Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỂ dục THỂ THAO NGOẠI KHÓA của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.98 KB, 12 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
THE ACTUAL SITUATION OF THE EXTRA CURRICULAR ACTIVITIES
OF THE COMMERCE UNIVERSITY’S STUDENTS
Cán bộ hướng dẫn
PGS.TS Vũ Chung Thủy
Người thực hiện
Bùi Đình Cầu
Lớp Cao học K21A2
Tóm tắt: Thông qua sử dụng phương pháp quan sát sư phạm, phỏng vấn
tọa đàm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp toán học thống kê, đề tài
triển khai nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh
viên làm cơ sở cho việc nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Thương mại.
Từ khóa: Thực trạng, TDTT ngoại khóa, giáo dục thể chất, sinh viên Đại
học Thương mại.
Summary: By using pedagogical methods of observation, interview
workshops, pedagogy tests, statistical mathematics, the scientific researches,
which are implement to assess the status of extracurricular activities off the
students, will be the basis for the study of solutions to enhance the effects of
physical education and extracurricular activities for The
Commerce University’s students.
Keywords:The actual situation, physical education/training, sports
activities extracurricular activities, The Commerce University’s students
1
1
Đặt vấn đề
Trường Đại học Thương mại là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu ở
Việt Nam, chuyên đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ với nhiều chuyên ngành khác
nhau như Quản trị doanh nghiệp, Khách sạn du lịch, Marketing, Kế toán, kiểm
toán, Thương mại điện tử, Thương mại quốc tế, Tài chính ngân hàng, Kinh tế


luật, Kinh doanh Thương mại, Hệ thống thông tin kinh tế…góp phần đào tạo lớp
người mới có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, có trình độ làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có
sức khỏe đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội.
Trong nhiều năm qua Trường Đại học Thương mại đã quan tâm đến sự
phát triển của tất cả các ngành học, trong đó có GDTC. Đội ngũ giảng viên đã
nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, tổ chức thi
đấu. Thực trạng hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa của nhà trường còn gặp
nhiều khó khăn, số lượng cán bộ giảng dạy còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ nhu
cầu tập luyện của sinh viên, công tác tuyên truyền về hoạt động ngoại khóa chưa
triển khai thường xuyên, cơ sở vật chất bước đầu đã được nhà trường trang bị
nhưng vẫn chưa đồng bộ, còn thiếu về dụng cụ phục vụ tập luyện. Những điều
đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng hoạt động TDTT nói chung và hoạt động
TDTT ngoại khóa nói riêng.
Xuất phát từ thực tế trên, để nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại
khóa cho sinh viên, trên cơ sở đó xác định các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn
hoạt động TDTT ngoại khóa, góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC, đề
tài tiến hành tìm hiểu thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên
Trường Đại học Thương mại .
Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp quan sát sư phạm,
phương pháp phỏng vấn, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp toán học
thống kê.
2
2
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
1. Thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên TDTT tại Trường Đại học Thương mại.
Môn học GDTC nằm trong chương trình đào tạo, do bộ môn GDTC chịu
trách nhiệm trước Ban Giám Hiệu và nhà trường về mặt chuyên môn. Về cơ cấu,

bộ môn GDTC, 12 giảng viên TDTT (trong đó 1 trưởng bộ môn, 1 phó bộ môn),
1 giảng viên Quân sự và 1 thư ký bộ môn. Các giảng viên đều có trình độ đại
học và trên đại học, được đào tạo ở các chuyên ngành Điền kinh, Thể dục, Cầu
lông, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bàn, Bóng chuyền và võ thuật. Thực trạng đội
ngũ giảng viên TDTT trong 4 năm gần đây được phân tích và trình bày trong
bảng 1.
3
3
Bảng 1. Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC tại Trường Đại học Thương mại
TT Năm học
Số
Lượng
Giới tính
Tổng số
sinh viên
Tỉ lệ
giáo
viên/sinh
viên
Thâm niên
công tác
Trình độ chuyên môn
Trình độ
tin học
Trình độ
tiếng anh
Nam Nữ
Dưới
5 năm
Trên

5 năm
Cao
học
Đại học
Cao
đẳng
A B C A B C
Chính
quy
Không
chính
quy
1 2010 – 2011 11 9 2 12.266 1/1115 5 6 3 11 0 0 0 8 3 0 9 2
2 2011 – 2012 11 9 2 12.560 1/1141 5 6 4 11 0 0 0 8 3 0 9 2
3 2012 – 2013 11 9 2 13.122 1/1192 5 6 6 11 0 0 0 7 4 0 9 2
4 2013 - 2014 12 10 2 13.760 1/1146 5 7 7 12 0 0 0 8 4 0 10 2
4
4
Qua bảng 1 cho thấy trình độ của giảng viên đã được nâng lên qua từng
năm học. Năm học 2013 - 2014 bộ môn có 7 giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và
có 3 giảng viên hiện đang hoàn thành chương trình cao học. Điều đó tạo điều
kiện thuận lợi trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào giảng dạy môn học
GDTC. Trong đó có gần 40% số giáo viên trẻ, thời gian công tác dưới 5 năm
chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác, nhưng với lực lượng trẻ
nên có nhiều thuận lợi trong quá trình học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, để trở thành những cán bộ có trình độ cao, đáp
ứng sự đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Thực trạng cho thấy: Tuy nhiên về số lượng giảng viên/sinh viên vẫn còn
cao cần được bổ sung để đảm bảo định biên và góp phần nâng cao hiệu quả công
tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa của SV. Nếu khai thác tiềm năng của

giảng viên một cách đúng mức thì việc thực hiện công tác GDTC, huấn luyện
đội tuyển, chỉ đạo hoạt động phong trào TDTT, hướng dẫn hoạt động ngoại khóa
và làm công tác NCKH có thể đạt kết quả khả quan hơn so với thực tiễn hiện nay.
2. Thực trạng động cơ và thái độ tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của
sinh viên Trường Đại học Thương mại.
Để nắm bắt được động cơ và thái độ người học đề tài đã tiến hành phỏng
vấn 410 sinh viên và kết quả được giới thiệu ở bảng 2
Bảng 2. Thực trạng động cơ và thái độ tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa
của sinh viên trường đại học Thương mại
TT Nội dung phỏng vấn
Kết quả phỏng vấn
Nam (n=160) Nữ (n=250)
SL % SL %
1 Tăng cường sức khỏe 40 25.80 56 22.40
2 Nâng cao thành tích thể thao 35 21.87 49 19.60
3
Học vì chương trình GDTC
quy định bắt buộc
85 53.13 130 52.00
4
Giảm căng thẳng, vui chơi
giải trí
46 28.75 55 22.00
5
Có hứng thú thực sự, thấy vai
trò to lớn của TDTT
29 18.13 37 14.80
5
5
Từ kết quả bảng 2 cho thấy: Về động cơ tập luyện TDTT ngoại khóa của

sinh viên chủ yếu do chương trình GDTC quy định, ý kiến này ở nam sinh viên
chiếm 53,13%, ở nữ 52%; về tăng cường sức khỏe, nam chiếm 25,8%, nữ chiếm
22,4%; để nâng cao thành tích thể thao chỉ có 21,87% ý kiến của nam và 19,6 %
ý kiến của nữ; nhằm giảm căng thẳng vui chơi giải trí có 28,75% ý kiến của nam
và 22% ý kiến của nữ. Khi hỏi về hứng thú học tập và vai trò của TDTT thì chỉ
nhận được 18,13% ý kiến của nam và 14,8% ý kiến của nữ đồng ý với quan
điểm này.
3. Thực trạng mức độ tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên Trường
Đại học Thương mại.
Đề tài đã triển khai phỏng vấn 410 sinh viên. Mức độ tập luyện TDTT
ngoại khóa của sinh viên được đánh giá với 3 hình thức trả lời: Thường xuyên
(2 – 3 buổi/tuần) không thường xuyên và không tập luyện. Kết quả nghiên cứu
được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Thực trạng mức độ tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
Trường Đại học Thương mại
TT
Giới
tính
n
Tập luyện
thường xuyên
(2-3 buổi/tuần)
Tập luyện
không thường
xuyên
Không tập
luyện
SL % SL % SL %
1 Nam 160 13 8.12 82 51.25 62 38.37
2 Nữ 250 11 4.40 123 49.20 112 44.80

Tổng 410 24 5.85 205 50.00 174 42.44
Từ bảng 3 cho thấy, trong tổng số 410 sinh viên tham gia phỏng vấn chỉ
có 5.85% sinh viên trả lời là có tập luyện TDTT thường xuyên, trong đó có 13
sinh viên nam và 11 sinh viên nữ ( chiếm 8,12% và 4,4%)
Số sinh viên tập luyện TDTT không thường xuyên và không tập luyện
chiếm tỷ lệ cao. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và các yếu tố chi phối đến
mức độ tham gia TDTT ngoại khóa, đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp sinh
viên.
6
6
Sinh viên cho rằng có nhiều yếu tố chi phối như không có thời gian tập
luyện. Hầu hết những sinh viên này đều cho rằng do chương trình học tập chung
căng thẳng, sức khỏe không đảm bảo và không có người hướng dẫn tập luyện.
Một số ý kiến còn cho rằng sinh viên các trường đại học không thuộc chuyên
ngành TDTT nên ít quan tâm đến hoạt động TDTT nói chung, họ chỉ quan tâm
đến những môn học cơ bản, cơ sở, chuyên ngành khác trong chương trình đào tạo.
Kết quả bảng 3 còn cho thấy 42,44% ý kiến trả lời không tập luyện TDTT.
Đây là một hiện tượng đáng lo ngại cho việc giữ gìn và rèn luyện sức khỏe.
4. Thực trạng thể lực của sinh viên Trường Đại học Thương mại.
Để đánh giá thực trạng thể lực của SV chúng tôi tiến hành theo các chỉ
tiêu trên và tiêu chuẩn được ban hành trong Quyết định số 53/QĐ-BGD&ĐT
ban hành 18/9/2008. Tuy thực trạng thể lực là kết quả tác động của nhiều yếu tố
như GDTC chính khóa, do phát triển theo quy luật tự nhiên sinh học nhưng
trong đó tác động TDTT ngoại khóa có ý nghĩa quyết định vì vậy kết quả đánh
giá này sẽ phản ánh chủ yếu hiệu quả tác động của TDTT ngoại khóa và là cơ sở
lựa chọn biện pháp khắc phục. Kết quả được đánh giá theo từng năm học và
được trình bày theo các bảng 4, 5, 6, 7.
7
7
Bảng 9. Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên năm thứ nhất

Trường Đại học Thương mại
STT Nội dung
Nam (n = 53) Nữ (n = 56)
Kết quả kiểm tra Kết quả đánh giá Kết quả kiểm tra Kết quả đánh giá
X ± δ C
v
% SV đạt % X ± δ C
v
% SV đạt %
1 Bật xa tại chỗ (cm) 209.1 ± 13.4 2.40 28 52.83 148.5 ± 12.5 3.13 22 39.28
2 Chạy 30m xuất phát cao (s) 5.71 ± 0.88 5.30 19 35.84 6.75 ± 0.72 5.55 23 41.00
3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 12.55 ± 1.02 2.14 20 37.73 13.80 ± 1.52 6.12 19 33.92
4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 16.8 ± 1.96 5.12 20 37.73 15.6 ± 1.98 4.03 21 37.50
5 Chạy 5 phút tùy sức (m) 935 ± 46 7.60 19 35.84 793 ± 5.5 5.77 19 33.92
Bảng 10: Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên năm thứ hai
Trường Đại học Thương mại
STT Nội dung
Nam (n = 54) Nữ (n = 58)
Kết quả kiểm tra Kết quả đánh giá Kết quả kiểm tra Kết quả đánh giá
X ± δ C
v
% SV đạt % X ± δ C
v
% SV đạt %
1 Bật xa tại chỗ (cm) 218.1 ± 16.3 3.55 33 61.11 153.3 ±16.2 153.3 ±16.2 32 55.17
2 Chạy 30m xuất phát cao (s) 5.68 ± 1.03 6.22 26 48.14 6.80 ± 0.83 6.80 ± 0.83 27 46.55
3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 12.2 ± 0.98 5.63 36 66.66 13.82 ± 1.86 13.82 ± 1.86 22 37.93
4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 17.7 ± 1.75 7.32 26 48.14 16.7 ± 1.25 16.7 ± 1.25 24 41.37
5 Chạy 5 phút tùy sức (m) 948 ± 38 5.26 28 51.85 807 ± 38 807 ± 38 23 39.65
8

8
Bảng 11: Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên năm thứ ba
Trường đại học Thương mại
STT Nội dung
Nam (n = 58) Nữ (n = 57)
Kết quả kiểm tra Kết quả đánh giá Kết quả kiểm tra Kết quả đánh giá
X ± δ C
v
% SV đạt % X ± δ C
v
% SV đạt %
1 Bật xa tại chỗ (cm) 213.1 ± 13.3 7.13 27 46.50 149.2 ±13.3 5.10 26 45.61
2 Chạy 30m xuất phát cao (s) 5.77 ± 0.93 4.27 29 50.87 6.73 ±1.03 3.67 28 49.18
3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 12.39 ± 1.36 5.45 24 41.37 13.77 ± 1.52 3.73 23 40.35
4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 17.2 ± 1.42 4.25 20 34.48 16.2 ± 1.55 4.45 27 47.36
5 Chạy 5 phút tùy sức (m) 943 ± 45 3.77 22 37.93 796 ± 43 7.25 21 36.84
Bảng 12: Kết quả kiểm tra thể lực sinh viên năm thứ tư
Trường Đại học Thương mại
STT Nội dung
Nam (n = 58) Nữ (n = 57)
Kết quả kiểm tra Kết quả đánh giá Kết quả kiểm tra Kết quả đánh giá
X ± δ C
v
% SV đạt % X ± δ C
v
% SV đạt %
1 Bật xa tại chỗ (cm) 202.8 ± 13.3 3.25 27 47.36 148.2 ± 15.2 5.23 25 42.30
2 Chạy 30m xuất phát cao (s) 5.77 ± 1.22 5.44 24 42.10 6.80 ± 1.25 4.75 29 49.15
3 Chạy con thoi 4 x 10m (s) 12.40 ± 1.43 5.05 26 45.61 13.95 ± 1.72 6.03 25 42.37
4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần) 17.0 ± 1.53 4.37 20 35.08 15.7 ± 1.42 3.67 21 35.59

5 Chạy 5 phút tùy sức (m) 930 ± 42 6.32 23 40.35 775 ± 53 5.43 23 38.98
9
9
Từ số liệu nêu ra ở bảng 4, 5 6, 7 cho thấy trình độ thể lực của sinh viên từ năm
thứ nhất đến năm thứ tư của Trường ĐH Thương mại còn yếu. Tỷ lệ SV đạt tiêu chuẩn
thể lực do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định còn thấp (từ 35,08% - 47,36% ở nam và
35,59% - 49,15% ở nữ); hệ số C
v
đều nhỏ hơn 10%.
Qua kết quả nghiên cứu được giới thiệu các bảng trên cho thấy: Trình độ
thể lực của nam sinh viên năm thứ hai phát triển hơn so với năm thứ nhất và có
phần chững lại ở năm thứ ba và năm thứ tư. Bật xa tại chỗ có 61,11% SV năm
thứ hai đạt tiêu chuẩn, trong khi đó SV năm thứ ba là 46,50% và năm thứ tư là
47,36%; Chạy 30 mét xuất phát cao có 48,14% SV năm thứ hai đạt tiêu chuẩn,
còn SV năm thứ ba 50,87% và năm thứ tư 42,10%; Chạy con thoi SV năm thứ
hai đạt tiêu chuẩn 66,66% trong khi đó SV năm thứ ba 41,37% và năm thứ tư
45,61%. Như vậy nếu đánh giá theo chỉ tiêu đạt được, bật xa tại chỗ, chạy 30
mét xuất phát cao, chạy con thoi nam SV trường ĐH Thương mại đạt tiêu chuẩn
chiếm tỷ lệ cao hơn so với các chỉ tiêu nằm ngửa gập bụng và chạy 5 phút tùy
sức.
Số nữ SV năm thứ hai đạt tiêu chuẩn thể lực khá hơn so với SV năm thứ
ba và năm thứ tư. Bật xa tại chỗ có 55,17% SV đạt tiêu chuẩn; SV năm thứ ba
45,61%; năm thứ tư 42,30%. Chạy xuất phát cao có 46,55% đạt chỉ tiêu, SV
năm thứ ba 49,18% và SV năm thứ tư là 49,15%; Chạy 5 phút tùy sức có
39,65% SV năm thứ hai đạt tiêu chuẩn, SV năm thứ ba là 36,84% và SV năm
thứ tư là 38,98%, còn SV năm thứ nhất chỉ có 33,92% đạt tiêu chuẩn. Trong 5
test để kiểm tra thể lực của SV Trường Đại học Thương mại có các tố chất sức
mạnh, sức nhanh khéo léo phát triển hơn, còn tố chất sức bền phát triển yếu hơn
(đối với cả nam và nữ).
10

10
5. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại học Thương mại .
Bảng 8. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của sinh viên
Trường Đại học Thương mại .
Điểm
Kết quả học tập
n = 3.820 %
Giỏi ( điểm 8 – 10) 260 6.81
Khá (điểm 7 – 7,9) 552 14.45
Trung Bình (điểm 5 – 6,9) 1968 51.51
Yếu (điểm 3 – 4,9) 790 20.68
Kém (điểm dưới 3) 250 6.54
Từ bảng 8 cho thấy sinh viên Trường Đại học Thương mại đạt điểm trung
bình môn GDTC chiếm ưu thế (51.51%), tỷ lệ giỏi đạt 6,81%, điểm kém 6,54%,
điểm khá chiếm 14,45%. Nhìn chung kết quả học tập GDTC của sinh viên còn
thấp. Điều đó cũng phù hợp với kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên qua từng
năm học. Sinh viên năm thứ hai có trình độ thể lực khá hơn sinh viên năm thứ
nhất, năm thứ ba và thứ tư.
Kết luận
1. Đội ngũ giảng viên trường đại học Thương mại đã phát triển cả về và
chất lượng qua từng năm học. Tuy nhiên chưa đủ đáp ứng về số lượng theo định
biên và yêu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV.
2. Động cơ tập luyên TDTT của sinh viên chủ yếu là do chương trình quy
định (ý kiến của nam chiếm 53,13%, ở nữ là 52%). Sinh viên chưa có hứng thú
thật sự, chưa thấy rõ vai trò của TDTT (ý kiến của nam 18,13%, ở nữ 14,8%).
3. Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên tăng dần từ năm thứ nhất đến
năm thứ hai, nhưng có xu hướng giảm dần ở năm thứ ba và năm thứ tư, đặc biệt
là sự giảm sút về sức bền, sức mạnh.
11
11

Tài liệu tham khảo
1. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản quản lý TDTT, Nxb
TDTT, Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Sinh (2006), Giáo trình nghiên cứu khoa học thể dục thể
thao, Nxb TDTT, Hà Nội.
4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT,
Nxb TDTT, Hà Nội.
Nguồn bài báo
Bài báo được trích từ đề tài lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Thương mại.
12
12

×