Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU BAO BÌ NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG AN PHÁT SANG MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 108 trang )

NHẬN XÉT CỦA GVHD
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận “CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU BAO BÌ
NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG AN PHÁT SANG
MỸ”, em đã nhận được sự giúp đỡ của rất tận tình của quý thầy cô, các khoa, thư
viện…, vì vậy việc nghiên cứu những dữ kiện thực tế và phối hợp với những lý
thuyết đã học hết sức thuận lợi. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM đã tạo mọi điều kiện
cơ sở vật chất tốt nhất để em nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này.
- Khoa Thương Mại Du Lịch và đặc biệt thầy Mai Thanh Hùng đã chỉ dạy nhiệt
tình giúp em có được lượng kiến thức cơ bản làm nền tảng để thực hiện bài
tiểu luận này.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, do hạn chế về mặt kiến thức năng lực
chủ quan. Nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì thế nhóm rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp từ thầy và các bạn để đề tài này có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu


Nhựa là một trong những ngành chiến lược của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao
trong nhiều năm trở lại đây. Tương tự như ngành Dược, một trong những lý do đóng
góp chính vào sự tăng trưởng của ngành Nhựa là do xuất phát điểm của Việt Nam
còn thấp, tỷ lệ tiêu thụ bình quân trên đầu người thấp hơn trung bình của khu vực và
thế giới. Do đó, tăng trưởng của ngành còn mang tính ‘quảng canh’ hơn ‘thâm canh’,
công nghệ nhìn chung lạc hậu, hàm lượng chất xám thấp, giá trị gia tăng không nhiều
nên chỉ có một số rất ít các công ty đi đầu có mức tỷ suất lợi nhuận ròng trên 10%.
Do phụ thuộc tới xấp xỉ 80% nguyên phụ liệu nhập khẩu nên ngành Nhựa Việt
Nam biến động mạnh, tính chủ động thấp, thường xuyên sử dụng nguồn vốn lưu
động lớn (để nhập sẵn hạt nhựa với thời gian lưu kho dài). Trong cơ cấu ngành nhựa
Việt Nam hiện nay, nhựa bao bì đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (38%) và cũng là phân
ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (66%). chai PET và các sản phẩm nhựa tái
chế thân thiện với môi trường có nhiều tiềm năng phát triển trong các năm tới với tốc
độ tăng trưởng hàng năm dự báo trên 20%.
Trong vòng 5 năm tới, ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển và sẽ
tiếp tục phân hóa mạnh: Các công ty có chiến lược đúng đắn, đầu tư vào công
nghệ và các phân khúc sản phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại trong khi các
doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ khó có khả năng tồn tại. đầu vào.
Thị trường Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng,vốn quen nhập khẩu bao bì từ Trung
Quốc, tuy nhiên thời gian gần đây, mức giá mặt hàng Trung Quốc tăng lên, bên
cạnh đó chất lượng sản phẩm công ty chúng ta không thua kém sản phẩm Trung
Quốc, do đó cơ hội sản phẩm bao bì nhựa của công ty có khả năng cạnh tranh
và dành được ưu thế so với sản phẩm Trung Quốc. Từ đó,em quyết định chọn
đề tài: “CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU BAO BÌ NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG AN PHÁT SANG MỸ”, để làm chuyên đề
môn học của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về nghiên cứu thị
trường Hoa Kỳ cho chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa của công ty cổ phần nhựa và

môi trường AN Phát sang Mỹ.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về môi trường vĩ mô tại
Mỹ, môi trường vi mô, những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội hay thách
thức của doanh nghiệp trong dự án xuất bao bì nhựa để đưa ra chiến lược sản
phẩm phù hợp với từng thị trường, từng khách hàng..
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu yếu tố vĩ mô, vi mô ảnh hưởng đến việc có nên chọn thị trường đó
để thâm nhập hay không?
- Nghiên cứu những đặc tính nổi trội của sản phẩm so với các sản phẩm khác
- Sau đó sẽ đưa ra đánh giá chung về thị trường đã chọn và sản phẩm đó có thể
được người tiêu dùng chấp nhận hay không, đánh giá có khả thi hay không khả thi.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kế, phương pháp so sánh, tổng hợp từ cơ sở lý
luận và thu thập thông tin dữ liệu từ cơ sở dữ liệu thứ cấp như qua sách, báo chí,
internet, các tập chí, các trang web…
4. Kết cấu đề tài
Kết cấu nội dung bao gồm ba chương
Chương 1: lý luận về marketing quốc tế và nghiên cứu thị trường quốc tế
Chương 2: Nghiên cứu thị trường Mỹ cho chiến lược xuất khẩu bao bì nhựa của
công ty cổ phần nhựa và môi trường An Phát
Chương 3: Đánh giá về đề tại môn học đã chọn.
2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MARKETING QUỐC TẾ VÀ NGHIÊN CỨU THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bản chất của marketing quốc tế
1.1.1. Marketing là gì?
Khái niệm Marketing đã được định nghĩa bằng nhiều cách bởi nhiều tác giả khác
nhau. Tuy nhiên, định nghĩa ở đây chỉ giới hạn theo quan điểm của doanh nghiệp như
sau: “Marketing là cầu nối giữa hai chức năng cơ bản: sản xuất và tiêu thụ”
Có hai cách định nghĩa cụ thể hơn về Marketing :

 Cách thứ nhất: “Marketing là một hoạt động hướng tới sự thỏa mãn những
thứ mà khách hàng cần (need) và muốn(want) thông qua hoạt động trao đổi
trên thị trường”
 Cách thứ hai: “Marketing là tiến trình quản trị có nhiệm vụ phát hiện, dự đoán
và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận”
Như vậy, Marketing phải bao gồm các hoạt động như sau:
- Phân tích thị trường và thị trường tiềm năng.
- Sau khi chọn lựa và xác định thị trương mục tiêu, áp dụng Marketing Mix vào
chương trình tiếp thị :
+ Product : Thiết kế và xây dựng chiến lược sản phẩm.
+ Price : Chiến lược gía
+ Place ( Distribution) : Thiết lập kênh phân phối .
+ Promotion : Xúc tiến sản phẩm
Marketing quốc tế (International Marketing)
Khái niệm Marketing Quốc Tế chỉ khác với Marketing ở chỗ “Hàng hóa (và dịch
vụ) được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một Quốc Gia” Dù sự khác biệt này
không lớn lắm, nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi quan trọng trong cách quản trị
Marketing (Marketing Management), cách giải quyết các trở ngại của Marketing, việc
thành lập các chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này.
Marketing quốc tế gồm có 3 dạng:
Marketing xuất khẩu (Export Marketing)
Ðây là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất
khẩu ra thị trường bên ngoài. Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa
bởi vì nhân viên tiếp thị (marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị,
3
luật pháp, môi trường VH-XH đều khác với các điều kiện, môi trường trong nước,
buộc doanh nghiệp phải thay đổi chương trình Marketing trong nước của mình nhằm
để đưa hàng hóa thâm nhập thị trường nước ngoài.
Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing)
Hoạt động Marketing bên trong các quốc gia mà ở đó Công ty của ta đã thâm

nhập; Marketing này không giống Marketing trong nước vì chúng ta phải đương đầu
với một loại cạnh tranh mới, cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống
phân phối, quảng cáo khuyến mãi khác nhau và sự việc càng phức tạp hơn nữa vì mỗi
quốc gia đều có môi trường Marketing khác nhau, thử thách quan trọng ở đây là các
Công ty phải hiểu môi trường khác nhau ở từng nước để có chính sách phù hợp, đó là
lý do tại sao các chuyên viên Marketing cao cấp thành công ở một nước này nhưng
lại rất ngán ngại khi có yêu cầu điều động sang một nước khác.
Marketing đa quốc gia ( Multinational Marketing)
Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi
trường khác nhau. Nhân viên Marketing phải có kế hoạch và kiểm soát cẩn thận
nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các
chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ.
Nghiên cứu thị trường quốc tế
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu thị trường thế giới
Thị trường thế giới của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài
tiềm năng của doanh nghiệp đó.
Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin
về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến
động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở để xây
dựng các chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Cụ thể quá trình này phải giải
quyết các vấn đề sau:
 Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng
của ta hoặc họ đáp ứng việc nhập khẩu với điều kiện thuận lợi, khả năng mua
bán là bao nhiêu.
 Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh
yếu của đối thủ cạnh tranh .
4
 Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp sản phẩm của chúng ta
muốn thâm nhập thị trường đó cần đạt yêu cầu về chất lượng (ISO.9000;
HACCP), số lượng, bao bì đóng gói...

 Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường.
 Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị
trường, mức biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề
ra các chiến lược Marketing.
Nghiên cứu thông tin về thị trường thế giới
Các thông tin đại cương
• Diện tích nước sở tại.
• Dân số: chủng tộc, tôn giáo, độ tuổi.
• Tốc độ phát triển trung bình hàng năm.
• Ngôn ngữ .
• Các vùng và các trung tâm công nghiệp thương mại quan trọng.
• Ðịa lý và khí hậu.
• Truyền thống, tập quán.
• Hiến pháp, trách nhiệm của chính phủ TW và địa phương.
Môi trường kinh tế - Tài chính - Cơ sở hạ tầng
• Tình hình sản xuất và sản lượng của một quốc gia nào đó về từng mặt hàng cụ
thể.
• Chỉ tiêu GNP và GDP/ đầu người.
• Tỷ giá hối đoái và sự biến động giá của nó, chọn đồng tiền để báo giá.
• Hệ thống ngân hàng: Quốc gia và Quốc tế.
• Tình hình lạm phát, giảm phát, thiểu phát.
• Cơ sở hạ tầng: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, khả năng giải
phóng phương tiện các sân bay, bến cảng; hệ thống điện nước, năng lượng
cung cấp cho kinh doanh; hệ thống kho tàng ...
• Cơ sở hạ tầng của thương mại: bán buôn, bán lẻ, Công ty quảng cáo, Hội chợ,
Tổ chức tư vấn, nghiên cứu Marketing.
Môi trường pháp luật, chính trị
• Thái độ của chính phủ đối với ngoại thương: bảo hộ mậu dịch hay mậu dịch tự
do.
• Thỏa ước quốc tế mà quốc gia đã tham gia.

5
• Qui chế của chính phủ đối với các luật lệ, văn phòng đại diện và chi nhánh của
Công ty ở nước ngoài.
• Các thủ tục hải quan, thuế hải quan những qui định và các yếu tố ảnh hưởng
đến buôn bán.
• Giấy phép xuất nhập khẩu, hồi chuyển lợi tức, qui định về lương thực, thực
phẩm, y tế, an toàn kiểm dịch cần phải đảm bảo.
• Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản có liên quan.
• Thuế ngoài thuế xuất nhập khẩu: thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh
nghiệp…
• Hạn ngạch xuất nhập khẩu. (quota)
• Luật pháp trong quảng cáo của từng nước, luật chống phá giá.
• Chính trị có ổn định không?
Môi trường cạnh tranh
• Bằng sản phẩm: đưa ra sản phẩm chất lượng cao hơn, bao bì đẹp hơn.
• Bằng giá: định giá thấp hơn đối thủ, bớt giá.
• Bằng hệ thống phân phối: ưu đãi cho những thành viên trong kênh phân phối
cao hơn đối thủ.
• Bằng quảng cáo và khuyến mãi.
• Ðối với sau bán hàng tốt hơn.
• Phương thức chi trả thuận lợi hơn.
Khi nghiên cứu cạnh tranh, cần xác định:
• Ai là đối thủ của mình.
• Ðối thủ từ đâu đến?, nếu đối thủ từ nước khác đến như mình nhà xuất khẩu
tìm cách cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng; nếu đối thủ ở ngay nước sở tại,
nhà xuất khẩu có thể thành công bằng sản phẩm mới chất lượng cao hơn.
• Ðối thủ có lợi thế gì và nhà xuất khẩu có lợi thế gì hơn đối thủ.
• Có chỗ nào cho Công ty và đối thủ cùng hợp tác với nhau hay không?
Môi trường văn hóa, xã hội
Ảnh hưởng đến hành vi thái độ của khách hàng, nó là những yếu tố hợp thành thị

trường. Sự khác biệt nhau về văn hóa sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch loại sản
phẩm mà người ta yêu cầu, hình thức quảng cáo và khuyến mãi nào có thể được chấp
nhận. Nói cách khác văn hóa là một biến số môi trường ảnh hưởng đến mọi hoạt
động của Marketing.
6
Ðặc điểm văn hóa - xã hội khác nhau ở các nước thường được thể hiện ở các mặt
như quan niệm về thời gian, không gian, ngôn ngữ, tôn giáo. Hiểu rõ những nét đặc
trưng của từng nền văn hóa là cơ sở để tạo nên sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chủ
động trong đàm phán kinh doanh, cố áp đặt lên đối tác của mình những cách cư xử
cũng như của mình, là một cách trực tiếp gây khó chịu cho khách hàng và có thể rất
dễ thất bại trong kinh doanh.
Tuy trong quá trình nghiên cứu về văn hóa, cần nghiên cứu các gốc độ ngôn ngữ
tôn giáo, tổ chức xã hội, truyền thống. Tổ chức tạo thành xã hội: gia đình, chủng tộc,
giai cấp, các hiệp hội, ảnh hưởng đến tập quán của người tiêu dùng.
Sự cần thiết của việc nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm
trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt
để dành sự chấp nhận mua và/hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, cang hiểu rõ về
thị trường và khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ hội thành công. Việc hiểu
biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ
sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một
cách thành công.
Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một
sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị
trường cụ thể. Ví dụ, qua nghiên cứu, bạn có thể phát hiện thấy hương vị của một loại
thực phẩm cụ thể rất phổ biến ở thị trường này nhưng lại được coi là đặc biệt ở một
thị trường trường khác và đó sẽ là thông tin marketing cần thiết nếu chiến lược kinh
doanh của bạn có liên quan đến lĩnh vực đó.
Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ bạn từ việc phát
hiện ra thị trường "ngách" cho đến việc hoạch định một chiến lược tiếp thị xuất khẩu

có hiệu quả. Nhờ nghiên cứu, bạn không phải lãng phí tiền bạc và công sức cho
những hy vọng sai lầm, đặc biệt khi bạn tiến hành xuất khẩu lần đầu. Mặt khác, cũng
cần lưu ý rằng nghiên cứu thị trường không phải là điều đảm bảo chắc chắn cho sự
thành công trong kinh doanh, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn tránh được nhiều quyết định
sai lầm.
Nghiên cứu thị trường có thể hỗ trợ:
7
Giúp tìm ra những thị trường lớn nhất cho sản phẩm của bạn, các thị trường tăng
trưởng nhanh nhất, các xu hướng và triển vọng của thị trường, các điều kiện, tập quán
kinh doanh và cơ hội dành cho sản phẩm của bạn trên thị trường.
Cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗ lực một cách hiệu quả vào một lĩnh vực, phạm
vi nhất định. Từ đó bạn có thể đặt ra các ưu tiên đối với một thị trường mục tiêu cụ
thể và lên kế hoạch cho các thị trường tương lai ở mức độ dài hạn hơn.
Giúp bạn xác định các "thủ thuật" giới thiệu sản phẩm tốt nhất. Sau một thời
gian, ví dụ một năm, qua nghiên cứu bạn có thể đánh giá được các nỗ lực của mình
cũng như của các đối tác thương mại để từ đó có thể tiến hành những điều chỉnh cần
thiết ở từng thị trường.
Giúp hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu,
những sai lầm cũng như nguyên nhân thành công của họ.
Có thể giúp tìm ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới.
Giúp củng cố quan hệ làm ăn nghiêm túc với đối tác do quan tâm và am hiểu về
thị trường của họ.
Nghiên cứu thị trường-Cách tiếp cận "chủ động"
Nghiên cứu thị trường giúp bạn nắm được các diễn biến mới nhất trên thị trường
mục tiêu, từ đó đưa ra các quyết định marketing nhanh chóng. Trong môi trường kinh
doanh quốc tế biến động rất nhanh, bạn cần một cách tiếp cận chủ động như vậy và
đó thực sự là lợi thế cạnh tranh của bạn.
Ngay cả trong giai đoạn dân số tăng trưởng chậm vẫn xuất hiện những xu hướng
và những nhóm khách hàng mục tiêu mới, chảng hạn như số lượng người cao tuổi
hoặc các hộ độc thân ngày càng đông. Cả hai nhóm này đều tìm kiếm những sản

phẩm tiện dụng. Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể xác định được quy mô của
các nhóm này cũng như sự khác biệt của mỗi nhóm ở các quốc gia khác nhau và có
thể dự đoán những mối quan tâm của họ để đáp ứng.
Cách tiếp cận "chủ động" sẽ dẫn đến thành công qua việc nhanh chóng đáp ứng
và giới thiệu sản phẩm được thiết kế phù hợp về kích cỡ, kiểu dáng…cho từng khách
hàng nói trên.
Nghiên cứu thị trường-nội dung không thể thiếu trong chiến lược
marketing xuất khẩu
8
Nghiên cứu thị trường không đơn thuần chỉ là việc sưu tập các dữ liệu và con số
thống kê. Mọi dữ liệu thu thập cần được phân tích và chuyển hoá thành các thông tin
liên quan. Những thông tin này là cơ sở cho việc hình thành chiến lược và công cụ
marketing của bạn.
Giống như quá trình lập kế hoạch, nghiên cứu thị trường cũng mang tính tuần
hoàn theo chu kỳ. Đầu tiên, khi xem xét lại các dữ liệu ban đầu, bạn thấy nổi lên một
số vấn đề cần nghiên cứu thêm. Bạn tiến hành nghiên cứu, sau đó bổ sung những
thông tin mới vào hệ thống thông tin của mình. Do vậy, nghiên cứu thị trường không
đứng riêng rẽ mà là một phần không thể tách rời trong chiến lược marketing xuất
khẩu của bạn. Đó là một quá trình liên tục.
Nghiên cứu thị trường đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ
Nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian và tiền bạc. Nhiều
công ty hiện vẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu theo phương thức "tự trang trải",
nghĩa là, bắt đầu xuất khẩu sau đó sử dụng lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm
trên thị trường này để tiến hành đầu tư lại. Điều này không thể áp dụng đối với
nghiên cứu thị trường. Ở đây, bạn cần phải đầu tư một khoản tiền để nghiên cứu thị
trường trước khi giới thiệu sản phẩm và điều đó sẽ giúp bạn tránh phải trả giá đắt cho
những sai lầm trên thị trường mục tiêu sau này.
CHƯƠNG 2 :NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ ( HOA KỲ) & CHIẾN LƯỢC
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM BAO BÌ NHỰA SANG MỸ.
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG AN PHÁT.

9

Nguồn ảnh: Công ty An Phát
Công ty cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (tên cũ là Cty cổ phần Nhựa
& Bao bì An Phát), đựơc thành lập ngày 9/3/2007 với vốn Điều lệ ban đầu là
66.000.000.000 đồng (Sáu mươi sáu tỷ đồng) và là thành viên của Hiệp hội nhựa
Việt Nam, thành viên của Hiệp hội những nhà sản xuất sản phẩm lớn Quốc tế
(APS). Công ty có trụ sở chính tại Lô CN 11 + CN 12, Cụm công nghiệp An
Đồng, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Với gần 100 cán bộ,
nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, cùng khoảng gần 1000 công nhân lành
nghề, công ty đang phấn đấu nỗ lực hết mình, không ngừng cải thiện dây chuyền
kỹ thuật, công nghệ sản xuất để trở thành Doanh nghiệp sản xuất bao bì và màng
mỏng lớn nhất Việt Nam.
Hiện An Phát có 3 nhà máy sản xuất bao bì và một nhà máy sản xuất phụ gia
CaCO3: Nhà máy số 1 hoạt động trong lĩnh vực tái chế nhựa sản xuất túi, bao bì
đựng thực phẩm, túi rác, màng ni-lon chuyên dùng trong nông nghiệp và sản xuất
hạt nhựa tái chế HDPE, LDPE nhiều màu. Công suất thiết kế của NM1 khoảng
1.000 tấn/tháng, đuợc xây dựng trên diện tích 10.000 m2 tại Lô 8, Khu công
nghiệp Nam Sách, Ái Quốc, Nam Sách, Hải Dương. Nhà máy số 2 đựơc khởi
công xây dựng vào tháng 5/2007 tại Cụm công nghiệp An Đồng trên diện tích
50.000m2 và bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3/2008. Vận hành hết công suất,
mỗi tháng NM2 cung cấp cho thị trường khoảng 700 tấn sản phẩm bao bì mỏng
10
chất lượng cao. Trên đà phát triển của Cty, tháng 9 năm nay (2009), An Phát chính
thức đưa Nhà máy 3 đi vào hoạt động với sản phẩm chiến lược là túi cuộn cao cấp
chuyên dùng trong ngành thực phẩm có sản lượng hàng tháng khoảng 700
tấn/tháng. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của An
Phát. Đáng chú ý, cả ba nhà máy trên của An Phát đều có dây chuyền sản xuất
được nhập khẩu từ Đài Loan, Singapore và Nhật Bản.
Tọa lạc tại Khu công nghiệp phía Nam - Thành phố Yên Bái, nhà máy sản xuất

phụ gia CaCO3 (thuộc Cty Cổ phần Nhựa & Khoáng sản An Phát - Yên Bái: một
công ty thành viên của An Phát) được trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, trị
giá lên tới hàng chục tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động vào tháng 10/2010, An Phat
Mineral sẽ cho ra đời bột đá vôi siêu mịn (CaCO3) đạt tiêu chuẩn quốc tế, với
công suất thiết kế giai đoạn 1 khoảng 11.000 tấn/năm. Giai đoạn 2 của dự án sẽ
bắt đầu 1 năm sau đó, với sản lượng hàng năm lớn hơn gần gấp 2 lần, khoảng
20.000 tấn/năm. Toàn bộ sản phẩm của nhà máy sẽ được An Phat Plastic tiêu thụ
và phân phối cho thị trường trong nước, cũng như xuất khẩu sang một số nước
Châu Âu.
Là một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất bao bì
màng mỏng, Công ty hiện đã có được một vị trí vững chắc trong hoạt động kinh
doanh, thiết lập được mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với nhiều Công ty và tập
đoàn nổi tiếng ở Châu Âu, Mỹ, Các tiểu vương quốc Ả - rập, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan, Phillipin,… Sản phẩm được các doanh nghiệp trong
nước và quốc tế đánh giá cao. Vào tháng 3/2007, tổ chức Quacert đã chính thức
trao chứng chỉ ISO 9001:2008, công nhận sản phẩm An Phát là sản phẩm chất
lượng, uy tín trên thị trường. Trong suốt quá trình kinh doanh, chúng tôi cũng
nhận được nhiều bằng khen của Nhà nước như: Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
2009, 2010, Giải thưởng Doanh nhân tâm tài, Giải thưởng nhà quản lý giỏi, Giải
thưởng Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu vàng 2007, Thương hiệu mạnh,
Doanh nghiệp hội nhập và phát triển, Huy chương vàng EXPO 2007, 2008…
2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
2.1.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1:
11
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PTGĐ KỸ THUẬT SẢN
XUẤT

PTGĐ- KINH
DOANH
PTGĐ TÀI CHÍNH
P.tài chính-
kế toán
P. kinh
doanh
X.CK
CTK
M
P.kỹ
thuật sản
xuất
Văn
phòng
cty
P.kế
hoạch-
đầu tư
PX 1,2,3
TỔNG GIÁM ĐỐC
NGUỒN CUNG :
Nguồn cung trong nước
Nguồn cung chủ yếu là các cơ sở thu mua lớn ở Tp.HCM và các tỉnh thành lân cận.
Danh sách các cơ sở được đánh giá cung cấp nguồn nguyên vật liệu ổn định cho công
ty:
Cơ sở thu mua phế liệu Phan Bá Lợi
Địa chỉ: tổ 30 đông thạnh - mỹ thạnh thị xã long xuyên, An Giang
Tel : 3831304
Cơ sở thu mua phế liệu Hải Thanh

Địa chỉ: 15/6 trần quang diệu thị xã long xuyên, An Giang
Tel : 3847773
Cơ sở thu mua phế liệu Duy Lợi
12
Địa chỉ: 278 Tân Hương - P.16 - Q. Bình Tân - TP. HCM
Tel:*0918.733.723 - 0938.733.723
Cơ sở thu mua phế liệu An Dương
Địa chỉ: 178 Lũy Bán Bích, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, Tp.HCM
Tel: 0934.789.232
Cơ sở thu mua phế liệu Phước Long
Địa chỉ: 178/24 Hoà Bình, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, Tp.HCM
Tel: 0932.989.456
Cơ sở thu mua phế liệu Tuấn Anh
Địa chỉ: 234 Tân Hương, P.18, Q. Tân Phú, Tp.HCM
Tel: 0919.818.575
Thu mua nguyên vật liệu từ nước ngoài.
Chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ các nước Đài Loan, Singapore, Malaysia, Nhật
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG HIỆN TẠI VÀ VỊ THẾ CỦA CÔNG TY :
Được chính thức thành lập từ năm 1977, với tên gọi là Cty Nhựa Tân Phú trực thuộc
Bộ Công nghiệp Việt Nam. Cty Cổ phần Nhựa Tân Phú tự hào là một trong những
công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất chai PET các loại dùng trong các ngành thực
phẩm, nước uống đóng chai, đặc biệt là các loại chai PET và chai đa lớp cho ngành
Bảo vệ thực vật. Ngoài ra Cty Cổ phần Nhựa Tân Phú cũng là một trong những đơn
vị đầu tiên ở Việt Nam chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm nhựa HDPE, PET,
PP,PVC,ABS,... dùng cho các loại sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, thùng sơn,
thùng đựng hải sản, dầu nhớt, bình ắcquy...
Áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO9001:2000, với phương châm " Công ty cổ
phần Nhựa Tân Phú thoả mãn yêu cầu của khách hàng và làm hài lòng khách hàng là
mục tiêu không giới hạn của chúng tôi" Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú đã tạo được
uy tín lớn trên thương trường, các sản phẩm của công ty cổ phần Nhựa Tân Phú được

tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, đồng
thời cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia và các khách hàng quốc tế như: Nhật,
Mỹ, Đức, Pháp, Thụy Sĩ...
Để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập thương mại quốc tế, Công ty cổ phần Nhựa Tân
Phú đã không ngừng cải tiến trang bị cho mình các yếu tố cần thiết để cạnh tranh và
13
hòa nhập với thị trường, áp dụng những công nghệ tiên tiến và những máy móc hiện
đại để kịp thời đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc
tế.
Việc thay đổi hình thức sở hữu là bước ngoặt quan trọng mở ra nhiều cơ hội nhưng
cũng đầy thách thức để Công ty đẩy hoạt động SXKD về mọi mặt nhằm phát triển
vững chắc và tạo nên một thương hiệu mạnh trên thị trường ngành nhựa trong và
ngoài nước. Công ty có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm và dây chuyền máy móc
thiết bị với công nghệ hiện đại của các nước phát triển: Mỹ, Nhật, Hàn quốc, Đài
loan và luôn được đầu tư đổi mới; kết hợp cùng Hệ thống quản lý chất lượng sản
phẩm ISO 9001:2000.
Trong nhiều năm liền, sản phẩm của Công ty luôn được các nhà sản xuất và người
tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn; đồng thời có một số sản phẩm đã nhiều năm liền đạt
Huy chương vàng, cúp vàng tại các kỳ hội chợ triển lãm hàng công nghiệp, góp phần
xây dựng và tôn vinh thương hiệu Việt. Công ty bước đầu đã xuất khẩu sản phẩm
sang một số nước trong khu vực, dần tiến đến mở rộng thị trường xuất khẩu hơn nữa
vào các năm tới. Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ hàng đầu của
Công ty CP nhựa Tân Phú. Để đáp lại sự tin cậy của khách hàng, đội ngũ CBCNV
chúng tôi luôn đặt mục tiêu phấn đấu không ngừng là chỉ sản xuất ra các sản phẩm
“Chất lượng cao - Mẫu mã đa dạng - Giá thành hợp lý - Hậu mãi chu đáo”.
2.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ :
2.2.1. KHÁI QUÁT VỀ MỸ:
- Địa lý: Mỹ là nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một quận
liên bang. Thủ đô là Washington DC nằm giữa Bắc Mỹ. Mỹ quốc giáp Thái Bình
Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía

nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada
ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Mỹ cũng có 14 lãnh thổ
hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong Biển Caribe và Thái Bình Dương.
New York là thành phố lớn nhất nước Mỹ.
Với 9,83 triệu km2, Mỹ là quốc gia lớn hạng thứ ba về diện tích sau Nga và
Trung Quốc. Vì Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần như có tất
cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii
và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải
California.
- Kinh tế : Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài
nguyên thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Mỹ đứng hạng thứ 8 về
14
tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đầu
người theo sức mua tương đương. Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là
nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới.
- Văn hóa :Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng
chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có
ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự
đút kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư
người Hà Lan và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland và Scotland cũng có
nhiều ảnh hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn
hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ
- Thực phẩm: Bánh nhân táo, bóng chày và cờ Mỹ là các hình tượng văn hóa của đất
nước này. Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ thì tương tự như của các quốc gia
Tây phương. Lúa mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng
các loại vật liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp và bí
rợ loại trái dài là các loại thực phẩm được người bản thổ Mỹ và dân định cư xưa từ
Châu Âu chế biến.
Thịt heo nấu theo phương pháp nấu chậm (Slow-cooked pork), thịt bò nướng,
bánh thịt cua (crab cake), khoai tây thái mỏng từng miếng và chiên (potato chips), và

bánh tròn nhỏ có những hạt sô cô la trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie là những
loại thực phẩm đậm phong cách Mỹ.
Các món ăn mang tính hình tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger và
hot dog là những món ăn đút kết từ những phương thức chế thức ăn đa dạng của các
di dân đến từ châu Âu. Loại thức ăn gọi là khoai tây chiên kiểu Pháp, các món
Mexico như burritos và taco, pasta là có nguồn gốc từ Ý được mọi người khắp nơi
thưởng thức.
- Dân số :Dân số của Mỹ khoảng 301 triệu dân (theo thống kê năm 2007)
- Ngôn ngữ: Có khoảng 337 ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ bằng dấu tại Hoa Kỳ mà
trong đó khoảng 176 là có nguồn gốc bản địa. 52 ngôn ngữ nói trong lãnh thổ của
Hoa Kỳ ngày nay đã tuyệt chủng.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Khoảng 10% dân số Mỹ sử dụng tiếng Tây Ban Nha.
- Tôn Giáo: Khoảng hơn 76% dân số Mỹ theo đạo Cơ-đốc giáo.
2.2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ:
15
Mỹ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, trước hoặc sau
Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và Trung Hoa đang
tranh chấp có được tính vào lãnh thổ Trung Hoa hay không. Nếu chỉ tính về phần mặt
đất thì Hoa Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung Hoa nhưng đứng ngay trước Canada
(Canada lớn hơn Hoa Kỳ về tổng diện tích nhưng phần lớn lãnh thổ phía bắc của
Canada là những khối băng, không phải là mặt đất).[16] Hoa Kỳ Lục địa trải dài từ
Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến Mexico và Vịnh Mexico.
Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương
và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ Lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm
trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Puerto Rico, lãnh thổ quốc hải đông
dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong đông bắc Caribbe. Trừ lãnh thổ Guam
và phần cận tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây bán cầu.
Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên trong đất
liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng của vùng
Piedmont. Dãy núi Appalachian chia vùng sát duyên hải phía đông ra khỏi vùng Ngũ

Đại Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi-Missouri là hệ thống sông dài
thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc-nam. Vùng đồng
cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình nguyên trải dài về phía tây. Rặng Thạch
Sơn ở rìa phía tây của Đại Bình nguyên kéo dài từ bắc xuống nam băng ngang lục địa
và có lúc đạt tới độ cao hơn 14.000 ft (4.300 m) tại Colorado.[17] Vùng phía tây của
Rặng Thạch Sơn đa số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave và Đại Bồn địa có
nhiều đá. Dãy núi Sierra Nevada chạy song song với Rặng Thạch Sơn và tương đối
gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao 20.320 ft (6.194 mét), Núi McKinley của
Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa còn hoạt động là thường thấy khắp
Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian. Toàn bộ tiểu bang Hawaii được hình
thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi lửa nằm dưới Công viên Quốc gia
Yellowstone trong Rặng Thạch Sơn là một di thể núi lửa lớn nhất của lục địa.
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất
cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii
và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nữa khô hạn trong Đại Bình nguyên
phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở
duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi
thấy—các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bảo và phần lớn lốc
xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
2.2.3. Môi trường
16
Trước đây được xem là loài bị nguy cơ tuyệt chủng, Đại bàng đầu trắng là chim biểu
tượng quốc gia của Hoa Kỳ từ năm 1782
Với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây cỏ của Hoa Kỳ rất
đa dạng. Hoa Kỳ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa được xác định, bao gồm 5.000
loài tại California (là nơi có những cây cao nhất, to nhất, và già nhất trên thế giới).
Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài sống trên cạn dưới
nước, và 90.000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu.[21] Vùng đất ngập
nước như Everglades của Florida là nơi sinh sôi của phần nhiều các loài đa dạng vừa
nói. Hệ sinh thái của Hoa Kỳ gồm có hàng ngàn loài động thực vật lạ, không phải

xuất xứ bản địa và thường gây tác hại đến các cộng đồng động thực vật bản địa. Đạo
luật các loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 1973 đã giúp bảo vệ các loài vật hiếm quí,
có nguy cơ tuyệt chủng. Nơi cư ngụ của các loài được bảo vệ thường xuyên được
Cục hoang dã và cá Hoa Kỳ theo dõi.
Năm 1872, công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại Yellowstone.
Năm mươi bảy công viên quốc gia khác và hàng trăm công viên và rừng do liên bang
đảm trách khác đã được hình thành từ đó. Các khu hoang dã đã được thiết lập quanh
khắp quốc gia để bảo đảm sự bảo vệ nơi cư ngụ ban sơ của các loài động thực vật
một cách dài hạn. Tổng cộng, chính phủ Hoa Kỳ điều hợp 1.020.779 dặm vuông
(2.643.807 km²), hay 28,8 phần trăm tổng diện tích đất của quốc gia. Các công viên
và đất rừng được bảo vệ chiếm đa số phần đất này. Cho đến tháng 3 năm 2004,
khoảng 16 phần trăm đất công cộng dưới quyền của Cục Quản lý Đất đã được thuê
mướn cho việc khoan tìm khí đốt thiên nhiên và dầu hỏa thương mại; đất công cũng
được cho thuê để khai thác mỏ và chăn nuôi bò. Hoa Kỳ là nước thải khí carbon
dioxide đứng thứ hai sau Trung Hoa trong việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.
Chính sách năng lượng của Hoa Kỳ bị bàn cãi khắp nơi; nhiều lời kêu gọi đưa ra yêu
cầu đất nước nên đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống hiện tượng nóng lên
của trái đất.
2.2.4. Chính phủ và chính trị
Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Quốc gia này là một cộng hòa
lập hiến mà "trong đó khối đa số cầm quyền bị kiềm chế bởi quyền của khối thiểu số
được luật pháp bảo vệ." Trên cơ bản Hoa Kỳ có cơ cấu giống như một nền Dân chủ
đại nghị mặc dù các công dân Hoa Kỳ sinh sống tại các lãnh thổ không được tham
gia bầu trực tiếp các viên chức liên bang. Chính phủ luôn bị chỉnh lý bởi một hệ
thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp Hoa Kỳ là
tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối
với nhân dân Hoa Kỳ. Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba
17
cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương. Nhiệm vụ của chính
quyền địa phương thông thường được phân chia giữa chính quyền quận và chính

quyền khu tự quản (thành phố). Trong đa số trường hợp, các viên chức hành pháp và
lập pháp được bầu lên theo thể thức công dân bầu ra duy nhất một ứng viên trong
từng khu vực bầu cử. Không có đại biểu theo tỷ lệ ở cấp bậc liên bang, và rất hiếm
khi có ở cấp bậc thấp hơn. Các viên chức nội các và toà án của liên bang và tiểu bang
thường được ngành hành pháp đề cử và phải được ngành lập pháp chấp thuận. Tuy
nhiên có một số thẩm pháp tiểu bang được bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu. Tuổi
bầu cử là 18 và việc đăng ký cử tri là trách nhiệm cá nhân; không có luật bắt buộc
phải tham gia bầu cử.
Chính quyền của Liên bang gồm có ba nhánh quyền lực:
Lập pháp: Quốc hội lưỡng viện gồm có Thượng viện và Hạ viện đặc trách làm luật
liên bang, tuyên chiến, phê chuẩn các hiệp ước, có quyền quyết định về ngân sách, và
có quyền ít khi được dùng đến là truất phế mà có thể bãi bỏ chức vụ của các viên
chức đương nhiệm của chính phủ.
Hành pháp: tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có quyền phủ quyết các đạo luật của
ngành lập pháp trước khi các đạo luật trở thành luật, bổ nhiệm Nội các và các viên
chức khác giúp quản trị và thi hành chính sách cũng như luật liên bang.
Tư pháp: Tối cao Pháp viện và những tòa án liên bang thấp hơn trong đó các thẩm
phán được tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện. Nhiệm vụ của
ngành là diễn giải về luật và có thể đảo ngược các luật mà họ cho rằng vi hiến.
Hạ viện có 435 thành viên, mỗi thành viên đại diện cho một khu bầu cử quốc hội với
nhiệm kỳ hai năm. Các ghế ở Hạ viện được chia theo tỉ lệ dân số tại 50 tiểu bang
(trung bình mỗi dân biểu đại diện khoảng 646.946 cư dân). Theo Điều tra Dân số Hoa
Kỳ năm 2000 (lần điều tra dân số kế tiếp sẽ là năm 2010), bảy tiểu bang chỉ có một
đại diện tại Hạ viện trong khi California, tiểu bang đông dân nhất có đến 53 đại diện
tại Hạ viện. Mỗi tiểu bang cho dù có đông dân hay ít dân cũng chỉ có hai Thượng
nghị sĩ, được bầu với nhiệm kỳ sáu năm; một phần ba số Thượng nghị sĩ sẽ hết nhiệm
kỳ cứ mỗi hai năm và các chiếc ghế trống đó ở Thượng viện sẵn sàng đưa ra bầu cử.
Tổng thống phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm và có thể được tái đắc cử nhưng không
được phục vụ hơn hai nhiệm kỳ. Tổng thống không được bầu trực tiếp, nhưng qua
một hệ thống đại cử tri đoàn trong đó số phiếu định đoạt được chia theo tỉ lệ từng tiểu

bang (theo dân số). Tối cao Pháp viện, do Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ lãnh đạo, có
chín thành viên phục vụ cả đời trừ khi tự từ chức hay qua đời.
18
Tất cả các luật lệ và thủ tục pháp lý của chính phủ liên bang và chính quyền tiểu bang
đều phải chịu sự duyệt xét, và bất cứ luật nào bị xét thấy là vi hiến bởi ngành tư pháp
đều bị đảo ngược. Văn bản gốc của Hiến pháp thiết lập cơ cấu và những trách nhiệm
của chính phủ liên bang, quan hệ giữa liên bang và từng tiểu bang, và những vấn đề
trọng yếu về thẩm quyền kinh tế và quân sự. Điều một của Hiến pháp bảo vệ quyền
đòi bồi thường nếu bị giam cầm bất hợp pháp, và Điều ba bảo đảm quyền được xét
xử bởi một đoàn bồi thẩm trong tất cả các vụ án hình sự. Các Tu chính án Hiến pháp
cần phải có sự chấp thuận của ba phần tư tổng số các tiểu bang. Hiến pháp được tu
chính 27 lần; mười tu chính án đầu tiên tạo nên Đạo luật Nhân quyền, và Tu chính án
14 hình thành cơ bản trọng tâm các quyền cá nhân tại Hoa Kỳ.
Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt chiều dài
lịch sử Hoa Kỳ. Đối với các chức vụ được đưa ra bầu cử ở các cấp, bầu cử sơ bộ do
tiểu bang đảm trách sẽ được tổ chức để chọn ra các ứng cử viên của từng đảng chính
yếu để chuẩn bị cho tổng tuyển cử sau đó. Từ lần tổng tuyển cử năm 1856, hai đảng
có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được thành lập năm 1824 (mặc dù nguồn gốc
của đảng có thể lần tìm ngược về năm 1792), và Đảng Cộng hòa thành lập năm 1854.
Tổng thống đương nhiệm, Barack Obama, là một người thuộc Đảng Dân chủ. Theo
sau các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2006 và cuộc tổng tuyển cử năm 2008, Đảng Dân
chủ kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện Hoa Kỳ có hai thượng nghị
sĩ độc lập (không thuộc đảng nào) — một là cựu đảng viên của Đảng Dân chủ, người
kia là người tự cho mình là theo chủ nghĩa xã hội. Mỗi thành viên của Hạ viện hiện
tại hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa. Đa số gần như tuyệt
đối các viên chức địa phương và tiểu bang cũng hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là
thuộc Đảng Cộng hòa. Trong suốt chiều dài lịch sử, các cuộc bầu cử tổng thống ở
Hoa Kỳ luôn luôn có các ứng cử viên độc lập ra tranh cử tổng thống nhưng hầu hết
đều không nổi bật và hầu như không giành được phiếu đại cử tri nào (và cũng chỉ
chiếm một lượng rất nhỏ phiếu phổ thông). Tuy nhiên, trong một vài dịp hiếm hoi

cũng xuất hiện nhiều nhân vật thứ ba có ảnh hưởng lớn và có khả năng thách thức tới
vị thế của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Năm 1892, lãnh đạo phe xã hội cánh tả
James Weaver giành được 8,5% phiếu phổ thông và 22 phiếu đại cử tri. Điển hình
nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1912, cựu tổng thống Theodore Roosevelt
thuộc đảng Cấp Tiến giành được 27,4% phiếu phổ thông (88 phiếu đại cử tri), lãnh
đạo cánh tả xã hội chủ nghĩa Eugene V. Debs giành được 6,1% phiếu phổ thông.
Năm 1924, Robert M. La Follette, Sr. thuộc đảng Cấp tiến giành được 16,1% phiếu
phổ thông (13 phiếu đại cử tri). Năm 1948, Strom Thurmond của đảng Dixiecrat
giành 39 phiếu đại cử tri. Năm 1968, George Wallace của đảng Độc Lập giành 46
phiếu đại cử tri. Năm 1992, Ross Perot, ứng cử viên độc lập, giành 20 triệu phiếu phổ
thông, chiếm 18,9%.
19
Trong văn hóa chính trị Mỹ, Đảng Cộng hòa được xem là "center-right" hay là bảo
thủ và Đảng Dân chủ được xem là "center-left" hay cấp tiến, nhưng thành viên của cả
hai đảng có một tầm mức quan điểm rộng lớn. Trong một cuộc thăm dò tháng 8 năm
2007, 36 phần trăm người Mỹ tự nhận mình là "bảo thủ," 34 phần trăm là "ôn hòa,"
và 25 phần trăm là "cấp tiến."[48] Theo một cách khác, tính theo số đông người lớn
thì có 35,9 phần trăm tự nhận là người thuộc Đảng Dân chủ, 32,9 phần trăm độc lập,
và 31,3 phần trăm nhận là người thuộc Đảng Cộng hòa.[49] Các tiểu bang Đông Bắc,
Ngũ Đại Hồ, và Duyên hải miền Tây tương đối thiên lệch về cấp tiến — họ được biết
theo cách nói chính trị là "các tiểu bang xanh." "Các tiểu bang đỏ" của miền Nam và
Rặng Thạch Sơn có chiều hướng bảo thủ.
2.2.5. Quan hệ đối ngoại và quân sự
Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush (phải) cùng với Thủ tướng Vương quốc Anh
Gordon Brown tại Trại David.
Hoa Kỳ có ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự trên cán cân quốc tế mà khiến
chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là một đề tài quan tâm lớn nhất trên khắp thế giới.
Hầu như tất cả các quốc gia có tòa đại sứ tại Washington, D.C., và nhiều lãnh sự
quán khắp đất nước. Tương tự, gần như tất cả các quốc gia đều có các sứ bộ ngoại
giao tạo Mỹ. Tuy nhiên, Cuba, Iran, Bắc Hàn, Bhutan, và Sudan không có quan hệ

ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ.
Người theo chủ nghĩa cô lập Mỹ thường hay bất hòa với những người theo chủ nghĩa
quốc tế cũng giống như những người theo chủ nghĩa chống đế quốc bất hòa với
những người đề xướng cổ võ cho thuyết Vận mệnh hiển nhiên (Manifest Destiny) và
Đế quốc Mỹ. Chủ nghĩa đế quốc của Mỹ tại Philippines đã bị Mark Twain, triết học
gia William James, và nhiều người khác chỉ trích nặng nề. Sau này, Tổng thống
Woodrow Wilson đã đóng vai trò chính trong việc thành lập Hội Quốc Liên nhưng
Thượng viện Hoa Kỳ cấm không cho Hoa Kỳ trở thành thành viên của tổ chức này.
Chủ nghĩa cô lập đã trở thành một chuyện trong quá khứ khi Hoa Kỳ nắm vai trò lãnh
đạo trong việc thành lập Liên Hiệp Quốc, trở thành thành viên thường trực của Hội
20
đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và là nơi đóng tổng hành dinh Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ
có mối quan hệ đặc biệt với Anh Quốc và liên hệ chặt chẽ với Úc, Tân Tây Lan, Nhật
Bản, Israel, và các thành viên đồng sự NATO. Hoa Kỳ cũng làm việc bên cạnh các
quốc gia láng giềng qua Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và những thỏa thuận tự do
mậu dịch như Thỏa thuận Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ ba bên với Canada và Mexico.
Năm 2005, Hoa Kỳ đã chi tiêu 27,3 tỉ đô la trong chương trình trợ giứp phát triển
chính thức, đứng nhất trên thế giới. Tuy nhiên nếu tính theo tỉ lệ tổng lợi tức quốc gia
(GNI), sự đóng góp của Hoa Kỳ chỉ là 0,22 phần trăm, đứng thứ hai mươi trong 22
quốc gia viện trợ tài chánh. Mặt khác, các tổ chức phi chính phủ như các quỹ, công
ty, và các tổ chức tôn giáo và giáo dục tư nhân đã cho tặng 95,5 tỉ đô la. Tổng số
122,8 tỉ đô la lần nữa đứng hạng nhất trên thế giới và hạng bảy tính theo phần trăm
tổng lợi tức quốc gia.
Ngày nay, Hoa Kỳ chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với rất
nhiều nước trên thế giới. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, những chính sách của Hoa
Kỳ ảnh hưởng tương đối lớn tới an ninh chính trị, kinh tế của từng khu vực. Gần đây,
một số nhà nghiên cứu lý giải về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với lý thuyết về
toàn cầu hóa. Khi mà Hoa Kỳ càng có quan hệ tốt với nhiều nước, lượng hàng hóa
lưu thông sẽ càng nhiều. Nói cách khác, chính sách của Hoa Kỳ trong thời đại mới là
làm giàu và thúc đẩy nâng cao dân trí cho các nước khác trên thế giới, với mục đích

thúc đẩy thương mại trong một thế giới không còn tồn tại "cực".
Tổng thống giữ chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang quốc gia và bổ nhiệm
các lãnh đạo của quân đội, bộ trưởng quốc phòng và Bộ tổng tham mưu Liên quân
Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff). Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giám sát các lực lượng vũ
trang, bao gồm Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, và Không quân. Tuần
duyên Hoa Kỳ nằm dưới quyền quản trị của Bộ Nội An trong thời bình và thuộc Bộ
Hải quân trong thời chiến. Năm 2005, quân đội có 1,38 triệu quân hiện dịch, cùng với
hàng trăm ngàn trong mỗi ngành như Lực lượng Trừ bị và Vệ binh Quốc gia. Tổng
cộng tất cả 2,3 triệu người. Bộ Quốc phòng cũng mướn khoảng 700.000 nhân viên
dân sự, không kể những nhân công hợp đồng. Phục vụ quân sự là tình nguyện mặc dù
tổng động viên có thể xảy ra trong thời chiến qua hệ thống tuyển chọn nhập ngũ.
Việc khai triển nhanh các lực lượng Mỹ được cung ứng bởi một đội ngũ lớn phi cơ
vận tải của Không quân và các phi cơ tiếp liệu trên không, hạm đội của Hải quân với
11 hàng không mẫu hạm hiện dịch, và các đơn vị Thủy quân lục chiến viễn chinh trên
biển thuộc các Hạm đội Đại Tây Dương và Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân.
Bên ngoài biên giới Hoa Kỳ, Quân đội Hoa Kỳ khai triển 770 căn cứ và cơ sở tiện ích
trên tất cả các lục địa, trừ Nam Cực. Vì mở rộng sự hiện diện quân sự trên toàn cầu,
các học giả cho rằng Hoa Kỳ đang duy trì một "đế quốc của các căn cứ."
21
Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ năm 2006 là 528 tỉ Mỹ kim, chiếm 46 phần trăm chi
tiêu quân sự trên toàn thế giới và lớn hơn chi tiêu quân sự của 14 nước xếp kế tiếp
cộng lại. Chi tiêu quân sự tính theo đầu người là 1.756 đô la, khoảng 10 lần trung
bình của thế giới. Khoảng 4,06 phần trăm tổng sản phẩm nội địa, chi tiêu quân sự của
Hoa Kỳ đứng hạng 27 trong số 172 quốc gia. Ngân sách chính thức của Bộ Quốc
phòng năm 2006 là 419,3 tỉ, tăng 5 phần trăm so với năm 2005. Tổn phí tổng cộng
được ước tính cho cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Iraq đến năm 2016 là 2.267 tỉ đô la.
Đến ngày 4 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ đã mất 4.152 binh sĩ trong suốt cuộc chiến và
30.324 bị thương.
2.2.6. Kinh tế
Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên

thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Theo Quỹ
Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la chiếm 20
phần trăm tổng sản phẩm thế giới. Đây là tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn
hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua
tương đương năm 2006. Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên
đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương
đương. Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng
nhì. Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của
Hoa Kỳ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí
hàng đầu về nhập cảng. Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới; năm 2005
chiếm 23 phần trăm tổng số nợ toàn thế giới. Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội
địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có.
Phía cạnh tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Hoạt động kinh tế của chính phủ
chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa. Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với khía cạnh
dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành thương nghiệp dẫn
đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh
và bảo hiểm.[66] Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa
học dẫn đầu ngành sản xuất.[67] Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế
giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất.[68] Đây là nước sản xuất năng lượng điện
và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur,
phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất
nông nghiệp của thế giới.[69] Vụ mùa hái ra tiền dẫn đầu của Hoa Kỳ là cần sa mặc
dù luật liên bang nghiêm cấm trồng và bán cần sa.[70]
22
Phố Wall là nơi có Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE)
Ba phần tư các cơ sở làm ăn tại Hoa Kỳ không có lập sổ lương bổng, nhưng chúng
chỉ chiếm một phần nhỏ giao dịch. Các hãng có sổ lương từ 500 hoặc nhiều hơn
chiếm 49,1 phần trăm tất cả các công nhân được trả lương; năm 2002, chiếm 59,1
phần trăm giao dịch.[71] Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn
của Ngân hàng Thế giới.[72] So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu

được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp
hơn.[73] Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo giá trị đô la.
Năm 2005, 155 triệu người đã làm việc có lãnh lương, trong đó có 80 phần trăm làm
việc toàn thời gian.[74] Phần đông khoảng 79 phần trăm làm việc trong ngành cung
cấp dịch vụ.[1] Với khoảng 15,5 triệu người, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội là
hai lĩnh vực mướn người hàng đầu.[75] Khoảng 12 phần trăm công nhân Mỹ thuộc
thành viên công đoàn, so với 30 phần trăm tại Tây Âu.[76] Hoa Kỳ đứng hạng nhất
về dễ mướn và sa thải công nhân theo Ngân hàng Thế giới.[72] Người Mỹ có chiều
hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển
khác, dùng ngày nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn. Giữa năm 1973 và 2003, công việc
một năm cho một người Mỹ trung bình tăng 199 giờ.[77] Kết quả một phần, Hoa Kỳ
vẫn là nước có hiệu xuất lao động cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không
còn dẫn đầu hiệu xuất sản xuất tính trên mỗi giờ như đã từng như vậy giữa thập niên
1950 và thập niên 1990; công nhân tại Na Uy, Pháp, Bỉ, và Luxembourg hiện nay là
các nước có hiệu xuất sản xuất trên giờ lao động cao hơn
Lợi tức, phát triển con người, và giai cấp xã hội
Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, lợi tức trung bình của mỗi hộ gia đình trước khi
lấy thuế trong năm 2005 là 46.326 đô la.[79] Tính trung bình hai năm có mức từ
60.246 đô la ở New Jersey đến 34.396 đô la ở Mississippi.[80] Dùng tỉ lệ hoán đổi
sức mua tương đương, các mức lợi tức này tương đương với mức lợi tức tìm thấy tại
các quốc gia hậu công nghiệp khác. Khoảng 13 phần trăm người Mỹ sống dưới mức
23

×