Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với khu chung cư cao tầng cho người thu nhập thấp thuộc dự án xây dựng khu đô thị mới tại phường đằng hải, quận hải an, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.12 KB, 80 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều biến đổi to lớn về mọi
mặt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta thực hiện tăng cường hợp tác phát
triển kinh tế với các quốc gia khác trên thế giới, chú trọng đẩy mạnh công
nghiệp hóa. Đời sống người dân được nâng cao, nhiều người đã có thu nhập
ổn định cho bản thân, góp phần xây dựng xã hội. Tuy nhiên, với mức thu
nhập đó, người dân vẫn chưa thể có được một căn hộ để ổn định nơi ăn chốn
ở. Đáp ứng nhu cầu đó, những ngôi nhà dành cho người thu nhập thấp dần
được đưa vào xây dựng nhiều hơn đặc biệt là các chung cư cao tầng.
Các khu chung cư cao tầng là nơi thường tập trung nhiều người, nếu xảy
ra cháy sẽ gây ra hậu quả to lớn, công tác chữa cháy gặp khó khăn, phức tạp
và gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, gây ảnh hưởng xấu đến
tình hình an ninh trật tự. Ngoài ra, do trang thiết bị, phương tiện của lực lượng
cảnh sát PCCC chúng ta hiện nay còn hạn chế nên việc chữa cháy và cứu nạn
đối với các đám cháy nhà cao tầng thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc
thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với các khu chung cư cao tầng có ý nghĩa rất
quan trọng cho công tác PCCC sau này.
Với tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho
nhà cao tầng, đồng thời theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy,
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Thông tư số 04/2004/TT-BCA thì khu
chung cư cao tầng cho người thu nhập thấp thuộc dự án xây dựng khu đô thị
mới tại phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng thuộc diện phải
thẩm duyệt thiết kế PCCC. Thông qua việc thẩm duyệt hồ sơ thiết kế của
công trình, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về PCCC sẽ nắm được công
trình đã đảm bảo theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn
phòng cháy chữa cháy hay chưa, qua đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật an toàn
phòng cháy chữa cháy để khắc phục sai phạm của công trình (nếu có) giúp
2
cho quá trình đưa các công trình xây dựng vào sử dụng được đảm bảo an
toàn.


Với mục đích như vậy, tôi chọn đề tài “ Thẩm duyệt thiết kế về PCCC
đối với khu chung cư cao tầng cho người thu nhập thấp thuộc dự án xây
dựng khu đô thị mới tại phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải
Phòng ” làm đồ án tốt nghiệp.
Nội dung đồ án ngoài lời nói đầu và kết luận, gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở pháp lý và quy trình của công tác thẩm duyệt thiết kế
về phòng cháy chữa cháy.
Chương 2: Phân tích đánh giá đặc điểm của công trình có liên quan đến
công tác phòng cháy và chữa cháy.
Chương 3: Kiểm tra hồ sơ thiết kế theo tiêu chuẩn an toàn phòng cháy
chữa cháy cho công trình.
Chương 4: Các giải pháp kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy khắc
phục sai phạm cho công trình.
Do đây là lần đầu tiên bản thân thực hiện đồ án thẩm duyệt với một công
trình có quy mô lớn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đ-
ược sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đọc để đồ án đ-
ược hoàn thiện hơn. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa
phòng cháy đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Đức Việt đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUY TRÌNH CỦA CÔNG TÁC
THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1.1. Cơ sở pháp lý
Hiện nay với sự phát triển của nghành xây dựng thì công tác đảm bảo an
toàn cháy khi đưa công trình vào hoạt động đòi hỏi ngày càng cao hơn. Công
tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy dựa trên những cơ sở pháp
lý sau: Luật Phòng Cháy và Chữa Cháy, Nghị Định 35, Thông Tư 04 và các
tiêu chuẩn và quy chuẩn về PCCC và xây dựng.
1.1.1. Luật Phòng Cháy và Chữa Cháy
Luật Phòng Cháy và Chữa Cháy được Quốc hội khoá X thông qua ngày

29/06/2001, trong đó điều 15 quy định về công tác thẩm duyệt thuyết kế về
PCCC như sau:
1. Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu
dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đảm bảo các
nội dung sau đây:
a) Địa điểm xây dựng, bố trí các khu, các lô;
b) Hệ thống giao thông, cấp nước;
c) Bố trí địa điểm hợp lý cho các đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở
những nơi cần thiết;
d) Dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
2. Khi lập dự án thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử
dụng của công trình phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
bảo đảm các nội dung sau đây:
a) Địa điểm xây dựng, khoảng cách an toàn;
b) Hệ thống thoát nạn;
c) Hệ thống kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
d) Các yêu cầu khác phục vụ phòng cháy chữa cháy;
4
e) Dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
3. Các dự án, thiết kế quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này phải
được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
1.1.2. Nghị định số 35/2003/ NĐ - CP ngày 04/04/2003 của Chính Phủ
Để tạo được sự thống nhất trong việc thực hiện một số điều của Luật
Phòng cháy và Chữa cháy, ngày 04 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính Phủ
đã ban hành Nghị Định số 35/2003/ NĐ - CP. Trong đó, quy định về công tác
thẩm duyệt thiết kế về PCCC như sau:
Điều 13 quy định: Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo
đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các

nội dung sau:
1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các
lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi,
khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung
quanh.
2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo
đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
3. Hệ thống cấp nước bảo đảm việc cấp nước chữa cháy; hệ thống thông
tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy,
thông tin báo cháy.
4. Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở khu vực
trung tâm, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và có đủ diện tích bảo
đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản,
bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy
và chữa cháy.
Điều 14 quy định: Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc
thay đổi tính chất sử dụng của công trình phải có các giải pháp thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau:
5
1. Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn phòng
cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh
2. Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô,
tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống
cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công
trình khác.
3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình
và bố trí các hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn
về phòng cháy và chữa cháy.
4. Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, cầu thang, hành lang chung, cửa,

lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối
thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu
bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy.
5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ
giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy
bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.
6. Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy
khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc
điểm và tính chất hoạt động của công trình.
7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục
phòng cháy và chữa cháy.
1.1.3. Thông tư số 04/2004/TT - BCA ngày 31/03/2004 của Bộ trưởng
Bộ Công An
Ngày 31/03/2004, Bộ trưởng Bộ Công An đã ký ban hành Thông tư số
04 hướng dẫn thi hành nghị định 35/2003/ NĐ - CP. Trong đó có quy định về
công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC như sau:
1. Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình
xây dựng quy định tại Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và phương tiện
giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và
6
chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu các giải pháp và nội dung thiết kế với
những quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn quốc tế, của nước ngoài
được phép áp dụng tại Việt Nam nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu
an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy
a) Đối với các dự án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công
trình: cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện thẩm duyệt về
phòng cháy và chữa cháy và có văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt;
b) Đối với thiết kế công trình: nội dung thẩm duyệt thực hiện theo quy

định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP;
c) Đối với các công trình quy định tại các mục 14, 15, 19 Phụ lục 3 Nghị
định số 35/2003/NĐ-CP: nếu không thuộc đối tượng quy định tại điểm a
khoản này thì phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chấp
thuận về địa điểm trước khi tiến hành thiết kế công trình;
1.1.4. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động
xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
Hoạt động xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn xây dựng.
Năm 1997, BXD đã cho ban hành QCXDVN trong đó vấn đề an toàn
cháy cho nhà và công trình được quy định trong chương 11: ‘Phòng chống
cháy’. Nội dung của chương này về cơ bản thống nhất với các quy định trong
TCVN 2622 – 1995. Do sự thay đổi về kinh tế xã hội, đã có những quy định
không còn phù hợp. Trước tình hình đó, BXD đã ban hành "Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình" kèm theo Thông tư
07/2010/TT-BXD ngày 28/07/2010.Trong quy chuẩn này có những điều liên
quan đến công tác Phòng cháy chữa cháy như :
- Quy định chung;
- Phân loại kỹ thuật về cháy;
7
- Bảo đảm an toàn cho người;
- Ngăn chặn cháy lan;
- Chữa cháy và cứu nạn.
1.1.5. Tiêu chuẩn Việt Nam về phòng cháy chữa cháy
Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức
kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số
kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành
hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm
tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng.
Hoạt động xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng. Trường hợp

áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng.
Để làm tốt công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC lực lượng CS PCCC
cần căn cứ theo các tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan đến công tác Phòng
cháy chữa cháy và công tác xây dựng đã được ban hành (Xem mục tài liệu
tham khảo).
Ngoài ra khi tiến hành công tác thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy chữa
cháy, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy còn phải tuân thủ theo các
quy định trong các Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam có liên quan.
Các loại văn bản trên chính là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động về thẩm
duyệt thiết kế về Phòng cháy chữa cháy cũng như công tác quản lý nhà nước
về Phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đối
với các công trình xây dựng.
1.2. Quy trình thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với
công trình xây dựng
Quy trình thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với công
trình xây dựng được quy định tại công văn số 121 C23 (P3) ngày 20/2/2006
của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Để thực hiện tốt công tác này cán
bộ thẩm duyệt cần tiến hành theo trình tự sau:
8
a. Nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ
Sau khi nhận và kiểm tra hồ sơ cán bộ thẩm duyệt cần lập phiếu giao nhận
hồ sơ giữa chủ đầu tư (hoặc đơn vị được chủ đầu tư uỷ quyền) với cán bộ thẩm
duyệt. Trường hợp chưa có đủ hồ sơ thì ghi vào phiếu giao nhận hồ sơ, yêu cầu
chủ đầu tư hoặc đơn vị được uỷ quyền bổ sung hồ sơ và lập hồ sơ quản lý thẩm
duyệt theo quy định.
b. Thẩm duyệt công trình
- Tiến hành các bước nghiên cứu, xem xét đối chiếu với các tiêu chuẩn,
quy chuẩn.
- Báo cáo về quá trình thẩm duyệt thiết kế PCCC đối với công trình

- Nếu các yêu cầu trên chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về
PCCC thì viết công văn yêu cầu chủ đầu tư phải bổ sung, sửa đổi thiết kế đảm
bảo đúng với tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan;
- Khi các yêu cầu trên đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC thì báo
cáo lãnh đạo ký Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC cho công trình.
c. Gửi văn bản thẩm duyệt về PCCC
d. Kiểm tra thi công và an toàn PCCC trong quá trình xây dựng
Sau khi kiểm tra thực tế, cán bộ kiểm tra hoặc trưởng đoàn kiểm tra cần
lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC3 phụ lục 1 thông tư 04/2004/TT-BCA
ngày 31/3/2004 của Bộ Công an. Nội dung biên bản phải nêu rõ yêu cầu, kiến
nghị về PCCC, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục thiếu sót
tồn tại về PCCC, xác định người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và thông
qua biên bản kiểm tra. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện
đầy đủ và đúng thời hạn những kiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêu trong
biên bản.
e.Nghiệm thu về PCCC
Sau khi xem xét hồ sơ do chủ đầu tư chuẩn bị, đoàn kiểm tra tiến hành
kiểm tra thực tế tại công trình và lập biên bản nghiệm thu (theo mẫu), lấy chữ
ký của các thành viên tham gia nghiệm thu và dấu xác nhận của các đơn vị có
9
liên quan. Căn cứ kết quả nghiệm thu, đối chiếu với thiết kế được duyệt, nếu
không có gì sai sót thì viết báo cáo đề xuất lãnh đạo ký văn bản nghiệm thu cho
công trình. Trường hợp trong biên bản nghiệm thu có những yêu cầu, kiến nghị
về PCCC cần phải khắc phục thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức khắc phục.
Sau khi khắc phục xong, thông báo bằng văn bản cho cơ quan PCCC biết để
kiểm tra xác định kết quả khắc phục.
Văn bản nghiệm thu của cơ quan PCCC là căn cứ để các bên tham gia
nghiệm thu công trình và cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng
xem xét chấp thuận đưa công trình vào hoạt động.
10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ XÂY
DỰNG CỦA KHU CHUNG CƯ CAO TẦNG
2.1. Đặc điểm quy hoạch và kết cấu công trình.
2.1.1. Đặc điểm quy hoạch.
Tòa nhà chung cư cao tầng cho người thu nhập thấp thuộc dự án xây
dựng khu đô thị mới tại phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải
Phòng. Công trình này, được xây dựng trên khu đất có diện tích là 1920 m
2
,
tổng diện tích sàn xây dựng (kể cả tầng mái) là 38400 m
2
. Công trình được
xây dựng kiên cố, từ tầng 1 tới tầng 3 được sử dụng làm trung tâm thương
mại – dịch vụ. Từ tầng 4 trở lên bao gồm 2 block cao tới tầng 19 với chiều
cao tính từ mặt sân tới mái là 70m. Chung cư xây dựng 128 căn hộ ước tính
cho hơn 600 người tham gia sinh sống.
* Vị trí địa lý:
Vị trí khu đất đầu tư xây dựng tòa nhà chung cư cao tầng thuộc dự án
xây dựng khu chung cư cho người thu nhập thấp tại phường Đằng Hải, quận
Hải An, thành phố Hải Phòng được bao quanh bởi hệ thống đường nội bộ.
Công trình có các hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Tây Bắc: giáp với khu nhà biệt thự.
- Phía Tây Nam: giáp với khu đất trống.
- Phía Đông Bắc: giáp với khu nhà chia lô.
- Phía Đông Nam: giáp với khu đất trống
* Mục đích sử dụng của các tầng:
- Tầng 1: Cao 4,5m bao gồm các hạng mục sau: dịch vụ - thương mại,
máy bơm, tủ kỹ thuật, khu để xe (Xem bản vẽ mặt bằng tầng 1 KT01);
- Tầng lửng: Cao 2,5m làm khu vực để xe (Xem bản vẽ mặt bằng tầng
lửng KT02);

- Tầng 2 cao 4,2m; tầng 3 cao 4,8m: làm khu vực dịch vụ - thương mại
(Xem bản vẽ mặt bằng tầng 2-3 KT03);
11
- Tầng 4 - 19: Có chiều cao 3,15 m, gồm các căn hộ cho thuê và phòng
kỹ thuật. Mỗi tầng ở mỗi block có 08 căn hộ cho thuê có diện tích hơn 50m
2
và các phòng kỹ thuật (Xem bản vẽ mặt bằng tầng 4-19 KT04-05)
Ngoài ra từ tầng 1 ÷ 19 các tầng đều được bố trí thêm hành lang, khu đặt
thang máy và cầu thang bộ thoát hiểm, phòng rác, tủ điện và sảnh tầng.
2.1.2. Đặc điểm kết cấu xây dựng
- Kết cấu chịu lực của nhà và vách tầng hầm sử dụng các cọc barét
(barrttes), đây là loại cọc được sử dụng phổ biến để làm móng trong các nhà
cao tầng. Sức chịu tải của cọc barét thường rất lớn. Tùy theo điều kiện địa
chất, tùy theo kích thước và hình dáng của cọc mà sức ép chịu tải của cọc
barét có thể đạt từ 600 ÷3600 tấn/cọc;
- Sàn ngăn giữa các tầng là hệ sàn không dầm. Đặc điểm của hệ kết cấu
này là các cột ở giữa làm việc gần như chỉ chịu tải trọng đứng (chịu nén đúng
tâm), toàn bộ tải trọng ngang do vách, lõi và khung chu vi chịu. Sàn được làm
bằng bêtông cốt thép đổ tại chỗ, sàn giữa các tầng 1-3 dày 600 mm, sàn tầng
3-20 dày 200 mm;
- Cột bê tông cốt thép. Các cấu kiện chịu lực chính của nhà có kích thước
như sau:
+Cột chịu lực có kích thước (700x700) mm; (400x400)mm;
+ Tường bao che, tường ngăn được xây bằng gạch đất sét nung rỗng có
chiều dày 220 mm và 110 mm;
- Cầu thang được thiết kế như sau:
+ Thang bộ: Tầng 1÷tum tại mỗi block có 01 thang bộ với kết cấu chịu
lực làm bằng bêtông cốt thép, tường buồng thang xây bằng gạch Silicat dày
220mm. Các thang này có kích thước giống nhau: bậc thang có kích thước
h=170 mm, b=150 mm, chiều rộng vế thang là 1,1 m, chiều rộng chiếu nghỉ

là 1,8m, giữa các vế thang có khe hở rộng 120 mm, nằm phân bố ở hai phía
của hai khối nhà.
12
+ Thang máy: mỗi một khối có 02 thang máy dùng để đi lại giữa các
tầng, bố trí ở giữa mỗi khối tường giếng thang máy bằng bê tông cốt thép liền
khối dày 220mm.
2.2. Giao thông, nguồn nước
2.2.1. Giao thông
2.2.1.1. Giao thông bên trong cơ sở
Tòa nhà được xây dựng trên toàn bộ diện tích của lô đất, được bao quanh
bởi hệ thống đường giao thông bên ngoài.
2.2.1.2. Giao thông bên ngoài cơ sở
Tòa nhà được bao quanh bởi hệ thống đường nội bộ nằm trong khu
chung cư cao tầng cho người thu nhập thấp thuộc dự án xây dựng khu đô thị
mới tại Phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Chính vì vậy,
thuận lợi cho xe chữa cháy tiếp cận công trình khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Giao thông từ Phòng Cảnh sát PC&CC thành phố Hải Phòng đến công
tình theo tuyến đường sau: Đội PCCC trung tâm – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Lê
Hồng Phong – Ngô Gia Tự hoặc Đội PCCC trung tâm – Lạch Tray – Ngô
Gia Tự – Đường giao thông nội bộ trong khu đô thị. Các tuyến đường này có
chiều rộng từ 8m đến 15m, nếu có sự cố cháy nổ xảy ra thì xe chữa cháy có
thể hoạt động thuận lợi.
2.2.2. Nguồn nước
2.2.2.1. Nguồn nước bên trong cơ sở
Theo thiết kế nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho toà nhà được lấy từ
mạng đường ống cấp nước của thành phố cấp vào bể nước ngầm có dung tích
162 m
3
, từ bể nước ngầm qua bơm cấp lên toàn bộ hệ thống họng chữa cháy
vách tường, hệ thống chữa cháy tự động sprinkler, hệ thống chữa cháy ngoài

nhà bằng đường ống thép đen Φ150 . Từ bể nước theo ống dẫn cấp vào các
khu vực của công trình. Ngoài ra, công trình còn được thiết kế 02 bể nước ở
tầng mái, mỗi bể có khối tích 36 m
3
ở mỗi block nhằm cung cấp nước cho
cháy ban đầu khi có sự cố cháy nổ khu vực tầng 1 tới tầng 10.
13
2.2.2.2. Nguồn nước bên ngoài cơ sở
Khu chung cư cao tầng cho người thu nhập thấp sử dụng nguồn cấp
nước từ trụ nước chữa cháy của khu đô thị bố trí xung quanh công trình, xe
chữa cháy có thể lấy nước thuận lợi.
2.2.2.3. Hệ thống cung cấp nước chữa cháy
Nguồn nước cho hệ thống chữa cháy được cung cấp từ nguồn cấp nước
thành phố vào bể chứa có tổng dung tích 162m
3
và 02 bể nước trên mái, mỗi
bể có dung tích 36m
3
ở hai block của công trình. Hệ thống cung cấp nước
chữa cháy gồm có:
- Nước từ bể ngầm 162m
3
được đưa vào hệ thống chữa cháy bằng máy
bơm chuyên dùng có các thông số kỹ thuật sau:
+ 01 máy bơm điện 75KW, Q = 126 m
3
/h, H = 100m.
+ 01 máy bơm điện dự phòng 75KW, Q = 126 m
3
/h, H = 100m.

+ 01 bơm bù áp 5,5KW, Q = 5 m
3
/h, H = 110m.
Hệ thống cung cấp nước chữa cháy được gắn với họng nước chữa cháy
cung cấp nước cho toàn bộ các tầng và đầu phun SPINKLER cho tầng 1,2,3
để chữa cháy cho toàn bộ công trình. Khi đó. áp lực phun đầu lăng phải đảm
bảo khi mở hai họng nước chữa cháy phải đạt 10m, lưu lượng nước chữa cháy
bên trong tính cho hai họng hoạt động đồng thời là 5 l/s.
2.3. Hệ thống báo cháy và chữa cháy
2.3.1. Hệ thống báo cháy tự động
Khu chung cư cao tầng thiết kế hệ thống báo cháy địa chỉ gồm:
- Trung tâm báo cháy địa chỉ 2 Loop được lắp đắt tại phòng bảo vệ;
- Đầu báo cháy nhiệt được lắp đặt tại tầng 1, 2, 3. Các đầu báo cháy khói
được lắp đặt ở tầng tum và hành lang các tầng từ tầng 4 – 19.
- Chuông và công tắc khẩn được bố trí dọc theo hành lang và lối đi, lối
thoát hiểm.
- Trung tâm báo cháy được tiếp đất bảo vệ.
14
- Dây tín hiệu báo cháy có tiết diện 2x1,5mm2 và được luồn trong ống
nhựa PVC.
- Nguồn điện: nguồn cấp chính cho hệ thống được lấy từ lưới điện
220VAC của công trình và cấp cho tủ trung tâm qua bộ ổn áp, các thiết bị
khác của hệ thống làm việc với điện áp 24VDC được cấp bởi tủ trung tâm.
2.3.2. Hệ thống chữa cháy
2.3.2.1. Hệ thống chữa cháy vách tường
Khu chung cư cao tầng thiết kế hệ thống chữa cháy vách tường. Hệ
thống chữa cháy vách tường trong tòa nhà sử dụng đường ống cấp nước chính
là ống thép đen Φ150, đường ống đi xuyên tầng dùng ống thép mạ kẽm Φ
100.
Các họng nước chữa cháy vách tường ở tòa nhà được đặt cách sàn 1,25

m tại các vị trí hành lang cạnh cầu thang, ở mỗi họng nước chữa cháy đều có
van khóa, được trang bị 01 cuộn vòi Φ 50 mm–20m, 01 lăng B đường kính 13
mm và đặt trong các tủ có kích thước 750x1200x1000mm.
2.3.2.2. Hệ thống chữa cháy tự động SPRINKLER
Tại tầng 1, 2, 3 của công trình đều lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động
SPRINKLER. Hệ thống này được gắn với đường ống cấp nước cho họng
nước chữa cháy vách tường. Các đầu phun SPRINKLER được bố trí trên toàn
bộ khu vực tầng có các hoạt động dịch vụ - thương mại.
2.4. Hệ thống tăng áp buồng thang bộ
Hệ thống tăng áp buồng thang bộ được lắp đặt tại công trình nhằm đảm
bảo áp suất dư của không khí trong các buồng thang bộ. Máy tạo áp suất có
công suất 3HP. Tại mỗi tầng sử dụng miệng tràn áp đối trọng được lắp trong
tất cả các buồng thang bộ, chính vì vậy các cửa ra vào buồng thang bộ đều là
loại của chống cháy có giới hạn chịu lửa tối thiểu là EI45 và cơ cấu tự động
đóng. Hệ thống tăng áp buồng thang bộ sử dụng hệ thống quạt công nghiệp có
công suất 2HP, vận tốc đạt 600 vòng/phút.
15
Quạt thổi gió được đặt trên tầng mái và đấu nối tín hiệu với hệ thống báo
cháy. Khi hệ thống báo cháy hoạt động sau 02 phút thì hệ thống tăng áp
buồng thang bộ được khởi động. Ngoài ra, hệ thống này còn được khởi động
bằng tay tại tủ điều khiển nơi thường xuyên có người thường trực.
2.5. Đặc điểm về hệ thống điện
Nguồn điện của công trình được cung cấp bởi lưới điện chung của Thành
phố. Hệ thống điện trong cơ sở được thiết kế cung cấp cho các thiết bị chiếu
sáng, thang máy, điều hoà nhiệt độ, bơm chữa cháy, bơm sinh hoạt, thông gió
và các bóng đèn cao áp xung quanh công trình.
Nguồn điện từ Thành Phố vào cơ sở qua trạm biến áp 22/0,4 KV. Từ
trạm biên áp này qua đường cáp ngầm cung cấp cho công trình và các đèn cao
áp xung quanh công trình. Khi không có sự cố, toàn bộ Nhà điều hành dùng
điện máy biến áp. Khi có sự cố nguồn điện, máy phát điện sẽ làm việc cấp

điện cho thang máy, máy bơm chữa cháy và một số phòng đặc biệt bởi một
đường dây riêng.
Phân phối điện cho các tầng của tòa nhà thực hiện bởi các tủ điện của
tầng có cấp điện áp 380/220V.
Đặc điểm của dây cáp và dây dẫn điện
- Đối với dây cáp: Toàn bộ dây cáp từ trạm biến áp đến tủ phân phối
tổng T0 đến tủ phân phối mạng điện chiếu sáng T1 và động lực T2 đều dùng
dây cáp ngầm lõi đồng, cách điện PVC đặt trong rãnh cáp. Tại những chỗ cáp
đi qua đường, cáp được luồn trong các ống thép bảo vệ;
- Đối với dây dẫn: Toàn bộ dây dẫn điện trong tòa nhà được sử dụng dây
dẫn lõi đồng cách điện PVC luồn trong ống nhựa Φ15 đi ngầm trong tường,
trần. Dây dẫn trục chính tầng ở mạng chiếu sáng đều dùng loại PVC (4x70),
dây dẫn tới thiết bị tiêu thụ điện ở mạng điện động lực dùng loại PVC (4x70),
PVC (4x95).
Mạng điện chiếu sáng bao gồm:
16
- Chiếu sáng cục bộ: Chiếu sáng trong phòng làm việc dùng các đèn
huỳnh quang, đèn dây tóc có công suất nhỏ;
- Chiếu sáng sự cố và thoát nạn dùng các đèn ác quy đặt trên các hành
lang, buồng thang
Mạng điện động lực bao gồm:
- Điện cấp cho thang máy;
- Điện cấp cho máy bơm chữa cháy, sinh hoạt;
- Điện cấp cho hệ thống điều hòa nhiệt độ;
- Điện cấp cho hệ thông gió.
2.6. Đặc điểm hệ thống chống sét và nối đất
Không thể hiện hệ thống chống sét cho công trình.
2.7. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của công trình
Khu căn hộ cho người thu nhập thấp với đặc điểm là nơi tập trung đông
người lại đa dạng về lứa tuổi, tâm sinh lý, trình độ nhận thức, chứa nhiều thiết

bị máy móc và đa chức năng sử dụng do vậy khi cháy xảy ra việc thoát nạn
cho con người và tổ chức công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
Nguy hiểm cháy của nhà cao tầng thể hiện ở chỗ đám cháy phát triển rất
nhanh và khó cứu chữa do:
+ Trong nhà cao tầng có bố trí và sử dụng hệ thống đường ống công
nghệ dẫn từ phòng này sang phòng khác như: hệ thống thông gió, đường ống
dẫn điện, đường ống nước, giếng thang máy, giếng kỹ thuật, vị trí hở giữa các
tầng hành lang đây chính là con đường để ngọn lửa và các sản phẩm cháy
có thể lan truyền từ nơi này sang nơi khác trong công trình;
+ Các tầng trong nhà cao tầng được sử dụng với nhiều chức năng khác
nhau nên hoạt động ở đây rất đa dạng làm tăng thêm mức độ nguy hiểm cháy
nổ và sự phức tạp khi tổ thoát nạn và cứu chữa;
+ Khi cháy nổ xảy ra ở nhà cao tầng thì đám cháy phát triển rất phức tạp,
do vậy việc tiếp cận đám cháy, triển khai lực lượng phương tiện gặp nhiều
khó khăn kể cả với phương tiện chữa cháy hiện đại. Ngôi nhà này có chiều
17
cao từ vỉa hè đến sàn tầng trên cùng là 70m. Hiện tại lực lượng CS PC&CC
Hải Phòng chỉ được trang bị loại xe thang cao trên 50m. Vì vậy, khi có sự cố
cháy nổ xảy ra rất khó cho việc cứu người bị nạn tại các tầng cao. Ngay từ khi
thiết kế công trình phải tính toán đến những tình huống phức tạp nhất xảy ra.
2.7.1. Các loại chất cháy có trong công trình
Trong công trình luôn tồn tại nhiều loại chất cháy như rèm vải, giấy, đồ
gỗ, cao su, nhựa tổng hợp, dụng cụ, phương tiện, thiết bị đồ dùng trang trí nội
thất v.v.
Sau đây là một số chất cháy và đặc tính của chúng:
2.7.1.1. Chất cháy là bông, vải, sợi
Khu chung cư cho người thu nhập thấp sử dụng với mục đích chính là
căn hộ cho thuê. Bởi vậy chất cháy tồn tại chủ yếu ở đây là bông vải dưới
nhiều dạng chất liệu khác nhau, sử dụng chủ yếu làm rèm cửa, thảm trải nền,
tấm đệm ghế, chăn gối, quần áo Đây là loại vật liệu dễ cháy, trong điều kiện

cháy len, vải dễ bị cacbon hoá và bị phân huỷ làm thoát các khí như CO, CO2
và các hyđro cacbon khác. Nhiệt độ bốc cháy của len vải là 2100C, nhiệt độ
tự bốc cháy của len vải là 407 0C.
Vận tốc cháy trung bình theo khối lượng là 0,36 kg/m2 phút.
Trong đó nồng độ các chất có thể đạt đến: với CO2: 1,44g/m2,CO: 2g/
m2. Với nồng độ các chất như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, có
thể gây choáng, ngất và dẫn đến tử vong.
2.7.1.2. Chất cháy là gỗ
Gỗ là loại vật liệu thuộc nhóm dễ cháy, phổ biến của chất cháy rắn trong
công trình, được sử dụng với số lượng lớn để làm tủ, bàn, ghế, cửa
Tốc độ cháy lan của gỗ ở vị trí mặt bằng, không gió khoảng 1m/phút,
theo chiều sâu của gỗ khoảng 0,2 ÷ 0,5m/phút.
Khi có cháy xảy ra khả năng lan truyền của ngọn lửa rất lớn, từ
1÷3m/phút. Khi cháy 1kg gỗ nhiệt lượng tỏa ra khoảng Qc =16500 KJ.
18
Sản phẩm cháy của gỗ thường là CO, CO2, H2O, N2 và khoảng 10÷20%
khối lượng than gỗ (các thông số trên phù hợp với gỗ nhóm 4 có độ ẩm
khoảng 15% ). Vì vậy khi cháy gỗ thường cháy lâu âm ỉ, gây khó khăn cho
việc cứu chữa.
2.7.1.3. Chất cháy là nhựa tổng hợp và chế phẩm từ Pôlime
Nhựa tổng hợp và chế phẩm từ Pôlime có trong công trình dưới dạng
như: ghế đệm, ghế xoay, vỏ thiết bị, vật liệu ốp tường, trần giả, đường ống kỹ
thuật Nhựa tổng hợp là những hợp chất Pôlime được điều chế bằng cách
trùng hợp. Dưới tác dụng của nguồn nhiệt có nhiệt độ cao Pôlime bị cháy và
tạo ra nhiều loại khói, khí khác nhau.
Đặc tính cháy của các loại nhựa tổng hợp là khả năng nóng chảy và tính
linh động của nó ở dạng lỏng có khả năng cháy lan, vì vậy đám cháy có khả
năng phát triển thành đám cháy lớn. Sản phẩm cháy có nhiều khí độc như:
CO, Cl, HCl, Anđêhit và tạo ra lượng lớn khói tỏa ra xung quanh bốc lên
cao làm ảnh hưởng đến việc thoát nạn, cứu chữa đám cháy.

2.7.1.4. Chất cháy là giấy
Trong tòa nhà luôn tồn tại một lượng lớn các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu. Đây
là loại vật liệu dễ cháy, thành phần chủ yếu là các phân tử xenlulô, nó có một
số tính chất như sau:
+ Nhiệt độ tự bắt cháy 1840 C;
+ Vận tốc cháy khối lượng 27,8kg/m2.h;
+ Vận tốc cháy lan từ 0,3 ÷0,4 m/ph;
+ Nhiệt lượng cháy thấp của giấy 1304 kJ/kg.
2.7.1.5. Chất cháy là khí gas
Gas được chứa ở từng căn hộ. Gas khi thoát ra, có tốc độ hóa hơi nhanh,
kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp có thể tích lớn hơn 270 lần. Gas khi
bay hơi có tỷ trọng lớn hơn không khí. Do đó, hơi khí gas bay là là trên mặt
đất và tích tụ ở những chỗ trũng, kín tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.
+ Nhiệt độ khi cháy gas: 1900 ÷ 1950oC;
19
+ Nhiệt lượng khi cháy: 12000 (Kcal/kg).
2.7.1.6. Chất cháy là cao su
Cao su tồn tại trong công trình là các loại vật dụng khác nhau như: nệm
giường, ghế, thảm. Cao su là loại hợp chất cao phân tử của Hyđrôcácbon
không no, chủ yếu là Izôpren. Khi phân huỷ và cháy sẽ tạo ra các sản phẩm
gồm các khí độc và tạo ra nhiều khói ảnh hưởng đến sức khoẻ, hạn chế tầm
nhìn, khi cháy toả ra nhiệt độ và nhiệt lượng lớn.
Nhiệt độ của ngọn lửa: 12470C, nhiệt lượng cháy: 44833KJ/Kg. Vận tốc
cháy lan của cao su đạt từ 0,6-1m/ph. Sản phẩm cháy thoát ra sẽ có CO2.
2.7.2. Về nguồn nhiệt
Trong công trình nguồn nhiệt gây cháy được hình thành do nhiều nguyên
nhân khác nhau như:
2.7.2.1. Nguồn nhiệt phát sinh do sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện
không đảm bảo an toàn
+ Nguyên nhân cháy do dòng điện quá tải: Khi quá tải nhiệt độ trong

dây dẫn tăng lên cao vượt quá giới hạn cho phép, làm phá hủy và gây cháy
phần vỏ cách điện cùng những vật liệu dễ cháy ở gần khu vực đó;
+ Nguyên nhân cháy do hiện tượng ngắn mạch (chập mạch): Do nhiệt
độ dây dẫn tăng cao gây ra sự bốc cháy lớp cách điện của dây dẫn, gây cháy
các thiết bị xung quanh. Tại điểm chập mạch sẽ phát sinh tia hồ quang điện có
nhiệt độ 2500 oC ÷ 4000 oC bắn ra xung quanh làm cháy các vật liệu dễ cháy.
2.7.2.2. Nguồn nhiệt phát sinh do hệ thống điện chiếu sáng
Nguồn nhiệt phát sinh do hệ thống chiếu sáng có thể là do: sự tiếp
xúc của dây dẫn với các thành phần đốt nóng của bộ phận điều chỉnh khởi
động làm mềm và cháy lớp cách dẫn đến ngắn mạch; do cháy tắc te; do
cách điện của cuộn dây bị đánh thủng, ngắn mạch của các vít trong cuộn
cảm biến áp v.v.
Ngoài ra, đèn nóng sáng có thể gây cháy do tiếp xúc trực tiếp với vật
liệu dễ cháy.
20
2.7.2.3. Nguồn nhiệt hình thành từ ngọn lửa trần
Nguồn nhiệt có thể xuất hiện do sơ suất bất cẩn của cán bộ, công nhân
viên, người dân sinh sống trong toà nhà hay khách hàng đến liên hệ công tác;
do hàn khi sửa chữa thay thế các thiết bị, đồ dùng, kết cấu công trình mà công
nhân hàn không chấp hành đúng quy định an toàn khi hàn; do vi phạm nội
quy an toàn phòng cháy chữa cháy như: đun nấu, thắp hương thờ cúng của
cán bộ, công nhân viên trong cơ quan.
Ngoài ra nguồn nhiệt có thể xuất hiện do đốt khi mâu thuẫn cá nhân
trong nội bộ cơ quan, đốt để phi tang chứng cứ v.v.
2.7.3. Khả năng phát triển của đám cháy
Khi xuất hiện đám cháy ở một vị trí nào đó trong công trình, đám cháy
sẽ lan truyền theo các hướng khác nhau. Trước hết ngọn lửa sẽ lan truyền theo
bề mặt chất cháy phân bố trên bề mặt phẳng sau đó lan truyền khắp thể tích
phòng, đặc biệt là khi cháy lan trên bề mặt thảm trải nền ngọn lửa sẽ nhanh
chóng lan rộng khắp toàn bộ diện tích phòng. Ngoài ra còn có các vật liệu dễ

cháy khác như giấy tờ, tài liệu, phông rèm cửa đều là những chất có vận tốc
cháy lan lớn, khi ngọn lửa phát sinh thì chỉ sau một thời gian ngắn đám cháy
sẽ phát triển bao trùm toàn bộ diện tích phòng và diện tích tầng nhà.
Qua thực nghiệm người ta cho thấy khi nhiệt độ trong phòng lên tới 250-
3000C thì các cửa kính sẽ bị phá vỡ, từ đó đám cháy sẽ có khả năng lan
truyền lên các tầng trên hay xuống tầng dưới và sang phòng lân cận. Ngoài ra,
đám cháy có thể lan truyền theo các đường dây dẫn điện, cáp điện, hệ thống
đường ống kỹ thuật.
Ngoài ra, trong xây dựng còn sử dụng nhiều vật liệu trang trí nội thất dễ
cháy, nhiều công trình sử dụng đường ống nhựa trong cấp thoát nước, làm
ống kỹ thuật bảo vệ các loại dây dẫn, nên khi cháy sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho ngọn lửa lan lên các tầng trên.
Khi cháy trên các tầng cao, do điều kiện trao đổi khí thuận lợi nên đám
cháy phát triển thành đám cháy lớn rất nhanh.
21
Do đặc điểm công trình tồn tại rất nhiều chất cháy nên khi phát sinh
ngọn lửa sau một thời gian ngắn đám cháy phát triển rất nhanh, phức tạp kèm
theo đó là sản phẩm cháy và khói. Sản phẩm cháy sẽ nhanh chóng lan truyền
trong toàn bộ ngôi nhà gây ảnh hưởng tới khả năng thoát nạn cho người và
kỹ, chiến thuật của các lực lượng tham gia chữa cháy.
22
CHƯƠNG 3: KIỂM TRA HỒ SƠ THIẾT KẾ THEO TIÊU CHUẨN AN
TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO CÔNG TRÌNH
3.1. Mục đích, yêu cầu, phương pháp kiểm tra
3.1.1. Mục đích, yêu cầu
Mục đích của việc kiểm tra hồ sơ thiết kế là nhằm phát hiện những sai
phạm so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa
cháy. Từ đó kiến nghị các giải pháp khắc phục các sai phạm sao cho phù hợp
với các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngay từ khi công trình còn trên bản vẽ nhằm
hạn chế những nguyên nhân gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác

thoát nạn, cứu nạn và công tác chữa cháy.
Quá trình kiểm tra hồ sơ thiết kế yêu cầu phải đảm bảo tính chính
xác, đầy đủ, khách quan và cụ thể các thông số, số liệu có liên quan đến
các hạng mục công trình của cơ sở theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật an toàn phòng cháy chữa cháy.
3.1.2. Phương pháp kiểm tra
Để đảm bảo việc thẩm duyệt hồ sơ thiết kế được chính xác, đầy đủ, tránh
nhầm lẫn khi phải dựa vào hồ sơ tài liệu của công trình ta dùng phương pháp
lập bảng để đối chiếu so sánh giữa các thông số của công trình trong hồ sơ
thiết kế với các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm kỹ thuật an toàn PCCC đã
được ban hành của Nhà nước. Từ đó đưa ra kết luận đảm bảo hay không đảm
bảo theo tiêu.
3.1.3. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng chủ yếu và bậc
chịu lửa của nhà và công trình;
- Kiểm tra các giải pháp quy hoạch mặt bằng tổng thể và quy hoạch
bên trong;
- Kiểm tra các bộ phận ngăn cháy;
- Kiểm tra lối và đường thoát nạn;
- Kiểm tra các yêu cầu chống tụ khói;
23
- Kiểm tra hệ thống điện của công trình;
- Kiểm tra hệ thống chữa cháy của công trình;
- Kiểm tra hệ thống chống sét của công trình;
- Kiểm tra hệ thống báo cháy tự động;
3.2. Kiểm tra giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu và
bậc chịu lửa của công trình
3.2.1. Kiểm tra bậc chịu lửa, số tầng, diện tích xây dựng và chiều dài
giới hạn của công trình
Bậc chịu lửa là mức độ chịu lửa của nhà và công trình được xác định bởi

giới hạn chịu lửa và nhóm cháy của các cấu kiện xây dựng chính (ký hiệu: B).
Theo mức độ bắt cháy và giới hạn chịu lửa tối thiểu của các kết cấu xây
dựng chủ yếu, các ngôi nhà được phân ra làm 5 bậc chịu lửa, ký hiệu bằng các
chữ số I, II, III, IV, V theo mức độ giảm dần về khả năng chống lại sự phá
hủy trong điều kiện cháy.
* Điều kiện an toàn về bậc chịu lửa
B
TT
≥ B
CT
Trong đó:
+ B
TT
: Bậc chịu lửa thực tế là bậc chịu lửa được xác định bởi giới hạn
chịu lửa và nhóm cháy thấp nhất của một trong các cấu kiện xây dựng chính
và được xác định trong phụ lục F [4];
+ B
CT
: Bậc chịu lửa cần thiết là bậc chịu lửa thấp nhất mà nhà, công trình
cần phải có để đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy. Bậc chịu lửa cần thiết
phụ thuộc vào hạng sản xuất, sự nguy hiểm cháy nổ, số tầng, diện tích sàn
giữa các tường ngăn cháy việc bố trí hệ thống chữa cháy tự động xác định tại
∗ Trình tự kiểm tra:
+ Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, phụ lục F và Bảng 4 [4] để xác định bậc
chịu lửa thực tế của nhà và công trình;
24
+ Căn cứ vào điều 5.1 [6] để xác định bậc chịu lửa cần thiết của nhà
cao tầng;
+ So sánh với điều kiện an toàn và rút ra kết luận.
Nội dung và kết quả kiểm tra quy hoạch mặt bằng tổng thể thể hiện trong

bảng 3.1.
Bảng 3.1. Nội dung và kết quả kiểm tra bậc chịu lửa.
STT Nội dung kiểm tra Theo thiết kế
Theo tiêu
chuẩn
Điều
khoản
Kết
luận
01 Bậc chịu lửa Bậc I Bậc I
Bảng 1
Điều 5.1
[6]
Phù hợp
02 Số tầng
20 tầng
(Bản vẽ KT06)
Từ 10-30 tầng
Điều 3.1
[6]
Phù hợp
03
Chiều dài giới hạn lớn
nhất của ngôi nhà
64 m
(Bản vẽ KT01)
110 m
Điều 7.1
Bảng 3
[6]

Phù hợp
05 Chiều cao
70m
(Bản vẽ KT06)
25 ÷ 100m
Điều 3.1
[6]
Phù hợp
Kết luận: Qua kiểm tra các yêu cầu về bậc chịu lửa của công trình, cho
thấy các yêu cầu an toàn phòng cháy chữa cháy theo [6] đều được đảm bảo.
3.2.2. Kiểm tra giới hạn chịu lửa, nhóm cháy của cấu kiện xây dựng
chủ yếu
Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng là khoảng thời gian (giờ hoặc
phút) từ khi bắt đầu xảy ra cháy hoặc từ khi bắt đầu thử lửa theo chế độ nhiệt
tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của
các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau:
- Mất khả năng chịu lực (được ký hiệu bằng chữ R);
25
- Mất tính toàn vẹn (được ký hiệu bằng chữ E);
- Mất khả năng cách nhiệt (được ký hiệu bằng chữ I).
∗ Điều kiện an toàn về giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng là:
Giới hạn chịu lửa thực tế không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa cần thiết của cấu
kiện xây dựng.
G
TT
≥ G
CT
( giờ, phút)
Trong đó :
+ Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng theo thiết kế được gọi là giới

hạn chịu lửa thực tế (G
TT
), được xác định bằng thực nghiệm hoặc tính toán,
phụ thuộc vào tính chất của vật liệu làm cấu kiện, kích thước, cấu tạo, tải
trọng, bề mặt chịu tác động của nhiệt độ và phương pháp gá lắp. Giới hạn
chịu lửa của một số cấu kiện xây dựng chính của nhà và công trình được xác
định bằng thực nghiệm, kết quả ghi trong phụ lục F [4].
+ Giới hạn chịu lửa cần thiết của cấu kiện xây dựng(G
ct
) là giới hạn chịu
lửa thấp mà cấu kiện xây dựng cần phải có để đảm bảo an toàn cháy cho nhà
và công trình phụ thuộc vào bậc chịu lửa cần thiết của nhà, công trình xác
định tại Bảng 4 [4]
* Trình tự kiểm tra đối với nhà cao tầng:
+ Căn cứ vào Bảng 04[4] để xác định G
CT
;
+ Căn cứ vào các bản vẽ kỹ thuật, bản thuyết minh công trình và phụ lục
F [4] để xác định G
TT
;
+ So sánh với điều kiện an toàn và rút ra kết luận.
Nội dung và kết quả kiểm tra giới hạn chịu lửa, nhóm cháy thể hiện
trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Nội dung và kết quả kiểm tra giới hạn chịu lửa và nhóm cháy của
cấu kiện xây dựng chủ yếu.

×