Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tiểu luận môn luật ngân hàng MỘT SỐ QUI ĐỊNH VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.05 KB, 17 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA GIÁO DỤC CƠ BẢN

Danh sách thành viên
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 030125090307
2 Nguyễn Thị Thùy Linh 030125090396
3 Châu Thị Hoàn Mỹ 030125090487
4 Trần Thị Mỹ 030125090490
5 Nguyễn Chính Lưu Nghi 030125090
6 Lê Thành Nguyên 030125090512
7 Vũ Đức Quang 030125090667
8 Lê Đình Quí 030125090684
9 Đỗ Ngọc Thanh 030125090731
10 Nguyễn Hoàng Trúc Thủy 030125090860
Bảng phân công công việc
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ
1 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 030125090307
2 Nguyễn Thị Thùy Linh 030125090396
3 Châu Thị Hoàn Mỹ 030125090487
4 Trần Thị Mỹ 030125090490
5 Nguyễn Chính Lưu Nghi 030125090
6 Lê Thành Nguyên 030125090512
7 Vũ Đức Quang 030125090667
8 Lê Đình Quí 030125090684
9 Đỗ Ngọc Thanh 030125090731
10 Nguyễn Hoàng Trúc Thủy 030125090860
2
LUẬT NGÂN HÀNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ


CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ
GIÁ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN
DỤNG
Đề tài:
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Bùi Kim Dung
Nhóm: 8
Lớp:
TP. Hồ Chí Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, phát hành giấy tờ có giá là giải pháp huy động vốn
khá dễ dàng và thuận lợi của các tổ chức kinh tế nói chung và tổ chức tín dụng nói riêng
từ công chúng. Tuy nhiên, về phương diện học thuật, do việc phát hành giấy tờ có giá là
loại hình giao dịch mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây, nên các nghiên cứu
từ góc độ pháp lý về vấn đề này còn quá ít ỏi. Điều này, gây khó khăn rất lớn cho việc
nhận thức đúng bản chất pháp lý của giao dịch phát hành giấy tờ có giá nói chung, cũng
như giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng nói riêng.
Bản thân nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ có qui trình đơn
giản nhanh chóng và tốn ít chi phí giao dịch cho các bên, đồng thời nghiệp vụ chiết khấu
giấy tờ có giá là một hoạt động hạn chế rủi ro cho các tổ chức pháp nhân thực hiện các
hoạt động ngân hàng, hoạt động này không những không làm đóng băng vốn của các
ngân hàng mà còn giúp các ngân hàng sử dụng có hiệu quả và linh hoạt hơn nguồn vốn
của mình. Hơn nữa sự cung ứng vồn trong hoạt động chiết khấu sẽ tạo ra nguồn tiền gửi -
một nguồn vốn mới cho khách hàng để cho vay, đây chính là lí do mà các ngân hàng hoặc
các tổ chức có hoạt động ngân hàng rất chú trọng thực hiện hoạt động chiết khấu giấy tờ
có giá hơn các kỹ thuật tín dụng khác.

Hiện nay pháp luật ngân hàng cũng như pháp luật khác liên quan đã có những qui
định khá cụ thể và chi tiết về qui chế thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, đặc biệt là việc ban
hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và Luật các tổ chức tín dụng năm
2010 thì đã kịp thời khắc phục, bổ sung những hạn chế của các qui định của pháp luật

cũ. Vì thế nhóm sẽ làm rõ những quy định cụ thể này.
3
Tập thể nhóm 8
1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA CÁC TCTD
1.1. Khái niệm, đặc điểm
Khái niệm: chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ tín dụng mà theo đó TCTD thỏa
thuận mua giấy tờ có giá của khách hàng trước hạn thanh toán.
Đặc điểm
Vể chủ thể, bên cung ứng tín dụng là TCTD nhận chiết khấu và bên thụ hưởng tín
dụng là khách hàng xin chiết khấu, những nghĩa vụ hoàn trả tiền vay thì lại được chuyển
giao cho người thứ 3 (chính là người mắc nợ theo giấy tờ có giá) thực hiện.
Về hình thức pháp lý, tuy cũng là một nghiệp vụ tín dụng nhưng hoạt động chiết
khấu giấy tờ có giá của TCTD đối với khách hàng được thực hiện thông qua hình thức
pháp lý là hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá, chứ không phải là hợp đồng tín dụng.
Về quy trình nghiệp vụ, chiết khấu giấy tờ có giá ngoài thủ tục thẩm định hồ sơ
chiết khấu, khách hàng được chiết khấu còn phải làm thêm thủ tục chuyển giao quyền sở
hữu giấy tờ có giá cho người mua là TCTD để được nhận khoản tiền bán giấy tờ có giá
do TCTD thanh toán
Về đối tượng chiết khấu, chỉ có giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán ngắn
hạn(dưới 1 năm) mới có thề là đối tượng chiết khấu tại TCTD.
Về giá bán của giấy tờ có giá, mặc dù về nguyên tắc các bên tham gia hợp đồng
chiết khấu có quyền thỏa thuận với nhau về giá bán nhưng thực tế, giá bán của giấy tờ có
giá bao giờ cũng thấp hơn giá trị của giấy tờ có giá được mua bán.
Luật áp dụng, do hoạt động chiết khấu vừa là nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá,
đồng thời còn là một nghiệp vụ tín dụng của TCTD cho nên hoạt động này ngoài việc
tuân thủ các quy tắc chung về hợp đồng mua bán giấy tờ có giá còn phải chịu sự điều
chỉnh của các quyết định pháp luật về hoạt động ngân hàng.
1.2. Các đối tượng áp dụng
Các tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động theo quy định của Luật Các tổ
chức tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng

theo quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng.
Khách hàng chiết khấu công cụ chuyển nhượng là người thụ hưởng công cụ
chuyển nhượng và có nhu cầu chiết khấu công cụ chuyển nhượng đó tại tổ chức tín dụng,
bao gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tổ chức quy định tại
khoản này bao gồm cả tổ chức tín dụng.
4
Khách hàng tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng là tổ chức tín dụng thụ hưởng
công cụ chuyển nhượng và có nhu cầu tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng đó tại tổ
chức tín dụng.
(Theo điều 2, Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN 29/12/2006 của Thống đốc NHNN)
2. QUY ĐỊNH VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA CÁC TCTD
2.1. Phương thức chiết khấu, tái chiết khấu
Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là phương thức
mua hẳn giấy tờ có giá theo giá chiết khấu, tái chiết khấu và khách hàng chuyển giao
ngay quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho tổ chức tín dụng. Khi giấy tờ có giá đó đến hạn
thanh toán, tổ chức tín dụng xuất trình giấy tờ có giá để thanh toán với tổ chức phát hành.
Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn
• Các tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá theo thời hạn và giá chiết khấu, tái
chiết khấu, đồng thời kèm theo cam kết của khách hàng về việc mua lại giấy tờ
có giá đó vào ngày đến hạn chiết khấu, tái chiết khấu.
• Trường hợp hết thời hạn chiết khấu, tái chiết khấu mà khách hàng không thực
hiện việc mua lại giấy tờ có giá, thì tổ chức tín dụng là chủ sở hữu hợp pháp và
được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ giấy tờ có giá đó.
(Theo điều 8, Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN 15/10/2004 của Thống đốc
NHNN)
2.2. Các bên tham gia giao dịch chiết khấu
- Bên được chiết khấu (khách hàng) trong giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá tại
TCTD chính là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin chiết khấu giấy tờ có giá, trong TH
tái chiết khấu giấy tờ có giá thì khách hàng xin tái chiết khấu là TCTD đang sở hữu giấy
tờ có giá dó.

Điều kiện chiết khấu giấy tờ có giá
• Chủ thể xin chiết khấu phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
• Giấy tờ có giá đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu phải đủ:
• Quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng.
• Chưa đến hạn thanh toán được phép giao dịch, được thanh toán theo qui định của
tổ chức phát hành.
Giới hạn chiết khấu tối đa đối vời một khách hàng
Nếu khách hàng là TCTD hoặc khách hàng không phải là TCTD nhưng có nhu cầu
chiết khấu giấy tờ có giá do chính TCTD đó phát hành hoặc do Chính phủ phát hành thì
5
TCTD nhận chiết khấu có quyền xem xét quyết định mức chiết khấu tối đa phù hợp với
các qui định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng.
Nếu khách hàng xin chiết khấu không thuộc các trường hợp nêu trên thì mức chiết
khấu tồi đa đối với 1 khách hàng là 15% vốn tự có của TCTD nhận chiết khấu. Trường
hợp bên nhận chiết khấu là chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì
mức chiết khấu tối đa đối với 1 khách hàng bằng 15% vốn tự có của ngân hàng mẹ.
- Bên nhận chiết khấu (tái chiết khấu) là các TCTD.
Các điều kiện của các TCTD
• Có giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng do NHNN cấp, trong đó ghi rõ
nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá.
• Có giấy đăng ký kinh doanh nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá
• Có Điều lệ được Ngân hàng nhà nước chuẩn y
• Có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền để ký kết hợp đồng chiết
khấu giấy tờ có giá
2.3. Nguyên tắc chiết khấu, tái chiết khấu
Thực hiện theo thoả thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, phù hợp với các
nguyên tắc chuyển nhượng quy định tại Luật Các công cụ chuyển nhượng và các quy
định của pháp luật có liên quan.
Tổ chức tín dụng có quyền xem xét, quyết định việc chiết khấu, tái chiết khấu
công cụ chuyển nhượng phù hợp với quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn và

hiệu quả; tổ chức tín dụng tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Đối với việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại
tệ, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện theo các quy định của pháp luật về ngoại
hối.
Đối với việc chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước
ngoài, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện theo các quy định của Luật Các công cụ
chuyển nhượng về áp dụng điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ
công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài và quy định của pháp luật về quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài.
Việc tái chiết khấu chỉ được thực hiện đối với công cụ chuyển nhượng đã được tổ
chức tín dụng khác chiết khấu theo phương thức mua hẳn.
(Theo điều 4, Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN 29/12/2006 của Thống đốc
NHNN)
2.4. Hình thức pháp lý của giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá
6
Hình thức pháp lý của giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá của các TCTD là hợp
đồng chiết khấu. Tuy chưa có quy định cụ thể của pháp luật về hợp đồng chiết khấu
GTCG nhưng nó cũng có các điều khoản như sau (cấu trúc hợp đồng nằm phía sau của
tiểu luận).
+ Điều khoản về chủ thể của Hợp đồng, trong hợp đồng phải có ghi rõ, chi tiết bên
nhận chiết khấu là tổ chức tín dụng ( hoặc ngân hàng Nhà nước Việt Nam) có nêu rõ các
thông tin cần thiết như trụ sở, tên, số điện thoại… và bên được chiết khấu có ghi rõ là tổ
chức, cá nhân nào, địa chỉ, người đại diện hợp pháp
+ Điều khoản về đối tượng hợp đồng, trong vấn đề này thì hợp đồng phải ghi rõ
đối tượng của hợp đồng là chiết khấu giấy tờ có giá, có kèm theo Bảng kê các loại giấy tờ
có giá cùng với bản gốc giấy tờ có giá xin chiết khấu.
+ Điều khoản về lãi suất chiết khấu phải ghi rõ về lãi suất chiết khấu giấy tờ có giá
với từng loại giấy tờ có giá cụ thể, các chi phí khác, tổng mệnh giá được chiết khấu, số
tiền lợi túc bị khấu trừ, tổng số tiền còn lại của khách hàng. Lưu ý là lãi suất chiết khấu
do hai bên tự thỏa thuận nhưng phải phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà nước về lãi

suất định hướng.
+ Điều khoản về phương thức thanh toán, tức là sự thỏa thuận qui định về phương
thức chuyển tiền cho khách hàng khi thực hiện chiết khấu là bằng tiền mặt hay tài khoản
tiền gửi…
+ Điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp, nội dung của điều khoản này
nhằm xác định được cách thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh, điều khoản này có
thể có hoặc không, nếu không có thì khi xảy ra tranh chấp sẽ được giải quyết theo qui
định của pháp luật.
2.5. Thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá
Bước thứ nhất, khách hàng xin chiết khấu phải lập hồ sơ xin chiết khấu theo mẫu qui
định và gửi cho tổ chức tín dụng nơi mình lựa chọn. Hồ sơ xin chiết khấu bao gồm các tài
liệu như đơn xin chiết khấu; bảng kê chứng từ kèm theo bản gốc các chứng từ xin chiết
khấu; các giấy tờ khác chứng minh năng lực chủ thể của người xin chiết khấu ;
Bước thứ hai, tổ chức tín dụng nơi nhận hồ sơ chiết khấu tiến hành kiểm tra, xem xét
mức độ thõa mãn các điều kiện chiết khấu của mỗi chứng từ xin chiết khấu.
Nếu chấp thuận chiết khấu, tổ chức tín dụng gửi cho khách hàng một văn bản ghi
rõ mục lục các chứng từ được chiết khấu, tổng mệnh giá được chiết khấu, số tiền lợi tức
chiết khấu bị khấu trừ, tổng số tiền còn lại khách hàng được hưởng. Trong trường hợp từ
chối chiết khấu thì tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại cho khách hàng những chứng từ
không được chiết khấu, kèm theo văn bản trả lời có ghi rõ lí do từ chối chiết khấu;
7
Bước thứ ba, khách hàng làm thủ tục chuyển nhượng các chứng từ được chấp thuận
chiết khấu cho tổ chức tín dụng theo qui định của pháp luật về chuyển nhượng đối với
mỗi loại chứng từ. Trên cơ sở các chứng từ đã được chuyển nhựơng, tổ chức tín dụng trả
số tiền còn lại mà khách hàng được hưởng vào tài khoản tiền gửi của họ ở tổ chức tín
dụng, hoặc trả bằng tiền mặt hay ngân phiếu thanh toán theo yêu cầu của khách hàng;
Bước thứ tư, đến hạn thanh toán của chứng từ chiết khấu, tổ chức tín dụng xuất trình
chứng từ một cách hợp lệ để đòi tiền người mắc nợ theo chứng từ.
Trong trường hợp chứng từ không được thanh toán thì tổ chức tín dụng có quyền
khởi kiện chính người mắc nợ (kể cả những người có nghĩa vụ liên đới với món nợ trên

chứng từ, nếu có) tại một cơ quan tài phán có thẩm quyền theo luật định.
Riêng đối với thương phiếu, nếu đã được tổ chức tín dụng (với tư cách là người sở
hữu) xuất trình hợp lệ mà vẫn không được thanh toán thì tổ chức tín dụng có quyền quay
lại truy đòi người xin chiết khấu và tất cả những người khác đã từng đứng tên sở hữu
thương phiếu hoặc đứng tên bảo lãnh trên thương phiếu. Việc truy đòi như trên đây sẽ
được thực hiện theo qui định của pháp luật về thương phiếu.
2.6. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ chiết khấu GTCG
2.6.1.
Bên nhận chiết khấu
Do bên nhận chiết khấu vừa đóng vai trò là người cho vay, vừa có tư cách là
người mua các giấy tờ có giá cho nên chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ sau đây

Quyền của bên chiết khấu.
+ Bên chiết khấu có quyền yêu cầu khách hàng được chiết khấu chuyển giao
quyền sở hữu giấy tờ có giá của mình theo qui định của pháp luật về chuyển nhượng giấy
tờ có giá.
+ Quyền được khấu trừ khoản lợi tức chiết khấu, lợi tức tái chiết khấu từ mệnh giá
của giấy tờ có giá.
+ Quyền được truy đòi khoản nợ ghi trên giấy tờ có giá đối với người xin chiết
khấu nếu giấy tờ có giá không được thanh toán bởi người mắc nợ vào ngày đáo hạn.
Tổ chức tín dụng có quyền truy đòi đối với khách hàng và những người có liên
quan về số tiền không được thanh toán đối với công cụ chuyển nhượng, tiền lãi trên số
tiền chậm trả kể từ ngày công cụ chuyển nhượng đến hạn thanh toán, chi phí truy đòi và
các chi phí hợp lý khác theo quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng, quy định
của pháp luật có liên quan và thoả thuận của các bên.
(Điều 12, Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN 29/12/2006 của Thống đốc NHNN)

Nghĩa vụ của bên chiết khấu.
+ Nghĩa vụ thanh toán khoản tiền mua giấy tờ có giá được chiết khấu cho khách
hàng, sau khi đã khấu trừ phần lợi tức chiết khấu theo thỏa thuận trong hợp đồng chiết

khấu
8
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vật chất đã xảy ra đối với khách hàng được chiết
khấu khi có hành vi gây thiệt hại do lỗi của bên nhận chiết khầu trong khi thực hiện hợp
đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
2.6.2.
Bên được chiết khấu

Quyền của bên được chiết khấu.
+ Quyền yêu cầu bên nhận chiết khấu giấy tờ có giá trả tiền mua giấy tờ có giá
theo giá cả đã thỏa thuận trong hợp đồng sau khi đã chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có
giá cho bên nhận chiết khấu.
+ Quyền khiếu naị và khởi kiện đối với bên nhận chiết khấu về các hành vi vi
phạm hợp đồng của chủ thể này để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
+ Quyền được yêu cầu bên nhận chiết khấu bồi thường cho mình trong các trường
hợp bên nhận chiết khấu gây thiệt hại khi thực hiện hợp đồng.

Nghĩa vụ của bên được chiết khấu.
+ Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được chiết khấu cho bên nhận
chiết khấu theo qui định của pháp luật.
+ Nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu hợp pháp của bên nhận chiết khấu liên quan đến
giấy tờ có giá được chiết khấu
3. SƠ LƯỢC VỀ NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA CÁC TCTD
Ở VIỆT NAM
3.1. Loại giấy tờ có giá thường được chiết khấu
Ngoài các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ phát hành thông qua hệ thống
Kho bạc Nhà nước. Thì các TCTD thường chỉ chiết khấu các giấy tờ có giá do mình phát
hành hoặc do một số TCTD khác phát hành mà TCTD chấp nhận. Cụ thể
Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội - Habubank
Các loại giấy tờ có giá do Habubank và các ngân hàng thương mại khác phát hành

như Trái phiếu NHTM; Kỳ phiếu; Chứng chỉ tiền gửi (Sổ Tiết kiệm, Sổ Tiền gửi nhưng
không bao gồm Sổ Tiết kiệm mang tính gửi góp).
Các loại giấy tờ có giá khác do Habubank quy định trong từng thời kỳ hoặc do
Tổng Giám đốc quyết định từng trường hợp cụ thể (VD: Bộ chứng từ thanh toán L/C
không huỷ ngang, có bảo hiểm và thanh toán qua HABUBANK; Hối phiếu; Lệnh phiếu;
Trái phiếu của UBND tỉnh, thành phố )
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV
Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi do BIDV phát hành và các Tổ
chức tín dụng khác phát hành được BIDV nhận chiết khấu.
9
Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông cửu long - MHB
Các giấy tờ có giá do MHB và các ngân hàng thương mại quốc doanh khác (kể cả
các công ty chứng khoán của các Ngân hàng Thương mại quốc doanh), hoặc các công ty
tài chính của các tổng công ty nhà nước phát hành gồm: Trái phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết
kiệm, chứng chỉ tiền gửi …
Giấy tờ có giá do tiết kiệm bưu điện phát hành.
Các giấy tờ có giá khác do Tổng Giám đốc MHB quy định trong từng thời kỳ.
3.2. Tình hình cho vay chiết khấu giấy tờ có giá tại một số TCTD
Ngân hàng TMCP Á Châu 2008-2011
Đơn vị tính: triệu VND
Năm 2008 2009 2010 2011
Tổng cho vay
3
4,832,700
62,35
7,978
87,
195,105
10
2,809,156

Cho vay chiết khấu GTCG

32,335

71,346

181,405

121,837
Tỷ lệ cho vay chiết khấu trên
tổng cho vay 0.0928% 0.1144% 0.2080% 0.1185%
Mức tăng cho vay chiết khấu

39,011

110,059

-59,568
Tốc độ tăng trưởng 121% 154% -33%
(Nguồn: acb.com.vn)
Tổng cho vay của Ngân hàng Á Châu tăng đều qua các năm, nhưng tốc độ tăng
trưởng ngày càng chậm. Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
cho vay. Cho vay chiết khấu có mức tăng trưởng không đều: tăng mạnh vào năm 2009 và
năm 2010 nhưng sau đó lại giảm khá mạnh vào năm 2011
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 2009-2011
Đơn vị tính: triệu VND
Năm 2009 2010 2011
Tổng cho vay
1
2,828,748


24,375,588
29
,208,170
Cho vay chiết khấu GTCG

12,093

450

22,168
Tỷ lệ cho vay chiết khấu trên
tổng cho vay 0.0943% 0.0018% 0.0759%
Mức tăng cho vay chiết khấu

-11,643 21,718
Tốc độ tăng trưởng -96% 4826%
10
(Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)
Tổng cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội tăng qua các năm, đặc biệt
là năm 2010 với mức tổng cho vay gần gấp hai lần tổng cho vay năm 2009. Cho vay chiết
khấu chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng trưởng không đều: giảm mạnh vào năm 2010 với mức
giảm tới 96%, sau đó lại tăng vọt vào năm 2011 đạt tới 4826%
Ngân hàng Vietcombank (2008-2011)
Đơn vị tính: triệu VND
Năm 2008 2009 2010 2011
Tổng cho vay

112,792,965


141,621,126
1
76,813,906

209,417,633
Cho vay chiết khấu GTCG

889,873

911,080

1,184,880

1,470,746
Tỷ trọng 0.7889% 0.6433% 0.6701% 0.7023%
Mức tăng cho vay chiết
khấu 21,207 273,800 285,866
Tốc độ tăng trưởng 2% 30% 24%
(Nguồn: vietcombank.com.vn)
Tương tự như Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Vietcombank có mức tăng trưởng
tổng cho vay qua các năm khá đều, tốc độ tăng trưởng chậm dần. Cho vay chiết khấu
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cho vay và khá ổn định.
Nhìn chung, cho vay chiết khấu giấy tờ có giá chiếm tỉ trọng rất thấp trong tổng
cho vay của các ngân hàng. Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá tại các ngân hàng tăng
trưởng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều có năm biến động mạnh,
tùy thuộc vào hoạt động của mỗi ngân hàng.
3.3. Lãi suất chiết khấu
11
KẾT
LUẬN

12
Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng
13% 929/QĐ-NHNN 29/4/2011 01/05/2011
12% 379/QĐ-NHNN 8/3/2011 08/03/2011
7% 447/TB-NHNN 29/11/2010 01/12/2010
7% 2620/QĐNHNN 05/11/2010 05/11/2010
6% 402/TB-NHNN 27/10/2010 01/11/2010
6% 352/TB-NHNN 27/9/2010 01/10/2010
6% 316/TB-NHNN 25/08/2010 01/09/2010
6% 259/TB-NHNN 27/7/2010 01/08/2010
6% 316/TB-NHNN 25/8/2010 01/09/2010
6% 220/TB-NHNN 24/06/2010 10/08/2010
6% 189/TB-NHNN 31/5/2010 01/06/2010
6% 26/TB-NHNN 26/01/2010 01/02/2010
6%/năm 2664/QĐ-NHNN 25/11/2009 01/12/2009
5,0%/năm 2232/QĐ-NHNN 01/10/2009
5% 837/QĐ-NHNN 10/4/2009 10/04/2009
6,0% 173/QĐ-NHNN 23/1/2009 01/02/2009
7.5%/năm 3159/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008
9,0%/năm 2949/QĐ-NHNN 3/12/2008 05/12/2008
10% 2810/QĐ-NHNN 21/11/2008
11%/năm 2561/QĐ-NHNN 3/11/2008 05/11/2008
12.0%/năm 2318/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008
13,0%/năm 1316/QĐ-NHNN 10/6/2008 11/06/2008
11,00%/năm 1099/QĐ-NHNN 16/05/2008 19/05/2008
11% 1098/QĐ-NHNN 16/5/2008 19/05/2008
6.0% 306/QĐ-NHNN 30/1/2008 01/02/2008
4,5%/năm 1746/QĐ-NHNN 1/12/2005 01/12/2005
4,00%/năm 316/QĐ-NHNN 25/3/2005 01/04/2005
3,5%/năm 20/QĐ-NHNN 07/01/2005 15/01/2005

3,00%/năm 832/QĐ-NHNN 30/7/2003 01/08/2003
4,80%/năm
242/2001/QĐ-NHNN
29/03/2001
01/04/2001
5,40%/năm
466/2000/QĐ-NHNN
02/11/2000
06/11/2000
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC MẤU GIẤY ĐỀ NGHỊ XIN CHIẾT KHẤU HIỆN HÀNH
MẪU SỐ 01
TÊN NGÂN HÀNG:
Số:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
13
GIẤY ĐỀ NGHỊ CHIẾT KHẤU
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Sở giao dịch hoặc chi nhành NHNN tỉnh, TP được uỷ quyền)
Tên tôi là: Chức vụ:
Đại diện Ngân hàng:
Địa chỉ:
Mã số Ngân hàng: Điện thoại: Fax:
Tài khoản tiền VNĐ số: Tại:
Hạn mức chiết khấu được NHNN phân bổ là tỷ đồng;
HMCK chưa được sử dụng: tỷ đồng
Đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam chiết khấu các giấy tờ có giá sau:
Đơn vị: Triệu đồng

Số
thứ tự
Loại giấy tờ
có giá
Giá trị GTCG
khi đến hạn
thanh toán
Lãi suất
phát hành
(nếu có)
% năm
Ngày đến hạn
thanh toán của
GTCG
Thời hạn
còn lại của
GTCG
(ngày)
Tên, thời
hạn, mã số
của GTCG
Hình thức
(chứng chỉ,
ghi sổ)
1
2

Tổng
cộng
Hình thức xin chiết khấu: (Ghi rõ chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại hoặc

chiết khấu có kỳ hạn bao nhiêu ngày)
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của Quy chế chiết khấu của NHNN đối
với các ngân hàng.
, Ngày tháng năm
ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký điện tử)
MẪU SỐ 02
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
Số: /TB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm
THÔNG BÁO CHẤP NHẬN CHIẾT KHẤU
14
- Căn cứ Quy chế chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành
kèm theo Quyết định số /2003/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Căn cứ vào giấy đề nghị chiết khấu ngày tháng năm của Ngân hàng
- Căn cứ hạn mức chiết khấu của ngân hàng hiện chưa sử dụng đến thời điểm xin chiết
khấu.
Ngân hàng Nhà nước đồng ý chiết khấu các giấy tờ có giá của Ngân hàng theo
danh mục dưới đây:
Số
thứ tự
Loại giấy tờ
có giá
Giá trị
GTCG khi
đến hạn
thanh toán

(đồng)
Thời hạn
còn lại
của
GTCG
(ngày)
Hình
thức và
thời hạn
chiết
khấu
Lãi suất
khấu
(%/năm)
Số tiền
NHNN
thanh
toán
Tên, thời
hạn, mã số
của GTCG
Hình thức
(chứng chỉ,
ghi sổ)
1 2 3 4 5 6 7 8
1.
2.

Tổng
cộng

Ngân hàng Nhà nước thông báo để Ngân hàng biết và làm các thủ tục chiết khấu
theo quy định.
Nơi nhận:
- Ngân hàng
- Lưu Sở Giao dịch
(chi nhánh NHNN
tỉnh, TP được UQ)
TL. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
GIÁM ĐỐC SỞ GIAO DỊCH NHNN
(hoặc GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NHNN TỈNH, TP
ĐƯỢC
UỶ QUYỀN)
(Ký tên, đóng dấu/ký điện tử)
MẪU SỐ 03
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
Số: /TB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm
THÔNG BÁO
KHÔNG CHẤP NHẬN CHIẾT KHẤU
15
- Căn cứ Quy chế chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành
kèm theo Quyết định số /2003/QĐ-NHNN ngày của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước.
- Căn cứ vào giấy đề nghị chiết khấu ngày tháng năm của Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước không chấp nhận chiết khấu các giấy tờ có giá theo đề nghị của
Ngân hàng (đính kèm theo danh mục giấy tờ có giá không được chiết khấu) với tổng giá
trị là: , vì các lý do sau:

1
2

Ngân hàng Nhà nước thông báo để Ngân hàng biết.
Nơi nhận:
- Ngân hàng
- Lưu
TL. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
GIÁM ĐỐC SỞ GIAO DỊCH NHNN
(hoặc GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH NHNN TỈNH, TP
ĐƯỢC UỶ QUYỀN)
(Ký tên, đóng dấu/ký điện tử)
MẪU SỐ 04
TÊN NGÂN
HÀNG:
Số:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY CAM KẾT MUA LẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ
ĐƯỢC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHIẾT KHẤU
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(Sở giao dịch hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, TP được uỷ quyền)
Căn cứ Thông báo số ngày / /20 của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc
chi nhánh NHNN ) về việc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn
ngày, các giấy tờ có giá của ngân hàng
Tôi là: Chức vụ: , đại diện Ngân hàng: cam kết sẽ mua lại
toàn bộ các giấy tờ có giá theo danh mục dưới đây vào ngày hết hạn chiết khấu của Ngân
hàng Nhà nước.
Số
thứ tự

Loại giấy tờ
có giá
Giá trị
GTCG
khi đến
hạn
thanh
toán
Ngày đến
hạn thanh
toán của
GTCG
Lãi suất
chiết
khấu
(%/năm)
Số tiền
NHNN
thanh
toán khi
chiết
khấu
Số tiền NH
thanh toán
cho
NHNN khi
hết thời
hạn chiết
khấu
Tên, thời

hạn, mã số
của GTCG
Hình thức
(chứng chỉ,
ghi sổ)
16
1 2 3 4 5 6 7 8
1
2

Tổng
cộng
Tôi xin cam kết sẽ thanh toán đầy đủ số tiền mua lại giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà
nước nhận lại các giấy tờ có giá trên vào ngày theo quy định tại Quy chế chiết khấu
của NHNN đối với các ngân hàng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Ngày tháng năm
ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG
(Ký tên, đóng dấu/chữ ký điện tử)
17

×