Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài lớn khoa học điều tra tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.63 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………. 2
NỘI DUNG………………………………………………………………… 2
I/ Khái niệm thực nghiệm điều tra…………………………………
2
II/ Mục đích của thực nghiệm điều tra……………………………….
4
1, Kiểm tra những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án………………. 4
2, Kiểm tra và đánh giá các giả thuyết điều tra……………………………… 5
3, Thu thập những tài liệu, chứng cứ mới……………………………………… 6
4, Phát hiện những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đề xuất các biện pháp
phòng ngừa…………………………………………………………………… 7
III/ Tình huồng thực nghiêm điều tra để kiểm tra xác minh một tình
tiết có ý nghĩa đối với vụ án………………………………………….
7
1, Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi, một
công việc nhất định…………………………………………………………… 7
2, Tình huống trên thực tế sử dụng phương pháp thực nghiệm điều tra nhằm
xác định khả năng thực hiện một hành vi, một công việc nhất định………… 8
KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………. 12
1
MỞ ĐẦU
Trong thực tế điều tra các vụ án hình sự ta đã thấy nhiều các vụ án sử dụng thực
nghiệm điều tra để tìm ra sự thật của vụ án. Vậy thực nghiệm điều tra là gì, nó
được tiến hành nhằm những mục đích gì, sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu kĩ
hơn về khái niệm, mục đích của thực nghiệm điều tra, cũng như việc sử dụng thực
nghiệm điều tra trong thực tế điều tra các vụ án hình sự.
NỘI DUNG
I/ Khái niệm thực nghiệm điều tra.
Theo quan điểm của bộ môn khoa học điều tra hình sự thì khái niệm thực


nghiệm điều tra được hiểu như sau:
“ Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra được tiến hành thông qua các hoạt
động thí nghiệm, thực nghiệm đặc biệt trong điều kiện tương tự như điều kiện mà
hành vi, sự việc, hiện tượng cần kiểm tra, xác minh đã diễn ra trước đây để có cơ
sở khách quan kết luận về hành vi, sự việc, hiện tượng đó phục vụ công tác điều
tra, xử lý vụ án hình sự.”
Những hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm trong thực nghiệm điều tra mang
tính dặc biệt vì đó là những hoạt động năm trong khung pháp lý và kết quả của
những hoạt động đó liên quan đến số phận pháp lý của một con người. Đây chính
là điểm đặc biệt của hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm trong thực nghiệm điều tra
so với thí nghiệm, thực nghiệm trong các hoạt động khác.
Bản chất của thực nghiệm điều tra là tiến hành các hoạt động thí nghiệm, thực
nghiệm đặc biệt. thực nghiệm điều tra có một số đặc điểm dễ làm cho nó bị nhầm
lẫn với các biện pháp điều tra khác được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự
2
như nhận dạng, giám định,… Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng, cần phân biệt rõ ranh
giới giữa các biện pháp điều tra đó để tránh trường hợp thay thế một biện pháp
điều tra này bằng một biện pháp điều tra khác khi giải quyết một vấn đề nhất định
đặt ra trong công tác điều tra.
Cơ sở pháp lý của hoạt động thực nghiệm điều tra: Điều 153 Bộ luật tố tụng
hình sự quy định về thực nghiệm điều tra như sau:
“1. Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ
án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện
trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất
định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc,
chụp ảnh, ghi hình, vẽ hồ sơ.
2. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến, trong trường hợp
cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham
gia.
Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của

những người tham gia thực nghiệm điều tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra.
Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.”
Cơ sở thực tiễn của thực nghiệm điều tra:
- Lời khai của những người tham gia tố tụng như: người bị tạm giữ, bị can,
người bị hại, người làm chứng.
- Các tài liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra, kinh nghiệm thực tiễn
của điều tra viên từ đó có thể đưa ra giả thuyết về hành vi, sự việc, hiện
tượng cần kiểm tra, xác minh.
3
Hình thức của thực nghiệm điều tra, bao gồm:
- Diễn lại: là trường hợp căn cứ vào lời khai của người bị tạm giữ, bị can,
người bị hại, người làm chứng cơ quan điều tra tổ chức cho họ làm lại, nghe
lại, nhìn lại hành vi, sự việc, hiện tượng mà họ khai là đã làm, đã nghe, đã
nhìn thấy để có cơ sở khách quan kết luận về lời khai của họ và các tài liệu,
tình tiết đã thu thập được.
- Làm thử: là trường hợp căn cứ vào tài liệu đã thu thập được, kinh nghiệm
thực tế điều tra và các giả thuyết điều tra đã được xây dựng, cơ quan điều tra
tổ chức tái tạo lại điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, đưa người và phương tiện cần
thiết để tiến hành các hoạt động có tính chất thí nghiệm nhằm xác định khả
năng xảy ra của sự việc, hiện tượng và mức độ của nó, làm cơ sở khách quan
kết luận về các tài liệu đó hoặc giả thuyết điều tra.
II/ Mục đích của thực nghiệm điều tra.
Mỗi loại chiến thuật hình sự điều được tiến hành nhằm những mục đích
riêng,là một trong các chiến thuật hình sự, hoạt động thực nghiệm điều tra cũng
được tiến hành nhằm các mục đích sau:
1. Kiểm tra những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án.
Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, có thể thu thập được rất nhiều các tài
liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án, tuy nhiên không phải tất cả những tài liệu,
chứng cứ đó đều là là thật hoặc có thể chứng minh sự thật khách quan của vụ án.

Vì vậy, để xác định được mức độ tin cậy và giá trị xác thực của chúng cần phải tiến
hành kiểm tra, xác minh.
Trong quá trình điều tra có thể áp dụng có thể áp dụng nhiều phương pháp để
kiểm tra chứng cứ như: so sánh chúng với nhau, thu thập chứng cứ mới, nghiên
4
cứu nhân thân của bị can, người làm chứng để đối chứng với những gì đã thu được,
… Chứng cứ cũng có thể kiểm tra bằng con đường thử nghiệm – một hình thức thử
thách để xác định giá trị thực của chúng.
Trong thực tế điều tra, thực nghiệm điều tra được sử dụng rộng rãi như là một
phương tiện hữu hiệu để kiểm tra chứng cứ. Qua thực nghiệm điều tra, điều tra
viên có thể xác định được mức độ tin cậy và giá trị xác thực của những tình tiết
được phản ánh trong lời khai của những người tham gia tố tụng như người bị tạm
giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng hoặc những vật chứng, tài liệu khác
nhau đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án hình sự.
Như vậy, trong các trường hợp này thực nghiệm điều tra được thực hiện nhằm
mục đích kiểm tra những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được về vụ án, để xác định
mức độ tin cậy và tính xác thực của những chứng cứ, tài liệu đã thu thập được.
2. Kiểm tra và đánh giá các giả thuyết điều tra.
Trong thực tiễn, khi tiến hành điều tra các vụ án hình sự có những vụ án hình
sự trong đó có các sự việc, hiện tượng xảy ra không rõ chưa rõ nguyên nhân. Để
làm rõ các sự việc, hiện tượng đó các điều tra viên có thể dặt ra các gải thuyết điều
tra nhằm xác định nguyên nhân và diễn biến của sự việc ấy. Và để biết được giả
thiết nào là phù hợp và đúng với những diễn biến, sự việc xảy ra của vụ án thì cơ
quan điều tra phải tiến hành thực nghiệm điều tra để kiểm tra và đánh giá các giả
thuyết đã được đặt ra.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra để kiểm tra các giả thuyết điều tra, điều tra
viên không nhằm mục đích kiểm tra chứng cứ riêng lẻ nào đó hoặc tổng hợp các
chứng cứ đã thu thập được mà kiểm tra những nhận định, phán đoán hoặc những
giải thích của mình được xây dựng trên những chứng cứ đó hoặc những tài liệu
trinh sát đã thu thập được.

5
Như vậy, trong trường hợp vụ án hình sự có nhiều tình tiết hay nguyên nhân
của sự việc, hiện tượng nào đó không rõ ràng thì các điều tra viên cần đặt ra nhiều
giả thuyết khác nhau phù hợp với tình tiết vụ án để tìm ra sự thật. Và để tìm ra sự
thật và xem xét tính xác thức của các giả thuyết đã được đặt ra thì cần tiến hành
hoạt động thực nghiệm điều tra đối với các giả thuyết đó để tìm ra giả thuyết gần
với sự thật khách quan nhất, giúp tìm ra sự thật trong vụ án.
3. Thu thập những tài liệu, chứng cứ mới.
Thực nghiệm điều tra là một biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự. Vì vậy,
cũng như các biện pháp điều tra khác được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự,
nó cũng được sử dụng như là một phương tiện để thu thập chứng cứ.
Điều 77 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định về biên bản hoạt động điều tra và
xét xử như sau:
“ Những tình tiết được ghi trong các biên bản bắt người, khám xét, khám nghiệm
hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, biên
bản phiên tòa và biên bản về các hoạt động tố tụng khác tiến hành theo quy định
của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ.”
Kết quả của thực nghiệm điều tra khẳng định hoặc phủ định sự tồn tại của một
tình tiết nào đó trong vụ án hình sự, khẳng định hoặc phủ định những nhận định,
phán đoán, giả thuyết của điều tra viên về vụ án nói chung và về các tình tiết cụ thể
của nó. Những tình tiết đã được kiểm tra, những đồ vật, tài liệu được phát hiện có
thể trở thành chứng cứ trong vụ án đó. Kết quả của thực nghiệm điều tra thường
không tạo ra chứng cứ mới mà chỉ phát hiện ra và xác lập chúng.
Vì biên bản của thực nghiệm điều tra là một loại nguồn của chứng cứ, nên việc
thực nghiệm điều tra còn nhằm mục đích thu thập những tài liệu, chứng cứ mới.
6
4. Phát hiện những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đề xuất các biện
pháp phòng ngừa.
Kết quả của thực nghiệm điều tra giúp cơ quan điều tra phát hiện được những
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực

hiện hành vi phạm tội. Trên cơ sở những kết quả đó, cơ quan điều tra sẽ yêu cầu
các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp về tổ chức hoặc kĩ thuật để
khắc phục và ngăn ngừa, không cho những vụ án tương tự xảy ra.
Như vậy, kết quả của hoạt động thực nghiệm điều tra không chỉ giúp phát hiện
những nguyên nhân và điều kiện phạm tội giúp giải quyết vụ án, mà từ đó còn giúp
cho các cơ quan chức năng có thể phòng ngừa các loại tội phạm.
III/ Tình huồng thực nghiêm điều tra để kiểm tra xác minh một tình
tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
Khi điều tra các vụ án hình sự thực nghiệm điều tra có vai trò rất lớn đối với
việc giải quyết vụ án. Trên thực tế, đã có rất nhiều các vụ án sử dụng thực nghiệm
điều tra để kiểm tra xác minh một tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
Thực nghiệm điều tra bao gồm nhiều loại khác nhau, tùy vào những tình tiết,
vụ việc cần kiểm tra xác minh. Trong đó, có loại thực nghiệm điều tra nhằm xác
định khả năng thực hiện một hành vi, một công việc nhất định.
1. Thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi,
một công việc nhất định:
Đây là loại thực nghiệm điều tra được tiến hành nhằm làm rõ một người nào
đó có khả năng thực hiện được một hành vi cụ thể nào đó nói chung hay trong
những điều kiện cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian đã xác định hay không.
7
Loại thực nghiệm điều tra này được tiến hành trên cơ sở là nội dung lời khai
của những người tham gia tố tụng, thường là của người bị tạm giữ, bị can về hành
vi, sự việc mà họ khai là đã làm và những điều kiện chủ quan, khách quan khi họ
thực hiện hành vi, sự việc đó.
Kết quả của thực nghiệm điều tra sẽ là cơ sở khách quan để cơ quan điều tra đánh
giá và kết luận về tính khách quan và mức độ tin cậy của lời khai của những người
đó.
Trong thực tế điều tra, loại thực nghiệm điều tra này cũng thường được sử
dụng để kiểm tra kĩ năng nghề nghiệp và những kĩ năng khác của một người nào
đó như kĩ năng viết, vẽ, khắc dấu,…

Khi tiến hành loại thực nghiệm điều tra này, điều tra viên cần chú ý đến sự
thay đổi có thể có của những người đưa ra thực nghiệm từ thời điểm thực hiện
hành vi, công việc đến thời điểm tiến hành thực nghiệm điều tra như thây đổi về
sức khỏe, tâm lý, khả năng chuyên môn,… Đồng thời cần chú ý bảo đảm sự giống
nhau ở mức độ tối đa giữa hoàn cảnh, điều kiện tiến hành thực nghiệm điều tra và
điều kiện, hoàn cảnh thực hiện hành vi, công việc đó.
2. Tình huống trên thực tế sử dụng phương pháp thực nghiệm điều tra
nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi, một công việc nhất
định.
Sau đây là một ví dụ trên thực tế khi tiến hành điều tra vụ án hình sự cơ quan
điều tra đã tổ chức thực nghiệm điều tra nhằm xác định khả năng thực hiện một
hành vi, một công việc nhất định.
Một vụ án đặc biệt nghiêm trọng năm 2011 dó là vụ án Lê Văn Luyện giết
người cướp của.
8
Dưới đây là tóm tắt về vụ án:
Theo lời khai của bị cáo Lê Văn Luyện, vào rạng sang ngày 24/8/2011, khi trời còn
mờ tối, Luyện nấp gần tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục Nam, Bắc Giang).
Khi không thấy bóng người, Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng 3 ngôi nhà. Sau
khi dùng đèn pin soi tầng 3 không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng 2. Suy đoán,
vàng và nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện đã đi ngắt cầu dao và camera. Lúc 5h30,
thấy anh Thành lên tầng 3 phơi quần áo, Luyện vung dao đâm anh Thành. Anh
Thành bị thương kêu cứu và cố cướp vũ khí của Luyện. Chị Chín vợ anh Thành
chạy lên và cũng bị đâm nhiều nhát. Luyện đã sát hại cả 2 vợ chồng tại tầng 3. Tiếp
đó, Luyện vào phòng ngủ tầng 2 sát hại cháu Thảo, chém đứt một bàn tay và chém
nhiều nhát lên người cháu Bích, là 2 con gái của vợ chồng chủ tiệm vàng. Sát hại
xong cả nhà, Lê Văn Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào rồi xuống tầng 1. Sau đó,
Luyện phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài. Lúc này, trời đã sáng,
khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho người
anh họ đến đón rồi bỏ trốn.

Ngày 31 tháng 8 năm 2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Lê Văn Luyện đã rơi vào tay lực
lượng biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn. Luyện định chạy trốn sang
Trung Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang.
Với những tình tiết của vụ án như trên, cơ quan điều tra đã nảy sinh nghi vấn
về khả năng giết cả 4 người gia đình tiệm vàng của Luyện hay còn đồng phạm giúp
đỡ Luyện.
Để làm rõ xem Luyện có khả năng giết cả 4 nạn nhân hay là có người đồng
phạm thì cơ quan điều tra đã tiến hành thực nghiệm điều tra để xác minh. Trong
trường hợp này, cơ quan điều tra đã sử dụng phương pháp thực nghiệm điều tra
nhằm xác định khả năng thực hiện một hành vi, một công việc nhất định. Cụ thể là
9
làm thực nghiệm điều tra nhằm xác định xem Luyện có thể thực hiện được hành vi
như với 4 nạn nhân như đã khai với cơ quan điều tra hay không.
Đối với vụ án này, cơ quan điều tra đã tiến hành 2 lần thực nghiệm điều tra,
một lần thực nghiệm về hành vi giết người của Lê Văn Luyện và một lần thực
nghiệm về một số hành vi trước và sau khi gây tọi ác của Luyện.
Lần thực nghiệm điều tra thứ nhất: Sáng ngày 1/10, cơ quan điều tra đã tiến hành
thực nghiệm điều tra về các hành vi trước và sau khi thực hiện hành vi phạm tội.
Địa điểm thực nghiệm điều tra là tại hiện trường nơi xảy ra vụ án.
Trong lần thực nghiệm điều tra này cơ quan điều tra đã cho một chiến sĩ công
an có vóc người tương đối giống Luyện thay Luyện thực hiện các hành vi như đã
khai.
Người đóng thế Luyện đã thực hiện những hành vi theo đúng lời khai của
Luyện và người này hoàn toàn có thể thực hiện các hành vi như Luyện đã khai.
Như vây, qua lần thực nghiệm điều tra này có thể khẳng định Luyện hoàn toàn
có khả năng đột nhập và thoát ra khỏi tiệm vàng như những gì đã khai.
Lần thực nghiệm điều tra thứ hai: Chiều 7/10, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc
Giang đã tổ chức thực nghiệm điều tra hành vi giết người của bị can Lê Văn
Luyện.
Nơi diễn ra thực nghiệm điều tra là tại hiện trường xảy ra vụ án – tiệm vàng

Ngọc Bích. Những người tham gia thực nghiệm điều tra gồm có: Lê Văn Luyện, 2
người đóng thế vợ chồng chủ tiệm vàng, 2 con gái con chủ tiệm nhà chức trách sử
dụng hình nộm.
10
Cuộc thực nghiệm điều tra diễn ra trong hơn một tiếng, Luyện đã diễn lại
thuần thục các động tác, hành vi gây án dã man, cướp tài sản như trong lời khai với
cơ quan chức năng.
Kết quả thực nghiệm điều tra cho thấy hành động của Luyện hoàn toàn khớp
so với những gì hắn đã khai trước đó có thể thấy Luyện có thể thực hiện được hành
vi giết người như đã khai.
Qua hai lần thực nghiệm điều tra về hành vi của Lê Văn Luyện cùng với các
tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra đã đưa ra kết luận Lê Văn Luyện
đã thực hiện hành vi giết người, cướp tài tài sản một mình, không có đồng phạm
giúp đỡ hắn.
Như vậy, trong thực tế điều tra các vụ án hình sự thực nghiệm điều tra có vai
trò rất quan trọng trong việc tìm ra sự thật của vụ án, giúp cho cơ quan điều tra
nhanh chóng giải quyết vụ án.
KẾT LUẬN
Trên đây, là bài phân tích về khái niệm và mục đích của thực nghiệm điều tra.
Qua đó, ta hiểu được thế nào là thực nghiệm điều tra, nó được thực hiện nhằm
những mục đích gì và có thể thấy trong thực tế điều tra vụ án hình sự thì thực hiện
điều tra đóng vai trò rất lớn trong việc tìm ra chân tướng sự việc.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình khoa học điều tra hình sự, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2012.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2008.
3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
4. />le-van-luyen-2207628.html.

5. />%C4%83n_Luy%E1%BB%87n.
12

×