MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
CEPT : Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN
CBCC : Cán bộ công chức
GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT : Giá trị gia tăng
HS : Hệ thống hài hòa danh mục hàng hóa
KCN : Khu công nghiệp
KTSTQ : Kiểm tra sau thông quan
MFN : Tối huệ quốc
NGO : Tổ chức phi chính phủ
NK : Nhập khẩu
NKD : Nhập kinh doanh
NGC : Nhập gia công
NSXXK : Nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu
NT : Ưu đãi quốc gia
NSNN : Ngân sách nhà nước
TCHQ : Tổng cục Hải quan
TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
XNK : Xuất nhập khẩu
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan Đồng Nai (theo Quyết định số 1027/QĐ-
BTC ngày 11/5/2010) Error: Reference source not found
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu phát triển của tất cả các nước trên thế giới,
dù là nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển, giao thương quốc tế cũng
đều đem lại những lợi ích ở những mức độ khác nhau cho sự phát triển kinh tế đất
nước. Hội nhập giúp các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả, tăng cường
cạnh tranh, tạo áp lực tăng năng suất lao động cũng như đem lại cơ hội tiếp cận
công nghệ mới, các thiết kế và sản phẩm mới.
Tuy nhiên, cơ chế thương mại tự do chỉ thúc đẩy hội nhập thương mại khi có
các chính sách, công cụ hỗ trợ tích cực. Một trong những công cụ hỗ trợ quan trọng
nhất cho hội nhập thương mại quốc tế là hoạt động hiệu quả của cơ quan hải quan,
đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh chóng và thủ tục hải quan minh bạch, thực
hiện các mục tiêu của các chính sách trọng yếu của chính phủ, góp phần phát triển
đất nước.
Một quốc gia nếu có một cơ quan hải quan hoạt động không hiệu quả thì sẽ
không đạt được các mục tiêu của chính sách đề ra bao gồm: thu thuế hàng hóa nhập
khẩu, tạo thuận lợi thương mại, thống kê thương mại và bảo vệ an ninh kinh tế.
Việc đạt được tính minh bạch và hiệu quả trong các hoạt động của Hải quan vẫn
đang là một thử thách rất lớn cho ngành Hải quan Việt Nam, đặt biệt trong bối cảnh
hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập sâu, toàn diện đã dẫn đến những
thay đổi trong các quan hệ kinh tế, đòi hỏi hoạt động Hải quan vừa phải đạt mục tiêu
phát triển đất nước vừa phải phù hợp với các cam kết quốc tế mà chúng ta tham gia.
Cắt giảm thuế quan là một trong những cam kết khi chúng ta gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và Khu vực mậu dịch tự do AFTA, điều này có nghĩa
nguồn thu thuế sẽ bị giảm đi từ thuế suất hàng hóa nhập khẩu, nhưng bên cạnh đó,
hoạt động hiệu quả của cơ quan hải quan sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh,
mở ra khả năng mới cho sự phát triển thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài làm
tăng kim ngạch thương mại quốc tế góp phần làm tăng nguồn thu thuế cho ngân
sách nhà nước (NSNN) từ mức tăng trưởng ngoại thương.
1
Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng và nặng nề của mình, ngành
Hải quan nói chung và các Cục Hải quan cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
nói riêng phải không ngừng nỗ lực ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác
quản lý của mình và một trong những nhiệm vụ trọng tâm là quản lý thu thuế hàng
hóa nhập khẩu.
Quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu vừa đảm bảo số thu NSNN, tạo nguồn
lực tài chính để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa
tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương
mại quốc tế.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác quản lý thu thuế hàng hóa nhập
khẩu, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện quản lý thu thuế hàng
hóa nhập khẩu là yêu cầu thường xuyên và cần thiết của cơ quan hải quan các cấp.
Là công chức hải quan hiện đang công tác tại Cục Hải quan Đồng Nai, tôi nhận thấy
phải có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất những cải tiến hoàn thiện công tác quản lý
thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại đơn vị mình nói riêng và ngành Hải quan nói
chung và vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập
khẩu tại Hải quan Đồng Nai” làm đề tài luận văn cao học.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thu
thuế hàng hóa nhập khẩu và dựa vào kết quả khảo sát, đánh giá tình hình quản lý
thu thuế hàng hóa nhập khẩu của Cục Hải quan Đồng Nai trong các năm 2007, 2008
và 2009, ba năm kể từ khi Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành (1/7/2007), từ đó,
nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu
tại Hải quan Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Đối tượng nghiên cứu của Luận văn:
Luận văn đề cập đến thuế hàng hóa nhập khẩu và quản lý thu các khỏan thuế
đánh trên hàng hóa nhập khẩu bao gồm: Thuế nhập khẩu (NK), thuế (GTGT), thuế
tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (gọi chung là thuế hàng hóa nhập khẩu) và trong quản lý
2
thu thuế hàng hóa nhập khẩu, luận văn đi sâu nghiên cứu các nội dung về quản lý
khai thuế, quản lý nộp thuế, kiểm tra, thanh tra thuế.
+ Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng Quản lý thu thuế hàng hóa
nhập khẩu tại Cục Hải quan Đồng Nai.
- Thời gian: Năm 2007- 2009, kể từ khi Luật quản lý thuế có hiệu lực.
4. Câu hỏi nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu của luận văn nhằm trả lời các câu hỏi:
- Quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy trình nào ? Có
thể sử dụng những tiêu chí nào để đánh giá quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu ?
- Quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Đồng Nai được thực
hiện như thế nào ? Những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản nào ? Nguyên nhân của
những điểm mạnh và điểm yếu ?
- Đâu là những vấn đề cần phải giải quyết trong giai đoạn 2011 – 2015 ?
- Quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu có thể được hoàn thiện bằng những giải
pháp cơ bản nào ?
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học: Lựa chọn cách tiếp cận qui trình quản lý thu thuế hàng
hóa nhập khẩu và các tiêu chí đánh giá quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài phân tích làm rõ thực tiễn quản lý thu thuế của Hải
quan Đồng Nai, đánh giá hiện trạng và chỉ ra nguyên nhân yếu kém, từ đó đề ra các
giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu, đảm bảo thực hiện đúng
mục tiêu của hoạt động hải quan và góp phần nâng cáo ý thức tự giác chấp hành
pháp luật của đối tượng nộp thuế.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin làm cơ
sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận
văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
3
+ Phương pháp nghiên cứu định tính : Khảo sát, phân tích kết hợp lý luận
với thực tế tổ chức thực hiện pháp luận về thuế, áp dụng các quy trình quản lý
thu thuế hàng hóa nhập khẩu để xác định thuận lợi, bất cập khi áp dụng các quy
định pháp luật.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thu thập, tổng hợp so sánh dữ liệu,
phân tích các sự kiện, hiện tượng, số liệu thống kê liên quan đến quản lý thu thuế
hàng hóa nhập khẩu đề đánh giá thực tiễn thực hiện.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quản lý thu thuế trong điều kiện ngành Hải quan đang tiến hành cải cách mạnh
mẽ thủ tục hải quan và trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay là vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật
về thuế, chính sách thuế nhập khẩu, quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu nói chung và
ở địa phương nói riêng của các nhà quản lý, có thể kể đến một số tác giả sau:
- “ Tăng cường quản lý Nhà nước về thuế ở Việt Nam hiện nay ” tác giả Lê
Hồng Hải - luận văn Thạc sĩ luật học, năm 2001.
- “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật
thuế ở Việt Nam ” tác giả Trần Trung Nhân- luận án Tiến sĩ luật học, năm 2006.
- “ Hoàn thiện cơ chế xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu trong xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam hiện nay ” tác giả Cao Ngọc Tâm - luận
văn Thạc sĩ kinh tế, năm 2005.
- “ Xây dựng chính sách thuế quan trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”
tác giả Phạm Thị Thùy Dương- luận văn Thạc sĩ kinh tế, năm 2009.
- “ Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế nhập khẩu tại cục Hải quan thành phố
Hồ Chí Minh” tác giả Phan Thị Kiều Lê- luận văn Thạc sĩ kinh tế, năm 2009.
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu về thuế nhập khẩu, còn có nhiều đề tài
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan nói chung như :
- “Hoàn thiện quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất
khẩu và nhập sản xuất xuất khẩu”, tác giả Đặng Hạnh Thu - luận văn Thạc sĩ kinh
tế, năm 2000.
4
- “Tiếp tục hoàn thiện quản lý Nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai”, tác giả Lê Văn Danh - luận văn Thạc sĩ kinh tế, năm 2005.
- “Quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai”, tác giả Nguyễn Thị Nga- luận văn Thạc sĩ kinh tế, năm 2007.
- “Phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan trong điều kiện hội nhập”, tác
giả Huỳnh Thanh Bình - luận văn Thạc sĩ kinh tế, năm 2007.
Những công trình nghiên cứu kể trên đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ những vấn
đề về mặt lý luận và thực tiễn có liên quan về quản lý hải quan, về chính sách thuế,
quản lý thuế, về nhân lực ngành Hải quan, cải cách thủ tục hành chính , đề cập
đến nhiều khía cạnh khác nhau và thực tế quản lý của nhiều địa phương khác nhau.
Các đề tài đã có những đóng góp nhất định trong hoạch định chính sách và giải
pháp quản lý về kinh tế nói chung và ngành Hải quan nói riêng.
Tuy nhiên, từng giai đoạn phát triển kinh tế của Đất nước cũng có những điều
kiện, những đòi hỏi về mặt chính sách và quản lý khác nhau, mỗi địa phương, cũng
có điều kiện kinh tế xã hội, trình độ phát triển riêng biệt và vì thế không có giải
pháp hiệu quả cho tất cả các giai đoạn phát triển và các địa phương khác nhau.
Do đó, đề tài này sẽ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn của công tác quản lý thu
thuế hàng hóa nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay, tại Cục Hải quan Đồng Nai.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về thuế và quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu
- Chương 2. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu
tại Cục Hải quan Đồng Nai
- Chương 3. Hoàn thiện quản lý thu thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục
Hải quan Đồng Nai
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ
THU THUẾ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
1.1. Thuế hàng hóa nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những lợi thế và những bất bất lợi thế về
nguồn lực phát triển kinh tế có giới hạn. Hoạt động ngoại thương mang ý nghĩa hết
sức quan trọng trong việc phát triển các lợi thế và bổ sung nguồn nội lực, đặc biệt
đối với các nước đang phát triển, hoạt động ngoại thương mang lại cho đất nước
nhiều nguồn lợi lớn về vốn, kỹ thuật, công nghệ, hàng hóa…
Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương mở rộng nếu không được kiểm soát sẽ dẫn
đến những tác hại đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như: Sự phụ thuộc vào
kinh tế, chính trị với nước ngoài; phong tục tập quán, lối sống, văn hóa của quốc gia
bị ảnh hưởng…và vì thế, các quốc gia đều sử dụng thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu như một công cụ quan trọng quản lý hoạt động ngoại thương.
Trong thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng hóa luôn được các quốc
gia khuyến khích vì nó mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nước xuất khẩu, do đó,
công cụ thuế dùng quản lý hoạt động ngoại thương chủ yếu là thuế đánh trên hàng
hóa nhập khẩu.
Đối tượng chịu thuế hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa (không bao gồm dịch vụ)
qua biên giới quốc gia. Tuy nhiên, với sự phát triển đa dạng của hoạt động thương
mại quốc tế dưới nhiều hình thức khác nhau, thì khái niệm “qua biên giới quốc
gia” không còn giới hạn theo nghĩa hẹp là hàng hoá phải được giao thương qua
phạm vi lãnh thổ về mặt địa lý giữa các quốc gia mà được hiểu theo nghĩa rộng hơn.
Tại Việt Nam, pháp luật quy định:
- Hàng hoá xuất khẩu cho đối tác nước ngoài nhưng được đối tác nước ngoài
chỉ định giao trong phạm vi “biên giới quốc gia” được coi là hoạt động xuất nhập
khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Thực chất đây là việc thực hiện
6
cùng lúc hai hoạt động, một là xuất khẩu cho đối tác nước ngoài và hai là bên được
chỉ định nhận hàng nhập khẩu hàng hoá từ đối tác nước ngoài, hàng hoá này là đối
tượng chịu thuế.
- Trong “biên giới quốc gia” với sự xuất hiện các khu vực đặc biệt như khu
chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu
kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế
khác nằm trên lãnh thổ quốc gia và được pháp luật quốc gia coi là khu vực hải quan
riêng, phi thuế quan, quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài
được coi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu nên hàng hóa từ các khu này vào thị
trường nội địa cũng được xem như hàng hoá nhập khẩu và là đối tượng chịu thuế
hàng hóa nhập khẩu.
Cơ sở để nhà nước thu các loại thuế hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hoá là
những hàng hoá này phải được phép nhập khẩu, được vận chuyển một cách hợp
pháp qua “biên giới quốc gia”. Những hàng hoá không được vận chuyển qua“biên
giới quốc gia” hoặc vận chuyển qua“biên giới quốc gia” một cách trái phép sẽ
không phải là đối tượng chịu thuế. Hành vi tác động vào những loại hàng hoá này sẽ
không chịu sự điều chỉnh của pháp luật về thuế hàng hóa nhập khẩu.
1.1.2. Các loại thuế hàng hóa nhập khẩu
1.1.2.1. Thuế nhập khẩu (NK)
- Tuỳ thuộc vào từng góc độ tiếp cận, với những nội dung khác nhau, có nhiều
cách hiểu khác nhau về khái niệm thuế nhập khẩu nhưng nhìn chung các tác giả đều
thừa nhận thuế nhập khẩu “ là một loại thuế đánh vào các hàng hóa được giao
thương qua biên giới các quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia đã thành lập liên
minh thuế quan”, [18, tr 147].
- Theo cách nhìn của các nhà nhập khẩu thì thuế hàng hóa nhập khẩu được
xem như một loại chi phí vận chuyển.
1.1.2.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng hóa nhập khẩu
Theo Luật thuế GTGT hiện hành, thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu là thuế tính
trên giá trị tăng thêm của hàng hoá phát sinh trong khâu nhập khẩu.
7
1.1.2.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hàng hóa nhập khẩu
Thuế TTĐB là một khoản thuế thu vào hàng hóa nhập khẩu nhất định, có tính
chất đặc biệt, do Nhà nước qui định trong từng thời kỳ, sử dụng như công cụ giới
hạn hàng hóa nhập khẩu.
1.1.3. Vai trò của thuế hàng hóa nhập khẩu trong nền kinh tế Việt Nam
Trong thương mại quốc tế, thuế hàng hóa nhập khẩu có các vai trò sau:
+ Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu.
Thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu có vai trò điều tiết lượng hàng hóa nhập
khẩu: Một bộ phận cấu thành nên giá cả hàng hóa nhập khẩu là thuế NK, thuế
GTGT, thuế TTĐB đánh trên hàng hóa nhập khẩu. Thuế hàng hóa nhập khẩu cao
hay thấp đều ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa đó, do đó thông qua mức
thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, nhà nước gián tiếp điều tiết lượng hàng hóa
nhập khẩu trong từng thời kỳ. Mức thuế cao được đánh vào hàng hóa hạn chế nhập
khẩu; mức thuế thấp hoặc bằng không dành cho những hàng hóa khuyến khích
nhập khẩu.
+ Bảo hộ thị trường nội địa.
Việc đánh thuế cao hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp các nhà sản xuất trong nước
có nhiều khả năng cạnh tranh về mặt giá cả đối với hàng nhập khẩu, đồng thời tạo
điều kiện để các ngành sản xuất mới trong nước có thời gian trưởng thành và chuẩn
bị đủ điều kiện để cạnh tranh. Ngoài ra, đối với loại hàng hóa là máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, việc đánh thuế hàng hóa nhập khẩu thấp có tác
dụng giảm giá cả đầu vào của sản phẩm, giúp các doanh nghiệp trong nước có điều
kiện giảm giá thành, hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp
phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.
Bảo hộ sản xuất trong nước trong thời gian dài được xem là mục tiêu cơ bản
của thuế hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, ngày nay trong điều kiện hội nhập quốc tế
thì vai trò bảo hộ của thuế hàng hóa nhập khẩu có phần bị hạn chế do thực hiện các
cam kết quốc tế và khu vực.
8
+ Công cụ điều phối các yếu tố sản xuất nội địa.
Giảm thuế đối với các yếu tố đầu vào, đồng thời tăng thuế đối với những sản
phẩm từ bên ngoài cùng loại sản xuất trong nước đã tạo lợi thế cho các ngành sản
xuất trong nước được bảo hộ bằng thuế quan. Tạo điều kiện cho những ngành này
nâng cao sản lượng, mở rộng qui mô thu nhiều lợi nhuận. Chính sự hấp dẫn của
ngành được bảo hộ đã tạo điều kiện để nó thu hút được các nguồn lực xã hội tạo ra
sự phân bố lại các yếu tố sản xuất trong xã hội.
+ Công cụ tái phân phối thu nhập giữa người sản xuất và người tiêu dùng
trong nước.
Khi nhà nước ban hành thuế hàng hóa nhập khẩu, lượng hàng hóa nhập khẩu
sẽ giảm xuống, giá hàng nhập khẩu sẽ tăng lên (do chịu thuế ). Để thay thế hàng hóa
nhập khẩu đáp ứng nhu cầu nội địa, các nhà sản xuất trong nước sẽ nâng lượng sản
xuất trong nước và nâng giá sản phẩm hàng hóa ít nhất bằng giá hàng nhập khẩu
khi có thuế. Trong trường hợp này, thặng dư tiêu dùng giảm xuống vì một phần thu
nhập của người tiêu dùng chuyển vào ngân sách nhà nước, một phần chuyển vào
thu nhập của người sản xuất do nâng giá sản phẩm của mình. Như vậy, thuế hàng
hóa nhập khẩu đã đóng vai trò công cụ tái phân phối thu nhập, hạn chế tiêu dùng,
kích thích sản xuất trong nước nâng sản lượng trong một chừng mực nhất định.
+ Huy động nguồn lực tài chính cho NSNN.
Thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và vai trò bảo hộ
nền sản xuất trong nước, các khoản thuế hàng hóa nhập khẩu góp phần quan trọng
trong việc hình thành nguồn thu NSNN. Thu thuế hàng hóa nhập khẩu ở mức cao
vừa bảo hộ sản xuất trong nước vừa góp phần làm tăng nguồn thu đáng kể cho
NSNN. Ngược lại, khi thực hiện chính sách thuế hàng hóa nhập khẩu thấp, nhà
nước khuyến khích tăng lượng hàng hóa nhập khẩu, điều này cũng góp phần tăng
thu ngân sách qua việc tăng kim ngạch nhập khẩu và nguồn thu thuế nội địa khâu
tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy, với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, mức thuế hàng hóa nhập khẩu
tất yếu được cắt giảm, nhưng đồng thời sẽ thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
9
điều này làm cho nguồn thu ngân sách từ thuế hàng hóa nhập khẩu vẫn là nguồn thu
quan trọng.
Bảng 1.1: Thống kê dự tóan thu NSNN
Đơn vị tính: tỉ đồng
Năm
Dự toán tổng thu
NSNN
Số thu thuế NK Tỷ trọng thuế NK trong
tổng thu NSNN
2005 183.000 37.700 20,60%
2006 237.900 40.000 16,80%
2007 281.900 55.400 19,65%
2008 323.000 64.500 19,96%
2009 389.900 88.200 22,62%
2010 461.500 95.500 20,69%
(Nguồn:Dự toán thu cân đối NSNN của Bộ Tài chính )
Tỉ trọng thuế nhập khẩu hàng hóa so với tổng nguồn thu Ngân sách Nhà nước
có chiều hướng ổn định các năm và chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng thu
ngân sách, bình quân khoảng 20% trên tổng thu Ngân sách Nhà nước (thuế xuất
khẩu không đáng kể).
+ Công cụ mậu dịch minh bạch.
Chính sách thuế hàng hóa nhập khẩu đươc xem là công cụ mậu dịch minh bạch
hơn so với các công cụ phi thuế quan khác.
Thông qua mức thuế suất đánh trên hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp dễ
dàng xác định các tác động bảo hộ của nhà nước đối với từng ngành hàng để đi
đến những quyết định kinh tế thích hợp.
Thuế hàng hóa nhập khẩu còn là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ
thương mại và tạo áp lực nhượng bộ trong đàm phán thương mại của các đối tác.
+ Định hướng thị hiếu người tiêu dùng.
Trong thực tế, đối với các hàng hoá xa xỉ thì việc áp mức thuế suất nhập khẩu
cao đối với các hàng hoá này sẽ gây tác động đến việc lựa chọn của người tiêu dùng.
Tóm lại, vai trò của thuế hàng hóa nhập khẩu trong từng thời kỳ có thể khác
nhau, tuỳ thuộc vào kết quả của việc thực hiện các chính sách thuế thông qua các
nhiệm vụ kinh tế xã hội mà các chính sách thuế được xây dựng.
10
Trong điều kiện hiện nay, khi ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường trong nước thông qua các cam kết cắt
giảm thuế nhập khẩu và tuân thủ các nguyên tắc thương mại quốc tế về không phân
biệt đối xử, rõ ràng, minh bạch đối với các biện pháp chính sách trong nước. Do đó,
vai trò công cụ thuế nhập khẩu trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước sẽ giảm
dần. Hơn nữa, trong thực tế, nếu quá coi trọng đến vai trò bảo hộ của thuế hàng hóa
nhập khẩu đối với các ngành sản xuất trong nước mà không tạo môi trường cạnh
tranh để các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực hoạt động thì không những
không thực hiện được chính sách đối ngoại của nhà nước trong tình hình mới mà
còn làm cho nền sản xuất trong nước bị trì trệ, kém phát triển. Vì vậy, việc sử dụng
công cụ thuế hàng hóa nhập khẩu vào mục tiêu bảo hộ nền sản xuất trong nước cần
được nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng linh hoạt trong từng giai đoạn, từng ngành
hàng trên cơ sở nền tảng là chiến lược phát triển tổng thể nền kinh tế quốc gia.
1.1.4. Các nguyên tắc cam kết ràng buộc về thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu trong điều kiện hội nhập
+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại quốc tế.
Đây là một nguyên tắc bao trùm nhất của WTO, được áp dụng như một
nguyên tắc cơ bản trong các khối mậu dịch khu vực và các Hiệp định thương mại
song phương. Nguyên tắc thể hiện dưới hai dạng đó là nguyên tắc tối huệ quốc
(MFN) và nguyên tắc ưu đãi quốc gia (NT).
+ Nguyên tắc bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế nhập khẩu.
Nguyên tắc quy định mỗi quốc gia chỉ được bảo hộ sản xuất trong nước thông
qua thuế quan và chấm dứt sử dụng các biện pháp phi thuế quan. WTO cũng quy
định các lọai phí liên quan đến nhập khẩu không được sử dụng để bảo hộ gián tiếp
cho sản xuất trong nước.
+ Nguyên tắc công khai và khuyến khích thúc đẩy cạnh tranh.
Nguyên tắc này cung cấp cho các thành viên cơ sở để tiến hành việc chống trả
lại các biện pháp có thể bóp méo giá hoặc gây tổn hại cho các nước thành viên. Nó
ràng buộc các nước phải đưa ra những ứng xử công bằng, giảm bớt bảo hộ mậu
11
dịch, luật lệ thương mại thể hiện trong chính sách quốc tế phải được công khai rõ
ràng đến giá hàng nhập khẩu, thủ tục liên quan đến quá trình nhập khẩu không bị
bóp méo. Nói cách khác, chế độ chính sách thuế nhập khẩu, thủ tục liên quan đến
nhập khẩu phải được công khai rõ ràng, chính xác, không bị bóp méo bởi các ràng
buộc hành chính.
+ Nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng các cam kết về thuế nhập khẩu.
Nguyên tắc này quy định nếu một nước có vài biện pháp mở cửa thị trường
như hạ thấp thuế nhập khẩu, xóa bỏ một phần hay tòan bộ hàng rào phi thuế quan
đối với hàng hóa nhập khẩu thì họ có quyền đòi hỏi các thành viên khác có những
nhượng bộ tương tự. Nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên phải tìm cách cân bằng
lợi ích và nghĩa vụ của mình trong các Hiệp định song phương và đa phương. Đối với
WTO, nguyên tắc này được duy trì trong quá trình đàm phán. Trước hết, hình thành
các nghĩa vụ tiếp theo là các nhượng bộ trên cơ sở công bằng giữa các bên tham gia
đàm phán. Trường hợp một nước thành viên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo
Hiệp định thương mại thì phải bồi thường thông qua việc giải quyết tranh chấp.
+ Nguyên tắc tự do hoá và các ràng buộc cắt giảm thuế quan.
WTO cũng như các tổ chức kinh tế khu vực không đòi hỏi tự do hoá thương
mại nhanh chóng mà yêu cầu các nước thành viên tạo điều kiện dễ dàng cho quá
trình đàm phán thương mại nhằm mục đích tự do hoá, đặc biệt thông qua việc giảm
cơ bản mặt bằng thuế quan, nhất là giảm mức thuế suất cao đối với hàng hoá nhập
khẩu là yếu tố rất quan trọng mang tính chất nền tảng trong thương mại quốc tế.
Những nhượng bộ về thuế quan trong các cuộc đàm phán có thể là những cam kết
về giảm thuế, khống chế các mức thuế trần. Các khối mậu dịch khu vực, vấn đề cắt
giảm thuế thể hiện ở những ràng buộc cao hơn (có thể loại bỏ hoàn toàn thuế quan)
với những quy định cụ thể về mức thuế phải được cắt giảm theo những mốc thời
gian được quy định chặt chẽ.
+ Nguyên tắc bảo hộ phòng ngừa bất trắc.
Các Hiệp định thương mại ở cấp toàn cầu và khu vực đều có quy định về vấn
đề bảo hộ phòng ngừa trong các trường hợp bất trắc. Nguyên tắc này cho phép các
12
nước thành viên được áp dụng hành động tự vệ trong trường hợp khẩn cấp như
lượng hàng nhập khẩu tăng nhanh không kiểm soát được do thực hiện nghĩa vụ hay
nhượng bộ theo Hiệp định là nguyên nhân đe dọa gây tổn hại nền sản xuất trong
nước, bán phá giá, nước xuất khẩu áp dụng các biện pháp trợ cấp, Các biện pháp
phòng ngừa có thể là nâng cao mức thuế nhập khẩu, hạn chế định lượng, áp dụng
thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng…
1.1.5. Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
1.1.5.1. Chính sách thuế nhập khẩu.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đầu tiên của nước ta được Quốc hội ban
hành ngày 26/12/1991 và được sửa đổi bổ sung qua các Luật sửa đổi, bổ sung năm
1993 và 1998. Ngày 14/6/2005 Quốc hội thông qua Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
mới bãi bỏ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước đây và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2006.
Ngày 8/12/2005 Chính Phủ ban hành Nghị định số 149/2005/NĐ-CP qui định chi
tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Một số nội dung về thuế nhập khẩu
được qui định trong nội dung Luật thuế và Nghị định hướng dẫn thi hành như sau:
+ Đối tượng chịu thuế nhập khẩu:
- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá
nhập khẩu qua các cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không,
đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác
được thành lập theo qui định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Hàng hoá được đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
* Khu phi thuế quan theo qui định tại Nghị định 149/2005/NĐ-CP qui định chi
tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm: khu chế xuất, Doanh
nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương
mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được
thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi
hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được gọi là hàng hóa nhập khẩu
13
+ Đối tượng không chịu thuế:
Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế nhập khẩu:
- Hàng hoá vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy
định của pháp luật.
- Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các Chính
phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc
tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân
người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc
các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa
hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ
khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
- Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng
trong khu phi thuế quan; hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế
quan khác.
+ Căn cứ tính thuế nhập khẩu:
- Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất tỉ lệ, căn cứ tính thuế là số lượng từng
mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan, giá tính thuế từng mặt hàng
và Thuế suất từng mặt hàng
* Công thức tính:
- Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế gồm: Số lượng
từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối
tính trên một đơn vị hàng hóa.
* Công thức tính:
Số thuế nhập
khẩu phải nộp
=
Số lượng hàng
hoá thực tế nhập
khẩu ghi trên tờ
khai hải quan
×
Giá tính
thuế nhập
khẩu trên
một đơn vị
hàng hóa
×
Thuế suất từng mặt
hàng (%)
14
Số thuế nhập
khẩu phải nộp
=
Số lượng hàng hoá
nhập khẩu ghi trên
tờ khai hải quan
×
Mức thuế tuyệt đối
quy định trên một đơn vị hàng hoá
+ Phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu:
Phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu hiện nay của Việt
Nam được thực hiện theo điều 7 Hiệp định chung thuế quan và thương mại
(GATT), qui định chi tiết tại Nghị định 155/2005/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm
06 phương pháp:
- Phương pháp 1 : Phương pháp xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu
theo trị giá giao dịch .
Trị giá giao dịch được xác định bằng tổng số tiền người mua thực tế đã thanh toán
hay sẽ thanh toán trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu.
- Phương pháp 2&3 : Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao
dịch hàng hoá nhập khẩu giống hệt; hàng hóa nhập khẩu tương tự.
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không xác định được trị giá tính thuế theo trị
giá giao dịch thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống
hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được xác định trị giá theo phương pháp 1
nêu trên.
- Phương pháp 4 : Phương pháp xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu
theo phương pháp khấu trừ.
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu nếu không xác định được trị giá tính thuế
theo phương pháp 1, phương pháp 2, phương pháp 3 thì trị giá tính thuế là trị giá
khấu trừ. Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hoá nhập khẩu
trên thị trường trong nước trừ đi các chi phí hợp lý, lợi nhuận bán hàng phát sinh
sau khi nhập khẩu.
- Phương pháp 5 : Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán.
15
Hàng hóa nhập khẩu nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương
pháp từ 1 đến 4 thì trị giá tính thuế là trị giá tính toán. Trị giá tính toán được xác định
bao gồm: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất
hoặc quá trình gia công khác của việc sản xuất hàng hóa nhập khẩu, chi phí, lợi
nhuận sản xuất hàng hóa nhập khẩu, các chi phí điều chỉnh theo quy định.
- Phương pháp 6 : Phương pháp xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu
theo phương pháp suy luận (hay phương pháp dự phòng).
Hàng hóa nhập khẩu nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các
phương pháp từ 1 đến 5 thì trị giá tính thuế được xác định bằng phương pháp thích
hợp, dựa vào các tài liệu, số liệu khách quan có sẵn tại thời điểm xác định trị giá
tính thuế.
Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụng
tuần tự từ phương pháp 1 đến phương pháp 6 và dừng ngay ở phương pháp xác định
được trị giá tính thuế.
Sử dụng hệ thống xác định trị giá hải quan theo GATT/WTO, cơ quan hải
quan phải tuân thủ một yêu cầu hết sức nghiêm ngặt, đó là chỉ được căn cứ vào
những số liệu khách quan, định lượng được, và phải luôn tôn trọng các chi tiết của
giao dịch mua bán hàng hoá, điều này góp phần làm cho công tác thu thuế của cơ
quan hải quan chính xác, tránh thất thu thuế cho Nhà nước đồng thời tạo môi trường
cạnh tranh bình đẳng cho các Doanh nghiệp.
+ Thuế suất
Theo qui định của chính sách thuế hiện hành, thuế suất thuế nhập khẩu được
qui định cụ thể cho từng mặt hàng gồm: Thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt
và thuế suất thông thường, cụ thể như sau:
- Thuế suất ưu đãi được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ
thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được qui định cụ thể cho từng mặt hàng
tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
16
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất
xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong
quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh
thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu
đãi đặc biệt khác:
* Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
• Phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đó ký giữa
Việt Nam với nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về
thuế và phải đáp ứng các điều kiện đó ghi trong thỏa thuận.
• Phải là hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà
Việt Nam tham gia thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế.
- Thuế suất thông thường được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ
từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và
không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông
thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt
hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
1.1.5.2. Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu
Tại Việt Nam từ 8/8/1990 đã có Luật thuế TTĐB, được sửa đổi và ban hành
lại ngày 20/8/1998. Luật sửa đổi, bổ sung lần 1 ngày 17/6/2003. Luật sửa đổi, bổ
sung lần 2 ngày 29/11/2005 và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/4/2009.
+ Đối tượng chịu thuế
Bao gồm 10 nhóm hàng nhập khẩu: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ
cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể
cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế
vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; Xe mô tô hai bánh,
xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm
3
; Tàu bay, du thuyền; Xăng các
loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm
17
khác để pha chế xăng; Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Bài
lá; Vàng mã, hàng mã.
+ Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa nhập khẩu bao gồm: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn
lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức
quy định của Chính phủ; Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua
cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp
thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu
chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn
thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật.
+ Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa chịu thuế và
thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
* Công thức tính thuế TTĐB:
+ Giá tính thuế
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập
Số thuế TTĐB
phải nộp
=
Giá tính thuế
TTĐB hàng
hóa nhập
khẩu
X Thuế suất TTĐB
18
khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính
thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
+ Thuế suất
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ được quy định theo
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành.
1.1.5.3. Chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng hóa nhập khẩu
Luật thuế GTGT đầu tiên được ban hành vào ngày 10/5/1997, đã được sửa
đổi bổ sung năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT
ngày 29/11/2005 và Luật thuế GTGT mới được ban hành ngày 3/6/2008 có hiệu lực
thi hành từ 1/1/2009
+ Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa nhập khẩu sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt
Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
+ Đối tượng không chịu thuế
Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập
khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư
thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại
trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp,
thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê.
Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn
lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn
vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định
của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ
ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập
19
khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để
sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu
ký kết với bên nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với
các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ
nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
+ Căn cứ tính thuế GTGT:
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
* Công thức tính thuế GTGT:
+ Giá tính thuế
Đối với hàng hóa nhập khẩu giá tính thuế là giá nhập tại cửa khẩu cộng với
thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa
khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
+ Thuế suất
Thuế suất thuế GTGT được qui định cho từng nhóm hàng hóa theo Luật thuế
GTGT hiện hành, bao gồm các mức thuế suât 0%; 5% và 10%.
1.1.5.4. Các qui định về thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế và thời hạn
nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu
+ Thời điểm tính thuế
Thời điểm tính thuế hàng hóa nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Thuế hàng hóa thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá
tính thuế tại thời điểm tính thuế.
Trường hợp người nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký tờ khai hải quan thì tỷ
giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày người nộp thuế đã kê khai, nhưng
Số thuế GTGT phải nộp =
Giá tính thuế GTGT
hàng hóa nhập khẩu
X Thuế suất thuế GTGT
20
không quá ba ngày liền kề trước ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để nhập khẩu nhiều lần
thì thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo
ngày có hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu.
+ Tỷ giá tính thuế
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá
tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Trường hợp các
ngày không phát hành báo Nhân dân, không đưa tin trên lên trang điện tử hoặc có
phát hành, có đưa tin nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa được cập
nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng
theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.
Đối với đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ
giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì xác định trên
nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và
tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ (USD) với đồng ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
+ Thời hạn nộp thuế hàng hóa nhập khẩu
- Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu: Hàng hoá nhập
khẩu là hàng tiêu dùng trong danh mục hàng hoá do Bộ Công thương công bố thì
phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng trừ các trường hợp sau:
• Đối tượng nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp
thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế
đăng ký Tờ khai hải quan.
• Hàng tiêu dùng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng,
nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập
khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ
khai hải quan.
21
- Thời hạn nộp thuế nhập khẩu áp dụng đối với đối tượng nộp thuế chấp hành
tốt pháp luật về thuế: Đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế là đối
tượng có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn ít nhất 365 ngày, tính đến
ngày đăng ký tờ khai hải quan lô hàng đang làm thủ tục nhập khẩu mà không có
hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, không nợ tiền thuế quá hạn, tiền phạt, chấp
hành tốt chế độ báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật thì được áp dụng thời
hạn nộp thuế nhập khẩu như sau:
• Hàng hoá nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu,
thời hạn nộp thuế là 275 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải
quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày phù hợp
với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo qui định của
Chính phủ.
• Hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái
nhập, thời hạn nộp thuế là 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất hoặc
tạm xuất, tái nhập.
• Đối với hàng hoá nhập khẩu khác, thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày
đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.
- Thời hạn nộp thuế nhập khẩu áp dụng đối với đối tượng nộp thuế chưa chấp
hành tốt pháp luật về thuế:
• Trường hợp nếu tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo qui định
của Luật Các tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế
thực hiện theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá thời hạn qui định cho đối tượng
nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế.
• Trường hợp không được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo
qui định của Luật Các tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì phải nộp
xong thuế trước khi nhận hàng.
- Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp khác:
• Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hoá; hàng hóa nhập
khẩu của cư dân Biên giới thì phải nộp thuế xong trước khi nhập khẩu hàng hoá
22