Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sự biến đổi xưa làng Việt cổ trong thời điểm hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.63 KB, 14 trang )

Chuyên đề: Làng xã Việt Nam
Đề bài: Từ thực tế quê hương mình, làng mình anh (chị)
hãy nhận xét về sự biến đổi xưa làng Việt cổ trong thời
điểm hiện nay.


Bài làm
Làng là một cộng đồng dân cư của người Việt đã có lịch sử mấy thiên
niên kỉ, trải qua quá trình phát triển liên tục, vừa cải tạo tự nhiên vừa chống
ngoại xâm và đô hộ của nước ngoài, vừa vươn lên hạn chế những rủi ro thiên
nhiên đem đến, làng Việt Nam vẫn trường tồn cùng lịch sử dân tộc.
Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, nước ta mất về tay giặc nhưng
làng thì không mất, làng vẫn được giữ vững, phục hồi trên khắp đồng bằng
sông Hồng rồi tái sinh lại trên đất đai miền Trung và đồng bằng sông Cửu
Long.
Làng Việt Nam có sức mạnh dẻo dai, bền vững đó là nhờ văn hóa
làng, văn hóa làng vẫn tồn tại đến ngày nay với sự ngưng kết đậm đà biểu
hiện ở phong tục tập quan, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo.
Văn hóa làng còn có một cơ sở vật chất là đình, chùa, miếu, lũy tre, giếng
nước, cây đa… đã tạo nên một tổng thể văn hóa làng vững chắc, hòa quyện
vào nhau.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong thời kì hội
nhập, làng quê Việt Nam đang có những biến đổi to lớn, hầu như không còn
một làng quê nào còn giữ nguyên hiện trạng như trước năm 1945. Đặc biệt
là sự biến đổi kết cấu cơ sở vật chất của làng.
1.Sự biến đổi văn hoá vật chất
Xưa… nhắc đến nông thôn-làng quê Việt người ta thường nghĩ đến
cây đa, bến nước, sân đình, đến lũy tre rủ mát trên con đường làng đến
những ngôi nhà giản dị thoáng mát với hàng rào râm bụt… và ở đó người ta
có thể tìm thấy một cuộc sống thanh bình.
Nay… cái không khí ấy đang dần mất đi để thay vào đó là những dãy


nhà cao, thấp, đường làng bờ rào được bê tông hóa
1.1. Kiến trúc nhà cửa
Thời trung và cận đại
Với hệ thống tự cung, tự cấp về kinh tế, người nông dân trước đây vốn
sồng trong các ngôi làng khép kín. Khi sinh con, người ta tính ngay đến
trồng bao nhiêu cây xoan cây mít…để đủ làm một ngôi nhà ba gian hai trái,
khi con đến tuổi trưởng thành. Vì kèo đòn tay, dui mè đã có tre trồng quanh
vườn, gạch thì lấy đất từ ao hay ruộng rồi tự xây lò gạch để nung. Vôi thì lấy
ở núi đá vôi hay mua lấy. Gỗ xoan, tre trước khi làm nhà được ngâm dưới
bùn ao khoảng một năm để chống mối, mọt. Rơm lợp nhà thì có sẵn từ vụ
gặt trước, người dân vồn tay phải cầm cày, tay trái cầm dùi đục. Người trong
gia đình, bà con láng giềng mỗi người giúp một tay để dựng nhà.
Thời hiện đại
Những biến cố lịch sử, chiến tranh hủy hoại nhiều di sản kiến trúc…
nhưng sư biến đổi nhanh chóng của kiến trúc nông thôn Việt Nam, đặc biệt
là nông thôn miền Bắc thật nhanh chóng.
Kiến trúc nông thôn không quản lý, không quy hoạch, xô bồ với đủ
kiểu kiến trúc Đông, Tây, Trung cận Đông… những ngôi nhà Thái, nhà cao
tầng dần thay thế những ngôi nhà năm gian cổ với bậc thềm cao vút, ngói
âm dương mát lạnh,cửa gỗ uy nghi của các gia đình giàu có trước đây.
Những ngôi nhà cao vút đã thoát ly ra khỏi mặt đất, trong khi cuộc sống của
người nông dân lại dựa vào đất, gắn liền với đất.
1.2.Luỹ tre, giếng nước, cây đa, đình, chùa, miếu làng…
Thời trung và cận đại
Luỹ tre, giếng nước, cây đa
Luỹ tre là một thành lũy rất kiên cố, "đốt không cháy rào không được,
đào không qua". Điều này khác hẳn với các nước khác trên thế giới là dùng
thành quách bằng đất đá. Việc trao đổi với thế giới bên ngoài thông qua
cổng làng. Gần cổng làng thường có một cây đa, khói hương nghi ngút, đó là
nơi hội tụ của thánh thần.

Cây đa. Cây đa trong làng Việt mang nhiều ý nghĩa sâu xa.
Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo
dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có
nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội
coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho
sự tích luỹ kiến thức phong phú.
Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân
chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất
trời, đôi khi là cả một vòng đời người.
Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ
thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống
sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê,
gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ.
Không tiền ngồi gốc cây đa
Có tiền thì hãy lân la vào hàng
Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi
dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao
động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn
hò của trai gái:
Em đang dệt vải quay tơ
Bỗng đâu có khách đưa thơ tới nhà
Hẹn giờ ra gốc cây đa
Phượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao.
Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con
người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó
không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu:

"Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề"
Hay:
"Cây thị có ma, cây đa có thần"
Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con
người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với
thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các
linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó
với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung
để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ
vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng.
Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực
của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc
sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh.
Đình làng
Đình làng là nơi tôn nghiêm nhất để thờ Thành hoàng làng. Đình được
xây dưng nơi cao ráo nhất trong địa vực làng cấu trúc đình bao giờ cũng bề
thế, sang tronhj nhất trong làng. Đình cũng là nơi dân làng hội họp giải
quyết việc làng việc nước. ở đây thần quyền kết hợp với thế quyền, đình
làng, nhất là đình làng miền Bắc là kho tàng phong phú về điêu khắc dân
gian, phản ánh đời sống hàng ngày của người nông dân và lý tưởng thẩm mỹ
của họ.
Điêu khắc ở đình làng là điêu khắc trang trí, hình tượng phong phú,
đương nét tinh vi thu hút sự chú ý của người xem, những hình rồng hình
phượng, những nàng tiên thổi sáo, những dãy hoa, những con người lao
động cày bừa vui chơi, tất cả bám lấy xà ngang xà dọc uyển chuyển, linh
hoạt làm cho ngôi đình tuy nguy nga mà vẫn gần gũi với con người.
Chùa làng
Chùa được xây dựng sớm ở đất nước ta, vào thời Lý, Trần chùa chủ
yếu là chùa của quý tộc, đến đời Lê chùa là của làng xã.
Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, nơi thờ Phật, gửi hậu của dân

làng, là nơi đi lại tĩnh tâm vào ngày sóc, ngày vọng của nữ giới và người già.
Nếu so sánh kiến trúc đình thì nhìn chung chùa có vẻ khiêm tốn hơn
với vẻ trầm lắng u tịch và đơn sơ, giản dị của chùa.
Miếu làng…

×