Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giáo án 5-tuần 25(CKT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.34 KB, 21 trang )

*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

TUẦN 25
(Từ ngày 28/2/2011 đến ngày 04/3/2011)
***********************
Thứ/ngày Tiết Môn

Tên bài dạy
Thứ hai
(Chiều)
(28/2)
1
2
3
4
Kỹ thuật
Thể dục
Chào cờ
Lắp xe ben (T2)
Bài 49
Thứ ba
(Sáng)
(01/03
1
2
3
4
Toán
Chính tả
LTVC


Lịch sử
Bảng đơn vị đo thời gian
Nghe viết: Ai là thuỷ tổ loài người
Liên kết các câu trong bài
Sấm sét đêm giao thừa
Thứ ba
(Chiều)
(01/3)
1
2
3
Luyện tập đọc
Luyện TLV
L khoa học
Phong cảnh đền Hùng
Ôn tập tả đồ vật
Luyện bài tuần 24
Thứ tư
(02/3)
1
2
3
Toán
Kể chuyện
Tập đọc
Hát nhạc
Đạo đức
Cộng số đo thời gian
Vì muôn dân
Cửa sông

GVCT
Thực hành giữa kì II
Thứ sáu
(Sáng)
(4/3)
1
2
3
4
Toán
LTVC
Tập làm văn
Địa lý
Luyện tập
Liên kết các câu trong bài bằng
Tập viết đoạn đối thoại
Châu Phi
Thứ sáu
(Chiều)
(4/3)
1
2
3
Luyện toán
L. Âm nhạc
Sinh hoạt
Cộng , trừ số đo thời gian.
GVCT dạy
Lớp.
Cam Tuyền, ngày 26 tháng 2 năm 2011


************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
1
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

Soạn: 27/02/2011
Giảng: Thứ 2 ngày 28/02/2011
Tiết 1: Kĩ thuật:
LẮP XE BEN(TIẾT 2)
1. Bài cũ : H nêu các chi tiết và quy trình lắp xe ben.
2. Bài mới:
*Hoạt động 3. HS thực hành lắp xe ben
a)Chọn chi tiết
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
- Trước khi HS thực hành, GV cần:
+ Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.
+ Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và nội dung của từng bước lắp trong SGK.
- Trong quá trình HS thực hành lắp từng bộ phận, GV nhắc HS cần lưu ý 1 số điểm
sau:
+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2-SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới
của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11lỗ và thanh chữ U dài.
+ Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết 1.
+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục.
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm )lắp còn sai hoặc lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK)
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.

- Chú ý lắp ca bin phải thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn.
- Nhắc HS khi lắp ráp xong cần kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của thùng xe
Hoạt động 4. Đánh gía sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình theo nhóm hoặc chỉ định một số
em.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử 3-4 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS (cách đánh giá như ở các bài trên).
- GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
IV Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe ben.
- Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp máy bay trực
thăng”.

Tiết 2: Thể dục:
BÀI 49: PHỐI HỢP CHẠY ĐÀ - BẬT CAO
TRÒ CHƠI “CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH”
I- Mục tiêu

:
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
2
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

- Tiếp tục ôn bật cao, phối hợp chạy – bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương
đối đúng và bật tích cực.
- Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”. Yêu cầu tham gia chơi một cách
chủ động, tích cực.

II- Địa điểm, phương tiện

:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ vạch và ô cho trò chơi, 2 -4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá, có
thể chuẩn bị 4 chiếc khăn làm vật chuẩn bật cao.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1

: Mở đầu 6 – 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai: Mỗi động tác mỗi chiều 8 – 10
vòng.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển
chung: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Chơi khởi động (do giáo viên chọn): 2 phút.
* Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn): 1 – 2 phút.
Hoạt động 2

: Ôn phối hợp chạy – bật nhảy – mang vác: 5- 6 phút.
Giáo viên phổ biến nhiệm vụ yêu cầu, chia tổ tập luyện khoảng 3 phút, sau đó cả
lớp chia thành 2 đội do cán sự điều khiển (thi đua thực hiện 2 – 3 lần có thưởng, phạt).
- Bật cao, phối hợp chạy đà - bật cao: 6- 8 phút.
Từ đội hình trên, giáo viên triển khai tiếp thành 4 hàng dọc, học sinh bật cao 2 – 3
lần. Sau đó, thực hiện 3 – 5 bước đà - bật cao (học sinh thực hiện 2 – 3 làn có treo vật
chuẩn trên cao để học sinh phấn đấu bật cao tay chạm vật chuẩn).
Hoạt động 3

: Chơi trò chơi “Chuyển nhanh, nhảy nhanh”: 6–8 phút.
Từ đội hình trên, giáo viên chia số học sinh lớp thành 2 nhóm tương đương nhau, cán

sự lớp điều khiển, giáo viên nêu tên trò chơi, thống nhất hình thức thi đua thưởng phạt với
học sinh, cho cả lớp chơi 2 -3 lần. Học sinh tự nhận xét, đánh giá tổng kết và thực hiện
thưởng phạt.
Hoạt động 4

: Kết thúc 4 – 6 phút
- Giáo viên cho học sinh đứng thành vòng tròn vừa di chuyển vừa vỗ tay và hát (bài hát
do giáo viên chọn): 1 – 2 phút.
- Học sinh di chuyển thành 4 hàng theo tổ, giáo viên hệ thống lại bài học: 1 – 2
phút.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tự tập chạy đà bật cao tay với chạm vật chuẩn để tăng
cường sức bật: 1 phút.
……………………………………………….
Soạn: 28/02/2011
Giảng: Thứ 3 ngày 01/03/2011
Tiết 1: Toán:
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu: Biết:
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
3
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

- Tên gọi, kí hiệu của đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo
thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian. Bài tập cần làm: Bài 1,2,3(a).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

1.Bài cũ: H nêu lại bảng đơn vị đo thời gian đã học:
2. Bài mới:
Hoạt động 1:
GV cho HS phát biểu nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học.
GV cho học sinh nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian: Chẳng hạn, một số thế kỉ
có bao nhiêu năm, một năm có bao nhiêu tháng, một năm có bao nhiêu ngày?
Chú ý: Riêng về số ngày trong một năm, GV cho HS nhớ lại kiến thức cũ và giải
thích: năm thường có 365 ngày, còn năm nhuận có 366 ngày.
GV cho biết: Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Các năm
nhuận tiếp theo là những năm nào?
Sau khi HS trả lời, GV cho HS nhận xét đặc điểm của năm nhuận và đi đến kết luận số
chỉ năm nhuận chia hết cho 4.
GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày của từng tháng.
GV có thể nêu cách nhớ số của từng tháng bằng cách dựa vào hai nắm tay hoặc một
nắm tay.
GV cho HS nhớ và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác:
Khi HS trả lời, GV ghi tóm tắt trên bảng, cuối cùng được bảng như SGK. (Có thể trao
bảng phóng to trước lớp).
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Ôn tập về thế kỉ, HS nêu các phát minh khoa học ứng với các năm và tính thế
kỉ.
- HS nêu cách tính và kết quả- HS khác nhận xét.
- GV chốt lại.
Bài 2: (bảng con) viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.
Chú ý: 2 giờ rưỡi = 2,5 giờ.
Vậy 2 giờ rưỡi = 60 phút x 2,5 = 150 phút.
3600 giây = 60 phút = 1 giờ.
1 giờ = 60 phút = 60 giây x 60 = 3600 giây.
Bài 3:(vở) viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
Chú ý: 5 năm rưỡi = 5,5 năm = 12 tháng x 5,5 = 66 tháng.

Dặn dò: Bài tập về nhà: Bài 3 b, bài 4 SGK.

Tiết 2

: Chính tả

:
NGHE VIẾT: AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu

:
- Nghe viết đúng bài chính tả
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
4
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

-Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa
tên riêng (BT2)
-Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ ghi quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
III. Lên lớp

:
1. Bài cũ: HS viết lời giải câu đố (Bài tập 3 tiết trước).
2. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD nghe viết:

-T đọc bài chính tả, 1 em đọc lại.
-Bài chính tả nói lên điều gì? (Truyền thống của một số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ
loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.)
-HS tìm các tên riêng có trong bài và luyện viết vào bảng con: Chúa Trời, A-đam, Ê-
va,Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ, Đác-uyn, XIX.
-HS nhắc quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. (bảng phụ)
-T đọc chính tả, HS nghe-viết chính tả, sau đó soát bài.
3. HD làm bài tập chính tả:
-1 HS đọc nội dung bài tập 2 và mẫu chuyện vui “Dân chơi đồ cổ”.
-HS tìm tên riêng (Ghi ra phiếu) (cá nhân), trình bày. T cùng cả lớp nhận xét, chữa
bài.
-HS nhận xét cách viết các tên riêng (Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của tiếng vì tên
nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt).
-HS nhận xét về tính cách của anh chàng mê đồ cổ? (là một anh chàng gàn dở )
4. Củng cố dặn dò:
-T nhận xét giờ học.
- Dặn ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, kể mẫu chuyện vui cho
người thân.

Tiết 3: Luyện từ và câu.
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I. Mục tiêu:
-Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu(ND ghi nhớ)
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu: làm được các bài tập ở mục III.
-Có ý thức nói, viết câu đúng ngữ pháp.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ ghi bài tập phần nhận xét.
II. Lên lớp:
A.Bài cũ: HS nêu ghi nhớ bài học trước .
-Kiểm tra HS làm lại bài tập 1,2 tiết trước.

B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét: (HĐ nhóm 2):
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
5
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

Bài 1: Tìm từ được dùng lặp lại ở câu trước? (Đền)
Bài 2:Thay các từ nhà, chùa, trường, lớp thì 2 câu trên không còn gắn bó với nhau.
Bài 3:Việc lặp từ trong trường hợp này có tác dụng gắn 2 câu.
3.Phần ghi nhớ: (SGK).
4.Luyện tập:
Bài 1:(M):Tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu:
a)Trống đồng, Đông Sơn
b)Anh chiến sĩ, nét hoa văn.
Bài 2: Điền từ (phiếu học tập)
Thứ tự cần điền: thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, chợ, cá song, cá chim, tôm.
5. Củng cố dặn dò:
-T nhận xét giờ học. Dặn ghi nhớ kiến thức vừa học để liên kết câu bằng cách lặp từ
ngữ.Chuẩn bị bài sau: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.

Tiết 4: Lịch sử:
LỄ KÝ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I - Mục tiêu:
- Biết cuộc tấn công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu
Thân( 1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.
+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở
khắp các thành phố và thị xã.

+ Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc
Tổng tiến công.
II- Đồ dùng dạy học
Ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: Nêu tác dụng của con đường Trường Sơn trong chiến tranh
Nêu nội dung bài học.
T nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri.
- Nêu các nhiệm vụ học tập:
+ Tại sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri?
+ Lễ kí Hiệp định diễn ra như thế nào?
+ Nội dung chính của Hiệp định.
+ Việc kí kết đó có ý nghĩa gì ?
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV cho HS thảo luận về lí do buộc Mĩ phải kí Hiệp định.
+ Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu?
+ Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri?
GV cho HS thuật lại lễ kí kết Hiệp định Pa-ri, nêu hai nhiệm vụ:
+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết.
+ Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri.
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
6
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm hoặc cả lớp)
- GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.

- HS đọc SGK, thảo luận, đi đến các ý:
+ Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam.
+ Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi
miền Nam Việt Nam.
*Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ:
“Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”
Từ đó lưu ý: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược:
chúng ta đã : “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm, vào mùa xuân năm 1975 lại “đánh cho
nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.

Buổi chiều
Tiết 1: Luyện tập đọc:
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I.Mục tiêu:
-H đọc trôi chảy toàn bài với giọng trang trọng, thiết tha, nhấn giọng ở những từ ngữ
miêu tả
-Nắm chắc nội dung bài.
-Giáo dục tình yêu quê hương đất nước
II.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn đoạn 2
III. Lên lớp:
1. Luyện đọc:
-Các H nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.T chú ý sữa lỗi phát âm các từ sừng sững,đỡ
lấy,xâm lược, dập dờn
-H luyện đọc nhóm đôi,đọc trước lớp,nhận xét,bình chọn
-Chú ý Hiếu, Cường, Toán, luyện đọc nhiều trước lớp.
*Lưư ý:Toàn bài đọc với giọng trang trọng,tha thiết, ngắt nghỉ đúng sau các dấu
câu,giữa các cụm từ,nhấn giọng ở những từ gợi tả
2. Luyện đọc diễn cảm

-3 H đọc cả bài nêu cách đọc diễn cảm
-H luyện đọc đoạn 2 theo nhóm đôi,thi đọc,bình chọn.T nhạn xét,ghi điểm.
3 . Ôn nội dung bài
-T nêu các câu hỏi ở sách giáo khoa H lần lượt trả lời để ôn nội dung bài
-1 H nhắc lại nội dung bài
-Qua bài tập đọc em biết thêm được điều gì?
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
7
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

-T nhận xét tiết học.Về nhà luyện đọc nhiều nhất là Hiếu, Cường, chuẩn bị bài sau.

Tiết 2: Luyện tập làm văn:
ÔN TẬP TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng viết đoạn đối thoại dựa vào nội dung đã cho.
-Có kĩ năng trình bày đoạn đối thoại.
-Có ý thức tự học.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ ghi đề bài:”Em hãy chọn 1 trong 3 đoạn truyện Cây khế để dựng lại thành
màn kịch nhỏ:
-Đoạn hai anh em chia gia tài.
-Đoạn kể về việc chim đại bàng đến ăn khế nhà người em.
-Đoạn kể về việc chim đại bàng đến ăn khế nhà người anh”.
III. Lên lớp:
1.Bài cũ: HS nêu cách viết đoạn đối thoại (đã học)
2. HD HS làm bài:
-HS đọc đề bài; T HD phân tích đề, gạch chân từ quan trọng.

-Một số em nói đề bài em chọn.
-HS làm bài vào vở rồi trình bày.T nhận xét, sửa sai,chấm điểm.
3. Củng cố dặn dò:
-T nhận xét giờ học, dặn về nhà hoàn chỉnh đoạn đối thoại.

Tiết 3: Luyện khoa học:
LUYỆN BÀI TUẦN 24:
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN.AN TOÀN VÀ
TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
-Củng cố cho HS về mạch kín, mạch hở, vật dẫn điện, vật cách điện và vai trò của cái
ngắt điện.
-Củng cố các biện pháp phòng tránh bị điện giật, tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện
quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.
-Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập.
III. Lên lớp: HD HS làm bài tập.
1.Lắp mạch điện đơn giản:
Bài 1: HS điền tên các bộ phận trong mạch điện: cực dương, cực âm, bóng đèn, dây
dẫn.
Bài 2: HS nêu 4 k`hả năng dẫn đến đèn không sáng (nhóm 2)
Bài 3: (M) HS nêu 1 bộ phận dẫn điện, 1 bộ phận cách điện ở chiếc phích cắm điện,
giải thích lí do vì sao phải làm như vậy.
2. An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện:
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
8
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************


Bài 1: (M): Để đề phòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người
ta lắp thêm vào mạch điện cái gì? ( Một cầu chì)
Bài 2: (Cá nhân): HS đánh dấu x vào việc nên làm (trong các việc đã cho) để đảm bảo
an toàn,, tránh tai nạn do điện gây ra.
Bài 4: (Thảo luận nhóm đôi): Đánh giá về việc sử dụng điện của gia đình em là hợp lí
chưa, tiét kiệm chưa, nêu biện pháp phù hợp để tránh lãng phí, tiết kiệm điện.

Ngày soạn: 28/2/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 2 thảng 3 năm 2011
Tiết 1: Toán:
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản
-Rèn kĩ năng cộng số đo thời gian thành thạo.Bài tập cần làm 1,2.
II. Chuẩn bị: - Vở bài tập, sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ: GV cho HS chữa bài tập 3,4 SGK.
Hoạt động 2: Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
Ví dụ 1: GV nên bài toán trong ví dụ (SGK), cho HS nên phép tính tương ứng.
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ?
GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính:
+
3 giờ 15 phút
2 giờ 35 phút
5 Giờ 50 phút
Ví dụ 2: GV nêu bài toán, sau đó cho HS nêu phép tính tương ứng.
GV cho HS đặt tính và tính:
GV cho HS nhận xét rồi đổi 83 giây =
1 phút 23 giây.
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây.

HS nhận xét: Khi cộng số thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó lớn hơn 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn.
Hoạt động 3: Luyện tập:
- GV cho HS làm bài 1 vàobảng con
- GV cho HS làm bài 2: HS tự tính và trình bàylời giải. Một số HS trình bày trên bảng,
cả lớp nhận xét.
IV. Dặn dò: Bài tập về nhà: Bài 2, 3 VBT

Tiết 3: Kể chuyện:
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
+
22 phút 58 giây
23 phút 25 giây
45 phút 83 giây
9
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

VÌ MUÔN DÂN
I. Mục tiêu : - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể được từng đoạn và
toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa : Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cử
xử vì đại nghĩa.
-Rèn cho học sinh kĩ năng kể chuyện rõ ràng, tự nhiên, kể lưu loát, có đầu có cuối.
II. Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ truyện trong SGK
-Bảng phụ vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện.
III. Lên lớp:
1.Bài cũ:Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự an ninh nơi làng xóm phố

phường mà em biết.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Giáo viên kể chuyện “Vì muôn dân” 2 lần.
-Lần1:Giải nghĩa từ khó, giới thiệu lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật (bảng phụ)
-Lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
3. HD kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuện:
a) Kể trong nhóm: HS kể theo nhóm 3, mỗi em kể theo 2 tranh, sau đó kể toàn chuyện
và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi kể trước lớp:
-2 tốp 3 em thi kể theo tranh
-2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
-HS trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
VD: Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? (Truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đoàn kết,
hoà thận ).
-Lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện sâu
sắc nhất.
4. Củng cố dặn dò:
-HS nhắc lại ý nghĩa câu chuện.
-T nhận xét giờ học.Dặn đọc trước đề bài và gợi ý tiết kể chuyện tuần 26.

Tiết 4: Tập đọc:
CỬA SÔNG.
I. Mục tiêu:- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha gắn bó.
- Hiểu ý nghĩa : qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ
cội nguồn
-Rèn kĩ năng đọc đúng và đọc diễn cảm cho học sinh.
-Giáo dục HS biết “Uống nước nhớ nguồn”.
II. Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ bài đọc

-Tranh ảnh về phong cảnh vùng cửa sông và những ngọn sóng bạc đầu.
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
10
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

III. Lên lớp:
A.Bài cũ:
Kiểm tra HS đọc bài “Phong cảnh Đền Hùng” và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tranh minh hoạ.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:(Theo quy trình)
Cần luyện: Cửa sông, mênh mông, cần mẫn
b) Tìm hiểu bài:
-Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
Cách giới thiệu ấy có gì hay? (Là cửa, không then khoá, không khép lại bao giờ. Đó là cách
nói đặc biệt: Là cửa nhưng khác thường.
-Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? (Là nơi dòng sông gửi
phù sađể bồi đắp bãi bờ )
-Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với
cội nguồn? (Cửa sông không quên cội nguồn).
c) HD đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ:
-3 HS nối nhau đọc 6 khổ của bài thơ. T HD HS đọc thể hiện đúng nội dung từng khổ.
-T HD đọc diễn cảm khổ thơ 4,5 và thi đọc.
-HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài.
3. Củng cố cặn dò:
-HS nhắc lại ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ
chung, uống nước nhớ nguồn.

-T nhận xét giờ học.
Dặn về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ,chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò

Tiết 4: Đạo đức:
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II.
I. Mục tiêu:
- HS thực hành các bài trong học kì II: Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã
phường em, Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
-Có kĩ năng trình bày trước đám đông.
II. Chuẩn bị: ND thực hành.
III. Lên lớp: HD HS thực hành các nội dung sau:
1.Giới thiệu về quê hương em cho mọi người biết: Các vấn đề cần giới thiệu là: tên,
xã, huyện, tỉnh, các nhề truyền thống, các ngày hội, các di tích lịch sử, em đã làm gì để thể
hiện lòng yêu quê hương.
-HS giới thiệu trong nhóm 3, sau đó thi đua giữa các nhóm. Nhóm nào giới thiệu trôi
chảy, đầy đủ, thẻ hiện được tình cảm nhất là thắng cuộc.
2. Giới thiệu về uỷ ban nhân dân xã phường em: Cần giới thiệu về tên, địa điểm, vai
trò của Uỷ ban nhân dân xã em, em đã làm gì để thể hiện tình cảm và nghĩa vụ của mình đối
với uỷ ban nhân dân xã em.(Như mục 1)
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
11
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

3.Giới thiệu về Tổ quốc Việt Nam: Cần giới thiệu về tên, các ngày lễ lớn, các hình
ảnh, các di tích lịch sử ,các danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hoá tiêu biểu, em đã làm
gì để thể hiện tránh nhiệm, tình cảm của mình đối với Tổ quốc. (Như mục 1)
* Củng cố dặn dò:
-T nhận xét giờ học, dặn về nhà thực các điều đã học.


Tiết 5: Hát nhạc
Có giáo viên chuyên trách.

S: 2/03/2011
Giảng: Thứ 6 ngày 04/03/2011
Tiết 1: Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Rèn luyện kỹ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn. Bài tập cần làm bài 1b, bài 2,3.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập, sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Bài cũ: 2 H lên làm lại bài tập1, 2/133.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn bài cũ(3’-4’)
GV cho HS nêu cách thực hiện pháp cộng và trừ số đo thời gian.
Hoạt động 2: Thực hiện phép cộng số đo thời gian(5’-7’)
GV cho HS tự làm bài 1 trong vở bài tập.
Cả lớp thống nhất kể quả.
GV lưu ý chung.
Hoạt động 3: Thực hiện phép trừ số đo thời gian.(5’-7’)
- GV cho HS tự làm bài 2 trong VBTT.
- Cả lớp thống nhất kết quả.
- Một HS lên bảng làm.
Hoạt động 4: Thực hiện các bài tập tồng hợp.(15’-18’)
- HS tự giải bài 3 (VBTT).
- Sau đó trao đổi về cách giải đáp số.
- HS báo cáo lại với giáo viên.

- GV chữa chung.
- GV cho HS tự làm bài 4 (VBTT.
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
12
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

- GV chấm bài 4 cho một số em.
3. Dặn dò(1’-2’)
Về nhà làm bài tập trong SGK.

Tiết 2: Luyện từ và câu:
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ.
I. Mục tiêu:
-Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ( ND ghi nhớ)
-Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết và hiểu tác dụng của việc thay thế đó
( làm được 2 bài tập ở mục III)
-Có ý thức nói viết câu đúng ngữ pháp.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ ghi đoạn văn phần nhận xét (BT1).
-2 phiếu học tập ghi 2 đoạn văn ở BT1, BT2 (Phần luyện tập).
III. Lên lớp:
A. Bài cũ: HS nêu ghi nhớ về cách liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
-Làm bài tập 2 tiết trước.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu.
2. Phần nhận xét:
Bài 1:HS đọc bài tập, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Các câu trong bài nói về ai? Các từ
ngữ nào cho biết điều đó?.

-Câu 1: Trần Quốc Tuấn: Hưng Đạo Vương.
-Câu 2:Ông.
-Câu 3:Vị chủ tướng tài ba.
-Câu 4:Hưng Đạo Vương.
-Câu 5: Ông.
-Câu 6: Người.
Bài 2: HS đọc bài tập và trả lời câu hỏi: 2 đoạn văn ở bài tập 1 và 2 giống nhau về nội
dung nhưng đoạn văn ở bài tập 1 hay hơn vì sử dụng từ ngữ linh hoạt hơn, tránh được sự lặp
lại nhàm chán, đơn điệu như ở bài tập 2.
3.Ghi nhớ: (SGK).
.4. Phần luyện tập:
Bài 1: (M):Mỗi từ ngữ trong đoạn văn thay thế cho từ ngữ nào?
-“Anh”-thay thế cho “Hai Long”
-“Người liên lạc” thay thế cho “người đặt hộp thư mật”.
-“Anh” thay thế cho “Hai Long”.
-“Đó” thay thế cho “vật hình chữ V”.
Bài 2: (vở): Thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn đã cho bằng
những từ có gí trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ.
-Câu 1: Vợ An Tiêm.
-Câu 2:Nàng bảo chồng.
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
13
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

5. Củng cố dặn dò:
-HS nhắc lại ghi nhớ.
-T nhận xét giờ học, dặn về nhà học bài và chuẩn bị giờ sau


Tiết 3: Tập làm văn:
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I.Mục tiêu :
-Dựa theo truyện Thái Sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV viết tiếp được các lời
đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp ( BT 2).
II.Chuẩn bị :Bảng nhóm,một số vật dụng;mũ quan(bằng giấy)cho Trần Thủ Độ,áo lụa
kiểu nhà giàu nông thôn cho phú ông,nón hình chóp cho lính
III.Lên lớp:
1.Giới thiệu bài
2.HD làm bài tập
Bài 1:T yêu cầu H đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu của bài tập:
-Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
-Nội dung của đoạn trích là gì?-Dáng điệu,vẽ mặt,thái độ của họ lúc đó như thế nào?
H trả lời T chốt ý đúng.
Bài 2:Gọi 3 H đọc yêu cầu,nhân vật,cảnh trí,thời gian,gợi ý đoạn đối thoại.H làm
nhóm 4 (bảng nhóm).Các nhóm trình bày,nhận xét.T bổ sung.
Bài 3:H đọc yêu cầu bài tập
H đọc phân vai đoạn kịch trên theo nhom 3(vai Trần Thủ Độ,Phú nông,người dẫn
chuyện)
Các nhóm thi đọc trước lớp,nhận xét bình chọn nhóm đọc hay,đúng nhất.
3.Củng cố dặn dò:
T nhận xét tiết học
Về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.

Tiết 4: Địa lý:
CHÂU PHI
I - Mục tiêu : Mô tả sơ lược vị trí giới hạn của Châu Phi:
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
14

*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

+ Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường xích đạo đi ngang
qua giữa châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giói hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ( lược đồ)
II- Đồ d ù ng d ạ y h ọ c
- Bản đồ tự nhiên châu Phi.
- Quả Địa cầu
- Tranh ảnh: hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van ở châu Phi.
III. C á c ho ạ t độ ng d ạ y - h ọ c
1. Vị trí địa lí, giới hạn
* Hoạt động 1 (làm việc theo cặp)
Bước 1: HS dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời các
câu hỏi của mục 1 trong SGK.
Bước 2 : HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Phi.
GV chỉ trên quả Địa cầu vị trí địa lí của châu Phi và nhấn mạnh để HS thấy rõ châu
Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ trong vùng giữa 2
chí tuyến.
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK
Kết luận: châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu á và châu Mĩ.
2. Đặc điểm tự nhiên
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm nhỏ)
Bước 1: HS dựa vào SGK, lược đồ tự nhiên châu Phi và tranh ảnh:
- Trả lời các câu hỏi:

+ Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
+ Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao?
- Trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
15
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

Bước 2: HS trình bày kết quả, mỗi cặp hoặc nhóm trình bày một nội dung, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung. HS chỉ bản đồ về các quang cảnh tự nhiên của châu Phi.
Kết luận:
- Địa hình khí hậu châu Phi tương đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ.
- Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới.
- Công nghiệp có các quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van,
hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất.
- Mô tả một số quang cảnh tự nhiên điển hình ở châu Phi.
Sau khi HS trình bày đặc điểm của hoang mạc và xa-van, GV nên đưa ra sơ đồ thể
hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên như sau:
GV vẽ sẵn sơ đồ, sau đó yêu cầu HS điền tiếp các nội dung vào sơ đồ hoặc đánh mũi tên nối
các ô của sơ đồ sao cho hợp lí.
Cuối bài, GV tổ chức cho HS thi gắn các bức ảnh vào vị trí của chúng trên bản đồ, thi
kể chuyện về hoang mạc và xa-van của châu Phi.

Buổi chiều:
Tiết 1: Luyện toán
CỘNG TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cộng , trừ số đo thời gian.
-Làm được một số bài tập có liên quan

- Giáo dục H tính nhanh nhạy, chính xác.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài tập.
III. Lên lớp: HD học sinh làm một số bài tập sau:
Bài 1:Đặt tính rồi tính:
a) 4 năm 3 tháng + 5 năm 7 tháng b) 14 năm 7 tháng – 5 năm 2 tháng
5 năm 8 tháng + 2 năm 9 tháng 16 năm 4 tháng – 2 năm 9 tháng
12 ngày 6 giờ + 15 ngày 21 giờ 23 giờ 42 phút- 8 giờ 16 phút
23 giờ 15 phút + 8 giờ 32 phút 13 phút 35 giây- 10 phút 55 giây
13 phút 35 giây + 3 phút 55 giây
Học sinh làm vào giấy nháp , chữa bài thống nhất kết quả
T lưu ý cho H đưa về đơn vị lớn hơn nếu số đo đó vượt quá số đo thông thường.
VD : 5 năm + 8 tháng
2 năm +9 tháng
7 năm 17 tháng = 8 năm 5 tháng.
Bài 2: Trong 5 giờ 30 phút một chú công nhân làm được 3 chi tiết máy. Chi tiết thứ nhất
làm hết 1 giờ 30 phút, chi tiết thứ 2 làm hết 1 giờ 40 phút. Hỏi chi tiết máy thứ ba làm hết
bao nhiêu thời gian?
H đọc bài toán, phân tích bài toán và giải vào vở.1 H lên bảng giải
Bài giải:
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
16
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

Hai chi tiết đầu làm hết số thời gian là:
1 giờ 30 phút + 1 giờ 40 phút = 2 giờ 70 phút hay 3 giờ 10 phút
Chi tiết máy thứ ba làm hết số thời gian là:
5 giờ 30 phút – 3 giờ 10 phút = 2 giờ 20 phút
Đáp số : 2 giờ 20 phút.

* Củng cố dặn dò: Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

Tiết 2: Luyện Âm nhạc
Có GVCT dạy.

Tiết 3: Sinh hoạt:
LỚP
I. Mục tiêu:
-HS tổng kết hoạt động trong tuần và nêu kế hoạch tuần tới.
-Bàn kế hoạch tập văn nghệ chào mừng ngay 8-3 và ngàyThành lập Đoàn 26/3.
-GD tính kỉ luật, tự giác và tinh thần trách nhiệm.
II. Chuẩn bị: ND sinh hoạt.
III. Lên lớp:
1. Nhận xét các hoạt động trong tuần:
-Ưu điểm:
+Đi học đúng giờ, chuyên cần.
+Vệ sinh trực nhật rất tốt.
+Phong trào học tập rất sối nổi: Thắm, Quyên, Kim Chi,
+Phong trào rèn chữ viết có hiệu quả cao:
+Tham gia hoạt động giữa giờ đầy đủ, nghiêm túc.
-Tồn tại:
+Trồng, chăm sóc bồn hoa còn sơ sài.
+Rèn chữ chưa đạt yêu cầu: Tuấn, Huyền,
2. Kế hoạch tuần sau:
- HS mũi nhọn Thắm, Quyên tiếp tục ôn tập tốt để dự thi HSG cấp tỉnh
-Làm tốt các nề nếp theo quy định, tăng cường công tác tự học.
-Tập văn nghệ chào mừng ngày Thành lập Đoàn 26-3: 1 tiết mục dân gian.
(Lớp bàn kế hoạch và bình chọn đội văn nghệ, lên lịch tập luyện)
3. Tổng kết:
-T nhận xét giờ sinh hoạt, dặn học sinh thực hiện tốt kế hoạch và tiến hành tập luyện

văn nghệ.

Luyện lịch sử :
Tiết 3:
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
17
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

LUYỆN LỊCH SỬ TUẦN 25
NHÀ MÁY CƠ KHÍ HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. Mục tiêu:
- Củng cố nội dung hai bài tuần 25
-Làm được một số bài tập liên quan
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung bài
III. Lên lớp:
1.Bài cũ: H nêu nội dung chính của 2 bài trên.
T nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: T nêu mục đích của tiết học.
HD học sinh làm các bài tập sau:
A. Bài : “Nhà máy Cơ khí hiện đại đầu tiên của nước ta”
Câu 1: Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng Nhà máy cơ khí Hà Nội
Câu 2: Em hãy cho biết thời gian và địa điểm xây dụng Nhà máy Cơ khí Hà Nội ?
Câu 3: Nhà máy Cơ khí HN có quy mô như thế nào ? Hãy lựa chọn ý đúng nhất từ
các ý dưới đây để trả lời:
a) Lớn nhất nước ta lúc bấy giờ

b) Lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
c) Lớn nhất châu Á.
Câu 4: Sản phẩm mà Nhà máy sản xuất ra là gì ? Vì sao nhà máy lại được vinh dự
nhiều lần đón Bác Hồ về thăm?
B. Bài “Đường Trường Sơn”
Câu 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
Câu 2: Đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước của dân tộc ta?
Câu 3: Để phá hoại tuyến đường chi viện quan trọng này, kẻ thù dã làm gì?
Câu 4: Để ghi nhớ công lao của những con người đã hi sinh anh dũng trên tuyến
đường Trường Sơn, Nhà nước ta đã làm gì?
3. Củng cố dặn dò:
T nhận xét tiết học, về nhà chuẩn bị bài sau.

Tiết 1: Luyện toán:
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
-Củng cố bảng đơn vị đo thời gian, đổi dơn vị đo thời gian.
-Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian.
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
18
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi bài tập.
III. Lên lớp:
1.Bài cũ: HS nêu bảng đơn vị đo thời gian (như SGK).

2. HD làm bài tập:
Bài 1:Viết số La Mã thích hợp vào ô trống trong bảng thống kê 1 số sự kiện lịc sử
(theo mẫu):(HS làm vào phiếu học tập theo nhóm đôi)
Sự kiện lịch sử Năm Thế kỉ
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 40
Khởi nghĩa Bà Triệu 248 III
Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng 938
Lí Thái Tổ dời đô vê Thăng Long (Hà Nội) 1010
Lí Thường Kiệt chiến thắng quân Tống 1707
Chiến thắng giặc Nguyên lần thứ 3 1288
Cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của Lê Lợi thắng lợi 1428
Vua Quang Trung đại phá quân Thanh 1789
Cách mạng Thánh Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bàn
Tuyên ngôn độc lập
1945
Chiến thắng Điện Biên Phủ. 1954
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. 1975
Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:(Bảng con)
4 giờ = phút 180 phút = giờ
2 giờ rưỡi = phút. 366 phút = giờ phút
4
3
giờ = phút 240 giây = phút
1,4 giờ = phút 450 giây = phút giây.
4
3
phút = giây 3600 giây = giờ
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:(vở)
4 ngày = giờ 3 năm = tháng
2 ngày 5 giờ = giờ 5 năm rưỡi = tháng

3
1
ngày = giờ
3
2
năm = tháng
2 thế kỉ = năm 36 tháng = năm
4
1
thế kỉ = năm 300 năm = thế kỉ
3. Củng cố dặn dò:
-T nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà ôn số đo thời gian và áp dụng làm bài tập.

Tiết 2: Tập viết:
LUYỆN BÀI TUẦN 24
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
19
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

QUA ĐÈO NGANG
I.Mục tiêu:
-Luyện viết đúng, đẹp bài tuần 25
-Trình bày đúng bài thơ .
-Giáo dục tính cẩn thận khi luyện viết.
II.Chuẩn b ị:
- Vở luyện viết, bảng con
III.Lên lớp:
1.Bài cũ:

Chấm vở một số em bài tuần 24 về nhà luyện viết. (Hiếu,Cường,Quân)
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: T giới thiệu bài viết “Qua đèo Ngang”
Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khóm dưới núi tiều vài chú
Lác đác ben sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng trái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Bà Huyện Thanh Quan.
b. Hướng dẫn học sinh viết.
-T cho H đọc bài viết tuần 25 ở vở luyện viết trang 26.
-T bài viết gồm mấy câu , chỗ nào cần viết hoa, độ cao các con chữ viết hoa như thế
nào? .Cách trình bày bài thơ như thế nào ?
( Bài viết gồm có 8 câu, các chữ đầu câu cần viết hoa.)
-H luyện viết tiếng khó vào bảng con: (Bước, Cỏ, Lom, Nhớ, Thương,
Một )
-T nhận xét, sữa sai.
-H luyện viết vào vở.T quan sát nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách viết bài thơ.
T chấm bài một số em. Nhận xét lỗi sai, cho H sữa sai.
3.Củng cố dặn dò:
T nhận xét tiết học,về nhà tiếp tục luyện viết.

Tiết 1

: Luyện khoa học

:

LUYỆN BÀI TUẦN 25
I. Mục tiêu

: HS luyện tập củng cố về:
-Các kiến thức về vật chất và năng lượng, các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
-Các kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần
vật chất và năng lượng.
************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
20
*Giáo án 5- Trường TH Trần Quốc Toản- Năm học 2010-2011*
*************************************************************************

-Yêu thiên nhiên và có thái độ tôn trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Chuẩn bị

:

Vở bài tập.
III. Lên lớp

: Hd HS làm bài tập:
Bài 1: (M): HS phát biều về tính chất của đồng, thuỷ tinh, nhôm, ứng dụng của
thép, khái niệm biến đỏi hoá học, dung dịch, sau đó điền vào vở bài tập.
Bài 2: (M): HS nêu vai trò của nhiệt trong các biến đổi hoá học sao đó ghi vào vở
biến đổi cần nhiệt độ cao (hoặc nhiệt độ bình thường).
Bài 3: HS điền các loại năng lượng cần cho các hoạt động có trong bảng (cá
nhân, sau đó trình bày trước lớp).
*Củng cố dặn dò:
-T nhận xét giờ học, dặn về nhà ôn tập, thực hành tiết kiệm năng lượng, bảo quản

các đồ dùng khi sử dụng.

Tiết 2

: Luyện từ và câu

:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ AN NINH
I. Mục tiêu:
-Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Trật tự,an ninh.
-Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu viết đoạn.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài tập.
III. Lên lớp: HD HS làm bài tập:
Bài 1:(cá nhân):Tìm các từ trong đó, tiếng “an”có nghĩa là “yên ổn, yên” trong
các từ dưới đây: an khang, an nhàn, an ninh, an-bom, an-pha, an phận, an tâm, an toàn,
an cư lạc nghiệp, an-gô-rít, an-đê-hít.
Bài 2:(nhóm đôi):Ghép từ “an ninh” vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để
tạo thành những cụm từ có nghĩa: lực lượng

, giữ vững

, cơ quan

, sĩ quan

, chiến sĩ

, chính
trị, tổ quốc, lương thực, khu vực, thế giới, trên mạng, quốc gia.(Các từ đứng trước từ “an
ninh” là các từ được gạch chân).

Bài 3: (HS làm vào vở):Sử dụng các từ trong bài tập 1, 2 để viết 1 đoạn văn về chủ đề
Trật tự an ninh.
-HS làm bài, trình bày. T nhận xét, chấm điểm.
*. Củng cố dặn dò:
-T nhận xét giờ học, dặn về nhà ôn bài, sửa lại đoạn văn đã viết cho hoàn chỉnh.

************************************************************************
*Phạm Thị Hoài*
21

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×