Website:
Email :
Tel : 0918.775.368
Trình bày hiểu biết của em về cái đẹp trong xã hội
Ngày nay khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu về thẩm mỹ của con
người càng được nâng cao và hoàn thiện hơn. Mỹ học ra đời là để đáp ứng
nhu cầu về thẩm mỹ của loài người. Điều này khẳng định rằng vai trò của
Mỹ học trong đời sống là hết sức quan trọng.
Khi nói về vấn đề này (vai trò của Mỹ học trong đời sống) Tiến sĩ
Mỹ học Thế Hùng đã nói: “Nghiên cứu Mỹ học là một nhân văn cho con
người và vì con người, góp phần làm cho con người trở nên người hơn”.
Và khi nhắc đến Thế Hùng, công chúng nghe nhạc hẳn sẽ không quên
nhắc đến tác phẩm
“Mùa xuân Quan họ”.
Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, một thi sĩ, họa sĩ tài hoa.
Vì vậy khi giảng dạy môn Mỹ học trong các trường Đại học và đặc biệt là
khi nói về phạm trù cái đẹp là trung tâm nhất đại diện cho thẩm mỹ, ông
như chìm đắm vào trong đó để rồi chỉ bằng những lời nói, những cử chỉ
nhẹ nhàng tinh tế ông đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những gì tốt đẹp nhất,
nhân văn nhất của đời sống và giúp cho thế hệ trở nhìn nhận đúng nhất về
Mỹ học, về cái đẹp trong xã hội.
Một lần nữa khẳng định rằng trong đời sống Mỹ học rất quan trọng
bởi con người rất cần đến nó, ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ đứa trẻ
đã cần đẹp, rồi khi lớn lên điều đó lại càng quan trọng. Không chỉ về hình
thức mà còn cần phải đẹp về tâm hồn. Mà ngay từ khi sinh ra đứa trẻđã
được sống trong sự đùm bọc yêu thương chăm sóc của gia đình. Đó là cái
nôi để hình thành nhân cách ở trẻ và được mười hai bà mụ “dạy ăn, dạy
nói, dạy khóc, dạy cười” sao cho “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò,
chín tháng lò dò biết đi” rồi lại được nhân gian “dạy ăn, dạy nói, dạy gói,
dạy mở” và lẽ đương nhiên muốn trở thành người tử tế có vẻ đẹp tâm hồn,
vẻ đẹp về nhân cách thì phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Có thể
nói cái đẹp theo con người đến tận cùng của cuộc sống - còn nhân loại là
còn cái đẹp. Vì thế cái đẹp là một giá trị mà con người cần đạt đến.
Cái đẹp là phạm trù cơ bản trung tâm của Mỹ học, là nền tảng cốt
lõi của ba phạm trù: cái bi, cái hài, cái trác tuyệt… Cái đẹp vừa mang
tính thời sự, muôn thuở, mãi mãi. Cũng có những cái đẹp chỉ tồn tại ở một
thời điểm nhất định: mốt, xe - cộ, đầu tóc… Nhưng ngược lại những tác
phẩm tuyệt vời đạt đến Chân - Thiện _ Mỹ, mang tính nhân dân, nhân
loại, dân tộc thì không bao giờ cũ đó là những công trình, những tác phẩm
nghệ thuật… và nó trường tồn mãi mãi với thời gian. Cái đẹp được tồn tại
ở ba hình thức đó là: Cái đẹp tự nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong
nghệ thuật.
Khi xét về những cái đẹp trong tự nhiên là người ta nói đến những
cái đẹp mà tạo hoá đã ban tặng cho con người: trời, mây, sông núi đó là
những phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Chính từ đây mà những nghệ sĩ đã
sáng tạo ra những kiệt tác: thi, ca, nhạc hoạ. Trong số đó có nhạc sĩ Thế
Hùng, ông lấy cảm xúc dạt dào từ Hội Lim mà cho ra đời tác phẩm đầu
tay mang âm hưởng trữ tình, nhẹ nhàng, sâu lắng về những liền anh, liền
chị xứ Kinh Bắc quyến luyến chia tay khi tan hội ra về để chờ hội sau:
Đó là nhạc phẩm: “Mùa xuân quan họ”.
Giai điệu của bài hát đã được công chúng ghi nhận một cách nồng
nhiệt và vẫn như còn nguyên nét tươi mới và in đậm trong lòng những ai
yêu mến ông và đã một lần thưởng thức bài hát này.
Không những thế, ông còn là một thi sĩ tài ba. Cũng lấy cảm xúc từ
nét đẹp trong tự nhiên mà ông đã sáng tác nhiều bài thơ rất hay góp phần
phong phú cho làng thơ mới Việt Nam.
Trong cuộc sống con người cũng cần sáng tạo ra nhiều thứ để làm
đẹp cho xã hội, cho chính bản thân họ và phục vụ nhu cầu của họ. Một
trong số đó chính là vẻ đẹp tâm hồn - nét đẹp trong xã hội - đó là cách
ứng xử giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người
với xã hội.
2
Cái đẹp trong xã hội ở đây chính là văn hoá ứng xử, vậy ta cần hiểu
“Văn hoá ứng xử” như thế nào? Văn hoá là đem những cái đẹp đẽ để giáo
hoá con người trở nên tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn.
Người xưa có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (1).
Văn hoá ứng xử chính là lối sống, lối suy nghĩ, những hành động
mang tính nhân văn của con người ứng xử với tự nhiên, đó là một triết lý
sống của xã hội, của cộng đồng người với tự nhiên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Hay như một lời ca dân gian:
“Cái hoa xuân nở
Cái lá xuân xanh
Ai muốn chiết cành
Hãy đợi mùa Xuân”.
Ứng xử với thiên nhiên đã vậy thì đối với con người với xã hội thì
lại càng phải nhân văn hơn, khéo léo hơn, như người xưa đã dạy tuỳ cơ
mà ứng biến. Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã được sống trong mái ấm gia
đình, đây là cơ sở, là nền tảng của văn hoá ứng xử rồi đến trong xóm
ngoài làng, đất nước, quốc tế.
Trong gia đình luôn phải giữ cho
Trên thuận, dưới hoà.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (2).
Ứng xử với xóm làng:
“Ở sao cho vừa lòng người
Ở rộng người cười, ở hẹp người chê” (3).
3
Văn hoá ứng xử là cái đẹp trong xã hội loài người nó biểu hiện rất
rõ ở phong tục tập quán, lễ nghi, nếp sống, lối suy nghĩ,… Bản chất của
văn hoá ứng xử là chữ Tâm và chữ Nhẫn.
Chữ Tâm ở đây là tim - là đạo đức. Truyện Kiều của Nguyễn Du có
câu:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (4)
Trong luân thường đạo lý có 5 bậc trong ứng xử. Quan hệ vua tôi,
quan hệ thầy - trò, quan hệ cha mẹ - con cái, Quan hệ vợ chồng, anh em,
bạn bè. Mà nguyên tắc ứng xử là phải trung dung, trung đạo. Con người ta
sống phải biết ứng xử sao cho đẹp, làm sao để trung hoà được cả bảy đức
tính vừa tốt, vừa xấu trong bản thân mình: Ái - Ố - Hỉ - Nộ - Ai - Lạc -
Dục thì người đó mới trở thành con người tốt đẹp.
Trong quan hệ thầy trò : Thầy phải hết lòng vì trò, ngược lại trò
phải hết mực kính trọng thầy.
Cổ nhân đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên” (5).
hay : “Muốn sáng thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. (6)
Đối với vợ chồng phải trọng nhau như khách, ca dao có câu.
“Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người”. (7)
“Đói no một vợ một chồng
Ai ơi chớ nghĩ đến lời thiệt hơn”. (8)
Với anh em bạn bè phải giữ được chữ tín “Một lần bất tín, vạn lần
bất tin” là từ đó. Mỗi con người phải có tâm huyết, hết lòng hết sức với
những gì mình đang và sẽ làm. Cổ nhân đã dạy: “Có công mài sắt có ngày
nên kim”. Khổng Tử dạy muốn sống lâu, trường thọ, thì phải học những
điều sau đây: “Làm người phải nhân nghĩa, bên trong không làm tổn đến
tính, bên ngoài không làm tổn đến vật. Trên không phạm trời, dưới không
hại người, sống đúng chừng mực, hoà khí, có tâm, có đức, làm điều thiện
4
thì tai hoạ không đến, gặp nhiều điều tốt đẹp”. Chữ tâm theo Đạo Phật là:
Phật là Tâm, Tâm là niết bàn, là Phật. Phật dạy rằng: Phải xót thương dân
chúng như mẹ thương con, con phải tập tính nhân từ, hoà nhã, quên mình
mà nghĩ đến người. Quốc sư Yên Tử đã nói với vua Trần Thái Tông như
sau: “Núi vốn không có Phật, Phật ở nơi tâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là
chân Phật”.
Đối với người nghệ sĩ khi sáng tạo nghệ thuật của mình bằng cả tấm
lòng hướng thiện, bằng tâm sáng, có thành tâm, hết lòng hết sức mới hi
vọng đến bến bờ của thành công và mới có thể cho ra những tác phẩm
đúng như những mong muốn của mình, những tác phẩm bất hủ đó sẽ được
truyền mãi cho người đời sau này. Đại thi hào Nguyễn Du dạy rằng: “Chữ
Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, Người dạy rặng dù tài giỏi đến đâu mà
không có cái Tâm trong sáng cũng không thể coi là người có tài.
Nếu tâm là tim, là tấm lòng, lòng nhân ái thì Nhẫn lại được biểu đạt
là sự nhường nhịn, là nhận phần thiệt về mình “Nhẫn nhất thời, phong
bình lãng tĩnh” nhịn một lúc là gió yên, sóng lặng. Trong ứng xử với nhau
chữ Nhẫn phải được đặt lên hàng đầu “Một điều nhịn là chín điều lành”.
Trong cuộc sống vợ chồng hàng ngày không tránh khỏi những xích
mích, to tiếng nhưng nếu biết nhường nhịn bớt lời thì cuộc sống sẽ bớt
căng thẳng hơn, tránh xảy ra “cơm không lành, canh không ngọt”. Vì vậy
người vợ phải hết sức khéo léo, khôn ngoan, ngọt ngào:
“Chồng giận thì vợ bớt lời.
Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì”. (9)
hoặc “Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa thì đời nào khê” (10)
Cái đẹp trong văn hoá ứng xử được hiểu qua bản chất của Tâm và
Nhẫn nhưng đi sâu vào cuộc sống hàng ngày, nó còn được biểu hiện bằng
những hình thức văn hoá như: Văn hoá ăn, văn hoá nói, văn hoá đẹp, văn
hoá giao tiếp và văn hoá giới tính. Mỗi con người phải trau dồi văn hoá
ứng xử cho mình “Lời nói không mất tiền mua”. Vì vậy trước khí nói ra
5