Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

đồ án công nghệ thông tin Xây dựng phần mềm kế toán tiền lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn BÌNH SƠN”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.19 KB, 61 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả đồ án
Hoàng Văn Thắng
SV: Hoàng Văn Thắng 1
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
LỜI CẢM ƠN

Cũng như các bạn sinh viên năm cuối khác, em được trường tạo điều
kiện để thực tập ở một công ty. Sau hai tháng tiếp xúc với môi trường thực tế
bây giờ em đã hoàn thành sản phẩm của mình. Mặc dù đã trải qua hơn ba năm
học tập và viết một số chương trình đơn giản, làm các bài tập lớn kết thúc
môn học, nhưng sản phẩm vẫn không thể tránh những sai sót.Và đối với em
đây là sản phẩm tốt nhất mà bản thân em đã từng viết.
Do thời gian tiếp xúc thực tế không nhiều, nên việc hoàn thành một sản
phẩm hoàn chỉnh cho công ty đối với em là một việc không dễ dàng. Để hoàn
thành đề tài này ngoài sự nỗ lực hết mình em còn nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của thầy cô, công ty, gia đình và bạn bè.
Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô giáo trong toàn Học viện, và đặc biệt là các thầy cô giáo
trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế đã giảng dạy và truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích từ cơ bản đến nâng cao để chúng em áp dụng vào việc
thiết kế, xây dựng đề tài của mình.
Cô Đồng Thị Ngọc Lan- Giảng viên khoa Hệ Thống thông tin kinh tế-
Học viện tài chính, người đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp và cho em những


ý kiến bổ ích giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập cuối khóa.
Công ty TNHH Bích Sơn, các anh chị trong phòng Quản lý nhân sự,
phòng Kế toán-Tài chính đã cung cấp cho chúng em các thông tin thiết thực
về công ty,tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập và chỉ dẫn
cho em phần nghiệp vụ để em có thể hoàn thành được đồ án này.
Chị Hoàng Thị Lụa, nhân viên công ty, là cán bộ hướng dẫn, đã nhiệt
tình giúp đỡ, góp ý cho nhóm trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, anh chị em, những
người bạn của em là những người đã giúp đỡ rất nhiều về mặt tinh thần, cũng
như những góp ý kịp thời cho việc hoàn thành đồ án của em.
Em xin chân thành cám ơn!
SV: Hoàng Văn Thắng 2
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCD Kinh phí công đoàn
HTTT Hệ thống thông tin
QH Quan hệ
TNCN Thu nhập cá nhân
CBNV Cán bộ nhân viên
MLCB Mức lương cơ bản
HSCB Hệ số cơ bản
TLLUONG Tỉ lệ lương
HSCV Hệ số chức vụ
MLCB Mức lương cơ bản

NSLĐ Năng suất lao động
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
SV: Hoàng Văn Thắng 3
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
Mục lục
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ TIỀN LƯƠNG 7
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHH BèNH SƠN 33
XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY
TNHH BèNH SƠN 45
SV: Hoàng Văn Thắng 4
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và quản lý
không còn là mới lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt trong quá
trình quản lý hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống công
nghệ thông tin phát triển với sự trợ giúp đắc lực từ các phần mềm quản lý,
kế toỏn… nú giỳp các doanh nghiệp có một bộ phận quản lý tốt hơn, xử lý
nhanh chóng các chứng từ, giỳp cỏc doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra được
các quyết định đúng đắn kịp thời cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Công ty TNHH BèNH SƠN vừa mới thành lập năm 2008. Tuy thành lập

chưa lâu nhưng lợi nhuận đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện nay công ty đang
trên đà phát triển, mở rộng với một quy mô ngày càng lớn hơn. Vì vậy công
việc tính lương là công việc quan trọng, nó không chỉ tác động đến tình hình
tài chính của công ty mà còn tác động đến tâm lý người lao động, có khả năng
kích thích lao động, sản xuất…, do đó tin học hóa việc tính lương cũng là một
yếu tố cần thiết hàng đầu.
Vì những lý do đó mà em quyết định lựa chọn đề tài: “ Xây dựng phần
mềm kế toán tiền lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn BèNH SƠN”.
II. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin đang ngày càng gia tăng rõ
rệt. Hiệu quả của nó chính là việc nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi
phí, củng cố và phát triển chuyên môn cũng như làm giảm quá trình nghiên
cứu, khảo sát điều tra chồng chéo trong mọi đơn vị trực thuộc. Các nhà quản
lý rất cần một hệ thống thông tin có khả năng cung cấp thông tin một cách
chính xác, kịp thời và phù hợp nhằm hỗ trợ họ hoàn thành các công việc, chức
năng của mình. Thông qua dữ liệu của hệ thống thông tin kế toán tiền lương,
các nhà quản trị có thể nắm rõ tình hình thực hiện công việc, sử dụng làm
thông tin để lên các báo cáo theo yêu cầu. Hệ thống thông tin quản lý hỗ trợ
quyết định quản trị nguồn nhân lực đặc biệt các thông tin về lương, thưởng…
cú liên quan đến các nguồn thông tin bên ngoài và hệ thống thông tin khác
trong doanh nghiệp.
SV: Hoàng Văn Thắng 5
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
III. Mục đích của đề tài
Phần mềm kế toán Tiền lương ra đời với mục đích là công cụ hỗ trợ đắc
lực cho công việc tính lương, kiểm soát nguồn tài chính, giúp nhà quản lý đưa
ra những quyết định chính xác trong việc phát triển nguồn lực đủ trình độ, đủ
khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh trong thời đại ngày nay.

Cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng,
tận dụng năng lực tài nguyên (hệ thống máy tính), năng lực con người nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
IV. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi về đề tài, Hệ thống chỉ quản lý về tiền lương, các khoản
trích theo lương và thực hiện các báo cáo liên quan tới tiền lương trong Công
ty.
V. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phòng kế toán( kế toán tiền lương)
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin.
- Phương pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý.
- Phương pháp phân tích hệ thống thông tin quản lý.
VII. Kết cấu của đồ án
Tên đề tài “Xây dựng phần mềm kế toán tiền lương tại Công ty TNHH
BèNH SƠN”
Nội dung đồ án gồm 3 chương;
Chương 1. Lý luận chung về hệ thống thông tin và tiền lương.
Chương 2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty TNHH
BèNH SƠN
Chương 3. Xõy dựng phần mềm kế toán tiền lương tại Công ty TNHH
BèNH SƠN.
Mặc dù rất cố gắng để hoàn hành công việc, song do thời gian có hạn,
kinh nghiệm và kiến thức thực tế của bản thân em còn nhiều hạn chế nên việc
phân tích thiết kế không thể tránh nhiều thiếu sót cần được bổ xung. Vì vậy,
em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để đồ án được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Hoàng Văn Thắng 6
Lớp CQ46/41.01

Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG
TIN VÀ TIỀN LƯƠNG
1.1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN( HTTT)
1.1.1. Khái niệm Hệ thống thông tin
Các khái niệm:
Thông tin là những dữ liệu đã được xử lý sao cho nó thực sự có
ý nghĩa đối với người sử dụng. Thông tin được coi như là một sản phẩm
hoàn chỉnh thu được sau quá trình xử lý dữ liệu.
+ Hệ thống: Hệ thống là một tập hợp vật chất và phi vật chất như
người, máy móc, thông tin, dữ liệu, các phương pháp xử lý, các qui tắc, quy
trình xử lý, gọi là các phần tử của hệ thống. Trong hệ thống, các phần tử có
mối quan hệ với nhau và cùng hoạt động để hướng tới mục đích chung.
Vd: hệ thống giao thông, hệ thống truyền thông, hệ thống thông tin…
+ Hệ thống thông tin: là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng,
phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu
thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm
phục vụ các mục tiêu của tổ chức.
Hệ thống thông tin thông thường được cấu thành bởi:
- Các phần cứng
- Phần mềm
- Các hệ mạng
- Dữ liệu
- Con người trong hệ thống thông tin
+ Hệ thống thông tin quản lý: Hệ thống thông tin quản lý là một tập hợp
các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối,… các dữ
liệu nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý, điều hành của một doanh
nghiệp, tổ chức.
Hệ thống thông tin quản lý cú cỏc chức năng chính:

- Thu nhập, phân tích và lưu trữ các thông tin một cách hệ thống, những
thông tin có ích được cấu trúc hoá để có thể lưu trữ và khai thác trờn cỏc
phương tiện tin học.
- Thay đổi, sửa chữa, tiến hành tính toán trờn cỏc nhúm chỉ tiêu, tạo ra
các thông tin mới.
SV: Hoàng Văn Thắng 7
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
- Phân phối và cung cấp thông tin.
Chất lượng của hệ thống thông tin quản lý được đánh giá thông qua tính
nhanh chóng trong đáp ứng các yêu cầu thông tin, tính mềm dẻo của hệ thống
và tính toàn vẹn, đầy đủ của hệ thống.
1.1.2. Tầm quan trọng của HTTT
Như chúng ta đã thấy trước đây, quản lý có hiệu quả của một tổ chức
dựa phần lớn vào chất lượng thông tin do các hệ thống thông tin chính thức
sản sinh ra. Dễ thấy rằng từ sự hoạt động kém của một hệ thống thông tin sẽ là
nguồn gốc gây ra những hậu quả xấu nghiêm trọng.
Hoạt động tốt hay xấu của một HTTT được đánh giá thông qua chất
lượng của thông tin mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin như
sau:
- Tính Tin cậy
- Tính Đầy đủ.
- Tính Thích hợp.
- Tính Dễ hiểu.
- Tính được bảo vệ.
- Tính kịp thời
1.1.3. Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin
Cơ sở dữ liệu được sử dụng như một công cụ để lưu trữ và diễn giải các
trường thuộc tính của mẩu thông tin. Đây là một trong những bộ phận quan

trọng nhất của HTTT. Dữ liệu có tầm quan trọng sống còn đối với các tổ chức.
Chớnh vỡ thế khi phân tích, thiết kế thì yêu cầu đầu tiên là phải nghiên cứu về
cơ sở dữ liệu.
Các khái niệm:
+ Thực thể (Entity): là một khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng cụ
thể hay các khái niệm cú cựng những đặc trưng chung mà chúng ta quan tâm.
Mỗi thực thể được gán một cái tờn. Tờn thực thể là một cụm danh từ và viết
bằng
chữ in. Một thực thể được biểu diễn bằng một hình chữ nhật có tên bên trong.
Một đối tượng cụ thể của lớp đó được gọi là một bản thể.
Mỗi thực thể được mô tả chỉ một lần trong cơ sở dữ liệu. Trong khi đó có
nhiều bản thể của nó được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
+ Thuộc tính: Thuộc tính là các đặc trưng của thực thể. Mỗi thực thể có
một tập hợp các thuộc tính gắn kết với nó. Trong mô hình, các thuộc tính được
SV: Hoàng Văn Thắng 8
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
mô tả bằng các hình elip có tên đặt bên trong và được nối với thực thể bằng
một đoạn thẳng.
Các thuộc tính của thực thể có thể phân làm nhiều loại khác nhau. Dưới
đây chỉ xét một số loại thực sự liên quan đến việc phân tích dữ liệu sau này,
đó là:
- Thuộc tính tên gọi
- Thuộc tính định danh
- Thuộc tính đa trị(lặp)
Như vậy, một thực thể phải có ít nhất một thuộc tính.
Thuộc tính tên gọi
Một thuộc tính của mỗi thực thể mà mỗi giá trị cụ thể của nó cho tên gọi
của một bản thể gọi là thuộc tính tên gọi, và nhờ thuộc tính này mà ta có thể

nhận biết các bản thể.
Thuộc tính định danh
Thuộc tính định danh là một hay một số thuộc tiớnh của một thực thể mà
giá trị của nó cho phép ta phân biệt được các bản thể khác nhau của một thực
thể.
Trong mỗi thực thể, thuộc tính định danh được gạch chân để phân biệt
với các thuộc tính khác của nó. Một thực thể khi đã được xác định bắt buộc
phải có thuộc tính định danh. Nếu thực thể chỉ có một thuộc tính duy nhất thỡ
nú vừa là định danh, vừa là tên gọi.
Thuộc tính đa trị
Thuộc tính đa trị của một thực thể là một thuộc tính có thể nhận nhiều
hơn một giá trị đối với mỗi bản thể.
Trường dữ liệu (Field ): để lưu trữ thông tin về từng thực thể hay chính
là để ghi các thuộc tính của thực thể.
Bản ghi(Record): là tập hợp bộ giá trị các trường của một thực thể cụ thể
làm thành một bản ghi.
Bảng (Table ): là nơi lưu trữ toàn bộ các bản ghi thông tin cho một thực
thể. Mỗi dòng của bảng là một bản ghi và mỗi cột là một trường.
Cơ sở dữ liểu (Database ): là một nhóm gồm một hay nhiều bảng có liên
quan với nhau. Được tổ chức và lưu trữ trờn cỏc thiết bị hiện đại của tin học,
SV: Hoàng Văn Thắng 9
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
chịu sự quản lý của một hệ thống chương trình máy tính, nhằm cung cấp thông
tin cho nhiều người dùng khác nhau với những mục đích khác nhau.
Cập nhật dữ liệu: dữ liệu được nhập vào cơ sở dữ liệu qua việc nhập dữ
liệu. Việc nhập dữ liệu có thể thông qua các mẫu nhập dữ liệu của chương
trình.
Truy vấn dữ liệu: cho phép giao tác với máy thông qua một cách thức nào

đó để nhằm xuất ra các kết quả như ý muốn. Thông thường sử dụng ngôn ngữ
truy vấn.
Truy vấn SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ phổ biến nhất
được dùng để truy vấn các cơ sở dữ liệu hiện nay. Ngôn ngữ này có gốc từ
tiếng anh.
Truy vấn bằng QEB (Query By Example): tạo cho người sử dụng một
lưới điền hoặc một mẫu để xây dựng cấu trúc một mẫu hoặc mô tả dữ liệu mà
họ muốn tìm kiếm.
Lập bỏo cỏo(Report ) từ cơ sở dữ liệu: mục đích của báo cáo là cho phép
hiển thị thông tin ra màn hình hay xuất ra máy in.
Cấu trúc tệp và mô hình dữ liệu: dữ liệu phải được tổ chức sao cho thuận
tiện cho việc cập nhật và truy vấn, điều đó đòi hỏi phải có cơ chế gắn kết các
thực thể với nhau. Các mô hình thường được sử dụng trong các hệ quản trị cơ
sở dữ liệu là:
 Mô hình mạng lưới
 Mô hình phân cấp
 Mô hình quan hệ
1.1.4. Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin
Thời đại ngày nay là một thời đại của khoa học Công nghệ thông tin HTTT đóng vai trò rất quan trọng
trong đời sống quản lý sản xuất xã hội. HTTT mới sử dụng cung cấp cho các thành viên của tổ chức những
công cụ hỗ trợ quản lý một cách hữu hiệu nhất. Phát triển một HTTT bao gồm việc phân tích HTTT đang tồn
tại, thiết kế một HTTT mới, thực hiện và tiến hành cài đặt HTTT mới.
Một phương pháp được định nghĩa như là một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành
một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Phương pháp phát triển một HTTT được đề
nghị ở đây dựa vào nguyên tắc cơ bản chung của nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để phát triển HTTT.
Ba nguyên tắc đó là:
 Nguyên tắc 1: Sử dụng các mô hình. Đó là sử dụng các mô hình
logic, mô hình vật lý trong và mô hình vật lý ngoài.
SV: Hoàng Văn Thắng 10
Lớp CQ46/41.01

Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
 Nguyên tắc 2: Chuyển từ cái chung sang cỏi riờng. Nghĩa là để hiểu
tốt một hệ thống trước hết phải hiểu các mặt chung sau đó mới xem xét các
chi tiết.
 Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết
kế, chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích.
1.1.5. Quá trình phân tích hệ thống thông tin
Quá trình phân tích HTTT gồm 4 giai đoạn:
 Khảo sát hiện trạng của hệ thống.
 Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống.
 Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu.
 Thiết kế logic và thiết kế vật lý
1.1.5.1. Khảo sát hiện trạng của hệ thống.
Trong phần này sẽ trình bày các bước thực hiện quá trình khảo sát các công cụ được sử dụng để thu
thập thông tin. Về nguyên tắc việc khảo sát hệ thống được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn khảo sát sơ bộ: Nhằm hình thành dự án phát triển hệ thống
thông tin.
Giai đoạn khảo sát chi tiết: Nhằm thu thập các thông tin chi tiết của hệ
thống phục vụ phân tích yêu cầu thông tin làm cơ sở cho bước thiết kế sau
này.
Các bước khảo sát thu thập thông tin: Quá trình khảo sát hệ thống cần
trải qua các bước sau:
 Tiến hành thu thập thông tin bằng các phương pháp khác nhau.
 Củng cố, bổ sung và hoàn thiện kết quả khảo sát.
 Tổng hợp kết quả khảo sát.
 Hợp thức hóa kết quả khảo sát.
1.1.5.2. Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống.
Trong phần này tiến hành mô tả các thông tin dữ liệu của tổ chức dạng trực quan và có tính hệ thống
hơn. Nhờ vậy, khách hàng có thể hiểu được và qua đó có thể bổ sung và làm chính xác hóa hoạt động nghiệp

vụ của tổ chức hiện thời.Các thành phần của một mô hình nghiệp vụ:
 Biểu đồ ngữ cảnh
 Biểu đồ phân rã chức năng.
 Danh sách các hồ sơ dữ liệu sử dụng.
 Ma trận thực thể dữ liệu chức năng.
 Mô tả chi tiết chức năng lá trong biểu đồ phân rã chức năng.
SV: Hoàng Văn Thắng 11
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
Các công cụ này giúp làm rõ hơn thực trạng của tổ chức, xác định phạm
vi miền nghiên cứu phát triển hệ thống. Từ đó đi đến quyết định xây dựng một
dự án về phát triển hệ thống thông tin, đưa ra yêu cầu cho hệ thống cần xây
dựng.
1.1.5.3. Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu (Mô hình hóa quá trình xử
lý)
Phần này làm rõ yêu cầu bằng cách sử dụng các mô hình và công cụ hình thức hóa hơn, như các biểu
đồ luồng dữ liệu để mô tả các tiến trình xử lý. Đến đây ta được mô hình khái niệm của hệ thống. Với mô hình
này, một lần nữa
khách hàng có thể bổ sung làm đầy đủ hơn các yêu cầu về HTTT cần xây dựng.
Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ (modeling businees process) là sự biểu diễn đồ thị các chức năng của
quá trình để thu thập, thao tác, lưu trữ và phân phối dữ liệu giữa các bộ phận trong hệ thống nghiệp vụ cũng
như giữa hệ thống và môi trường của nó.
1.1.5.4. Thiết kế logic và thiết kế vật lý.
Trong bước này cần tìm giải pháp công nghệ cho các yêu cầu đã được xác định ở bước phân tích. Các
công cụ ở đây mang tính hình thức hóa cao cho phép đặc tả các bản thiết kế để có thể ánh xạ thành cấu trúc
chương trình, các chương trình, các cấu trúc dữ liệu và các giao diện tương tác. Các công cụ ở đây bao gồm:
Mô hình dữ liệu quan hệ E_R, mô hình luồng dữ liệu hệ thống, các phương pháp đặc tả nội dung xử lý của
mỗi tiến trình, các hướng dẫn thiết kế cụ thể.
1.1.5.4.1. Thiết kế logic.

+ Mô hình thực thể mối quan hệ E_R (Entity- Relationship model)
Mô hình E_R là mô hình mô tả dữ liệu của thế giới thực, không quan tâm
đến cách thức tổ chức và khai thác dữ liệu mục tiêu chủ yếu là mô tả thế giới
thực đúng như nó tồn tại.
Mô hình E_R gồm 3 thành phần: Thực thể dữ liệu, mối quan hệ giữa các
thực thể, các thuộc tính của thực thể và mối quan hệ.
+ Các bước phát triển mô hình E_R từ các hồ sơ dữ liệu.
Gồm 4 bước:
Bước 1: Liệt kê, chính xác chọn lọc mục tin.
Liệt kê đầy đủ hoặc mục tin, không liệt kê dữ liệu.
Chính xác húa: Thờm từ cho mục tin đủ nghĩa, 2 mục tin chỉ cùng một đối tượng thì cùng tên, 2 mục
tin chỉ 2 đối tượng khác nhau thỡ tờn khác nhau.
Chọn lọc: Mỗi mục tin chỉ chọn 1 lần. Loại đi mục tin không đặc trưng cho cả 2 lớp hồ sơ, loại mục
tin có thể suy ra trực tiếp từ các mục tin đã chọn.
Bước 2: Xác định thực thể, thuộc tính:
Tìm thuộc tính tên gọi: Tên thực thể.
Xác định thuộc tính của nó: Là thuộc tính có mang tên thực thể, không mang tên thực thể khác và
không chứa động từ.
SV: Hoàng Văn Thắng 12
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
Xác định định danh: Là thuộc tính có tính chất như định nghĩa, hoặc thêm vào có tính chất như định
nghĩa.
Bước 3: Xác định mối quan hệ và thuộc tính của nó:
Xác định mối quan hệ tương tác: Tỡm cỏc động từ và trả lời các câu hỏi của các động từ : Ai?, Cho
ai?, Cái gì?, Cho cái gì?, Ở đâu? Và tìm câu trả lời trong các thực thể: Bằng cách nào?. Khi nào?, Bao
nhiêu?. Như thế nào?
Xác định mối quan hệ phụ thuộc (sở hữu): Xét từng cặp thực thể và dựa vào ngữ nghĩa và các thuộc
tính còn lại để tìm ra các mối quan hệ phụ thuộc.

Bước 4: Vẽ biểu đồ mô hình.
Vẽ các thực thể: Mỗi thực thể là một hình chữ nhật + Tên
Xét từng quan hệ xem nó có liên quan đến thực thể nào vẽ xen vào các
thực thể đó và nối nó lại với các thực thể.
Xác định bản số của các thực thể, bố trí cho hợp lý.
Bổ sung các thuộc tính cho các thực thể và các mối quan hệ.
Mô hình quan hệ:
Để tạo ra các dữ liệu trờn mỏy, lưu trữ, khai thác dữ liệu trờn mỏy người ta tạo ra phần mềm công cụ
gọi là Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu (database management system-DBMD). Hệ thống này phải được xây dựng
trên mô hình dữ liệu, mô hình dữ liệu như vậy người ta gọi là mô hình dữ liệu logic hay mô hình quan hệ.
Mô hình quan hệ gồm 2 thành phần cơ bản : Quan hệ (relation) và các thuộc tính của quan hệ
(attributes).
Quan hệ: quan hệ là một bảng dữ liệu gồm 2 chiều: Các cột có tên là
thuộc tính, cỏc dũng không có tên là các bộ dữ liệu (bản ghi).
Thuộc tính: Thuộc tính của một quan hệ là tờn cỏc cột, các giá trị của thuộc tính thuộc vào một miền
xác định.
Các loại thuộc tính:
Thuộc tính lặp: là loại thuộc tính mà có giá trị của nó trên số dòng là khác nhau còn giá trị còn lại của
nó ở trên cỏc dũng là như nhau.
Khóa dự tuyển: Là các giá trị xác định duy nhất ở mỗi dòng nếu có nhiều hơn 1 thuộc tính khi bỏ đi 1
thuộc tính bất kỳ thì giá trị không xác định duy nhất dòng. Trong cỏc khúa dự tuyển chọn 1 khóa làm khúa
chớnh của quan hệ gọi là khóa quan hệ.
Các chuẩn cơ bản:
Chuẩn của một quan hệ là các đặc trưng, cấu trúc cho phép chúng ta nhận biết được các cấu trúc đó.
Chuẩn 1- 1NF: là quan hệ không chứa thuộc tính lặp.
Chuẩn 2-2 NF: một quan hệ là 2 NF nếu đã là 1NF và không chứa thuộc
tính phụ thuộc vào một phần khóa.
Chuẩn 3-3NF: Một quan hệ là 3NF nếu đã là 2NF và không chứa thuộc tính phụ thuộc bắc cầu vào
khóa.
Vẽ biểu đồ:

Mối quan hệ biểu diễn bằng HCN có chia làm 2 phần: Phần trên ghi tên
quan hệ, phần dưới ghi tên các thuộc tính khúa (khúa chớnh #, khúa ngoại dùng dấu gạch chân).
Nối các cặp quan hệ với nhau nếu quan hệ chứa thuộc tính là khúa chớnh của quan hệ kia.
Xác định bản số:
SV: Hoàng Văn Thắng 13
Lớp CQ46/41.01
TÊN
QUAN HỆ
# Khóa chính
Khóa ngoại
TÊN
QUAN HỆ
# khóa chính
Khóa ngoại
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế

1.1.5.4.2. Thiết kế vật lý.
- Xác định luồng hệ thống:
Đầu vào: Biểu đồ luồng dữ liệu.
Cách làm: Phân định rừ cỏc công việc do người và do máy thực hiện.
- Thiết kế các Giao diện nhập liệu.
Đầu vào: Mô hình E_R
Cách làm: Mỗi thực thể hay 1 mối quan hệ khác 1 thành một Giao diện.
- Thiết kế các Giao diện xử lý.
Xột các biểu đồ hệ thống: Mỗi tiến trình tương tác với tác nhân ngoài xác định một giao diện xử lý.
- Tích hợp các Giao diện.
Phân tích các Giao diện nhận được, tiến hành bỏ đi những Giao diện trùng lặp hoặc không cần thiết và
kết hợp các Giao diện có thể thành hệ thống
giao diện cuối cùng.

- Thiết kế kiến trúc.
Ký pháp:
1.1.6. Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C#.net và hệ Quản trị cơ sở dữ liệu
SQL .
Sự ra đời của bộ công cụ Visual Studio 2005 đã đánh dấu sự Phát triển mới về kỹ thuật lập trình và
thiết kế ứng dụng. Nếu Visual Studio.NET 2003 thành công với sự ổn định thì Visual Studio 2005 hoàn hảo
hơn: công việc của các nhà Phát triển ứng dụng trở nên dễ dàng từ khâu thiết kế đến viết mã lệnh và kết thúc
ở khâu cài đặt, triển khai ứng dụng. Visual Studio 2005 còn cho phép Phát triển các ứng dụng chạy trên hệ
điều hành Windows 64 bit và cho thiết bị di động.
Bốn nhánh bộ Visual Studio 2005 ( VS 2005):
 Phát triển ứng dụng Windows Forms với VB.Net/C# và VS 2005
 Phát triển ứng dụng ASP.Net 2.0 với VB.Net/C# và VS 2005.
 Xây dựng và Quản trị hệ cơ sở dữ liệu (CSDL) SQL Server 2005.
 Phát triển ứng dụng phân tán với VB.Net/C# và Visual Studio 2005.
Visual C# 2005 là Ngôn ngữ mạnh nhất trong bộ Microsoft Visual Studio 2005 với sự kết hợp hoàn
hảo giữa sức mạnh của ngôn ngữ lập trình C++ và tính hoa mỹ của Visual Basic .NET, chúng có thể giúp bạn
lập trình để tạo ra những ứng dụng Desktop và Web tốt nhất chạy trên nền .NET Framework. Để kết nối cơ sở
SV: Hoàng Văn Thắng 14
Lớp CQ46/41.01
TÊN
QUAN HỆ
# Khóa chính
Khóa ngoại
TÊN
QUAN HỆ
# khóa chính
Khóa ngoại
Chỉ số
Tên màn hình
Chỉ số màn hình quay

về
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
dữ liệu SQL Server 2005 nó sử dụng đối tượng ADO.NET 2.0. Bạn có thể sử dụng những điều khiển có sẵn
hay tự tạo ra để phong phú hoá giao diện và cách trình bày dữ liệu.
Với các ứng dụng Windows Forms, có nhiều sự bổ sung về xử lý giao
diện. Cỏc trỡnh điều khiển nhiều tính năng hơn gồm MaskedTextBox, WebBrowser hay các bổ sung về Menu
và Toolbar như ToolStripContainer.
Microsoft SQL Server 2005:
Microsoft SQL Server 2005 là một hệ Quản trị cơ sở dữ liệu với rất nhiều tính năng mới như mở rộng
nhiều kiểu dữ liệu, cách quản lý Công cụ còn tăng cường sự hỗ trợ lãnh đạo và điều khiển thông qua sự kết
hợp quản lý Quan hệ (relation) và phân tích trực tuyến (OLAP). Một khái niệm mới mẻ được Phát triển trong
phiên bản mới là Business Intelligence (“Nghiệp vụ thông minh”) - BI. BI giúp quản lý các nghiệp vụ của
doanh nghiệp một cách thông minh hơn so với các mô hình trước thông qua các thuật toán thông minh về khai
mỏ dữ liệu (“data mining”).
SV: Hoàng Văn Thắng 15
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
1.2. LÍ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
1.2.1. Tiền lương và nhiệm vụ của kế toán tiền lương
Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và
chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động
của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để trả tiền lương cho người lao động đúng( hợp lý), doanh nghiệp phảiđảm bảo được hai yêu cầu:
Đúng với chế độ tiền lương của Nhà nước và Gắn với quản lý lao động của doanh nghiệp.
Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền
lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước.
Để thực hiện yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở

doanh nghiệp phải thực hiờn cỏc nhiệm vụ sau:
- Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động, tớnh đỳng và thanh toán
kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động.
- Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng liên quan.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chỉ tiêu quỹ tiền lương;
cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan.
1.2.2. Các hình thức trả lương
Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai
hình thức chủ yếu: hình thức tiền lương thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm
a. Hình thức tiền lương thời gian
Là hình thức tiền lương theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động.
Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động
tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tuỳ theo
trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuận chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức
tiền lương nhất định.
Tiền lương thời gian=Thời gian làm việc thực tế * mức lương thời
gian
Để áp dụng trả lương theo thời gian, doanh nghiệp phải theo dõi ghi chép thời gian làm việc của người
lao động và mức lương thời gian của họ.
Các doanh nghiệp chỉ áp dụng tiền lương thời gian cho những công việc chưa xây dựng được định
mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm; thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng
như hành chính, quản trị, thống kê, kế toán, tài vụ
Các hình thức trả lương theo thời gian:
- Trả lương theo thời gian giản đơn
Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương căn bản + Phụ cấp theo
chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu.
Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc
lương trong cỏc thỏng lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở
SV: Hoàng Văn Thắng 16

Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
hợp đồng lao động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ
biến nhất đối với công nhân viên chức.
- Trả lương theo thời gian có thưởng
Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản
đơn + các khoản tiền thưởng
Hình thức trả lương này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, song vẫn
còn nhiều hạn chế là chưa gắn được tiền lương với kết quả và chất lượng lao
động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng
NSLĐ.
b. Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động
theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm
đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính
cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ đó.
SV: Hoàng Văn Thắng 17
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
Các hình thức trả lương theo sản phẩm:
- Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động
hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo
cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối
lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng
sản phẩm, công việc là không vượt hoặc vượt mức quy định.
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sp, công việc hoàn
thành * Đơn giá tiền lương

- Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm
những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị
trong các phân xưởng sản xuất, bảo dưởng máy móc thiết bị v.v Tiền lương
theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một
tập thể người lao động. Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào
tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của
bộ phận gián tiếp do Doanh nghiệp xác định . Cỏch tớnh lương này có tác
dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ.
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương đc lĩnh của bộ phận
trực tiếp sx * tỷ lệ tiền lương của bp gián tiếp
- Tiền lương theo sản phẩm có thưởng
Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế
độ khen thưởng do DN quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết
kiệm nguyên vật liệu v.v
- Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến
Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ
vào mức độ vượt định mức lao động để tớnh thờm một số tiền lương theo tỷ lệ
vượt luỹ tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số
tiền lương tớnh thờm càng nhiều. Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng
kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những
khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sx, … Việc trả lương này sẽ
làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm.
SV: Hoàng Văn Thắng 18
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
- Lương khoán
Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho

từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương
khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc
cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định.
c. Cỏch tính lương trong một số trường hợp đặc biệt
Doanh nghiệp phải trả lương khi người lao động làm ngoài giờ có thể là
trả lương làm thêm giờ hoặc trả lương làm việc vào ban đêm.
- Đối với lao động trả lương theo thời gian :
Nếu làm thêm ngoài giờ thì DN sẽ trả lương như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả * 150% (200% or
300% )*Số giờ làm thêm.
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức 200%
áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; 300% áp dụng đối với
giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định của Bộ
Luật lao động. Nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thỉ chỉ phải trả
phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm
ngày bình thường; 100% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 200% nếu là ngày lễ,
ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định.
Nếu làm việc vào ban đêm:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương thực trả * 130% * Số
giờ làm việc vào ban đêm.
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban
đêm * 150% (200 or 300%).
- Đối với DN trả lương theo sản phẩm:
Nếu làm thêm ngoài giờ thì DN sẽ trả lương như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Số lượng sp, công việc làm thêm * (Đơn
giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày *
150%(200% or 300%)
Đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả
bằng 150% so với đơn giá sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm

SV: Hoàng Văn Thắng 19
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
vào ngày thường; 200% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 300% nếu là ngày lễ,
ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định.
Nếu làm việc vào ban đêm:
Tiền lương làm việc vào ban đêm = Số lượng sản phẩm công việc làm
thêm * (Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào
ban ngày * 130%)
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Số lượng sản phẩm, cụng
việc làm thêm * (Đơn giá tiền lương làm thêm vào ban ngày * 130%)
*150% (200 or 300%).
1.2.3. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương mà DN dùng để trả cho tất
cả các loại lao động do DN trực tiếp quản lý và sử dụng.
Quỹ tiền lương bao gồm:
+ Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán
+ Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại ;
+ Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong
phạm vi chế độ qui định;
+ Tiền lương trả cho thời gian người lao động ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan như: Đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ phép năm
+ Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyờn…
Trong doanh nghiệp, để phục vụ công tác hoạch toán và phân tích tiền
lương quỹ tiền lương được phân thành 2 loại : tiền lương chính và tiền lương
phụ.
- Tiền lương chính:
Là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khối lượng công việc

hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính tại DN bao gồm:
lương cơ bản và các khoản phụ cấp trách nhiệm (chức vụ), phụ cấp thâm niên,
phụ cấp khu vực…
Trong đó cách tính cụ thể như sau:
Lương cơ bản = MLCB * HsCb*Tlluong
SV: Hoàng Văn Thắng 20
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
- MLCB : Mức lương cơ bản là mức lương tối thiểu đơn vị phải trả cho
viên chức theo qui định của Nhà nước.Dự kiến, mức lương cơ bản năm 2011
được qui định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là 830.000đ
- HsCb: Hệ số cơ bản là hệ số gắn với mỗi viên chức. Hệ số này phụ
thuộc vào cấp bậc của mỗi cán bộ viên chức. Hệ số cơ bản gồm nhiều mức.
Hiện nay, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp mức lương cơ bản này được
qui định tới 48 mức.
- Tlluong: Tỉ lệ hưởng lương là phần trăm hưởng lương của mỗi viên
chức.
Lương trách nhiệm (chức vụ) = Hscv * LươngCB
- Hệ số chức vụ: là hệ số được qui định để tính vào lương cho những
người nắm giữ chức vụ trong đơn vị. Hệ số này tùy thuộc từng đặc điểm của
các đơn vị.
Lương chính = lương cơ bản + lương chức vụ + phụ cấp
- Tiền lương phụ:
Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm việc tại
DN nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như : tiền lương nghỉ
phép, nghỉ lễ, nghỉ ốm,nghỉ sinh con, nghỉ việc riêng nhưng được hưởng
lương.v.v được hưởng theo chế độ.
Ngoài tiền lương chính và tiền lương phụ, người lao động còn được
hưởng thờm cỏc khoản phụ cấp khác: Phụ cấp ăn trưa, các khoản tiền thưởng

tính vào thu nhập tháng, phụ cấp điện thoại, trợ cấp cụng tỏc…
Để tính được tiền lương thực lĩnh cuối tháng đơn vị thanh toán lương
phải theo dõi các khoản phải khấu trừ vào lương của người lao động theo quy
định hiện hành của nhà nước như:
- Tiền bảo hiểm xã hội: Đây là khoản mà người lao động phải nộp cho
cơ quan BHXH được đơn vị khấu trừ lương nộp hộ.
- Tiền Bảo hiểm y tế: Đây là khoản mà người lao động phải nộp cho cơ
quan BHYT được đơn vị khấu trừ vào lương nộp .
- Tiền Bảo hiểm thất nghiệp: Đây là khoản mà người lao động phải nộp
cho cơ quan được đơn vị khấu trừ vào lương nộp .
- Kinh phí công đoàn: là khoản đóng góp vào quĩ công đoàn của đơn vị.
SV: Hoàng Văn Thắng 21
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
- Trừ lương tạm ứng: Công chức đã tạm ứng lương trước thời gian qui
định sẽ được khấu trừ vào lương tháng hoặc khoản tạm ứng công tác thừa
nhưng chưa hoàn trả lại cho đơn vị.
- Thuế Thu nhập cá nhân: Khoản này chỉ áp dụng với người lao động có
thu nhập cao, mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính dựa trên thu nhập
tính thuế của cá nhân đó trừ đi các khoản giảm trừ và nhân với mức thuế suất
tương ứng. Mức thuế suất căn cứ vào đối tượng nộp thuế.
Đối với cá nhân cư trú thì thuế suất căn cứ vào biểu thuế lũy tiến từng
phần:
Bậc
thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính
thuế/tháng

(triệu đồng)
Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35
Công thức tính lương tổng quát:
Tiền lương thực lĩnh = lương chính + lương phụ + tổng phụ cấp –
các khoản giảm trừ.
1.2.4. Nội dung các khoản trích theo lương
a. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng
quỹ trong các trường hợp bị mất khả nănglao động như : ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, hưu trí, mất sức … Để được hưởng khoản trợ cấp này, người sử
dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh
tại đơn vị phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định.
BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng
lao động phải tham gia; bao gồm các chế độ: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao
SV: Hoàng Văn Thắng 22
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. Mức đóng BHXH bắt buộc được
tớnh trờn cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động.
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện tham
gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
mình để hưởng BHXH; bao gồm các chế độ: Hưu trí, tử tuất. Mức đóng

BHXH tự nguyện được tớnh trờn cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa
chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Từ ngày 1/1/2012, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là 24% mức
tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động, tăng 2% so với
hiện nay.
Trong đó, người sử dụng lao động đóng 17% và người lao động đóng 7%
BHXH.Cụ thể, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của
Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc thực hiện mức đóng BHXH như sau:
Tổng mức đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc của cả người lao động và
người sử dụng lao động là 24% (trong đó: 3% đóng góp vào quỹ ốm đau, thai
sản; 1% vào quỹ tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp và 20% vào quỹ hưu trí, tử
tuất).
Riêng đối với đối tượng hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ
quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn, người sử dụng lao động
đóng BHXH cho đối tượng này bằng 21% mức lương tối thiểu chung (trong
đó: 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 20% vào quỹ hưu trí, tử
tuất).
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đóng góp bằng 20% mức thu nhập
người lao động lựa chọn đóng BHXH (hiện nay là 18%).
Có thể XEM CHI TIẾT QUYẾT ĐỊNH 1111/QĐ-BHXH

b. Bảo hiểm y tế
Quỹ BHYT là quỹ dùng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp
quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh, được hình thành bằng cách trích
theo tỷ lệ 4,5% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó:
- Doanh nghiệp phải chịu 3% và được tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
SV: Hoàng Văn Thắng 23

Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
- Người lao động phải chịu 1,5% bằng cách khấu trừ vào lương của họ.
Toàn bộ 4,5% trích được DN nộp hết cho công ty BHYT tỉnh hoặc thành
phố. Quỹ này được dùng để mua BHYT cho công nhân viên.
c. Kinh phí công đoàn
Là khoản tiền để duy trì hoạt động các tổ chức công đoàn đơn vị và công
đoàn cấp trên. Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao
đời sống của người lao động. Quỹ này hình thành bằng cách trích 2% trên
tổng số lương phải trả cho người lao động và được tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh của đơn vị. Quỹ này do cơ quan công đoàn quản lý.
Theo quy định hiện hành KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền
lương phải trả cho từng kỳ kế toán và được tính hết vào chi phí SXKD, trong
đó
1% dành cho công đoàn cơ sở hoạt động và 1% nộp cho công đoàn cấp
trên.
d. Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những
người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định. Đối tượng nhận bảo
hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ.
Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc
mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người lao
động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỷ lệ nhất định. Ngoài ra, chính
sách BHTN còn hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định, hỗ trợ học nghề và
tìm việc làm đối với NLĐ tham
gia BHTN…
Thực tế phải xét xem DN có thuộc đối tượng tham gia BHTN hay không
nữa? Rồi mới tính việc trích BHTN.( DN có sử dụng từ mười (10) người lao
động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức…)

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thất
nghiệp được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
tháng .
- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền
công tháng.
SV: Hoàng Văn Thắng 24
Lớp CQ46/41.01
Đồ án tốt nghiệp
Khoa hệ thống thông tin kinh tế
- Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm
thất nghiệp.
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm
việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này
không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng - 36 tháng với
người sử dụng lao động có từ 10 lao động trở lên.
1.2.5. Các chứng từ sử dụng trong kế toán tổng hợp tiền lương
Các chứng từ ban đầu gồm :
- Mẫu số: 01a- LĐTL - Bảng chấm công: bảng chấm công do các tổ sản xuất hoặc cỏc phũng ban lập,
nhằm cung cấp chi tiết số ngày công của từng người lao động theo tháng, hoặc theo tuần (tùy theo cách chấm
công và trả lương ở doanh nghiệp).
- Mẫu số:01b- LĐTL – Bảng chấm công làm thêm giờ
- Mẫu số: 02- LĐTL – Bảng thanh toán lương
Mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng (ban) quản lý mở một bảng thanh toán lương, trong đó kờ tờn và các
khoản lương được lĩnh của từng người trong đơn vị.
- Mẫu số: 03-LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng
Bảng này được lập cho từng tổ sản xuất, từng phòng, ban, bộ phận kinh doanh ; các bảng thanh toán
này là căn cứ để trả lương và khấu trừ các khoản khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khoản bồi thường
vật chất, đối với người lao động.

- Mẫu số: 04- LĐTL - Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH
Bảng này được mở để theo dõi cho cả doanh nghiệp về các chỉ tiêu: họ tên và nội dung từng khoản bảo
hiểm xã hội người lao động được hưởng trong tháng.
- Mẫu số: 05- LĐTL – Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Mẫu số: 06- LĐTL – Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
- Mẫu số: 07- LĐTL – Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
- Mẫu số: 08- LĐTL – Hợp đồng giao khoán
- Mẫu số: 09- LĐTL – Bảng thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
- Mẫu số: 10- LĐTL – Bảng kờ trớch nộp các khoản theo lương
- Mẫu số: 11- LĐTL – Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác.
Trên cơ sở các chứng từ ban đầu, bộ phận lao động tiền lương thu thập, kiểm tra, đối chiếu với chế độ
của nhà nước, doanh nghiệp và thỏa thuận theo hợp đồng lao động; sau đó ký xác nhận chuyển cho kế toán
tiền lương làm căn cứ lập các bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội.
1.2.6. Tài khoản kế toán sử dụng
- TK 334 “ Phải trả cho công nhân viờn”: TK này được dùng để phản
ánh các khoản phải trả cho công nhân viên của DN về tiền lương, tiền công,
tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của DN.
- Nội dung và kết cấu của TK 334:
TK 334 “ Phải trả cho công nhân viờn”
SV: Hoàng Văn Thắng 25
Lớp CQ46/41.01

×