Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

báo cáo thực tâp tổng hơp Công ty Cổ phần cơ Điện Miền Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.45 KB, 39 trang )



LỜI MỞ ĐẦU


Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoạt động
sản xuất kinh doanh của các ngành được vận hành theo cơ chế thị trường có sự định
hướng của nhà nước. Trong đó, không thể không kể đến đóng góp của ngành Điện, một
trong các mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, thành công của
ngành này đã tạo tiền đề không nhỏ để thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa , hiện đại hóa
nước ta.
Với mục tiêu giúp sinh viên tìm hiểu, nắm vững các vấn đề thực tế ở doanh nghiệp
thì đợt thực tập này là một cơ hội để em có thể vận dụng kiến thức đã học để tiến hành
phân tích, đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp.
đây cũng là bước định hướng hoàn thiện kỹ năng nắm bắt và giải quyết các vấn đề mà
một sinh viên khi ra trường cần có
Được sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung cùng với
sự hướng dẫn giúp đỡ của cô giáo Phạm Mai Chi và các phòng ban, đặc biệt là phòng Kế
hoạch-kinh doanh, em đã có cái nhìn kinh nghiệm cụ thể trong các vấn đề thực tế của
doanh nghiệp cũng như thu thập được đầy đủ số liệu cho bản báo cáo này.

Nội dung chính của báo cáo
- Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
- Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp

Tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế, bản báo cáo không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được quan tâm góp ý của cô giáo Phạm Mai
Chi, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý và các anh chị phòng Kế hoạch-kinh
doanh nhằm hoàn thiện hơn nữa những hiểu biết của mình. Em xin chân thành cảm ơn.


Hà nội, ngày 25 tháng 2 năm 2010
Sinh viên
Đặng Tuấn Việt

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
2
PHẦN 1
Giới thiệu chung về công ty Cổ phần cơ Điện Miền Trung


1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1 Tên, địa chỉ của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN MIỀN TRUNG
Tên giao dịch : CETRAL AREA ELECTRICAL MECHANICAL JOINT STOCK
Tên viết tắt : CEMC
Địa chỉ : Khu công nghiệp Hòa Cầm, Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.2218455
Fax : 0511.3846224
Email :
Website : www.cemc.com.vn

1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Cổ phần Cơ điện Miền Trung tiền thân là Xí nghiệp sửa chữa
Cơ Điện thuộc Công ty Điện luc 3, được thành lập theo QĐ số 207\NL\TCCB ngày
22/4/1987 của Bộ Năng lượng với nhiệm vụ sửa chữa các thiết bị điện, lưới điện, máy
công cụ: gia công chế tạo phụ kiện cơ khí; thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện.
Ngày 19/10/1991 Bộ Năng lượng có QĐ số 531\NL\TCCB-LĐ, tách riêng bộ phận
thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện và thành lập Xí nghiệp Cơ điện,

trực thuộc Công ty Điện lực 3
Ngày 30/6/1993 Xí nghiệp Cơ Điện được thành lập theo QĐ số 560\NL\TCCB-LĐ
của Bộ Năng lượng với ngành nghê kinh doanh: sửa chữa gia công, cải tạo các thiết bị
điện chuyện ngành; xây lắp đường dây và trạm điện trung hạ thế.
Ngày 06/10/2005 Bộ Công nghiệp có quyết định số 3146\QĐ-BCN về việc phê
duyệt phương án và chuyển xí nghiệp thành Công ty cổ phần.
Công ty cố phần Cơ điện Miền Trung hiện nay là doanh nghiệp thành viên của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam, được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần
số 3203000887, địa chỉ : Khu Công nghiệp Hòa Cầm – Q.Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng. Công ty
có đội ngũ kỹ sư, chuyên viên, công nhân kỹ thuật lành nghề, có nhiều kinh nghiệm trong
tổ chức quản lý, thiết kế, chế tạo và thi công công trình. Được trang bị các máy móc tiên
tiến chuyên dung như: Dây chuyền cắt đột thép góc và thép tấm CNC, dây chuyền mạ
kém nhúng nóng với công suất 40 tấn/ngày, dây chuyền sản xuất Dây & Cáp điện, máy
lốc tole 4 trục công suất lớn, máy hàn tự động và bán tự động, máy dò siêu âm… Từ năm
2002, Công ty đã được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
3
tế ISO 9001:2000. Với thành tích đạt được nhiều năm lien tục trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Công ty đã nhận được nhiều bằng khen, Huân huy chương do các Ban Ngành
trao tặng, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 1995, Huân chương Lao
động hạng Bnnnna băn 2005 của Chủ tịch nước, Huy chương vàng cho các sản phẩm Hộp
bảo vệ công tơ Composite, Dây cáp điện tại hội chợ hang công nghiệp thành phố Đà Nẵng
năm 2004.

1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1 Các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
Sản xuất. chế tạo, sửa chữa phục hôi các sản phẩm thiết bị, kết cấu cơ khí thuộc
linh vực công nghệ và dân dụng, các thiết bị điện và máy biến áp. Thiết kế, chế tạo, lắp

đặt, sửa chữa các thiết bị chịu lực và thiết bị nâng. Hoàn thiện bề mặt sản phẩm bằng các
phương pháp: Mạ nhúng kẽm nóng, mạ điện phân, sơn tĩnh điện. Sản xuất các loại dây,
cáp điện, các sản phẩm bằng vật liệu composite. Tư vấn, thiết kế, giám sát và thi công các
công trình đường dây và trạm biến áp đến 110KV. Tư vấn, đầu tư xây dựng và xây lắp
các dự án, công trình viễn thông công cộng. Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị
thuộc lĩnh vực cơ khí và điện lực. Dịch vụ khách sạn. Kinh doanh bất động sản. Kinh
doanh vân tải hàng. Xếp dỡ hàng hóa. Thí nghiệm thiết bị điện. Siêu âm kiểm tra vật liệu
kim loại. Thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công cho các công trình thủy điện
và các kết cấu cơ khí khác. Kinh doanh xe ô tô, rơ mooc và phụ tùng thay thế. Dịch vụ
cho thuê xe ô tô. Bảo dưỡng sửa chữa xe có động cơ. Thiết kế, chế tạo và lắp đặt thiết bị
cơ khí cho các công trình nhiệt điện
(được trích từ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0400528732)

1.2.2 Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại
 Sản xuất các loại xà, cột thép, các loại tủ bảng điện, hộp bảo vệ thiết bị điện, các
cấu kiện, sản phẩm cơ khí thủy điện, thủy lợi.
 Sản xuất và sửa chữa các thiết bị điện, máy biến áp….
 Sản xuất các sản phẩm bằng vật liệu Composite.
 Sản xuấy Dây và Cáp điện
 Sửa chữa, phục hồi, cân bằng các chi tiết động cơ đốt trong cỡ lớn: trục cơ xilanh
cánh quạt
 Mạ kẽm nhúng nóng, mạ điện phân, sơn tĩnh điện
 Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị chịu áp lực và thiết bị nâng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
4
 Tư vấn, thiết kế, giám sát và thi công các công trình đường dây trạm biến áp đến
110KV
 Tư vấn, đầu tư xây dựng và xây lắp các công trình viễn thông công cộng

 Kinh doanh xuất nhập khẩu các vật tư, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí và điện lực

1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu
Cột thép là một trong những mặt hàng chủ đạo của công ty, chúng được sử dụng
trong các công trình xây dựng lưới điện nước ta. Cột thép được công ty Cổ phần Cơ điện
Miền Trung chế tạo và mã kẽm nhúng nóng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật được nêu và
các yêu cầu kỹ thuật được ghi trong bản vẽ thiết kế chế tạo.
Quy trình sản xuất cột thép gồm có 4 bước chính: chuẩn bị vật liệu, gia công chế
tạo cột, mạ kẽm cột, thử nghiệm, đóng kiện và giao hàng. Quy trình được biểu diễn như
sau:

Bảng 1.1: quy trình sản xuất cột thép
















Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình sản xuất cột thép
 Chuẩn bị vật liệu

Vật liệu dùng để chế tạo cột từ thép góc, thép tấm. Liên kết giữa các thanh bằng bu
lông. Sau khi gia công xong được mạ nhúng kẽm nóng theo quy định trong các bản vẽ
thiết kế chế tạo cột.
M
ạ nhúng

nóng

Nguyên công 6
Ki
ểm tra lần cuối

Nguyên công 7
Đóng gói giao hàng

Nguyên công 8
U
ốn thép

Nguyên công 3
Hàn chi ti
ết

Nguyên công 4
Ki
ểm tra lắp dựng

Nguyên công 5
C
ắt thép


Nguyên công 1
Chu
ẩn bị vật
liệu
Gia công l


Nguyên công 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
5
 Thép hình, thép tấm dùng để chế tạo các thành phần của cột
 Bulông, đai ốc, vòng đệm vênh, vòng đệm phẳng để lắp ráp cột:
 Que hàn
 Kẽm dùng để mạ nhúng nóng
 Gia công chế tạo cột
- Cột thép được gia công chế tạo phải theo tiêu chuẩn 20 TCN 170-89, qui định về
thiết kế, chế tạo và nghiệm thu chế tạo cột điện bằng thép liên kết bulông cấp điện áp đến
500kV” ban hành kèm theo quyết định số 82/QĐ-EVN-QLXD-TĐ ngày 07/01/2003 của
Tổng công ty Điện Lực Việt Nam.
- Tất cả các loại vật liệu trước khi đưa vào chế tạo (thép góc, thép tấm, bulông,
vòng đệm…), đều có giấy chứng nhận chất lượng, chứng chỉ của Nhà sản xuất và được
kiểm tra thử nghiệm tại các cơ quan chuyên ngành có đủ tư cách pháp nhân và phải đáp
ứng các chỉ tiêu cơ tính của từng chủng loại thép được nêu ở phần vật liệu. Vật liệu sau
khi thử nghiệm không đáp ứng được các yêu cầu đã nêu thì được loại bỏ. Ứng với mỗi
loại thép hình, thép tấm được thử nghiệm cường độ chịu kéo trên 3 mẫu thử. Việc thử
nghiệm được thực hiện bởi đơn vị có đủ tư cách pháp nhân (đơn vị có chứng nhận Vilas
hoặc Las).

- Cột thép được chế tạo từ các thanh nguyên đủ chiều dài cần thiết, tuyệt đối không
nối thanh bằng phương pháp hàn. Việc nối thanh bằng bu lông sẽ chỉ thực hiện đơn chiếc
và nối tại vị trí cụ thể do khách hàng mời Tư vấn thiết kế xử lý.
- Sau khi nhận được bản vẽ do bên khách hàng cấp. Cán bộ kỹ thuật của công ty sẽ
thực hiện việc kiểm tra, rà soát lại các kích thước của các chi tiết kết cấu cột, kích thước
chân cột, bản đế cột liên kết với móng, kiểm tra sự đảm bảo các chi tiết bắt dây vào cột
theo sơ đồ các chuỗi cách điện trước khi tiến hành gia công chế tạo. Gia công cột mẫu
theo đúng bản vẽ được cấp, cột mẫu phải được Tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư nghiệm thu
trước khi tiến hành gia công hàng loạt.
- Tất cả các sai khác trong bản vẽ (sai khác về kích thước hình học, ký hiệu, điều
kiện cấu tạo, ) được công ty lập thành bảng phụ lục và đề xuất biện pháp hiệu chỉnh xử lý
để trình Tư vấn thiết kế và Khách hàng xem xét thông qua.
Nguyên công 1 cắt ra phôi chi tiết thanh, tấm mã: Các mép cắt của chi tiết cột
thép được làm nhẵn, không để xù xì hoặc có gờ. Mép cắt thép hình hoặc thép bản không
để tạo thành các góc nhọn < 60 ở các chi tiết để tránh tai nạn khi vận chuyển và lắp
dựng.
Nguyên công 2 gia công lỗ : Việc khoan, cắt, ép, uốn các chi tiết được đảm bảo
chính xác để việc lắp dựng cột ở công trường được dễ dàng. Quá trình tạo lỗ không làm
biến dạng, cong vênh và phá vỡ kết cấu thép xung quanh lỗ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
6
Nguyên công 3 uốn thép :

Việc thao tác uốn và tạo hình được thực hiện ở nhiệt độ
850oC 950oC, sau khi làm mát tự nhiên bằng không khí sao cho chi tiết không bị cong
vênh hoặc rạn nứt. Tuyệt đối không sử dụng hàn đắp hồ quang để gia nhiệt khi nắn và uốn
thép. Để kiểm tra nhiệt độ phải dùng một nhiệt kế tin cậy (súng đo nhiệt độ). Dụng cụ đo
dự kiến dùng phải đệ trình cho Bên mua duyệt và chỉ được sử dụng khi dụng cụ này đã

được duyệt.
Nguyên công 4 hàn các chi tiết : Hàn và kiểm tra mối hàn tuân thủ theo tiêu
chuẩn 20 TCN 179-89. Chỉ được hàn các chi tiết bản mã với nhau hoặc bản mã với thép
hình như bản đế cột hoặc các chi tiết liên kết với phụ kiện đường dây. Tuyệt đối không
hàn nối thanh cột hoặc hàn chồng xếp mặt các bản mã lên nhau hoặc lên các chi tiết khác.
Toàn bộ các cấu kiện riêng rẽ phải được hình thành từ một thanh thép hoặc một tấm thép
mà không có bất kỳ một đường hàn nào.
Nguyên công 5 lắp dựng kiểm tra : Các chi tiết cột (thép góc, bản mã…) sau khi
được gia công xong sẽ được lắp lại thành một cột hoàn chỉnh, để kiểm tra các sai số về
mặt hình học của cột (cong, vênh, xoắn, nghiêng….). Việc nối đoạn bằng thép góc tuân
thủ theo bản vẽ thiết kế và qui định về thiết kế, chế tạo và nghiệm thu chế tạo cột điện
bằng thép liên kết bulông cấp điện áp đến 500 KV” ban hành kèm theo quyết định số
82/QĐ-EVN-QLXD-TĐ ngày 07/01/2003 của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam
Nguyên công 6 mạ kẽm cột : Phương pháp bảo vệ kết cấu thép của cột là mạ kẽm
nhúng nóng sau khi hoàn thành mọi việc: đánh số thanh, số chi tiết, cắt, khoan, bào mòn,
uốn, hàn hoặc bất kỳ quá trình chế tạo nào. Tất cả các kết cấu thép được mạ từng thanh,
từng chi tiết một. Nếu cong vênh hoặc biến dạng sau khi mạ thì phải sửa chữa hoặc loại
bỏ trước khi giao hàng
 Kiểm tra lần cuối trước khi giao hàng:
- Chủ yếu là kiểm tra chất lượng lớp mạ, ngoài ra còn tiến hành kiểm tra về biến
dạng (cong, vênh, dập bề mặt….) của sản phẩm trước khi giao hàng.
- Chiều dày lớp mạ kẽm: được kiểm tra bằng 02 máy đo chiều dày lớp phủ (Pháp
& Mỹ).
- Độ bám dính của lớp kẽm: được kiểm tra bằng phương pháp rạch kẻ ô vuông.
- Toàn bộ các dụng cụ, thiết bị được công ty sử dụng để kiểm tra đều được kiểm
định tại các cơ quan có thẩm quyền, được Công ty tư vấn và Khách hàng chấp thuận
 Đóng kiện và giao hàng
Các cột sẽ được đóng kiện bằng cách nào đó để thuận tiện cho việc lắp dựng trong
giai đoạn sau. Cột được đóng kiện theo nguyên tắc từng cột một, theo một sơ đồ đóng
kiện do khách hàng yêu cầu.

Các kiện cột được kết cấu tối đa không quá 3 tấn.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
7
Mỗi một cột sẽ được cung cấp trong các kiện đã được đánh số, có nhãn rõ ràng, các
kiện phải đảm bảo chắc chắn an toàn để cho phép vận chuyển nâng và cẩu. Mỗi một kiện
sẽ có một bảng kê liệt kê các phần tử cột và mục vật tư trong kiện và số lượng kiện để lắp
hoàn thiện một cột
Các Bu lông có đường kính, chiều dài khác nhau được đóng trong các kiện riêng.
Tất cả các bu lông, đai ốc và rông đen hãm sẽ được cung cấp trong túi Pôlyêtylen có kêm
theo bảng kê số lượng, quy cách viết bằng mực không phai (Kèm theo: +3% số lượng bu
lông, đai ốc và rông đen để phòng mất mát tại công trường. Các kiện bu lông, đai ốc,
vòng đệm được làm bằng gỗ, có đai sắt chắc chắn, chịu được va đập khi vận chuyển, bên
ngoài kiện ghi như quy định.
Khi giao hàng công ty sẽ cung cấp kèm theo các hồ sơ hợp lệ sau:
+ Biên bản nghiệm thu xuất xưởng của từng cột, khối lượng sản phẩm hoặc lô sản
phẩm.
+ Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng: Thép, vật liệu, gia công cơ khí, mối hàn, lớp
mạ kẽm, bu lông, đai ốc, đóng kiện…
+ Phiếu bảo hành
+ Bản vẽ hoàn công.
+ Bản vẽ lắp ráp.

1.4
Hình thức tổ chức sản xuất và kết xấu sản xuất của doanh nghiệp
Hiện nay hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp có thể nói là hình tức tổ
chức sản xuất chuyên môn hóa kết hợp.
Trên quy mô xí nghiệp thì hình thức sản xuất chuyên môn hóa theo công nghệ tức
là tất cả các máy móc có cùng một chức năng giống nhau thì tập trung vào một nơi và do

một bộ phận quản lý. Và điều này sễ giúp cho những nhà quản lý trong xí nghiệp dễ dàng
kiểm tra, kiểm xoát và xử lý.
Còn trên quy mô toàn doanh nghiệp thì hình thức sản xuất chuyên môn hóa theo
sản phẩm tức tất cả các máy móc thiết bị có chức năng khác nhau nhưng để sản xuất một
sản phẩm thì được đặt vào một nơi và do một bộ phận quản lý.

1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.5.1 Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
8

Bảng 1.2: sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung





























Hội đồng quản trị
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
Kế toán trưởng

Phòng
Tổ chức-hành
chính

Phòng
Kế hoach-công
ngh


Phòng
Vật tư
Phòng
Tài chính-Kế

toán

Xí nghiệp cơ
khí kết cấu

CEMC2
Xí nghiệp
thiết bị, vật
liệu điện
CEMC3
Xí nghiệp
thương mại
vận tải
CEMC4
Chi nhánh
Hà Nội

CEMC5
Xí nghiệp cơ
khí –mạ

CEMC1
Công ty liên
doanh CEMC
& CZEE
Trung Quốc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
9


Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung là kiểu sơ đồ trực tuyến –
chức năng. Và trong sơ đồ này có tất cả 3 cấp quản lý:
 Cấp công ty: ban giám đốc và các phòng ban (phòng tổ chức hành chính, phòng vật
tư…)
 Cấp xí nghiệp: xí nghiệp cơ khí; xí nghiệp thiết bị, vật liệu và xây lắp điên; xí
nghiệp kinh doanh vận tải; trung tâm tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ
 Cấp phân xưởng: Px cơ khí; Px chế tạo kết cấu phi tiêu chuẩn; Px mạ kẽm nóng;
Px thiết bị điện…
Bộ máy của công ty tương đối phù hợp, các phòng ban có chức năng nhiệm vụ cụ
thể, không chồng chéo, hầu hết các phòng ban đều có nhiệm vụ riêng, chuyên môn tốt và
nhiệt tình công tác

1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của
ĐHĐCĐ. HĐQT của Công ty có 05 thành viên, mỗi nhiệm kỳ của từng thành viên là 05
năm. Chủ tịch HĐQT do HĐQT bầu ra.
Giám đốc công ty là người quản lý điều hành toàn công ty, có quyết định cao nhất
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị đại hội cổ đông và pháp luật về những sai phạm
gây tổn thất cho công ty, chịu sự kiểm tra giám sát của HĐQT, ban kiểm soát và các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền với việc thực hiện điều hành công ty.
Phó giám đốc là giúp việc cho giám đốc điều hành một số lĩnh vực công tác và
chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về lĩnh vực công tác được giao
Kế toán trưởng là người phụ trách phòng tài chính, là người chịu trách nhiệm
trước pháp luật, trước giám đốc công ty về mọi hoạt động của phòng. Chỉ đạo thực hiện
toàn bộ công tác kế toán hạch toán của công ty, điều hành công việc chung của phòng.
Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán của nhân viên, tình hình thực hiện biến động của
vật tư tài sản. Kiểm duyệt những khoản chi phí và tính giá thành sản phẩm xác định hoạt
động sản xuất kinh doanh lập báo cáo.

Phòng tổ chức-hành chính giúp Tổng Giám Đốc Công ty quản lý các mặt họat
động thuộc lĩnh vực:
 Tổ chức bộ máy
 Quản lý cán bộ, quản lý lao động
 Công tác đào tạo, tuyển dụng
 Các chế độ: chính sách, tiền luơng, BHYT, BHXH, điều duỡng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
10
 Công tác hành chính văn thư lưu trữ
 Thi đua khen thuởng kỷ luật
 Bảo vệ, thanh tra, an ninh quốc phòng
 Công tác cổ phần Công ty
Phòng kế hoạch-công nghệ là bộ phận tổng hợp tham mưu và giúp việc cho Tổng
giám đốc quản lý và chỉ đạo thực hiện:
 Công tác nghiên cứu thị truờng
 Công tác lập kế hoạch và hoạch định sản xuất kinh doanh của Công ty
 Tổ chức sản xuất các sản phẩm trong sản xuất dịch vụ
 Công tác quản lý kỹ thuật
 Công tác kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, công tác phòng cháy chữa cháy
 Công tác sáng kiến và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ.
 Công tác phát triển sản phẩm mới và lĩnh vực sản phẩm mới
 Công tác bồi duỡng nghề và thi nâng bậc
 Công tác quản lý, bảo duỡng thiết bị máy móc.
 Công tác quản lý hệ thống chất lượng (ISO)
 Công tác quản lý xây dựng cơ bản
Phòng vật tư làm công tác quản lý vật tư, sản phẩm và cung ứng vật tư đáp ứng
nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tổ chức đầu thầu mua sắm, cấp phát và điều động các loại
vật tư thiết bị. Quản lý kiểm tra theo dõi việc mua sắm vật tư, việc sử dụng, công tác kiểm

kê xuất nhập vật tư tại các đơn vị
Phòng kế toán tài chính là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty chỉ
đạo và quản lý hoạt động về tài chính kế toán thống kê theo đúng luật kế toán, luật thống
kê và các chính sách về quản lý tài chính của Nhà nuớc .Có nhiệm vụ hạch toán quá trình
sản xuất kinh doanh trong công ty… Thực hiện công tác kế toán, thống nhất theo quy
định hiện hành bảo đảm công tác tài chính cho toàn công ty. Cùng với đó còn có nhiệm
vụ lên kế hoạch đầu tư lập kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm, chuẩn bị các điều kiện
cho việc đàm phán tiếp xúc trong quá trình hợp tác liên doanh xây dựng dự án đầu tư với
các đối tác trong và ngoài nước.
Các chi nhánh thành viên bao gồm các xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất, mà
đứng đầu là giám đốc xí nghiệp, đội trưởng, chịu trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị
mình. Các chi nhánh là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, được tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh theo đăn ký kinh doanh đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác do công
ty giao. Các chi nhánh có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với công ty và Nhà nước
theo quy định.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
11
PHẦN 2
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp



2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ và công tác marketing
2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp những năm gần đây
Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung
là kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí xây dựng. Chuyên sản xuất lắp đặt các mặt hàng kết
cấu thép, chế tạo thiết bị cho các nhà máy điện, nhà máy thủy điện, đường dây trạm biến

áp, các công trình lưới điện và các công trình xây dựng dân dụng… nên các sản phẩm
của Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung thường kéo dài từ 2 đến 6 tháng, đặc biệt có
một số sản phẩm kéo dài đến hàng năm.
Trong các năm gần đây Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung đã ký kết hợp đồng
chế tạo thiết bị cho các nhà máy điện, các công trình xây dựng với các gói thầu có giá trị
lớn được chủ đầu tư đánh giá cao như:
Bảng 2.1: Một số dự án Công ty đã trúng thầu
Đơn vị tính: 1000VNĐ
Tên dự án
Giá trị
hợp đồng
Chủ đầu tư
Thời gian ký hợp
đồng
Đường dây 500kv Đà Nẵng-Hà Tĩnh 6.133.856
Ban QLDA các CT
Điện Miền Trung
09/2003-03/2004
Đư
ờng dây 500kv H
à T
ĩnh
-
Thư
ờng
Tín
6.232.629
B
ản QLDA các CT
điện Miền Bắc

12/2003-12/2005
Cáp đi
ện KCN Điện Ngọc
-
Quang
Nam
420.587
Đ
ội Xây lắp Điện
Công ty TT Điện 2
12/2004-01/2005
Cáp đi
ện KCN Bắc Sông Cầu
-
Phú
Yên
2.606.542 Điện lực Phú Yên 11/2004-01/2005
C
ải tạo, nâng cấp l
ư
ới điện 110kv
TP Nha Trang
8.487.474
Công ty Truy
ền Tải
Điện 3
08/2006-10/2006
Đư
ờng dây 220kv Tuy
ên Quang

-
Thái Nguyên
8.775.259
Ban QLDA các CT
Điện Miền Trung
08/2006-10/2006
Đư
ờng dây 220kv Thủy Điện
ĐăkPihao 2
2.210.610 Công ty Điện Gia Lai 02/2007-04/2007
Nâng c
ấp đ
ư
ờng dây 110kv Đồng
Hới-Đông Hà
38.030.918

Công ty Truy
ền Tải
Điện 2
03/2007-07/2007
Đư
ờng dây 220kv Dốc Sói
-
Dung
Quất
8.047.561
Ban QLDA các CT
Điện Miền Trung
01/2007-07/2007

Đường dây 110kv Cư Jut-ĐăkMil 5.870.360
Ban QLDA các CT
Điện Miền Trung
01/2007-07/2007
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
12
Đư
ờng dây 110kv Đăk Nông
-
ĐăkMil
8.365.423
Ban QLDA các CT
Điện Miền Trung
01/2007-06/2007
Đ
ầu nối Nh
à máy nhi
ệt điện Nh
ơn
Trạch 1
3.575.893
Ban QLDA các CT
Điện Miền Nam
09/2007-11/2007
Cung c
ấp vật t
ư thi
ết bị cho các

công trình thuộc kế hoạch sửa chữa
lớn năm 08
1.363.674
Xí nghiệp Điện Cao
thế Miền Trung
05/2008-06/2008
Đư
ờng dây 110kv 4 mạch cấp điện
cho trạm 110kv Thị Vải và trạm
110kv Posco Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
9.407.378
Ban QLDA đi
ện lực
Miền Nam-Công ty
Điện lực 2
07/2008-10/2008
Tr
ạm

bi
ến áp 110kv Mỹ Th
ành
-
Nhánh rẽ
9.186.357
Ban QLDA lư
ới điện
-
Công ty điện lực 3
08/2008-11/2008

Thủy điện Đông Nam-Sông Bắc 5.663.907
Công ty C
ổ phần
Công nghiệp EDC
11/2008-05/2009
Đư
ờng dây 220kv Nh
ơn Tr
ạch
-
Cát
Lái
25.402.717

Ban QLDA các công
trình điện Miền Nam
08/2008-01/2009
Đư
ờng dây 110kv cấp điện cho TBA
110kv Gang thép Thái Nguyên
4.587.470
Ban QLDA phát tri
ển
Điện Lực
12/2008-02/2009
Nguồn:phòng Kế hoạch-Công nghệ
Từ các hợp đồng đã ký được Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung đã từng bước
phát triển với doanh thu ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp doanh thu năm 2007 và 2008
Đơn vị tính:vnđ

Chi tiêu
Năm 2007

Năm2008

So sánh

Giá tr


Giá tr


Chênh l
ệch

%

Cơ khí, thi
ết bị điện

188.516.366.361

229.344.696.812

40.828.330.451

21,
66


S
ửa chữa

6.111.156.438

5.070.828.829

-
1.040.327.609

17

Xây l
ắp điện

5.580.262.350

-

-
5.580.262.350

100

Bán v
ật t
ư hàng hóa

14.668.045


16.745.789.508

16.731.121.463

114,
045

Cung c
ấp dịch vụ

-

4.599.8
52.789

4.599.852.789

100

Các kho
ản giảm trừ

33.902.000

134.227.537

100.325.537

295,93


T
ổng doanh thu sx

200.188.551.194

255.626.940.401

55.438.389.207

27,70

Doanh thu t
ừ các
hoạt động tài chính
196.852.283

686.160.015

489.307.732

249

Thu nh
ập khác

1.18
7.913.050

1.820.867.157


632.954.107

53,28

T
ổng doanh thu

201.573.316.527

258.133.967.573

56.560.651.046

28,06

Nguồn:phòng tài chính-kế toán
Với đặc thù của ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung có
mạng lưới các Công ty thành viên rộng lớn đặc biệt là ở Miền Trung và Miền Bắc, hoạt
động trong lĩnh vực cơ khí xây dựng. Với việc trúng các gói thầu lớn như việc cung cấp
thiết bị cho Nhà máy thủy điện ở Miền Trung, Miền Bắc và tham gia vào các công trình
xây dựng lưới điện trên cả nước thì vị trí cũng như uy tín của Công ty ngày càng được
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
13
nâng cao. Kết quả là doanh thu của Công ty cũng cũng tăng lên hàng năm, năm sau cao
hơn năm trước, tổng doanh thu năm 2008 đã tăng 56.028.022.596 VNĐ tương ứng tăng
27.95% so với năm 2007. Trong đó chiếm 89.45% là ngành sản xuất cơ khí và thiết bị
điện, ngành đã tăng 40.828.330.451 VNĐ so với năm 2007 tức là tăng lên 21.66%. Bên
cạnh việc chiếm ưu thế tuyệt đối của ngành sản xuất cơ khí và thiết bị điện thì doanh các

ngành khác cũng tăng mạnh, doanh thu từ các hoạt động tài chính(lãi tiền gửi, tiền cho
vay…) tăng 489.307.732 tương ứng 249%, và đặc biệt là doanh thu từ bán vật tư hàng
hóa đã tăng 16.731.121.463 là gần 1140.000%. Có được sự tăng trưởng mạnh mẽ như vậy
là do công ty đã có chính sách xúc tiến bán hàng hợp lý. Tuy vậy, bên cạnh sự tăng
trưởng vẫn có sự suy giảm doanh thu từ xây lắp điện và sửa chữa do trong năm 2008 yêu
cầu về các ngành này giảm.

2.1.2 Chính sách sản phẩm
Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung với những đặc điểm đặc trưng của ngành Cơ
khí Xây dựng là sản phẩm dây, cáp điện, kết cấp thép, cột thép, chế tạo thiết bị cho Nhà
máy thủy điện, cột điện… cung cấp thiết bị cho các công trình dân dụng và công nghiệp,
xây dựng các công trình lưới điện, xây lắp đường dây và trạm biến áp. Đặc trưng của các
sản phẩm cơ khí là nguyên vật liệu đầu vào là thép hình, thép tấm. Các nguyên liệu này đc
nhập về kho và được xuất dùng cho các công trình, các sản phẩm cơ khí có lượng hàng
tồn kho tương đối lớn, tất cả các sản phẩm được chế tạo tại nhà xưởng sau đó vận chuyển
đến hiện trường để tiến hành lắp đặt. Tuy nhiên sản phẩm ống dẫn cho các công trình thủy
lợi là loại sản phẩm được sản xuất theo từng đơn đặt hàng vì vậy loại sản phẩm này không
có hàng tồn kho. Công ty và các đơn vị thành viên của Công ty đều đăng ký và được
chứng nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000. Sau đây là một
số tiêu chuẩn chất lượng của quy trình sản xuất cột thép:
Bảng 2.3: yêu cầu kỹ thuật của quy trình sản xuất cột thép
Stt

Chi tiết Tiêu chuẩn(yêu cầu kỹ thuật)
1
Thép hình và thép tấm
JIS G3101,3106/3192, hoặc

OCT 8509-72
2


Mã k
ẽm nhúng nóng

18TCN 04
-
92 ho
ặc ASTM A123

3
K
ết cấu thép
-
gia công, l
ắp ráp v
à nghi
ệm
thu
TCXD 170: 1989

4

Bu lông

TCVN 1876
-
76 và TCVN 1896
-
76


5

Ren đai
ốc

TCVN 1896
-
76 và TCVN 1897
-
76

6
Vòng đệm phẳng
TCVN 132-77; TCVN 2060-77

7

Vòng
đ
ệm v
ênh

TCVN 130
-
77

8

Hàn và ki
ểm tra mối h

àn

20 TCN 179
-
89

Nguồn phòng kế hoạch-công nghệ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
14
2.1.3 Chính sách giá
Trong nền kinh tế mở hiện nay, sự cạnh tranh giữa các công ty rất gay gắt và giá cả
của các hàng hóa là một trong những yếu tố chủ đạo để cạnh tranh. Vì vậy Công ty Cổ
phần Cơ điện Miền Trung luôn coi chính sách giá là một trong mối quan tâm hàng đầu.
Công ty và các đơn vị thành viên luôn tìm các biện pháp để hạ giá thành sản phẩm bằng
cách giảm thiểu các chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu, cải tiến các quy trình máy móc
công nghệ… Tùy từng loại sản phẩm mà Công ty và các đơn vị thành viên thực hiện việc
chiết khấu hàng bán cho những khác hàng tạm ứng hợp đồng với tỷ trọng lớn. Việc định
giá sản phẩm hàng hóa được dựa vào các định mức tiêu hao vật tư theo tiêu chuẩn của
Nhà Nước và các chi phí để sản xuất ra sản phẩm.

2.1.4 Chính sách phân phối



Do đặc trưng của các sản phẩm của Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung là sản
phẩm kết cấu thép, dây cáp điện…các sản phẩm, thiết bị cho các công trình thủy điện,
công trình dân dụng, công nghiệp… Các sản phẩm của Công ty không giống với các sản
phẩm tiêu dùng bình thường nên các sản phẩm chỉ được sản xuất sau khi đã trúng thầu và

ký hợp đồng với chủ đầu tư do vậy khác với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,
đồ gia dụng Vì vậy có thể nói Công ty có kênh phân phối cấp 0, sản phẩm sau khi được
gia công chế tạo sẽ được đưa trực tiếp đến khách hàng mà không qua trung gian.

2.1.5 Chính sách xúc tiến bán hàng
Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung và các đơn vị thành viên có vị trí cũng như
uy tín cao trong ngành cơ khí xây dựng vì thế công ty được khách hàng tin tưởng và đánh
giá cao. Khách hàng của Công ty đa số là các khách hàng truyền thống nên việc xúc tiến
bán hàng ở Công ty rất hạn chế, hơn nữa với đăc trưng sản phẩm là của ngành Cơ khí Xây
dựng nên chi phí cho quảng cáo sản phẩm và các chương trình khuyến mãi rất ít. Để có
thể quảng bá các sản phẩm, Công ty hiện đang áp dụng hình thức xúc tiến bán hàng trực
tiếp bằng cách tham gia vào các hội chợ triển lãm, các Catalog giới thiệu về Công ty và
các sản phẩm của Công ty, các cuộc đấu thầu Chi phí cho quảng cáo sản phẩm và các
chương trình khuyến mãi mỗi năm chỉ khoảng 7- 15 triệu đồng/tháng.

2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương
2.2.1 Cơ cấu lao động trong Công ty
Tổng số lao động của Công ty là 307 người
Công ty
Khách hàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
15
Trong đó nữ chiếm 13 người.
Bảng 2.4 thống kê số lượng cán bộ nhân viên của Công ty
Đơn vị: người
stt Nghề nghiệp Số lượng Nữ
Trình
đ



K
ỹ s
ư

C
ử nhân

Cao đ
ẳng

1 Cán bộ quản lý 22

6

17

5

-

2 Cán bộ kỹ thuật 29

5

25

2


2

3 Cán bộ kinh doanh 12

5

2

10

-

Tổng cộng 61

13

62

17

2

Nguồn phòng tổ chức-hành chính
Bảng 2.5 thống kê số lượng công nhân kỹ thuật của Công ty
stt

B
ậc thợ

S

ố l
ư
ợng

(ngư
ời)

T
ỷ lệ

(%)

1

3

76

41,3

2

4

47

25,5

3


5

8

4,3

4

6

-

-

5

7

1

0,5

T
ổng cộng

184

100

Nguồn phòng tổ chức-hành chính

*cơ cấu lao động tại văn phòng Công ty: Tổng số lao động cán bộ nhân viên là
150 người trong đó nữ 63 người.

2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động tại Công ty
Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung là công ty chủ quản của nhiều xí nghiệp
thành viên. Do đặc điểm như vậy, với khả năng và thời gian có hạn em không thể tìm hiểu
được hết các đơn vị thành viên mà chỉ có thể tìm hiểu được thực trạng sản xuất kinh
doanh tại Văn phòng của Công ty. Vì vậy trong báo cáo này em xin chỉ trình bày tình hình
sử dụng thời gian lao động tại Văn phòng của Công ty.
Theo quy định của Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung thời gian làm việc của
Văn phòng Công ty là 48 giờ/tuần (1 tuần làm việc 6 ngày).
Thời gian làm việc theo lịch (
L
T
)
-
L
T
= 52 tuần/năm x 6 ngày/tuần x 8 giờ/ngày/người x 150 người =312.000 giờ/năm
Thời gian nghỉ lễ, tết trong năm (
LT
T
)
-
LT
T
= 9 ngày/năm x 8 giờ/ngày/người x 150 người = 10.800 giờ/năm
Thời gian làm việc theo chế độ (
D
C

T
)
-
D
C
T
=
L
T
-
LT
T
=312.000 giờ/năm - 10.800 giờ/năm = 301.200 giờ/năm
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
16

Thời gian nghỉ phép trong năm (
P
T
)
-
P
T
= 12 ngày/người/năm x giờ/ngày/người x 150 người = 14.400 giờ/năm
Thời gian làm việc thực tế trong năm (
TT
T
)

-
TT
T
=
D
C
T
-
P
T
= 301.200 giờ/năm - 14.400 giờ/năm = 286.800 giờ/năm

2.2.3 Công tác tuyển dụng lao động
Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung tuyển dụng lao động bằng phương pháp thi
tuyển đầu vào. Các ứng viên nộp hồ sơ xét tuyển tại Phòng Tổ chức-Hành chính, sau khi
được Phòng Tổ chức-Hành chính xét duyệt hồ sơ trình Giám đốc duyệt. Hồ sơ nào được
duyêt thì được mời đến thi tuyển vòng 1 bằng hình thức thi viết, ứng viên nào trúng tuyển
vòng 1 sẽ được thi tiếp vòng 2 bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp. Người được trúng
tuyển vào làm việc tại Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung sẽ ký Hợp đồng lao động và
sẽ trải qua các loại Hợp đồng lao động sau:
- Hợp đồng lao động thử việc:
Tại Văn phòng Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung, người lao động và công ty
sẽ ký Hợp đồng lao động thử việc được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 32 của Bộ
luật lao động: 2 tháng đối với người lao động tốt nghiệp Đại học trở lên và 1 tháng đối với
người lao động tốt nghiệp từ Cao đẳng trở xuống.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm:
Sau khi hết thời gian thử việc, người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc của
vị trí cần tuyển dụng thì được Công ty ký hợp đồng xác định là 1 năm.
- Hợp đồng không xác định thời hạn
Khi hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm mà Công ty vẫn có nhu

cầu sử dụng và người lao động vẫn có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại Công ty thì được
ký Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Sau mỗi lần hết hạn Hợp đồng lao động, nếu người lao động vẫn có nguyện vọng
công tác tại Công ty thì phải có đơn đề đạt nguyện vọng được tiếp tục làm việc tại Công
ty và được trưởng bộ phận đồng ý xác nhận bằng văn bản thì được Công ty ký Hợp đồng
lao động tiếp theo.
Ngoài những hình thức Hợp đồng kể trên Công ty còn ký Hợp đồng lao động thời
vụ đối với người lao động làm công việc có tính chất thời vụ. Đó là Hợp đồng lao động
thời vụ dưới 3 tháng.

2.2.4 Tổng quỹ tiền lương và phương pháp chia lương
2.2.4.1 Xác định quỹ tiền lương
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
17
 Quỹ tiền lương của văn phòng Công ty được phân phối trực tiếp cho cán bộ nhân viên
làm việc trong văn phòng Công ty, không sử dụng vào mục đích khác.
Không hoạch toán vào quỹ lương các khoản không có tính chất lương và quyết
toán quỹ lương phải cân đối với các điều kiện: doanh thu thực hiện, nộp ngân sách Nhà
nước, lợi nhuận thực hiện, năng suất lao động…
 Nguồn hình thành quỹ lương hàng năm
Căn cứ vào dự toán chí phí quản lý của Công ty do Hội đồng quản trị Công ty phê
duyệt. Tổng quỹ lương của văn phòng Công ty bao gồm:
 Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao trên cơ sở kết quả sản xuất kinh
doanh
 Quỹ tiền lương bổ sung theo quy định của Nhà nước
 Quỹ tiền lương từ các hoạt động SXKD, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được
giao.
 Tổng quỹ tiền lương được xác định theo quy định của Nhà Nước:


DG
)
 
TH NT TH PC BS TG
V = V - (P P V + V + V


TH
V
:quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp

DG
V
:quỹ tiền lương tính theo đơn giá được giao ứng với khối lượng Sản phẩm
thực hiện, hoặc Doanh thu (doanh số) thực hiện, hoặc tổng thu trừ tổng chi (chưa có tiền
lương) thực hiện, hoặc lợi nhuận thực hiện

NT
P
:lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề


TH
P

:lợi nhuận thực hiện năm báo cáo


PC

V
:là quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có)


BS
V
:
là quỹ tiền lương bổ sung


TG
V
: là quỹ Tiền lương làm thêm giờ

2.2.4.2 Sử dụng quỹ tiền lương
Để đảm bảo quỹ tiền lương chi không vượt quá so với quỹ tiền lương được hưởng.
Tổng quỹ lương của văn phòng Công ty được phân chia như sau:
 80% dùng để chi trả lương cho CBCNV hàng tháng.
 13% dùng để thưởng cho CBCNV có năng suất chất lượng, có thành tích trong công
tác. Hàng năm Giám đốc căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của từng
CBCNV để thưởng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
18
 2% dùng để khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay
nghề giỏi và cán bộ trực tiếp quản lý dự án có hiệu quả.
 5% trích vào quỹ tiền lương dự phòng cho năm sau.

2.2.4.3 Xác định quỹ lương tháng


x 80%
12 tháng
n
T
V
V 

Trong đó :
T
V
: quỹ tiền lương tháng

n
V
: quỹ tiền lương năm

2.2.5 Hình thức và phương thức trả lương
2.2.5.1 Hình thức trả lương
Văn phòng Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung trả lương cho cán bộ công nhân
viên tại văn phòng Công ty theo hình thức trả lương theo thời gian. Ngoài ra, đối với hợp
đồng thời vụ thì trả lương theo hợp đồng khoán việc, đối với hợp đồng lao động thử việc
thì trả lương 1.500.000 đồng /tháng đối với người tốt nghiệp đại học trở lên và 1.000.000
đồng/tháng đối với người tốt nghiệp cao đẳng trở xuống.

2.2.5.2 Phương thức trả lương
Tiền lương tháng thứ i được xác định như sau

i Ci Mi
TL TL TL

 

Trong đó:
i
TL
: tiền lương của người thứ i được nhận trong tháng

Ci
TL
: tiền lương theo cấp bậc của người thứ I và được tính theo công thức

min
x ( )
x
CBi PCi
Ci tt
cd
T H H
TL n
n




Mi
TL
: tiền lương theo năng suất của người thứ I và được tính theo công thức

x x
x

T C
Mi ABC tt
ABC cd
V V
TL h n
H n





min
T
: mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

CBi
H
: hệ số lương cấp bậc của người thứ i

PCi
H
: hệ số phụ cấp của người thứ i (nếu có)

tt
n
: ngày công đi làm thực tế của người thứ i

cd
n
: ngày công theo chế độ trong tháng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
19

T
V
: tổng quỹ lương được phép chia trong tháng

C
V
: tổng quỹ lương theo cấp bậc

ABC
H
: hệ số năng suất của người thứ i theo loại ABC

ABC
h
: tổng hệ số ABC

 Nguyên tắc xét duyệt hệ số năng suất :
- Loại A, hệ số 1: Đối với cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sặc nhiệm vụ được
giao, không vi phạm nội quy, kỉ luật lao động, ngày công đi làm từ 20 ngày/tháng trở lên.
- Loại B, hệ số 0.8: Đối với cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng suất
chưa cao không vi phạm nội quy, kỷ luật lao động, ngày công đi làm đủ.
- Loại C, hệ số 0,6: Đối với cán bộ công nhân viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao
hoặc vi phạm nội quy, kỷ luật lao động, hoặc ngày công đi làm trong tháng từ 17
ngày/tháng trở xuống.


Ví dụ:
Tiền lương tháng 7/2008 của ông Nguyễn Văn Hùng – kỹ sư cơ khí bậc 3/8, hệ số
lương 2.96 được xác định như sau:
Tổng quỹ lương được chia tháng 7/2008 của văn phòng Công ty 600.000.000 đồng
Quỹ lương cơ bản của văn phòng Công ty là 283.500.000 đồng.
Tháng 7/2008 ông Nguyễn Văn Hùng được xếp loại A; Tổng cộng hệ số xếp loại
năng suất
ABC
H
=141
Vậy tiền lương tháng 7/2008 của ông Nguyễn Văn Hùng là

(2,96 x 540.000) x 21 (600.000.000 283.500
.000) x 1 x 21
22 141 x 22
TL

 


TL
= 3.668.396 đồng
Tiền BHXH, BHYT trừ trong lương tháng của người lao động là
2,96 x 540.000 x 6% = 91.545 đồng
Vậy lương tháng 7/2008 của ông Nguyễn Văn Hùng là:
3.668.396 đồng – 91.545 đồng = 3.576.851 đồng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
20




Bảng 2.6: Bảng lương tháng 7/2008 của phòng vật tư


Stt

Họ tên
Hệ số
lương
CB
Hệ số
chức
vụ
S

ngày
công
thực
Hệ số
năng
suất
lương cơ
bản
Lương KD


B
ảo
hiểm
XH&Y
tế
Lương thực
lĩnh
Ký nhận

1 Nguyễn Tuấn Khanh 4.51

0.6

22

1,00

2.759.400

2.244.681

165.564

4.838.517


2 Phùng Ngọc Tuấn Anh

4.20


0.5

22

1,00

2.538.000

2.244.681

152.280

4.630.401


3 Trịnh Thị Loan 4.20

0

21

0,80

2.164.909

1.714.120

129.895

3.749.134



4 Nguyễn Văn Hùng 2.96

0

21

1,00

1.525.745

2.142.650

91.545

3.576.851


5 Đỗ Anh Thư 2.34

0

22

0,80

1.263.600

1.714.120


75.816

2.983.529


6
Nguy
ễn Phạm Xuân
Hải
2.34

0

22

1,00

1.263.600

2.244.681

75.816

3.432.465


7 Hoàng Minh Thảo 3.27

0


22

1,00

1.765.800

2.244.681

105.948

3.904.533


Tổng cộng




13.281.054

14.631.239

841.864

27.070.429


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
21

2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung là công ty hoạt động trong lĩnh vực chế tạo
cơ khí. Vì vậy nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là các
nguyên vật liệu như sắt, thép,kẽm, que hàn… nguyên vật liệu được mua tại thị trường
trong nước và ngoài nước. Các loại nguyên vật liệu như sắt, que hàn, dầu mỡ… đều được
mua tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó cũng có một số nguyên vật liệu phải mua từ
thị trường nước ngoài như các loại thép hình, thép tấm do các yêu cầu về tiêu chuẩn chất
lượng.
Bảng 2.7: một số nguyên vật liệu được mua năm 2008
Stt

Nguyên v
ật lieu

Đơn v


USD/t
ấn

Kh
ối l
ư
ợng

Tr

ị giá


Nh
ập khẩu





1

Thép hình (M
ỹ)

T
ấn

459

200

91.800

2

Thép t
ấm (Nhật)

T

ấn

284

320

90.880


Trong nư
ớc





3

S
ắt cây
Ø
18 Vina Kyoel

Cây

27,5

100

2.750


4

Thép cu
ộn
Ø
6&8

Kg

1,56

140

218,4

5

Que hàn đi
ện

Kg

0,9

70

63

6


Bu lông đai
ốc các loại

Con

1,23

200

246

Nguồn phòng vật tư
2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu cho các công trình và hạng mục của
công trình được Công ty xây dựng dựa trên định mức xây dựng cơ bản của Bộ Xây Dựng.
Dựa vào các bản vẽ kỹ thuật của các công trình hay hạng mục công trình Phòng Kế
hoạch-Công nghệ và Phòng vật tư cùng thực hiện. Thông qua đó các Phòng sẽ tính toán,
thẩm tra khối lượng nguyên vật liệu cần phải sử dụng dựa trên các tiêu chuẩn định mức cơ
bản của Bộ Xây dựng.

2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Tại Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung việc sử dụng nguyên vật liệu phục vụ
cho SXKD được sử dụng cho công trình nào thì dựa vào định mức vật tư đã được xây
dựng như đã nói ở trên để mua. Nhưng việc xây dựng định mức vật tư theo đơn giá của
Bộ xây dựng nên thường bị thiếu hụt so với thực tế sử dụng nên Công ty phải dự trữ một
lượng vật tư tồn kho khá lớn:
Vật tư tồn kho năm 2007 là: 42.920.562.160 đồng
Vật tư tồn kho năm 2008 là: 42.870.460.356 đồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
22
Vật tư sau mỗi công trình sẽ có bản quyết toán lượng nguyên vật liệu thừa để nhập
lại kho.
Ví dụ Báo cáo quyết toán
Công trình thủy điện Khe Bố
TT

Tên quy cách và chủng
loại vật tư
Đơn vị
tính
S
ố liệu

Th
ực
cấp
Sử dụng
Th
ừa(+)

Thiếu(-)
Nh
ập trả

Về kho
Phế liệu
1


Thép t
ấm
δ30

kg

33.912

25.565,23

2.694,77

5.652


2

Thép t
ấm
δ24

Kg

9.043,20

10.488,57

(1.445,37)




3

Thép t
ấm
δ20

Kg


1.350,59

(1.350,59)



4

Thép t
ấm
δ10(SUS)

Kg

12.133

10.734,33

-


1.046,76

351,91

5

Thép hình L100x10

Kg

3.624

3.412,60

211,40



6

Thép hình L75x6

Kg

6.759,09

6.624,91

-



134,18

7

Thép hình th
ứ liệu

Kg

2.398,40

2.000

-


398,40

8

Thép hình L70x6

Kg

920,16

824,05


-


96,11

9

Thép tròn Ø16

Kg

3.437,50

3.246,16

191,34



10

Bulông M16x70

Con

108

108

-




11

Êcu M16

Con

108

108

-



12

Đ
ệm phẳng M16

Con

108

108

-




13

Đ
ệm v
ênh M16

Con

108

108

-



14

Ch
ổi than máy m
ài 150

C
ặp

20

20


-



15

Péc c
ắt Plasma

Cái

40

40

-



16

Que hàn E7016 Ø4

Kg

100


-


100


17

Que hàn E7016 Ø3,2

Kg

1.000


200

800


18

Que hàn E308 Ø3,2

Kg

15


15




19

Que hàn E6013 Ø4

kg

70

70

-



20

M
ỡ chống dính

H
ộp

2

2

-




Nguồn:phòng tài chính –kế toán

2.3.4 Cơ cấu và tình hình hào mòn của tài sản cố định
Tài sản cố định của Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung chủ yếu là máy móc cũ
đã hết khấu hao.
Nguyên giá tài sản cố định được xác định bằng giá mua hoặc giá trị quyết toán
công trình (trừ các khoản chiết khấu thương mai, giảm giá), các khoản thuế (không bao
gồm các khoản thuế không hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản
vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời
gian sử dụng được ước tính của tài sản cố định. Tỷ lệ khấu hao hàng năm được thực hiện
phù hợp với các quyết định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài
chính về việc thực hiện chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định. Cụ thể thời gian
khấu hao của tài sản cố định được chia thành các nhóm như sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
23
. Bảng 2.8: bảng tính khấu hao tài sản
stt

Tài s
ản

Th
ời gian khấu hao(năm
)



Tài s
ản cố định hữu h
ình


1

Nhà xư
ởng v
à v
ật kiến trúc

5
-
25

2

Máy móc thi
ết bị

3
-
9

3

Phương ti
ện vận tải


3
-
10

4

Thi
ết bị v
à d
ụng cụ quản lý

3
-
5

5

Tài s
ản cố định khác

10


Tài s
ản cố định vô h
ình


6
Ph

ần mềm máy tính
Windows Server 2003
3
Nguồn phòng tài chính-kế toán
Ví dụ:
 Ô tô 4 chỗ của hãng Honda có nguyên giá là 450.000.000 đồng được khấu hao
trong 5 năm. Mức khấu hao trong mỗi năm là:
450.000.000 đồng : 5 năm = 90.000.000 đồng/năm
 Máy photocopy hiệu Ricoh nguyên giá là 112.000.000 đồng, thời gian khấu hao
là 3 năm. Mức khấu hao trong 1 năm sẽ là:
112.000.000 đồng : 3 năm =37.333.333 đồng/năm

Bảng 2.7: bảng tổng hợp giá trị tài sản cố định hữu hình năm 2008
Đơn vị: vnđ
Chi tiêu
Nhà cửa vật
kiến trúc
Máy móc
thiết bị
P.tiện vận tải
truyền dẫn
Thi
ết bị,
dụng cụ
quản lý
Tài sản cố
định khác
Cộng
Nguyên giá








S
ố đầu năm

9.506.981.251

30.773.631.271

8.152.433.001

482.815.416

19.110.000

48.934.970.939

Mua s
ắm trong
năm
-

2.734.674.059

9.172.531.730


109.847.640

-

12.017.053.429

đ/tư XDCB hoàn
thành
135.497.725

797.710.956

-

-

-

933.208.681

t/lý, nh
ư
ợng bán

102.147.397

-

1.702.638.249


20.775.150

-

1.825.560.796

S
ố cuối năm

9.540.331.579

34.306.016.286

15.622.326.482

571.887.906

19.110.000

60.059.672.253

Kh
ấu hao








S
ố đầu năm

4.939.361.915

20.825.813.184

4.271.762.713

445.863.512

19.110.000

30.501.911.324

Kh
ấu hao trong
năm
1.056.147.079

4.792.645.232

2.710.041.704

42.166.394

-

8.601.000.409


t/lý, nh
ư
ợng bán

83.871.038

-

1.702.638.249

20.775.150

-

1.807.284.4
37

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
24
S
ố cuối năm

5.911.637.956

25.618.458.416

5.279.166.168


467.254.756

19.110.000

37.295.627.296

Giá tr
ị c
òn l
ại







S
ố đầu năm

4.567.619.336

9.947.818.087

3.880.670.288

36.951.904

-


18.433.059.615

S
ố cuối năm

3.628.693.623

8.687.557.870

10.343.160.314

104.633.150

-

22.764.044.957

Nguồn: phòng tài chính-kế toán

2.4

Phân tích chi phí và giá thành
2.4.1 Các loại chi phí của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung tập hợp chi phí giá thành thực tế theo
khoản mục chi phí.
2.4.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệuh trực tiếp bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu
phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình sau khi đã trừ
phế liệu thu hồi được hạch toán trực tiếp thep giá thực tế đích danh công trình đó
 đối với nguyên vật liệu xuất từ kho của Công ty, căn cứ vào chứng từ gốc là phiếu

xuất kho có đầy đủ chữ ký của thủ kho và người nhận trong đó ghi rõ xuất cho
công trình nào để kế toán kiểm tra xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo
phương pháp thực tế đích danh để tập hợp chi phí tính giá thành.
 Trường hợp nguyên vật liệu mua ngoài không nhập kho xuất thẳng cho từng công
trình thì căn cứ vào hóa đơn GTGT của người bán, phiếu chi, giáo báo nợ của ngân
hàng, bảng kê thanh toán tạm ứng kế toán tập hợp chi phí giá thành.
 Trường nguyên vật liệu phát sinh tại đơn vị thi công do Công ty giao khoán, kế
toán đơn vị ghi vào bảng tổng hợp thanh toán nội bộ các chi phí cho từng công
trình. Cuối kỳ căn cứ vào bảng thanh toán nội bộ chi phí cho từng công trình được
duyệt do đơn vị thi công chuyển lên để tập hợp chi phí giá thành.

2.4.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản phụ cấp theo
lương, tiền thưởng thường xuyên, ăn giữa ca, các khoản trích theo lương cho số công
nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm.

2.4.1.3 Chi phí sản xuất chung
Bao gồm toàn bộ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên
gián tiếp ở bộ phận sản xuất; nguyên vật liệu phục vụ cho công tác quản lý, chi phí dụng
cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí
khác bằng tiền.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Đặng Tuấn Việt – QTDN-K13
25
Chi phí trực tiếp phục vụ cho công trình nào thì được tập hợp trực tiếp theo giá
thực tế mua vào cho công trình đó.
Các chi phí phát sinh trực tiếp cho nhiều công trình như tiền điện, nước, chi phí
khác bằng tiền thì được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính.


2.4.2 Công tác xây dựng giá thành kế hoạch tại Công ty
Giá thành kế hoạch tại Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung được xác định trên
cơ sở định mức xây dựng cơ bản của Bộ xây dưng. Nhưng do giá cả vật tư trên thị trường
có nhiều biến động nên việc xây dựng giá thành kế hoạch theo định mức này hâu như đều
thấp hơn so với thực tế.
Sau khi phòng Phòng kế hoạch-công nghệ và Phòng Vật tư đưa ra khối lượng vật
tư cho công trình và hạng mục công trình, Phòng Tài chính-kế toán có nhiệm vụ xây dựng
giá thành kế hoạch cho công trình và các hạng mục công trình, Tù khối lượng nguyên vật
liệu đó, theo tưng loại nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình SXKD và giá thị trường
của các loại vật liệu, kế toán chi phí và giá thành sẽ dựa vào định mức xây dựng cơ bản
của Bộ xây dựng để tính chi phí giá thành cho công trình hay hạng mục công trình.

2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
Dựa vào những phân loại chi phí sản xuát kinh doanh theo các khoản mục như đã
nói ở trên:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
C
NVL
= Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm × Giá kế hoạch NVL
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
Và dựa vào giá thị trường của các loại nguyên vật liệu được sử dụng cho từng công
trình. Công ty sẽ tập hợp và đưa ra giá thành thực tế cho công trình:
Tổng giá thành
SP
=

Chi phí SXDD
đầu kỳ
+


Chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ
+
Chi phí SXDD
cuối kỳ







×