Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.71 KB, 77 trang )

Lời cảm ơn!
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, Khoa du lịch, cùng toàn thể các
thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy chúng em trong suốt quá trình học tập tại
lớp Vh2 – K11 Khoa Du lịch, trường Đại học Dân lập Đông Đô.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn: Tiến
sĩ Nguyễn Thị Nguyên Hồng, giảng viên trường Đại học Thương Mại đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Qua đây em cũng xin cảm ơn sâu sắc đến các cô chú cán bộ Sở Văn hoá -
Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cùng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người thân đã ủng hộ,
giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2009
Sinh viên

Lương Thị Hồng Hạnh
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài..............................................................5
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................6
5. Bố cục của khoá luận...............................................................................6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN DU LỊCH.........................................................................................7
1.1. Tài nguyên du lịch.....................................................................................7
1.1.1. Quan niệm về tài nguyên du lịch..............................................................7
1.1.2. Vai trò của tài nguyên du lịch...................................................................9
1.1.3. Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch.............................................11


1.2. Khai thác tài nguyên du lich....................................................................14
1.2.1. Nội dung khai thác tài nguyên du lịch.....................................................14
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch........................15
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI
NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG.........................................................19
2.1. Tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long............................................................19
2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch............................................................20
2.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................20
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch................................................................................21
2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật................................................32
2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng........................................................................................32
2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.........................................................................33
2.1.3. Nhân lực du lịch......................................................................................36
2.2. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch và hoạt động khai thác du lịch
tại Vịnh Hạ Long.............................................................................................38
2.2.1. Thị trường khách du lịch đến Vịnh Hạ Long........................................39
2.2.1.1. Thị trường khách trong nước................................................................39
2.2.1.2. Thị trường khách du lịch quốc tế..........................................................39
2.2.2. Các loại hình du lịch...............................................................................41
2
2.2.3. Chương trình du lịch................................................................................45
2.3. Nhận xét chung tình hình khai thác tài nguyên du lịch tại Vịnh Hạ Long.48
2.3.1. Ưu điểm...................................................................................................48
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..........................................................................49
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ ĐỀ
XUẤT NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
VỊNH HẠ LONG.............................................................................................51
3.1. Những định hướng phát triển du lich ở Vịnh Hạ Long........................51
3.1.1.Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam...................................................51
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Vịnh Hạ Long.........................................52

3.1.2.1. Định hướng chiến lược ........................................................................52
3.1.2.2. Định hướng phát triển mốt số chỉ tiêu cụ thể ......................................52
3.2. Một số đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch
Vịnh Hạ Long...................................................................................................59
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và Thành phố............59
3.2.1.1. Tăng cường đầu tư có trọng điểm vào Vịnh Hạ Long..........................59
3.2.1.2. Nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước về du lịch..............62
3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của khách du lịch và dân địa phương về du lịch. 63
3.2.2. Đối với Ban quản lý Vịnh Hạ Long........................................................64
3.2.2.1. Những giải pháp về cơ chế chính sách và hợp tác đầu tư....................64
3.2.2.2. Giải pháp về công tác quản lý..............................................................66
3.2.2.3. Giải pháp về môi trường.......................................................................69
3.2.3. Đối với các doanh nghiệp du lịch...........................................................70
3.2.3.1. Đa dạng hoá sản phẩm và phát triển loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn
...........................................................................................................................70
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ................................................................71
3.2.3.3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực.................................................72
3.2.3.4. Xúc tiến quảng bá du lịch.....................................................................73
3.2.3.5. Mở rộng quan hệ hợp tác......................................................................74
KẾT LUẬN......................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................77
3
PHẦN MỞ ĐẦU
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài
người, du lịch đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu cho hướng đi phát
triển kinh tế lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch được ví như “ con
gà đẻ trứng vàng” hay “ nền công nghiệp không khói”…và thực sự du lịch đã
được coi là ngành mũi nhọn đem lại hiệu quả cao trong nền kinh tế quốc dân.
Trong những năm gần đây hoà nhịp cùng công cuộc đổi mới của đất nước ngành
du lịch Việt Nam đã có những bước đi tích cực nhằm nâng cao vai trò của mình.

Phát triển du lịch là một hướng đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của đất nước bởi du lịch là ngành kinh tế mang tính đa ngành, đa mục
tiêu, đa thành phần, có tính mùa vụ, tính liên ngành và tính chi phí.
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam
với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công
nhận về giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo.
Tuy nhiên du lịch Quảng Ninh với trọng tâm là du lịch Vịnh Hạ Long vẫn
chưa phát triển hết tiềm năng và vị thế vốn có. Chính vì vậy, việc đề ra những
định hướng, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long
là rất cần thiết nhằm phát triển du lịch Vịnh Hạ Long một cách bền vững.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác
tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được biết đến với nhiều
điểm du lịch hấp dẫn hàng năm thu hút một số lượng lớn du khách trong và
ngoài nước đến thăm quan như: khu danh thắng Vịnh Hạ Long cũng gần 500
khu di tich lịch sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong
đó có những di tích Quốc gia như: chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử
Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn…đây là những điểm thu hút khách
4
thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo nhất là vào các dịp
lễ hội.
Cùng với xu hướng phát triển du lịch trong nước và trên thế giới, du lịch
Quảng Ninh với trọng tâm là du lịch Vịnh Hạ Long cũng đang tích cực hội nhập
và bước đầu đạt được một số những thành quả nhất định. Với tiềm năng du lịch
vượt trội và hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về
giá trị thẩm mỹ và địa chất, địa mạo, Vịnh Hạ Long hoàn toàn có khả năng trở
thành điểm du lịch hấp dẫn nhất trong nước và được biết đến rộng rãi trên thế
giới.
Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long khai thác chưa thật sự

hiệu quả, chưa tương xứng với giá trị đích thực của tài nguyên thiên nhiên thế
giới. Việc khai thác vẫn chỉ dừng lại ở các vùng ven bờ, không có chiến lược
quy hoạch phát triển cụ thể, quy mô dàn trải, lộn xộn.
Để có thể phát huy hết tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long thì những giải
pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long luôn là vấn đề
đặt lên hàng đầu đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương. Là người
hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong tương lai , những vấn đề thực tiễn về du
lịch là rất cần thiết, đây cũng là lý do em chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm
khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài thực hiện một số mục tiêu nhằm tìm hiểu, đánh giá tiềm năng và hiện
trạng khai thác tài nguyên du lịch tại Vịnh Hạ Long. Bên cạnh những định
hướng chiến lược nhằm phát triển du lịch Vịnh Hạ Long của cơ quan quản lý
Nhà nước Trung ương và địa phương là việc tìm ra những giải pháp cũng như
một số đề xuất nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long.
Đề tài gồm 3 nhiệm vụ chính là :
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về khai thác tài nguyên du lịch.
- Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long.
5
- Đề xuất những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch
Vịnh Hạ Long.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Vịnh Hạ Long với việc tìm hiểu, đánh giá
tiềm năng du lịch cũng như thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở đây.
Thời gian nghiên cứu: 2007 – 2008 và đề xuất giải pháp cho năm 2015 nhằm
đưa Vịnh Hạ Long trở thành điểm đến du lịch lớn nhất cả nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong thực hiện khóa luận:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê các dữ liệu
- Phương pháp nghiên cứu, khảo sát dựa trên cơ sở phân tích, so sánh các

dữ liệu.
5. Bố cục của khoá luận
Nội dung chính của khoá luận có cấu trúc theo 3 chương.
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về khai thác tài nguyên du lịch
- Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Vịnh Hạ
Long
- Chương 3: Những định hướng du lịch và đề xuất nhằm khai thác hiệu quả
tài nguyên du lịch Vịnh Hạ Long.
6
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1.1 Quan niệm về tài nguyên du lịch
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tài nguyên du lịch, đứng trên mỗi
góc độ, mỗi lĩnh vực hay ở một phương diện nào đó thì quan niệm về tài nguyên
du lịch lại được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Mỗi quan niệm đều có những
ưu điểm và hạn chế nhất định. Để có được quan niệm đúng đắn về tài nguyên du
lịch trước hết phải có những quan niệm chung về tài nguyên.
Theo PGS - TS Nguyễn Trung Lương: “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm tất cả nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có Trên trái đất và
trong không gian vũ trụ liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ cho
cuộc sống và phát triển của mình”.
(1)
Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt. Sự
phát triển của du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch. Vì vậy
việc khai thác tài nguyên du lịch và phát triển các hoạt động du lịch luôn là sự
tác động qua lại khăng khít.
Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những nguồn thông
tin, vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của

xã hội loài người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những
công trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên, những
khả năng của loài người…Được sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế và xã
hội của cộng đồng”.
(2)
(1)
Phạm Trung Lương, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, tr 5.
(2)
Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, tr 19.
7
Tuy nhiên có thể hiểu tài nguyên theo một quan niệm đơn giản là: “Tất cả
những gì thuộc về tự nhiên và tất cả những sản phẩm do con người tạo ra, có thể
được con người sử dụng vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinh
tế- xã hội và môi trường trong quá trình lịch sử phát triển của loài người”.
(1)
Tài nguyên du lịch có thể hiểu là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói
chung. Tài nguyên du lịch gắn liền với sự phát triển của ngành du lịch.
Theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hoá -
lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hổi và phát
triển thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ,
trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ
thuật cho phép, chúng được dung để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch
vụ du lịch và nghỉ ngơi”.
(2)
Hay cũng gần giống như định nghĩa của PGS Nguyễn Minh Tuệ : “Tài
nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của
chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng
lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này đợc sử dụng cho nhu cầu
trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”.
(3)

Còn các nhà khoa học du lịch của Trung Quốc lại định nghĩa: “Tất cả giới
tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho
ngành Du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có
thể gọi là tài nguyên du lịch”.
(4)
(1)
Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NBX Giáo Dục, tr 17.
(2)
Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, tr 19.
(3)
Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch, NXB T.p Hồ Chí Minh, tr 33
Theo Pháp lệnh Việt Nam, 1999 định nghĩa tài nguyên du lịch như sau: “
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
8
dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
Hay trong khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2007
quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử văn hoá, công trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Như vậy, tài nguyên du lịch luôn được xem như tiền đề để phát triển du
lịch. Trên thực tế đã cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc
bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
1.1.2. Vai trò của tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển hoạt động du lịch.
Thứ nhất, tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm
du lịch.

Mỗi sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, nhưng trên hết là
yếu tố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch tạo nên những điểm đặc sắc riêng
cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Cũng như để đáp ứng nhu cầu du lịch của du
khách, các sản phẩm du lịch không thể nghèo nàn, đơn điệu, kém hấp dẫn không
mang bản sắc riêng mà cần phải đa dạng, phong phú và mới lạ. Tài nguyên du
lịch càng phong phú, đặc sắc bao nhiêu thì giá trị của các sản phẩm du lịch càng
cao và có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
Chính sự đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú trong
loại hình sản phẩm du lịch. Như vậy có thể khẳng định chất lượng của tài
nguyên du lịch là yếu tố cơ bản quyết định tới quy mô, số lượng, chất lượng sản
phẩm du lịch cũng như hiệu quả hoạt động du lịch.
Thứ hai, tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình
du lịch.
9
Trong quá trình phát triển du lịch, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du
lịch cũng như không ngừng đáp ứng nhu cầu nhằm làm thoả mãn mục đích du
lịch của du khách, các loại hình du lịch mới liên tục xuất hiện và phát triển.
Tất cả các loại hình du lịch ra đời đều dựa trên cơ sở của tài nguyên du
lịch. Ví dụ như loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng phải được phát triển ở
những vùng có nguồn suối khoáng; du lịch mạo hiểm được tổ chức ở những nơi
có địa hình hiểm trở, rừng nguyên sinh hay hang động…; du lịch nghỉ dưỡng
thường được tổ chức ở những nơi có khí hậu mát mẻ, bãi biển đẹp… Và cũng
chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho nhiều yếu tố của điều
kiện tự nhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch.
Thứ ba, tài nguyên du lịch là mục đích chuyến đi của du khách và tạo
những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của họ trong chuyến đi.
Yếu tố khách du lịch rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động du lịch
và hiệu quả kinh doanh. Khách du lịch nói chung hay khách du lịch thuần tuý thì
ngoài những dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại …mục đích chuyến đi của họ còn là
để khám phá giá trị của tài nguyên du lịch, thưởng thức và cảm nhận nó. Vì vậy

công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch cũng như công tác xúc
tiến quảng bá là vô cùng quan trọng đối với mỗi địa phương, quốc gia.
Thứ tư, tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ
chức lãnh thổ du lịch.
Trong phạm vi một lãnh thổ cụ thể, mọi hoạt động du lịch đều phản ánh
một tổ chức không gian du lịch nhất định. Tổ chức không gian du lịch được tạo
nên bởi các yếu tố như: khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ máy tổ chức điều
hành, quản lý du lịch. Và hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt
không gian giữa các yếu tố đó.
Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau từ các điểm du
lịch cho tới các vùng du lịch, dù ở phân vị nào thì tài nguyên du lịch cũng đóng
một vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch. Tài nguyên du
10
lịch cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo
ra sự hấp dẫn du lịch cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên du
lịch một cách hiệu quả.
Việc tổ chức lãnh thổ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm phân bố
của tài nguyên du lịch, từ đó hình thành nên các điểm du lịch, cụm du lịch, trung
tâm du lịch và các tuyến du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo
nên hiệu quả trong việc khai thác tài nguyên du lịch nói riêng cũng như hoạt
động du lịch nói chung.
Như vậy có thể thấy tài nguyên du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng có
ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển du lich.
1.1.3. Những yếu tố cấu thành tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được hình thành dựa trên nhiều yếu tố và được xét
theo nhiều góc độ khác nhau. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và
những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn có
thể sử dụng cho dịch vụ du lịch và thoả mãn nhu cầu của du khách về nghỉ ngơi,
tham quan, chữa bệnh…

Về cơ bản tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn
hoá - lịch sử. Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch có thể phân làm hai bộ phận hợp
thành là: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
* Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự
nhiên bao quanh chúng ta. Trong đó tự nhiên chỉ tham gia với những đặc điểm
của mình mà có thể quan sát bằng mắt thường.
Theo khoản 1 (Điều 13, Chương 2) Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định
như sau: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa
mạo, khí hậu, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Như vậy có thể thấy các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất
đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên động thực vật.
11
- Địa hình
Địa hình của bề mặt trái đất là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài,
mọi hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình
tuỳ theo mục đích hoạt động cụ thể. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng
nhất là đặc điểm hình thái của địa hình - là các dấu hiệu bên ngoài địa hình và
các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác du lịch. Hình thái chính
của địa hình là đồi núi và đồng bằng, vùng đồi núi là nơi được du khách lựa
chọn hơn cả bởi phong cảnh đẹp và đa dạng, không gian thoáng đãng bao la, có
nhiều đồi núi. Còn địa hình vùng đồng bằng tẻ nhạt, đơn điệu không gây cảm
xúc cho tham quan du lịch.
Ngoài ra còn có loại địa hình đặc biệt có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch
là kiểu địa hình Karst (Đá vôi) và kiều địa hình bờ bãi biển.
- Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt
động du lịch. Nó thu hút người tham gia và người tổ chức du lịch qua khí hậu
sinh học. Trong đó hai chỉ tiêu đánh giá tiềm năng tài nguyên khí hậu là nhiệt độ

không khí và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn các chỉ tiêu như ánh nắng mặt trời
và các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà
thường được khách du lịch ưa thích.
- Nguồn nước
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy và nước ngầm. Đối với du lịch thì
nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn, bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, suối,
thác nước….Tuỳ theo thành phần hoá lý của nước người ta phân ra nước ngọt và
nước mặn. Để đáp ứng nhu cầu du lịch, nước được sử dụng theo nhu cầu cá
nhân, độ tuổi và nhu vầu quốc gia. Nguồn tài nguyên nước là thành phần quan
trọng hình thành nên các loại hình du lịch thể thao nước, du lịch biển…Ngoài ra
phải kể đến tài nguyên nước khoáng, đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch
an dưỡng và chữa bệnh.
- Hệ động thực vật
12
Hiện nay, thị hiếu về du lịch ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài một
số hình thức du lịch truyền thống đã xuất hiện một hình thức du lịch mới, hấp
dẫn du khách đó là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là các động
thực vật. Loại hình du lịch tham quan thế giới động thực vật sống động làm cho
con người thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Tuy nhiên, không phải mọi tài
nguyên động thực vật đều là đối tượng du lịch, tham quan mà điều đó phụ thuộc
vào mục đích du lịch khác nhau với các chỉ tiêu khác nhau. Như vậy, tài nguyên
động thực vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch.
* Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra, được khai thác
tạo ra hiệu quả kinh tế và môi trường. Tài nguyên du lịch nhân văn được cấu
thành bởi các giá trị văn hoá tiêu biểu gồm: các di sản văn hoá thế giới và di tích
lịch sử - văn hoá, lễ hội, đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, đối tượng văn
hoá, thể thao.
- Di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử - văn hoá
Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử - văn hoá là nguồn lực để

phát triển và mở rộng hoạt động du lịch và gắn liền với môi trường xung quanh.
Di sản văn hoá thế giới là những kỳ quan do bàn tay con người tạo ra nằm tập
trung ở những nôi của nền văn minh nhân loại. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc
thu hút khách du lịch và khả năng phát triển du lịch của quốc gia.
Di tích lịch sử - văn hoá là tài sản văn hoá quý giá của mỗi địa phương,
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng về đặc điểm
của nền văn hoá của mỗi nước, chúng chứa đựng những truyền thống tốt đẹp,
những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia.
Mỗi quốc gia có những quy định riêng về di tích lịch sử - văn hoá nhằm khai
thác, bảo tồn và phát triển những giá trị của chúng.
- Lễ hội
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá tổng hợp đa dạng, phong phú của
nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc và là dịp để con người hướng về
13
những truyền thống tổ tiên lâu đời, giải quyết những lo âu, khao khát ước mơ mà
cuộc sống thực tại không có được. Khách du lịch thường có nhu cầu tham gia
các lễ hội để hành hương về với cội rễ, nguồn gốc của con người.
- Dân cư và dân tộc
Những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt
động sản xuất mang sắc thái riêng biệt của mỗi dân tộc luôn có sức hấp dẫn đặc
biệt đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa
với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội cũng như thói quen sinh
hoạt. Việt Nam có một nền kiến trúc có giá trị và được bố cục thèo thuyết phong
thuỷ của triết học phương Đông, nhiều kiến trúc tôn giáo độc đáo là những giá
trị to lớn thu hút khách du lịch.
- Đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động khác
Các đối tượng văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham
quan, nghiên cứu, thường tập trung ở Thủ đô, các thành phố lớn. Chúng không
chỉ thu hút du khách với mục đích tham quan, nghiên cứu mà còn với nhiều mục
đích, lĩnh vực khác.

1.2. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.2.1. Nội dung khai thác tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch,
chương trình du lịch.
Trong thực tế, tài nguyên du lịch là phương tiện tham gia trực tiếp vào
việc hình thành nên các sản phẩm du lịch. Đó chính là những giá trị hữu hình
của tài nguyên du lịch. Ví dụ, tắm biển là loại hình du lịch điển hình của các bãi
cát biển, nước biển với những đặc điểm tự nhiên cụ thể.
Tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp
dẫn và hiệu quả khai thác phục vụ hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Điều
này tạo nên các chương trình du lịch phong phú, hấp dẫn. Có thể nói chất lượng
tài nguyên du lịch, công tác khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả sẽ là yếu tố
cơ bản tạo nên chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch.
14
- Trong quá trình phát triển du lịch, do đặc điểm phân bố, khai thác tài
nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch đã hình thành nên các điểm du lịch,
tuyến du lịch. Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên,
văn hoá - lịch sử) hay một loại công trình riêng biệt được khai thác phục vụ du
lịch với quy mô nhỏ. Các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch.
Trong trường hơp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu
vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng) phụ thuộc rất lớn vào
quá trình khai thác tài nguyên du lịch.
Từ các tuyến điểm du lịch này, trong quá trình khai thác sẽ lựa chọn, sắp
xếp thành các chương trình du lịch cụ thể cung cấp cho khách du lịch.
- Nguồn tài nguyên tương đối tập trung và được khai thác một cách hiệu
quả sẽ tạo ra các khu du lịch hấp dẫn dù nguồn tài nguyên không thật đa dạng về
loại hình.
Trên lãnh thổ của một khu du lịch tập trung rất nhiều điểm du lịch. Thực
chất khu du lịch là sự kết hợp của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại có
khả năng và sức thu hút khách du lịch.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề phát triển du lịch của mỗi địa
phương, quốc gia. Do vậy, việc khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả luôn là
vấn đề được đặc lên hàng đầu. Tuy nhiên việc khai thác tự nhiên phụ thuộc vào
rất nhiều nhân tố.
Dưới góc độ khai thác thì tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang
khai thác và tài nguyên du lịch chưa khai thác. Khai thác tiềm năng tài nguyên
du lịch ở mức độ như thế nào phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Sự phát triển của nền kinh tế xã hội
Sự phát triển của một nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu, vì
nó làm xuất hiện nhu cầu đi du lịch và biến nhu cầu đó trở thành hiện thực.
Không thể nói tới một xã hội có ngành du lịch phát triển khi nền kinh tế
của nó trong tình trạng thấp kém. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, thị trường
15
nhu cầu của khách du lịch càng lớn, đòi hỏi chất lượng càng cao, điều này yêu
cầu việc khai thác tài nguyên du lịch phải đạt hiệu quả tốt, tạo ra những sản
phẩm du lịch có chất lượng để đáp ứng nhu cầu đó.
- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên du
lịch vốn còn tiềm ẩn.
Nguồn tài nguyên tài sản quốc gia, tình hình kinh tế xã hội của quốc gia,
địa phương cũng có tác động rất lớn đến hiệu quả và mức độ khai thác tài
nguyên du lịch. Những nước đang phát triển, có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng,
tài chính, hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh, chất lượng cuộc sống và
trình độ dân trí cao là những điều kiện tốt nhất cho việc hoạch định chiến lược
khai thác tài nguyên và phát triển du lịch.
- Nhu cầu của khách du lịch
Hiện nay, việc phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu
của du khách là một mục tiêu được đặt ra hàng đầu. Nhu cầu du lịch của du
khách ngày càng lớn và đa dạng đòi hỏi chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng
cao và mức độ khai thác tài nguyên du lịch cũng ngày càng lớn phụ thuộc vào

mức sống và trình độ dân trí. Từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, trên thế giới
chủ yếu phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao mùa động
dành cho giới thượng lưu, tuy nhiên cho đến nay, cùng với sự phát triển của nền
kinh tế của nhiều nước trên thế giới, chất lượng cuộc sống của người dân được
nâng cao thì du lịch trở thành một nhu cầu phổ biến trong đời sống xã hội. Các
loại tài nguyên du lịch được khai thác ở nhiều mức độ nhằm phát triển đa dạng
và phong phú hơn sản phẩm du lịch.
- Trình độ phát triển khoa học công nghệ
Trình độ phát triển khoa học công nghệ đã tạo ra các phương tiện để khai
thác tiềm năng tài nguyên có hiệu quả hơn. Ví dụ, truớc đây loại hình du lịch
thám hiểm đáy biển chỉ là mơ ước thì ngày nay với sự phát triển vượt bậc của
khoa học công nghệ tạo ra những công cụ hữu hiệu như tầu ngầm chuyên dụng
mà du khách có thể tham quan thám hiểm khám phá những điều kỳ diệu của đại
16
dương một cách dễ dàng. Không chỉ có vậy hiện nay sự phát triển nhanh chóng
của trình độ khoa học công nghệ mà con người đã có thể có cơ hội du lịch trên
mặt trăng và trong tương lai sẽ là cơ hội được tham quan khám phá những hành
tinh xa xôi ngoài trái đất.
- Nhân tố chính trị
Đường lối, chính sách thuận lợi các quốc gia là điều kiện đặc biệt quan
trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình khai thác tài nguyên du lịch
nói riêng và quá trình phát triển du lịch nói chung. Quốc gia nào có hệ thống
pháp luật hoàn thiện, phát triển phù hợp, chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế - xã hội và chính sách phát triển ngành du lịch hợp lý thì đó sẽ là đòn bẩy
đẩy mạnh hoạt động du lịch. Để khai thác du lịch đạt hiệu quả cao thì chiến lược
phát triển du lịch luôn là mối quan tâm của các quốc gia, đảm bảo khai thác bền
vững, khai thác đi đôi với quản lý, bảo tồn.
- Các nguồn lực khai thác tài nguyên du lịch
Các nguồn lực khai thác tài nguyên du lịch như vốn, lao động và sự đầu tư
vào cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố có ảnh

hưởng rất lớn đến vẫn đề khai thác tài nguyên và phát triển du lịch.
Huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài, đầu tư sửa chữa, nâng
cấp và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng vững chắc để tạo điều
kiện thuận lợi cho khai thác tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực
tham gia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ngày càng đông và có trình độ
cũng là một trong những nhân tố thuận lợi để khai thác hiệu quả tài nguyên du
lịch.
- Thời vụ du lịch
Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên du lịch có khả năng
khai thác quanh năm, nhưng cũng có những tài nguyên việc khai thác lệ thuộc ít
nhiều vào thời vụ. Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa vào quá trình diễn biến của khí
hậu, hình thành nên tính mùa vụ của du lịch.
17
Ví dụ, đối với tài nguyên du lịch biển, thời gian thích hợp nhất để khai
thác phục vụ du lịch là vào thời kỳ có khí hậu nóng, như mùa hè ở miền Bắc.
Vào mùa khô, ít mưa, thời tiết tốt, ấm áp là thời kỳ thích hợp cho việc tổ chức
nhiều hoạt động du lịch. Đây là vấn đề rất được quan tâm để có thể khai thác tài
nguyên du lịch đạt hiệu quả tốt nhất.
- Sự cạnh tranh trên thị trường
Ngày nay, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của du khách đòi hỏi được đáp ứng
với chất lượng dịch vụ cao và ngày càng hoàn thiện. Khách du lịch luôn mong
nhận được chất lượng dịch vụ tương xứng với chi phí họ bỏ ra, vì vậy để thu hút
du khách, các sản phẩm du lịch luôn được chú trọng xây dựng. Tuy nhiên, trên
thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt để thu hút du khách nhằm bán
được nhiều sản phẩm du lịch. Điều này đã kích thích quá trình khai thác tài
nguyên du lịch phát triển và diễn ra có hiệu quả, không ngừng sáng tạo ra những
sản phầm du lịch độc đáo, đặc trưng .
18
CHƯƠNG 2
TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC

TÀI NGUYÊN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG
2.1. TIỀM NĂNG DU LỊCH VỊNH HẠ LONG
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với nhiều cảnh quan, hệ sinh thái điển
hình và là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang
cùng nền văn hoá đa dạng giàu bản sắc, Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để
phát triển ngành du lịch. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
nước ta còn có hơn 100 vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu danh
thắng nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và khoảng 40.000 di sản văn hoá vật thể
và phi vật thể, trong đó trên 2.800 di tích được xếp hạng quốc gia. Các di sản
văn hoá thế giới như: Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Nhã nhạc
cung đình Huế, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào và
là những báu vật vô giá của quốc gia.
Quảng Ninh được biết đến là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên
du lịch vô cùng phong phú của Việt Nam. Bên cạnh danh thắng nổi tiếng Vịnh
Hạ Long; bãi tắm đảo Tuần Châu, Bãi Cháy tuyệt đẹp cùng gần 500 di tích lịch
sử, văn hoá, nghệ thuật gắn với nhiều lễ hội truyền thống của quốc gia và địa
phương. Trong đó có những di tích nổi tiếng như: chùa Yên Tử, đền Cửa Ông,
di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn …đây là những điểm
du lịch hàng năm thu hút rất đông du khách đến tham gia vào các loại hình du
lịch văn hoá, du lich tôn giáo đặc biệt vào nhũng dịp lễ hội.
Nói đến du lịch Quảng Ninh không thể không nhắc tới Vịnh Hạ Long –
Di sản thiên nhiên thế giới hai lần được UNESCO công nhận bởi giá trị thẩm
mỹ và địa chất địa mạo. Là một trong hai vịnh đẹp nhất Việt Nam bên cạnh vịnh
Nha Trang, vịnh Hạ Long với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan thiên nhiên và
địa chất, địa mạo, lại là trung tâm của khu vực có nhiều yếu tố đồng dạng bao
19
gồm: vịnh Bái Tử Long nằm ở phía Đông Bắc, quần đảo Cát Bà với vịnh Cát Bà
và vịnh Lan Hạ ở phía Tây Nam, vịnh Hạ Long hội tụ đầy đủ những điều kiện
thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng.

Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hoá- Thông tin Việt Nam (nay là
Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia
với diện tích 1553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo.
Các đảo trong vùng vịnh Hạ Long được quy hoạch thành khu bảo tồn các
di tích văn hoá- lịch sử và cảnh quan quốc gia, theo Quyết định số 313/VH- VP
của Bộ Văn hoá- Thông tin Việt Nam (nay là Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch)
ngày 28/04/1962. Các đảo này cũng có tên trong danh sách các khu rừng đặc
dụng theo Quyết định số 194/CT, ngày 09/08/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ).
Ngày 17 tháng 02 năm 1994, Uỷ ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh
Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn
cầu về mặt thẩm mỹ theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tự
nhiên và văn hoá của thế giới.
Ngày 02 tháng 12 năm 2000, căn cứ Công ước Quốc tế về bảo vệ di sản
văn hoá và thiên nhiên thế giới cùng kết quả xét duyệt hồ sơ địa chất vịnh Hạ
Long, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns,
Queensland, Australia, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là
Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất, địa mạo.
Với những tiềm năng du lịch đa dạng vốn có, trong những năm tới, ngành
du lịch Quảng Ninh nói chung và du lịch vịnh Hạ Long nói riêng sẽ có những
bước phát triển mới. Dự kiến đến năm 2010, Quảng Ninh sẽ là một trong những
điểm du lịch lớn nhất cả nước.
2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên du lịch
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc vùng bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu
vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ
20
Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía Tây Nam vịnh
giáp đảo Cát Bà, phía Đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển
dài 120km được giới hạn từ 106

o
58' - 107
o
22' kinh độ Ðông và 20
o
45' - 20
o
50' vĩ
độ Bắc.
Vịnh Hạ Long là trung tâm của một khu vực rộng lớn có ít nhiều sự tương
đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hoá với vịnh Bái Tử Long
ở phía Đông Bắc, quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong
diện tích khoảng1553 km
2
gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ phần lớn là đảo đá vôi,
989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Trong đó vùng lõi của đảo có diện tích
334km² quần tụ dày đặc với khoảng 775 hòn đảo.
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi duyên hải với hơn 80% đất đai là đồi núi.
Địa hình tương đối phức tạp với vùng núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển,
vùng ven biển và hải đảo.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh, đặc biệt là vùng vịnh Hạ Long là
một vùng địa hình độc đáo với 1969 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ, là vùng địa hình
Karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là
những hang động kỳ thú, chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước. Các đảo trải dài theo
đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp. Trong đó có nhiều đảo rất lớn
như đảo Cái Bầu, Bản Sen, nhưng lại có đảo lại chỉ như hòn non bộ. Và hai
huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Địa hình đáy biển

không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu và dải đá ngầm
làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng.
Đặc trưng địa hình vùng vịnh Hạ Long là địa hình Karst bị nước bào mòn.
Là một quá trình tiến hoá Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp
đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi rất dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình
21
nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều dạng địa
hình Karst kiểu Phong Tùng, Phong Linh.
- Địa hình Karst kiểu Phong Tùng: gồm một cụm đá vôi thường có hình
chóp nằm kề nhau có đỉnh cao trên dưới 100m, đỉnh cao nhất khoảng 200m.
- Địa hình Karst kiểu Phong Linh: Đặc trưng bởi các đỉnh tách rời nhau
tạo thành các tháp có vách dốc đứng. Phần lớn các tháp có độ cao từ 50 – 100m.
Tỷ lệ giữa các chiều cao và rộng khoảng 6m.
Cánh đồng Karst là lòng chảo rộng phát triển trong các vùng Karst có bề
mặt tương đối bằng phẳng. Cánh đồng Karst được tạo thành theo phương thức
khác nhau như: do kiến tạo liên quan các hố sụt địa hào; do sụt trần của các
thung lũng sông ngầm, hang động ngầm; do tồn tại các tầng đá không hoà tan
như bị xói mòn mạnh mẽ nằm giữa vùng địa hình Karst cao hơn vây quanh tạo
thành…Cánh đồng Karst Hạ Long thường xuyên ngập nước.
- Địa hình Karst ngầm: Là hệ thống các hang động đa dạng trên vùng vịnh
Hạ Long, được chia thành 3 nhóm chính:
Nhóm thứ nhất là di tích các hang động cổ, tiêu biểu là hang Sửng Sốt,
động Tam Cung, động Lâu Đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Thiên Long…
Nhóm thứ hai là các hang nền Karst tiêu biểu là hang Trinh Nữ, Bồ Nâu,
Tiên Ông, Hang Trống…
Nhóm thứ ba là hệ thống các hàm ếch biến, tiêu biểu là 3 hang thông nhau
ở cụm hồ Ba Hầm, hang Luồn, Ba Hang…
Karst trên vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho
khoa học địa mạo. Môi trường địa chất còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác
của Vịnh Hạ Long như đa dạng sinh học, văn hoá khảo cổ và các giá trị khác.

Đây là một trong những tài nguyên du lịch đầy tiềm năng của Vịnh Hạ Long.
22
- Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam,
một năm có bốn mùa xuân, hạ , thu, đông.
Vịnh Hạ Long nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính
hải dương, nóng và ẩm vào mùa hè (từ tháng năm đến tháng mười một), gió
đông nam. Mùa đông lạnh và khô hanh, ít mưa và có gió mùa đông bắc. Nằm
trong vùng nhiệt đới nên nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27 – 29 C, mát và khô
vào mùa đông với nhiệt độ xuống thấp khoảng 16 – 18 C.
Lượng mưa trung bình hàng năm lên đến 2.000 - 2200mm, với trên
300mm vào mùa nóng nhất trong năm (tháng sáu, tháng bảy, tháng tám) và dưới
300mm vào mùa khô nhất trong năm (tháng mười hai, tháng một, tháng hai).
Đây là điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái phát triển.
- Hệ sinh thái
Vịnh Hạ Long được xem như một khu hệ sinh thái đa dạng với những hệ
sinh thái điểm hình như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ
sinh thái tùng áng và hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới. Bên cạnh những thảm thực
vật xanh phủ khắp các đỉnh núi cheo leo, các vách đá và các vách hang trên các
đảo là nhiều loài động vật quý hiếm.
Trên thực tế, các hòn đảo ở đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loại thực vật,
bao gồm cả những loại quý hiếm, đặc hữu và tuyệt đẹp. Cùng với đó là sự đa
dạng và phong phú về các loài với nhiều hình dáng, kích thước, sự thích nghi
với môi trường sống.
Tổng số các loài thực vật có mặt trên các đảo thuộc vịnh Hạ Long đến nay vẫn
chưa được xác định. Tuy vậy có thể xác định sự hệ thực vật đa dạng này gồm:
+ Rừng ngập mặn
+ Thực vật bờ cát ven đảo
+Thảm thực vật trên các sườn núi
+ Thực vật vách đá

+ Thực vật trên đỉnh núi
23
+ Thực vật ở cửa hang và khe đá
Bên cạnh đó là hệ động vật phong phú gồm khoảng 1.000 loài cá biển,
trong đó có 730 loài đã định tên; 140 loài động vật phù du; gần 500 loài động
vật đáy; 326 loài động vật tự du; 130 loài động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ; hơn
230 loài san hô và một số loài linh trưởng quý hiếm cùng nhiều thực vật đặc
hữu.
Hiện nay hệ sinh thái ở vịnh Hạ Long còn khá nguyên vẹn, thảm thực vật
hầu như không có dấu hiệu của sự đốt cháy hay chặt phá. Tuy nhiên là Di sản
thiên nhiên thế giới, sự đa dạng phong phú sinh học ở đây cần được bảo vệ như
một phần di sản thiên nhiên Việt Nam.
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Dân cư và dân tộc
Hiện nay tại khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, có một bộ
phận dân cư sinh sống, chủ yếu tập trung tại các làng chài : Cửa Vạn, Vông
Vênh, Cống Tàu, Ba Hang…Họ sống trên các nhà thuyền, bè và sinh sống dựa
vào nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản.
Vịnh Hạ Long là nơi cư trú của 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có
những đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán riêng. Đây cũng là yếu tố chủ đạo
hình thành nên nền văn hoá của vùng Hạ Long và là một nguồn tài nguyên nhân
văn giàu tiềm năng trong khai thác phục vụ du lịch.
- Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc mỹ thuật
Nền văn hoá Hạ Long tồn tại qua hàng nghìn năm, từ lâu được biết đến là
nền văn hoá mang đặc trưng của người tiền sử sinh sống ven biển và hải đảo.
Cùng với sự tồn tại và phát triển của những giá trị văn hoá truyền thống , Vịnh
Hạ Long đã hình thành theo thời gian những công trình kiến trúc và di tích lịch
sử có giá trị như: Thương cảng Vân Đồn tồn tại dưới thời vua Lý Anh Tông
(Thế kỷ XII), là nơi thông thương, giao lưu trao đổi buôn bán hang hoá, giao lưu
văn hoá…kéo dài từ thời thời Lý tới thời Trần, Lê. Ngoài ra còn rất nhiều di tích

24
lịch sử khác như: đình Quan Lạn trên đảo Quan Lạn thuộc quần đảo Vàm Thư
( thị xã Cẩm Phả), đền Cửa Ông…
Đáng chú ý trong khu vực Vịnh Hạ Long là di tích lịch sử bãi cọc Bạch
Đằng, nơi ghi dấu ba trận đánh lớn trên sông Bạch Đằng của quân dân ta dưới sự
chỉ huy của ba vị anh hung Ngô Quyền (năm 983), Lê Hoàn (năm981), Trần
Hưng Đạo (năm1288). Đây cũng là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của
nhân dân Quảng Ninh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Di chỉ khảo cổ
Hạ Long được biết đến là một trong những cái nôi của người Việt cổ, tồn
tại qua trên dưới 4.000 năm, Vịnh Hạ Long trở thành một kho tàng địa chất khảo
cổ khổng lồ với hàng ngàn di chỉ khảo cổ được tìm thấy. Cho tới nay đã có
khoảng 40 di tích khảo cổ về văn hoá Hạ Long được xác lập trên các đảo và ven
bờ Vịnh Hạ Long. Những di chỉ khảo cổ cho thấy Vịnh Hạ Long đã trải qua quá
trình kiến tạo địa chất vĩ đại của trái đất, có cấu tạo địa luỹ, địa hào cổ. Và Vịnh
Hạ Long đã trải qua ba nền văn hoá kế tiếp:
Văn hoá Soi Nhụ (cách ngày nay 18.000 – 7000 năm) phân bố chủ yếu ở
khu vực Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.
Văn hoá Cái Bèo (cách ngày nay 7.000 – 5.000 năm), di chỉ văn hoá này
được tìm thấy ở khu vực Vịnh Hạ Long là Giáp Khẩu và Hà Gián.
Văn hoá Hạ Long (cách ngày nay 4500 – 3500 năm), chia làm 2 giai
đoạn: Giai đoạn Sớm và giai đoạn Muộn. Giai đoạn muộn, nền văn hoá phát
triển cực kỳ phong phú, di chỉ tìm thấy gồm rất nhiều dụng cụ đá độc đáo mang
đặc trưng văn hoá Hạ Long.
- Lễ hội văn hoá lịch sử
Vịnh Hạ Long là vùng đất đã tồn tại một nền văn hoá đa dạng, đặc sắc
giàu tính truyền thống thể hiện qua rất nhiều lễ hội văn hoá lịch sử hấp dẫn. Các
lễ hội Phật giáo, lễ hội tín ngưỡng dân gian, lễ hội địa phương và các lễ hội du
lịch được tổ chức hàng năm là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô giá. Đặc
25

×