Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

huygia v8 tuần 10 cktkn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.77 KB, 9 trang )

TUẦN 10
TIẾT 37
Ngày soạn :
Ngày dạy : Tiếng việt:
NÓI QUÁ
A. M ỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được khái niệm, tác dụng cảu nói quá, trong văn chương và trong giao tiếp hàng ngày.
- Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói qus trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Khái niệm nói quá.
- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá. ( Chú ý cách sử dụng trong thành ngũ, tục ngữ,
ca dao…)
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2. Kỹ năng :
- Vận dụng về hiểu biết của biện pháp nói quá trong đọc, hiểu văn bản.
3. Thái độ :
- Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
C. PH ƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? ? Thế nào là tình thái từ ? Cho ví dụ ?
3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Trong cuộc sống hàng ngày và kể cả trong văn chương sử
dụng rất nhiều biện pháp tu từ nói quá. Vậy thế nào là nói quá và có tác dụng gì? Tiết học hôm
này, cô cùng các em đi tìm hiểu

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về nói quá
và tác dụng của nói quá .
GV : Gọi học sinh đọc ví dụ a,b Sgk / 101.


HS : Đọc to, rõ ràng.
? Chú ý hai hình ảnh “chưa nằm đã sáng ,
chưa cười đã tối”, nhận xét xem nói như
vậy là có quá sự thật không?
HS: Thảo luận (2P) trả lời
GV: nhận xét.
? Thực chất , cách nói ấy nhằm mục đích
gì?
? Nói “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng
cày” có đúng với thực tế không ?
? Theo em, mấy câu này nhằm mục đích
nói lên điều gì ?
GV : Hướng dẫn
HS : Suy nghĩ, trả lời.
? Hai ví dụ trên có sử dụng phép nói
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Nói quá và tác dụng của nói quá
a.Ví dụ: Sgk/101
Vda. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
( Tục ngữ )
=> Nói quá: Qúa mức bình thường, phóng đại
mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện
tượng. Nhấn mạnh tính chất ngắn của đêm
tháng năm và ngày tháng mười .
Vdb. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
( ca dao )
=> Nói quá: Nhấn mạnh sự lao động vất vả của
người nông dân .

2.Ghi nhớ: SGK/102
II. LUYỆN TẬP

quá.Vậy, em hiểu thế nào là nói quá
HS tự bộc lộ.
? Em hãy so sánh hai cách nói: Nói bình
thường và nói quá để từ đó rút ra nhận xét
về tác dụng của nói quá?
=>Những câu có sử dụng biện pháp tu
từ nói quá sing động hơn, gây ấn tượng
hơn
Học sinh đọc ghi nhớ
GV mở rộng bằng cách cho HS phân biệt
nói quá với nói khoác, nói phét.
? Nói quá thật sự có phải là nói khoác, nói
phét hay không?
? Em hãy tìm một số ví dụ về nói qúa
trong tục ngữ ca dao; trong văn thơ châm
biếm hài hước và cả văn thơ trữ tình ?
HS: Nêu.
- Đen như…
- Xanh như…
GV: Nhận xét, bổ sung
* HO Ạ T Đ Ộ NG 2: Hướng dẫn Luyện
tập.
- Bài tập 1 :
HS đứng tại chỗ làm bài.
GV nhận xét sửa chữa nếu có.
Bài tâp 2:
? Hãy điền thêm các thành ngữ vào chỗ

trống cho phù hợp?
-Gọi HS lên bảng làm.
Bài tập 3: HSTLN
Bài tập 4:
? Tìm thành ngữ có sử dụng phép nói
quá?
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
Bài tập 1 : Tìm biện pháp nói quá và giải thích
ý nghĩa của chúng
+ Sỏi đá cũng thành cơm : Thành quả lao động
gian khổ, vấn vả, nhọc nhằn ( nghĩa bóng :
niềm tin vào bàn tay lao động)
+ Đi đến tận trời : Vết thương chẳng có nghĩa lí
gì, không phải bật tâm
+ Thét ra lửa : Kẻ có quyền sinh quyền sát đối
với người khác
Bài tập 2 : Điều các thành ngữ vào chỗ trống
+ Chó ăn đá gà ăn sỏi
+ Bầm gan tím ruột
+ Ruột để ngoài da
+ Nở từng khúc ruột
+ Vắt chân lên cổ mà chạy
Bài tập 3 : Đặt câu với những thành ngữ
+ Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
+ Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển
+ Công việc lấp biển vá trời là công việc của
nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể xong
+Những chiến sĩ mình đồng da sắt
đã chiến thắng
+Mình nghĩa nát óc mà vẫn chưa giải được bài

toán này
III. H Ư Ớ NG D Ẫ N T Ự H Ọ C
* Bài học :
- Học thuộc ghi nhớ
- Sưu thơ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao có sử
dụng biện pháp nói quá.
* Bài soạn :
- Soạn bài : “ Ôn tập truyện ký Việt nam ”
E. RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………

TUẦN 10
TIẾT 38
Ngày soạn :
Ngày dạy :
ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM-
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN
A. M ỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức cơ bản về các văn bản truyện ký Việt Nam hiện đại đã
học ở học kỳ 1.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương diện, thể loại, phương
thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
- Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
2. Kỹ năng :
- Khái quát , hệ thống hoá và nhận xét vềtác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

- Cảm thụ nét riêng,độc đáo của tác phẩm đã học.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc trong giờ học.
C. PH ƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? Kiểm tra trong tiết ôn tập
3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Để khắc sâu kiến thức cơ bản về các văn bản truyện kí Việt
Nam hiện đại tiêu biểu đã học . Tiết học này cô cùng các em ôn tập lại nhưng kiến thức đã học
I. LẬP BẢNG THỐNG KÊ:
ST
T
Tên văn
bản
Tác giả
Năm
ra đời
Thể loại
Phương
thức
biểu đạt
Nội dung chủ
yếu
Đặc sắc nghệ
thuật
1
Tôi đi học Thanh
Tịnh
1941

Truyện
ngắn
Tự sự
xen trữ
tình
Những kỉ niệm
trong sáng về
ngày đầu tiên
đi học
Tự sự, miêu tả
biểu cảm hình
ảnh so sánh mới
mẻ, gợi cảm
2
Trong lòng
mẹ
(Những
ngày thơ
ấu)
Nguyên
Hồng
1938 Hồi ký
Tự sự
(Có trữ
tình)
Nổi cay đắng
tủi cực và tình
yêu thương mẹ
mãnh liệt
Tự sự kết hợp

miêu tả và biểu
cảm, đánh giá, sử
dụng những hình
ảnh so sánh, liên
tưởng .
3
Tức nước
vỡ bờ
( chương
13, tiểi
thuyết Tắt
đèn)
Ngô Tất
Tố
1939 Tiểu
thuyết
Tự sự Bộ mặt tàn ác,
bất nhân của
chế độ thực
dân nửa phong
kiến, Ca ngợi
những phẩm
chất cao quí và
Xây dựng tình
huống truyện bất
ngờ, xây dựng
nhân vật đối lập.

sức mạnh tiềm
tàng của chị

Dậu
4
Lão Hạc
Nam
Cao
1943
Truyện
ngắn
Tự sự
(Xen trữ
tình)
Số phận đau
thương và
phẩm chất cao
quí của người
nông dân cùng
khổ. Thái độ
trân trọng của
tác giả với họ
miêu tả và phân
tích diễn biến
tâm lí của nhân
vật, Ngôn ngữ
kể chuyện rất
chân thực, giản
dị, tự nhiên
II. LUYỆN TẬP:
? Những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của các
vb 2,3,4?
HS: Suy nghĩ, thảo luận nhóm 2p trả lời.

* Giống nhau :
-Về phương thức biểu đat: Đều làvăn tự sự, truyện ký hiện đại (và được sáng tác ở thời kì 1930 –
1945)
-Về đề tài : Đều lấy đề tài về con người và đời sống xã hội đương thời của tác giả, đều đi sâu miêu
tả
số phận cực khổ của con người bị vùi dập .
- Nội dung : Đều chan chứa tinh thần nhân đạo (yêu thương trân trọng những tình cảm, phẩm chất
đẹp đẽ của con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa)
- Nghệ thuật : Đều có lối viết chân thực, gần đời sống rất sinh động
=> Đây cũng là những đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực nước ta trước cách mạng
* Khác nhau :
Giáo viên nêu những nét riêng của môi văn bản qua thể loại , nôi dungchủ yếu và đặc sắc nghệ thuật
Tên vb Thể
loại
Phương
thức
biểu đạt
Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật
Trong
lòng mẹ
Tức nước
vỡ bờ
Lão Hạc
Hồi kí
Tiểu
thuyết
Truyệ
n
ngắn
Tự sự

(xen trữ
tình)
Tự sự
Tự sự
( Xen trữ
tình)
Nổi đau của chú bé mồ côi
và tình yêu thương mẹ của
chú bé
Phê phán chế độ tàn ác , bất
nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm
hồn , sức sống tiềm tàng
của người phụ nữ nông
thôn
Số phận bi thảm của người
nông dân cùng khổ và nhân
phẩm cao đẹp của họ
Văn hồi kí chân thực , trữ tình
thiết tha
Khắc hoạ nhân vật và miêu tả hiện
thực một cách chân thực , sinh
động
Nhân vật được đào sâu tâm lí ,
cách kể chuyện tự nhiên , linh
hoạt , vừa chân thực vừa đậm chất
triết lí và trữ tình
III. TRONG MỖI VB TRÊN ( 2,3,4 ), EM THÍCH NHẤT NHÂN VẬT HOẶC ĐOẠN VĂN
NÀO ? VÌ SAO ?
GV: Gợi mở: Đó là đoạn văn nào ? Trong vb nào ? Của tác giả …?


HS: Suy nghĩ, trả lời.
? Lí do em thích : về nội dung tư tưởng ? về hình thức nghệ thuật ? Lí do khác ?
HS: Suy nghĩ, thảo luận nhóm 2p, trả lời.
IV. HƯỚNGDẪN BÀI KIỂM TRA VĂN
1. Trắc nghiệm ( 3 đ)
Trả lời bằng cách khoanh tròn vào những trữ câu em cho là đúng nhất
Học những bài truyện ký về thể loại, nội dung, nghệ thuật…
2.Tự luận ( 7 đ)
Câu 1 : Tóm tắt văn bản khoảng 8-10 dòng các văn bản đã học.( Các văn bản nước ngoài)
Câu 2 : Viết một đoạn văn kể về một môn học mà em thích nhất
IV. H Ư Ớ NG D Ẫ N T Ự H Ọ C
* Bài học :
- Học thuộc bài đã ôn, chuẩn bị bài thật tốt để làm bài kiểm tra văn.
* Bài soạn :
- Soạn bài : “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000 ”
E. RÚT KINH NGHIỆM
………
………

TUẦN 10
TIẾT 39
Ngày soạn :
Ngày dạy : Văn bản:
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT
NĂM 2000
A. M ỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường . Từ đó có những suy nghĩ và hành
động tích cực về vấn đề xử lý rác thải, sinh hoạt.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề xuất
trong văn bản.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lý đã
tạo nên tính thuyết phục của văn bản
2. Kỹ năng :
- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bàivăn thuyết minh.
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc trong giờ học.
C. PH ƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? Linh động cuối giờ
3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Bảo vệ môi trường sống quanh ta, đang bị ô nhiểm nặng nề
là nhiệm vụ của xã hội. Một trong những việc làm cụ thể và cần thiết hằng ngày là hạn chế thấp
nhất đến mức không dùng các loại bao bì bằng ni lông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
I. GIỚI THIỆU CHUNG

* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
thể loại
? Dựa vào việc soạn bài ở nhà hãy cho biết văn
bản này thuộc loại văn bản gì?
HS: Trình bày
? Kể tên các văn bản nhật dụng mà em đã học?
HS: Tự trình bày.
? Văn bản này thuyết minh về vấn đề gì ?

* HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu văn bản
HS: Đọc các từ khó trong chú thích
? Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung
chính của từng phần?
HS: Thảo luận 3p, trả lời.
GV: Nhận xét, chốt.
? Đọc thầm phần 1 và cho biết có những thông tin
nào được thông báo trong đoạn văn này?
HS : Dựa sgk, trả lời.
GV : Chốt chi tiết ghi bảng.
? Việt Nam tham gia ngày Trái đất với chủ đề
nào? Tại sao ?
HS : Tự bộc lộ
GV: Chốt ý ghi bảng.
? Từ đó em thu nhận được nội dung quan trọng
nào được nêu trong phần đầu vb ?
? Vì đặc tính gì mà bao nylon có thể gây hại cho
môi trường ?
? Ngoài gây nguy hại môi trường, theo em bao
nylon còn có những tác hại nào ?
HS: Thảo luận 2P
GV: Nhận xét, chốt.
* Giáo viên dẫn chứng : Hằng năm có 100.000 con
chim, con thú biển chết do nuốt phả túi ni lông
- Không ít người trong ngày 23 tết, đã vứt quá
nhiều túi ni lông thả cá chép xuống hồ, sông.
? Xử lí nylon là một vấn đè nan giải nên các biện
pháp đề xuất chưa triệt để . Em hãy giải thích vì
sao ?
HS: Thảo luận 2P

GV: Nhận xét, chốt.
? những giải pháp nào để hạn chế sử dụng bao ni
lông?
? Thế giới đã có lời kêu gọi như thế nào?
? Tại sao nhiệm vụ chung được nêu trước , hành
động cụ thể nêu sau ?
- Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường trái đất là
nhiệm vụ to lớn, thường xuyên, lâu dài
- Còn việc hạn chế dùng bao bì ni lông là công
việc trước mắt
? Nêu tác dụng của cách thuyết minh này ?
- Vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực
tiễn, sáng rõ, ngắn gọn, nên dễ hiểu, dễ nhớ.
* Thể lọai :
- Văn bản nhật dụng thuyết minh một
vấn đề xã hội:Bảo vệ môi trường.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu từ khó. / SGK
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục: 3 phần
- Phần 1 : Từ đầu… Từng khu vực
( Sơ lược nguồn gốc và nguyên nhân sự
ra đời của Ngày trái đất )
- Phần 2 :Tiếp theo … môi trường
( Tác hại và biện pháp sử dụng bao ni
lông )
- Phần 3 :Còn lại:
( Lời kêu gọi động viên mọi người tích
cực tham gia bảo vệ môi trường )
b. Đại ý.

d. Phân tích :
d1. Thông báo về ngày trái đất
- Ngày 22 /4 hằng năm là ngày Trái đất
chủ đề bảo vệ môi trường , có 141 nước
tham dự, năm 2000 VN tham gia chủ đề “
một ngày không sử dụng bao ni lông”
=> Thế giới rất quan tâm đến vấn đề
bảo vệ môi trường, Việt Nam cùng hành
động .
d2. Tác hại của việc dùng bao bì ni
lông và những biện pháp hạn chế sử
dụng chúng
* Tác hại
- Tính không phân huỷ của plastic
- Lẫn vào đất, xuống cống rãnh, trôi ra
biển, đốt.
- Đựng thực phẩm =>Nguyên nhân gây
ung thư phổi.
=> Dùng bao bì ni lông bừa bãi có hại cho
sự trong sạch của môi trường sông và cho
sức khoẻ con người.
* Biện pháp
- Hạn chế tối đa dùng bao ni lông
- Sử dụng các túi đựng không phải bằng
ni lông.
- Thông báo tác hại của sử dụng bao ni
lông cho mọi người.
d3. Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường
Trái Đất
- Nhiệm vụ to lớn của chúng ta là bảo vệ

trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm, là nhiệm vụ
to lớn, thường xuyên, lâu dài.
- Hành động cụ thể của chúng ta “ một
ngày không dùng bao bì ni lông”

* HOẠT ĐỘNG 3:Tổng kết
? Về phương thức biểu đạt thì văn bản này có
điểm gì ?
? Hãy cho biết hình thức và ý nghĩa văn bản.
HS:Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, chốt.
* HOẠT ĐỘNG 4. Hướng dẫn tự học.
* Bài học :
- Học thuộc ghi nhớ
- Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệi của việc dùng bao ni
lông
* Bài soạn :
- Soạn bài : “ Nói giảm nói tránh ”
3.Tổng kết.
* Hình thức.
- Văn bản giải thích rất đơn giản, sáng
tỏ tác hại của việc dùng bao bì ni lông, và
lợi ích việc giảm bớt chất thải ni lông.
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác,
thuyết phục.
* Ý nghĩa văn bản.
- Nhận thức về tác dụng của một hành
động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo
vệ môi trường trái đất.
* Ghi nhớ / sgk

III. H Ư Ớ NG D Ẫ N T Ự H ỌC.
E. RÚT KINH NGHIỆM
………
………
TUẦN 10
TIẾT 40
Ngày soạn :
Ngày dạy : Tiếng việt
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
A. M ỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được khái niệm, tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh.
- Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Khái niệm nói giảm nói tránh
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
2. Kỹ năng :
- Phân biệt nói giảm nói tránh với nói không đúng sự thật
- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc trong giờ học.
C. PH ƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là nói quá ? Cho vd ?
? Sử dụng Nói quá trong khi nói, viết có tác dụng gì ?
3.Bài mới : GV giới thiệu bài mới. Từ lớp 6 đến nay, các em đã được học những phép tu từ nào
? ( so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá) . Vậy hôm nay, cô giới thiệu thêm cho các em một
phép tu từ nữa đó là Nói giảm nói tránh .


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Nói giảm nói
tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh
Học sinh đọc các đoạn trích SGK.
? Những cụm từ “đi gặp cụ … khác”, “đi”,
“chẳng còn” có ý nghĩa gì ?
? Tại sao người viết, người nói lại dùng những
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Nói giảm nói tránh tác dụng của nói
giảm nói tránh
a. Vd 1
- Đi gặp các cụ Các

cách diễn đạt đó ?
HS:Suy nghĩ, thảo luận nhóm 2p, trả lời.
GV: Nhận xét, chốt.
? Hãy tìm thêm những cách nói giảm nói tránh
khi nói về cái chết ? ( Bỏ mạng , qui tiên , từ
trần )
- Gọi hs đọc vd 4,5,
? Vì sao trong câu văn này tác giả lại dùng từ “
bầu sữa” mà không dùng từ khác ?
? So sánh cách nói sau và cho biết cách nói nào
nhẹ nhàng hơn , tế nhị hơn đối với người nghe?
HS:Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét
- Cách nói thứ 2 tế nhị hơn, nhẹ nhàng hơn đối
với người nghe
- Cách nói 1 : căng thẳng , nặng nề

? Qua phân tích , em hiểu thế nào là nói giảm nói
tránh ?
HS: Đọc ghi nhớ sgk
? Trong nói viết chúng ta sử dụng phép tu từ này
có tác dụng gì ? ( ghi nhớ sgk)
GV: Liên hệ . Trong tác phẩm lão Hạc: Cậu
Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! + Đi đời – giết thịt
- Trong những trường hợp cần thiết phải bộc lộ tư
tưởng, quan điểm của mình thì nên nói thẳng
hoặc khi phải trình bày tường thuật một vấn đề gì
đó thì cần nói đúng sự thật
* Chú ý : Nói giảm nói tránh có nhiều cách nói
+ Dùng các từ đồng nghĩa
+ Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa :
Anh ấy hát dở – anh ấy hát chưa được hay lắm
+ Dùng cách nói vòng : Em còn học kém lắm –
em cần cố gắng nhiều hơn
+ Nói trống ( nói tĩnh lược)
ông ấy sắp chết – ông ấy chỉ nay mai thôi
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh luyện
tập
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?
HS:Suy nghĩ, thảo luận nhóm 2p, lên bảng làm.
GV: Nhận xét, sửa bài.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
-Lượng-con ông Độ đây mà bố mẹ chẳng
còn.
=> Cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

tránh gây cảm giác quá đau
buồn ghê sợ, nặng nề
b. Vd 2
- Bầu sữa: Tránh thô tục, thiếu lịch sư
=> Nói giảm nói tránh
- Con dạo này không được chăm chỉ lắm!
=> Cách nói tế nhị.
2. Kết luận: Ghi nhớ sgk /108
II. LUYỆN TẬP
Bài 1 : Điền các từ n gữ nói giảm,nói tránh vào
chỗ trống thích hợp .
a) Đi nghỉ d) Có tuổi
b) Chia tay nhau đ) Đi bước nữa
c) Khiếm thị
Bài 2 : Các câu có sử dụng biện pháp nói giảm
nói tránh
- Anh nên hoà nhã với bạn bè!
- Anh không nên ở đây nữa !
- Xin đừng hút thuốc trong phòng !
- Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
- Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ
lỗi .
Bài 3 : Làm theo mẫu
- Bài thơ của anh dở lắm → bài thơ của anh
chưa được hay
lắm!
- Cái áo bạn may xấu quá –> cái áo bạn may
chưa được đẹp lắm
- Bạn học kém quá –>bạn học chưa được tốt
III. H Ư Ớ NG D Ẫ N T Ự H ỌC.

* Bài học :
- Học thuộc ghi nhớ
- Phân tích tác dụng của các biện pháp nói
giảm, nói tránhtrong một đoạn văn cụ thể.
* Bài soạn :
- Chuẩn bị tiết sau : “ Kiểm tra văn ”
E. RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×