Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

cái đẹp trong xã hội thông qua ngũ luân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.23 KB, 18 trang )

Biện chứng cái đẹp trong xã hội thông qua ngũ luân. Minh họa bằng các
tác phẩm nghệ thuật, ca dao, tục ngữ để làm rõ điều đó.
MỞ ĐẦU
Con người đồng hoá thế giới theo nhiều quy luật khác nhau trong
đó có quy luật của cái đẹp. Trong cuộc sống con người cái đẹp luôn là
người bạn đồng hành khắp mọi nơi, cái đẹp vây quanh con người trong
mỗi bước đi, mỗi việc làm, mỗi hành vi ứng xử. Ở đâu có cuộc sống con
người là ở đó có cái đẹp. Cái đẹp luôn là khát khao vươn tới của con
người. Bởi vậy trong lịch sử tư tưởng Mỹ học cái đẹp là phạm trù thẩm
mỹ xuất hiện sớm nhất. Với tư cách là chủ thể thẩm mỹ con người luôn
đi tìm cái đẹp, khám phá cái đẹp và cao hơn là sáng tạo cái đẹp. Quan
niệm về cái đẹp trong quan hệ ngũ luân của nho giáo thể hiện quan hệ :
Vua - tôi, Thầy - trò, bố mẹ - con cái, vợ chồng, anh em - bạn bè. Đó
chính là cách nhìn nhận cái đẹp của con người trong phép ứng xử với xã
hội.
Bàn về cái đẹp đây là một phạm trù đứng ở vị trí trung tâm trong
mối quan hệ thẩm mỹ con người với hiện thực. Cái đẹp có mặt ở khắp
mọi nơi trong cuộc sống quanh ta được biểu hiện qua muôn vàn những
sự vật, hiện tượng những kích thước màu sắc, hình dạng phẩm chất khác
nhau. Từ những cái đẹp tự nhiên cho đến những hành động, cử chỉ, ánh
mắt, lời nói và hình thể đều chứa đựng yếu tố của cái đẹp, hiện thân của
cái đẹp.
NỘI DUNG
I. PHẠM TRÙ CÁI ĐẸP TRONG MỸ HỌC
1. Cái đẹp
Cái đẹp là một phạm trù mỹ học cơ bản, quan trọng. Nó là nền
tảng, là xuất phát điểm mà các phạm trù khác phải chuyển động xung
quanh nó, để tôn vinh nó, phục vụ nó. Trong việc đánh giá về cái đẹp có
một phần rất quan trọng nếu không muốn nói là quyết định ở phía chủ
quan. Mà nói đến chủ quan là nói đến những tiêu chuẩn đánh giá rất khác
biệt nhau do thực tiễn xã hội và cá nhân không giống nhau. Vì thế mà


hàng ngàn năm nhân loại đi tìm kiếm một khái niệm phổ biến về cái đẹp
mà vẫn chưa thể minh định rõ ràng. Phạm trù cái đẹp thể hiện trong
nhiều mặt: cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong
nghệ thuật. Nói về cái đẹp thì phải đạt hai tiêu chí: chân, thiện, mỹ và
tính nhân dân, nhân loại.
Cái đẹp có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta được
biểu hiện qua muôn vàn những sự vật, hiện tượng. Khi tiếp xúc với cái
đẹp ta cảm thấy dễ chịu, khoan khoái, phấn chấn trong lòng. Gần gũi với
cái đẹp ta như quên hết mọi âu lo phiền muộn của đời thường. Đã có bao
nhiêu các triết gia lớn đã từng bàn về cái đẹp, bao nhiêu học thuyết mỹ
học đã từng đề xuất khái niệm về cái đẹp nhưng hình như nó vẫn còn ở
phía trước, bởi con người đã gặp trở ngại từ cả hai phía: khách quan và
chủ quan. Mỹ học duy tâm khách quan lý giải cái đẹp từ trong thế giới
của “tinh thần thượng đế” thì mỹ học duy tâm chủ quan (tiêu biểu là:
hume, kant, Lalo) lại tuyệt đối hoá cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm
nguồn gốc của cái đẹp trong ý thức của chủ thể, trong cảm xúc chủ quan
của cá nhân. Theo kant: “Cái đẹp không ở trên đôi má hồng của cô thiếu
nữ mà trong con mắt của kẻ si tình”. Còn Lalo: “Thiên nhiên chỉ đẹp
trong trường hợp sự thụ cảm thẩm mỹ cung cấp cái đẹp cho nó. Theo
2
quan điểm mỹ học thiên nhiên chỉ đẹp do những gì mà nghệ thuật của
chúng ta đã gửi gắm nó”.
Cái đẹp chỉ được gọi là đẹp khi có phẩm chất hài hoà, câu đối, mực
thước, số lượng, chất lượng và sự tiến bộ. Cái đẹp tồn tại trong tự nhiên,
trong xã hội và trong nghệ thuật. Cái đẹp trong xã hội thể hiện qua tập
quán nghi lễ, qua phép ứng xử con người với tự nhiên, với xã hội trong
phạm vi quy mô từ nhỏ đến lớn…
2. Cái đẹp trong xã hội
Cái đẹp trong xã hội là kết quả của hoạt động thực tiễn của con
người. Hoạt động thực tiễn của con người thì vô cùng phong phú nên

trong đời sống xã hội cái đẹp cũng được biểu hiện dưới muôn hình nghìn
vẻ khác nhau. Cái đẹp cũng có mặt trong các hoạt động đa dạng của con
người từ vui chơi giải trí đến các hoạt động lao động sản xuất, đấu tranh
xã hội và các mối quan hệ phức tạp khác nhau của con người. Trong lĩnh
vực này cái đẹp chịu sự chi phối trực tiếp của các quan điểm chính trị,
đạo đức và không xa rời những tiêu chuẩn xã hội - thực tiẽn nhất định.
Đặc biệt trong bản thân con người với sự hài hoà giữa hình thể bên ngoài
với thế giới tinh thần bên trong là một nhân tố quan trọng làm nên cái
đẹp trong xã hội. Sự tồn tại của cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội chính là một thước đo trình độ văn minh của xã hội.
Cái đẹp trong xã hội thể hiện qua tập quán nghi lễ, qua phép ững
xử của con người với tự nhiên, con người với xã hội trong phạm vi vi mô
gia đình đến phạm vi vĩ mô là xã hội, nhân gian mà quy tụ lại gọi là văn
hoá ứng xử.
Trong giới hạn của đề tài bài này tôi chỉ đề cấp đến cái đẹp trong
ngũ luân của nho giáo về năm mối quan hệ xã hội.
II. CÁI ĐẸP TRONG NGŨ LUÂN
1. Cái đẹp trong cách nhìn của nho giáo
Trước hết để hiểu cái đẹp trong ngũ luân ta phải biết được cái đẹp
trong văn hoá ứng xử là gì ? Văn hoá ứng xử là lối sống, suy nghĩ, hành
3
động của con người với con người, con người với tự nhiên thể hiện qua
từng đạo lý.
Nho giáo là một tôn giáo có nguồn gốc ở Trung Hoa. Thời Xuân
thu là thời kỳ nở rộ xuất hiện các nhà tư tưởng, các trào lưu triết học
trong đó khổng tử - nhà tư tưởng vĩ đại mở đường cho thời kỳ cổ đại
này. Thời đại Khổng Tử là thời đại mà theo ông “Lễ nhạc hư hỏng” cần
phải khôi phục lại “lễ”. “Lễ” mà ông nói ở đây là lễ nghi, quy phạm đạo
đức thời Tây Chu, tức là lễ nhà chu. Ông cho rằng: “vua không giữ đạo
vưa, tôi không giữ đạo tôi, cha không giữ đúng đạo cha, con không làm

đúng đạo con nên thiên hạ “vô đạo” và “thiên hạ đại loạn”. Do vậy phải
lập kỷ cương cho vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con để thiên hạ
“hữu đạo”, xã hội yên ổn. Và từ quy định trong năm mối quan hệ trong
ngũ luân của nho giáo Trung Hoa khi được truyền sang Việt Nam nó đã
được Việt Nam hoá phù hợp với đời sống đạo đức văn hoá của người
Việt Nam để giảm bớt tính hà khắc trong ngũ luân. Đối với Nho giáo
“Mỹ” gắn liền với “thiện”. “tận thiện, tận mỹ” là yêu cầu cao nhất của
cái đẹp. Cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều lấy cái đẹp gắn liền với cái thiện,
mà hạt nhân của “thiện” là “lễ” và “nhân”. Nho giáo không đề cao cái
đẹp tự nhiên mà đề cao cái đẹp: “khắc vàng vẻ nét, chạm trổ loá mắt” chỉ
có cái đẹp tuyệt sảo này mới thống trị được nhân tâm (Qúach Mạt
Nhược).
Và ở góc độ nhìn nhận về cái đẹp trong ngũ luân với truyền thống
văn hoá Việt Nam tôi chỉ đề cập đến mặt tích cực tạo nên cái đẹp trong
mối quan hệ ngũ luận.
Nho giáo muốn lập một trật tự vĩnh viễn để dứt loạn cho nên quy
về quan hệ phức tạp vào chỉ năm quan hệ cường điệu trật tự trên dưới,
định hình nghi lễ đòi hỏi con người khiêm cẩn theo nghi lễ.
“Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”.
Nho giáo lấy một cộng đồng làm mẫu mực: gia đình coi quan hệ
cha con, anh em, vợ chồng lên từ ái, dưới cung thuận là đẹp đẽ nhất, bắt
4
các quan hệ khác phải bắt chước sửa đổi theo thứ quan hệ tự nhiên, đơn
giản nhưng đặc thù về mặt quan hệ giữa con người và con người ấy. Nho
giáo quy tất cả mọi quan hệ thành chỉ năm (ngũ luân) hay chỉ ba (tam
cương) tạo ra một xã hội luân thường xoá bỏ sự khác nhau thực tế và rất
quan trọng giữa gia đình, xã hội và nhà nước. Trong ngũ luân con người
không phải là những cá nhân có thân thể, dục vọng, có quyền lợi cá tính,
… mà là những con người có chức năng luôn luôn phải giữ gìn khiêm
tốn, cẩn thận từ nhìn ngó, ăn nói hành động nhất nấht phải theo đúng

phận, đúng vị và khắc phục dục vọng cho hợp đạo nghĩa. Trong quan hệ
người với người Nho giáo đề cao năm mối quan hệ và đưa ra các quy
định cho mối quan hệ đó:
Tôi phải trung với vua
Con phải có hiếu với cha mẹ
Em phải nghĩa anh
Bạn bề phải tín thật.
Hay: “Làm vua đứng ở điều nhân, làm tôi đứng ở điều kính, làm
con phải đứng ở điều hiếu, làm cha phải đứng ở điều từ, giao tiếp với
người trong nước đứng ở điều tin”.
2. Cái đẹp trong ngũ luân
2.1.Cái đẹp trong quan hệ vua tôi
Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa mà người thầy ưu tú là
Khổng Tử. Nho giáo bắt nguồn từ trong xã hội phong kiến nên mang
đậm chất quy định nghiêm khắc của chế độ xã hội đó. Quan hệ vua - tôi
là một trong năm mối quan hệ trong ngũ luân. Quyền lợi của vua là
quyền lợi của dân tộc, đất nước là của vua, dân là con vua. Vua là thiên
tử có cả “vương quyền” và “thần quyền” nên nhất nhất phải theo vua.
Không theo vua là phản quốc sẽ bị mang ra pháp trường sử theo pháp
luật hay yêu cầu của vua. Vua là cha của muôn dân có trách nhiệm phải
“tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nên vua phải là người trí tuệ hơn người,
anh minh.
5
Còn trách nhiệm của bề tôi là phải trung với vua: trung hiếu, trung
quân, trung nghĩa, trung thành tất cả đứng đầu là chữ trung.
Tư tưởng trung quân của các nhà Nho giáo chính là yêu nước. Vì
thế mà đã có không ít các nho thần đã giúp vua “trị quốc, bình thiên hạ”
theo muong muốn. Nhiều bài thơ tuyệt mệnh viết trước lúc bị hành hình,
trước lúc lưỡi mã tấu của bọn đao phủ cho chúng ta thấy ảnh hưởng sâu
đậm của cương thường. “Bài thơ của Nguyễn Duy Hiệu : “Xin đem tấm

lòng son xuống chầu các vua Thánh”. Bởi vua là cha của muôn dân nên
phải mang lại no ấm và thái bình cho muôn dân. Bề tôi phải phục tùng
giúp vua trị nước. Trần Hưng Đạo đã nói về lòng trung nghĩa “trung với
vua với một dòng họ thì trong đó đã bao hàm một nội dung yêu nước vì
lúc đó quyền lợi của vua gắn liền với quyền lợi của dân tộc”. Trung quân
tức là ái quốc. Dưới cách nhìn của Nho giáo Nguyễn Trãi thì trung với
vua vừa được hiểu là trung với nước, lòng yêu thương “xót dân đen con
đỏ”.
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi).
Hay phải giúp vua tề gia trị quốc khi đất nước thái bình, giúp vua
đánh đuổi giặc xâm lăng như trong tác phẩm : “Nam Quốc sơn hà - Lý
Thường Kiệt”.
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Giành giành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Nam Quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt).
Ở Việt Nam tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc là một truyền
thống rất mạnh. Người Việt Nam tiếp thu tư tưởng trung quân Nho giáo
trên cơ sở tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn có khiến cho cái
trung quân đó đã bị biến đổi và gắn liền với ái quốc. Khi xuất hiện mâu
6
thuẫn giữa vua với đất nước, dân tộc thì đất nước, dân tộc là cái quyết
định.
Lê Hoàn thay nhà Đinh, Lý Công Uẩn thay nhà (tiền) Lê, Trần
Cảnh thay nhà Lý… vào lúc triều đại cũ không còn đủ năng lực lãnh đạo
đất nước nên đều được ủng hộ. Nguyễn Trãi theo Lê Lợi mà không theo
con cháu nhà Trần, Ngô Thì Nhậm theo Tây Sơn mà không theo nhà Lê,
… chính vì đặt nước lên trên mà một người dòng dõi nho gia Hồ Chí

Minh dám đi ngược lại giáo huấn của nho giáo.
Nói chung cái đẹp trong quan hệ vua - tôi là “trung với nước, hiếu
với dân”. Quan hệ ấy rất rạch ròi: vua yêu dân yêu nước; tôi giúp vua
bình thiên hạ, trị quốc… Đây là một mối quan hệ đẳng cấp. Nhưng trong
đó cái đẹp chính là tinh thần nhân nghĩa yêu nước của cả vua - tôi.
2.2.Cái đẹp trong quan hệ thầy trò
Quan hệ thầy trò là quan hệ xã hội từ ngàn xưa, con người đã đề
cập đến. Trong ngũ luân thì quan hệ thầy trò được đặt trên quan hệ bố
mẹ - con cái. Vì theo Nho giáo bố mẹ cho ta thân xác hình hài (tiểu ngã)
còn thầy cho ta kiến thức, hiểu biết (đại ngã) nên vai trò của người thầy
rất lớn. Thầy đặt trên phụ. Thầy là người học cao biết rộng uyên thâm
bác học. Người thầy nghiêm khắc dạy bảo trò và trò phải kính trọng
thầy. Đấy là một nét đẹp có văn hoá của con người. Hình ảnh của người
thầy đã đi sâu vào trong nhận thức của con người và được dân gian thể
hiện qua ca giao - tục ngữ.
“Qua sông phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
- Ca dao -
Vì vậy mà thầy là người có công rất lớn “cầu kiều” cho con người
nhận thức được tri thức, thế giới, cái đẹp… Thầy là người mang lại tri
thức cho ta về mọi vấn đề nên luôn phải kính trọng thầy.
“Nhất tự vi sự, bán tự vi sư”
hay “không thầy đố mày làm nên”.
7

×