
bản chất, các mối liên hệ bên trong có tính quy luật của các sự vật hiện
tượng trong hiện thực khách quan. Nhận thức cảm tính có vai trị quan
trọng vì nó tạo ra chất liệu ban đầu cho quá trình tư duy, khơng có nhận
thức cảm tính sẽ khơng có tư duy trừu tượng.
Trong quá trình dạy học, để tổ chức quá trình nhận thức cảm tính được
thuận lợi, người ta sử dụng các phương tiện nhằm giúp cho người học quan
sát và từ đó thu nhận thơng tin về các mặt, các thuộc tính, các mối liên hệ của
những cái cụ thể trong hiện thực.
1.3.3. Vai trò của phương tiện dạy học trong giáo dục
Thực tiễn sư phạm cho thấy, phương tiện dạy học có các đặc trưng chủ yếu nh sau:

- Có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chắc chắn và
chính xác, nh vậy nguồn tin họ thu nhận được trở lên đáng tin cậy và được
nhớ lâu bền hơn.
- Làm cho việc giảng dạy trở lên cụ thể hơn, vì vậy tăng thêm khả năng
của học sinh tiếp thụ những sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà
bình thường học sinh khó nắm vững được.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinh
lại nhanh hơn.
-

Giải phóng người thầy khỏi một khối lượng lớn các cơng việc tay

chân, do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học.
- Dễ dàng gây được tình cảm và sự chú ý của học sinh.

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

9

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ
-

Phạm Thị

Bằng việc sử dụng phương tiện dạy học, giáo viên có thể kiểm tra


một cách khách quan khả năng tiếp thụ kiến thức còng nh sù hình thành kĩ
năng, kĩ sảo của học sinh.
Các phương pháp dạy học khác nhau có thể chia ra làm 2 kiểu:
- Dạy học phụ thuộc vào sự trình bày của giáo viên hay hướng dẫn viên
- dạy học có thầy giáo.
- Dạy học khơng phụ thuộc vào sự trình bày của thầy giáo như phương
pháp dạy học chương trình hóa - dạy học khơng có thầy giáo hay cịn gọi là
“tự học”. Tất nhiên có những giai đoạn cũng cần có sự hướng dẫn ban đầu
hay tổng kết của giáo viên hay hướng dẫn viên.
Cả hai kiểu dạy học này, phương tiện dạy học có những tác động đặc
biệt quan trọng đến kết quả cuối cùng của quá trình dạy học.
• Dạy học có thầy giáo:
Cơng dụng phổ biến của phương tiện dạy học trong trường hợp này là hỗ
trợ cho thầy giáo ở trên líp. Các phương tiện dạy học được thiết kế tốt có thể
nâng cao và thúc đẩy việc học của học sinh và hỗ trợ đắc lực cho thầy giáo.
Nhưng hiệu quả của chúng lại phụ thuộc nhiều vào đặc tính của thầy giáo.
Nhiều cơng trình nghiên cứu đã nêu lên vai trò quan trọng của thầy giáo
trong việc sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học. Ví dụ các cuộc khảo sát
mới đây đã chỉ ra rằng khi thầy giáo giới thiệu một phim dạy học có liên hệ
với các mục tiêu học tập cụ thể thì sau khi xem phim, học sinh sẽ thu nhận
được nhiều thông tin hơn.
Ngày nay, nhiều phương tiện dạy học đã được sản xuất dưới hình thức
hàng hóa thương mại, thầy giáo có thể dùng trực tiếp hay cải tiến cho phù hợp
với nội dung và phương pháp giảng dạy của mình.
• Dạy học khơng có thầy giáo:
Phương tiện dạy học cũng được sử dụng có hiệu quả trong các trường
hợp dạy học chính quy khơng có thầy giáo hay dùng để học nhóm. Phương

Líp: K55A - Khoa SPKT

Nội

10

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

tiện trong trường hợp này phải đầy đủ “trọn gói” các yêu cầu nh: Mục tiêu bài
học, các chỉ dẫn để hoàn thành các mục tiêu đã cho, các tư liệu được tập hợp,
đề cương tự đánh giá, v.v…
Trong giáo dục khơng chính quy, các phương tiện nh Video, Cassette và
các phần mềm của máy vi tính được các học viên sử dụng để học tại chỗ làm
việc hay nhà riêng. Trong một vài trường hợp đặc biệt, thầy giáo có thể hướng
dẫn một số vấn đề qua điện thoại.
Việc học nhóm có liên quan chặt chẽ với việc tự học. Các học sinh học
tập cùng nhau trong một nhóm hay kết hợp với thầy giáo trong một đề án, họ
sẽ có trách nhiệm cao hơn trong học tập. Các công nghệ dạy học mới nh
phương tiện đa năng khuyến khích học sinh tin tưởng vào khả năng nhận thức
của bản thân trong học tập.
Sử dụng các tài liệu tự học tạo cho thầy giáo có nhiều thời gian để chuẩn
đoán và sửa chữa các sai sót của học sinh, khuyên bảo các cá nhân hay dạy
kèm một người hay một nhóm nhỏ.
Thời gian mà thầy giáo có được để làm các hoạt động nh vậy phụ thuộc vào
chức năng giáo dục được giao cho các phương tiện dạy học. Thật vậy, trong một
vài trường hợp, nhiệm vụ dạy học hồn tồn có thể giao cho phương tiện dạy học.

Các chương trình thực nghiệm đã chứng tỏ rằng tồn bộ giáo trình vật lý của
trường phổ thơng trung học có thể được dạy một cách thành công qua việc sử
dụng phim và sách mà không cần sự giải thích trực tiếp của thầy giáo.
Điều đó khơng có nghĩa là cơng nghệ dạy học này có thể sẽ thay thế cho
thầy giáo nhưng các phương tiện này có thể giúp cho thầy giáo trở nên những
người điều hành việc học tập của học sinh một cách sáng tạo hơn là phân phát
thông tin một cách đơn thuần.
1.3.4. Phân loại phương tiện dạy học
Các nhà giáo dục phân loại phương tiện dạy học thành hai phần: phần
cứng (hardware) và phần mềm (software).

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

11

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

Phần cứng và cơ sở để thực hiện các nguyên lí thiết kế, phát triển các
loại thiết bị cơ, điện, điện tử…theo các yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng.
Các phương tiện chiếu, radio cassette, máy thu hình, máy dạy học, máy tính…
được gọi là phần cứng. Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển khoa
học kĩ thuật trong nhiều thế kỉ. Phần cứng đã cơ giới hố, điện tử hố q
trình dạy học, nhờ đó, thầy giáo có thể dạy cho nhiều học sinh, truyền đạt nội

dung nhiều và nhanh hơn mà tiêu hao sức lực Ýt hơn.
Phần mềm sử dụng các nguyên lí sư phạm, tâm lý, khoa học kĩ thuật
để cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải tiến cách ứng
xử cho học sinh. Chương trình mơn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài
liệu sách giáo khoa… được gọi là phần mềm. Phần mềm được đặc trưng
bằng sự phân tích mơ tả chính xác đối tượng, sự lùa chọn mục tiêu, sự
củng cố và đánh giá kiến thức.
Sự phân loại trên mang tính tổng quát. Ngoài ra đi sâu và các loại
phương tiện dạy học cụ thể, chúng ta có thể chia ra làm nhiều loại theo tính
chất:
- Nhóm truyền tin: cung cấp cho các giác quan của học sinh nguồn tin
dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh hoặc cả hai cùng một lúc.
Những phương tiện truyền tin dùng trong giáo dục phần lớn là các thiết
bị dùng trong sinh hoạt gồm có các thiết bị:
01/ Máy chiếu phản xạ

09/ Máy thu hình.

02/ Máy chiếu qua đầu.

10/ Máy dạy học.

03/ Máy chiếu slide

11/ Máy tính.

04/ Máy chiếu phim.

12/ Camera.


05/ Máy chiếu phim dương bản 13/ Máy truyền ảnh.
06/ Máy ghi âm.

14/ Phòng dạy tiếng.

07/ Máy quay đĩa.

15/ Các phương tiện ghi

08/ Máy thu thanh

chép.

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

12

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

- Nhóm mang tin: là nhóm mà tự bản thân mỗi phương tiện đều chứa
đựng một khối lượng tin nhất định. Những tin này được bố trí trên các vật liệu
khác nhau và dưới các dạng riêng biệt. Các phương tiện mang tin được nghiên
cứu thiết kế theo các nguyên tắc sư phạm và khoa học kĩ thuật nhằm chuyển

tải các thông điệp dạy học một cách thuận lợi và chính xác.
Những phương tiện mang tin gồm có các loại nh sau:
- Các tài liệu in: là những phương tiện mang tin về các sự vật, hiện
tượng và các quá trình xảy ra trong tự nhiên được thể hiện dưới dạng viết,
vẽ…, gồm có:
+ Những tài liệu chép tay, vở viết, các tài liệu in và vẽ;
+ Sổ tay tra cứu, các tài liệu hướng dẫn;
+ Sách giáo khoa, sách chuyên môn;
+ Sách bài tập, chương trình mơn học.
- Những phương tiện mang tin thính giác: là các phương tiện mang tin
dưới dạng tiếng, gồm có:
+ Đĩa âm thanh;
+ Băng âm thanh;
+ Chương trình phát thanh;
- Những phương tiện mang tin thị giác: là các phương tiện được trình
bày và bảo lưu dưới dạng hình ảnh, gồm có:
+ Tranh tường, biểu bảng, bản đồ, đồ thị;
+ Ảnh đen trắng và mầu;
+ Phim dương bản;
+ Slide;
+ Phim câm;
+ Phim vịng;

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

13

Trường ĐHSP Hà



Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

- Những phương tiện mang tin nghe nhìn: là nhóm hỗn hợp, mang tin
dưới dạng cả tiếng lẫn hình. Có một yếu tố tâm lí rõ ràng là nếu như càng
nhiều giác quan tham gia vào việc tiếp nhận những “tác nhân kích thích” thì
việc hình thành những khái niệm và ghi nhớ kiến thức càng dễ dàng hơn. Như
trên đã trình bày, trong việc lĩnh hội kiến thức thì cơ quan thính giác và thị
giác đóng vai trị quan trọng nhất và tất nhiên ảnh hưởng tổng hợp của hai cơ
quan đó sẽ mạnh hơn so với từng cơ quan riêng rẽ. Từ đó có thể nói rằng
phương tiện mang tin nghe nhìn chiếm vị trí quan trọng trong việc truyền thụ
và tiếp nhận kiến thức.
Các phương tiện mang tin nghe nhìn gồm có:
+ Phim có tiếng;
+ Slide có băng âm thanh kèm theo;
+ Các buổi truyền hình;
+ Các buổi ghi hình;
+ Video;
+ Phương tiện đa chức năng (Multimedia);
- Những phương tiện mang tin dùng cho sự hình thành khái niệm và tập
dượt: với sự giúp đỡ của những phương tiện này, học sinh có thể làm quen với
các thiết bị và công cụ sản xuất trong thực tế. Các quy trình sản xuất và các
thao tác làm việc cũng như các hoạt động của máy móc có thể được mơ hình
hố hoặc sao chép lại. Các phương tiện này tạo khả năng hình thành những thãi
quen nghề nghiệp, kĩ năng, kĩ xảo và năng lực ứng xử theo yêu cầu đào tạo.
Các phương tiện thuộc loại này gồm có:
+ Các nguyên vật liệu độc đáo (đồ vật, chế phẩm, bộ sưu tập…);

+ Mơ hình (tĩnh và động);
+ Tranh lắp hoặc dán;
+ Phương tiện và vật liệu thí nghiệm;

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

14

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

+ Các máy luyện tập;
+ Các phương tiện sản xuất;
- Tổ hợp mang tin: Nét đặc trưng của nhóm này là sự ảnh hưởng tổng
hợp của chúng đã giúp Ých rất nhiều cho giáo viên và học sinh trong việc dạy
và học để đạt được đúng mục đích của q trình đào tạo.
Tổ hợp phương pháp dạy và học là phương tiện dùng để dạy tập thể dưới
sự điều khiển của thầy giáo tạo điều kiện thúc đẩy tích cực và các hoạt động
học tập của học sinh.
1.3.5. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học được sử dụng đúng, có tác dụng làm tăng hiệu quả
sư phạm của nội dung và phương pháp dạy học lên rất nhiều. Nh trên đã trình
bày, phương tiện dạy học khơng chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng mà
cịn có tác dụng thúc đẩy quá trình thu nhận kiến thức và hiểu sâu sắc nội

dung thông điệp cần truyền.
Nếu không biết sử dụng phương tiện dạy học một cách khoa học, hợp lý
theo một cách tiếp cận hệ thống, thậm chí lại lạm dụng quá nhiều phương tiện
trong giê giảng, thì hiệu quả của nó khơng những khơng tăng lên mà cịn làm
cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng. Bởi vậy, các nhà sư phạm đã tổng
kết ba nguyên tắc dạy học (gọi là nguyên tắc 3Đ) nh sau: đúng lúc, đúng chỗ
và đủ cường độ.
• Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng lúc:
a. Sử dụng đúng lúc phương tiện dạy học có nghĩa là trình bày phương
tiện vào lúc cần thiết, lúc học sinh mong muốn nhất được quan sát, gợi nhớ
trong trạng thái tâm sinh lÝ thuận lợi nhất (mà trước đó thầy giáo đã dẫn dắt,
gợi mở, nêu vấn đề chuẩn bị).
b. Phương tiện dạy học được nâng cao hiệu quả rất nhiều nếu nó xuất
hiện đúng vào lúc nội dung và phương pháp giảng dạy cần đến nó. Cần đưa

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

15

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

phương tiện theo trình tự bài giảng, tránh trưng bầy đồng loạt trên bàn, giá, tủ
trong một tiết học cũng như biến líp học thành một phòng trưng bày triển lãm:

phương tiện dạy học phải được đưa ra biểu diễn và cất giấu đúng lúc.
c. Cùng một phương tiện dạy học cũng cần phân biệt thời điểm sử dụng
của chúng. Khi nào nó được đưa ra giới thiệu trong giê giảng, trong buổi
hướng dẫn ngoại khoá hay trưng bày trong giê nghỉ, thậm chí có trường hợp
phương tiện được trưng bày trong kí túc xá học sinh hay cho học sinh mượn
mang về nhà để quan sát kĩ hơn.
d. Cần cân đối và bố trí lịch sử dụng phương tiện dạy học hợp lí, đúng
lúc, thuận lợi trong một ngày, một tuần nhằm tăng hiệu quả sử dụng của
chúng. Ví dụ, nên bố trí chiếu phim vào cuối buổi học hàng ngày; không nên
cho học xem nhiều phim có nội dung khác nhau trong một bài giảng.
• Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ:
a. Sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ tức là tìm vị trí để giới thiệu
phương tiện trên líp học hợp lí nhất, giúp cho học sinh có thể sử dụng nhiều giác
quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí trong líp.
b. Một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc giới thiệu phương tiện trên
líp học là phải tìm vị trí lắp đặt nó sao cho tồn líp có thể quan sát rõ ràng,
đặc biệt là hai hàng học sinh ngồi sát hai bên tường và hàng ghế cuối líp.
c. Vị trí trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như
riêng của nó về chiếu sáng, thơng gió và các u cầu kĩ thuật đặc biệt khác.
d. Các phương tiện phải được giới thiệu ở những vị trí đảm bảo tuyệt đối
an tồn cho giáo viên và học sinh trong và ngoài giê dạy. Đồng thời phải bố
trí sao cho khơng làm ảnh hưởng tới q trình làm việc, học tập của các líp
khác.
đ. Đối với các phương tiện được lưu giữ tại những nơi bảo quản, phải sắp
xếp sao cho khi cần lấy để đưa đến líp, thầy giáo Ýt gặp khó khăn và mất thời
gian.

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội


16

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

e. Phải bố trí chỗ cất dấu phương tiện dạy học tại líp sau khi dùng để
không làm phân tán tư tưởng của học sinh khi tiếp tục nghe giảng.
• Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đủ cường độ:
a. Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp giảng dạy
sao cho thích hợp, vừa với trình độ tiếp thụ và lứa tuổi của học sinh.
b. Từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại líp khác nhau. Nếu kéo
dài việc trình diễn phương tiện hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá
nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút.
- Việc sử dụng mọi hình thức phương tiện khác nhau trong một buổi
giảng có ảnh hưởng lớn đến sự tiếp thụ của học sinh, đến hiệu quả sử dụng
phương tiện dạy học. Lôi cuốn học sinh vào các điều mới lạ, hấp dẫn sẽ làm
cho họ duy trì được sự chú ý theo dõi bài giảng ở mức độ cần thiết. Theo số
liệu của các nhà sinh lÝ học, nếu nh mét dạng hoạt động được tiếp tục trên 15
phót thì khả năng làm việc sẽ giảm sút rất nhanh.
- Việc áp dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn ở trên líp dẫn
đến sự quá tải thông tin đối với học sinh do họ chưa có đủ thời gian để chuyển
hố lượng tin đó. Sự quá tải lớn đối với thị giác sẽ làm ảnh hưởng đến chức
năng của mắt, giảm thị lực và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả dạy và học. Khi lập
kế hoạch giảng dạy có dùng phương tiện nghe nhìn, cần phải căn cứ các tài liệu
do các thầy thuốc khoa mắt chỉ dẫn: Sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá

3-4 lần trong một tuần và kéo dài không quá 20-25 phót trong một buổi dạy.
Việc áp dụng có hệ thống các phương tiện trong quá trình dạy học có ý
nghĩa lớn đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học. Nhờ có phương tiện dạy
học, thầy giáo có thể nhanh chóng tập trung sù chó ý của học sinh vào các vấn
đề cần nêu và hiểu được những nội dung mà phương tiện truyền đạt. Nếu các
phương tiện được sử dụng một cách tình cờ chưa có sự chuẩn bị cho các việc
tiếp thụ của học sinh sẽ khơng mang lại kết quả mong muốn, đơi khi cịn làm
tản mạn sự theo dõi của học sinh.

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

17

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học, giáo viên
phải chuẩn bị kĩ về nội dung, tuân thủ nguyên tắc 3Đ nêu trên.
Qua việc phân tích giáo trình, tài liệu học tập, giáo viên phải xác định vị
trí của từng phương tiện dạy học để giải quyết các nhiệm vụ sư phạm cụ thể.
Khi xác định vị trí của từng phương tiện dạy học, giáo viên phải thiết lập mối
liên kết giữa các khả năng của phương tiện với mục tiêu học tập, nội dung bài
giảng để làm cơ sở soạn thảo phương pháp dạy học.
Không thể thúc đẩy các hoạt động của học sinh nhằm chuyển hố và

nắm vững thơng tin do các phương tiện dạy học truyền đạt qua sự giới thiệu
của giáo viên như có sự chuẩn bị chu đáo. Vì thế giáo viên phải dự kiến trước
những hoạt động của mình và của học sinh.
Nh vậy khi chuẩn bị bài giảng, giáo viên phải cần chú ý các vấn đề sau:
- Phải áp dụng các phương tiện dạy học mét cách có hệ thống, đa dạng
hố hình thức của các phương tiện dạy học.
- Khi chọn các phương tiện dạy học phải tìm hiểu kỹ nội dung của
chúng và luôn phải xét đến khả năng áp dụng chúng một cách đồng bộ.
- Phải phân tích tỉ mỉ các tài liệu học tập để xác định việc sử dụng
phương tiện đúng nguyên tắc 3Đ.
- Cần phải tổ chức với những điều kiện nhất định để đẩy mạnh các hoạt
động của học sinh khi quan sát thầy giáo giới thiệu phương tiện dạy học; đồng
thời phải thường xuyên kiểm tra các hoạt động đồng bộ của học sinh.
Những vấn đề vừa được xem xét ở trên chỉ mới vạch ra con đường giải
quyết những khó khăn gặp phải khi sử dụng phương tiện dạy học. Việc sử
dụng phương tiện dạy học có hiệu quả cịn phụ thuộc nhiều yếu tố.
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lùa chọn phương tiện dạy học
• Phương pháp dạy học:
Phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng luôn được xem xét khi
lùa chọn phương tiện dạy học. Nhiều loại phương tiện dạy học thích hợp cho

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

18

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp

Mỵ

Phạm Thị

từng loại phương pháp dạy học khác nhau. Ví dụ, nếu dùng phương pháp dạy
thảo luận nhóm mà dùng các phương tiện truyền thơng một chiều thì khơng
thích hợp vì nó hạn chế cơ hội phản hồi và trao đổi thơng tin giữa các học
sinh.
• Nhiệm vụ học tập:
Tuỳ theo nhiệm vụ học tập của học sinh, thầy giáo phải áp dụng phương
pháp dạy học thích hợp. Khi dạy các vấn đề thuộc các lĩnh vực kĩ năng thực
hành rất cần các phương tiện nh vật thật, luyện tương tự hay trị chơi.
• Đặc trưng của người học:
Cùng một nội dung học tập, giáo viên áp dụng cùng một phương pháp dạy
học nhưng kết quả thu được khi dạy cho học sinh sống ở thành thị khác với học
sinh nông thôn. Học sinh thành phố thường được tiếp xúc nhiều với các tiến bộ
khoa học kĩ thuật mới cịn học sinh nơng thơn lại tiếp xúc nhiều với thiên
nhiên. Nếu nhận xét về con bò, con trâu, ruộng lúa…học sinh nông thôn nhận
xét tỉ mỉ hơn học sinh thành phố. Ngược lại nếu nhận xét về tác dơng của dịng
điện, cấu tạo của ơ tơ, xe máy…học sinh thành phố lại làm tốt hơn.
• Sự cản trở của thực tế:
Hiện trạng thực tế của nhà trường cả về hành chính lẫn kinh tế là một
yếu tố cản trở lớn đến phương tiện dạy học. Có nhiều loại phương tiện dạy học
hiện đại có hiệu quả cao trong dạy học nhưng khơng phải trường nào cũng có
đủ khả năng tài chính và tổ chức để trang bị đầy đủ. Vì vậy phải căn cứ vào
thực tế của nhà trường mà lùa chọn loại phương tiện dạy học thích hợp tất
nhiên phải xem xét các yếu tố có liên quan.
• Thái độ và kĩ năng của thầy giáo:
Đây là một nhân tố rất quan trọng. Trong nhiều phương pháp dạy học,
người thầy giáo chỉ đóng vai trị hướng dẫn, nhưng dù thế nào vai trò của thầy

giáo vẫn có ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả cuối cùng của q trình dạy học.
Nếu người thầy khơng say sưa với cơng việc, khơng tồn tâm tồn ý vào việc

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

19

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

chuẩn bị bài giảng trước khi lên líp và trong lúc giảng bài thì dù cho phương
tiện dạy học có hiện đại và thích hợp với nội dung dạy học đến đâu thì hiệu
quả sử dụng của phương tiện cũng rất thấp và thậm chí phương tiện cũng
khơng được mang ra dùng.
• Khơng gian, ánh sáng và cơ sở vật chất của líp học:
Các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc phát huy tác dụng của phương
tiện dạy học. Nếu thầy giáo trình diễn một mơ hình chế tạo rất tinh xảo trong
một líp học khơng đủ ánh sáng và chật chội thì kết quả học tập cũng sẽ rất
thấp. Những cơ sở vật chất khác nhau của líp học tạo cho giáo viên các điều
kiện thuận lợi để trình bày phương tiện và đảm bảo cho q trình dạy học
được liên tục mà khơng làm phân tán tư tưởng của học sinh.
1.3.7. Các yêu cầu đối với phương tiện dạy học
Để đánh giá chất lượng của các loại phương tiện dạy học đã được chế
tạo, có thể căn cứ năm tính chất sau đây:

• Tính khoa học sư phạm:
a. Phương tiện dạy học phải bảo đảm học sinh tiếp thụ được các
kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp tương xứng với chương trình
học, giúp cho thầy giáo truyền đạt cho học sinh các kiến thức phức tạp,
kĩ xảo tay nghề một cách thuận lợi, làm cho họ phát triển khả năng
nhận thức và tư duy logic.
b. Nội dung và cấu tạo của phương tiện dạy học phải đảm bảo các đặc
trưng của việc dạy lí thuyết, thực hành và các nguyên lí sư phạm cơ bản.
c. Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương
tiện giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của học sinh.
d. Các phương tiện dạy học tập hợp thành bộ phải có mối liên hệ chặt
chẽ về nội dung, bè cục và hình thức trong đó mỗi loại trong một bộ phải có
vai trị và chỗ đứng riêng.

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

20

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

e. Phương tiện dạy học thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy
học hiện đại và các hình thái tổ chức dạy học tiên tiến. Thực tế đã
chứng tỏ, do sù ra đời của một số phương tiện dạy học mới mà cơ cấu

tổ chức của nhà trường và phương pháp dạy học có nhiều thay đổi. Ví
dụ, do có phương tiện cầu truyền hình, người ta có thể tổ chức hội nghị
từ xa hay dạy học từ xa “sống” (có sự giao lưu giữa thầy và trị trong
q trình dạy học từ xa).
• Tính nhân trắc học:
a. Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh phải đủ lớn để
học sinh ngồi ở hàng ghế cuối líp cũng nhìn thấy. Các phương tiện dùng cho
cá nhân không chiếm nhiều chỗ trên bàn học.
b. Phương tiện dạy học phải phù hợp với tâm sinh lÝ của học sinh và
thầy giáo. Ví dụ, các phương tiện để thầy giáo biểu diễn trên líp khơng được
q nặng, q lớn về kích thước.
c. Màu sắc cịng có tác dụng thơng tin. Màu sắc của phương tiện phải hài
hồ, khơng làm chãi mắt hay làm cho học sinh khó phân biệt các chi tiết. Tốt
nhất màu sắc của phương tiện phải gần giống nh thật.
d. Phương tiện dạy học phải đảm bảo tất cả các yêu cầu của kĩ thuật an
tồn và khi sử dụng khơng được gây độc hại hay nguy hiểm cho thầy và trị.
• Tính thẩm mĩ:
a. Vì được dùng để biểu diễn trước đám đông hay được dùng cho cá nhân trong
một thời gian dài, phương tiện dạy học phải có tính thẩm mĩ cao và tỉ lệ giữa các
đường nét, hình khối phải cân xứng, hài hồ giống như các cơng trình nghệ thuật.
b. Phương tiện dạy học phải làm cho thầy giáo và học sinh thích thó khi
sử dụng, kích thích tính u nghề, u mơn học, tạo cho họ nâng cao sự cảm
thụ chân, thiện, mĩ.
• Tính khoa học kĩ thuật:
a. Chất lượng vật liệu dùng để chế tạo phương tiện dạy học phải đảm

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

21


Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

bảo tuổi thọ cao và độ bền chắc.
b. Phương tiện dạy học phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa
học kĩ thuật.
c. Phương tiện dạy học phải có kết cấu thuận lợi cho việc bảo quản và
chun chở.
• Tính kinh tế:
a. Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải sao cho số
lượng Ýt, chi phí tài chính nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.
b. Phương tiện dạy học phải bền chắc và chi phí bảo quản thấp.
1.3.8. Phương tiện nghe nhìn động (Video)
Đại diện chính của phương tiện nghe nhìn động là phim và Video. Phim
được sản xuất trên cơ sở cơng nghệ hố học: Các hình ảnh được ghi và lưu trữ
trên băng nhựa thơng qua một q trình xử lí hố học và phát lại nhờ một máy
chiếu sử dụng một nguồn sáng mạnh chiếu lên một màn ảnh không phản
quang. Video (nguồn gốc từ chữ Latinh có nghĩa là “Tơi nhìn”) ghi lại các
hình ảnh và tiếng dùa trên cơ sở kĩ thuật điện tử và từ.
Kĩ thuật Video xuất hiện trong những năm 1970 và rất nhanh chóng trở
thành một loại phương tiện nghe nhìn dạy học có hiệu quả.
Sự phát triển của kĩ thuật Video đã giúp cho giáo viên có một phương
tiện nghe nhìn có hiệu quả trong dạy học trên líp. Khác với truyền hình dạy
học, nhờ có băng ghi hình và đầu máy Video cộng với tivi, giáo viên chủ

động trong việc cung cấp các tin cần thiết của bài giảng ở các thời điểm thích
hợp xen kẽ bởi bài giảng của giáo viên và sự thảo luận của học sinh.
Việc chuẩn bị bài giảng có sử dơng Video trên líp là một việc phức tạp.
Cịng nh việc sử dụng các phương tiện khác, giáo viên phải lùa chọn nội dung
thông tin cần truyền đạt qua băng ghi hình và thời điểm cần sử dơng Video.
Trên băng ghi hình có thể biểu diễn phía ngồi của đối tượng và các quá
trình đã được dàn dựng trước trong đó có cả các cấu trúc và các hoạt động bên

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

22

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

trong của đối tượng. Trong giê dạy học thực hành, băng ghi hình giúp cho
giáo viên hướng dẫn cho học sinh từng nguyên công thao tác, phân tích mọi
hoạt động của người thợ và máy móc để học sinh nắm vững kĩ năng, kĩ sảo
làm việc, làm quen với các thiết bị sản xuất mới được trang bị cho xí nghiệp.
Khi làm băng ghi hình dạy học, người ta có thể sử dụng nội dung của các
cuốn phim tư liệu hoặc trích đoạn và các băng ghi hình do các trung tâm
truyền hình phát đi.
Video cịn giúp cho học sinh ơn tập bài khi lên líp chưa nắm vững đầy
đủ nội dung bài giảng hoặc vắng mặt.

Băng ghi hình cịn sử dụng để phân tích những sai sót trong q trình
học thực hành của học sinh, đặc biệt là giai đoạn đầu năm.
Ngày nay, với việc ứng dụng nhiều tiến bé khoa học – kĩ thuật, kĩ thuật
xây dựng, sử dụng phim Video phát triển thêm nhiều tính ưu việt mà định
nghĩa về phim Video chưa phản ánh hết được. Phim Video không chỉ được
xây dựng, sử dụng dùa trên kĩ thuật điện tử và từ mà cịn sử dơng kĩ thuật điện
tử digital có chất lượng hình ảnh, âm thanh với độ trung thực cao.
Hiệu quả dạy học với phim Video trước hết ở việc cung cấp một nguồn
thông tin trực quan, trung thực, hấp dẫn, phong phú để sinh viên trong khoa
có thể tiếp nhận thơng tin qua nghe và nhìn. Trên cơ sở này giúp giáo viên và
học sinh tổ chức các hoạt động học tập tích cực, chủ động.
Nếu xây dựng các bộ phim Video có chất lượng, giáo viên sẽ bớt được
thời gian mơ tả hay giải thích các thao tác thực hiện như việc sử dụng nhiều
phương tiện dạy học truyền thống, có thời gian hơn trong việc tổ chức các
hoạt động nhận thức cho học sinh. Đảm bảo được nguyên tắc trực quan trong
dạy học sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, tự giác, có ý
thức và vững chắc hơn (K.Đ.Usinxki).

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

23

Trường ĐHSP Hà


Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị


Các hình ảnh đẹp, trung thực, âm thanh sống động của phim Video sẽ gây Ên
tượng sâu sắc cho sinh viên khi quan sát, làm cho sinh viên ghi nhớ sâu, lưu giữ lâu
dài trong trí nhớ và dễ tái hiện trở lại. Đây là cơ sở cho tư duy và tưởng tượng.
Nh vậy, giá trị của phim Video dạy học trước hết là sự nổi trội về tính
trực quan – một “nguyên tắc vàng” đã được J.A – Cômenxki chỉ rõ.

CHƯƠNG II: XÂY DÙNG VIDEO CLIP
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BOXFORD CNC
(phần thiết kế và gia cơng phay
2.1. Quy trình xây dựng và hướng dẫn cách sử dụng đĩa CD.
2.1.1.

Quy trình xây dựng Video Clip

Bước 1: Dù kiến vẽ hình cụ thể. Thực hiện thao tác vẽ đồng thời sử dụng
phần mềm BB Flash Back để chụp lại các thao tác trỏ chuột.
Bước 2: Chỉnh sửa các đoạn quay, viết Text vào những phần tương ứng
bằng phần mềm BB Flash Back. Export thành những đoạn phim có đi AVI.
Bước 3: Soạn lời, sử dụng phần mềm Studio lồng tiếng và chèn nhạc vào
đoạn phim đã quay. Creat sang đi WMV.

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

24

Trường ĐHSP Hà



Khóa luận tốt nghiệp
Mỵ

Phạm Thị

Bước 4: Sử dụng phần mềm AutoPlay Menur Builder để tích hợp các
đoạn phim thành một chương trình hồn chỉnh, có sự liên kết giữa các đoạn
phim với nhau.
Bước 5: Ghi ra đĩa.
2.1.2.

Hướng dẫn cách sử dụng đĩa CD

Khi mở đĩa sẽ xuất hiện trang
chủ. (Hình 1)
Tài liệu gồm 6 chương, click
chuột vào từng chương sẽ có liên
kết đến trang của chương đó.

Hình 1

Ví dơ:
Khi click chuột vào chương
IV sẽ xuất hiện trang của chương
IV. Trang gồm 10 mục ứng với
chức năng và cách vẽ của từng
công cụ. Nếu muốn quay trở lại
trang chủ, chỉ cần click chuột vào
biểu tượng


(Hình 2)
Hình 2

Líp: K55A - Khoa SPKT
Nội

25

Trường ĐHSP Hà


×