Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tiểu luận môn tài chính quốc tế Sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ sẽ ảnh hưởng như thế nào lên thặng dư của Trung Quốc trong thương mại gia công chế biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.65 KB, 39 trang )

5
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH 2
ĐẶT VẤN ĐỀ 5
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 7
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 9
KẾT LUẬN – HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 37
DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO 39
5
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tỷ giá hối đoái đóng một vai trò rất quan trọng, nó có tác động đáng kể tới những
biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói
riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc
tế. Tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau.
Hãy xét đến Trung Quốc, là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, với có tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, có lượng dự trữ ngoại hối lớn, có tốc độ và kim
ngạch tăng trưởng thương mại hàng đầu thế giới, có thị trường nội địa rộng lớn và
đầy tiềm năng…Vài nét sơ qua như vậy cũng có thể đánh giá tầm quan trọng trong
ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế toàn cầu.
Qua phân tích ta thấy, lượng thặng dư thương mại khổng lồ là một vấn đề cho
Trung Quốc và các nước còn lại trên thế giới. Và nó bắt nguồn chủ yếu từ thương
mại gia công chế biến. Vậy khi thay đổi tỷ giá hối đối sẽ ảnh hưởng như thế nào đến
nhập khẩu để gia công chế biến và chế biến xuất khẩu của Trung Quốc.
Thấy rõ được tầm quan trọng của việc nghiên cứu ảnh hưởng tỉ giá hối đoái đến
hoạt động xuất nhập khẩu tại Trung Quốc, nhóm chúng tôi xin được thực hiện bài
thuyết trình với tên gọi: “Sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ sẽ ảnh hưởng như
thế nào lên thặng dư của Trung Quốc trong thương mại gia công chế biến”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu để gia công chế biến cũng


như là trong xuất khẩu hàng hóa đã chế biến.
• Xem xét việc làm thế nào việc thay đổi tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng
đến xuất khẩu hàng chế biến mà còn ảnh hưởng đến thặng dư của Trung
Quốc với một con số gần 300 nghìn tỷ đô la trong thương mại chế biến.
• Mở rộng dữ liệu của Thorbecke và Smith bao gồm các quan sát từ 2006 –
2008.
5
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – MÔ HÌNH – NGUỒN SỐ LIỆU
• Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu điều kiện của Marshall - Lerner giả định rằng, nếu thương mại ban đầu
được cân bằng, sự tăng giá đồng tiền sẽ làm giảm cán cân thương mại nếu tổng
(hoặc giá trị tuyệt đối) của độ co giãn cầu cho xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn một.
Phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu để gia công chế biến cũng
như là trong xuất khẩu hàng hóa đã chế biến.
Nghiên cứu định lượng phương trình xuất nhập khẩu với các yếu tố ảnh hưởng đến
nhập khẩu để gia công chế biến cũng như là trong xuất khẩu hàng hóa đã chế biến.
• Các mô hình dự kiến: mô hình ước lượng OLS
• Nguồn số liệu dự kiến: mở rộng dữ liệu của Thorbecke và Smith bao gồm
các quan sát từ 2006 – 2008. Đây là giai đoạn quan trọng bởi vì cả đồng nhân
dân tệ lẫn thương mại chế biến của Trung Quốc thể hiện sự biến động chủ
yếu trong giai đoạn
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhằm làm rõ sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ sẽ ảnh hưởng như thế nào lên thặng
dư của Trung Quốc trong thương mại gia công chế biến với các phần sau đây:
• Phần 1: trình bày các khung khái niệm và lý thuyết cơ bản. Đồng thời, phân
tích mô tả của thương mại chế biến tại Trung Quốc.
• Chương 2: trình bày dữ liệu nghiên cứu và phương pháp luận.
• Chương 3: cho thấy các kết quả của kiểm định OLS, và thảo luận liên quan
đến những kết quả đó.
• Chương 4: mở rộng vấn đề với những khuyến nghị cho cho chế độ tỉ giá.

5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả cho thấy rằng một sự tăng giá trong chuỗi các quốc gia cung ứng Đông Á
sẽ làm giảm thặng dư trong thương mại của Trung Quốc.
5
6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Bằng chứng chưa rõ ràng liên quan đến việc liệu sự tăng giá của đồng nhân dân tệ
không kèm theo sự tăng giá tại phần còn lại của châu Á có gây nên hiệu ứng này.
5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái luôn gắn liền với quá trình lớn mạnh
không ngừng của nền kinh tế thế giới. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền
kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động đáng kể tới những biến đổi của nền
kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay
đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Có thế thấy tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu có quan hệ mật thiết với
nhau. Qua việc phân tích mối quan hệ mật thiết giữa hai nhân tố này sẽ giúp thể
hiện vai trò của chính sách tỷ giá trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất
nhập khẩu.
Có thể thấy, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa đã duy trì một chế độ tỷ
giá cố định mục tiêu so với đồng đô la Mỹ (USD). Trong quá trình này, Trung Quốc
đã tích lũy được hơn 2.4 nghìn tỷ đô la Mỹ trong dự trữ ngoại hối. Ngân hàng Nhân
Dân Trung Quốc đã vô hiệu hóa những biện pháp can thiệp và ngăn chặn tăng lạm
phát. Tuy nhiên, trong quá trình này đã buộc các ngân hàng thương mại nắm giữ
nhiều hơn những trái phiếu của ngân hàng trung ương (trái phiếu chính phủ), đồng
thời phân bổ lại tín dụng. Họ cũng phân phối ngày càng không hiệu quả các nguồn
lực khi tỷ lệ lợi nhuận giữ lại dành để đầu tư của khu vực tư nhân và xã hội hơn cao
hơn so với đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ. Do đó, nhiều người ủng hộ một chế độ
tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn cho Trung Quốc.
Kết quả của sự biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến thặng dư của Trung Quốc
và các nước còn lại trên thế giới như thế nào? Trong trường hợp của Trung Quốc,

sự ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái đến thặng dư từ năm 2008 đã gần như hoàn toàn
tập trung vào thương mại chế biến. Hàng gia công chế biến xuất khẩu là những
thành phẩm cuối cùng được sản xuất bằng cách sử dụng các bộ phận và những linh
kiện được nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới. Vì phần lớn giá trị gia tăng của
hàng hóa gia công chế biến đến từ các nước khác, nên ảnh hưởng của sự thay đổi
trong nhân dân tệ lên sản lượng thương mại gia công chế biến có nguy cơ giảm.
Bài nghiên cứu này mở rộng những vấn đề trước đó theo hai cách. Đầu tiên, nó
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu để gia công chế biến cũng như là
5
trong xuất khẩu hàng hóa đã chế biến. Điều đó giúp có thể xem xét việc làm thế nào
việc thay đổi tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến mà
còn ảnh hưởng đến thặng dư của Trung Quốc với một con số gần 300 nghìn tỷ đô la
trong thương mại chế biến. Thứ hai, đề tài mở rộng dữ liệu của Thorbecke và Smith
bao gồm các quan sát từ 2006 – 2008. Đây là giai đoạn quan trọng bởi vì cả đồng
nhân dân tệ lẫn thương mại chế biến của Trung Quốc thể hiện sự biến động chủ yếu
trong giai đoạn này.
5
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu điển hình như:
• “Adjusting China’s Exchange Rate Policies” (2004) của Moris Goldstein;
• “The Choice of Exchange Rate Regime: The Relevance of International
Experience to China’s Decision” (2004) của John Williamson;
• “Exchange Rate and Monetary Policy in China” (2005) của Nicholas R.
Lardy;
• “Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam” (2004) của Lê
Quốc Lý,
• “China’s Exchange Rate System after WTO Accession: Some
Considerations” (2001) của Jian Guang Shen;
• “China’s Accession to the WTO, Real Exchange Rate Changes and their
Impact on U.S. Trade with Greater China” (2001) của Vincent Dropsy;

• “The China Currency Exchange Rate Problem: Facts and Policy Options”
(2005) của Ủy ban tổng hợp an ninh và kinh tế Trung Mỹ;
• “Trung Quốc sau 4 năm tham gia WTO – Đánh giá sơ khởi vài nét chính”
(2005) của Đỗ Tuyết Khanh;
• “Kinh nghiệm đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối của Trung Quốc trong quá
trình gia nhập WTO và quá trình đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối của Việt
Nam hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Thị Nhung…
Bài nghiên cứu này, chúng tôi đã tham khảo một số nghiên cứu của các tác giả
trước đây như:
Yoshitomi (năm 2007) chứng minh rằng các bộ phận và các linh kiện trong thương
mại chế biến của Trung Quốc đến chủ yếu từ các quốc gia Đông Á. Do đó ông lưu ý
rằng sự tăng giá của đồng nhân dân tệ sẽ chỉ ảnh hưởng đến chi phí tính bằng ngoại
tệ của giá trị gia tăng trong thương mại gia công chế biến của Trung Quốc, trong khi
sự tăng giá chung ở châu Á sẽ ảnh hưởng đến chi phí tính bằng ngoại tệ của toàn bộ
5
sản lượng hàng gia công của Trung Quốc. Như vậy, một sự tăng giá chung sẽ có
hiệu ứng lớn hơn trên nền xuất khẩu chế biến của Trung Quốc.
Thorbecke and Smith (năm 2010) đã xây dựng một biến tỷ giá hối đoái tích hợp để
đo những thay đổi trong chi phí ngoại tệ không chỉ trên giá trị gia tăng mà còn trên
toàn bộ sản lượng hàng gia công của Trung Quốc. Sử dụng ước động lực học bình
phương nhỏ nhất và dữ liệu bảng hàng năm thiết lập trong giai đoạn 1992-2005, họ
đã báo cáo rằng một sự tăng giá 10% so với khu vực sẽ làm giảm xuất khẩu chế
biến xuống 10%.
Ahmed (năm 2009) đã sử dụng mô hình phân bố trễ tự hồi quy (tự tương quan)
(ARDL) và dữ liệu hàng quý trong giai đoạn 1996Q1 – 2009Q2 cùng tỷ giá hối đoái
đã phân tách đồng Nhân dân tệ được thay đổi cân xứng với các quốc gia Đông Á và
quốc gia khác. Ông đã báo cáo rằng 10% sự tăng giá đồng nhân dân tệ tương ứng
với các quốc gia không thuộc Đông Á sẽ làm giảm giá trị xuất khẩu chế biến của
Trung Quốc xuống 17% và 10% sự tăng giá đồng tiền của các quốc gia Đông Á
khác sẽ làm giảm giá trị xuất khẩu chế biến của Trung Quốc xuống 15%.

Gauliser, Lemoine, và Unal-Kesenci (năm 2005) thảo luận về việc phân loại hàng
hóa nhập khẩu chế biến. Loại đầu tiên nhắc đến các nhà cung cấp nước ngoài nhập
khẩu những hàng hóa trung gian và sử dụng nguồn ấy để sản xuất hàng hóa, sau đó
xuất khẩu lại. Loại thứ hai phải kể đến các nhà cung cấp nước ngoài nhập khẩu
nguyên liệu đầu vào từ một hãng khác và sử dụng chúng để sản xuất hàng hóa rồi
sau đó xuất khẩu lại.
Xing (năm 2009) thảo luận cho rằng kết quả lợi nhuận độc quyền đóng góp vào
lượng tiết kiệm cao của các công ty, bồi thường đặc biệt cao trong số các giám đốc
điều hành tại doanh nghiệp nhà nước, và phân phối thu nhập chênh lệch nhau.
Huang (năm 2009) dẫn ra những sai lệch trong thị trường các yếu tố sinh ra một
lượng trợ cấp sản xuất gần 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (7% GDP) trong năm 2008.
Những trợ cấp này bao gồm đồng nhân dân tệ bị định giá thấp, giá đất thấp một
cách không tự nhiên và lãi suất thực, giá nhiên liệu và điện được điều chỉnh, và môi
trường pháp luật không được thi hành chặt chẽ.
5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. LÝ THUYẾT TỔNG QUAN
1.1. Các định nghĩa tổng quan
• Thặng dư thương mại
Cán cân thương mại (hay xuất khẩu ròng, đôi khi còn được thể hiện là NX) là chênh
lệch giữa giá trị bằng tiền của xuất khẩu so với nhập khẩu trong một nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Đó là mối quan hệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu của
một quốc gia. Cán cân thương mại được biết đến như thặng dư thương mại nếu xuất
khẩu nhiều hơn nhập khẩu; mặt khác nó được gọi là thâm hụt thương mại hay gọi
một cách đơn giản là thiếu hụt thương mại. Cán cân thương mại thường được chia
thành cán cân hàng hóa và cán cân dịch vụ.
• Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là giá cả của một đơn vị tiền tệ của
một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá
cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Nó là một phạm trù kinh tế bắt

nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ quan hệ tiền tệ
giữa các quốc gia. Tỷ giá gồm các loại sau đây:
- Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: tỷ giá mua, tỷ giá bán
- Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá: tỷ giá chính thức, tỷ giá
chợ đen
- Căn cứ vào tính chất tác động đến thương mại quốc tế: tỳ giá danh nghĩa
song phương, đa phương; tỷ giá thực song phương, đa phương
• Nhập khẩu để gia công chế biến
Gia công xuất khẩu là quá trình tạo thêm giá trị thặng dư cho sản phẩm nhưng
không làm thay đổi đặc tính vật lý hoặc hóa học cơ bản của sản phẩm. Lợi ích: Tạo
ra giá trị thặng dư. Chi phí: Có 2 dạng:
+ C1: Người thuê gia công chịu chi phí NVL và chỉ trả tiền gia công.
+ C2: Người gia công mua NVL và sẽ bán cho người thuê gia công theo giá bao
gồm cả NVL và tiền công.
• Độ co giãn
5
Độ co giãn là giá tri dùng để biểu hiện mối quan hệ của yếu tố này so với yếu tố
khác, ví dụ độ co giãn của cầu theo giá thì nó thể hiện độ nhạy của lượng cầu khi
giá thay đổi.
• Hiệp phương sai không đồng nhất phù hợp với Thống kê Z
Hiệp phương sai là độ đo sự biến thiên cùng nhau của hai biến ngẫu nhiên. Nếu 2
biến có xu hướng thay đổi cùng nhau (nghĩa là, khi một biến có giá trị cao hơn giá
trị kỳ vòng thì biến kia có xu hướng cũng cao hơn giá trị kỳ vọng), thì hiệp phương
sai giữa hai biến này có giá trị dương. Mặt khác, nếu một biến nằm trên giá trị kì
vọng còn biến kia có xu hướng nằm dưới giá trị kì vọng, thì hiệp phương sai của hai
biến này có giá trị âm.
• Tỷ giá cố định mục tiêu
Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế
độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một
đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị

khác. Tỷ giá cố định mục tiêu là tỷ giá cố định để thực hiện một mục tiêu nào đó
trong ngắn hạn hoặc trong dài hạn.
• Tỷ giá hối đoái linh hoạt
Chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép
dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được
gọi là một đồng tiền thả nổi.
• Mô hình tự hồi quy và mô hình phân phối trễ
Trong phân tích hồi quy liên quan đến số liệu chuỗi thời gian, nếu mô hình hồi quy
không chỉ bao gồm các giá trị hiện tại mà còn bao gồm các giá trị trễ (giá trị quá
khứ) của biến giải thích X,mô hình đó gọi là mô hình phân phối trễ. Nếu trong số
các biến giải thích của mô hình bao gồm một hay nhiều giá trị trễ của biến phụ
thuộc, mô hình đó gọi là mô hình tự hồi quy.
• Tỷ giá hối đoái trọng số
Bình quân của tiền tệ của một quốc gia liên quan đến một chỉ mục hoặc rổ các loại
tiền tệ lớn khác điều chỉnh cho những ảnh hưởng của lạm phát. Các trọng số được
xác định bằng cách so sánh cán cân thương mại tương đối, về tiền tệ của một quốc
gia, mỗi quốc gia khác trong chỉ số.
1.2. Lý thuyết tổng quan về tỉ giá hối đoái
Những yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái được phân chia làm các yếu tố dài
hạn và các yếu tố ngắn hạn. Các yếu tố dài hạn tác động đến tỷ giá gồm: tương quan
5
lạm phát của các quốc gia, giá cả hàng hóa thế giới, thuế quan, hạn ngạch, năng suất
lao động, tâm lý… Các yếu tố ngắn hạn tác động đến tỷ giá gồm: tương quan lãi
suất của các quốc gia, những dự tính về tỷ giá hối đoái trong tương lai, những cú
sốc về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai, những can thiệp của chính phủ lên thị
trường ngoại hối…
Chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách tỷ giá hối đoái cần được hiểu và phân tích theo nghĩa rộng, tức là quá
trình mà chính phủ lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái nhất định và sử dụng các công cụ
(hành chính, thị trường…) để điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt được tôn chỉ (mục

tiêu) của chính sách tỷ giá hối đoái từng thời kỳ.
Mỗi quốc gia đều có một chế độ, một khung pháp lý riêng dành cho các giao dịch
tài chính quốc tế của quốc gia đó. Chế độ tỷ giá hối đoái bao gồm các quy tắc xác
định phương thức mua bán ngoại hối đối với các thể nhân và pháp nhân là người cư
trú và người không cư trú. Thông thường có 3 chế độ tỷ giá hối đoái cơ bản mà các
quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng: chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn,
chế độ tỷ giá hối đoái cố định và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết.
Việc lựa chọn các chế độ tỷ giá thường hướng vào các mục tiêu: i) đảm bảo cân
bằng cán cân bên trong (tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ lạm phát hợp lý, giá trị
đồng tiền được duy trì ổn định trong tương quan các đồng tiền, tỷ lệ thất nghiệp
chấp nhận được và ii) đảm bảo cán cân cân đối bên ngoài như duy trì cán cân thanh
toán.
Tóm lại, kết quả của chính sách tỷ giá hối đoái là những ảnh hưởng, tác động đến
các biến số kinh tế chủ yếu của nền kinh tế như: giá trị xuất nhập khẩu, lạm phát và
tăng trưởng kinh tế, đến đầu tư nước ngoài và nợ nước ngoài…
Tác động của tỉ giá hối đoái lên cán cân xuất nhập khẩu
Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến
giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc
tế. Tỉ giá hối đoái trực tiếp tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh toán
quốc tế, mà trước hết là những thay đổi trong cán cân tài khoản vãng lai. Người ta
thường nhận thấy rằng cán cân thương mại (nội dung chủ yếu của cán cân tài khoản
5
vãng lai) của một nước có thể xấu đi hay tốt lên khi có những biến động của tỷ giá
hối đoái, nếu tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ mất giá) thì sẽ khuyến khích xuất
khẩu, hạn chế nhập khẩu như vậy cán cân thanh toán quốc tế của một nước sẽ được
cải thiện và ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ lên giá) thì sẽ hạn chế
xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi.
Giả thiết cơ bản cho mô hình là một nước sẽ sản xuất một hàng hoá được tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hoá khác từ phần còn lại của thế
giới, khi đó cân bằng thương mại (xuất khẩu ròng) NX được xác định như sau:

Trong đó:
• NX : cán cân thương mại
• EX: xuất khẩu hàng hoá
• IM: nhập khẩu hàng hoá
• giá cả tương đối hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá sản xuất
trong nước (tỷ giá thực REER)
• y : thu nhập quốc dân (GDP)
Hàm cầu xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá thực REER. Khi phá giá tiền tệ, đồng nội
tệ mất giá, hàng hoá xuất khẩu trở nên rẻ hơn trên góc độ người tiêu dùng nước
ngoài. Do đó tạo nên lợi thế cạnh tranh về giá cả, thúc đẩy các doanh nghiệp trong
nước tăng cường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài.
Tương tự như vậy, hàm cầu nhập khẩu cũng chịu tác động của tỷ giá thực. Khi đồng
tiền trong nước mất giá, hàng hoá nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn, nên người tiêu
dùng trong nước có xu hướng chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng thay thế mang
lại những lợi ích tương tự có giá cả rẻ hơn. Ngoài ra, cầu nhập khẩu có thể thay đổi
khi thu nhập quốc dân thay đổi. Cùng với đà tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu
nhập người tiêu dùng ngày càng được cải thiện. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu
dùng có khuynh hướng thích sử dụng hàng ngoại hơn vì vậy sẽ làm tăng nhập khẩu.
Khi tỷ giá thực tăng lên (đồng nội tệ mất giá), hàng hoá xuất khẩu trở nên rẻ hơn so
với người tiêu dùng nước ngoài. Tuy nhiên, xuất khẩu không tăng lên ngay được vì
hoạt động xuất khẩu thường được thực hiện theo hợp đồng kỳ hạn. Còn kim ngạch
5
nhập khẩu thì tăng lên do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng. Do vậy cán cân thương
mại và dịch vụ có xu hướng giảm xuống cho đến khi tỷ giá thực sự tác động đến
xuất khẩu làm cải thiện cán cân thương mại. Điều này phù hợp với “đường cong J”
Sự giảm giá hay sự mất giá của đồng nội tệ có hiệu quả tức thì là làm tăng giá nhập
khẩu và làm giảm giá xuất khẩu. Vì vậy, trong một thời gian ngắn, cán cân thương
mại có thể thâm hụt trước khi những hiệu quả của sự thay đổi trong giá cân đối của
xuất khẩu so với nhập khẩu, đem lại sự bành trướng trong dài hạn của xuất khẩu và
một sự cắt giảm nhập khẩu, sẽ cải thiện được cán cân thương mại. Đường cong J chỉ

rõ thâm hụt ban đầu trong cán cân thanh toán, sau đó là một sự phục hồi. Nó biểu
diễn khả năng chi trả, lúc đầu đi xuống đột ngột, sau đó tăng lên có hình chữ J. Hiện
tượng nói trên được gọi là hiện tượng đường cong J và hiệu quả của việc phá giá
được gọi là hiệu ứng đường cong J.
Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung quốc:
Từ năm 1949 đến nay, Trung quốc đã có những thay đổi lớn về chính sách tỷ giá.
Có thể chia thành 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1949 đến năm 1979: Trung Quốc quản lý kinh tế theo
cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chính phủ thống nhất và tập trung quản lý các hoạt
động ngoại hối. Trung quốc thực hiện chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng nhân dân
5
Trung quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua bán ngoại tệ của cả nền kinh tế.
Giai đoạn này nền kinh tế Trung quốc gặp nhiều khó khăn nếu như không muốn nói
là trì trệ.
Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1979 đến năm 1993: Trung Quốc tiến hành cải cách
kinh tế. Nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành nhằm khuyến khích các thành
phần kinh tế phát triển, phát triển cơ sở hạ tầng, các ngành sản xuất công nghiệp
phụ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Hoa kiều đầu tư vào
trong nước để xuất khẩu thu ngoại tệ. Chính phủ Trung quốc bảo lãnh việc cân đối
ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu thu ngoại tệ. Để phù hợp với sự chuyển đổi của
nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng có thay đổi, bên cạnh tỷ giá chính thức do ngân hàng
nhân dân Trung Quốc công bố, sử dụng để hạch toán, tính thuế xuất nhập khẩu, đã
cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị
trường ngoại tệ. Năm 1991, Trung Quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá
thả nổi có quản lý, duy trì hai loại tỷ giá. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã
tạo ra khoảng cách giữa hai loại tỷ giá. Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoái
giữa các doanh nghiệp phát triển, làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia
tăng. Trong thời gian này các doanh nghiệp được phép giữ lại một phần ngoại tệ để
sử dụng. Kết quả là ngoại tệ tập trung vào nhà nước ít hơn so với khu vực dân cư
nắm giữ, Trung Quốc gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ.

Giai đoạn thứ ba: từ năm 1994 lại đây. Để khắc phục các khó khăn do thị trường tự
phát gây nên, để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều
kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung Quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang
bằng với tỷ giá thị trường. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được thực hiện
từ ngày 01/01/1994. Trung quốc đã cho đồng nhân dân tệ phá giá tới 35%, tỷ giá
chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD. Kèm theo đó
là các quy định xóa bỏ chế độ tự giữ ngoại hối, các doanh nghiệp thực hiện chế độ
kết hối ngoại tệ 100%, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng nhập
khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép. Riêng các giao dịch phi
thương mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng. Trung quốc cho
phép thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với trung tâm chính tại Thượng
Hải và một số chi nhánh tại các thành phố lớn để thực hiện các giao dịch giao ngay
5
trên thị trường. Từ năm 1994 đến nay Trung quốc đã thực hiện chuyển đổi tỷ giá
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên trên thực tế Trung
quốc vẫn thực hiện cơ chế tỷ giá cố định gắn với đồng USD.
Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đã góp phần tích
cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc. Trước năm 1994, Trung
quốc luôn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định. Từ năm 2003 lại
đây, cán cân thương mại Trung quốc luôn duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn nhập
khẩu, đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới,
chỉ sau Mỹ và Đức. Đến cuối năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở thành nền
kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ. Trung quốc vẫn duy trì được tốc độ
tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm liên tục, tính đến cuối năm 2008 đã vươn lên
vị trí thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật, năm 2009 vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP trên
8%. Dự trữ ngoại hối của Trung quốc đứng đầu thế giới…
Thật vậy trong những năm gần đây, thặng dư thương mại của Trung Quốc nằm ở
mức 200-300 tỷ USD/năm với dự trữ ngoại tệ ở mức khổng lồ 2,4 nghìn tỷ USD
vào đầu năm 2010 (gấp 24 lần GDP của Việt Nam), chủ yếu dưới dạng tiền cho các
nước khác vay, trong đó khoảng 70% (khoảng 1,7 nghìn tỷ USD) là cho Mỹ vay,

trong đó chính phủ liên bang của Mỹ vay gần 800 tỷ. GDP của Trung Quốc năm
2009 đạt 31,4 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương với khoảng 4,52 tỷ USD, tăng
trưởng năm 2009 đạt 9,6%. Năm 2011, GDP Trung Quốc tăng trưởng 9,2% so với
năm 2010. Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố số liệu cho thấy trong tháng 7-
2011, xuất khẩu của nước này tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 175,13 tỉ
đô la Mỹ.
Bảng GDP và thương mại hàng hóa theo vùng giai đoạn 2007 - 2010
Đơn vị: % thay đổi hàng năm
5
a) Bao gồm cả Caribbean.
b) Hong Kong Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore and Đài Loan.
Nguồn: WTO Secretariat.
Các nước châu Âu, Mỹ và Nhật bản cho rằng Trung quốc đang sử dụng chính sách
tỷ giá thấp nhân tạo để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm với giá rẻ hơn sang các nước,
làm mất cân đối nghiêm trọng thị trường vốn, tài chính quốc tế, đây là nguyên nhân
chính gây nên khủng hoảng. Ngày càng nhiều nước phản đối chính sách tỷ giá của
Trung quốc.
1.3. Thương mại gia công chế biến tại Trung Quốc
Thống kê của cục hải quan Trung Quốc đã chỉ ra sự khác biệt giữa nhập khẩu và
xuất khẩu có liên quan đến thương mại gia công - chế biến và xuất nhập khẩu thông
thường. Hàng nhập khẩu cho gia công - chế biến là những hàng hóa được mang vào
Trung Quốc để gia công sau đó xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến
được phân loại bởi nhà chức trách Trung Quốc, là hang hóa được sản xuất bằng
cách như trên. Nhập khẩu để gia công - chế biến không phải chịu thuế và gồm cả
những nguyên liệu đầu vào cũng như những thành phẩm được đưa vào thị trường
nội địa Trung Quốc. Trái ngược lại, những hàng hóa nhập khẩu thông thường phải
gánh chịu thuế, ngoài ra gánh chịu thuế còn có những hàng hóa mà sử dụng nguyên
liệu từ chính địa phương. Báo cáo của Feentra và Wei (năm 2009) đã chỉ ra rằng
80% hàng hóa chế biến để xuất khẩu đến từ các công ty nước ngoài.
5

Hình 1 đã chỉ ra rằng hầu hết thặng dư thương mại Trung Quốc đến năm 2008 và cả
sau năm 2008 đều đến từ thương mại gia công - chế biến. Thống kê của cục hải
quan Trung Quốc đã chia thương mại gia công - chế biến ra làm hai loại là “gia
công và lắp ráp” với “chế biến với nguyên liệu nhập khẩu”.
Như Gauliser, Lemoine, và Unal-Kesenci (năm 2005) thảo luận, thì loại đầu tiên
nhắc đến các nhà cung cấp nước ngoài nhập khẩu những hàng hóa trung gian và sử
dụng nguồn ấy để sản xuất hang hóa, sau đó xuất khẩu lại. Loại thứ hai phải kể đến
các nhà cung cấp nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ một hãng khác và
sử dụng chúng để sản xuất hàng hóa rồi sau đó xuất khẩu lại. Thặng dư của loại một
trung bình là 20 tỷ USD từ năm 2007 đến năm 2009 và thặng dư của loại hai là 250
tỷ USD. Điều này có hàm ý, khi mà mức độ nhập khẩu nội địa của các công ty nước
ngoài ở Trung Quốc được duy trì vững vàng, cánh tay dài của các công ty nước
ngoài này càng tiếp tục vươn xa nhiều nơi với những công ty khác ở Trung Quốc.
Hình 1

Hình 2: Thương mại gia công - chế biến từng phần sử dụng hệ thống phân loại
Harmonized System (HS). Nó chỉ ra rằng các máy móc và thiết bị điện (HS 84-85)
đã trở nên ngày càng quan trọng trong xuất và nhập khẩu trong khi đó ngành dệt
(HS 41-43, 50-63) đã từng bước giảm tầm quan trọng. Vì thế thương mại gia công -
chế biến rộng hơn bao gồm nhập khẩu những phần tinh vi, linh kiện và sử dụng
5
chúng để sản xuất máy tính, thiết bị viễn thông và các loại hàng hóa công nghệ cao
khác.
Bảng 1 đã chỉ ra giá trị thương mại gia công - chế biến từng phần của Trung Quốc
giai đoạn 2006-2008. 2/3 giá trị nhập khẩu để gia công chế biến đến từ Nhật Bản,
thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), và các nền kinh tế công
nghiệp mới nổi (NIEs), trong khi đó chỉ có 5% đến từ Mỹ và các nước Châu Âu.
Mặt khác, Đông Á, Mỹ, Châu Âu, và Hong Kong, Trung Quốc mỗi nơi nhận
khoảng 20% xuất khẩu hàng hóa đã gia công chế biến. Theo kết quả trên, thì Trung
5

Quốc nhập siêu khoảng 100 tỷ USD từ các nước Đông Á, thặng dư 100 tỷ USD từ
các nước Châu Âu 130 tỷ USD từ Mỹ và Hong Kong.
2. MÔ HÌNH – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – DỮ LIỆU
2.1. Xác định hàm số của xuất khẩu và nhập khẩu:
Theo mô hình thay thế bất hoàn hảo của Goldstein và Khan (năm 1985), các hàm
xuất khẩu, nhập khẩu có thể được miêu tả như sau:
Trong đó:
• ex
t
đại diện cho xuất khẩu thực
• rer
t
đại diện cho tỉ giá hối đoái thực
• y
t
* đại diện cho thu nhập từ nước ngoài thực
• im
t
đại diện cho nhập khẩu thực
• y
t
đại diện cho thu nhập từ nội địa thực
5
Các biến số được đo lường trong hệ số logarit tự nhiên.
Trong trường hợp của thương mại gia công chế biến Trung Quốc, thực sự cần thiết
phải sửa đổi các phương trình trên. Dưới đây tôi xin xem xét một trong những yếu
tố khác ảnh hưởng đến nhập khẩu sản phẩm để gia công chế biến và xuất khẩu sản
phẩm đã gia công chế biến.
Đối với các hàng hóa nhập khẩu dùng để gia công chế biến, Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) (năm 2005) lưu ý rằng độ co giãn với giá nhỏ vì các hàng hóa trung gian

thường không được sản xuất trong nước, dẫn đến tiềm năng thay thế nhập khẩu
bằng nguyên liệu nội địa nhỏ. Tuy nhiên, thặng dư rất lớn trong ngành gia công -
chế biến đã xuất hiện từ năm 2005 cho thấy rằng các công ty đã có thể tạo ra thêm
hàng hóa trung gian trong phạm vi nội địa. Do đó, nhu cầu đối với hàng hoá nhập
khẩu dùng để gia công chế biến có thể đã trở nên co dãn hơn với giá trong những
năm gần đây.
IMF (năm 2005) cũng lập luận rằng hàng nhập khẩu dùng để gia công chế biến nên
thay đổi tương ứng với hàng xuất khẩu gia công chế biến. Như vậy, lượng hàng
nhập khẩu dùng để gia công chế biến vì thế nên đổ vào Trung Quốc một cách thích
hợp để đáp ứng với sự gia tăng nhu cầu đối với hàng xuất khẩu gia công chế biến
trên thế giới.
Hàng xuất khẩu gia công chế biến do đó được kể đến như là một biến bên vế phải
để giải thích cho hàng nhập khẩu dùng để gia công chế biến. Kể từ khi hàng nhập
khẩu dùng để gia công chế biến không chỉ dành cho thị trường nội địa mà còn là
một nguyên liệu cho hàng xuất khẩu gia công chế biến, đã cho thấy mức ưu đãi thấp
bao gồm hàng hóa xuất khẩu nhưng không đem thu nhập về cho Trung Quốc.
Dòng vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các tập đoàn đa quốc gia (MNCs)
cũng đóng vai trò quan trọng trong thương mại gia công chế biến (xem Gaulier,
Lemoine, và Unal-Kesenci năm 2005). Như đã thảo luận ở trên, 84% hàng xuất
khẩu gia công chế biến của Trung Quốc trong năm 2006 đã được sản xuất bởi các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Feenstra và Wei 2009). Vốn đầu tư nước
ngoài vì thế được xem như một biến quan trọng nữa. Như Marquez và Schindler
(2007) lưu ý, hiệu quả của vốn đầu tư nước ngoài vào nhập khẩu có thể là tích cực
5
hay tiêu cực tùy thuộc vào việc đầu tư tạo ra các hiệu ứng thay thế hay hiệu ứng bổ
sung.
Theo những tác giả trước đã nghiên cứu trước đây (ví dụ, Garcia-Herrero và Koivu
2007), biến giả Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng là một biến quan trọng.
Việc gia nhập WTO của Trung Quốc có thể đã khiến các công ty nước ngoài tự tin
hơn để bước vào mối quan hệ lâu dài với các công ty Trung Quốc. Garcia-Herrero

và Koivu (2007) thừa nhận rằng vị thế của Trung Quốc trong WTO đã bắt đầu ảnh
hưởng đến thương mại của Trung Quốc khi Trung Quốc bắt đầu gia nhập WTO vào
đầu năm 2000. Do đó biến giả WTO bắt đầu được thiết lập kể từ năm 2000.
Đối với hàng hoá xuất khẩu gia công chế biến, nhiều giá trị đã gia tăng từ các đơn
vị nhập khẩu, đặc biệt là tại các nước Đông Á khác. Sự gia tăng tại khu vực Đông Á
đã gây ảnh hưởng lớn hơn lên các chi phí hàng xuất khẩu của Trung Quốc được đo
lường bằng tiền tệ của quốc gia nhập khẩu hơn là sự tăng giá đơn phương của đồng
nhân dân tệ. Tăng giá đơn phương có thể sẽ chỉ làm thay đổi giá trị đồng ngoại tệ
liên quan giá trị gia tăng của Trung Quốc trong xuất khẩu gia công chế biến. Một tỷ
giá hối đoái tích hợp vì thế bao gồm lượng thay đổi của tỷ giá hối đoái ở chuỗi các
quốc gia cung ứng đo bằng giá trị gia tăng của quốc gia trong ngành gia công chế
biến.
2.2 Xây dựng một tỷ giá tích hợp
Theo Tong và Zheng (năm 2008), giá trị gia tăng của Trung Quốc trong thương mại
gia công chế biến có thể được xem như là sự chênh lệch giữa giá trị hàng gia công
chế biến xuất khẩu của Trung Quốc (VPEt) và giá trị nhập khẩu để gia công chế
biến từ tất cả các chuỗi quốc gia cung ứng (Σ
i
VIP
i, t
):
Với VA
Chin, t
tương đương với giá trị gia tăng của Trung Quốc trong thương mại gia
công chế biến. Dữ liệu hàng năm trên tổng giá trị hàng gia công chế biến xuất khẩu
và tổng giá trị hàng nhập khẩu để gia công chế biến được sử dụng để tính toán giá
trị gia tăng của Trung Quốc.
5
Để tính toán giá trị gia tăng ở chuỗi các quốc gia cung ứng, bài viết này tập trung
vào chín nhà cung cấp hàng đầu về các sản phẩm nhập khẩu để gia công chế biến

cho Trung Quốc. Đó là các quốc gia Đức, Nhật Bản, cộng hòa Triều Tiên (sau này
là Hàn Quốc), Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, và Hoa Kỳ.
Tỉ trọng của các nhà cung cấp (w
i, t
) được tính bằng cách chia sản lượng nhập khẩu
của từng quốc gia cho tổng sản lượng nhập khẩu để chế biến đến từ chín nhà cung
cấp. Những tỉ trọng này được sử dụng để tính toán một tỷ giá hối đoái có trọng số
(wrer
j,t
) giữa Trung Quốc và mỗi quốc gia j mua hàng gia công chế biến xuất khẩu
từ Trung Quốc bằng cách tính toán các tỉ trọng của từng sản phẩm nội tại và tỷ giá
hối đoái song phương thực tế giữa các quốc gia cung cấp hàng nhập khẩu cho gia
công chế biến và quốc gia j:
Trong đó:
• rer
i, j, t
là tỷ giá hối đoái song phương thực giữa chuỗi quốc gia cung ứng i và
j mua các sản phẩm gia công - chế biến xuất khẩu cuối cùng.
• wrer
j, t
là tỷ giá hối đoái trọng số, được tính bằng cách kết hợp với tỷ giá hối
đoái song phương giữa Trung Quốc và nước j (rer
Chin, j, t
) để tính toán một tỷ giá
thực tích hợp (irer
j,t
) duy nhất đo lường cách thức mà tỷ giá hối đoái thay đổi ảnh
hưởng đến toàn bộ chi phí hàng xuất khẩu gia công - chế biến của Trung quốc với
nước j:
Để tính toán irer theo cách này, cần thiết phải đo lường tỷ giá hối đoái bằng cách sử

dụng một con số chung. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các biến
tỷ giá hối đoái thực được xây dựng bởi Trung tâm CEPII. Theo CEPII tỷ giá hối
đoái thực giữa quốc gia i và j được tính bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc nội (tính
bằng GDP) tính bằng đô la Mỹ chia cho GDP theo sức mua tương đương (PPP) ở
đất nước i và làm tương tự với đất nước j. Kết quả tỉ lệ ở đất nước i sau đó chia cho
tỷ lệ của đất nước j.
5
Biến này đo lường đơn vị hàng hoá tiêu dùng trong nước i cần thiết để mua một đơn
vị hàng hoá tiêu dùng trong nước j. Nó có thể được so sánh giữa các quốc gia cũng
như giữa các thời điểm. Bởi vì tính có thể so sánh được giữa các quốc gia, nó có thể
được sử dụng trong phương trình (2) để tính toán irer. Wrer và irer càng cao càng
đại diện cho tỷ giá hối đoái tăng ở Trung Quốc và các nước cung cấp.
Các biến độc lập khác là vốn cổ đông của Trung Quốc trong sản xuất, vốn FDI, và
một biến giả WTO. Cheung, Chinn, và Fujii (năm 2010) đã tìm ra rằng các vốn cổ
đông của Trung Quốc giúp giải thích biến xuất khẩu tại Trung Quốc. Như đã thảo
luận ở trên, các cổ phiếu FDI và việc gia nhập WTO của Trung Quốc có thể giúp
giải thích sự gia tăng trong ngành gia công - chế biến.
Các biến phụ thuộc là hàng nhập khẩu để gia công chế biến và hàng gia công chế
biến xuất khẩu của Trung Quốc. Chúng được lấy từ Thống kê của cục Hải quan
Trung Quốc. Theo Cheung, Chinn, và Fujii (năm 2010), các chỉ số giá trị đơn vị tái
xuất khẩu trích xuất từ Hồng Kông đến Trung Quốc được sử dụng để giảm nhập
siêu tại Trung Quốc, còn các chỉ số giá trị đơn vị tái xuất khẩu trích xuất từ Hồng
Kông đến Mỹ được sử dụng để giảm xuất khẩu của Trung Quốc. Các dữ liệu được
thảo luận chi tiết hơn trong Phụ lục dữ liệu.
2.3. Mô hình nghiên cứu
Phần A của Bảng 2 báo cáo các kết quả từ công cụ kiểm định nghiệm đơn vị trên số
liệu dạng bảng. Cột (1) thể hiện thống kê Im, Peseran, và Shin, cột (2) là thống kê
tiệm cận phân phối tự do (ADF) chi bình phương, cột (3) là phân phối Phillips-
Perron chi bình phương, cột (4) thể hiện thống kê t của Levin, Lin, và Chu, và cột
(5) là hiệp phương sai không đồng nhất phù hợp với Thống kê Z. Đối với bốn kiểm

định đầu tiên, giả thuyết Ho là: biến có một nghiệm đơn vị trong khi đối với kiểm
định thứ năm, duy trì một giả thuyết về biến tĩnh. Trong hầu hết các trường hợp kết
quả chỉ ra rằng bộ dữ liệu có nghiệm đơn vị. Phần kiểm định nghiệm đơn vị không
thực hiện với bộ số mà không có dữ liệu chéo (như các cổ phiếu vốn của Trung
Quốc, FDI vào Trung Quốc, và thu nhập của quốc gia).
Bảng 2. Kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định tính đồng liên kết
5
Bảng A. Kiểm định nghiệm đơn vị
Biến số (1) (2) (3) (4) (5)
Xuất khẩu hàng hóa gia công
- chế biến
47.84 1.30 50.65 - 4.14 ** 13.24 **
Nhập khẩu để gia công - chế
biến
58.87 0.04 56.1 - 5.70 ** 13.22 **
Tỷ giá chung 18.66 4.62 15.89 4.15 10.00 **
Thu nhập của phần còn lại
TG
54.69 3.29 28.26 - 4.73 12.45 **
• Kiểm định PP – chi bình phương (Ho: nghiệm đơn vị)
• Thống kê Im, Pesaran, và Shin (Ho: nghiệm đơn vị)
• ADF - Thống kê chi bình phương (Ho: nghiệm đơn vị)
• Thống kê t Levin, Lin, và Chu (Ho: nghiệm đơn vị)
• Hiệp phương sai không đồng nhất với thống kê Z (Ho: biến tĩnh)
Chú ý: sự lựa chọn độ trễ dựa trên tiêu chuẩn thông tin Schwartz
** Biểu thị mức ý nghĩa là 5%
Bảng B của Bảng 2 báo cáo kết quả của kiểm định thặng dư tính đồng liên kết của
Kao. Đối với cả phương trình xuất khẩu và nhập khẩu, các kết quả đã phủ định giả
thuyết Ho thể hiện không có tính đồng liên kết. Ước lượng động lực học theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất (DOLS), một kỹ thuật để đánh giá mối quan hệ

đồng liên kết, được sử dụng tại đây.
Bảng B. Kiểm định thặng dư tính đồng liên kết của Kao
Hàm xuất khẩu 7.17 **
Hàm nhập khẩu - 3.18 **
5
(1) Thống kê t từ kiểm định thặng dư tính đồng liên kết của Kao với giả thuyết Ho
là không có đồng liên kết.
Chú ý: sự lựa chọn độ trễ dựa trên tiêu chuẩn thông tin Schwartz.
** Biểu thị mức ý nghĩa 5%.
Nguồn: Ước tính của tác giả.
Ước lượng động lực học theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (DOLS) hồi quy
biến vế trái là một hằng số, biến bên vế phải, biến dẫn dắt và độ trễ bên vế phải. Các
phương trình nhập khẩu riêng lẻ có dạng là:
Trong đó
• im
i,t
đại diện cho nhập khẩu thực để gia công - chế biến từ quốc gia i vào
Trung Quốc
• irer
i,t
đại diện cho tỷ giá hối đoái tích hợp thực
• rgdp
C,t
tương đương với thu nhập thực tế ở Trung Quốc
• tex
t
đại diện cho tổng sản lượng hàng gia công - chế biến xuất khẩu thực tế
trên toàn thế giới của Trung Quốc
• FDI
t

biểu thị đầu tư trực tiếp nước ngoài
• WTO là biến giả WTO
• µ
i
là một quốc gia i cố định
• p đại diện cho lượng biến dẫn dắt và độ trễ.
Các biến im
i,t
, irer
i,t
, rgdp
C,t
, tex
t
và FDI
t
được đo lường trong hệ logarit tự nhiên.
Các biến im
i,t
và irer
i,t
thay đổi theo thời gian và giữa các nước và rgdp
C,t
, tex
t

FDI
t
chỉ thay đổi theo thời gian.
Các phương trình xuất khẩu riêng lẻ có dạng là:

×