Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn nuôi lợn thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 93 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LƢỜNG THỊ VỊNH


NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ DONG RIỀNG
LÀM THỨC ĂN NUÔI LỢN THỊT



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP










Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LƢỜNG THỊ VỊNH


NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ DONG RIỀNG
LÀM THỨC ĂN NUÔI LỢN THỊT

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. Bùi Thị Thơm
PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng






Thái Nguyên - 2014


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu đã được sử dụng trong bản luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn.

Các thông tin, trích dẫn tài liệu trình bày trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả


Lƣờng Thị Vịnh


ii
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, tôi đã
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban
Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng quản lý đào tạo sau
đại học, khoa Chăn nuôi – Thú y, cùng tập thể các thầy cô giáo đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của tập thể
thầy cô giáo hướng dẫn: TS Bùi Thị Thơm, PGS. TS Hoàng Toàn Thắng
đã đầu tư nhiều công sức và thời gian hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn.
Các cơ sở sản xuất, chế biến dong riềng và một số hộ nông dân tại tỉnh
Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Sở Công thương Bắc Kạn tạo điều kiện giúp đỡ khi tôi thu thập số liệu.
Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ về mọi mặt, khuyến khích, động viên tôi
hoàn thành luận văn khoa học này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

Tác giả


Lƣờng Thị Vịnh


iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. Mục tiêu đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Khái quát tình hình sản xuất và chế biến dong riềng ở phía Bắc
Việt Nam 4
1.1.2. Thành phần hóa học của bã củ quả nói chung, bã dong riềng nói
riêng trong chăn nuôi 9
1.1.3. Các phương pháp xử lý, chế biến, bảo quản thức ăn phế phụ phẩm
cho gia súc và cơ sở khoa học của chúng 13
1.1.4. Một số vấn đề liên quan đến giống lợn dùng trong thí nghiệm 19
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 23
Chƣơng 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 27
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 27

2.2. Nội dung nghiên cứu 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp khảo sát tiềm năng nguồn bã thải dong riềng 27
2.3.2. Phương pháp chế biến bã dong riềng 28


iv
2.3.3. Phương pháp thí nghiệm xác định hiệu quả thử nghiệm của việc sử
dụng bã dong riềng ủ trong khẩu phần ăn nuôi lợn thịt 29
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 32
2.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng 32
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi về thức ăn 32
2. 33
2.4.4. Phương pháp xác định thành phần dinh dưỡng, phân tích mẫu 34
2.4.5. Hạch toán hiệu quả kinh tế 35
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất và chế biến dong riềng tại tỉnh Bắc
Kạn năm 2013 36
3.2. Kết quả thí nghiệm xác định công thức chế biến bã dong riềng thích hợp 41
3.2.1. Thành phần hóa học của các công thức chế biến bã dong riềng 41
3.2.2. Biến đổi về cảm quan của bã dong riềng ủ 45
3.3. Kết quả về khả năng sinh trưởng của lợn lai F1 (♂ Pietrain x ♀ Móng
cái) có sử dụng bã dong trong khẩu phần. 48
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy 48
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối 50
3.3.3. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm 52
3.3.4. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 54
3.3.5. Kết quả mổ khảo sát đánh giá năng suất, chất lượng của lợn thí
nghiệm 55

3.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
1. Kết luận 61
2. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63


v

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Cs
: Cộng sự
CT
: Công thức
ĐC
: Đối chứng
DXKĐ
: Dẫn xuất không đạm
ĐVT
: Đơn vị tính
KHSS
: Khoa học sự sống
KL
: Khối lượng
KPTAT
: Khẩu phần thức ăn tinh
KTS
: Khoáng tổng số
NEF

: Dẫn suất vô đạm
NLTĐ
: Năng lượng trao đổi
Pr
: Protein
STT
: Số thứ tự
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TN
: Thí nghiệm
TTTA
: Tiêu tốn thức ăn
VCK
: Vật chất khô
VSV
: Vi sinh vật



vi
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Thành phần hóa học của bã dong riềng 12
Bảng 1.2: Thành phần hóa học bã dong riềng thu tại huyện Ngân Sơn -
tỉnh Bắc Kạn 13
Bảng 2.1: Công thức chế biến bã dong riềng 28
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm chuồng trại 30
Bảng 2.3. Khẩu phần ăn của lợn trong giai đoạn thí nghiệm (%/kgTA) 31

Bảng 3.1: Sản lượng củ dong riềng chế biến trên địa bàn tỉnh năm 2013 36
Bảng 3.2: Sản lượng bã dong riềng thải có thể dùng chăn nuôi (tấn) 39
Bảng 3.3: Thành phần hóa học của bã dong riềng sau 1 tuần ủ (%) 42
Bảng 3.4: Thành phần hóa học của bã dong riềng sau 4 tuần ủ (%) 44
Bảng 3.5: Kết quả xác định sự biến đổi các chỉ tiêu cảm quan về mùi,
màu sắc, pH của bã dong riềng ở các công thức chế biến theo
thời gian 46
Bảng 3.6. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) (n = 20 con) 48
Bảng 3.7. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) 51
Bảng 3.8. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (kg/con/ ngày) 53
Bảng 3.9. Tiêu tốn thức ăn /1 kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm (Kg) 54
Bảng 3.10: Kết quả mổ khảo sát lợn thịt (n = 3) 56
Bảng 3.11. Kết quả phân tích thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm (%) 57
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 58
`


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Biểu đồ tình hình sản xuất cây dong riềng tại tỉnh Bắc Kạn
năm 2013 37
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy ở lợn thí nghiệm 50
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối ở lợn thí nghiệm 51


1
MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Trong
thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là
sự tăng trưởng nhanh về sản xuất lương thực thực phẩm, nghề chăn nuôi lợn ở
nước ta đã phát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng đàn đều tăng
khá. Chăn nuôi lợn ở nước ta đã tăng trưởng khá về tổng đàn, chất lượng đàn
cũng như quy mô sản xuất, kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011 cả nước có 27,8
triệu con, nhưng đến năm 2013 còn có 26,3 triệu con, bằng 94,6% so với năm
2011, nguyên nhân của việc này là do giá thịt lợn hơi giảm, chi phí về con
giống và thức ăn tăng lên do đó người dân không mở rộng quy mô sản xuất.
Sản lượng thịt lợn hơi năm 2011 là 3,2 triệu tấn, năm 2013 mặc dù tổng đàn
so với năm 2011 có giảm, nhưng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3,3 triệu
tấn tăng 103,12% so với cùng kỳ năm 2011 (Trung tâm Tin học và thống kê,
2011, 2013) [31]. Đối với ngành chăn nuôi lợn, thức ăn thường chiếm 65 –
70% giá thành sản xuất 1 kg thịt hơi. Nhưng nguồn nguyên liệu để chế biến
thức ăn gia súc ở trong nước còn thiếu, hàng năm vẫn phải nhập ngoại với giá
cao. Đặc biệt trong thời gian gần đây giá thức ăn chăn nuôi leo thang trong
khi giá thịt lợn lại giảm, điều này làm tăng mối quan tâm của các nhà khoa
học và các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi vào việc sử dụng hiệu quả nguồn
thay thế khác, trong đó có việc sử dụng phụ phẩm bã thải ra của ngành chế
biến tinh bột từ các loại củ (sắn, dong riềng ) được coi như nguồn thức ăn
năng lượng có triển vọng.
Cây dong riềng là một loại cây lấy củ có giá trị kinh tế cao, có thể trồng
trên nhiều loại đất khác nhau mà vẫn cho năng suất cao, do đó cây dong riềng


2
được đồng bào nhiều vùng quan tâm phát triển, nhất là ở miền núi và được
xem như một loại cây chiến lược cho sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương.
Riêng đối với tỉnh Bắc Kạn, trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng được
chọn là cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Năm 2012, tỉnh Bắc

Kạn trồng được 1.840 ha cây dong riềng. Năm 2013 toàn tỉnh trồng tới
2.898,66 ha, sản lượng đạt 187.394 tấn củ. Để chế biến củ dong riềng toàn tỉnh
tính đến tháng 8 năm 2013 đã có 34 cơ sở sản xuất miến dong và 89 cơ sở chế
biến tinh bột dong riềng, cứ 100 kg củ dong riềng tươi đưa vào chế biến thì
thải ra 72 kg bã dong tươi, như vậy mỗi niên vụ sản xuất một hợp tác xã làng
nghề có thể thải ra hàng chục nghìn tấn bã dong tươi. Tuy nhiên, lượng bã này
chỉ mới được tận thu rất ít làm thức ăn chăn nuôi (lợn, ngan, ngỗng) mặc dù bã
thải còn chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng quý mà vật nuôi có thể sử dụng. Số
còn lại bị bỏ thối làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và ô nhiễm mặt
đất cũng như bầu không khí làng nghề. Trong khi hoạt động chăn nuôi ở khu
vực này lại thiếu thức ăn.
Từ những lí do trên, cho thấy rằng việc nghiên cứu sử dụng bã dong riềng
làm thức ăn chăn nuôi vừa có thể tận dụng làm thức ăn để phát triển chăn nuôi,
mặt khác đó sẽ là một giải pháp tích cực để chống ô nhiễm làng nghề do tình trạng
bã dong riềng thối hỏng gây ra. Xuất phát từ các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng bã dong riềng làm thức ăn cho chăn
nuôi lợn thịt”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định thành phần hóa học của các công thức ủ bã dong riềng và tìm ra
công thức phù hợp cho chăn nuôi lợn thịt.
- Xác định được hiệu quả thử nghiệm của việc sử dụng bã dong riềng ủ
trong chăn nuôi lợn thịt.


3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép đánh giá thành phần hóa học và
tiềm năng sử dụng bã dong riềng khi sử dụng làm thức ăn cho lợn, góp phần
cung thêm số liệu khoa học cho chuyên ngành thức ăn dinh dưỡng và những

thông tin cơ bản về việc sử dụng bã dong riềng trong chăn nuôi lợn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần đưa bã dong riềng vào chăn nuôi như một nguồn nguyên liệu
tận thu, có ý nghĩa thúc đẩy chăn nuôi lợn tại địa phương phát triển. Kết quả
đề tài cũng góp thêm giải pháp làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường ở cơ sở
chế biến dong riềng do tình trạng phân hủy bã thải gây ra hiện nay.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1
. Khái quát tình hình sản xuất và chế biến dong riềng ở phía Bắc
Việt Nam

1.1.1.1. Tình hình sản xuất và chế biến dong riềng ở phía Bắc nói chung
Cây dong riềng: là một loại cây lấy củ có giá trị kinh tế cao, có thể trồng
trên nhiều loại đất khác nhau mà vẫn cho năng suất cao, do đó cây dong riềng
được đồng bào nhiều vùng quan tâm phát triển, nhất là ở miền núi và được
xem như một loại cây chiến lược cho sự phát triển kinh tế ở nhiều địa
phương. Bột dong có ít chất đạm hơn so với lúa và các cây có củ khác tuy
nhiên hàm lượng chất béo và chất đường bột lại cao hơn hẳn. Các phần trên
cây dong được tận dụng gần như triệt để: thân, cuống lá cung cấp một phần
lớn nguyên liệu cho công nghiệp sợi, lá để làm thức ăn gia súc và củ dùng để
chế biến thực phẩm
Trung bình mỗi vụ, cây dong riềng cho năng suất đạt 50-70 tấn củ/ha.
Nếu lượng củ này đem chế biến thành tinh bột thì với mỗi ha dong riềng sẽ
cho thu nhập gấp 4-5 lần so với trồng lúa. Dong riềng được trồng chủ yếu

phục vụ cho sản xuất tinh bột và làm miến với quy mô mang tính công
nghiệp. Tại các vùng trồng dong riềng đều có các nhà máy, cơ sở sản xuất và
các làng nghề chế biến tinh bột dong, việc chuyên chở củ dong đi xa là không
thực tế do cước vận chuyển cao làm tăng giá thành sản xuất tinh bột.
Ở tỉnh Hà Giang dong riềng được trồng nhiều ở huyện Hoàng Su Phì.
Năm 2010, toàn huyện đã trồng được 130 ha cây dong riềng cao sản tại 6 xã:
Pố Lồ, Thàng Tín, Chiến Phố, Tụ Nhân, Đản Vân và Thán Chu Phìn với năng
suất đạt 50 -55 tấn/ha, sản lượng đạt 6.500 tấn. Lúc đó, giá thu mua dong


5
riềng tại các xã là 800 đồng/kg, vận chuyển đến trung tâm huyện là 1000
đồng/kg, như vậy 1 ha dong riềng cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Năm
2012, huyện Hoàng Su Phì đã mở rộng vùng trồng dong riềng cao sản lên
1100 ha, trong đó quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá 800 ha tại xã Pố Lồ,
Chiến Phố, Thàng Tín, Tụ Nhân, Thán Chu Phìn, Đản Vân, Sán Sả Hồ và Pờ
Ly Ngài. Bên cạnh đó, huyện đó kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến
tinh bột dong riềng tư nhân để bao tiêu toàn bộ sản phẩm củ dong do người
dân các vùng bán ra. Việc triển khai áp dụng tiến bộ khoa học trong việc đưa
những giống cây trồng mới cho năng suất, hiệu quả cao như cây dong riềng
lần đầu tiên được trồng tại huyện vùng cao Hoàng Su Phì đã thành công, mở
ra hướng làm ăn mới, giúp cho bà con các dân tộc có thu nhập cao, ổn định và
bền vững.
Nhận thấy cây dong riềng dễ trồng và ít tốn công chăm sóc hơn so với
trồng sắn, ngô, lại có giá trị kinh tế cao, những năm 2000, người dân một số
bản vùng cao ở xã Mường Phăng (huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên)
như: bản Noọng Luông, Noọng Nghịu, bản Khỏ, Na Háy, bản Cang bắt đầu
trồng để làm lương thực dự trữ thay cho ngô, sắn. Một vài năm gần đây, các
xưởng chế biến tinh bột dong riềng được xây dựng ngay tại chỗ, thu mua sản
phẩm cho người dân nên diện tích cây dong riềng được mở rộng. Được sự

hướng dẫn của cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), nông dân ở Mường Phăng đã đầu tư giống,
phân bón trồng loại cây này. Theo một số hộ dân, dong riềng là loại cây dễ
trồng, tốn ít công chăm sóc, ít bị sâu bệnh. không đòi hỏi mức đầu tư lớn, cho
năng suất và thu nhập cao hơn trồng ngô, sắn. Nhờ trồng cây dong riềng nên
nhiều gia đình ở Mường Phăng đã thoát nghèo và có tích lũy. Trung bình mỗi
héc ta dong riềng cho năng suất khoảng 65 tấn/ha. Với mức giá bình quân tại
địa phương từ 1.100đ – 1.500đ/kg thì mỗi héc ta sẽ đem lại khoảng 80 triệu
đồng cho người trồng dong riềng. Xác định cây dong riềng là thế mạnh trên


6
đất Mường Phăng nên ngay từ năm 2007, Phòng Tài nguyên – Môi trường
huyện Điện Biên Đông đã hỗ trợ mỗi hộ chế biến tinh bột dong riềng 4 triệu
đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tránh gây ô nhiễm môi trường cho
người dân xung quanh khu vực và cũng là tạo điều kiện để các hộ chế biến
thu mua kịp thời sản phẩm cho nông dân. Không chỉ ở các huyện sản xuất
dong riềng truyền thống như Điện Biên, TP.Điện Biên Phủ, mà giờ đây cây
trồng này còn phát triển mạnh ở những huyện khác như Điện Biên Đông,
Mường Chà, Nậm Pồ… với diện tích hàng ngàn ha. Mặc dù năm 2013, giá
sản phẩm này có xuống thấp nhất so với mấy năm trước thì thu nhập vẫn ở
mức khá hơn cây ngô. Hàng chục cơ sở thu mua, chế biến củ dong cũng đã ra
đời, tạo nhiều việc làm cho bà con dân tộc thiểu số. Từ đó đã khuyến khích
được người dân phát triển loại cây này. Việc sản xuất, chế biến tinh bột dong
và làm miến dong đó cải thiện đáng kể cho cuộc sống của người dân, giải
quyết nhu cầu việc làm cho đại bộ phận lao động nhàn rỗi.
Tuy nhiên sự phát triển này cũng kéo theo các hệ lụy về môi trường.
Tại xã Mường Phăng, mỗi ngày có hàng trăm tấn củ dong được nghiền xát
thành bột thải xuống suối hàng nghìn khối nước không qua xử lý, tạo ra một
dòng nước đen bốc mùi thối gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguồn

nước thải chảy qua một số bản sau đó đổ dồn về đầu nguồn hồ Pa Khoang
khiến nhiều cá bị chết. Nguy cơ nước hồ Pa Khoang bị ô nhiễm trên phạm vi
rộng là đáng lo ngại.
Ở tỉnh Tuyên Quang dong riềng trồng tập trung ở Yên Sơn, Chiêm Hóa,
Lâm Bình. Năm 2012 diện tích dong riềng của tỉnh lên tới 950 ha, riêng ở Yên
Sơn đã trồng 600 ha, năng suất củ 66 tấn/ha. Năm 2013 diện tích dong riềng của
tỉnh Tuyên Quang là gần 1.100 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Sơn 650
ha, Chiêm Hóa 350 ha, Lâm Bình 70 ha….,một số cơ sở làng nghề chế biến tinh
bột dong và làm miến đang đối mặt với ô nhiễm môi trường vì gặp nhiều khó
khăn trong xử lý chất thải.


7
Một số địa phương của tỉnh Cao Bằng như Nguyên Bình, Hòa An…
cũng là những khu vực trồng và chế biến tinh bột dong riềng làm miến dong
rất nổi tiếng. Năm 2012, ở 2 vùng này diện tích dong riềng ước đạt 1.200 ha,
năng suất 60 tấn/ha, sản lượng 60.000 tấn củ tươi, nếu chế biến hết sẽ thải ra
môi trường tới 45 -50.000 tấn bã thải, là một nguồn thức ăn phụ phẩm rất có ý
nghĩa để phát triển chăn nuôi tại chỗ, hoặc là nguồn thải gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
Ngoài ra các tỉnh như Sơn La, Hòa bình cũng có diện tích dong riềng
tăng nhanh trong mấy năm vừa qua.
Các cơ sở chế biến tinh bột dong riềng có nhu cầu cao về nguyên liệu củ tươi
nhưng cũng thải rất nhiều bã thải còn chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng quý mà vật
nuôi có thể sử dụng nhưng trong thực tế nguồn bã thải này còn ít được dùng để
chăn nuôi do những hạn chế của bã thải là độ ẩm quá cao và dễ phân hủy nên
không thể dự trữ.
Tại làng nghề ở Dương Liễu - Hoài Đức – Hà Nội, trung bình mỗi ngày,
các hộ làm nghề thải ra từ 300- 500 tấn bã, hơn 15.000 m
3

nước thải, hàng
trăm tấn thải rắn, chứa các chất tẩy rửa hóa học, mang tính axít, kiềm, qua quá
trình phân hủy tạo ra những mùi hôi thối nồng nặc. Toàn bộ nguồn nước mặt
tại các kênh mương bị ô nhiễm nặng. Nước thải không qua xử lý, xả trực tiếp
vào hệ thống mương tiêu thoát, đổ thẳng ra sông Nhuệ, sông Đáy
Sự phân hủy bã dong riềng đang và tiếp tục làm nghiêm trọng thêm tình
trạng ô nhiễm môi trường ở các cơ sở chế biến trong đó có các làng nghề trong
khi hoạt động chăn nuôi ở khu vực này lại thiếu thức ăn. Việc nghiên cứu sử
dụng các loại bã trên làm thức ăn vật nuôi là một mũi tên bắn trúng 2 đích: tận
dụng làm thức ăn để phát triển chăn nuôi và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm.


8
1.1.1.2. Tình hình sản xuất, chế biến dong riềng tại Bắc Kạn năm 2013
Tỉnh Bắc Kạn, trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng được chọn là
cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ chỗ cây dong riềng chỉ
được canh tác và chế biến tại một số thôn thuộc xã Côn Minh (huyện Na
Rì), thì nay đã có rất nhiều xã và huyện đã đưa cây dong riềng vào canh tác.
Năm 2013, diện tích trồng dong riềng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là 2.898,66
ha. Trong đó, huyện Na Rì đạt diện tích lớn nhất là 1.113,30 ha, tiếp theo là
huyện Ba Bể với 770,06 ha diện tích đất trồng, huyện Bạch Thông là 260,00
ha, Chợ Đồn 256,90 ha, Pác Nặm 219,50 ha đứng cuối cùng là những
huyện: Ngân Sơn với 95,00 ha diện tích đất trồng, thị xã Bắc Kạn 87,00 ha,
Chợ Mới 76,90 ha.
Với diện tích dong riềng trồng được như vậy thì cả năm 2013 toàn tỉnh
đạt 187.394 tấn dong củ. Nếu như số lượng củ này được đưa vào chế biến
thành tinh bột và miến dong thì lượng bã thải ra môi trường là rất lớn vì bình
quân cứ 1kg miến dong sản xuất được lại thải ra 9 – 10kg bã dong tươi. Và
theo báo cáo của Sở Công thương (2013) [16] cho thấy cứ 100kg củ dong tươi
đưa vào chế biến thì thải ra 72 kg bã tươi. Điều này có nghĩa là sản lượng bã

tươi thải ra ước tính được là 134.933 tấn nếu như đưa 187.394 tấn dong củ
vào chế biến. Mà theo như kết quả phân tích thành phần hóa học bã dong
riềng chúng tôi thu được thì trong 1kg bã dong tươi thải ra có chứa 5,79% tinh
bột. Như vậy, sản lượng tinh bột ước tính có trong 134.933 tấn bã thải ra mà
ta có thể thu được là 7.890 tấn. Hàm lượng tinh bột này tương đương với
26.000 tấn sắn tươi hoặc hơn 16.000 tấn ngô. Nếu như số bã thải này được
đưa vào chăn nuôi khoảng 30 – 40% thôi thì cũng góp phần tạo ra sản lượng


9
thịt hơi hàng ngàn tấn cho địa phương. Đồng thời với đó là giảm thiểu đáng kể
vẫn đề ô nhiễm môi trường xung quanh cơ sở chế biến dong riềng. Tuy nhiên
thực trạng sử dụng bã thải tươi cho chăn nuôi hiện nay ở địa phương còn rất
kém, chỉ một số ít các hộ dân dùng để chăn nuôi với số lượng rất nhỏ, mỗi
ngày chỉ từ vài kg đến hơn chục kg cho một gia đình. Trong khi đó lượng bã
thải ra trong ngày lên từ vài tấn tới vài chục tấn tùy công suất chế biến ở các
cơ sở khác nhau. Điều này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khi đi qua
các làng nghề chế biến dong riềng thì có một mùi đặc trưng không lẫn đâu
được là mùi thum thủm của bã dong bị phân hủy và nước của ao, hồ, sông
suối thì đổi màu đen và nổi bọt, không còn bóng dáng của một con cá, tôm
nào cả.
1.1.2. Thành phần hóa học của bã củ quả nói chung, bã dong riềng nói
riêng trong chăn nuôi
* Bã sắn
Bã sắn là phụ phẩm của nghề chế biến bột sắn, sau khi nghiền lọc lấy đi
tinh bột từ củ sắn thì còn lại bã sắn. Bã sắn có thể dùng ở dạng tươi hoặc dạng
khô cho gia súc đều được. Khoảng 6kg bã sắn có giá trị tương đương năng
lượng của 1kg thức ăn tinh nhưng hàm lượng lại thấp hơn. Khi sử dụng bã sắn
nên cho ăn thêm với urê, rỉ mật và khoáng để dinh dưỡng được cân đối, có thể
dùng như thế với mức 15-20kg/1 bò sữa/ngày.

Nên sử dụng bã sắn với bã đậu tương để bổ sung dinh dưỡng cho cân
đối. Nếu kết hợp 6 kg bã sắn với 7 kg bã đậu tương thì hỗn hợp 13 kg này có
giá trị năng lượng tương đương với 2kg thức ăn tinh. Nếu thêm vào hỗn hợp
trên bột sò, bột xương, bột đầu tôm thì có thể dùng hỗn hợp đó thay thế tới
1/3 hoặc ½ lượng thức ăn tinh trong khẩu phần ăn của lợn.


10
Theo Bùi Quang Tuấn (2005) [32], trong bã sắn chứa khoảng 8% tinh
bột, 15 -20% xơ thô. Theo Nguyễn Hữu Văn và cs (2008) [34] khi phân tích
hàm lượng các chất trong bã sắn tươi tính theo hàm lượng vật chất khô như
sau: Tỷ lệ protein thô 3,6%, lipid thô 0,3%, năng lượng thô 4198 Kcal/kg.
Hàm lượng HCN là 240mg/kg và pH là 4,21. Nguyễn Xuân Trạch, (2003) [30]
cho biết bã sắn khô có hàm lượng protein rất thấp (2-3%), hàm lượng tinh bột
5-8%, hàm lượng xơ thô cao 16 - 20%, chứa độc tố HCN ở mức 0,009 %, dễ
gây ngộ độc cho vật nuôi.
* Phụ phẩm dứa
Quả dứa ngoài việc dùng để chế biến xuất khẩu, thì những phụ phẩm còn lại như:
chồi ngọn, bả dứa…thậm chí những lá dứa đầy gai cũng có thể sử dụng làm thức ăn cho
gia súc nhai lại như trâu bò. Nguồn thức ăn chăn nuôi này hiện ít được chú ý sử dụng, còn
để lãng phí rất lớn.
Phụ phẩm dứa bao gồm chồi, ngọn của quả dứa, vỏ cứng ngoài, những
vụn nát trong quá trình chế biến dứa, bã dứa ép và toàn bộ lá của cây dứa.
Hàng năm loại phụ phẩm này ở các nông trường dứa và các cơ sở chế biến
dứa rất lớn. Ước tính 1ha dứa phá đi để trồng lại sau 2 vụ thu quả sẽ để lại 50
tấn lá dứa; 1 tấn dứa đưa vào chế biến theo quy trình chế biến dứa đông lạnh
cho 0,25 tấn chính phẩm và 0,75 tấn phụ phẩm, tức là cứ 4kg dứa nguyên liệu
cho 1kg thành phẩm; 1 tấn dứa đưa vào chế biến theo quy trình đóng hộp
được 0,35 tấn chính phẩm và 0,65 tấn phụ phẩm.
Phụ phẩm dứa có hàm lượng chất xơ cao, nghèo protein nên có thể sử dụng

làm thức ăn cho trâu bò với tỷ lệ thích hợp. Bên cạnh đó, phụ phẩm dứa có hàm
lượng đường dễ tan cao, thuận lợi cho quá trình lên men, nên có thể ủ chua làm
thức ăn để thay thế một phần thức ăn thô xanh trong khẩu phần ăn của gia súc.


11
* Bã bia, bã rượu
Bã bia, bã rượu là phụ phẩm của các nhà máy rượu, nước giải khát có
ga là loại thức ăn rất tốt cho gia súc vì chứa lượng protein thô tới 20%, bột
đường 49-53%, canxi 0,65%, kali 1,38-1,58%, giàu sinh tố B, C
Theo nghiên cứu của Dư Thanh Hằng và cs (2012) [8] thì trong bã bia
có 25,20% protein, 6,48% lipid, 14,5% xơ thô và 4,29% khoáng tổng số.
Tuy nhiên, bã bia, bã rượu tươi dù thơm ngon nhưng không để được
lâu, dự trữ tự nhiên trong chum, vại sạch chỉ được khoảng 1 tuần là xảy ra quá
trình lên men và làm mất chất dinh dưỡng, tăng độ chua. Vì vậy, để kéo dài
thời gian bảo quản bã bia, rượu người chăn nuôi cần bảo quản bằng cách cho
thêm muối ăn với tỷ lệ 11,5kg muối ăn với 1 tấn bã bia hoặc bã rượu. Mặt
khác người ta có thể làm thành bã bia khô (chứa khoảng 10% nước) để thuận
tiện cho bảo quản và sử dụng.
Bã bia, bã rượu chỉ nên cho ăn với liều lượng không quá ½ lượng thức
ăn trong khẩu phần của bò sữa, lợn. Cứ 4,5kg bã bia hoặc bã rượu tương
đương với 1kg thức ăn tinh. Khi sử dụng loại phụ phẩm này thì giảm lượng
thức ăn tinh để khẩu phần của gia súc không dư thừa chất đạm gây lãng phí.
Khi cho ăn nên trộn bã bia hoặc bã rượu với thức ăn tinh cho ăn làm nhiều
bữa trong ngày. Nói chung, khi cho ăn tươi thì có thể cho ăn tới 60-65% khẩu
phần đối với lợn rừng. Để bảo quản được lâu loại thức ăn này, người ta sử
dụng ở dạng khô dùng dần.
* Bã đậu tương
Bã đậu tương là phụ phẩm của nghề chế biến đậu phụ hoặc sữa đậu
nành. Bã đậu tương không những là thức ăn giàu dinh dưỡng mà còn có mùi

thơm ngon, vị ngọt nên gia súc rất thích ăn. Khoảng 7 kg bã đậu tương có giá
trị năng lượng tương đương với 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp mà hàm lượng
protein thô lại cao hơn nhiều. Vì vậy, bã đậu tương được coi là nguồn thức ăn
giàu đạm cho mọi loại gia súc.


12
Tuy nhiên, trong bã đậu tương sống có men phân giải ure nên nếu cho
gia súc ăn quá nhiều bã đậu tương sẽ tạo ra số lượng lớn amoniac (NH
3
) có
thể gây ngộ độc cho gia súc. Vì vậy, chia nhỏ bã đậu tương sống ra thành các
bữa nhỏ để đảm bảo an toàn cho gia súc.
* Bã dong riềng
Bã dong riềng là sản phẩm phụ của chế biến tinh bột và miến dong.
Hàng năm lượng bã dong thải ra môi trường rất lớn, nhưng số lượng tận thu
để làm thức ăn chăn nuôi còn rất ít. Đã có một số nghiên cứu về thành phần
hóa học của bã dong riềng và có các kết quả về thành phần hóa học khác
nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau này là do nhiều yếu tố như: Do quy trình sản
xuất có lọc kỹ hay không, do phương thức lấy mẫu, thời gian, địa điểm lấy
mẫu ở các vùng khác nhau và sai số khi lấy mẫu phân tích. Theo Viện Chăn
nuôi (2001) [35] thì hàm lượng protein thô của bã dong riềng ướt là 0,9%, bã
dong riềng khô là 3,45%; hàm lượng lipid thô là 0,1% ở bã dong ướt và 1%
ở bã dong tươi; 2,7% là tỷ lệ xơ trong bã ướt, còn bã khô là 8,28%. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Dung (2011) [5] về thành phần hóa học
của bã dong thu tại một số địa điểm được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của bã dong riềng
Stt
Địa điểm
VCK

Protein
Lipid

Khoáng
DXKĐ
1
Yên Bái
28,99
0,54
1,32
3,51
0,51
23,11
100
1,86
4,55
12,11
1,76
79,72
2
Cao Bằng
23,10
0,90
0,10
2,70
0,45
18,95
100
3,90
0,43

11,69
1,95
82,03
3
Thái Nguyên
21,07
1,02
0,21
2,13
1,02
16,69
100
4,84
1,00
10,11
4,84
79,21


13
Kết quả phân tích này cho thấy rõ rệt sự khác nhau về hàm lượng các
chất giữa các mẫu bã lấy từ các địa phương khác nhau. Hàm lượng xơ ở các
mẫu này cũng cao hơn hẳn so với mẫu phân tích của Viện Chăn nuôi.
Theo phân tích của chúng tôi tại phòng Phân tích hóa học - Viện Khoa
học sự sống Thái Nguyên về mẫu bã dong riềng lấy tại huyện Ngân Sơn - tỉnh
Bắc Kạn thì cho kết quả như sau:
Bảng 1.2: Thành phần hóa học bã dong riềng thu tại huyện Ngân Sơn
- tỉnh Bắc Kạn
Dạng
mẫu

VCK
Protein
Tinh
bột

thô
Lipid
DXKĐ
Khoáng
Tươi
15,75
0,30
5,79
1,33
0,012
7,50
0,80
100
1,90
36,76
8,44
0,076
47,62
5,08
Khô
81,11
1,53
30,80
7,07
0,064

37,39
4,26
100
1,88
37,97
8,72
0,079
46,10
5,25
1.1.3. Các phương pháp xử lý, chế biến, bảo quản thức ăn phế phụ phẩm
cho gia súc và cơ sở khoa học của chúng
1.1.3.1. Các phương pháp xử lý, chế biến, bảo quản thức ăn phế phụ phẩm cho
gia súc
Có nhiều phương pháp chế biến thức ăn và phế phụ phẩm, có thể chia các
phương pháp thành các nhóm chính: Xử lý vật lý, xử lý sinh học và xử lý hóa
học. Trong đó xử lý bằng phương pháp hóa học là phổ biến nhất
Xử lý bằng phương pháp hóa học để cải thiện giá trị dinh dưỡng của thức
ăn phế phụ phẩm được bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 19 và hiện nay đang được áp
dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.


14
Phương pháp xử lý vật lý
Phương pháp này có nhiều cách xử lý khác nhau như: Xử lý bằng cơ học,
xử lý bằng hơi nước trong điều kiện áp suất cao, xử lý bằng bức xạ… Nhưng
được áp dụng phổ biến nhất là phương pháp xử lý bằng cơ học. Là dùng
phương pháp cơ giới để băm, chặt, nghiền nhỏ làm giảm kích thước của thức
ăn thô. Ưu điểm của phương pháp này là giúp gia súc đỡ tốn năng lượng khi
thu nhận thức ăn và tạo kích thước thức ăn thuận lợi cho quá trình tiêu hóa.
Phương pháp xử lý vật lý chủ yếu được kết hợp chủ yếu với các phương

pháp hóa học và phương pháp vi sinh vật vì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Phương pháp này thường được áp dụng chủ yếu với phụ phẩm của ngành
trồng trọt.
Với bã đậu tương có thể được dự trữ lâu dài bằng phương pháp sau: lọc
bỏ tạp chất như bùn đất, côn trùng rơi bám vào, rác ; sau đó phơi khô; rang,
sấy; nghiền thành bột nhỏ, mịn, đóng vào bao nilon, dán kín để bảo quản.
Bã bia, bã rượu có thể xử lý như sau: Trước tiên gạn hết nước, sau đó
rải bã bia, bã rượu ra sân xi măng hoặc gạch sạch phơi 1 – 2 ngày nắng; tiếp
đến cho bã bia/ bã rượu khô vào chảo hoặc tấm tôn sấy đảo nhiều lần cho
khô đều; cuối cùng để nguội trong mát, cho vào bao nilon hoặc chum, vại để
bảo quản dùng dần. Sử dụng bã bia hoặc bã rượu khô với tỷ lệ 10 – 15%
trong khẩu phần.
Chế biến bã sắn dạng bột khô để dự trữ và bảo quản được lâu dài bằng
phương pháp sau: bã sắn hòa với nước để làm loãng và tơi bã; lọc bằng sàng
để tách bỏ phần xơ, các tạp chất; phần lọc được cho vào bể để tinh bột lắng và
kết tinh; ép làm khô tinh bột đã lắng đọng (độ ẩm chỉ còn 58-62%); phơi hoặc
sấy khô đến khi đạt ẩm độ 13-14%; đánh tơi bã khô thu được; đóng vào bao
nilon hoặc bao xác rắn hoặc thùng tôn, kim loại không rỉ để bảo quản.


15
Phương pháp xử lý hóa học
Cơ sở của phương pháp này là tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô và
phế phụ phẩm, sử dụng tác nhân hóa học để phá vỡ các mối liên kết hóa học
vững chắc giữa lignin với các thành phần cấu trúc tế bào nhằm khai thác
nguồn năng lượng tiềm ẩn trong các thành phần này. Là phương pháp được sử
dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới, các tác nhân hóa học thường được sử
dụng là tác nhân oxy hóa, acid hay kiềm. Trong các phương pháp này thì
phương pháp đường hóa và kiềm hóa được sử dụng rộng rãi nhất.
Phương pháp lên men vi sinh vật

Trong tất cả các phương pháp xử lý bằng VSV thì phương pháp ủ chua là
phương pháp đơn giản nhất, được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc.
Ủ chua thức ăn là một quá trình lên men, thông qua đó để bảo quản thức ăn
trong một thời gian dài mà giá trị dinh dưỡng của thức ăn ít bị thay đổi. Trong ủ
chua các VSV sản sinh ra các acid hữu cơ, các acid hữu cơ này có tác dụng bảo
tồn thức ăn (Phạm Quang Hùng và cs, 2006) [11].
Theo Nguyễn Xuân Trạch (2003) [30]: Ủ chua thực chất là công việc xếp
chặt thức ăn vào hố ủ kín không có không khí. Trong quá trình ủ đó, các vi
khuẩn biến đổi các đường dễ hòa tan như: Sacaroza, glucoza, fructoza,
pentoza thành acid lactic, acid acetic và các acid hữu cơ khác. Chính các acid
này làm hạ thấp độ pH của môi trường thức ăn ủ chua xuống ở mức 3,8 - 4,5.
Ở độ pH này, hầu hết các loại vi khuẩn và các enzyme của thực vật đều bị ức
chế sự hoạt động. Do vậy ủ chua thức ăn có thể bảo quản thức ăn trong một
thời gian dài.
Ủ chua là phương pháp đã được nhiều tác giả nghiên cứu để chế biến và
bảo quản bã sắn cho gia súc nhai lại. Theo Nguyễn Hữu Văn và cs (2008)
[33], khi nghiên cứu ủ chua bã sắn để làm thức ăn cho gia súc nhai lại thì ủ
với công thức 0,5% muối + 3% rỉ mật đường, hoặc 0,5% muối + 3% cám gạo


16
có thể bảo quản bã sắn và làm giảm đáng kể hàm lượng HCN sau 21 ngày ủ,
nên có thể sử dụng một lượng lớn bã sắn ủ trong khẩu phần mà không gây
độc. Theo Mai Thị Thơm và cs (2006) [21] khi sử dụng khẩu phần có 10kg bã
sắn ủ chua và 0,75kg cám đỗ xanh để vỗ béo bò thịt đã cho tăng trọng tương
đối cao 656,0 - 682,2g/con/ngày so với lô đối chứng là 728,9g/con/ngày với
khẩu phần thí nghiệm có thức ăn tinh. Nguyễn Hải Quân và cs (2008) [22] có
cho biết: Khi nghiên cứu về mức bổ sung bã sắn ủ chua với khẩu phần giàu
xơ, nghèo dinh dưỡng là rơm lúa thì mức bổ sung không nên vượt quá 40% so
với tổng chẩt khô trong khẩu phần và việc bổ sung các loại thức ăn giàu

protein trong khẩu phần là cần thiết để đảm bảo khả năng tiêu hóa thức ăn và
môi trường trong dạ cỏ.
Đối với bã dong riềng Lê Duy (2010) [6] đã thử nghiệm giải pháp ủ với
1% muối ăn và 4% ure để bổ sung cho bê sinh trưởng và bò già cho kết luận:
Đối với bê sinh trưởng thì khả năng thu nhận bã dong riềng ủ ure trung bình
3,06kg/con/ngày và con số này ở bò già là 5,13kg/con/ngày. Tăng trọng bình
quân toàn kỳ của bê sinh trưởng đạt 14,79kg/con, cao hơn lô đối chứng là
5,6kg/con; đối với bò già thì mức tăng trọng toàn kỳ đạt 17,17kg/con, cao hơn
5,48kg so với lô đối chứng.
Phụ phẩm dứa có hàm lượng đường cao, dễ tan cao, thuận lợi cho quá
trình lên men, nên khi ủ chua chỉ cần sử dụng 0,5% muối ăn trộn đều ép vào
túi ni lông hoặc vào các hố đều phải buộc hoặc phủ kín để đảm bảo môi
trường yếm khí. Sản phẩm này có thể để lâu được, 4 tháng vẫn ngon, chất
lượng bã tăng nhờ tăng hàm lượng các a xít hữu cơ thích hợp với tiêu hóa
men gia súc nhai lại. Hàng ngày cho gia súc ăn 10kg bã dứa ủ/con.

×