Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Luận văn thạc sỹ: Phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.77 KB, 88 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 3
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh 3
WB : Ngân hàng Thế giới 3
XK : Xuất khẩu 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4
CHƯƠNG 1 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 4
1.2. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng thương mại 7
1.2.1. Khái niệm về Kiều hối 7
1.2.2. Đặc điểm của kiều hối 8
1.2.3. Ý nghĩa của kiều hối đối với nền kinh tế 9
1.2.4. Các hình thức giao dịch kiều hối 12
- Đặc điểm của phương thức này là: 13
Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu 13
1.2.5. Tổng quan kiều hối của các Ngân hàng thương mại 13
1.2.6. Phát triển dịch vụ kiều hối 19
1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kiều hối 23
1.4. Điều kiện phát triển dịch vụ kiều hối của Ngân hàng thương mại 24
1.4.1. Nhân tố chủ quan 24
1.4.2. Nhân tố khách quan 25
1 CHƯƠNG 2 28
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI TẠI NGÂN


HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 28
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 29
2.1. Khái quát về dịch vụ chuyển tiền kiều hối Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam 29
2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 29
2.1.2. Khái quát dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt nam 30
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam 31
2.2.1. Nguồn tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam 31
2.2.2. Đối tác chuyển tiền kiều hối Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam 34
2.2.3. Các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại ngân hàng Công thương Việt
Nam 36
2.2.4. Thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ phần
Công thương Việt Nam 47
2.3. Đánh giá thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam 58
2.3.1. Thành công 58
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 63
CHƯƠNG 3 66
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 66
3.1. Định hướng phát triển Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 67
3.1.1. Định hướng chung 67
3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ kiều hối 68
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam 70
3.2.2. Tăng cường thêm hoạt động khảo sát nghiên cứu thị trường 70

3.2.3. Mở rộng hợp tác với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài và thiết lập thêm nhiều
kênh chuyển tiền 71
3.2.4. Mở rộng mạng lưới chi trả 72
3.2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ 72
3.2.6. Nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho hệ thống chuyển tiền 73
3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng cáo 74
3.3. Kiến nghị 75
3.3.1. Kiến nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam 75
3.3.2. Kiến nghị chính phủ 76
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CMND : Chứng minh nhân dân
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
NH : Ngân hàng
NHTM : Ngân hàng thương mại
NVNONN : Người Việt nam ở nước ngoài
ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
SONA : Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại – Bộ LĐ-TB-XH
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
VN : Việt Nam
WB : Ngân hàng Thế giới
XK : Xuất khẩu
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC 1

ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 3
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh 3
WB : Ngân hàng Thế giới 3
XK : Xuất khẩu 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4
CHƯƠNG 1 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 4
1.2. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng thương mại 7
1.2.1. Khái niệm về Kiều hối 7
1.2.2. Đặc điểm của kiều hối 8
1.2.3. Ý nghĩa của kiều hối đối với nền kinh tế 9
1.2.4. Các hình thức giao dịch kiều hối 12
1.2.4.1.Kiều hối chuyển theo kênh chính thức: 12
1.2.4.2. Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức: 13
- Đặc điểm của phương thức này là: 13
Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu 13
1.2.5. Tổng quan kiều hối của các Ngân hàng thương mại 13
1.2.5.1. Kiều hối thế giới 13
1.2.5.2. Kiều hối của các ngân hàng thương mại 15
1.2.6. Phát triển dịch vụ kiều hối 19
1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kiều hối 23
1.4. Điều kiện phát triển dịch vụ kiều hối của Ngân hàng thương mại 24
1.4.1. Nhân tố chủ quan 24

1.4.2. Nhân tố khách quan 25
1 CHƯƠNG 2 28
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 28
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 29
2.1. Khái quát về dịch vụ chuyển tiền kiều hối Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam 29
2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam 29
2.1.2. Khái quát dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt nam 30
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam 31
2.2.1. Nguồn tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam 31
2.2.2. Đối tác chuyển tiền kiều hối Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt
Nam 34
2.2.3. Các sản phẩm dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại ngân hàng Công thương Việt
Nam 36
2.2.3.1. Chuyển tiền kiều hối qua Swift 37
2.2.3.2. Chuyển tiền kiều hối Online 38
2.2.3.3. Chuyển tiền kiều hối Wells Fargo Express.Send 41
2.2.3.4. Chuyển tiền đến Western Union 41
2.2.3.5. Gói dịch vụ xuất khẩu lao động 43
2.2.3.6. Dịch vụ chi trả kiều hối tại nhà 47
2.2.4. Thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ phần
Công thương Việt Nam 47
2.3. Đánh giá thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam 58
2.3.1. Thành công 58
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 63

2.3.2.1. Hạn chế 63
2.3.2.2. Nguyên nhân 64
CHƯƠNG 3 66
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 66
3.1. Định hướng phát triển Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 67
3.1.1. Định hướng chung 67
3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ kiều hối 68
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ
phần Công thương Việt Nam 70
3.2.2. Tăng cường thêm hoạt động khảo sát nghiên cứu thị trường 70
3.2.3. Mở rộng hợp tác với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài và thiết lập thêm nhiều
kênh chuyển tiền 71
3.2.4. Mở rộng mạng lưới chi trả 72
3.2.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ 72
3.2.6. Nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho hệ thống chuyển tiền 73
3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng cáo 74
3.3. Kiến nghị 75
3.3.1. Kiến nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam 75
3.3.2. Kiến nghị chính phủ 76
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, mật độ ngân hàng tăng ngày càng mạnh, cạnh
tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Các Ngân hàng thương mại đã bắt đầu
quan tâm đẩy mạnh hiện đại hoá ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc
phát triển dịch vụ ngân hàng. Một trong những mảng dịch vụ ngân hàng đó là dịch
vụ chuyển tiền kiều hối, mảng dịch vụ không chỉ đem lại phí dịch vụ cho ngân hàng

mà còn là nguồn ngoại tệ đáng kể, nguồn tiền gửi ổn định.
Chỉ tính từ năm 1991 đến nay, có thể thấy lượng kiều hối do kiều bào và người
lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài gửi về (tính bằng USD) liên tục tăng
cao: Năm 1991 đạt 135 triệu; năm 1995 là 285 triệu; năm 2000 ở mức 1,757 tỷ; năm
2005 đạt 3,8 tỷ; năm 2008 là 7,2 tỷ; năm 2009 có giảm chút ít do ảnh hưởng suy
thoái toàn cầu, đạt 6,238 tỷ và năm 2010 đạt mức hơn 8 tỷ USD. Bình quân chung
từ 1991 đến nay, tỷ lệ giữa lượng kiều hối/GDP đạt 5,85%, trong đó từ năm 2006
đến nay đạt 7,62%, riêng của năm 2010, tuy chưa đạt mức cao nhất, nhưng cũng là
1 trong 2 năm có tỷ lệ đứng đầu trong 20 năm qua. Lượng kiều hối là một trong
những nguồn ngoại tệ vào Việt Nam lớn nhất (tương đương với lượng ngoại tệ thực
vào từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, cao gấp 2,5 lần nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức ODA giải ngân, cao gần gấp 2 lần lượng ngoại tệ từ nguồn chi
của khách quốc tế đến Việt Nam, gấp hàng chục lần nguồn đầu tư gián tiếp FII,…).
Đây là nguồn trong nước được hưởng hoàn toàn (ngoại tệ ròng). Chính vì thế, Ngân
hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam với mục tiêu hoạt động kinh
doanh đa năng, cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế đã thấy được
tiềm năng và tầm quan trọng của hoạt động kiều hối, tăng cường hợp tác và ký kết
quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng và các Công ty chuyển tiền trên thế giới để
tạo lập các kênh chuyển tiền an toàn và hiệu quả.
Với mục tiêu đến năm 2012 giành được ít nhất 20% thị phần kiều hối về Việt
Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm
1
giải pháp để đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy, đề tài “ Phát triển dịch vụ
chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”
đã được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đưa ra cơ sở lý luận phát triển dịch vụ
chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng dịch vụ
chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
trong giai đoạn 2005 đến 2009, từ đó đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền

kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đạt được 20%
thị phần kiều hối năm 2012 tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu Dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng thương
mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong thời gian
từ năm 2005 đến năm 2009
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứu khoa
học nói chung và kinh tế nói riêng như phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp logic, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh…
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được cấu trúc thành 3
chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối của
Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
2
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
CHUYỂN TIỀN KIỀU HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM: Ở Mỹ: Ngân
hàng thương mại hiểu là Công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng

của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp
hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình
thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ
trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.
Ở Việt Nam, theo điều 4.1, 4.2 và 4.3 luật số 47/2010/QH12 luật các tổ chức
tín dụng : Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi
ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân; Ngân hàng là loại
hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy
định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng
bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã; Ngân
hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu
lợi nhuận.
Từ những khái niệm trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn
cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ
3
của xã hội.
1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số các hoạt động sau đây:
- Nhận tiền gửi;
- Cấp tín dụng;
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
- Cho vay
- Bao thanh toán
- Bảo lãnh ngân hàng
- Chiết khấu

- Tái chiết khấu
- Môi giới tiền tệ
- Sản phẩm phái sinh
- Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng
- Dịch vụ ngoại hối
- Dịch vụ khác
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn
trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Các NHTM đã có nhiều
hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú, với nhiều tiện ích như: Gửi 1 nơi rút
nhiều nơi, lãi suất linh hoạt và hấp dẫn, chuyển khoản dễ dàng, thủ tục nhanh gọn,
thuận tiện,… thu hút ngày càng khách hàng và người dân đến gửi tiền.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Các NHTM, tổ chức tín dụng (TCTD)
ngày càng phát triển với nhiều hình thức tín dụng như: tín dụng kích cầu, tín dụng
4
tiêu dùng, tín dụng phục vụ phát triển nông thôn; đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư với
nhiều hình thức đầu tư như: cho vay trực tiếp, tài trợ dự án, góp vốn, đầu tư các loại
giấy tờ có giá,…
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện
thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách
hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong
hoạt động thanh toán đã tạo ra khả năng thanh toán nhanh, chính xác, an toàn và
bảo mật và thu hút nhiều tổ chức kinh tế, khách hàng quan hệ giao dịch và thanh
toán với ngân hàng. Tốc độ mở rộng và phát triển tài khoản cá nhân trên địa bàn
ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua

ngân hàng phát triển.
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua
hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các
khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp
đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam
kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo
thỏa thuận.
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các
công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn
thanh toán.
Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá
5
khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện
các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tín
dụng, tổ chức tài chính khác.
Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở
tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến
về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài
sản tài chính khác.
Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng góp vốn
cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác,
bao gồm cả việc cấp vốn, góp vốn vào Công ty con, Công ty liên kết của tổ chức tín

dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư và ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ
phần theo các hình thức nêu trên.
Dịch vụ ngoại hối: Các ngân hàng thương mại được phép cung ứng các dịch
vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế: cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế; thực hiện
các giao dịch mua, bán ngoại hối và vàng trên thị trường nước ngoài;tham gia các
thị trường tiền tệ, thị trường phái sinh ở nước ngoài; cung cấp các dịch vụ quản lý
tài sản tài chính của khách hàng ở nước ngoài; cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu
tư (tư vấn tài chính, mua, bán, sát nhập, bảo lãnh, đồng tài trợ ) trên thị trường
quốc tế.
Dịch vụ khác: Dịch vụ ngân hàng điện tử (home banking, internet banking,
ebanking,…), thẻ ngân hàng (ATM),… Sự phát triển các loại hình dịch vụ này sẽ
tạo nhiều thuận lợi, tiện ích và an toàn cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi thúc
đẩy các hoạt động dịch vụ khác trong nền kinh tế phát triển như: hoạt động thương
mại điện tử, kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch dịch vụ,…
Theo các chuyên gia, kiều hối đang thực sự là dịch vụ hấp dẫn đối với các
Công ty và tổ chức tín dụng. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh
dịch vụ kiều hối, cùng với những chính sách thuận lợi của Chính phủ đang góp
6
phần mở rộng cửa đón những đồng ngoại tệ quý giá về nước
1.2. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về Kiều hối.
Một cách đơn giản, theo Puri & Ritzema (1999) “Kiều hối (international
remittances) có thể được định nghĩa là “phần thu nhập của người lao động ở nước
ngoài gửi về nước”. Một cách chi tiết hơn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) định nghĩa
kiều hối của người lao động “là hàng hoá và các công cụ tài chính do người lao
động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất nước họ”
(dẫn lại từ Addy et al. 2003)
Chuyển tiền kiều hối về bản chất chính là chuyển tiền của Việt kiều ở nước
ngoài, bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người Việt Nam lao
động ở nước ngoài. Ngân hàng Thế giới đã phân loại gửi tiền của tư nhân qua biên

giới gồm có:
-Chuyển tiền của người lao động (workers' remittances): tiền gửi của những
người lao động làm việc ở nước ngoài trên 1 năm
-Trợ cấp cho người làm công (compensation of employees) : Tiền gửi từ
những người lao động làm việc không thường xuyên ở nước ngoài dưới 1 năm
-Chuyển tiền của người di cư (migrants' transfers): Tài sản tài chính và tài sản
tính bằng tiền theo người chuyển sang định cư ở nơi khác
Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày
19/08/1999 có giải thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do
chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau:
- Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;
- Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu
chính quốc tế;
- Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi
nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước
ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về
7
cho Người thụ hưởng ở trong nước.”
Còn theo ý kiến của một số lãnh đạo các Ngân hàng thương mại cổ phần trong
nước, điển hình là ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB phát biểu vào
cuối năm 2007 trích trong bài báo “Kiều hối lũ lượt đổ về” đăng trên báo Tuổi trẻ
ngày 15/12/2007 về kiều hối : " - Trước đây, chúng ta hiểu kiều hối là tiền kiều bào
gửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng. Nhưng nay trong số này còn có tiền
người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách du
lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du học sinh
người nước ngoài du học tại Việt Nam. Chúng tôi gọi chung nhóm này là chuyển
tiền bank-to-bank”
1.2.2. Đặc điểm của kiều hối
Kiều hối là bao gồm toàn bộ tiền kiều bào ở nước ngoài gửi tiền cho thân nhân
với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng, tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về

đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt
Nam, người thân của du học sinh người nước ngoài du học tại Việt Nam và phải
thông qua con đường chính thức như: thông qua các tổ chức tín dụng được phép;
thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; cá nhân
mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam có khai báo với Hải quan cửa khẩu. Như
vậy, kiều hối có đặc điểm:
Không gắn với lưu thông tiền tệ: Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ
trong nền kinh tế, phục vụ cho các quan hệ về thương mại hàng hoá, phân phối thu
nhập, hình thành các nguồn vốn và thực hiện phúc lợi công cộng. Theo K.Maxr:
Khối lượng tiền cần cho lưu thông trong một thời gian nhất định phụ thuộc vào tổng
giá cả của hàng hoá được sản xuất và đưa vào lưu thông và tốc độ lưu thông tiền tệ
trong thời gian đó được ngân hàng qui định. Tiền kiều hối nằm ngoài quy luật này,
đây là giao dịch Chuyển tiền một chiều, chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam
hay từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua bưu điện mang tính chất tài trợ,
viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liên
8
quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ.
Gắn với cá nhân: chuyển tiền kiều hối là chuyển tiền giữa cá nhân với cá nhân
với mục đích tài trợ ,viện trợ, không lien quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, do
vậy tiền kiều hối gắn với cá nhân.
Chuyển dịch tài sản giữa các quốc gia: Tiền kiều hối là tiền do kiều bào sinh
sống ở nước ngoài làm ăn và tiền do lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về cho
người thân. Như vậy có sự di chuyển tiền tệ từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Hay nói cách khác, chuyển tiền kiều hối là chuyển dịch tài sản giữa các quốc gia
1.2.3. Ý nghĩa của kiều hối đối với nền kinh tế
Kiều hối là một nguồn lực quý giá góp phần bù đắp thâm hụt của cán cân
thương mại, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời góp phần quan trọng
tăng cung cầu ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng. Kiều hối là một kênh mang lại
ngoại tệ mạnh cho đất nước với hiệu quả rất lớn mà chi phí đầu tư không nhiều,
theo đó cũng góp phần cải thiện đời sống, phục vụ tiêu dùng, là nguồn vốn đẩu tư

kinh doanh sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Kiều hối là một trong các nguồn thu ngoại tệ, có tốc độ tăng trưởng cao
Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại
ngoại tê mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả.
Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi
phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế
nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị quảng cáo
Kiều hối gần như tăng liên tục trong thời gian qua (năm 1991 có 35 triệu USD,
năm 1994 có 249,5 triệu, năm 1995 có 285 triệu, năm 1996 có 669 triệu, năm 1999
có 1.200 triệu, năm 2000 có 1.757 triệu, năm 2004 vượt 3.000 triệu USD, gấp 85,7
lần năm 1991, tăng tới 40,8%/năm - một tốc độ tăng gần như không có chỉ tiêu nào
đạt được trong thời gian tương ứng). Tổng cộng trong 14 năm qua đã có 15 tỉ 243
triệu USD, bằng 59% tổng vốn FDI thực hiện và lớn hơn cả tổng số vốn ODA giải
ngân từ 1993 đến nay. Số kiều hối thu được năm 2004 đã lớn hơn tổng kim ngạch
ODA được cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam năm 2004. Điều đáng
9
chú ý là số thu kiều hối 3,8 tỷ USD năm 2004 lớn hơn kim ngạch XK của thủy sản
hay dệt may. Trong khi đó số vốn phải đầu tư cho ngành thuỷ hải sản và may mặc
XK tiêu tốn nhiều trăm triệu USD, mà đầu tư cho việc thu kiều hối có thể nói là
không đáng kể.
- Kiều hối là nguồn thu ngoại tệ không phải hoàn trả
Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ta được lợi về thuế, giải quyết được
công ăn việc làm, tiếp thu công nghệ tiên tiến, học được kinh nghiệm quản lý
nhưng vốn là của nhà tư bản nước ngoài, lãi họ hưởng, nếu họ không xuất khẩu thì
còn cạnh tranh với hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước. Nếu trong trường hợp
nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu sản phẩm của họ thì số ngoại tệ thu được từ họat
động đó cũng sẽ không ở lại Việt Nam mà sẽ được chuyển về cho quốc gia của nhà
đầu tư đó.
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng rất quý, nhưng hơn 90%
là vốn vay, dù được vay trong thời gian dài, lãi suất thấp, lại có thời gian ân hạn,

nhưng việc giải ngân không đơn giản, hơn nữa nếu sử dụng không hiệu quả thì vay
mới sẽ cũng chỉ để trả nợ cũ và không chỉ để lại gánh nặng nợ nần cho con cháu mà
ngay từ bây giờ đã phải trả những khoản lãi của những khoản nợ đầu tiên Như vậy
hai nguồn thu ngoại tệ từ FDI và ODA đều không hiệu quả bằng ngoại tệ thu được
từ kiều hối, và 2 nguồn thu này đều phải hoàn trả lại cho nhà đầu tư người nước
ngoài hay quốc gia cho vay vốn.
- Kiều hối góp phần nâng cao và cải thiện đời sống nhân dân.
Nguồn lực từ kiều hối là một nguồn lực rất dồi dào, góp phần rất lớn vào công
cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Đầu tư của Việt kiều về Việt Nam ngày càng
tăng, thông qua nhân thân người nhà của họ, làm cho các thành phần kinh tế ngày
càng đa dạng đặc biệt là trong khu vực dịch vụ và sản xuất quy mô nhỏ. Nền kinh tế
được mở rộng kéo theo nạn thất nghiệp sẽ giảm, tạo nhiều công ăn việc làm cho
nhân dân lao động, tăng thu nhập cũng như mức sống của người dân. Ngoài ra kiều
hối được chuyển về từ những người đi xuất khẩu lao động cũng ngày càng gia tăng
do số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng. Chất lượng lao động
10
ngày càng tăng, thị trường lao động ngày càng được mở rộng, điều này giúp cho
tiền công của người lao động tăng cao. Số tiền họ chuyển về cho người thân ngày
càng lớn, giúp cho nhiều gia đình thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn về việc làm và
kinh tế, và đến khi về Việt Nam họ cũng sẽ có một khoản vốn để có thể làm ăn kinh
doanh cải thiện đời sống.
- Kiều hối là cầu nối, liên kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với
đất nước. Nguồn kiều hối chính là tình cảm sâu nặng của bà con Việt kiều đang làm
ăn sinh sống ở nước ngoài đối với nhân thân và quê hương. Nhận thức được tầm quan
trọng của nguồn lực kiều hối đối với nền kinh tế, Đảng và Nhà Nước luôn có chính
sách cởi mở thông thoáng khuyến khích và tạo điều kiện cho kiều bào ở nước ngoài
gửi tiền về giúp gia đình, tạo điều kiện đảm bảo an toàn cho món tiền chuyển về Việt
Nam và người thân của kiều bào cũng sẽ được nhận tiền bằng ngoại tệ….
- Kiều hối đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ thâm hụt cán cân
vãng lai của Việt Nam. Trong bốn năm gần đây, đặc biệt trong 2005 và 2006, lượng

kiều hối lớn hơn gấp hai lần vốn đầu tư nước ngoài thực tế vào Việt Nam. Đây là
nguồn vốn tăng tương đối ổn định và không tạo gánh nặng nợ nước ngoài cho nền
kinh tế.
- Kiều hối góp phần thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, là động lực đẩy mạnh
tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là một nước có nguồn thu ngoại tệ đáng kể từ xuất
khẩu dầu thô, đồng thời lại nhận được nguồn kiều hối tương đối lớn. Do đó, Việt
Nam là một trường hợp điển hình để so sánh lợi ích của kiều hối và thu nhập từ
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi thu nhập từ dầu thô trên 7,4 tỷ USD trong
năm 2005 và hoàn toàn do nhà nước quản lý. Ngược lại, kiều hối là một lượng tiền
nhỏ hơn, được phân phối rộng rãi không qua nhà nước. Trên phương diện thực tế,
kiều hối góp phần giúp nhiều gia đình nghèo có phương tiện sinh sống và vốn làm
ăn, góp phần giảm mức nghèo đói ở Việt Nam, đặc biệt khu vực nông thôn vì phần
đông công nhân lao động xuất phát từ đây.
Với vai trò tích cực của kiều hối đối với sự phát triển kinh tế của đất nước,
việc nghiên cứu các chính sách nhằm tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh nhằm
11
khuyến khích các luồng tiền kiều hối trong giai đoạn này là việc làm hết sức cần
thiết đối với các nhà hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu phân tích
sự tác động giữa kiều hối với các biến số vĩ mô khác như giá dầu lửa thế giới, hay
tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam cũng là yêu cầu đặt ra tại thời điểm
này. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu áp dụng chính sách để khai thác
nguồn kiều hối này. Trước hết, bằng cách cải thiện hệ thống thu thập số liệu về kiều
hối, đồng thời phát triển chương trình di dân và cải tổ chương trình xuất khẩu lao
động để có những chính sách bảo vệ quyền lợi của công nhân lao động ở nước
ngoài. Hy vọng, kiều hối sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới nhờ xuất khẩu lao
động phát triển và do Việt kiều gửi về.
1.2.4. Các hình thức giao dịch kiều hối
1.2.4.1.Kiều hối chuyển theo kênh chính thức:
Chuyển tiền kiều hối theo kênh chính thức là hình thức chuyển tiền qua các tổ
chức tín dụng được Ngân hàng Nhà Nước cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả

ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc chi
trả ngoại tệ, các tổ chức tín dụng làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép, các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế và các cá nhân mang
theo ngoại tệ hộ cho kiều bào ở nước ngoài, có khai báo với Hải Quan cửa khẩu số
ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi cho người thụ hưởng ở trong nước. Hiện nay
phương thức chuyển tiền thông qua con đường chính thức đã phổ biến rộng rãi vì sự
nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên cũng rất nhiều kiều bào e ngại vì phải chứng
minh tính pháp lý của món tiền, đồng thời phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao.
- Đặc điểm của phương thức này là:
 Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu (trong trường hợp khách hàng
sử dụng dịch vụ chuyển tiền ngay của các Tổ chức chuyển tiền nhanh có
các đại lý đặt tại Ngân hàng, Công ty kiều hối)
 An toàn.
- Khuyết điểm của phương thức này:
 Giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cao hơn (mua vào thấp hơn) thị trường
tự do
12
 Phải xuất trình nhiều giấy tờ.
1.2.4.2. Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức:
Là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vào
quốc gia đó mà không khai báo tại Hải Quan cửa khẩu hoặc qua đường dây ngầm
của dịch vụ chuyển tiền tư nhân không qua hệ thống ngân hàng và các Công ty kiều
hối được cấp giấy phép nhận và chi trả ngoại tệ. Loại hình này được thực hiện dựa
trên cơ sở quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Phương thức chuyển tiền này đơn giản.
Chỉ cần điện 2 lần điện thoại: một cho cá nhân làm dịch vụ chuyển tiền và một cuộc
điện thoại cho thân nhân ở Việt Nam đến địa điểm chi trả hoặc đường dây chi trả sẽ
đến tận nhà của kiều quyến để thực hiện chi trả.
- Đặc điểm của phương thức này là:
 Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu.
 Giá ngoại tệ bán ra thấp hơn (mua vào cao hơn) tỷ giá bán ra và mua vào của

các ngân hàng thương mại.
 Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ.
- Khuyết điểm của phương thức này:
 Phí cao.
 Không an toàn.
Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, quy mô của thị truờng kiều hối
được chuyển qua kênh phi chính thức xấp xỉ ngang bằng với thị trường kiều hối
được chuyển qua kênh chính thức (nguồn www.vnmedia.vn).
1.2.5. Tổng quan kiều hối của các Ngân hàng thương mại
1.2.5.1. Kiều hối thế giới
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo về di trú và kiều hối
năm 2010. Theo World Bank, kiều hối vào nhóm nước phát triển đóng vai trò quan
trọng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian gần đây. Lượng tiền
vào nhóm nước đang phát triển tính đến cuối năm 2010 dự kiến đạt 325 tỷ USD,
cao hơn so với con số 307 tỷ USD của năm 2009. Trên khắp thế giới, kiều hối năm
2010 dự kiến đạt 440 tỷ USD. Ngân hàng Thế giới dự báo rằng sau khi hồi phục từ
cuối năm 2010, lượng kiều hối vào nhóm nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng mạnh
13
trong năm 2011 và năm 2012, lượng kiều hối mỗi năm có thể hơn 370 tỷ USD.
World Bank dự báo kiều hối chuyển về các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng lên
trong vài năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 6,2%
và 8,1%. Nhóm nước cung cấp kiều hối lớn nhất thế giới năm 2009 bao gồm Mỹ,
Arập Saudi, Thụy Điển, Nga, và Đức.
Trên khắp thế giới, nhóm nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2010 bao
gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mêhicô, Philippin và Pháp. Tại khu vực Đông Á - Thái
Bình Dương, kiều hối chảy vào đây ước tính tăng khoảng 6,4% khi đạt 91 tỷ USD
trong năm 2010. Khi nhu cầu thế giới hồi phục, dự kiến lượng kiều hối chảy vào
khu vực tăng trưởng 7,2% trong năm 2011, trong năm 2012 tăng trưởng 8,5% lên
mức 106 tỷ USD.
Theo thống kê của ngân hàng thế giới, số lượng người di cư toàn cầu trên thế

giới tăng nhanh dần qua các năm, cụ thể năm 1965, số lượng người di cư toàn cầu là
75 triệu người, năm 1975 là 84 triệu người, năm 1985 là 105 triệu người, năm 2000
là 175 triệu người, ước tính đến năm 2050, số người di cư toàn thế giới lên đến 230
triệu người. Với lượng người di cư toàn cầu tăng lên hằng năm, lượng kiều hối cũng
dần tăng theo:
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Ngân hàng thế giới
14
Biểu 1.1: Tình hình chuyển tiền kiều hối thế giới năm 2000-2008
1.2.5.2. Kiều hối của các ngân hàng thương mại
Dòng tiền kiều hối chảy về các nền kinh tế đang phát triển tăng mạnh trong
những năm gần đây, đáng kể là trong lượng kiều hối này có khoản đóng góp mỗi
năm mỗi lớn hơn của người lao động ở nước ngoài.
Báo cáo của ngân hàng thế giới công bố cho biết dòng kiều hối đổ về các nền
kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng cao trong thời gian
từ năm 2000 đến năm 2009. Việt Nam là một trong số 192 nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới này đang mỗi năm nhận được lượng kiều hối tăng cao hơn.
Còn theo báo cáo an ninh lương thực ở các quốc gia đang phát triển trong thời
gian từ năm 2007 đến 2017, thực hiện bởi một bộ phận nghiên cứu thuộc hạ viện
Mỹ mới được công bố hồi cuối tháng 8/2008 cho biết nguồn kiều hối mà người lao
động xuất khẩu gửi về cho người thân đang là “lá chắn” góp phần giảm thiểu đáng
kể khó khăn về nhu cầu lương thực, thực phẩm khi lạm phát tăng cao ở các quốc gia
đang phát triển.
Như thực tế ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, kiều hối gửi về Việt Nam
được ưu tiên dùng cho các nhu cầu về lương thực, thực phẩm; áo quần; giáo dục; y
tế. Đáng kể là nguồn tiền này ngày càng được sử dụng nhiều hơn vào việc mở cơ sở
sản xuất kinh doanh nhỏ, xây nhà ở mới
Hiện nay, các ngân hàng đang tìm mọi biện pháp để thu hút nguồn tiền kiều
hối này. Các ngân hàng có thị phần lớn về kiều hối, cũng như sản phẩm kiều hối đa
dạng, phong phú phải kể đến:

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) :
- VCB là ngân hàng hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập
khẩu, chuyển tiền ngoại tệ, dịch vụ kiều hối.
- Có uy tín và thương hiệu mạnh trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu,
chuyển tiền ngoại tệ và dịch vụ kiều hối trong nước và quốc tế.
- Hầu hết các NHTM ở VN, kể các NHTM trong nước, chi nhánh NH nước
15
ngoài mở tài khoản ngoại tệ và thanh toán qua VCB.
- Có nguồn ngoại tệ tiền mặt lớn và là đầu mối cung ứng các loại ngoại tệ tiền
mặt cho các ngân hàng thương mại khác (các NHTM cổ phần, NHTM nước ngoài
và cả một số NHTM nhà nước).
- Với khả năng đáp ứng tiền mặt ngoại tệ tốt, nhiều Công ty kiều hối và cá
nhân có tiền kiều hối chuyển về với số tiền lớn đều mở tài khoản và quan hệ giao
dịch với VietcomBank
- VCB có hệ thống công nghệ hiện đại, việc xử lý giao dịch kiều hối được tập
trung tại Trung tâm thanh toán, việc chi trả được thực hiện tại tất cả các chi nhánh
và phòng giao dịch của VietcomBank trên toàn quốc. Khách hàng có thể lĩnh tiền
kiều hối tại bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch nào của VietcomBank
- Trình độ cán bộ (chuyên môn, ngoại ngữ) và tinh thần, thái độ phục vụ khách
hàng tốt.
- Màng lưới : VCB có 60 chi nhánh và 100 phòng giao dịch, đồng thời VCB
có một số các văn phòng đại diện ở nước ngoài như Singapore, HongKong, Nga,
- Sản phẩm dịch vụ và doanh số dịch vụ kiều hối : Chuyển tiền qua mạng
SWIFT là kênh chuyển tiền chính của Vietcom Bank, ngoài ra VBC triển khai dịch
vụ chuyển tiền nhanh Money Gram, tuy nhiên doanh số chi trả đối với sản phẩm
này không nhiều
- Doanh số dịch vụ kiều hối của VCB năm 2009 là 1,4 tỷ USD chiếm thị phần 18%
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn :
- Là NHTM có lợi thế rất lớn về mạng lưới ( trên 2.500 chi nhánh), chi nhánh
của NH nông nghiệp có mặt không chỉ ở tại tất cả các huyện, thị trấn mà còn xuống

tận các xã. Những địa bàn có nhiều lao động xuất khẩu đều có chi nhánh của NH
nông nghiệp.
- NH nông nghiệp là Ngân hàng có sản phẩm cho vay xuất khẩu lao động
được triển khai mạnh mẽ từ nhiều năm, với số lượng vốn và khách hàng vay lớn.
16
- Ngân hàng Nông nghiệp rất chú trọng phát triển dịch vụ chuyển tiền nhanh
Western Union (là Đại lý chính thức của Western Union từ năm 2004), đã triển
khai hệ thống Host To Host với Western Union, là đại lý có doanh số chi trả
Western Union lớn nhất Việt Nam (500 triệu USD)
- Tuy nhiên NH nông nghiệp có nhiều hạn chế trong việc phát triển dịch vụ
kiều hối, cụ thể :
• Công nghệ : NH nông nghiệp đã triển khai dự án hiện đại hóa, tuy nhiên
chưa triển khai được trong toàn hệ thống, hệ thống chưa được tập trung
hóa, thời gian chuyển tiền kiều hối chậm hơn nhiều so với các ngân hàng
khác.
• Trình độ cán bộ và chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế.
• Khả năng đáp ứng nhu cầu tiển mặt ngoại tệ cho khách hàng lĩnh tiền
kiều hối không cao.
- Doanh số dịch vụ Kiều hối của NH nông nghiệp năm 2009 là: hơn 800 triệu
USD (thị phần 11%) .
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
- Mạng lưới : 103 chi nhánh và trên 100 phòng giao dịch.
- Đã thiết lập được nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp từ nước ngoài về Việt
Nam, cụ thể Hợp tác với Metropolitant Bank chuyển tiền từ Đài loan về Việt Nam,
với Public Berhad Malaysia chuyển tiền từ Malaysia về Việt Nam , đặc BIDV hợp
tác với Hana Bank – Korea, nhà cung cấp giải pháp Pay One và Trung tâm xuất
khẩu lao động ngoài nước triển khai sản phẩm Pay Easy - chuyển tiền từ Hàn Quốc
về Việt Nam cho người lao động Việt Nam rất hiệu quả.
- BIDV là đại lý chính thức của Western Union từ năm 2005. Đã triển khai
dịch vụ Western Union đến tất cả các điểm giao dịch của BIDV, đồng thời chú

trọng phát triển mạng lưới đại lý phụ
17
- Là Ngân hàng có công nghệ và chất lượng dịch vụ khá tốt
- Doanh số dịch vụ kiều hối của BIDV năm 2009 là 650 triệu USD (thị phần 8%)
Ngân hàng TMCP Đông Á
- Ngân hàng TMCP Đông Á có màng lưới trên 150 chi nhánh và phòng giao dịch.
- Là NHTM cổ phần rất chú trọng đến hoạt động chi trả kiều hối, đã thành lập
Công ty Kiều hối Đông Á (năm 2001).
- Việc phát triển và triển khai thực hiện dịch vụ kiều hối chủ yếu do Công ty
kiều hối Đông Á thực hiện. Công ty kiều hối Đông Á thành lập nhiều chi nhánh
(với đội ngũ trên 300 người) và triển khai mạng lưới chi trả tại nhiều tỉnh thành phố.
- Công ty Kiều hối Đông Á chủ yếu triển khai dịch vụ chi trả kiều hối tại nhà
(phối hợp với một số Công ty Kiều hối khác triển khai giao tiền tại nhà cho khách
hàng tại 57 tỉnh thành với cam kết chi trả trong vòng 12 tiếng đối với khách hàng ở
nội thành và 24 – 36 tiếng đối với vùng sâu vùng xa)
- Công ty kiều hối Đông Á hợp tác với nhiều Công ty Kiều hối trên toàn cầu,
đồng thời có đại diện tại một số quốc gia có nhiều người Việt Nam sinh sống.
- Công ty Kiều hối Đông Á làm đại lý chi trả kiều hối cho Money Gram,
Xpress Money, Instance Cash, tuy nhiên doanh số của các sản phẩm dịch vụ này
không nhiều
- Doanh số chi trả kiều hối của Ngân hàng Đông Á (bao gồm cả Công ty kiều
hối Đông Á )năm 2009 là: 1,1 tỷ USD, chiếm 15% thị phần.
Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín (Sacombank)
- Mạng lưới 66 chi nhánh, 204 phòng giao dịch và điểm giao dịch. Sacom
Bank thành lập chi nhánh tại nước ngoài Lào và Campuchia.
- Để phát triển dịch vụ kiều hối, SacomBank thành lập Công ty kiều hối
(Saccomrex) vào năm 2006.
- Sacom Bank triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union với tư cách
là đại lý phụ của Công ty WESTERN UNION, ngoài ra Công ty kiều hối SacomRex
triển khai hợp tác với một số Công ty chuyển tiền nhanh khác như IME.

18
- SacomRex phối hợp với các Công ty kiều hối khác cung cấp dịch vụ chi trả
kiều hối tại nhà với cam kết thời gian chi trả tại nội thành là 06 tiếng và 24 tiếng
đối với ngoại thành.
- Doanh số kiều hối của SacomBank năm 2008 khoảng 700 triệu USD (thị
phần 9%). Trước đây Sacomrex chủ yếu nhắm đến thị trường Hoa Kỳ, châu Âu,
năm nay Sacomrex đẩy mạnh khai thác thị trường châu Á, nhất là các nước có nhiều
người Việt Nam sang lao động.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Là NHTM cổ phần có mạng lưới giao dịch 56 chi nhánh và 150 phòng giao dịch.
- Là đại lý chính thức của Western Union từ nhiều năm, để phát triển dịch vụ
kiều hối ACB thành lập Trung tâm chuyển tiền quốc tế ACB – Western Union.
- Ngoài việc triển triển khai dịch vụ kiều hối đến tất cả chi nhánh, phòng giao
dịch, ACB còn phát triển mạnh mẽ mạng lưới đại lý phụ là các NHTM CP khác.
- Doanh số chi trả kiều hối của ACB năm 2009: 700 triệu USD, thị phần 8%
1.2.6. Phát triển dịch vụ kiều hối
Tiềm năng của dịch vụ kiều hối ở Việt Nam rất lớn, không chỉ đối với quốc
gia mà còn với các ngân hàng thương mại (NH). Nâng cao chất lượng dịch vụ kiều
hối đang giúp các NH tăng phí dịch vụ và nguồn vốn ngoại tệ giá rẻ. Kiều hối đóng
một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự thiếu hụt cán cân vãng lai và là
nguồn cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia. Nguồn ngoại tệ này gần như
không phải hoàn lại nên ổn định hơn ngoại tệ vay, viện trợ, giúp Việt Nam giảm
thiểu nhiều rủi ro huy động vốn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài.
Kiều hối là một dạng viện trợ của tư nhân cho tư nhân nên việc sử dụng rất tiết kiệm
và thiết thực.
Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước, lượng kiều hối chính thức chuyển về
Việt Nam lần lượt từ 2002 qua các năm đến 2009 là: 2,1 tỉ USD; 2,6 tỉ USD; 3,2 tỉ
USD; 4,0 tỉ USD ; 4,2 tỉ USD; 6 tỉ USD tỉ USD; 7,2 tỉ USD; 6,8 tỉ USD. Năm 2010,
19

×