Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Biện chứng cái đẹp trong xã hội qua quan hệ ngũ luân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.38 KB, 29 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Biện chứng cái đẹp trong xã hội qua quan hệ ngũ luân
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi con người quan tâm đến thẩm mỹ, cái đẹp là một phạm trù được
quan tâm nhiều nhất so vớI các phạm trù thuộc hệ thống khách thể thẩm mỹ. Nó
chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư duy lí luận mỹ học trong quá khứ
và hiện tại. Thực tế, cái đẹp giữ vị trí lớn lao trong sự đồng hoá thực tại trên
phương diện thẩm mỹ. Phạm trù cái đẹp có nội hàm lớn, biên độ rộng, nó thẩm
thấu vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, các ngõ ngách của tâm hồn, vì thế cái
đẹp là đối tượng khám phá của muôn đời. L.Tônxtôi đã từng thốt lên: “Sách viết
về cái đẹp đã chất lên thành núi. Cái đẹp vẫn còn là một câu đố giữa cuộc đời”
1
.
Cái đẹp tồn tại dưới ba hình thức đó là cái đẹp trong tự nhiên, trong xã hội và
trong nghệ thuật.
Cái đẹp trong xã hội do con người tạo ra mà thường gọi là văn hoá ứng
xử. Cái đẹp này thể hiện rõ nhất qua những luân thường đạo lý mà người đời gọi
là NGŨ LUÂN. Sau đây là một số biện chứng về cái đẹp trong NGŨ LUÂN.
Theo đạo đức và luân lý của Nho giáo thì cái đạo làm người thông
thường trong thiên hạ có năm bậc. Nó phản ánh năm mối quan hệ phổ biến trong
xã hội loài người. “Luân” là thứ bậc ứng xử, là con đường, là những mối quan
hệ mà con người phải biết ứng xử. Ngũ luân có năm đạo: vua- tôi; thầy- trò; cha
mẹ- con cái; vợ-chồng; anh em, bạn bè, láng giềng. Phương châm ứng xử là
trung dung.
“Trung dung” có nghĩa là ở mức vừa phải. Chưa cần xét đến những ý
nghĩa cao xa ta cũng nhận thấy đây là chủ trương của nhà Nho rất thực tiễn;
khuyên người ta tránh chỗ cực đoan, chớ thái quá cũng đừng bất cập. Quả thật,
bất cứ điều gì dù tốt đẹp đến đâu mà đi đến chỗ thái quá cũng đành dở cả.
Khổng Tử đã đem điều đó dạy cho các môn đệ mà Tăng Tử là người học được
tâm đắc nhất rồi thầy lại truyền cho các học trò của mình. Để có thể xử lý tôt
năm mối quan hệ đó con người cần phải có năm cái đức thông thường: nhân,


nghĩa, lễ, trí, tín.
PHẦN I
BIỆN CHỨNG CÁI ĐẸP TRONG QUAN HỆ VUA - TÔI
Trong mối quan hệ vua - tôi, đạo đức và luân lý Nho giáo đòi hỏi phải có
sự ứng xử qua lại của ca hai bên. Đó là Vua phải biết đối xử với bề tôi, tôn trọng
và quí mến bề tôi; còn bề tôi phải biết giữ đạo trung khi thờ Vua. Nếu không
làm được điều đó thì hậu quả tất yếu là bề tôi giết Vua. Bởi lẽ nếu “Vua mà coi
bề tôi như tay chân, ắt bề tôi sẽ coi vua như bụng dạ. Vua mà coi bề tôi như chó
ngựa, ắt bề tôi sẽ coi Vua như kẻ qua đường. Vua mà coi bề tôi như bùn rác, ắt
bề tôi sẽ coi Vua như kẻ cướp người thù” (Mạnh Tử, Ly hậu tạ, tiết 3).”Trung”
theo nho giáo đó là phải biết giúp cho Vua đi vào con đường đạo đức dồn hết
tâm trí để làm việc nhân. “Trung” là không được dối gạt Vua và cũng không sợ
làm mất lòng Vua.’ Trung” cũng tức là phải biết đặt lợi ích của đất nước (cũng
có nghĩa là của nhà Vua) lên trên hết, phải biết đem đạo lý mà thờ Vua, việc gì
có ích cho nước, có lợi cho dân thì giúp cho Vua làm. “Trung” còn có nghĩa là,
một mặt phải biết can gián Vua khi Vua làm những việc tráI với đạo lý; mặt
khác, không được vào hùa theo vua khi vua lầm lỗi, không được đón trước ý xấu
của Vua rồi khêu gợi cho Vua lầm lỗi. Vào hùa với Vua khi Vua lầm lỗi hoặc
khêu gợi cho Vua khi Vua lầm lỗi là bất trung. “Trung” cũng có nghĩa là cung
và kính. “ Người nào nhắc nhở những việc khó để Vua làm, thì người ấy có nếp
cung, người nào bày tỏ điều thiện đức, ngăn cản việc tà khuất thì đối với Vua
người ấy có đức kính. Còn kẻ nào nói Vua ta chẳng có sức làm thiện làm nhân kẻ
ấy làm hại Vua vậy” (Mạnh Tử, Ly lâu thượng, tiết 1).
Như vậy để Vua tôi hoà thuận, bề tôi cần phải có đức Trung trong mọi
công việc được Vua giao. Ngược lại Vua cần phải giữ lễ trong việc sai xử bề tôi,
nghĩa là không được dựa vào quyền hành và thân thế mà đối xử với bể tôi. Lễ ở
đây còn có nghĩa là Vua tôn trọng người hiền tài, phải biết lắng nghe lời can
gián của bề tôi. “Bề tôi can gián thì Vua theo, nói phải thì Vua nghe, ơn huệ
thấm xuống dân. Bề tôi vì một lẽ gí đó phải bỏ nước ra đi, ắt Vua sai người hộ
tống đến miền biên giới. Trước đó Vua còn có lời gửi gắm người quan cũ của

2
mình đến vị Vua trong nước mà người sắp đến. Quá 3 năm mà người chẳng trở
về, lấy lại ruộng đất và dinh thự của người. Đó gọi là 3 việc có lễ của nhà Vua
đối với bề tôi” ( Mạnh Tử, Ly hậu tạ, tiết 3).
Trong lịch sử của dân tộc ta đã có không biết bao nhiêu ông vua, những
bậc hiền tài như vậy: Trần Quốc Tuấn (1226- 1300) dân gian gọi là đức thánh
Trần; cháu gọi Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông) là chú, có tài quân sự được Trần
Khâm (tức Nhân Tông) cử làm Tiết chế các đạo quân thuỷ bộ đánh tan giặc
Nguyên- Mông 3 lần ( các năm 1257, 1284, 1288) sang xâm lược nước ta, giành
nhiều chiến thằng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng
được nhà Trần phong tước Hưng Đạo Đại Vương. Theo phong tục thờ thần
thánh, nhân dân các đời sau lập đền thờ ở rất nhiều nơI sùng báI ông như một vị
thánh, thường gọi là “Đức thánh Trần” không chỉ lập chiến công bảo vệ đất
nước mà còn trấn trị ma quỉ, giữ yên cuộc sống đem lại cuộc sống hạnh phúc và
thanh bình.
Thiền sư Vạn Hạnh là người họ Nguyễn, người hương cổ Pháp. Gia đình
đã mấy đời thờ Phật, thưở nhỏ đã thông minh khác thường, học thông ba giáo,
đọc kĩ trăm nhà nhưng coi khinh công danh phú quí. Năm 21 tuổi xuất gia cùng
Đinh Huệ theo học Đạo với Thiền Ông đạo giá ở chùa Lục Tổ những khi công
việc rỗi rãi sư chăm chỉ học hỏi không biết mệt. Sau khi Thiền Ông tịch diệt, sư
bèn chuyên tâm tu tập kinh “Thống trí tam ma địa” lấy đó làm sự nghiệp bấy
giờ sư nói ra điều gì thiên hạ đều coi như sấm ngữ. Vua Lê Đại Hành đặc biệt
tôn kính sư. Năm Thiên Phúc thứ nhất (980), nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem
quân sang xâm lược nước ta, đóng quân ở gò Từ Thương núi Giáp Lăng, Vua
mời sư đến hỏi tình thế thắng bại thế nào, sư đáp:
- Chỉ trong ba ngày, bảy ngày giặc tất phải lui.
Sau quả đúng thế. Vua muốn quân đi đánh Chiêm Thành, cùng bàn bạc
với triều thần nhưng chưa quyết. Sư tâu xin cấp tốc tiến quân, nếu không sẽ lỡ
dịp. Vua bèn đem quân đi đánh quả nhiên thu được toàn thắng.
Đến khi Lê Ngoạ lên ngôi, tàn ngược độc ác trời người đều oán giận. Lý

Công Uốn lúc bấy giờ còn giữ Thân vệ chưa được nhường ngôI hoàng đế. Bấy
3
giờ điềm lạ xuất hiện ở nhiều nơi: Chân Cổ Pháp có hình chữ Thiên Tử, cây gạo
bị sét đánh để lại vết tích chữ viết, xung quanh mộ Hiển Khánh đại vương ban
đêm nghe tiếng tụng kinh râm ran…Sư đều biện giảI được vì thế khi Lý Thái Tổ
lên ngôi sư đang ở chùa Lục Tổ mà biết trước sự việc.
Ngày 15 tháng 5 năm Thuận Thiên thứ 9 (1018) sư không bệnh gọi tăng
chúng đến đọc bàI kệ:
“Thân như bóng chớp có rời không
Cây cối xuân tươI thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kia kìa ngọn cỏ giọt sương đông”
Một lát sau sư qua đời. Vua cùng các quan, dân là lễ hoả táng, rồi xây
tháp chứa xa ly để đến hương phụng thờ. Vua Lý Thái Tông có làm bàI kệ truy
tán thiền sư như sau:
“ Vạn Hạnh thông ba cõi
Lời sư nghiệm sấm thi
Từ làng quê Cổ Pháp
Chống gậy chốn kinh kì”
(Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại- NXBGD)
Lê Lai danh tướng có sách chép là Nguyễn Thân sau theo phò Lê Lợi đổi
tên là Lê Lai quê thông Giang Ta, huyện Thuỵ Nguyên, tỉnh Thanh Hoá. Thân
phụ ông tên Kiều, làm phụ đạo đất Lam Sơn, sinh 2 trai trưởng tên Lan, thứ là
ông. Ông theo dưới cờ Bình Định Vương Lê Lợi, dũng liệt kháng Minh cứu
nước. Năm Bính Thân 1416 tại Lũng Nhai, ông cùng Bình Định Vương và 17
tướng lãnh tâm phúc thề sống chết có nhau được Lê Lợi trao chức Đô Tổng
Quản, tước quan nội hầu. Năm Mậu Tuất 1418 khoảng cuối năm bị quân Minh
vây chặt ở vùng Chí Linh, Bình Định Vương hỏi các tướng:
-“Ai khứng giả dạng ta cầm quân chống nhau với giặc, noi gương Kỉ Tín
ngày xưa chết thay cho Hán Cao Tổ. Để ta náu dấu nghỉ binh góp nhặt tướng sĩ

mà lo nổi dậy phục quốc về sau”.
Lê Lai tình nguyện xin đi. Bình Định Vương cảm kháI, khấn với trời đất:
4
-“Lê Lai vì đại nghĩa xả thân, tôi thề sau này chẳng quên ơn ấy, nếu nuốt
lời thề thì cung điện thành từng núi, ẩn báu thành đồng, gươm thần thành đao”.
Lê Lai bèn ăn mặc giả vua đem 500 quân, 2 thớt voi, thẳng tới trại giặc
khêu chiến, quân Minh vây đánh ông chiến đấu đên lúc kiệt sức để cho giặc bắt
và cho chúng giết. Nhớ ơn Lê Lai, Vua Lê đã tìm thấy ông từ trước, chôn ở Lam
Sơn, khi lên ngôI truy tặng ông là đệ nhất công thần. Năm Kỉ Dởu 1429 trung
phong là Thái Uý. Đến thời Nhân Tông, Quí Hợi 1449 truy tặng là Bình Chương
quân quốc trọng sư, cho Kìm ngù đại kim phù, tước là Huyện Thượng Hầu. Đời
Thánh Tông được tặng Thái phó, tước Diên phúc hầu, truy phong là Trung Túc
Vương. Đến đời nhà Nguyễn- Gia Long liệt kê ông vào hàng khai quốc công
thần đệ nhất triều Lê cho tìm con cháu ông coi giữ đền thờ. Bình Định Vương
thường nói:” Sau này ta mất đi khi đến lễ giổ ta, thì một ngày trược đó phải cúng
tế Lê Lai”. Ca dao ta còn truyền tụng:” Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”
Quan hệ vua- tôi theo Nho giáo, ngoàI chiều thuận còn có triều nghịch.
Đức trung ở Nho giáo cũng có sự quyền biến. Nho giáo đòi hỏi người quân tử
cần biết mình đang phục vụ ông vua nào. Nếu là phục vụ một ông vua mà kẻ bề
tôi can gián không nghe, nói phải không theo và ơn huệ thì không thấm được
xuống dân, một ông vua mà vì một lẽ gí đó, bề tôi phải bỏ nước ra đi thì bị bắt
giữ lại nếu đi thoát được thì tìm mọi cách gây khó khăn làm cho bề tôi phải khốn
khổ ở nơi mới đến, một ông vua mà ngay trong ngày bề tôi ra đi mà thu hết
ruộng nương nhà cửa một ông vua như thế, đối với bề tôi chỉ còn là giặc cướp,
cừu thù. Đã là giặc cướp, cừu thù mà còn trung thì đó là ngu trung. Do đó, nếu
vua bạo ngược, sẵn sàng ra lệnh giết kẻ sĩ vô tội, thì quan đại ngu nên bỏ nước
mà đi; giết dân vô tội thì kẻ sĩ nên liệu mà dời chân. Ông vua nước Tề là Tề
Cảnh Công rất giàu có nhưng lại không có ân đức gì với dân, đến khi chết vẫn
không được ai nhắc tới, còn hai anh em Bá Di, Thúc Tề nước Cô Trúc được xem
là có đức hạnh, muốn ngăn cản Chu Văn Vương trừng phạt vua Trụ khi Văn

Vương thành công, hai ông quyết không chịu ăn gạo của Văn Vương mà lên núi
Thủ Dương ở ẩn háI rau mà ăn. Điều đó được Khổng Tử nhắc lại trong Luận
ngữ của mình như sau:” Cảnh Công nước Tề có ngàn cỗ xe bốn ngựa, ngày mất
5
đi, dân chúng chẳng chịu ơn để ca tụng. Bá Di, Thúc Tế chịu chết đói ở dưới núi
Thủ Dương đến nay dân còn ca tụng. Câu Kinh Thi thật tình chăng phải vì giầu
có chỉ vì đức hạnh để đời đấy thôi.”
Như vậy, trong mối quan hệ Vua –tôi vẻ đẹp thẩm mỹ được thể hiện đó
là:Vua phải giữ lễ trong viêc sai xử bề tôi, không được dựa vào quyền lực của
mình để đối xử với bề tôi còn bề tôi cần phải có đức trung trong mọi công việc
được Vua giao. Vua – tôi hoà thuận trên dưới một lòng là yếu tố rất quan trọng
để nước ta có thể đánh bại được quân xâm lược, bảo vệ tổ quốc làm nên đất
nước với 4000 năm lịch sử.
6
PHẦN HAI
BIỆN CHỨNG VẺ ĐẸP THẨM MỸ TRONG MỐI QUAN HỆ CHA-CON
Trong mối quan hệ cha - con, Nho giáo đòi hỏi người làm cha phải có
đức tính nhân từ , ngưòi làm con phải có đức hiếu lễ.Theo Nho giáo ,hiếu là để
thờ cha mẹ , nó là nguồn gốc của đức nhân. Khi nói tới đức nhân tức là nói đến
lòng yêu nước thương người , mà muốn yêu thương ngưòi thì trứoc hết phải yêu
thương cha mẹ mình, anh em mình. Nho giáo cho rằng, người mà không biết
yêu thương cha mẹ lại có thể đem lòng yêu thương ngưòi kháclà điều không thể
được. Vì vậy, suy đến cùng ,đạo của Vua cũng là đức hiếu lễ : “Trong những
người có nết hiếu, nết đễ, ít ai ưu tráI nghịch với bề trên .Dã không ưu trái
nghịch với bề trên, lại thích gây ra những cuộc phản loạn , người như vậy ta
chưa từng thấy. Cho nên bậc quân tử chuyên chú vào việc gốc. CáI gốc được
vững tốt, tự nhiên đạo lý bắt đầu từ đó mà sinh ra. Vậy làm người mà biết giữ gìn
nết hiếu, nết đễ, tức là biết nắm lấy cái gốc đó.”( Luận ngữ, Vi chính, tiêt 2).
Đối với Nho giáo,“hiếu là cái đạo phải làm của mỗi con ngưòi sống trong
xã hội. Trong xã hội, việc phải làm đầu tiên của mỗi người là cần chịu khó học

tập, rèn luyện bản thân để có thể lập thân, hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời
sau để làm vinh hiển cho cha mẹ.”(Hiếu Kinh). Như vậy hiếu đòi hỏi người con
phải:
Thứ nhất: có trách nhiệm làm cho cha mẹ mình được xã hội tôn trọng , mà
chỗ làm cho cha mẹ được tôn trọng chí cực, không gì bằng đem cả thiên hạ mà
phụng dưỡng cha mẹ.
Thứ hai: giữ đựoc địa vị của ông cha, làm theo lễ của ông cha, tẩu nhạc
như ông cha, kính những ngưòi mà ông cha trọng, mến những người mà ông cha
yêu, thờ người khác như thờ người sống, trọng ngưòi đã qua như trọng người
đang tồn tại. Để làm được như vậy, theo Khổng Tử khi:”cha còn sống phải xem
xét chí của cha, cha chết rồi xem việc làm của cha, ba năm không thay đổi những
gì cha đã dạy, như thế có thể gọi là hiếu vậy” (Luận ngữ, Học nhi, tiết 11).
7
Thư ba: biết phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ khi cha mẹ còn sống . Điều
đó có nghĩa là khi phụng dưỡng cha mẹ thì phải có sự kính cẩn , phải có lễ
Khổng Tử chỉ rõ: “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là
người có hiếu . Nhưng những con thú như chó ngựa thì ngưòi ta cũng nuôi. Cho
nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật”. ( Luận ngữ, Vi
chính, tiết 7 ).
Khi cha mẹ còn sống thì không được đi chơi xa, và có đi đâu cũng phải có
phương hướng nhất định, phải biết giữ gìn thân thể mình để báo đáp công ơn
sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Khi cha mẹ đã mất, phải chôn cất cho có lễ,
cúng tế cũng phải giữ cho đủ lễ. Theo Mạnh Tử “Phụng dưỡng cha mẹ khi sinh
tồn, dó chưa kể là việc lớn lao hơn hết của kẻ làm con. Tống táng cha mẹ cơn tử
biệt đó mới là việc trọng đại hơn hết của người hiếu tử” (Mạnh Tử, ly hậu tạ,
tiết 13). Trong việc tang trong Tử Du, chỉ có điều này là gốc: lòng thương đau
chí cực.
Mẫu Tử Khiên tên là Tổn, tự là Tử Khiên người nước Lỗ cuối thời Xuân
Thu, một trong những học trò xuất sắc của Khổng Tử, kém Khổng Tử 15 tuổi,
nổi tiếng là người hiếu thuận, đức độ. Chuyện kể rằng, phụ thân của ông lấy vợ

kế, sinh thêm được hai con trai, ông hết lòng phụng dưỡng phụ mẫu, cố gắng
làm tròn đạo hiếu, không hề lơi lỏng. Thế nhưng, người mẹ kế lại ghét bỏ ông,
đối với con đẻ mình thì thương yêu chăm sóc mọi bề, cho chúng mặc áo tơ quần
lụa, còn ông thì mặc quần áo đệm bằng bông lau. Những chuyện này phụ thân
ông không hề hay biết.
Đến mùa đông năm nọ, phụ thân bảo ông đánh xe cho mình, Mẫu Tử
Khiên lạnh cóng cả tay, không điều khiển được, dây cương máy lần tuột khỏi
tay. Phụ thân trách mắng, ông cũng không hề biện bạch. Đến khi phụ thân ông
quan sát kỹ mới biết là ông bi lạnh, lấy tay sờ, thấy áo ông rất mỏng, bèn cởi áo
ông ra xem, thì thấy bên trong toàn là bông lau. Trong khi đó, hai đứa con đẻ
của người vợ kế thì được mặc quần áo lượt. Phụ thân vừa xót thương vừa tức
giận, quyết định đuổi người vợ đi. Mẫu Tử Khiên nước mắt hai hàng đến trước
mặt phụ thân van nài:”Nếu cha không bỏ mẹ thì chỉ mình con phải chịu rét, nếu
8
cha bỏ mẹ thì cả ba anh em con phải chịu rét. Xin cha hãy nghĩ lại.” Cảm động
trước lời nói của ông, người cha không đuổi vợ nữa. Còn người mẹ kế kể từ đó
cũng ra sức sửa chữa sai lầm trước kia, đối xử với ba đứa con như nhau, cuối
cùng cũng trở thành một người mẹ hiền. Từ đó. Cái tên “người con hiếu thảo”
của Mẫu Tử Khiên được lưu truyền khắp thiên hạ.
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu nói về tình cảm
cha mẹ-con cái như:
• “Con có cha như nhà có nóc”
• “Con không cha thì con trễ, cây không rễ thì cây hư”
• “Một bát cơm cha bằng ba bát cơm rể”
• “Con có mẹ như măng ấp bẹ”
• “Con có nạ(mạ) như thiên hạ có vua”
• “Con biết nói, mẹ hói đầu”
• “Phúc đức tại mẫu”
• “Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ lót lá mà nằm”
• “Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”

Hay trong thơ ca Việt Nam thì tình cảm này luôn có trong những bài thơ
rất hay, rất xúc động như:
“Con hèn quá không giúp gì được mẹ
Phơi thân gầy bán xổ số ven đường
Mẹ sinh con mong về già nương tựa
Tóc điểm sương rồi nhìn mẹ mà thương
Sáu mươi tám năm lặn lội dòng đời
Răng đen hạt na ăn trầu đã mỏi
Năm đứa con nghèo không đứa nào giúp nổi
Ông bà già tần tảo nuôi nhau
Chẳng giám đi qua
9
Nhìn mẹ mà đau
Mà xót xa
mẹ ơi
con thương mẹ
Nắng xế chiều rồi con đâu còn bé
Sợ một ngày kia ân hận quá muộn rồi.”
(“Mẹ” – Thế Hùng)
hay:
“Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi.
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ, suốt đời chưa xong.
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau.
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Để cho mái tóc bây giờ anh đen.
Đâu con dốc nắng đường quen
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần.

Thương anh thương cả bước chân
Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao.
Lời ru mẹ hát thủa nào
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh.
Nào là hoa bưởi hoa chanh
Nào câu quan họ mái đình cây đa.
Xin đừng bắt chước câu ca
Đi về dối mẹ để mà yêu nhau.
Mẹ không ghét bỏ em đâu
Yêu anh em đã làm dâu trong nhà.
Em xin hát tiếp lời ca
Ru anh sau mỗi lo âu nhọc nhằn.
10
Hát tình yêu của chúng mình
Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng.
Giữa ngàn hoa cỏ núi sông
Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ.
Chắt chiu từ những ngày xưa
Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.”
Hay:
“Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Bởi trước con anh ấy là của mẹ
Anh ấy yêu con một thời tuổi trẻ
Nhưng suốt đời anh yêu mẹ, mẹ ơi
Hình ảnh mẹ khắc vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ con được yêu đến vậy.
Con cũng chỉ là người thứ hai
Mẹ đừng buồn những hoàng hôn, những ban mai
Anh ấy có thể nhớ con nhiều hơn mẹ
Nhưng con chỉ là cơn gió nhẹ

Mẹ mới là bến bờ thương nhớ của đời anh
Con chỉ là một cơn gió mong manh
Những người đàn bà khác có thể thay thế con trong trái tim anh ấy
Nhưng có một tình yêu âm ỉ cháy
Anh ấy chỉ dành cho mẹ mà thôi
Anh ấy có thể yêu con đến cuối cuộc đời
Nhưng cũng có thể chia tay nếu ngày mai có thể
Nhưng suốt cuộc đời anh ấy yêu mẹ
Dẫu thế nào con cũng chỉ là người thứ hai”
( “Người thứ hai” – Phan Thanh Hà)
hay:
Mùa đông cây bàng khẳng khiu
Gầy guộc sau lần trở dạ
11

×