Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Tổ chức cho học sinh trường THPT Nga Sơn học từ sân chơi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp THPT NGA SƠN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.09 KB, 25 trang )

TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN
“HỌC” TỪ “SÂN CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai
Chức vụ: Hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực : Quản lý GD
THANH HÓA NĂM 2013
1
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP


2
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là hoạt động giáo
dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm
góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu của đời
sống xã hội. Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ dạy học trên lớp theo
chương trình, kế hoạch dạy học, được thực hiện xen kẽ hoặc nối tiếp chương
trình dạy học trong phạm vi nhà trường, địa phương, hoặc đời sống xã hội do
nhà trường chỉ đạo. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được diễn ra trong
suốt năm học và trong cả thời gian nghỉ hè của học sinh, tạo điều kiện làm tốt


việc khép kín quá trình đào tạo làm cho quá trình đào tạo được thực hiện mọi
lúc mọi nơi. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm tất cả các hoạt động
trong nhà trường ngoài các giờ giảng dạy chính khóa trên lớp như : Tổ chức các
giờ chào cờ đầu tuần, tổ chức các ngày sinh hoạt tập thể, tổ chức các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động của các câu lạc bộ, tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu kiến thức tự nhiên, xã hội, thi viết về mái trường, thầy cô, bè
bạn , tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ
Xã hội hiện đại đòi hỏi con người không chỉ có tri thức khoa học đã lĩnh hội
ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri
thức một cách độc lập và sáng tạo, có khả năng đánh giá các sự kiện, các tư
tưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, có khả năng giải quyết sáng
suốt khi gặp vấn đề trong cuộc sống, trong lao động và trong mối quan hệ giữa
người với người. Nội dung kiến thức được hình thành và phát triển trong quá
trình được đào tạo trong nhà trường và quá trình tự học phải góp phần quan
trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh; cung cấp cho
học sinh những kĩ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này. Tuy
nhiên, những nội dung kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa chưa đủ
đáp ứng được yêu cầu phát triển con người mới theo mong muốn. Chính vì vậy,
bên cạnh các hoạt động phục vụ chương trình chính khóa, phải có các hoạt động
NGLL. Hoạt động này là dịp để học sinh củng cố, đối chiếu những kiến thức đã
được học và giúp các em phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo trong
việc tiếp thu tri thức mới. Hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo dục sự lĩnh
hội và hoạt động thẩm mĩ, là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính
khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc, là một hoạt động không
đặt sự giảng dạy của giáo viên lên hàng đầu, mà xem trọng hoạt động tự giác, sự
vận dụng sáng tạo của học sinh. Các hoạt động NGLL cho phép học sinh tự thể
hiện ý kiến và suy nghĩ, góp phần xây dựng kỹ năng sống và áp dụng kiến thức
vào thực tế cuộc sống. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một mô hình
hoạt động rất hữu ích. Sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp, thời gian dành
cho những hoạt động GDNGLL giúp học sinh chủ động tham gia, vui vẻ xả

3
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
stress, nâng cao được kĩ năng sống, có điều kiện gần gũi nhau hơn, chia sẻ với
nhau những kiến thức mà mình đã học tập được, rèn luyện bản lĩnh tuổi trẻ, tính
tự lập, sự nhanh nhẹn tháo vát và tinh thần tương thân tương ái trong quan hệ
cộng đồng, bạn bè.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn là cơ hội hợp tác giữa các lực
lượng trong và ngoài trường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh
của cộng đồng cùng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NGLL trong quá trình
giáo dục, là người làm công tác quản lý của trường THPT Nga Sơn, tôi xác định
rằng: cần phải tổ chức nhiều hoạt động NGLL và tổ chức đạt hiệu quả cao để
học sinh THPT Nga Sơn được “học” từ “sân chơi” này. Thực tế những năm qua,
nhà trường đã chỉ đạo, tổ chức khá thành công các hoạt động GDNGLL. Đó là
lý do để tôi chọn đề tài: “ Tổ chức cho học sinh trườngTHPT Nga Sơn “học”
qua “ sân chơi” hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Trong giáo dục học nói chung cũng như trong lí luận dạy học các môn học
nói riêng, hoạt động GDNGLL luôn luôn được đề cập như một hoạt động hết
sức quan trọng. Trong xu hướng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ
Giáo dục đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp đã được xác định trong Điều 26, Điều lệ Trường trung học cơ sở,
trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành
kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu: “Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân
tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại

khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông,
phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát
triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt đông vui chơi, tham quan du
lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh”.
Phạm vi các giờ lên lớp chính khóa không cho phép người dạy truyền đạt hết
tất cả những vấn đề mà việc dạy học phải hướng đến. Bởi vậy hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức,
bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh. Với ý nghĩa vừa chơi
vừa học, vui nhộn bổ ích, hoạt động GDNGLL không chỉ tạo cho các em niềm
hứng thú, say mê học tập, củng cố, khơi sâu năng lực nhận thức mà còn tạo cơ
4
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
hội hòa nhập cộng đồng, rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện sức khoẻ, hình thành
các mối quan hệ, phát triển nhân cách, năng khiếu cho các em. Tại những buổi
sinh hoạt này, học sinh còn được giao lưu, học hỏi, phát huy tính năng động,
sáng tạo của mình. Từ đó, tạo không khí sôi nổi, vui tươi trong trường học, góp
phần tích cực vào phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
II. Thực trạng vấn đề
1.Thực trạng chung:
Hiện nay, các nhà trương phổ thông đã rất chú trọng đến giáo dục hoạt
động GDNGLL, nhưng để tổ chức có chất lượng, hiệu qủa là điều không đơn
giản. Giáo viên thường là những người luôn chú trọng công tác chuyên môn. Vì
thế, kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDNGLL còn hạn chế và có một bộ phận
quan niệm rằng hoạt động GDNGLL chỉ mang tính chất giải trí chứ không phải
là học nên cũng không mấy mặn mà. Vả lại để tổ chức được một hoạt động
GDNGLL tốn rất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi phải nhiệt tình, trách
nhiệm cao. Và nếu nội dung và hình thức các buổi GDNGLL cứ lặp đi lặp lại

học sinh sẽ thấy nhàm chán, không hào hứng, không thu hoạch được những điều
cần thiết. Cơ sở vật chất của một số trường phổ thông còn thiếu thốn chưa đáp
ứng yêu cầu GDNGLL, khiến không ít nhà trường rất khó khăn trong tổ chức
hoạt động.
2. Thực trạng ở THPT Nga Sơn
*Những thuận lợi:
- CBQL nhà trường rất chú trọng đến hoạt động giáo dục NGLL và đã có chút
ít kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động.
- Giáo viên đa phần trẻ, nhiệt tình, nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, nhiệm vụ
của GDNGLL, một bộ phận có ý tưởng sáng tạo, có năng lực tổ chức.
- Học sinh đa phần là ngoan, hứng thú với hoạt động giáo dục NGLL.
- Phụ huynh học sinh ủng hộ “sân chơi” thú vị này.
*Những khó khăn:
- Trường THPT Nga Sơn được thành lập tháng 8 năm 2004, đến nay đã được 9
năm, đi lên từ hệ bán công chất lượng đầu vào thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn:
các phòng học bộ môn chưa có, nhà tập đa năng cũng chưa có, phòng thư viện,
thiết bị, phòng họp rất chật hẹp Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động
GDNGLL.
- Một bộ phận giáo viên đang ở độ tuổi sinh con, nuôi con nhỏ, quỹ thời gian
dành cho hoạt động GDNGLL không nhiều và chưa có kinh nghiệm trong tổ
chức hoạt động vì vậy sẽ có rất nhiều khó khăn khi tổ chức.
- Học sinh thuộc vùng nông thôn,nhiều em chưa đủ tự tin trong giao tiếp nên
chưa thực sự mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động GDNGLL.
5
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
III. Công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường THPT Nga Sơn.
1. Định hướng rõ mục tiêu hoạt động:
-Phát triển nhân cách học sinh

- Thực hiện chức năng GD
2. Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, Sở, căn cứ vào
các điều kiện CSVC; căn cứ vào năng lực của CB-GV; căn cứ đặc diểm tâm
sinh lý, lứa tuổi của học sinh để xây dựng kế hoạch phù hợp có tính khả thi.
- Lên lịch hoạt động theo tuần, tháng, học kỳ, năm học.
- Thứ 7 hàng tuần trong buổi giao ban công tác, nhà trương thông qua chương
trình, kế hoạch cho từng hoạt động, đề ra mục đích yêu cầu cụ thể và giao nhiệm
vụ cho những người tham gia.
3.Tổ chức, chỉ đạo thực hiện:
- Thành lập Ban HDGDNGLL gồm: BGH, đại diện Đoàn thanh niên, công
đoàn, chi đoàn GV, GVCN, tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên có năng
lực tổ chức hoạt động.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban HDNGLL.
- Xây dựng các điều kiện hoạt động
- Duyệt nội dung chương trình trước khi thực hiện.
- Đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động, tránh lặp đi lặp lại một hình thức, một
cách thức tổ chức nhằm mục đích thay đổi “thực đơn” cảm giác cho học sinh
gây hứng thú cho học sinh. Ví như tổ chức hoạt động vào tiết chào cờ sáng thứ
2 hàng tuần ( khoảng 20 phút): chúng tôi đã tổ chức nhiều loại hình hoạt động
khác nhau. Tổ chức “ Câu chuyện đầu tuần” do nhóm Văn đảm nhiệm. Tổ chức
“Hành trình khám phá tri thức” do các nhóm chuyên môn đảm nhiệm. Mỗi
nhóm 1 tuần với kịch bản mang màu sắc chuyên môn riêng: “Hóa học với cuộc
sống”; “Những trang sử vẻ vang”; “Giải thưởng và những nhà toán học”;
“Vật lý muôn màu”; “Đuổi hình bắt chữ với sinh học”; “Biển đảo Tổ Quốc
ta”; “ Tin học vui” Tổ chức Đố vui dân gian
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện: Phân công người theo dõi, kiểm tra giám
sát thực hiện để điều chỉnh nếu thấy cần thiết.
- Đánh giá kết quả: Sau mỗi hoạt động đều có nhận xét, đánh giá ngay để nhận
ra ưu điểm cần phát huy, hạn chế cần khắc phục.

IV. Những điều học sinh trường THPT Nga Sơn đã “học” được từ “sân
chơi” HĐGDNGLL.
1. Được củng cố, bổ sung tri thức, phục vụ học tập:
- Các hoạt động Bản tin buổi sáng; Chuyện hay và những lời bình; Hành trình
khám phá tri thức gồm: Vật lý muôn màu, Hóa học với cuộc sống, Giải thưởng
và những nhà toán học; Biển đảo Tổ quốc ta; Những trang sử vẻ vang; Tin học
6
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
vu; Học sinh với thực hiện pháp luật; “Đuổi hình bắt chữ với sinh học”; Rung
chuông vàng đã giúp học sinh:
- Củng cố tri thức đã học trên lớp, đối chiếu, kiểm nghiệm tri thức đã học, làm
cho những tri thức đó trở thành của chính học sinh ( tri thức về khoa học tự
nhiên, xã hội, kiến thức về các ngày lễ lớn: 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 8/3, 26/3,
30/4, 1/5 )
- Vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và làm phong phú
vốn hiểu biết của các em ( Bình câu chuyện đầu tuần để cảm nhận được ý nghĩa
của nó, rút ra bài học sống thiết thực; xử lý các tình huống giao thông, pháp
luật, )
- Cung cấp thêm những tri thức ngoài chương trình học chính khóa. Từ đó các
em có thể biến tri thức thành niềm tin ( tri thức văn hóa đời sống, tri thức tổng
hợp)
Rung chuông vàng
HĐ ngày mưa HĐ ngày nắng
7
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Những năm qua, đặc biệt là năm học 2012-2013, trong các buổi chào cờ đầu
tuần, Ban hoạt động GDNGLL nhà trường đã tổ chức và chỉ đạo thực hiện các
hoạt động phù hợp với thời gian, không gian, với chủ đề trong tháng, với điều

kiện cơ sở vât chất Và thực sự các hoạt động này đã đêm đến cho học sinh
THPT Nga Sơn nhiều điều bổ ích, thiết thực.
2. Được tham gia các hoạt động chính trị, được giáo dục đạo đức, pháp
luật:
Những hoạt động tổ chức theo chủ điểm và các ngày lễ lớn trong năm như:
Ngày thơ Việt Nam ( rằm tháng Giêng); Nữ sinh thân thiện (20/10); Mong ước
gửi thầy cô ( 20/11); Du xuân ( Tết Nguyên đán)); Sáng mãi phẩm chất anh bộ
đội Cụ Hồ ( 22/12); Nữ sinh với văn hóa ứng xử (8/3); Thanh niên với văn hóa
giao thông (26/3); Học sinh với việc thực hiện pháp luật

8
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Thanh niên với văn hóa giao thông
3. Được rèn luyện kĩ năng sống:
Liên hoan văn nghệ, diễn tiểu phẩm vui, trả lời phỏng vấn, hùng biện, xử lý
tình huống là những hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong rèn luyện kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng sống cho học sinh. Thói quen hành vi và kĩ năng chỉ được hình
thành thuận lợi khi các em có điều kiện tham gia các hoạt động. Trong khi tham
gia các hoạt động các em sẽ gặp những tình huống cụ thể của cuộc sống buộc
phải tìm cách giải quyết bằng trí tuệ và sức lực của mình. Từ đó giúp các em
hiểu, biết cách làm và cách tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực
đạo đức. Nhờ tham gia hoạt động mà học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn, chủ
động hơn, mạnh mẽ hơn và cũng sáng tạo hơn khi giao tiếp nơi đông người.
Hội thi học sinh thanh lịch
9
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Phỏng vấn về văn hóa ngày xuân Đôi bạn thanh lịch
4. Được tham gia hoạt động lao động công ích, xã hội:

-Tu sửa vệ sinh trường lớp.
-Trông cây, chăm sóc cây, làm đẹp cảnh quan nhà trường:
10
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
-Tham gia công trình thanh niên giúp đỡ các xã trong huyện: vét kênh mương,
làm đường đi:
Công trình thanh niên giúp xã Nga Thành và Nga Thạch
-Chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ của huyện Nga Sơn:
- Phòng chống thiên tai bão lụt
Khắc phục sau bão số 8 năm 2012
11
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Những hoạt động này giúp HS được rèn luyện trong lao động, nhận thức tốt
hơn về giá trị lao động để từ đó có thái độ đúng đắn với người lao động và trân
trọng người lao động, thành quả lao động. Mặt khác nhờ những hoạt động này,
học sinh hiểu nhau hơn, gần gũi, gắn bó với nhau hơn.
5. Được phát hiện và bồi dưỡng tài năng:
Những câu chuyện đầu tuần, những tiểu phẩm về An toàn thực phẩm, GD sức
khỏe sinh sản vị thành niên; những cuộc thi người dẫn chương trình; thi viết về
“Chuyện vui tuổi học trò”, “ Thầy, bạn tôi yêu”; “ Người bạn của tôi”, thi
giọng hát hay là cơ hội để học sinh bộc lộ năng khiếu, là điều kiện để tài năng
tiềm ẩn được thể hiện. Qua “sân chơi” này, nhà trường lựa chọn được những
nhóm học sinh có năng khiếu ở các lĩnh vực khác nhau ( nhóm năng khiếu về
sân khấu, nhóm năng khiếu về âm nhạc, nhóm năng khiếu về văn học ) và tổ
chức bồi dưỡng và làm cơ sở để hướng nghiệp.
Tiểu phẩm GD SKSSVTN
6. Được giao lưu, chia sẻ:
- Hoạt động Gửi tin nhắn cho các chiến sĩ ở đảo xa ( mỗi HS gửi một hoặc

nhiều tin nhắn cho chiến sĩ ở hải đảo, gửi về an tổ chức, BTC chọn lọc những
tin nhắn hay nhất, ý nghĩa nhất đọc lên cho tất cả học sinh toàn trường nghe vào
tiết chào cờ). Họat động ngày không chỉ là cơ hội cho học sinh được bộc lộ nỗi
lòng, tình cảm với những người đang ngày đêm chịu đựng gian khổ để bảo vệ
sự bình yên của Tổ quốc, mà còn giúp các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp gián
tiếp ( kỹ năng hội thoại).
- Chương trình Chung vui đón tết cùng bạn: là chương trình thực hiện rất thành
công (5 lần ). Chuẩn bị đón tết Nguyên Đán hàng năm, nhà trường chỉ đạo Hội
12
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
chữ thập đỏ phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức quyên góp chia khó với học
sinh khó khăn ( đã tổ chức được 5 lần). Mỗi phần quà trị giá từ 200.000đ trở lên.
Tuy giá trị vật chất không nhiều nhưng giá trị tinh thần rất lớn. Cái ấm áp của
tình người của thầy trò THPT Nga Sơn trong hoạt động này đã sưởi ấm cõi lòng
không ít những mảnh đời bất hạnh. Và hoạt động đầy ý nghĩa này khi được giới
thiệu trên mạng xã hội đã lan tỏa, đánh thức được lòng trắc ẩn của nhiều người.
Một số nhà hảo tâm xúc động, đồng cảm và đã quyết định đồng hành cùng nhà
trường từ năm học 2012-2013.
Hiệu trưởng đọc thư kêu gọi Phụ huynh và HS chia sẻ
Niềm vui được “cho” của thầy cô Cùng nhau hướng tới ước mơ
13
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
- Hoạt động Giao lưu với cựu học sinh: Đầu xuân, nhà trường tổ chúc giao lưu
giữa các thế hệ học sinh trong trường. Tại buổi giao lưu này, các anh chị cựu
học sinh đã trò chuyện về nhiều vấn đề cuộc sống với các em học sinh khóa sau
đang còn học tại trường: chia sẻ kinh nghiệm học tập, thi cử, chia sẻ những bài
học sống, tặng quà cho học sinh xuất sắc, giao lưu văn nghệ, thể thao


Những hoạt động trên góp phần không nhỏ vào giáo dục tình cảm cộng đồng,
học sinh đã thấm nhuần những bài học thực tế như: biết yêu thương, chia sẻ…
học được giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam là “Tôn sư trọng đạo”,
hiểu được giá trị cuộc sống. Từ những hiểu biết và cảm nhận thực tế đó, học
sinh ngày càng ngoan hơn, sống có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình,
với gia đình và xã hội, thông qua những phản hồi của phụ huynh và giáo viên.
7. Được rèn luyện sức khỏe và vui chơi giải trí:
- Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng, trò chơi dân gian, câu lạc bộ thể thao: bóng đá,
bóng rổ vừa giúp học sinh vui chơi, giải trí , rèn luyện sức khỏe vừa là dịp để
phát hiện học sinh năng khiếu thể thao để bồi dưỡng và hướng nghiệp.
Trò chơi ném bóng Đua thuyền trên cạn
14
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
- Mỗi năm nhà trường tổ chức ít nhất hai lần hội diễn văn nghệ với qui mô toàn
trường : Lần I vào ngày kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 và lần 2 là chào
mừng ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26-3. Học sinh
mang đến những lời ca dâng thầy, lời ca ơn Đảng, Bác, lời ca ca ngợi đất nước,
quê hương, Học sinh được tham gia sinh hoạt văn hóa văn nghệ, được sống
trong không gian nghệ thuật, không gian âm nhạc, được hiểu thêm bộ môn nghệ
thuật âm nhạc, vũ đạo.
15
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
-Tổ chức đố vui dân gian: Những câu đố vui mà trí tuệ đã khơi dậy khả năng
liên tưởng nhanh nhạy, giúp học sinh rèn luyện tư duy.
V. Kết quả tổ chức hoạt động:
- Việc tổ chức “học” từ sân chơi hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT
Nga Sơn đã đem lại hiệu quả trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hình
thành lối ứng xử văn hóa trong sinh hoạt, tạo môi trường sống thân thiện, đồng

thời rèn luyện và nâng cao kĩ năng sống, góp phần quan trọng vào việc làm
phong phú đời sống vật chất và tinh thần cho học sinh. Từ đó học sinh đã luôn
coi ngôi trường là mái nhà chung, mái nhà văn hóa và yêu thương để luôn cố
gắng học tập, rèn luyện.
- Học sinh THPT Nga Sơn tham gia khá tích cực và hào hứng các HĐGDNGLL
và đã trưởng thành từ “sân chơi” này: Học sinh được chơi, được trải nghiệm trò
chơi, được rèn luyện tư duy, được “học” nhiều điều bổ ích. Nhiều học sinh
trưởng thành nhanh chóng từ hoạt động này. Có em trở thành người dẫn chương
trình trong một số chương trình của trường. Nhờ những hoạt động GDNGLL mà
các em ứng phó nhanh nhạy hơn, phông hiểu biết rộng, sâu hơn, mạnh dạn, tự
tin hơn.
- Hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT Nga Sơn để lại những dấu ấn tốt
đẹp trong lòng học sinh nhiều thế hệ. Học sinh tốt nghiệp ra trường, đi học hoặc
đi làm vẫn nhớ mãi kỷ niệm về những buổi HĐGDNGLL ở trường.
VI. Bài học kinh nghiệm
- Nhà trường xác định rõ vai trò, vị trí của HĐGDNGLL, phải quan tâm đúng
mức và phải thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
- Các hoạt động phải được duy trì một cách thường xuyên, liên tục và có nội
dung chất lượng tốt, hỗ trợ tốt cho quá trình dạy và học trên lớp đạt kết quả cao
hơn; đặc biệt là trong công tác giáo dục đạo đức và ý thức tổ chức kỉ luật của
học sinh.
- Bồi dưỡng đội ngũ trong Ban HDNGLL về năng lực tổ chức, năng lực quản lý.
- Luôn đổi mới nội dung và cách thức tổ chức phù hợp với tâm lý, nhu cầu
nguyện vọng của học sinh để tạo hứng thú cho người học.
- Làm tốt công tác phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, giữa
các thành viên trong nhà trường với nhau.
- Xây dựng kinh phí phục vụ HĐGDNGLL phù hợp; chuẩn bị tốt cơ sở vật chất
và các điều kiện khác.
16
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN

CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

C. KẾT LUẬN
Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên và sự tự giác tích
cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là
hành vi thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Nhân cách học
sinh chủ yếu được hình thành qua hai con đường cơ bản: quá trình dạy học trên
lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với hoạt động dạy học chính khóa
của nhà trường phải kết hợp nhuần nhuyễn, khăng khít với nhau để tạo thành
quá trình rèn luyện nhân cách, nhận thức tri thức khoa học đạt hiệu quả cao
nhất, toàn diện nhất và phù hợp với tình hình xã hội hiện nay.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20/5/2013
PHT Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết

( đã ký)
( đã ký)
Nguyễn Tiến Dũng Nguyễn Thị Mai
17
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế hoạch năm học 2011-2012; 2012-2013 của trường THPT Nga Sơn
2. Kế hoạch HĐGDNGLL năm học 2011-2012; 2012-2013 của trường
THPT Nga Sơn
3. Giáo trình Quản lý Giáo dục và Đào tạo của Bộ GD&ĐT ( Trường cán bộ
quản lý giáo dục và đào tạo)
18
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN

CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng vấn đề
1.Thực trạng chung
2.Thực trạng ở THPT Nga Sơn
III.Công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
THPT Nga Sơn.
1.Định hướng rõ mục tiêu hoạt động
2.Xâydựng kế hoạch và lịch hoạt động
3.Tổ chức, chỉ đạo thực hiện
IV. Những điều học sinh trường THPT Nga Sơn đã “ học” được từ “sân chơi”
HDDGDNGLL.
1. Được củng cố, bổ sung tri thức, phục vụ học tập
2. Được tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, được giáo dục đạo đức, pháp
luật
3. Được rèn luyện kĩ năng sống
4. Được tham gia hoạt động lao động công ích, xã hội
5. Được phát hiện và bồi dưỡng tài năng
6. Được giao lưu, chia sẻ
7. Được rèn luyện sức khỏe và vui chơi giải trí
V. Kết quả tổ chức hoạt động
VI. Bài học kinh nghiệm
C. KẾT LUẬN
19
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Phụ lục
Phụ lục 1: KỊCH BẢN AN TOÀN THỰC PHẨM
( Nhóm Hóa thực hiện)
Hoạt cảnh: Tại nhà bà Tư có đứa con trai tên là Tèo vừa tham dự kì thi giải toán qua máy
tính casio môn Hóa học, đạt giải nhì.
Bà Tư: Tèo này từ khi nghe thông báo con đạt cái giải cấp tỉnh mẹ mừng như người bắt được
vàng. Mà còn quý hơn vàng ấy chứ, khối nhà có vàng cũng không mua được giải học sinh
giỏi như con của mẹ. Trong họ nhà ta con là người đầu tiên có giải cấp tỉnh đấy.
Tèo: Cũng bình thường thôi mẹ ạ, bạn con có đứa còn được mấy giải ấy chứ.
Bà Tư: Ở đâu mẹ không biết chứ ở nhà mình, họ nhà mình thì con là nhất. Tết năm nay nhà
ta sẽ ăn tết thật to.
Ông Tám (bước vào): Bà Tư có nhà không đấy? Tôi vừa nghe cái loa của xã nói là thằng Tèo
đạt cái giải gì đó cấp tỉnh, tôi mừng quá vội sang chúc mừng mẹ con bà đây.
Bà Tư: Chào bác, chả giấu gì bác, thằng Tèo nhà tôi vừa đạt cái giải Casium.
Tèo: Là giải “ Giải toán qua máy tính Casio – môn Hóa học” bác ạ.
Bà Tư: À à Casio.
Bà Tư: Mời bác mời nước, nước chè xanh tôi hái ở vườn nhà đấy bác ạ.
Bác mời thử mấy cái hạt dưa, hôm qua tôi ra đầu phố thấy người ta bán nhiều lắm, tôi mua
về ăn thử nếu ngon thì nay ra mua thêm mấy cân về ăn tết.
Ông Tám: Nước chè xanh là tốt lắm đấy bà ạ. Còn cái món này (hạt dưa) bà mua ở cửa hàng
nào vậy?
Bà Tư: Dạ tôi mua ở siêu thị mặt đất đầu phố nhà mình, gần tết rồi mê man là hàng ông ạ.
Ông Tám: Tôi nghe đài, báo nói nhiều về việc an toàn thực phẩm đấy bà ạ, nhất là những
chất màu mè như thế này là ta phải cẩn thận.
Tèo: Đúng đấy bác ạ. Thầy giáo cháu dạy: Chất màu thực phẩm có 2 loại.
- Loại tự nhiên được lấy từ các loại rau củ như: củ cà rốt, củ nghệ, quả gấc, rau xanh
Loại này an toàn nhưng màu sắc không đẹp
- Loại thứ 2 là chất màu tổng hợp, được tổng hợp từ các chất hóa học, loại này màu sắc đẹp
nhưng có thể gây ung thư và không tốt với cơ thể con người.
Ông Tám: Ừ đúng đấy bác nghe nói dạo này chất màu được bán tràn lan không kiểm soát

nổi.
Bà Tư: Vậy tết này mình nhịn món này con nhỉ.
Tèo: Mẹ vẫn có thể mua nhưng mẹ nên mua loại đóng gói cẩn thận, có nhãn mác đầy đủ và
còn hạn sử dụng mẹ ạ.
Bà Tư: Ừ mẹ rút kinh nghiệm.
Ông Tám: Bà có bí quyết gì không mà vườn rau nhà bà xanh tốt thế.
Bà Tư: Có bí quyết gì đâu ông, tôi bắt sâu hàng ngày đấy, rau nhà tôi là rau sạch tết ông sang
lấy 1 ít về mời.
Ông Tám: Vâng bà nhớ để dành cho tôi một ít, hôm vừa rồi bà nhà tôi ra chợ mua rau về ăn
xong cả nhà đau bụng. Không hiểu nguyên nhân vì sao.
20
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tèo: Cái này chúng cháu được học rồi bác ạ. Khi phun thuốc trừ sâu hoặc kích thích cho rau
thì phải sau ít nhất 15 ngày mới dùng được, nhưng vì lợi nhuận nên người bán rau không tuân
thủ đúng nguyên tắc này nên mới gây ngộ độc thực phẩm bác ạ.
Từ nay bác nên cảnh giác với những bó rau non mơn mởn đấy bác ạ
Ông Tám: À ra thế, thằng tèo có học có khác.
Bà Tư: Dạo này nhà ông có còn nấu rượu nữa không đấy? để tết tôi sang mua 1 ít
Ông Tám: Có chứ. Tôi tính rồi không gì bằng anh “quốc lủi”, tôi nghe nói bây giờ còn có cả
rượu giả uống vào dễ ngộ độc như chơi. Không biết rượu giả là rượu như thế nào bà nhỉ?
Tèo: Cái này thầy cháu cũng dạy rồi, rượu giả là rượu được sản xuất từ cồn bằng cách lấy cồn
pha với nước sau đó cho thêm 1 ít chất màu và hương liệu. Nếu uống loại rượu này thì nguy
hiểm đến tính mạng đấy bác ạ.
Bà Tư: Bây giờ thật giả khó phân biệt nên tốt hơn hết là dùng cây nhà lá vườn ông nhỉ.
Tèo: Nếu mẹ muốn mua thì phải mua hàng của những cơ sở có tiếng và đã đăng kí chất lượng
an toàn thực phẩm mẹ ạ.
Ông Tám: Thằng Tèo có học ông hỏi câu này giải thích hộ ông nhé.
Tèo: Dạ. Vâng ạ
Ông Tám: Cái chất hàn the với focmon mà người ta cho vào thực phẩm là chất gì vậy cháu?

Tèo: Dạ, thưa ông hèn the với focmon là những chất hữu cơ làm cho thực phẩm tươi lâu hơn
nhưng rất độc ạ. Khi những chất này vào cơ thể chúng ta thì rất khó bị đào thải mà tích tụ dần
trong cơ thể đến một lúc nào đó chúng sẽ gây bệnh ví dụ như bệnh ung thư đấy bác ạ.
Ông Tám: Tôi còn tính tết này cũng không mua giò chả, bánh chưng nữa. Nhà tôi có con lợn
khi nào con cháu về thì mổ lợn và tự sản xuất thôi bà ạ.
Bà Tư: Vâng, tôi cũng tính thế, mình làm vậy vừa an toàn vừa cho con cháu thấy không khí
tết cổ truyền ông ạ. Nhạc: Tết, Tết, Tết, Tết đến rồi

21
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Phụ lục 2 Hành trình tin học
( thực hiện vào tiết chào cờ thứ 2)
MẠNG MÁY TÍNH
Câu 1: Chàng và nàng đang nói chuyện với nhau bằng hình thức gì sau đây?
Tình yêu modem cũng đẹp như thơ
Khác chi chuyện Romeo thời hiện đại
Cuối tháng cầm tờ hóa đơn điện thoại
Chàng Romeo bỗng cảm thấy hơi buồn.
Chàng không thể nhìn nàng qua modem
Chàng không thể hôn nàng qua bàn phím
Chàng không thể cầm tay nàng âu yếm
Chàng chỉ nói "yêu em" và cứ thế Enter.
Và hai người cứ yêu vậy trong mơ
Trong chiếc khung con mỗi lần hội thoại.
Đêm càng khuya, họ càng mê mải
Nói chuyện trăng sao, mật ngọt thiên đường.
Nàng hỏi chàng: "Anh cứ nói yêu thương "
Thế mà bỗng nhiên anh biến đi đâu mất"
Chàng vội vã: "Ơ kìa, anh nói thật

Anh bị out, vừa lập tức chui vào".
Và bên ngoài kia trái đất vẫn quay
Qua chiếc modem những mối tình vẫn nở
Cũng lắm gian truân, cũng nhiều trắc trở
Cũng "I love you", rồi cũng lại Enter.
ĐÁP ÁN Chat
- Modem : thiết bị để kết nối mạng máy tính qua đường dây điện thoại
- Bị out : Chương trình chat tự động thoát ra do nguyên nhân nào đó
- Phím Enter : máy tính thực hiện một công việc nào đó
Câu 2: Em hãy cho biết tên tiếng việt của từ Hacker?
ĐÁP ÁN Tin tặc
Nếu dịch theo tiếng anh thì hack là hành động xâm nhập, còn hacker là người xâm
nhập.Nhưng dịch như thế chưa thoát hết nghĩa của từ hacker do đó ông Quách Tuấn Ngọc là
giám đốc công nghệ thông tin của Bộ giáo dục và Đào tạo dịch lại là tin tặc.
PHẦN MỀM ỨNG DỤNG
Câu 3: Điền tổ hợp phím nào trong dấu 3 chấm sau :
Giá như anh có thể ấn
Để phục hồi những gì đã xảy ra
Ngay cả những lập trình viên quốc tế
Còn có thể mắc lỗi nữa là
Giá như anh có thể ấn
Một lần, chỉ đúng một lần thôi.
Anh sẽ sửa những lỗi lầm đáng ghét
Em sẽ hiểu anh đâu phải thằng tồi.
22
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Giá như anh có thể ấn
Thì khi này anh đã ở bên em
Chứ đâu phải cô đơn ngồi quét

Những con “Virus” đang tràn ngập trái tim.
ĐÁP ÁN CTRL + Z
Đoạn thơ đặt anh chàng tin học vào các trường hợp:
- Nhấn tổ hợp phím ctrl +z thì không phải soạn thảo phần văn bản đã soạn thảo trước đó.
- Nhấn tổ hợp phím ctrl +z thì không phải ngồi chờ đợi máy tính quét virus. Vì khi quét virus
máy tính thường kéo dài từ 2h -> 3h.
THUẬT NGỮ TIN HỌC :
Câu 4: Một bạn nghe được cuộc nói chuyện sau giữa hai người tin học:
Chàng:
Em ơi lấy chồng tin học đi.
Phần mềm phần cứng chẳng ngại chi.
Vấn đề chủ yếu là công nghệ.
Với anh cái đó thì khỏi chê
Nàng:
Em chẳng lấy chồng tin học đâu.
Phần mềm phần cứng nhức cả đầu.
Phần mềm thì mãi sao không cứng.
Phần cứng lúc cần chẳng thấy đâu
Em hãy giải thích phần mềm và phần cứng là gì?
ĐÁP ÁN
Phần cứng : Tất cả các thiết bị
Phần mềm : Các chương trình
Phần cứng : Màn hình, máy in, ổ cứng, chuột
Phần mềm : Các chương trình ghép nối các thiết bị lại với nhau.
MÃ HÓA THÔNG TIN :
Câu 5: Thông tin trong máy tính được mã hóa bởi những số tự nhiên nào?
ĐÁP ÁN : 1 và 0
Tất cả thông tin dữ liệu trong máy tính được mã hóa bởi hai số 0 hoặc 1. Thông tin trong máy
tính được mã hóa bởi hai số 0 và 1 gọi là mã nhị phân.
LẬP TRÌNH

Câu 6 : Anh chàng sau tỏ tình bằng ngôn ngữ nào trong tin học?
Anh yêu em bằng lưu đồ thuật giải
Viết tình anh bằng ngôn ngữ tình yêu
Cuộc đời anh là môi trường soạn thảo
Trình biên dịch chính là em yêu kiều.
Yêu mãnh liệt, lẽ nào sai cú pháp?
Lời tỏ tình chưa khai báo tận tường
Thủ tục yêu không trả về giá trị
Nhưng lòng anh không dấu chấm cuối cùng.
Bởi tình anh là vòng lặp vô tận
Không điểm dừng, yêu em mãi không thôi
Chẳng lầm lỗi, sao tình em không hiểu?
Có thể nào giải mật mã tim em?
23
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
ĐÁP ÁN Ngôn ngữ lập trình
- Bài toán trong máy tính được mô tả bằng sơ đồ khối hoặc các bước liệt kê( tin học 10)
- Môi trường lập trình,trình biên dịch,sai cú pháp, khai báo biến, vòng lặp, lỗi không
dừng tất cả nói đến lập trình trong chương trình tin học11.
Phụ lục 3 : Câu chuyện đầu tuần
Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
Mùa xuân đất trời đẹp, Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp
bèn rủ dế mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất
giản dị: hai Chim Én ngậm hại đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba
cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế Mèn say sưa. Sau một hồi
lâu miên man. Mèn ta chợt nghĩ bụng, ơ hay việc gì phải ta phải gánh hai con Én này trên vai
cho mệt nhỉ. Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?
Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
( Theo Đoàn Công Lê Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa Học Trò)

Quà tặng cuộc sống anh (chị) đã nhận được từ câu chuyện trên.
Lời bình: Chim Én tốt bụng đã tặng Dế Mèn món quà thật tuyệt: một chuyến thưởng ngoạn
khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, ấm áp. Tiếc thay Dế Mèn không biết trân trọng món
quà ấy. Từ người chịu ơn, Dế ảo tưởng mình là người ban ơn. Từ việc mình là gánh
nặng của người khác, Dế đã tưởng người khác chính là gánh nặng của mình. Lòng ích
kỷ, tính toán và sự ngộ nhận, ảo tưởng đã khiến Dế phải trả giá đắt: Dế “rơi vèo xuống
đất như một chiếc lá lìa cành”. Câu chuyện có hình thức như một truyện ngụ ngôn
phản ánh một thực tế của con người hiện nay: đời sống hiện đại giúp con người có
thể làm được nhiều việc hơn nhưng cũng khiến họ quá ảo tưởng về mình và cách suy
nghĩ, lối sống cũng thực dụng hơn. Câu chuyện cảnh tỉnh các bạn trẻ hiện nay: đừng
quá ảo tưởng về bản thân mình và không nên sống quá ích kỷ, toan tính. Xác định
chính xác mình là ai và giúp đỡ người khác một cách không vụ lợi, bạn sẽ nhận được
nhiều hơn những thứ bạn đã cho đi.
Câu chuyện “Chim Én và Dế Mèn” ngắn gọn, dồn nén trong vài dòng ngắn ngủi nhưng lại
chứa đựng rất nhiều bài học nhân sinh lớn. Mỗi người đều học được những bài học nhân sinh
từ câu chuyện:
- Đó có thể là câu chuyện về sự hợp tác và chia sẻ: nếu biết hợp tác, chia sẻ tất cả mọi người
sẽ cùng có lợi.
- Đó có thể là câu chuyện về giá trị cuộc sống: biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ
cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. Những người không biết quý trọng những gì
mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc, thậm chí bất hạnh. Bởi vậy hạnh phúc là tuỳ thuộc
vào chính ta.
24
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN “HỌC” TỪ “SÂN
CHƠI” HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
- Đó có thể là câu chuyện về niềm tin: Lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý
hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
- Đó cũng có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: với cái nhìn thiển cận, hời hợt ta sẽ
không phát hiện đúng bản chất cuộc sống dẫn đến những quyết định sai lầm.
- Đó cũng có thể là bài học về cho và nhận mà cả cho và nhận luôn luôn chuyển hóa: tưởng

rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại…
Điều quan trọng không phải là những thứ ta mang theo bên mình, mà là những gì ta đã đóng
góp cho cuộc sống. Hãy quan tâm đến mọi người và tận hưởng cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc
sống có ý nghĩa hơn.
Câu chuyện chính là Quà tặng cuộc sống mà ta đã nhận được.
(Ban HGDNGLL)
25

×