Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh trên địa bàn xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.27 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình về nhiêu mặt của các cá nhân và tổ chức. Cho phép tôi được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến:
ThS. Nguyễn Trọng Đắc, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Ban giam hiệu trường đại học nông nghiệp Hà Nội, khoa Kin tế và phát
triển nông thôn, bộ môn phát triển nông thôn cùng toàn thể thầy cô giáo và cán
bộ công nhân viên nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận.
Ban địa chính, xây dựng, môi trường, nông nghiệp, khuyến nông, hợp tác
xã nông nghiệp và các hộ gia đình trong vùng sản xuất đa canh, những người đã
cung cấp số liệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi giỳp tụi hoàn thanh khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn cha, mẹ, người thân và bạn bè tụi đó động viên
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nôi, ngày tháng năm 2011
Tác giả
Ngô Văn Thọ
1
Đề tài: “Tỡm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh trên
địa bàn xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An”
Phần I : Mở đầu
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của nước ta từ ngàn đời nay và
là lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, là nền tảng có tính
chiến lược trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh lương
thực. Trong những năm gần đây, nông nghiệp được coi là nền tảng bền vững, cơ
sở để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu, tỷ trọng xuất khẩu từ sản phẩm
nông nghiệp tăng trưởng cao, một số sản phẩm đã đứng hàng đầu trong cung ứng


cho thị trường thế giới. Tuy nhiên, để thoát khỏi những hạn chế như sản xuất
nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều, cơ giới
hóa đạt thấp…, Đảng ta đã xác định đột phá mạnh mẽ trên cơ sở bổ sung, thay
đổi một số quan điểm, mục tiêu để phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong đó là
vấn đề về sở hữu đất nông nghiệp, đẩy mạnh tích tụ đất đai để nông nghiệp phát
triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn.
Nghị quyết 26-NQ/TƯ ra ngày 5-8-2008 về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn được thông qua tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X
đã thể hiện quyết tâm của Đảng ta trong việc đẩy mạnh đổi mới sản xuất nông
nghiệp, nông thôn và nông dân. Nghị quyết cũng đã chỉ rõ những hạn chế của
thực trạng sản xuất nông nghiệp “Nụng nghiệp phát triển cũn kộm bền vững, tốc
độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt
nguồn lực cho phát triển sản xuất; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ
và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi
mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất
2
nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp”. Nghị
quyết 26 cũng đã vạch ra mục tiêu “Xõy dựng nền nông nghiệp phát triển toàn
diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương
thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài”; đồng thời, khẳng định “Cần đẩy nhanh
tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế
từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất
lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia ”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định rõ mục tiêu trong nông nghiệp
phải: “Phỏt triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững,
phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy
mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố
trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp
tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các

tổ hợp sản xuất lớn”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã xác định rõ định hướng cụ thể: “Khuyến
khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù
hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa
người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và
công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông
thôn mới.”
Xã Diễn Mỹ nằm ở phía đông bắc huyện Diễn chõu(Nghệ An), cách xa trung
tâm huyện nên gặp nhiều khó khăn trong việc giao thương hàng hóa và đi lại của
nhân dân trên địa bàn. Cơ cấu kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc
vào thời tiết nên chậm phát triển. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng bộ, chính quyền địa phương, cùng sự năng động chịu khó của
3
người dân, bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương có sự chuyển biến tích cực:
kinh tế không ngừng tăng trưởng phát triển, văn hóa, đời sống nhân dân tăng lên
đưa xã tiến lên thành một xã phát triển của vùng đông bắc huyện Diễn Châu.
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh trên địa bàn
xã ngày càng phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dõn địa
phương. Tuy nhiên các mô hình sản xuất đa canh vẫn chưa phát huy hết tiềm
năng và thiếu tính bền vững trong sản xuất. Xuất phát từ thực tế nói trên tôi
quyết định lựa chọn đề tài: “Tỡm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp theo
hướng đa canh trên địa bàn xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An”
1.2Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu tình hình sản xuất, những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp đa canh trên địa bàn huyện. từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển sản
xuất đa canh trên địa bàn xã một cách bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong phát triển sản xuất đa canh
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển sản xuất đa canh trên địa bàn xã Diễn

Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất đa
canh trên địa bàn xã
- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển sản xuất đa canh bền
vững
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Mô hình xuất đa canh là gì ?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sản xuất đa canh ?
- Phát triển bền vững các mô hình sản xuất đa canh ?
4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến sản xuất đa canh
Các mô hình sản xuất đa canh trên địa bàn xã
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu các mô hình sản xuất đa canh trên địa bàn xã.
Từ đó đánh giá hiệu quả, phân tích những thuận lợi và khó khăn nhằm đề xuất
những giải pháp phát triển bền vững cho các mô hình sản xuất đa canh trên địa
bàn xã
1.4.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Diễn Mỹ, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An
1.4.2.3 Phạm vi về thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012
5
Phần II : Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
Khái niệm mô hình sản xuất: Là hình mẫu trong sản xuất, thể hiện sự kết

hợp của các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể nhằm đạt được những mục
tiờu cụ thể (Theo Dương Văn Hiểu)
Nông nghiệp đa canh: Nông nghiệp trồng nhiều loại cõy, nuụi nhiều loại
gia súc và phát triển tổng hợp; đối lập với nông nghiệp độc canh. NNĐC là yêu
cầu phát triển kinh tế khách quan để sử dụng đầy đủ và hợp lí tài nguyên đất đai,
khí hậu, lao động và tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phát triển NNĐC gắn liền với việc đưa sản xuất đi vào chuyên môn hoá, hiện đại
hoá. Do điều kiện đặc thù về tự nhiên, cũng như về kinh tế - xã hội của nông
nghiệp, nhất là ở vùng nhiệt đới, việc đưa sản xuất nông nghiệp đi vào chuyên
môn hoỏ khụng xoỏ bỏ khả năng khai thác kinh tế tổng hợp, tồn tại một cách
khách quan và có lợi trong mức độ nhất định. Tuy nhiên, đưa nông nghiệp từ độc
canh, tự cấp tự túc sang phát triển NNĐC, sản xuất chuyên môn hoá, công
nghiệp hoá không hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan mà có quan hệ mật
thiết với phương thức sản xuất của xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất, khả năng tổ chức sản xuất, quản lí kinh tế, chưa kể yếu tố
khách quan là điều kiện chính trị, xã hội như đất nước có chiến tranh hay hoà
bình.
Khái niệm mô hình sản xuất nông nghiệp đa canh: Đa dạng hóa sản xuất
nông nghiệp trên diện tích canh tác để tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa nhằm
nâng cao thu nhập cho người dân
Mô hình VAC: VAC là một hệ thống canh tác mà trong đó có sự kết hợp
chặt chẽ giữa hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm
6
2.1.2 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp đa canh
- Đặc điểm của sản xuất đa canh là chuyển đổi hệ thống canh tác từ độc canh
sang sang hệ thống canh tác nhiều hệ thống như: trồng trọt, chăn nuụi….
- Sản xuất đa canh là hình thức kết hợp nhiều hệ thống: Ao nuôi, ruộng lúa
kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm và bờ trồng cõy…
- Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững.
- Gia tăng năng suất và dịch vụ trên một đơn vị diện tích sản xuất.

- Sắp xếp hoa màu canh tác phù hợp giữa nhiều thành phần cây lâu năm, hoa
màu hay vật nuôi theo không gian và thời gian trên cùng một diện tích đất.
- Đóng góp vào phát triển cho các cộng đồng dân cư về các mặt dân sinh,
kinh tế và hoàn cảnh sinh thái mà vẫn tương thích với các đặc điểm văn hóa, xã
hội của họ
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng
2.1.3.1 Các yếu tố tự nhiên
Yếu tố khí hậu: Bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, là
những yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sản xuất
đa canh, nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm… Ảnh hưởng trực tiếp đến các
cơ thể cỏc đụi tượng nuôi.
Yếu tố thủy văn: Nguồn nước là một trong những điều kiện thiết yếu đầu
tiên cho nuôi thủy sản trong sản xuất đa canh. Nguồn nước đủ và không có biến
động lớn, quá cao hay quá thấp, là điều kiện lý tưởng cho sản xuất đa canh.
Yếu tố về thổ nhưỡng, môi trường trong sản xuất đa canh: Điều kiện về
thổ nhưỡng và môi trường nước là những điều kiện cơ bản cho phát triển nuôi
thủy sản trong sản xuất đa canh.
Yếu tố về nguồn lợi giống cây trồng, vật nuôi: Ngày nay do sự phát triển
của tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sinh sản nhân tạo, di truyền giống và thuần
7
hóa giống cây trồng và vật nuôi. Đã làm tăng năng suất và chất lượng của cây
trồng và vật nuôi một cách đáng kể.
2.1.3.2 Các yếu tố kinh tế - kĩ thuật trong sản xuất đa canh
Yếu tố vốn đầu tư: Là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
kinh doanh của mọi thành phần kinh tế nói chung và của trồng trọt và chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản nói riêng. Trong công tác về vốn đầu tư thì việc bố trí cơ cấu
sử dụng vốn đầu tư hợp lý là hết sức cần thiết.
Yếu tố thị trường: Là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình sản
xuất kinh doanh, cho cả yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của sản xuất. Chọn
đối tượng nuôi, thời điểm bán được giá cao là cần thiết của người sản xuất.

Yếu tố áp dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến: Bao gồm cỏc khõu từ khâu
chuẩn bị sản xuất, sản xuất, đến bảo quản chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản
phẩm. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, nó có ảnh
hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng, giá thành cũng như giá bán sản phẩm.
Yếu tố tổ chức sản xuất và quản lý: Là yếu tố quan trọng, mặc dù chỉ có
ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hiệu quả sản xuất đa canh nhưng nó có ảnh
hưởng lớn đến việc huy động, phân bổ, thực hiện, giám sát và quản lý một cách
có hiệu quả trong điều kiện nguồn lực có hạn, trong một vùng cụ thể.
2.1.3.3 Các yếu tố về kinh tế - xã hội
Yếu tố về chính sách: Là yếu tố cực kì quan trọng, mặc dù yếu tố này chỉ
ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả sản xuất nhưng các chính sách sẽ tạo ra môi
trường kinh tế, kinh tế - xã hội thuận lợi, tạo đà cho sự phát triển sản xuất đa
canh.
Yếu tố về nhu cầu thị trường: Là yếu tố hết sức quan trọng, việc điều tra
nắm bắt được nhu cầu thị trường là việc làm hết sức cần thiết khi muốn phát
triển một ngành sản xuất hàng hóa lớn.
8
Yếu tố về trình độ nguồn nhân lực: Ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu các
thong tin kinh tế, thị trường và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến…trong quá trình sản xuất đa canh.
Yếu tố về mức sống và tích lũy: Ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm nuôi
trồng thủy sản và mức độ đầu tư cho sản xuất đa canh, lựa chọn mô hình sản
xuất hợp lý là yếu tố cần được nghiên cứu khi xây dựng các kế hoạch phát triển.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Nước ngoài
2.2.1.1 Một số mô hình đa canh của các nước trên thế giới
• Mô hình canh tác cỏ lỳa trong sản xuất đa canh ở các nước Châu Á
Nuụi cá kết hợp trồng lúa là một hệ thống canh tác khá phổ biến trong các
nước đang phát triển ở châu Á. Cá có thể được nuụi trờn cánh đồng lúa nếu có
nguồn cung cấp nước thuận tiện. Hiệu quả nuôi cá – lúa ngoài việc tăng thêm

thu nhập từ cá, sản lượng lỳa cũn tăng thêm do cá cung cấp phân và đặc biệt làm
giảm côn trùng gây hại cho lúa.
Phân loại hệ thống cỏ lỳa
Thông thường nguồn nước trong ruộng lúa có thể nuôi kết hợp cá, đặc biệt là
trên những vùng đất trũng vào mùa mưa, phân chia hệ thống canh tác lỳa cỏ làm
2 loại chính là khai thác tự nhiên trên ruộng lúa và nuôi cá lúa. Khai thác tự
nhiên trên ruộng lúa là hệ thống canh tác đơn giản nhất với việc đầu tư không
đáng kể, sản lượng cá thu hoạch chủ yếu là nguồn cá tự nhiên. Hệ thống nuôi cá
lúa được phân chia thành:
- Nuôi xem canh, nghĩa là cá được nuôi trong suốt thời gian cấy lúa
- Nuụi cỏ luân canh trong đó cá và lúa canh tác ở những thời điểm khác
nhau trong năm.
9
Nuôi cá luân canh có 2 dạng là sau khi thu hoạch lúa sử dụng mặt nước để
nuôi cá và tận dụng nuôi cá giữa 2 vụ.
Canh tác cá – lỳa đó trở nên phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong
những năm gần đây do có nhiều tiềm năng thích hợp để phát triển. Nuôi cá lỳa
cú truyền thống lâu đời ở Ấn Độ. Ấn Độ có hơn 2,3 triệu ha ruộng cấy lúa bị
nước ngập sâu trong mùa mưa có thể sử dụng để nuôi cá nước ngọt.
Canh tác cá – lúa ở Thái Lan hiện nay đang tồn tại ở cả hai dạng khai thác
tự nhiên và nuôi cá – lúa. Tuy nhiên diện tích nuôi cá – lúa ở nước này chỉ chiếm
0.05% trong tổng số 8,9 triệu ha diện tích tiềm năng và có khoảng 3000 trang trại
nuôi cá – lúa. Thông thường năng suất cá dao động từ 800 – 900kg/ha, trong một
số trường hợp đặc biệt năng suất cá lên đến 1.800kg/ha. Năng suất bị giảm có thể
do sử dụng giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao và thuốc trừ sâu. Diện tích
nuôi cá lúa ở Thái Lan có thể được mở rộng trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học
kĩ thuật và hệ thống canh tác tiên tiến.
Nuôi cá ruộng ở Trung Quốc có lịch sử lâu đời, tiềm lực phát triển rất lớn,
ước tính cú trờn 100 triệu mẫu, hiện mới sử dụng khoảng 1/5. Những tỉnh nuôi
cá ruộng phát triển về mặt hiệu quả sinh thái kinh tế, xã hội đều rất rõ rang. Tỉnh

Tứ Xuyên sản lượng cá ruộng chiếm ẳ tổng sản lượng toàn tỉnh. Hiện nay, để tạo
môi trường sinh thái tốt nhất cho nuôi cá đã xuất hiện mô hình hoàn toàn mới.
Đó là sự kết hợp luân phiên giữa trọt và nuôi cá trên cùng một diện tích. Các ao
do nuôi cá lâu ngày, lớp bùn đầy đọng lại dưới đáy ao, cần tát cạn nước ao sau
đó cấy lúa hoặc để khô rồi trồng các cây nông nghiệp khác như chuối, dưa hấu…
Cỏc cõy đú sẽ hút đi các chất dinh dưỡng dư thừa có trong bựn, nờn đỏy ao được
cải tạo trong một vài vụ trồng sau đó lại tiếp tục nuôi cá, cứ luân phiên như thế
làm cho năng suất cây trồng và nuôi cá đều ổn định.
10
Các loài cá dữ thường chiếm ưu thế mạnh trong hệ thống khai thác cá tự
nhiên trong ruộng ở các nước Đông Nam Á, bao gồm các loại cá thuộc họ cá
quả, cá rô, cá trê. Khai thác cá tự nhiên trong ruộng lúa thường cho năng suất
thấp và không ổn định.
Năng suất cá trong ruộng biến động phụ thuộc vào loại hình nuôi, điều
kiện nuôi và mức độ đầu tư vào ruộng cá – lúa. Bố trí hợp lý có thể làm tăng
năng suất lúa và cá trong ruộng lúa.
• Mô hình sản VAC ở Jamaica
Bằng cách sử dụng phân gà làm nguồn thức ăn cho cá và nước từ những
ao cá này sau đó dùng để tưới cho những vườn rau nhỏ đó giỳp cho nông dân ở
Jamaicacú những nguồn thu nhập khá tốt. Đây là mô hình được Trường đại học
Jamaica nghiên cứu và thử nghiệm thành công trên thực tế. Tỷ lệ tăng trưởng cỏ
nuụi ở những ao được cung cấp thức ăn dinh dưỡng từ phân gà là cao hơn việc
nuôi cá ở những ao bình thường. Cá được nuôi thử nghiệm bằng mô hình này
tăng 35kg/ha với cùng thời gian nuôi. Tiến sĩ Wright - người chủ trì của công
trình nghiên cứu này cho biết, nhu cầu sử dụng phân gà ngày càng cao nên phải
cho gà ăn nhiều dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng gà giò cũng tăng lên một cách nhanh
chóng. Hơn nữa, những chất mùn đọng lại dưới đáy ao cũng lại là một loại phân
hỗn hợp rất tốt để chăm bón cho những cánh đồng khô hạn. Theo ông Wright,
nếu nông dân sử dụng mô hình này sẽ thu được nhiều lợi nhuận trong việc canh
tác và chuyển đổi cơ cấu làm ăn, vỡ nú quay vòng vốn rất nhanh.Họ sẽ không

cần tới những loại phân bón hóa học; mà chỉ cần việc tái sử dụng những chất
thừa để làm phân bón là đủ, và cũng không đòi hỏi nhiều lao động. Ngoài ra,
phương pháp canh tác mới này còn đem lại những lợi ích to lớn cho môi trường
khi chúng ta tái sử dụng hết những chất dư thừa từ việc chăn nuôi gia cầm và cá.
Với sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp Jamaica, nghiên cứu của Wright đã thu
11
được nhiều thành tựu đáng kể nhằm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho
những hộ gia đình nghèo. Ông Wright giải thích rằng, mô hình VAC này không
phải là mới trên thế giới, những quốc gia đã thành công trong ngành công nghiệp
thủy sản như Đài Loan,Trung Quốc và Ấn Độ đã sử dụng mô hình này trong
nhiều năm trước. Mô hình này cho thấy, thức ăn bằng phân gà đã đem lại cho
những ao cá một kết quả khả quan, sản lượng cá tăng lên một cách đỏng kể.Phõn
gà cũng cung cấp dinh dưỡng cho nhiều sinh vật phù du, như những động - thực
vật nhỏ ở dưới đỏy ao.Đõy được xem là một mô hình "vườn-ao-chuồng" có hiệu
quả cao.
2.2.2 Trong nước
2.2.2.1 Một số mô hình sản xuất đa canh của các địa phương trong cả nước
Ðối với vùng đồng bằng sông Hồng, các mô hình VAC như mô hình vườn
cây - ao cá - ruộng lúa xó Phỳ Diễn, Nam Sách (Hải Dương) đó giỳp 36 hộ trong
vùng đất trũng có thu nhập ổn định, tạo cảnh quan đẹp và cải thiện đáng kể chất
lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Ở xã Phụng Công, Văn Giang (Hưng
Yên) người dân đã dành 1/3 diện tích đất úng trũng để đào ao nuôi cá, đất đắp
lên vườn trồng các loại cây cảnh, kết hợp xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn và
các loại gia cầm, tạo thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng/ha/năm. Các loại phụ
phẩm nông nghiệp, rác thải nông nghiệp đã được thu gom và ủ trong những hố
rác di động vừa bảo đảm vệ sinh môi trường, nhà cửa thoáng mát, vừa cú thờm
lượng đáng kể phân hữu cơ bón ruộng.
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều vựng đó thiết kế các mô hình
nụng - lõm kết hợp bền vững, người dân đắp ụ đất, lên luống trong ruộng để
trồng cây ăn quả, cây rau mựa khỏc vừa đa dạng hóa sản phẩm thu nhập, vừa hạn

chế sâu hại và duy trì độ màu mỡ của đất. Những năm gần đây, tỉnh Ðồng Thỏp
đó xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao như lúa - sen, lúa - bắp,
12
bắp lai 2-3 vụ, lúa củ ấu thu lãi hàng chục triệu đồng; cây cảnh, nuôi cá tra thu
lãi hàng trăm triệu đồng.
Ở những vùng ven biển, nơi phân bố diện tích lớn rừng ngập mặn giàu
tiềm năng và có ý nghĩa nhiều mặt đối với cuộc sống con người thì nhiều năm
nay đã xảy ra sự tranh chấp quyết liệt giữa con tôm và cây rừng. Nhiều cánh
rừng ngập mặn đã bị tàn phá để thay thế bằng những đầm nuôi hải sản. Tuy
nhiên, những rủi ro trong nuôi trồng hải sản, sự xâm nhập mặn, sự xói lở bờ biển
đã thức tỉnh nhiều hộ nông dân, buộc họ phải thay đổi phương pháp nuôi trồng.
Những mô hình nuôi tôm bán thâm canh, nuôi tôm sinh thái với tỷ lệ 65-75%
diện tích RNM và 20-25% diện tích nuôi trồng hải sản đang được nhiều nơi áp
dụng. Tuy năng suất hải sản không cao, nhưng ít rủi ro và bền vững đem lại thu
nhập và duy trì được hệ sinh thái RNM vốn rất nhạy cảm.
Canh tác cá – lúa trong sản xuất đa canh ở nước ta
Việc đánh bắt cá trong ruộng lúa sau vụ thu hoạch có lẽ đã gắn liền với
nông nghiệp nước ta ngay từ những buổi đầu. Diện tích tiềm năng canh tác cá –
lúa của cả nước là 548.050ha. Diện tích đang nuôi cá - lúa ước tính khoảng hơn
27.000 ha. Nuôi cá lúa tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và ven sông
MờKụng. Ngoài ra, ở các vùng núi phía Bắc, duyên hải miền Trung cũng có nuôi
cá – lúa ở quy mô nhỏ và vừa.
Nhìn chung, các mô hình đã tập trung vào việc sử dụng và bảo vệ các
nguồn tài nguyên tái tạo gắn liền cuộc sống đem lại sự tăng trưởng về kinh tế, cải
thiện đáng kể đời sống của người dân và tạo dựng những cảnh quan sinh thái đẹp
và hấp dẫn.
Phát trển mụ hình VAC trong sản xuất đa canh tỉnh Vĩnh Long
Để góp phần thực hiện chủ trương phát triển Nông nghiệp của tỉnh Vĩnh
Long theo hướng nâng cao chất lượng hàng hóa, thời gian qua, Hội làm vườn
13

tỉnh thực hiện nhiều giải pháp thiết thực giúp nông dân nhân phát triển và nhân
rộng mô hình sản xuất tổng hợp VAC. Đến nay, toàn tỉnh phát triển hơn 12.750
mô hình VAC đều khắp ở 8 huyện, thành phố, trong đó có 72% mô hình hoàn
chỉnh đạt kết quả cao. Ngoài hỗ trợ cây, con giống và kỹ thuật canh tác, các cấp
Hội làm vườn trong tỉnh còn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội
viên và nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành Nông nghiệp;
thúc đẩy phong trào kinh tế vườn – ao – chuồng ngày càng đạt hiệu quả, tạo ra
sản phẩm an toàn, chất lượng, bảo đảm được sức khỏe người tiêu dùng, giảm chi
phí đầu tư trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao cuộc sống nông dân.
Mô hình nuôi cá – lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Phong trào nuôi cá - lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện đã và đang đem lại
kết quả rất khả quan, không chỉ tận dụng diện tích ruộng ngập nước để tạo ra
nguồn lợi là sản phẩm thủy sản hàng hóa, làm tăng thêm thu nhập góp phần cải
thiện đời sống nông dân, mà còn làm tăng độ phì nhiêu của đất, giảm chi phí cải
tạo đất và phân bón cho vụ đụng xuõn tiếp theo. Từ những lợi ích đó, vấn đề đặt
ra là làm thế nào để nuôi cá - lúa vụ 3 trở thành một phong trào phát triển rộng
rãi và bền vững ở những địa phương có diện tích ruộng có thể canh tác và đem
lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ngoài trồng lúa. Trong những năm
gần đây, ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, sau khi thâm canh 2 vụ lúa xuân
và hè thu, người dân đã tiếp tục gia cố bờ ruộng đảm bảo đủ nước để thả cá nuôi
vụ 3. Diện tích và sản lượng nuôi cá - lúa vụ 3 toàn tỉnh hàng năm đều tăng: năm
2009, diện tích nuôi là 4.200ha, sản lượng đạt 3.360 tấn; năm 2010, diện tích
nuôi là 4.500ha, sản lượng đạt 3.600 tấn. Phong trào đã phát triển mạnh mẽ tại
nhiều huyện như Thanh Chương (700ha), Đô Lương (447 ha), Diễn Châu
(849ha), Nam Đàn (308ha), Yên Thành (192ha)… Năm 2011, do tình hình thời
tiết đầu năm rét đậm kéo dài nên công tác thu hoạch lỳa hố thu muộn hơn
14
khoảng 15-20 ngày, vì vậy việc triển khai nuôi cá - lúa vụ 3 chậm hơn so với
lịch mùa vụ đã được ban hành, diện tích thả nuụi trờn toàn tỉnh ước đạt
5.000ha, sản lượng dự kiến đạt 4.000 tấn.

2.2.3 Các chính sách của nhà nước
- Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị quyết 28/2011/NQ-HĐND tỉnh Nghệ An. Nghị quyết về, một số
chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2012 – 2015
- Quyết định 09/2012/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An. Quyết Định về việc ban
hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn
trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 – 2015.
2.2.4 Hệ thống các công trình nghiên cứu có liên quan
Theo Đặng Kiều Ngân, Nguyễn Duy Cần và Nguyễn Văn Sách (1992) hệ
thống canh tác lúa - thủy sản càng trở nên quan trọng hơn và được nông dân chú
ý ở một số vùng trồng lúa tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, hệ thống này góp
phần vào việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nông nghiệp có hiệu quả, gia
tăng hiệu quả đầu tư và lợi tức sản xuất. Hình thức canh tác này là cách tận dụng
lao động nhàn rỗi của hộ gia đình, tối ưu hóa sử dụng đất đai và góp phần gia
tăng nguồn thu nhập cho gia đình.
Theo Cao Liêm, Vũ Thị Bình và Quyền Đình Hà (1993), hệ thống cây
trồng phổ biến nhất ở vùng trũng, sản xuất ở vùng này có giá trị và lãi thấp nhất,
hiệu quả kinh tế thấp cần phải cải tạo đất để đưa lên hai vụ lúa thay bằng hệ
thống lỳa - cỏ hoặc một vụ lúa xuân - một vụ lỳa chột
Vùng đất trũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và đưa ra mô hình
lúa – cá, mô hình này đã được áp dụng và triển khai ở nhiều nơi cho hiệu quả
kinh tế cao.
15
Nghiên cứu một số mô hình các – lúa ở tỉnh Nghệ An, Sở Nông Nghiệp và
PTNT Nghệ An đã xây dựng mô hình và đẩy mạnh phát triển phong trào nuôi
cá - lúa vụ 3 nhằm khai thác hết tiềm năng diện tích mặt nước có thể canh
tác, đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng trên đơn vị diện tích thả nuôi.
Theo Vừ Tũng Xuõn, Vũ Văn Liết, Phạm Chí Thành, Nguyễn Xuân
Tiến(1995) vấn đề chính của sản xuất nông nghiệp ở vùng đất trũng Đồng Bằng

Sông Hồng là trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để ổn định lương thực cho người
nông dân, đồng thời phải nâng cao thu nhập cho hộ và bảo vệ môi trường”. Các
tác giả đã khẳng định điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ vào phương pháp
ứng dụng hệ thống canh tác hợp lý. Trong 2 năm (1994, 1995), nghiên cứu các
tác giả thấy rằng trên đất trũng ứng dụng hai hệ thống canh tác hợp lý là: Lỳa
xuõn/xỏ – lỳa mựa/cỏ và lúa xuân – lỳa mựa/cỏ. Thí nghiệm được bố trí tại trại
thí nghiệm với diện tích 2 ha và không lặp lại trong 3 vụ từ vụ xuân 1994 đến vụ
xuân 1995. Phương thức tiến hành hai mô hình như sau: mô hình thứ nhất cấy
lúa hai vụ và thả cá hai vụ gồm cá chép, cá trôi thả sau khi cấy 25 – 30 ngày, khi
đú lỳa đó cứng cõy, cũn cỏ trăm thả sau khi lúa bặt đầu trổ nhưng con giống lớn,
tại thời điểm th hoạch giưc mực nước ruộng 40 – 50 cm để không thiếu nước cho
cỏ, vỡ cỏ sẽ thu hoạch sau lúa từ 15 – 20 ngày.
Kết quả cho thấy nếu thả con giống lớn thì trọng lượng cá sau thu hoạch
đạt bình quân 1kg/con với cá trắm, cá trôi 0,6kg/con và 0,8kg/con với cá chép.
Lợi nhuận thu được trên 1ha là 5,47 triệu đồng, gấp 3,5 lần so với cấy 2 vụ lúa.
Đối với mô hình lúa xuân – lỳa mựa/cỏ thỡ cỏ được thả vào tháng 6 và tháng
12thu hoạch lợi nhuận thuần là 4,17 triệu đồng/ha gấp 2,8 lần so với mô hình lúa
– lúa.
Kết luận cũng chỉ rõ ở những chân ruộng trũng chủ động điều tiết nước
vào, thì người nông dân nên áp dụng mô hình cá/lúa – lỳa/cỏ có hiệu quả cao.
Cũn chõn ruộng khó điều tiết nước trong vụ xuõn thỡ ỏp dung mô hình lúa –
lỳa/cỏ.
16
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Diễn Mỹ nằm ở phía Đông Bắc huyện Diễn chõu(Nghệ An), cách trung tâm
huyện 7 km về phía đông bắc. Ranh giới được xác định:
Phía Bắc giáp giỏp xã Diễn Hoàng

Phía Đông giỏp xó Diễn Hải, xã Diễn Hùng
Phía Nam giỏp xã Diễn Vạn
Phía Tây giáp xã Diễn Yên, xã Diễn Phong
3.1.1.2 Địa hình
Địa hình toàn xã tương đối bằng phẳng, cao độ của xã ở mức trung bình so
với cao độ của cỏc xó khỏc trong huyện.Đặc điểm này thuận tiện cho việc đi lại
và xây dựng các công trình của địa phương. Đất đai trên địa bàn xã chủ yếu là
đất phù sa trung tính ít chua, hàm lượng dinh dưỡng không cao, thành phần cơ
giới chủ yếu là thịt nhẹ và đất cát pha, thích hợp cho canh tác lúa nước và trồng
các loại rau màu như: Lạc, lỳa, ngụ, khoai, rau, đậu …
3.1.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết và thủy văn
3.1.2.1 Khí hậu, thời tiết
• Cỏc mùa trong năm
Mùa nóng: Mùa này tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình là 30
0
C có khi lên
tới 40
0
C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Gió Lào xuất hiện trong
mùa này. Gió Lào tức là gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Băng Gan vốn
mang nhiều độ ẩm nhưng phải qua một chặng đường dài trên các lục địa Miến
điện, Thái lan, Lào vào mùa hạ nên hơi ẩm mất dần, lại bị dãy Trường Sản chi
phối, nên khi tràn vào Nghệ an thỡ giú trở nên nóng và khô dưới ánh nắng gay
17
gắt của những ngày hố, cú dợt kéo dài hàng tháng làm cát bụi bay mù, đồng điền
nứt nẻ, cây cối hoa màu bị khô héo, Dù là vùng ven biển, nhưng Diễn Mỹ vẫn
không thoát khỏi ảnh hưởng của gió Lào. Mùa mưa bão thường bắt đầu từ tháng
5 đến tháng 9 dương lịch. Mỗi năm bão đổ bộ lên đất liền vào khu vực Diễn Mỹ
ít nhất cũng từ 1 đến 2 cơn, năm nhiều nhất là 4 đến 5, 6 cơn trong số hơn 10 cơn
bão xuất hiện tại biển đông. Sức gió của các cơn bão thường có cường độ lớn từ

cấp 8, cấp 9, đến cấp 12, 13 gây nhiều thiệt hại cho nhân dân.
Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch. Mùa lạnh thường có gió mùa
Đông Bắc. Gió mùa này thường xuất phát từ lục địa Đông Bắc Á và Thái Bình
Dương. Đặc điểm của gió mùa là khô và lạnh thổi qua Vịnh Bắc Bộ mang theo
hơi nước vào Nghệ An, gặp dãy Trường Sơn và các dãy núi khác dừng lại
thường gây ra mưa phùn có khơi kéo dài 3-4 ngày, mặc dầu lượng mưa không
đáng kể. Tuy lượng mưa ít nhương bầu trời lại nhiều mây, về sáng nhiều ngày có
sương mù u ám đến 9, 10 giờ mới tan. Mùa này sâu hại dễ phát sinh làm ảnh
hưởng đến sản xuất vụ đụng-xuõn và xuõn-hố.
• Độ ẩm và lượng mưa
Diễn Mỹ quanh năm có độ ẩm cao. Độ ẩm bình quân trong năm từ 80-100%.
Biểu hiện của việc giàu độ ẩm rõ rệt nhất là lượng mưa hàng năm. Nếu lượng
mưa rải xuống mà nước không chảy và bốc hơi thì tạo thành một lớp nước dày từ
1,5m đến hơn 2m.
==> Diễn Mỹ nằm trong khu vực nhiệt đới, nóng ẩm, quanh năm có gió mùa,
nhận được nguồn năng lượng rất lớn của mặt trời. Cân bằng bức xạ quanh năm
đạt đến 75 Kcalo/cm2/năm. Mùa hè có tháng đến 200 giờ nắng. Mùa đông
không kém 70 giờ.Đây là một nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nhiều nơi không
có, nhất là cỏc vựng năm ở vĩ độ cao hơn. Tính chất nhiệt đới thể hiện rõ trong
cảnh quan địa lý tự nhiên và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế địa phương.
18
3.1.2.2. Thủy văn
Xã Diễn Mỹ có con kênh Nhà Lê chảy qua, hệ thống tưới tiêu chủ yếu là
kênh mương, một số ao, hồ đầm và 03 trạm bơm. Trong nhiều năm qua xã
thường xuyên quan tâm đến công tác làm thủy lợi nội đồng. Được sự quan tâm
đầu tư kinh phí của huyện, xó đó tiến hành kiên cố hóa một số kênh mương nờn
đó đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng, ổn định 2 vụ và 3
vụ.
Tài nguyên nước của xã gồm hai nguồn chủ yếu là nước mặt và nước
ngầm. Với nhu cầu hiện nay thì lượng nước đủ phục vụ cho sản xuất và sinh

hoạt. Trong những năm tới khi sản xuất và đời sống của người dân ngày càng
phát triển, nhu cầu nước càng lớn. Vì thế xã cần có biện pháp khai tốt nguồn
nước mặt và nước ngầm để xây dựng hệ thống nước nước ổn định cho người
dân.
19
3.1.3. Đặc điểm đất đai và tình hình sử dụng đất
Diễn giải
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ phát triển
DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 10/09 11/10 BQ
I. Tổng diện tích đất tự nhiên
484.45 100 484.45 100 484.45 100 100 100 100
1. Đất nông nghiệp
356.40 73.57 355.02 73.28 354.05 73.08 99.61 99.73 99.67
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp
327.1 91.78 325.72 91.75 323.80 91.46 99.58 99.41 99.49
- Đất trồng cây hàng năm
327.1 100.00 325.72 100.00 323.80 100.00 99.58 99.41 99.49
+ Đất trồng lúa
238.28 72.85 234.11 71.87 233.05 71.97 98.25 99.55 98.90
+ Đất trồng cây hàng năm khác
88.82 27.15 91.61 28.13 90.75 28.03 103.14 99.06 101.10
- Đất trồng cây lâu năm
- - - - - - - - 0.00
1.2. Đất nuôi trồng thủy sản
29.30 8.22 29.30 8.25 30.25 8.54 100.00 103.24 101.62
2. Đất phi nông nghiệp
128.05 26.43 129.43 26.72 130.40 26.92 101.08 100.75 100.91
2.1. Đất ở
28.47 22.23 30.37 23.46 31.01 23.78 106.67 102.11 104.39
2.2. Đất chuyên dùng

64.56 50.42 64.23 49.63 64.15 49.19 99.49 99.88 99.68
2.3. Đất khác(Đất tôn giáo, nghĩa trang,đất
có mục đích công cộng, chưa sử dụng…)
35.02 27.35 34.83 26.91 35.24 27.02 99.46 101.18 100.32
II. Một số chỉ tiêu bình quân
1. Đất nông nghiệp/hộ (m
2
/hộ)
2240.10 - 2231.43 - 2177.43 - 99.61 97.58 98.60
2. Đất nông nghiệp/khẩu (m
2
/người)
572.62 - 570.04 - 562.88 - 99.55 98.74 99.15
3. Đất NN/lao động (m
2
/lao động)
1031.85 - 1028.75 - 1025.04 - 99.70 99.64 99.67
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Diễn Mỹ qua 3 năm (2009 – 2011)
20
Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất nông
nghiệp. Đặc điểm, sự phân bố và tình hình sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng đối
với quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sự biến động về cơ cấu và
tình hình sử dụng đất đai của xã Diễn Mỹ qua 3 năm gần đây (2009 – 2011)
được thể hiện qua bảng 3.1. Xã Diễn Mỹ là xó cú diện tích đất tự nhiên không
lớn, theo số liệu của Ban thống kê xã đến ngày 01/01/2012 thì tổng diện tích đất
tự nhiên của xã là 484.45 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 354.05 ha
chiếm 73,08% đất phi nông nghiệp là 130,40 ha chiếm 26.92%. Tổng diện tích
đất tự nhiên của xã qua 3 năm không có sự thay đổi do sự phân bố địa giới hành
chính nhưng diện tích đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm nhẹ do quá trình
chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. năm 2009 diện

tích đất nông nghiệp là 356,40 ha đến năm 2011 là 354,05ha.
Qua thực tế cho thấy quỹ đất sản xuất nông nghiệp của xã được sử dụng hợp lý.
Đất nông nghiệp ngoài trồng lỳa cũn trồng các loại cây hàng năm khác như
khoai, ngô, lạc…cho hiệu quả kinh tế cao. Với một số diện tích đất trồng lúa ở
vùng trũng cho hiệu quả thấp, năng suất bấp bênh xó đó vận động bà con dồn
điền đổi thửa chuyển sang nuôi trồng thủy sản kết hợp lúa và trồng cây ăn quả
ngắn ngày trên bờ cho hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, diện tích đất nuôi trồng thủy
sản đang tăng dần qua 3 năm.
21
3.1.4. Dân số - Lao động
Trong sản xuất lao động là yếu tố tất yếu và quan trọng ảnh hưởng đến
quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đặc biệt ở những nước đang phát
triển như Việt Nam hiện nay. Sử dụng đầy đủ, hiệu quả và hợp lý nguồn lao
động của xã là điều kiện để phát huy lợi thế sẵn có của Diễn Mỹ.
Diễn Mỹ là xó cú dân số ở mức trung bình so với toàn huyện Diễn Châu,
tính đến tháng 12/2011 toàn xó cú 1626 hộ gia đình với 6290 nhân khẩu. Nhìn
chung tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã không có biến động gì lớn
qua 2 năm 2009 và năm 2010, nhưng đến năm 2011 số hộ trên địa bàn xã tăng
nhanh chủ yếu là do các cặp vợ chồng trẻ tách ra sống độc lập. Xét về cơ cấu
ngành nghề thì hộ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao với hơn 70% số hộ trên
địa bàn xó, cỏc hộ CN –XD, dịch vụ và hộ khác chiếm tỷ trọng còn thấp. Vì vậy
trong tổng số 3454 lao động trên địa bàn xã vào năm 2011 thì lao động nông
nghiệp là 2566 lao động chiếm hơn 74% và lao động phi nông nghiệp là 888 lao
động chiếm hơn 25%.
Qua một số chỉ tiêu bình quân ở bảng 3.2 ta thấy: bình quân nhân khẩu/hộ
của xã Diễn Mỹ tương đối thấp chỉ 3-4 người trong một hộ gia đình. Bình quân
lao động trong một hộ gia đình trên địa bàn xã là 2 lao động và có xu hướng
giảm dần.
22
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Diễn Mỹ qua 3 năm (2009 – 2011)

Diễn giải ĐVT
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ phát triển
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)
10/09
(%)
11/10
(%)
BQ
(%)
I. Dân số
1. Tổng số nhân khẩu Người 6224 100 6228 100 6290 100 100.06 100.99 100.53
2. Tổng số hộ Hộ 1591 100 1591 100 1626 100 100 102.20 101.10
- Hộ nông nghiệp Hộ 1158 72.79 1158 72.79 1208 74.29 100 104.32 102.16
- Hộ CN – XD Hộ 109 6.85 109 6.85 110 6.77 100 100.92 100.46
- Hộ dịch vụ Hộ 201 12.63 201 12.63 208 12.79 100 103.48 101.74
- Hộ khác Hộ 123 7.73 123 7.73 100 6.15 100 81.30 90.65
3. Tổng số lao động Người 3454 100 3451 100 3454 100 99.91 100.09 100
- Nông nghiệp Người 2514 72.79 2512 72.79 2566 74.29 99.92 102.15 101.04
- Phi nông nghiệp Người 940 27.21 939 27.21 888 25.71 99.89 94.57 97.23
II. Một số chỉ tiêu BQ
1. Số nhân khẩu/hộ Người 3.91 - 3.91 - 3.87 - 1 98.98 99.49
2. Số lao động/hộ Người 2.17 - 2.17 - 2.12 - 1 97.70 98.85
3. Số nhân khẩu/lao động Người 1.80 - 1.80 - 1.82 - 1 101.11 100.56
(Nguồn: Ban thống kê xã Diễn Mỹ)
23
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn xã Diễn Mỹ làm xã điểm để nghiên cứu. Trong xã chọn 30 hộ sản xuất đa
canh để điều tra. Cơ sở để chọn mẫu điều tra là: dựa trên các loại hình nuôi, đối
tượng nuoi để chọn mẫu điều tra.

3.2.2. Điều tra thu thập số liệu
• Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là số liệu thu thập từ những nguồn có sẵn.
Thông tin Nguồn thu thập
Thông tin chung về tình hình sản xuất đa
canh
Các chính sách, quyết định, sách báo, tạp
chí, internet…
Các thông tin, số liệu về tình hình đất đai,
kinh tế xã hội, kết quả sản xuất đa canh
của xã
Ban thống xã, các phòng ban có liên quan
trong xã, các nghiên cứu khác.
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài Các bài luận văn, luận án, tạp chí,… đã
được xuất bản hay công bố trên internet.
• Số liệu sơ cấp
Điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu tại điểm nghiên cứu sau:
+ Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA – Rapid Rural Appraisai):
Phương pháp nhằm giúp người dân địa phương chia sẻ và bày tỏ những mong
muốn, nguyện vọng trong quá trình thực hiện các hoạt động. Từ đó biết cách
phân tích các điều kiện và lập kế hoạch phù hợp.
+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn là kỹ thuật thu thập thông tin liên quan
đến việc hỏi đối tượng được phỏng vấn. Phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi là một kỹ
thuật thu thập thông tin thuộc nghiên cứu định lượng, thường được dùng trong
các nghiên cứu ở cộng đồng.
24
- Phỏng vấn hộ sản xuất đa canh: Sử dụng bộ câu hỏi trong phiếu điều tra để
phỏng vấn và ghi chép câu trả lời.
- Phỏng vấn cán bộ xã, đặc biệt là cán bộ khuyến nông
3.2.3. Tổng hợp và xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Exel và may tính casio để tổng hợp và xử lý số liệu
3.2.4. Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương
đối, số bỡnh quõn… để mô tả và phân tích thực trạng như: thu nhập bỡnh
quõn/người, bình quân lương thực/người
Phương pháp so sánh
So sánh định lượng: so sánh các chỉ tiêu trước và sau khi tiến hành sản
xuất đa canh về thu nhập…
So sánh định tính: đánh giá dựa vào các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường
để đưa ra các nhận xét, đánh giá về tác động của sản xuất đa canh đến đời sống, của
nhân dân địa phương.
Phương pháp thống kê kinh tế:
Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối,
số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại xã
Diễn Mỹ, huyện Diễn Chõu, Nghờ An trong 3 năm 2009, 2010, 2011.
3.2.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp xin ý kiến góp ý của giáo viên
hướng dẫn, của các nhà quản lý và nghiên cứu kinh tế kỹ thuật.
Phương pháp chuyên khảo: dùng để nghiên cứu khảo sát hiện trạng sản
xuất kinh doanh của các hộ gia đình. Mặt khác thực hiện tra cứu các công trình
25

×