Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

LUẬN THUYẾT CỦA ĂNGGHEN VỀ TÁC DỤNG CỦA LAO ĐỘNG TRONG SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.1 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI Và NHÂN VĂN
KHOA: LỊCH SỬ
BÀI GIỮA KỲ
BÀI GIỮA KỲ
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI
Đề bài: LUẬN THUYẾT CỦA ĂNGGHEN VỀ TÁC DỤNG CỦA LAO
ĐỘNG TRONG SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc loài người. Từ xa
xưa, có thể là từ thời nguyên thủy, đã có những huyền thoại khác nhau
giải thích về nguồn gốc loài người. Có học giả cổ Hy Lạp tin rằng con
người sinh ra từ loài cá. Theo sách trang Tử của Trung Quốc “Loài sâu rễ
tre sinh ra loài báo, báo sinh ra ngựa, ngựa sinh ra người”. Người cổ
Trung Quốc tin rằng Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra người và thổi vào
đó sự sống. Theo người cổ Ai Cập, thần Hanuma đã dùng đất sét tạo ra
người trên bàn xoay đồ gốm. Cũng theo huyền thoại thì người Việt là
“Con Rồng cháu Tiên”.
Kinh Thánh của đạo Thiên chúa giáo trình bày cụ thể về nguồn gốc
con người và các loài vật. Theo Kinh Thánh, Đức chúa trời đã dùng đất
sét nặn thành người đàn ông và lấy xương sườn người đàn ông nặn thành
người đàNhật Bảnà.
Các huyền thoại, tôn giáo về nguồn gốc con người có rất nhiều và
lại giống nhau ở chỗ quy công sáng tạo ra con người cho các đáng thần
linh.
Các học giả duy tâm phản động đã và đang nêu ra rất nhiều học
thuyết phản khoa học về nguồn gốc con người. Tuy mang nhiều màu sắc
khác nhau nhưng thực chất của các học thuyết đó không khác xa tôn giáo
bao nhiêu. Các nhà duy vật tiến bộ từ lâu đã tiến hành một cuộc đấu tranh
không khoan nhượng chống lại các thế giới quan tôn giáo duy tâm phản


động về nguồn gốc con người. Kết quả nghiên cứu về con người ngày
càng chứng tỏ sự ra đời của con người là kết quả của cả một quá trình tiến
hóa liên tục, lâu dài và rất phức tạp của thế giới sinh vật.
Cách đây hai ngàn năm, đã có nhiều học giả nhận thấy ở người và
động vật có những điểm giống nhau nhưng chưa biết con người xuất hiện
trên Trái đất như thế nào. Mãi đến thế kỷ XVIII, dựa trên nhiều tài liệu về
động vật học mới được tích lũy, nhà sinh vật học Thụy Điển Lin-nê
(linné) đã tiến hành phân loại động vật. Năm 1758, trong tác phẩm “Hệ
thống tự nhiên” (Systema Naturae), Lin-nê đã xếp người vào bộ Linh

trưởng (Bộ Primates) chung với khỉ vượn, vượn cáo và v.v… Chính Lin-
nê đã đặt tên Homo cho giống người.
Tuy chưa thoát khỏi quan niệm bất biến về giống loài, nhưng Lin-nê
thực sự là người đầu tiên tiến hành phân loại và xếp con người vào bảng
phân loại sinh giới.
Năm 1809, nhà bác học Pháp La-mác (J.B.Lamark) đã công bố cuốn
“Triết học động vật” trong đó vạch rõ các động vật cao đẳng phát sinh từ
các động vật hạ đẳng và loài người có nguồn gốc từ loài vượn người. Tuy
nhiên, La-mác chưa đưa ra được những bằng chứng chắc chắn có đủ sức
thuyết phục.
Chỉ đến Đác-uyn mới là người thực sự tạo ra bước ngoặt vĩ đại
trong tư duy nghiên cứu về nguồn gốc loài người. Các vấn đề tiến hóa và
nguồn gốc loài người được Đác-uyn trình bày trong tác phẩm “Nguồn gốc
loài người và sự chọn giống” xuất bản năm 1871. Ông Đác-uyn cho rằng
người và vượn hiện đại là con cháu của một giống vượn người hóa thạch.
Và do chọn lọc tự nhiên mà giống vượng người hóa thạch, tổ tiên của loài
người xuất hiện. Đây thật sự là bước nhảy vọt đầu tiên. Tuy nhiên Đác-
uyn vẫn không giải quyết được triệt để vấn đề vì sao loài người đã tự tách
khỏi giới động vật, và vì sao con người tối cổ đã biến chuyển thành con
người hiện đại.

Ăng-ghen đã giải quyết được một cách chính xác vấn đề nguồn gốc
và sự phát triển của loài người. Trong tác phẩm nổi tiếng “Tác dụng của
lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành người” viết năm 1876, Ăng-
ghen đã nêu ra nguyên nhân làm cho loài vượn biến thành người và động
lực thúc đẩy quá trình đó.
Ăng-ghen đã vạch rõ chỗ khác nhau căn bản giữa người và động vật
là lao động “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt
loài người, và như thế đến một mức mà trên môt ý nghĩa nào đó, chúng ta
phải nói: lao động đã sáng tạo và chính bản thân con người”.

Như vậy lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình
chuyển biến từ vượn thành người. Đó chính là nguyên nhân thúc đẩy quá
trình đó.
Ăng-ghen đã miêu tả sự chuyển hóa từ giống vượn người kỉ địa chất
thứ ba thành người là do tác dụng của lao động và trong quá trình lao
động tập thể. “Do ảnh hưởng của lối sống đã bắt buộc hai tay của loài
vượn người này phải nhận những chức năng khác với chức năng của hai
chân, trong khi nó leo trèo, cho nên nó bắt đầu bỏ mất thói quen dùng đến
hai tay để đi dưới đất, rồi dần dần tiến đến chỗ có thể đi thẳng người
được. Bước quyết định trong sự chuyển biến từ vượn thành người đã diễn
ra như thế”.
Như vậy, có thể thấy bước quyết định đầu tiên trong quá trình
chuyển biến từ vượn thành người là nhờ lao động. Nhờ có lad mà hai bàn
tay của vượn người được giải phóng khỏi chức năng đỡ cơ thể để làm một
số các chức năng khác như hái lượm và cũng dần dần nó có thể đi thẳng
bằng hai chân.
Tất cả các loài vượn người còn sống đến ngày nay như:
Chimpanzee, Gorilla, Gibbon, Orangoutan đều có thể đứng thẳng người
và chỉ dùng hai chân để đi lai. Tuy nhiên chúng chỉ làm như vậy trong
một số trường hợp cần thiết, và làm một cách vụng về. Còn cách đi tự

nhiên của chúng là đi lom khom và phải dùng tới 2 tay để nâng đỡ cơ thể.
Khi hai tay của vượn người đã được giải phóng thì dĩ nhiên chúng
phải đảm nhận những hoạt động khác. Ngay cả ở các con vượn hiện đại
thì hai tay của chúng cũng có sự phân công nhất định. Khi leo trèo thì tay
và chân được dùng vào những công việc khác. Đặc biệt là đôi tay. Cũng
như một số loài động vật hạ đẳng khác sử dụng hai chi trước để lấy, cầm
thức ăn. Đặc biệt loài vượn người hiện đại còn dùng hai tay làm tổ trên
cây. Ngoài ra chúng còn dùng tay để nắm gậy gộc mà tự vệ, để lấy hoa
quả, hay tấn công kẻ thù. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những hoạt động mang
tính bản năng, những hoạt động có điều kiện chứ chưa phải là những hoạt

động mang tính tự giác, do một quá trình lâu dài tích lũy được. Có thể
thấy đó chưa phải là những hoạt động lao động mang tính người. Có thể
thấy bàn tay của người dù là mông muội thấp nhất cũng có thể làm hàng
trăm hoạt động khác nhau mà không một bàn tay vượn nào có thể bắt
chước được. “chưa hề có một ban tay vượn nào có thể chế tạo ra được một
cái dao bằng đá thô sơ nhất”.
Nhưng để có đôi bàn tay khéo léo, linh hoạt như ngày nay thì tổ tiên
của chúng ta đã phải trải qua một thời gian rất dài. Lúc đầu chỉ là những
động tác cực kì đơn giản, nhưng sau nhờ lao động mà bàn tay đã tự giải
phóng, từ đấy, nó có thể đạt được ngày càng nhiều những sự khéo léo
mới, và sự mềm dẻo đã đạt được đó di truyền lại cho con cháu và cứ tăng
lên mãi từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Lao động ở đây không chỉ dùng với một khái niệm chung chung, mà
nó được quy định dưới hình thức chế tạo công cụ lao động một cách có
chú ý và tự giác, làm ra với mục đích xác định.
Như vậy bàn tay không những là khi quen dùng để lao động, mà còn
là sản phẩm của lao động, nhờ có lao động mà bàn tay ngày càng hoàn
thiện hơn. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những tác động
ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được

bằng cách đó của các bắp thịt, của các gân cốt, và sau những khoảng thời
gian dài, cả của xương nữa, và cuối cùng, nhờ đem sự tinh luyện thừa
hưởng được của các thế hệ trước mà áp dụng nhiều lần và liên tục vào
những động tác mới ngày càng phức tạp hơn, chỉ nhờ có như thế, bàn tay
con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao.
Nhưng bàn tay không phát triển biệt lập. Mà cái gì có lợi cho bàn
tay thì cũng có lợi cho toàn bộ cơ thể. Và như thế bàn tay phát triển hoàn
thiện thì cơ thể người và nhất là não cũng phát triển.
Do bàn tay người phát triển, toàn bộ cơ thể của tổ tiên chúng ta
cũng đã thay đổi theo tác dụng của quy luật phát triển tương quan. Với sự
phát triển của bàn tay và với quá trình lao động, tầm mắt con người được

×