Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2008 –2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.7 KB, 75 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2008 – 2009
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 2 & NHÓM 11
LỚP: 25TD_T08
GVHD: CN. NGUYỄN MINH SÁNG
TP HỒ CHÍ MINH
NĂM 2014
Lời cam đoan
Chúng tôi là các thành viên thuộc nhóm 2 và nhóm 11 lớp Tài chính quốc tế
25TD_T08 xin cam đoan tiểu luận “Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009” là
công trình nghiên cứu của các thành viên nhóm chúng tôi. Và những tham khảo, trích
dẫn các tài liệu trong quá trình làm bài đã được chúng tôi trích dẫn một cách rõ ràng và
cụ thể.
Bài tiểu luận này là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc và đầy nỗ lực
của nhóm chúng tôi. Nội dung của đề tài không sao chép bất kỳ công trình của tác giả
nào khác.
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BĐS Bất động sản
EU Liên minh Châu Âu
FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
FED Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
MBS Khoản vay thế chấp


NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
SEC Ủy ban chứng khoán Mỹ
TTCK Thị trường chứng khoán
VAT Thuế giá trị gia tăng
3
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 15/9/2008 - ngày lịch sử đáng ghi nhớ trong lịch sử 100 năm của ngành
ngân hàng, khi Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, lớn thứ 4 ở Mỹ có bề dày lịch sử
158 năm với 26.000 nhân viên rải khắp thế giới làm đơn xin phá sản. Thông tin này
như một trận động đất lớn làm dư luận thế giới sửng sốt, bàng hoàng. Đây là phát súng
đầu tiên, châm ngòi cho sự lan rộng và leo thang của khủng hoảng tài chính trên phạm
vi toàn cầu, dẫn tới cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất của kinh tế thế giới trong vòng
hơn 6 thập kỷ qua. Hàng nghìn tỷ USD “bốc hơi” kéo theo là nợ quốc gia, GDP thu
hẹp, thất nghiệp tăng Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009 đã làm thay đổi
mọi mặt đời sống thế giới và trật tự kinh tế quốc tế.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm thay đổi nhiều mặt đời sống xã hội, cán cân
quyền lực đang dịch chuyển từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam với sự “hụt hơi”
của các các nước phát triển và sự nổi lên của nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và
Trung Quốc).
Trong bài “Kinh tế thế giới sau ba năm Lehman Brothers phá sản”, báo điện tử
“Tài chính quốc tế” của Trung Quốc ngày 16/9/2011 viết: Trận động đất tiền tệ xảy ra
ngày 15/9/2008 sau 3 năm tới nay vẫn còn tác động và ảnh hưởng mà chưa thể khôi
phục được như trước. Kinh tế Mỹ đã thoát khỏi suy thoái nhưng tốc độ hồi phục rất
chậm chạp và có thể xảy ra tình trạng “chạm đáy lần thứ hai”. Kinh tế Châu Âu ngập
trong khủng hoảng nợ công vẫn chưa có lối thoát, tương lai phục hồi vẫn lu mờ. Tăng
trưởng kinh tế các nước đang phát triển cũng chậm lại.”
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu phân tích về cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới 2008 – 2009 với nhiều góc độ khác nhau bởi những tác động của nó đến nền

kinh tế toàn cầu trong suốt ba năm qua cũng như vẫn còn đang tiếp diễn. Với thực tế
đó, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009” để
làm tiểu luận, nhằm tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng; đồng thời,
cho phép chúng ta rút ra những bài học quý báu về chính sách tài chính lành mạnh,
nhằm tận dụng được các cơ hội phát triển, hội nhập kinh tế trong tương lai.
Bố cục của tiểu luận gồm những nội dung chính như sau:
4
Chương 1: Cơ sở lý luận về khủng hoảng kinh tế thế giới
Chương 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009
Chương 3 Giải pháp, nhận xét và bài học kinh nghiệm
Do thời gian có hạn, quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu về đề tài, trình độ
và kiến thức còn hạn chế nên đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi
rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ quý thầy cô và các bạn để đề tài có thể
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế (recession) được định nghĩa theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
“là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai
quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong
hai quý)”.
Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi vì không kể tới nhiều
yếu tố như thất nghiệp, sức mua, lượng hàng bán lẻ, đầu tư… Vì vậy Mỹ đã áp dụng
một định nghĩa khác do Viện nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER-National Bureau of
Economic Research) đưa ra về suy thoái kinh tế là “Một sự sút giảm đáng kể hoạt
động kinh tế trên cả nước và trong thời gian kéo dài nhiều tháng, được đo lường ở
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng trưởng, thất nghiệp, đầu tư, sản lượng công
nghiệp và hàng hoá bán sỉ và lẻ. Suy thoái bắt đầu khi chu kỳ kinh tế lên tới đỉnh cao

và chấm dứt khi đụng đáy” [42].
Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại
tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. Tuy nhiên vấn đề ở đây là yếu tố
thời điểm, các cơ quan thống kê đều thu thập các dữ liệu thực tế của một khoảng thời
gian đã qua, một tháng, một qúy, bán niên, hay một năm trước. Nghĩa là các cơ quan
cũng chỉ có thể thông báo các chỉ số của tình hình hoạt động kinh tế trong khoảng thời
gian quá khứ, sau khi xảy ra rồi, được kiểm tra cho xác thực rồi thông báo, khó có thể
xác định đâu là điểm bắt đầu và kết thúc; vấn đề này là về độ trễ của thông tin và có thể
dẫn tới những phán đoán sai lầm và gây hậu quả nghiêm trọng. Nói cho dễ hiểu là giả
sử suy thoái đã xảy ra ở quý trước rồi và đã chấm dứt rồi nhưng tới quý này mới có thể
thống kê, xác nhận là đã xảy ra suy thoái và có thể gây hoang mang lo lắng cho người
dân, có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới thị trường đầu tư hay tiêu dùng.
6
1.1.2 Khủng hoảng
Khủng hoảng là một giai đoạn hay một trạng thái không ổn định, đặc biệt khi
có những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay những tình huống đã dẫn đến giai
đoạn nguy kịch. Khủng hoảng là sự hoảng loạn, sợ hãi ở quy mô lớn liên quan đến
nhiều người, nhiều quốc gia, vùng và lãnh thổ. Có nhiều loại khủng hoảng như khủng
hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng niềm tin…
Khủng hoảng tài chính toàn cầu là tình trạng bất ổn định tài chính lan tỏa, có
hiệu ứng dây chuyền và có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Trong nền kinh
tế thế giới hiện đại, sự lây lan của khủng hoảng tài chính thường đi kèm với sự suy
thoái kinh tế kéo dài.
Khủng hoảng ngân hàng là trạng thái theo đó các ngân hàng lâm vào tình trạng
mất khả năng thanh khoản do tiền gửi bị rút ồ ạt trong khi các khoản cho vay ra không
thu hồi được, dẫn đến thua lỗ nặng nề và bị phá sản. Các ngân hàng buộc phải dừng
việc thanh toán các cam kết của mình, hoặc để tránh tình trạng này, Nhà nước buộc
phải can thiệp bằng biện pháp hỗ trợ đặc biệt. Khủng hoảng ngân hàng có thể bùng
phát tại một ngân hàng và rất nhạy cảm, dễ lan truyền ra toàn hệ thống [1].
1.1.3 Khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế (depression) là suy thoái các hoạt dộng kinh tế trầm
trọng và kéo dài.
Khủng hoảng kinh tế có những tác động mạnh mẽ và không giới hạn biên giới.
Những ảnh hưởng cơ bản của nó có thể được đề cập đến dưới rất nhiều dạng: suy giảm
kinh tế (tức là tốc độ tăng trưởng chậm lại, không tăng trưởng) hoặc suy thoái (tức là
tăng trưởng âm). Hậu quả của khủng hoảng kinh tế được thể hiện ra như gia tăng
tình trạng thất nghiệp, sụt giảm thu nhập, hàng hoá không bán được, ngân sách sụt
giảm, an sinh xã hội bị ảnh hưởng,…
Khủng hoảng toàn cầu là hậu quả của sự suy giảm - suy thoái kéo dài, ảnh
hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây trì trệ ở hầu hết các nước.
Sự khác biệt giữa suy thoái kinh tế và khủng hoảng kinh tế
7
Khủng hoảng
Khủng hoảng
Suy thoái
Suy thoái
Suy giảm
Suy giảm
Cung bậc khủng hoảng
Các nghiên cứu gợi ý hai tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt khủng hoảng kinh tế
khác với suy thoái kinh tế là:
 Khủng hoảng kinh tế khi GDP thực tế sụt giảm quá 10%
 Suy thoái kinh tế kéo dài trên 3 năm.
Trong một phân tích mới đây của Saul Eslake, kinh tế trưởng ngân hàng ANZ,
kết luận sự khác nhau giữa suy thoái kinh tế và khủng hoảng kinh tế không chỉ đơn
giản về độ lớn và thời gian diễn ra suy thoái. Nguyên nhân suy giảm cũng là vấn đề cần
được xem xét. Thông thường suy thoái kinh tế diễn ra sau chính sách thắt chặt tiền tệ,
nhưng khủng hoảng kinh tế lại là kết quả của “bong bóng” tài sản và tín dụng vỡ tung,
sụt giảm tín dụng, và sụt giảm trong tổng mức giá. Trong thời kỳ Đại khủng hoảng
(Great Depression), giá cả trung bình ở Mỹ giảm 1/4, và GDP danh nghĩa sụt giảm

khoảng một nửa.
Một ý nghĩa quan trọng khác khi phân biệt suy thoái kinh tế và khủng hoảng
kinh tế đó là những chính sách phản ứng khác nhau trong mỗi trường hợp. Suy thoái
kinh tế sinh ra do chính sách thắt chặt tiền tệ và có thể được xử lý bằng cách cắt giảm
lãi suất, nhưng chính sách tài khoá có khuynh hướng kém hiệu quả hơn, bởi vì có liên
quan đến độ trễ của chính sách. Ngược lại, khủng hoảng kinh tế sinh ra do sụt giảm giá
cả tài sản, do thu hẹp tín dụng và giảm phát, theo quy ước chính sách tiền tệ lại có ít tác
dụng hơn so với chính sách tài khóa.
1.2 Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009
8
Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế
đầu tiên của thế kỷ 21, có thể gọi đây là cuộc khủng khoảng của các ngân hàng, khủng
khoảng tín dụng. Có những ngày, những tuần, hàng loạt ngân hàng tuyên bố phá sản, bị
mua lại hoặc bị kiểm soát đặc biệt. Thế giới đã thực sự chao đảo, nghiêng ngả bởi làn
sóng sụp đổ của các ngân hàng.
Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tình trạng bong bóng thị trường
bất động sản (BĐS) Mỹ (tình trạng này diễn ra khoảng giữa năm 2006) với những
khoản vay dưới chuẩn có nguy cơ rủi ro cao có dấu hiệu vỡ tung. Bong bóng nhà đất
xuất hiện tại Mỹ với trên 1 triệu chủ nhà đất đối mặt với nguy cơ tịch thu tài sản thế nợ.
Nhiều ngân hàng vướng phải các khoản nợ dưới chuẩn (subprime loan) phải hứng chịu
những khoản thua lỗ nặng. Như một trận bão tuyết, khủng hoảng tài chính cuốn phăng
tất cả những gì trên quỹ đạo nó đi qua, gây ra sức hủy diệt lớn khi tấn công toàn bộ nền
kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng đã tạo sự sụp đổ dây chuyền hàng loạt của các định
chế tài chính lớn trên thế giới, tính tới năm 2010, cường quốc kinh tế này phải chứng
kiến sự sụp đổ của 157 ngân hàng, con số kỷ lục trong vòng 18 năm qua [39]. Ngày
15/9/2008 là một ngày đáng nhớ trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản hiện đại: Ngân
hàng Lehman Brothers, với 158 năm hoạt động trên thị trường tài chính Mỹ, bị xóa
trên bản đồ tài chính ngân hàng thế giới. Đây là một trong những vụ phá sản lớn nhất
lịch sử nước Mỹ, châm ngòi cho sự bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính, mở màn cho
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nó dồn các thị trường tài chính chao đảo một năm

trước đó do khủng hoảng tín dụng thứ cấp rơi vào hoảng loạn thực sự, khiến dòng chảy
tài chính đóng băng hoàn toàn và đẩy hệ thống ngân hàng vào tình trạng nguy hiểm.
Đã từ lâu, trong quan niệm của một số nhà nghiên cứu cho rằng trong điều kiện
hiện nay, khủng khoảng kinh tế toàn cầu khó có thể xảy ra. Họ cho rằng kinh tế TBCN
có sự thích nghi, có sự "tự điều chỉnh" để phù hợp với sự phát triển không ngừng của
kinh tế thế giới. Giai đoạn 1950 - 2010 kinh tế thế giới cũng xảy ra khủng khoảng, xảy
ra suy thoái (khủng khoảng dầu mỏ tại Mỹ năm 1973, suy thoái tại Nhật Bản đầu
những năm 90 của thế kỷ trước, khủng khoảng kinh tế tại Mêhico năm 1994, khủng
khoảng tài chính tại các nước châu Á năm 1997 ) nhưng không lan ra toàn cầu. Điều
này đã tạo ra sự lầm tưởng là kinh tế TBCN hiện đại có khả năng xử lý được khủng
9
khoảng kinh tế ở cấp độ khu vực, không để xảy ra trong phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên
qua khủng khoảng kinh tế 2008 – 2009 đã khẳng định: kinh tế TBCN dù phát triển đến
đâu cùng không tránh khỏi khủng khoảng kinh tế như đã diễn ra suốt 5 thế kỷ đã qua,
khủng khoảng kinh tế vẫn xảy ra kể cả trong phạm vi khu vực cũng như toàn cầu.
10
CHƯƠNG II. CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2008 - 2009
2.1 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 - 2009
Theo phần lớn chuyên gia thì xuất phát và trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới 2008 – 2009 là Mỹ với cuộc khủng hoảng tài chính rồi lan rộng ra tạo nên
suy thoái kinh tế trên toàn thế giới. Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra khủng
hoảng tài chính Mỹ nhưng đều xoay quanh vấn đề về lãi suất cơ bản, khủng hoảng tín
dụng dưới chuẩn, bong bóng BĐS, cơ chế giám sát…
2.1.1 Chính sách tự do hóa tài chính và nhà ở cho người có thu nhập thấp
Dưới thời của cựu tổng thống Bill Clinton (1992 - 2000). Đây được coi là thời
kỳ hoàng kim của Mỹ, với tiến bộ công nghệ và hiệu quả kinh tế cao, thặng dư ngân
sách, và tỷ lệ nợ nước ngoài thấp. Nhưng ngay vào cuối thời kỳ này đã xuất hiện hai sự
kiện đáng chú ý:
 Vỡ bong bóng chứng khoán. Điều này làm ảnh hưởng đến sự giàu có của tầng
lớp trung lưu của Mỹ, tức là làm giảm khả năng thế chấp cho các khoản vay để đầu tư

vào nhà cửa, BĐS, và các hoạt động kinh doanh khác.
 Tự do hóa tài chính. Năm 1999, dưới áp lực của các nhóm đặc quyền tài
chính, Bill Clinton đã ký đạo luật mới (Gramm-leach-Bliey), khai tử đạo luật Glass-
Steagal (1933). Điều này cho phép các ngân hàng thương mại tham gia vào các hoạt
động đầu tư rất rủi ro (chủ yếu là trong lĩnh vực BĐS), làm khởi đầu bong bóng nhà đất
ngay từ năm 2000.
Năm 2001, sau cuộc vỡ bong bóng chứng khoán, FED hạ thấp lãi suất cơ bản
xuống chỉ còn 1.75% và sau đó giữ nguyên lãi suất 1% trong hai năm 2003 -2004
nhằm được mục tiêu kép:
 Kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nước.
 Làm giảm giá trị của đồng USD so với các đồng ngoại tệ mạnh khác, nhằm
kích thích xuất khẩu, cho phép giảm thâm hụt ngoại thương và kiềm chế nợ nước
ngoài. Về dài hạn, sự kích thích đầu tư, đẩy mạnh tiến bộ công nghệ và tăng năng suất
11
lao động sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và sức mạnh của đồng USD Mỹ.
Điều đó dẫn đến kỳ vọng về một sự thịnh vượng dài hạn của đất nước và người dân
Mỹ. Và “hiệu ứng phụ” của việc giảm lãi suất cơ bản của FED là giảm lãi suất vay, do
đó, làm tăng tổng số cho vay đầu tư vào BĐS [5].
Trước đó, năm 1995, chính quyền Bill Clinton nới lỏng về nhà đất bằng cách
sửa lại Luật tái đầu tư công cộng, tập trung vào mục tiêu xã hội là giải quyết nhà cho
người có thu nhập thấp. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân Mỹ đã khuyến khích và
tạo điều kiện cho người dân nghèo được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Từ đó gia
tăng sức ép lên các ngân hàng, khiến các ngân hàng tạo điều kiện cho người có thu
nhập thấp vay tiền mua nhà. Từ đó, cầu về nhà ở đã tăng cao trong suôt nhiệm kỳ của
Tổng thống Bil Cliton và cả nhiệm kỳ của tổng thống Bush.
Chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với chính sách nhà cho người có thu nhập thấp
đã thúc đẩy mở rộng cho vay BĐS, kể cả với những khách hàng không có điều kiện
cho vay vốn, có thu nhập thấp. Lãi suất cho vay thấp cùng với điều kiện cho vay dễ
dàng bên cạnh niềm tin của người dân vào sự giàu có ngày càng tăng của Mỹ nên nhu
cầu mua nhà tăng lên rất cao và giá BĐS bị đẩy lên liên tục. Tính từ năm 2005, tính

bình quân, giá nhà tại Mỹ đã tăng lên 54%. Dẫn đến tình trạng đầu cơ vào do dự đoán
giá nhà sẽ còn tiếp tục tăng cao. Với niềm tin giá nhà còn tăng cao, chỉ cần mua và bán
lại để trả nợ ngân hàng thì lãi thu được vẫn rất lớn nên người ta sẵn sàng mua nhà với
giá cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ.
2.1.2 Cho vay dưới chuẩn và khủng hoảng tín dụng
Với chính sách chung là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và các
nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà của chính phủ Mỹ lúc bấy
giờ, rất nhiều người thu nhập thấp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xô đi mua
nhà đã khiến cho thị trường BĐS trở nên rất nhộn nhịp. Hoạt động cho vay này được
gọi là “cho vay dưới chuẩn”. Khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ (sub-prime) đã gây ra
những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Mỹ, tạo ra các khoản lỗ lên tới hàng trăm tỷ
USD cho các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới.
12
2.1.2.1 Cho vay nợ dưới chuẩn
Cho vay dưới tiêu chuẩn (subprime lending) là hình thức cho vay rất phổ biến,
đặc biệt tại Mỹ (chiếm gần 25% dân số Mỹ). Thuật ngữ “dưới tiêu chuẩn - subprime”
ở đây liên quan đến vị thế tín dụng của người vay. Theo cẩm nang hướng dẫn của Bộ
Tài chính Mỹ năm 2001: “Những người đi vay dưới tiêu chuẩn thường có quá khứ tín
dụng yếu kém như thường có những khoản thanh toán quá hạn, và có thể có những vấn
đề nghiêm trọng như phải ra toà, phá sản. Họ cũng có thể có khả năng thanh toán thấp
xét trên những chỉ số như điểm tín dụng, tỷ lệ nợ trên thu nhập, hoặc một số tiêu chí
khác…”. Do uy tín của người vay thấp và tình hình tài chính không mấy sáng sủa nên
để có thể được vay, nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thường được
cho mượn dưới hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian (ví dụ, nếu thỏa thuận là
được vay với lãi suất 6% và điều chỉnh sau 3 năm thì đúng ba năm sau lãi suất mới sẽ
được ấn định theo thời điểm đó). Điều này lại càng làm tăng thêm khó khăn tài chính
cho người vay, đặc biệt khi lãi suất thị trường gia tăng.
“Trong giai đoạn 2004-2006, cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn chiếm khoảng
21% tổng các khoản vay thế chấp, tăng so với mức 9% giai đoạn 1996-2004, trong đó
chỉ tính riêng năm 2006 tổng trị giá các khoản vay thế chấp dưới tiêu chuẩn lên đến

600 tỷ USD, bằng 1/5 thị trường cho vay mua nhà của Mỹ” [2]. Việc lãi suất giảm
xuống mức thấp kỷ lục, các tiêu chuẩn cho vay nới lỏng và hội chứng “thích mua nhà”
của dân Mỹ đã đẩy hình thức vay thế chấp dưới tiêu chuẩn phát triển mạnh mẽ, kéo
theo là sự bùng nổ thị trường nhà đất của Mỹ. (xem biểu đồ 1)
13
2.1.2.2 Chứng khoán hóa các khoản nợ cho vay dưới chuẩn
Một trong những nguyên nhân góp phần làm cuộc khủng hoảng tài chính trầm
trọng hơn đó chính là công cụ tài chính phái sinh dựa trên các tài sản thế chấp.
Trước năm 1968, Fannie Mae và Feddie Mac là hai cơ quan Nhà nước làm
nhiệm vụ bảo hiểm nhà ở cho dân có thu nhập trung bình và thấp ở Mỹ. Điều này tạo
chỗ dựa để các ngân hàng mạnh tay hơn trong việc cho vay mua nhà. Từ năm 1968, Hạ
nghị viện Mỹ đã biến hai cơ quan này thành hai công ty tư nhân được Nhà nước bảo
trợ. Để đối phó với rủi ro cao, Freddie Mac và Fannie Mae đã chứng khoán hóa những
khoản cho vay đầu tư BĐS. “Từ năm 1999, với các điều kiện mua nhà dễ dãi, lãi suất
thấp, 1%/năm, Fannie Mae và Feddie Mac trở thành nguồn cung ứng vốn cho các tổ
chức kinh doanh BĐS. Fannie Mae và Feddie Mac đã mua lại các khoản vay của các
ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được đảm bảo bằng các
khoản vay thế chấp gọi là MBS (Mortgage Backed Securities), rồi bán lại cho các nhà
đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và
Merrill Lunch. Chính phủ cho phép tất cả các đối tác đầu tư được mua bảo hiểm cho
những rủi ro có thể xảy ra từ chính những nhà phát hành ra các MBS đó. Các hợp đồng
bảo hiểm - CDS (Collateralized Debt Obligations) cho các nhà đầu tư MBS sẽ bảo đảm
14
cho họ quyền được bồi thường, nếu những người vay tiền mua nhà không trả nợ
được”[4].
Bên cạnh đó, Chính phủ đã kêu gọi các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm đứng ra
chứng nhận mức độ an toàn của các chứng khoán đó để kích thích hơn nữa các nhà đầu
tư chứng khoán. Nhờ vậy, thị trường ngày càng thu hút nhiều thêm các tổ chức tài
chính như các công ty bảo hiểm quỹ hưu trí tham gia đầu tư chứng khoán. Công ty bảo
hiểm đã dùng chứng từ mua nhà để đảm bảo cho các chứng khoán phát hành. Với việc

cho phép cơ chế bảo hiểm những thứ không thể bảo hiểm được, mức độ rủi ro của các
chứng khoán phái sinh đã lên đến cực điểm. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng thương
mại trở nên mạo hiểm hơn trong cho vay, còn các công ty bảo hiểm như AIG cũng
mạnh tay hơn trong việc bán các CDS ra thị trường, bất chấp khả năng đảm bảo của
mình. “Điều này tạo nên sự yên tâm (mặc dù là yên tâm thiếu căn cứ) cho các nhà đầu
tư” [19]. Bất kể khả năng trả nợ được của khách hàng vay dưới chuẩn, khoản cho vay
này đã tăng vùn vụt, từ 160 tỉ USD năm 2001 lên 540 tỉ USD vào năm 2004 và trên
1300 tỉ USD vào năm 2007. Sự phát triển của thị trường tài chính đã góp phần làm cho
hàng triệu người không có khả năng mua nhà đều đã có nhà ở, còn các nhà đầu tư đã
kiếm được những món lời kếch sù, các trung gian tài chính trở nên giàu có nhanh
chóng nhờ vào các khoản phí và hoa hồng.
2.1.3 Bong bóng bất động sản
Trước hết, cần giải thích cum từ “bong bóng kinh tế”. “Bong bóng kinh tế xuất
hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do
vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ
cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng
vỡ". Cả giai đoạn bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của
hiện tượng "phản ứng thuận chiều", khi đại đa số những người tham gia thị trường đều
có phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ
cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu
chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường”[40].
15
2.1.3.1 Nguyên nhân hình thành bong bóng BĐS
Chính sách hạ thấp lãi suất của FED
Năm 2000, sau cuộc vỡ bong bóng chứng khoán, FED hạ thấp lãi suất cơ bản.
Năm 2001, FED 11 lần giảm lãi suất từ mức 6,5% xuống mức 1,75% nhằm vực dậy
nền kinh tế đang suy thoái. Việc giảm lãi suất cơ bản của FED là giảm lãi suất vay, do
đó, làm tăng tổng số cho vay đầu tư vào BĐS. Điều này được thúc đẩy bởi niềm tin của
người dân vào sự giàu có ngày càng tăng của Mỹ; vào dân số tiếp tục tăng; và giới hạn
của đất đai; nên giá BĐS sẽ chỉ có tăng.

Từng bước phá bỏ nguyên tắc hoạt động an toàn trong hoạt động của hệ
thống ngân hàng thương mại
Đạo luật Glass - Steagall ra đời năm 1933, nhằm tách bạch hoạt động ngân hàng
đầu tư và ngân hàng thương mại. Đây là nền tảng chính của sự phát triển mạnh của
ngành ngân hàng và tài chính Mỹ trong suốt hơn 60 năm.
Năm 1999, Bill Cliton ký đạo luật mới Gramm - Leach - Bliley- khai tử đạo luật
Glass - Steagall, theo đó các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh các nghiệp
vụ của ngân hàng đầu tư.
Bởi vì có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư cho nên thị
trường tín dụng để phục vụ cho thị trường BĐS không còn là sân chơi duy nhất của các
ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp BĐS nữa. Nó đã trở
nên một sân chơi mới cho các nhà đầu tư, có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi
đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc.
Nạn đầu cơ quá mức liên quan đến các khoản vay thế chấp mua nhà.
Giới đầu cơ với công cụ mua bán khống mới chính là thủ phạm khiến hàng loạt
các công ty tài chính và các ngân hàng đầu tư sụp đổ. Khi tin rằng cổ phiếu của những
tập đoàn dính liên quan đến những khoản cho vay dưới chuẩn sụt giảm, họ ồ ạt vay
những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên áp lực giảm giá. Sau khi giá giảm đến một
mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn khoảng tiền
chênh lệch họ sẽ hưởng trọn. Bên cạnh đó, họ còn áp dụng cách thức bán khống hai lần
16
(naked short sale), tức là thậm chí không thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán
theo kiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua ba ngày sau mới giao cổ phiếu.
Như vậy, trong suốt gần 3 năm 2002 – 2005, tín dụng mua nhà gia tăng đã đẩy
giá nhà lên cao, tạo nên bong bóng BĐS tại Mỹ. Nguyên nhân tạo nên bong bóng BĐS
bao gồm:
 Chính sách của Chính phủ Mỹ khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo
được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà
 Chính sách hạ thấp lãi suất của FED làm cho số lượng vay dưới chuẩn tăng
mạnh

 Sự biến đổi các khoản cho vay thành công cụ đầu tư khiến thị trường tín
dụng thị trường BĐS không còn là sân chơi duy nhất của các ngân hàng thương mại
hay các công ty chuyên cho vay thế chấp BĐS, mà đã hình thành một sân chơi mới cho
các nhà đầu tư, có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả từ nước
ngoài.
 Nạn đầu cơ quá mức liên quan đến các khoản vay thế chấp mua nhà.
 Sự thất bại trong việc quản lý rủi ro của Chính phủ, các định chế tài chính,
các doanh nghiệp…[1]
2.1.3.2 Quá trình bong bóng BĐS vỡ
Bong bóng nhà đất kéo dài suốt giai đoạn 2001-2005, lãi suất thấp đã khuyến
khích người dân mua nhà từ nguồn vay cầm cố, đẩy giá nhà liên tục leo thang, tăng
10% năm 2002 và tăng bình quân trên 25%/năm giai đoạn 2003-2005. Lãi suất lúc ấy
lại rất thấp nên mua xong, cứ cho thuê để lấy tiền trả góp ngân hàng, được giá là bán
lại, lấy lời.
Cũng chính từ việc mua nhà không phải vì nhu cầu chỗ ở mà sử dụng nó như
một công cụ đầu tư nên sau một thời gian xây thêm nhà để bán, thị trường sẽ thừa nhà.
Biểu đồ 2 cho thấy lượng cung nhà ở Mỹ tăng vọt bắt đầu từ nửa cuối năm 2005 như là
kết quả của quá trình cho vay mua nhà quá “phóng khoáng” của các ngân hàng Mỹ.
17
Bên cạnh đó, sự phục hồi kinh tế của Mỹ cùng với nguy cơ lạm phát gia tăng
bởi cả những yếu tố từ cung, cầu đã thúc đẩy FED tăng lãi suất trở lại. Đến tháng
8/2005 lãi suất liên ngân hàng định hướng của Mỹ (Fed Fund Rate) đạt mức
3,75%/năm và dự kiến còn tiếp tục tăng nên không còn là mức lãi suất hấp dẫn đối với
người mua nhà. Bong bóng nhà đất bắt đầu xì hơi.
“Năm 2006 thị trường nhà đất sụt giảm mạnh, tháng 8/2006, chỉ số xây dựng
nhà của Mỹ giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, nhen nhóm lên nguy cơ khủng
hoảng tín dụng trên thị trường cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn” [7]. Các chủ nhà đất
lâm vào khó khăn tài chính do lãi suất tăng (làm tăng giá trị hóa đơn thanh toán cho
khoản vay cầm cố hàng tháng) và giá nhà giảm (làm giá trị tài sản cầm cố giảm xuống
thấp hơn mức tiền vay gốc để mua căn nhà). Tỷ lệ vỡ nợ của người vay tăng lên, đặc

biệt là những người vay dưới tiêu chuẩn vốn thường xuyên ở trong tình trạng khó khăn
tài chính, cùng với nó là sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động xiết nợ từ các công ty
cho vay.
Hàng loạt ngôi nhà bị xiết nợ và phát mại. Năm 2006 có 1.2 triệu căn nhà bị
phát mại. Năm 2007 con số này là 2 triệu. Cleveland (Ohio) trở thành thành phố châm
ngòi cho khủng hoảng với 1/10 số nhà bị thu hồi để phát mại. Thực tế này đã làm giá
nhà đất bắt đầu giảm, doanh số bán nhà chưa bao giờ “trượt dốc” như vậy kể từ năm
18
1989. Thị trường địa ốc Mỹ lại rơi vào thời kỳ đóng băng, người vay tiền để mua nhà
bán kiếm lời lại không thể bán được nhà (xem biểu đồ 3), trong khi nhu cầu nhà ở lại
giảm mạnh (xem biểu đồ 4).
Trong giai đoạn 2001- 2007, sự bùng nổ của thị trường nhà đất với giá nhà liên
tục tăng cao (124% năm 2006 so với 1997) cùng với sự dễ dãi của hệ thống ngân hàng
đã làm cho bong bóng mua nhà thế chấp phình to đạt mức 11,03 nghìn tỷ USD vào quý
3/2007, trong đó 57% đã được chứng khoán hóa (Biểu đồ 5). Các loại chứng khoán này
được mang bán rộng rãi cho các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Tuy nhiên bắt đầu từ
19
năm 2007, thị trường nhà đất giảm giá nhà khoảng 8% so với năm 2006. Bong bóng
BĐS đổ vỡ. Cùng với sự rối loạn của nhiều ngân hàng lớn tại Mỹ như Citigroup,
Morgan Stanley, Merrill Lynch, Goldman Sachs, Bank of America, nhiều ngân hàng
lớn trên thế giới như UBS, Deutsche Bank, HSBC, Societe Generale, BayernLB,…
tưởng chừng như vô can với sự hỗn loạn trên thị trường nhà đất Mỹ cũng chịu thiệt hại
không nhỏ vì gián tiếp cho vay khi đầu tư vào MBS/CDO. Theo IMF, đến đầu tháng
4/2008, nhà đất mất giá và các ngân hàng không thu được nợ đã làm thiệt hại 565 tỷ
USD. Cộng với sự mất giá của cổ phiếu công ty địa ốc và thiệt hại từ khủng hoảng tín
dụng thì tổng thiệt hại của nền kinh tế toàn cầu đã lên tới 945 tỷ USD.
Tình trạng mất khả năng trả nợ của người vay mua nhà hệ lụy đến các ngân
hàng, các tổ chức đầu tư và bảo hiểm. Mối liên hệ phức tạp giữa người vay và cho vay
khi thị trường nhà đất sụt giảm đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói chung.
Khủng hoảng tài chính đã xảy ra với quy mô và sức lây lan cực mạnh, vượt quá cả sức

tưởng tượng của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu. Khi xảy ra khủng hoảng, giá các
20
khoản cho vay cầm cố dựa trên BĐS đã giảm 30 - 35%. Khoản nợ phải trả của Fannie
Mae và Feddie Mac lên đến 6000 tỉ USD bao gồm cho vay, bảo hiểm tiền gửi cho vay,
sở hữu chứng khoán dựa vào nợ mua nhà…, trong đó nợ dưới chuẩn là 2000 tỉ USD.
Sự hoảng loạn từ thị trường nhà đất, lan sang thị trường chứng khoán (TTCK),
rồi lan sang hệ thống ngân hàng. Khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra, thể hiện như
sau:
 1/7/2008, Bank of America mua lại Countrywide Financials (một trong
những tổ chức bán MBS lớn nhất).
 8/9/2008, Freddie Mac and Fannie Mae bị quốc hữu hoá (với tổng tài sản hơn
5 ngàn tỷ USD).
 15/ 9/2008, Lehman đệ đơn phá sản (tài sản lớn nhất trong lịch sử nướcMỹ:
600 tỷ USD).
 16/9/2008, FED buộc phải cứu AIG với 85 tỷ USD cứu trợ (Tài sản của nó
hơn 1 ngàn tỷ USD).
Lý do là các tổ chức này mất khả năng thanh toán. Sự vỡ nợ của một loạt tổ
chức trong lĩnh vực tài chính, địa ốc làm một số lượng lớn nhân viên làm việc thuộc
lĩnh vực này bị sa thải. Sự sụt giảm mạnh giá địa ốc, chứng khoán, làm tài sản của giới
trung lưu - trụ cột của sức tiêu thụ của nền kinh tế Mỹ bị giảm mạnh, dẫn đến sự co
thắt về tổng cầu tiêu dùng hàng hóa cao cấp và lâu bền như xe hơi, cũng như các dịch
vụ giải trí. Việc rất nhiều các công ty tài chính và phi tài chính bị phá sản làm tăng số
người thất nghiệp, kéo theo sự co hẹp tổng cầu về tiêu dùng và đầu tư, diễn ra theo
đường xoáy ốc đi xuống. Do Mỹ là trung tâm tài chính, thị trường tiêu thụ, và là con nợ
lớn nhất thế giới; khủng hoảng tài chính và kinh tế của Mỹ đã lan nhanh ra các nền
kinh tế khác, dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
2.1.4 Sự quản lý, giám sát lỏng lẻo hoạt động tài chính
Nhằm khắc phục hậu quả của cuộc Đại suy thoái năm 1929 – 1933, Quốc hội
Mỹ đã ban hành đạo luật Glass-Steagall năm 1933. Theo đó, đạo luật này đã chấm dứt
sự kết hợp giữa hai mô hình ngân hàng thương mại và kinh doanh chứng khoán; phân

biệt khắt khe giữa hoạt động NHTM và hoạt động của ngân hàng đầu tư; tách bạch rõ
21
ràng giữa cho vay truyền thống của NHTM và cho vay, đầu tư có độ rủi ro cao của
ngân hàng đầu tư. Sự tách biệt này đã tạo tính minh bạch cho hoạt động ngân hàng, tạo
nền tảng cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững, tránh được nhửng rủi ro
và giúp người dân nhận thấy được mức độ mạo hiểm trong việc đầu tư của mình.
Nhưng vào cuối năm 1999, dưới sức ép của các NHTM, tổng thống Bill Clinton đã
thay thế đạo luật Glass-Steagall bằng đạo luật Glamm-Leach-Bliley. Đạo luật này cho
phép NHTM tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, cho phép sự tái kết hợp giữa
ngân hàng đầu tư và NHTM, tạo nên tập đoàn ngân hàng tổng hợp [1].
Bên cạnh đó, do việc sốt sắng vực dậy nền kinh tế với mức tăng trưởng cao,
FED đã duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Việc này đã góp phần tạo nên môi trường
kinh doanh dễ dãi, được thúc đẩy bởi lãi suất thấp, sự dồi dào trong thanh khoản và
thiếu vắng trong các điều kiện cho vay.
Và khi đó, Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã bị nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt
do SEC đã bỏ qua nhiều dấu hiệu cảnh báo về tình trạng nguy hiểm của các tổ chức tài
chính. SEC có nhiệm vụ giám sát các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ và công ty môi
giới. Tuy nhiên SEC đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ này, và đã không kiểm soát
được những điều tồi tệ nhất. Trong hơn 20 năm qua, những yêu cầu về minh bạch hóa
và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp được những
biến đổi sâu rộng trên thị trường. Trên thị trường thứ cấp, SEC luôn khẳng định là
giám sát chặt chẽ quy trình cũng như phương pháp đánh giá MBS của các tổ chức định
mức tín nhiệm nhưng trên thực tế việc giám sát cũng rất lỏng lẻo và đã gây ra hậu quả
nghiêm trọng. Trong giai đoạn thị trường bùng nổ, các tổ chức này dễ dãi đánh giá cao
nhiều MBS/CDO được đảm bảo bằng tài sản thế chấp dưới chuẩn dẫn tới giá trị các
chứng khoán này được thổi phồng lên so với giá trị của chúng. Khi thị trường lâm vào
khó khăn, các tổ chức định mức tín nhiệm lại định giá thấp đối với nhiều MBS/CDO
(tính đến tháng 11/2007) buộc các nhà đầu tư có tổ chức mà phần lớn trong số đó chỉ
được phép giữ những tài sản bảo đảm như “AAA” phải bán tống bán tháo gây ra dư
thừa cung và sự mất giá của nhiều MBS/CDO.

Hệ thống giám sát tài chính lỏng lẻo và bất lực. Một mạng lưới có độ ràng buộc
cao và ảnh hưởng lớn của hệ thống tài chính phi ngân hàng bao gồm các ngân hàng đầu
22
tư, các quỹ đầu cơ… lại không nằm dưới sự giám sát chặt chẽ do sự đánh giá chưa
đúng mực về tầm quan trọng của hệ thống phi ngân hàng.
Điều mà các nhà kinh tế học thể chế như Stiglitz (2008), và cả những người theo
chủ thuyết tự do, như Mc Kinnon (1991), muốn nhấn mạnh ở đây là: khi rủi ro mang
tính hệ thống như vậy, với sự giám sát tài chính lỏng lẻo; các tổ chức tài chính ngầm
cho rằng Nhà nước đứng sau bảo hiểm cho mọi rủi ro, vì không thể để hàng loạt các tổ
chức tài chính, công nghiệp cùng một lúc bị đổ vỡ. Khi đó, các tổ chức tài chính có thể
thực hiện những hành vi trục lợi rất vô trách nhiệm (moral hazard in bank, theo cách
nói của Kane, 1985). Ví dụ, ngân hàng có thể thực hiện hàng loạt các giao dịch cho vay
rất mạo hiểm, có lúc lên tới 110% giá trị thị trường của tài sản nhà cửa, mà không cần
thế chấp. Với sự bất ổn vĩ mô tạo nên rủi ro hệ thống (giống như rủi ro sắp xảy ra động
đất lớn), việc cho vay ào ạt và đầy mạo hiểm sẽ đem lại lợi nhuận kếch sù cho ngân
hàng, nếu bong bóng BĐS tiếp tục tăng; và các nhà tài phiệt bỏ lại đằng sau cho Chính
phủ và xã hội gánh chịu tổn thất khổng lồ (nếu bong bóng vỡ), với hàng loạt dự án bị
vỡ nợ, giá trị tài sản bị suy sụp trên quy mô lớn và xảy ra cùng một lúc, như sau một
cơn hỏa hoạn hay động đất lớn [5].
2.1.5 Nền kinh tế Mỹ mất cân bằng
Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông
qua đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu thì nước Mỹ đã chọn cho mình một con đường riêng
để duy trì đà tăng trưởng kinh tế đó là khuyến khích và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa.
Trong nhưng năm qua tiêu dùng của người dân luôn chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong cơ cấu GDP của nước này và hiện đang tỷ trọng lớn đến 70% GDP. Chiến lược
này trong một thời gian đã tỏ ra rất hiệu quả khi lòng tin của người tiêu dùng vào triển
vọng của nền kinh tế đang ở mức cao nhưng cũng chính nó đã làm cho nền kinh tế trở
nên mất cân bằng.
Tiêu dùng của người dân Mỹ đã dần dần trở nên quá mức bởi tư tưởng lạc quan
thái quá và được khuyến khích bởi sự dễ dãi của các tổ chức tín dụng trong cho vay

tiêu dùng. Chính điều đó đã tạo khoản thâm hụt thương mại cực lớn và có dấu hiệu
23
ngày càng tăng, đồng thời hệ thống kinh tế trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết
bởi các mối quan hệ vay nợ dễ dãi và chồng chéo.
Để tài trợ cho khoản thâm hụt thương mại cực lớn của mình nước Mỹ đã sử
dụng biện pháp vay nợ nước ngoài bằng cách phát hành trái phiếu ra toàn thế giới và
các nước đã hăng hái mua các trái phiếu này đặc biệt là Trung Quốc và các nước Châu
Á. Như chúng ta đã biết, bằng chính sách duy trì đồng nhân dân tệ yếu (chính sách tiền
tệ nới lỏng và tỷ giá cố định), Trung Quốc đã thành công trong việc khuyến khích xuất
khẩu cũng như hạn chế nhập khẩu. Kết quả là quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lên
tới hơn 2 nghìn tỷ USD. Để bảo vệ quỹ dự trữ này, Trung Quốc đã đầu tư ngược trở lại
Mỹ bằng cách mua trái phiếu của chính phủ Mỹ. Tính chung cho 5 năm trở lại đây
trung bình mỗi ngày nước Mỹ vay nợ thêm 2 tỷ USD. Và các nhà kinh tế theo chủ
nghĩa hoài nghi đã cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nhưng các cảnh báo này đã bị bỏ
qua. Thậm chí có nhiều nhà kinh tế cho rằng thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ được bù
đắp bởi các khoản đầu tư của các nước trên thế giới quay ngược trở lại nước Mỹ và cán
cân thanh toán vẫn cân bằng. Họ lập luận rằng hệ thống kinh tế bao giờ cũng có khả
năng tự điều chỉnh về mức cân bằng do đó không có vấn đề gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên khi thâm hụt thương mại của một quốc gia tăng lên liên tục trong
nhiều năm thi nghiễm nhiên đồng tiền của quốc gia đó nhiều khả năng sẽ phải giảm giá
do NHTW có thể phải in thêm tiền nhằm tài trợ cho khoản thâm hụt này. Ngoài ra nếu
nước Mỹ tiếp tục sử dụng các khoản nợ nước ngoài nhằm tài trợ cho tiêu dùng thì khi
các khoản nợ này đáo hạn đồng USD sẽ được in ra để trả nợ với khối lượng lớn do đó
không còn hấp dẫn giới đầu tư. Xu hướng này nếu xảy ra sẽ tiếp tục kích thích giới đầu
thực hiện một cuộc tấn công tiền tệ chống lại đồng USD và do đó trong hoàn cảnh xấu
nhất có thể gây ra khủng hoảng nghiêm trọng. Đồng USD mất giá, lòng tin của công
chúng vào triển vọng kinh tế xấu đi lập tức sẽ dẫn tới người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu
và nước Mỹ mất đi động lực chính của mình cho tăng trưởng và chìm vào suy thoái
toàn diện [24].
2.1.6 Đòn bẩy tài chính tăng cao

24
Đòn bẩy tài chính (leverage) là việc sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay
cho vốn chủ sở hữu, được tính bằng tỷ lệ Tổng tài sản trên Vốn chủ sỡ hữu. Đòn bẩy
tài chính được sử dụng khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp khá cao, trong khi vố chủ sỡ
hữu không đủ để tài trợ. Và việc làm dụng công cụ này quá mức là nguyên nhân chính
khiến những định chế lớn như Bear Stearns, Lehman Brother, Merill Lynch, Fannie
Mae và Freddie Mac bị lung lay hoặc ngã gục.
Đối với ngành ngân hàng thì đòn bẩy tài chính đo lường mức độ rủi ro của ngân
hàng trong việc đáp ứng sự giảm giá của tài sản hoặc đáp ứng các khoản nợ. Tỷ lệ đòn
bẩy tài chính đối với các NHTM thường bị khống chế ở mức 12x, ngân hàng đầu tư
thường trên 20x. Tuy nhiên, đến năm 2004, CP Mỹ đã xóa bỏ những quy định về hạn
chế tài chính, cho phép các tổ chức phi ngân hàng hoạt động với tỷ lệ vay vốn lớn. Và
đến đầu năm 2008, các ngân hàng đầu tư lớn đều có tỷ lệ rủi ro rất cao, từ trên 30x
(Riêng Fannie Mae và Freddie Mac có đòn bẩy tài chính hơn 60x).
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính giống như con dao hai lưỡi, có thể giúp doanh
nghiệp thu được nguồn lợi nhuận lớn, nhưng cũng có thể trở thành nguồn gốc dẫn đến
thua lỗ, phá sản Trong thời kì các ngân hàng đầu tư hoạt động sinh lợi cao, đòn bẩy
tài chính đã mang lại nguồn lợi nhuận to lớn cho các ngân hàng đầu tư cũng là nhân tố
kích hoạt nền kinh tế. Tuy nhiên, việc lạm dụng đòn bẩy tài chính đã gia tăng rủi ro,
đưa các ngân hàng vào thế nguy hiểm.
Và việc lạm dụng quá đà đòn bẩy tài chính bắt nguồn từ hoạt dộng cho vay dưới
chuẩn ở Mỹ. Việc bong bóng BĐS nổ tung đã làm gia tăng tình trạng mất khả năng trả
nợ, trốn nợ Các MBS theo đó mất giá trị lại làm cho các định chế thiếu vốn vì mức
đón bẩy tài chính bị đẩy lên quá cao. Và việc bắt buộc giảm tỷ lệ này khiến cho các con
nợ lâm vào tình trạng căng thẳng và việc bán tháo MBS làm cho các MBS giảm giá
thêm nữa.
Đòn bẩy tài chính quá cao khiến các định chế tài chính sụp đổ, tạo ngòi nổ cho
cuộc khủng hoảng, gây ra khủng hoảng niềm tin của thị trường; dẫn đến làn sóng rút
tiền cả trên phố và trên mạng, gây khủng hoảng thanh khoản cho các NHTM nhất là
các ngân hàng liên quan đến cho vay BĐS. Đây sẽ là bài học lớn về đòn bẩy tài chính:

25

×