Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp chống học vẹt trong môn Học vần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.63 KB, 12 trang )



TÊN ĐỂ TÀI :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG HỌC VẸT TRONG MÔN HỌC VẦN.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Sau khi rời khỏi bàn tay chăm sóc của các cô mẫu giáo cũng như sự nâng niu,
chiều chuộng của ông bà, cha mẹ, trẻ 6 tuổi bước vào giai đoạn mới, được học lớp
đầu tiên của bậc Tiểu học. Bước đầu học đọc, học viết nên các em còn nhiều bỡ ngỡ
và tiếp thu kiến thức thật khó khăn, một số em chỉ đọc vẹt chưa nắm vững các chữ
cái. Với yêu cầu của môn Học vần, các em phải đọc đúng âm, vần, tiếng, vì như vậy
mới hiểu được từ, câu, bài văn. Các em phải nắm bắt kiến thức một cách vững vàng,
để biến kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong môn Tiếng Việt.
Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện
pháp chống học vẹt trong môn Học vần” nhằm giúp các em nhận biết chính xác, ghi
nhớ âm, vần để làm nền tảng vững chắc cho việc học tập các môn học khác, đồng thời
thực hiện tốt chuyên đề : “Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo
hướng thực sự quan tâm diện học sinh trung bình và yếu”

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Một trong những mục tiêu quan trọng mà môn Tiếng Việt ở Tiểu học cần phải
hướng đến là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng hoạt động ngôn ngữ như:
nghe, nói, đọc, viết. Đó là những kĩ năng cơ bản, nền tảng, có tính chất công cụ giúp
các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ
thông. “Đối với Tiểu học, Tiếng Việt là tất cả !”. Đọc thông, viết thạo là một trong
những kĩ năng cơ bản của học sinh Tiểu học nói chung và của học sinh lớp 1 nói
riêng. Học sinh đọc thông, viết thạo nếu có sự giúp đỡ, động viên, khen ngợi và sửa
sai kịp thời của giáo viên. Học sinh đọc đúng đó là biểu hiện của kết quả rèn đọc.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Vào những ngày đầu tiên đến trường, các em được làm quen với các chữ cái ở
lớp mẫu giáo và khi ở nhà. Vì vậy, học sinh nhập tâm và ghi nhớ một cách máy móc.
Nhiều em mới vào học đã đọc bài trong sách một cách thành thạo. Song khi giáo viên


hỏi chỉ xem âm, vần, tiếng đó nằm ở đâu thì các em lúng túng không chỉ được. Như
vậy các em đã học vẹt, từ chỗ học vẹt sẽ dẫn đến kiến thức bị hỏng. Từ đó sẽ có tình
trạng học sinh yếu, kém về môn Tiếng Việt. Vậy để nâng cao chất lượng học tập của
lớp 1B, 1C ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã đề ra một số biện pháp giúp các em
nắm vững âm, vần, tiếng một cách chính xác, tạo điều kiện các em học tốt môn học
này và làm nền tảng cho các môn học khác.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

1

1. Các phương pháp, biện pháp cho từng giai đoạn :
GIAI ĐOẠN 1 : Phần học các nét chữ cơ bản (Tuần 1)
*Biện pháp 1 : Giúp học sinh nắm chắc các nét cơ bản.
Ngay sau những buổi đầu rèn nề nếp lớp, chúng tôi cho học sinh học các nét cơ
bản, dạy thật kỹ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Nhằm giúp học sinh dễ hiểu, dễ
nhớ những nét cơ bản, chúng tôi phân các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau
thành từng nhóm, để các em dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét cơ bản này mà
học sinh phân biệt được các chữ cái.
Các nét chữ cơ bản và tên gọi :
Nét sổ thẳng
Nhóm 1 Nét ngang
Nét xiên phải (giống dấu thanh huyền)
Nét xiên trái (giống dấu thanh sắc)
Nét móc xuôi (chữ l)
Nét móc ngược (chữ n, m)
Nhóm 2 Nét móc hai đầu (chữ h, p, ph)
Nét móc hai đầu có nét thắt ở giữa (chữ k)
Nét thắt (chữ b, v, r)

Nét cong hở phải (chữ c)

Nhóm 3 Nét cong hở trái
Nét cong kín (chữ o, ô, ơ)

Nhóm 4 Nét khuyết trên (chữ h, l, b)
Nét khuyết dưới (chữ g, y)
GIAI ĐOẠN 2 : Phần học âm (Tuần 2 – Tuần 6)
* Biện pháp 2 : Phân biệt sự khác nhau giữa chữ in trong sách giáo khoa với chữ
viết thường.
Sau khi học sinh đã học thuộc tên gọi và cấu tạo các nét cơ bản một cách vững
vàng thì tiếp theo là phần học âm. Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan
trọng. Các em có nắm chắc từng chữ cái thì mới ghép được các chữ vào với nhau để
tạo thành tiếng, các tiếng ghép lại với nhau tạo thành từ và câu. Trong giai đoạn này,
chúng tôi chú ý cho các em phân tích từng nét chữ cơ bản của từng chữ cái vì một số

2

em chưa nhớ mặt chữ. Để học sinh đọc được chữ và ghi được con chữ, chúng tôi cho
các em phân biệt chữ in thường trong sách giáo khoa với chữ viết thường.
*Ví dụ :
Âm a – a Chữ ghi âm a gồm nét cong kín và nét móc.
Âm b – b Chữ ghi âm b gồm có nét khuyết trên kết hợp với nét thắt.
Âm g – g Chữ ghi âm g gồm có nét cong kín và nét khuyết dưới.
Âm h – h Chữ ghi âm h gồm có nét khuyết trên và nét móc hai đầu.
Âm k – k Chữ ghi âm k gồm có nét khuyết trên và nét móc hai đầu có.
thắt ở giữa
Âm l – l Chữ ghi âm l gồm có nét khuyết trên nối liền nét móc xuôi.
Âm p – p Chữ ghi âm p gồm có nét thẳng ngắn hơi chéo về bên phải,
nét thẳng đứng và nét móc hai đầu.
Âm r – r Chữ ghi âm r gồm có nét thắt và nét móc xuôi.
Âm s – s Chữ ghi âm s gồm có nét thắt nối liền nét cong hở trái.

Âm v - v Chữ ghi âm v gồm có nét móc ngược nối liền với nét thắt.
Âm x – x Chữ ghi âm x gồm có nét cong hở phải và nét cong hở trái.
- Từ việc học kỹ các nét cơ bản, sẽ giúp các em phân biệt được sự khác nhau cả
về cấu tạo và tên gọi của 4 âm sau : d và b ; p và q.
* Ví dụ :
- Âm d có nét cong kín nằm bên trái, nét sổ thẳng.
- Âm b có nét cong kín nằm bên phải, nét sổ thẳng.
- Âm p có nét cong kín nằm bên phải, nét sổ thẳng xuống dưới.
- Âm q có nét cong kín nằm bên trái, nét sổ thẳng xuống dưới.
* Biện pháp 3 : Vận dụng chuyên đề : “Đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng
Việt ở lớp 1”.
- Để tránh tình trạng đọc vẹt và nâng cao chất lượng học tập của hai lớp, chúng
tôi áp dụng chuyên đề : “Đổi mới phương pháp dạy môn Tiếng Việt cho học sinh
lớp 1” xem đây là sân chơi dành cho học sinh trung bình và yếu. Các em học sinh
trung bình và yếu được gọi đọc nhiều lần, sao cho ở phần âm mỗi em học sinh yếu
được đọc từ 5 - 7 lượt nhằm cho các em nắm vững được âm, nhớ lâu mặt chữ.
- Khi cài từ ứng dụng lên bảng, chúng tôi không đọc mẫu mà chỉ định học sinh
đồng thanh không theo thứ tự. Áp dụng cách : “đồng thanh trễ một nhịp”, đây là việc
làm hết sức quan trọng để tất cả học sinh đều tập trung chú ý ở bảng, có thời gian các
em trung bình và yếu “truy xuất kiến thức” và cũng để có thời gian chúng tôi quay
xuống quan sát miệng học sinh trung bình và yếu. Sau ½ phút đồng thanh, phát hiện
em nào “nhắp miệng” thì chỉ định em đó đọc lại âm, tiếng rồi cho các em đọc trơn
đồng thanh lại từ ứng dụng. Để áp dụng phương pháp này hình thành thói quen và rèn
nề nếp của lớp, chúng tôi qui định tiếng gõ thước cụ thể như sau :

3

- Gõ một tiếng : học sinh chú ý lên bảng.
- Gõ hai tiếng : học sinh đọc đồng thanh.
Với cách đọc: “đồng thanh trễ một nhịp”, chúng tôi nhận thấy chất lượng học

tập của học sinh lớp 1B và 1C tiến bộ rõ rệt.
* Biện pháp 4 : Thường xuyên ôn âm, vần trong tiết học.
Sang phần âm ghép, chúng tôi sắp xếp các âm, có âm h đứng sau thành một
nhóm, để các em dễ phân biệt sự giống nhau và khác nhau của các âm đó.
* Ví dụ :
ch – c
nh – n
th – t
kh – k
gh – g
ph – p
ngh – ng
- Còn các âm gi, tr, qu, chúng tôi cho học sinh đọc kỹ cấu tạo và cách ghép chữ.
* Ví dụ : âm gi, tr (o, ô, a, e, ê ) ; âm qu (a, e, ê)
- Để học sinh phát âm chính xác và hỗ trợ cho phân môn chính tả, chúng tôi
phân từng cặp như sau : ch – tr, ng – ngh, c – k, g – gh, s – x, … cho các em nắm qui
tắc chính tả, ví dụ : ngh, gh, k thường đi với 3 âm : e, ê, i
c, ng, g, … thường đi với các âm : a, o, ô, u, ư, …
-Sau khi học xong phần đọc cho các em viết chính tả đưa vào ngữ cảnh, ví dụ :
ch (chó), nh (nhà) th (thỏ), kh (khế), gh (ghế), g (gà), ph (phố), ngh (nghệ), ng (ngừ)

- Trong từng tiết học, chúng tôi đều cho học sinh đọc kỹ trong bìa vàng, đọc
theo chiều mũi tên là : “Đọc giải mã chữ thành tiếng” chưa chú ý đến nghĩa, đọc
đúng và nhanh mới thật sự biết đọc chứ không phải đọc vẹt. Đọc xuôi là đọc “hiểu”.
- Để củng cố và khắc sâu kiến thức về âm cho học sinh, hàng ngày chúng tôi
thường cho các em đọc ở bảng bin gô, nhất là học sinh yếu cho đọc nhiều lần không
theo thứ tự, để giúp các em nhớ âm một cách chắc chắn, chống tình trạng đọc vẹt
không nhớ mặt chữ.
- Tăng cường củng cố những kiến thức đã học trên từng trang sách và qua từng
bài, nhằm rèn luyện tốt cả hai kĩ năng đọc, viết cho học sinh, học đến đâu các em có

khả năng đọc, viết được một cách chắc chắn ngay đến đó.
- Thường xuyên ôn âm ngay trong tiết học, ôn tập có địa chỉ - địa chỉ về âm.
Trong số các âm đã học, âm nào học sinh trong lớp chưa được học do vắng học hoặc
chưa nắm chắc thì mới ôn âm đó. Điều này yêu cầu chúng tôi phải thường xuyên theo
dõi sát từng đối tượng học sinh, để xác định âm nào cần ôn chứ không ôn tập tràn lan.
* Ví dụ 1 : Khi dạy âm t - th : Lớp 1B có em Khánh – Quốc chưa thuộc âm th.
hôm sau học bài âm u - ư có tiếng thư, thu, thứ, gọi các em đó đánh vần lại tiếng
“thư”, tiếng “thu” trong từ “cá thu”, tiếng ‘thứ” trong từ “thứ tự” để học sinh nắm
được âm th.

4

* Ví dụ 2 : Khi dạy bài âm ph - nh : Lớp 1C có em Tuấn – Hoàng chưa thuộc
âm nh, cho các em đó đánh vần lai ở bài học sau, tiếng “nhà” trong từ “nhà ga”,
tiếng “nhớ” trong từ “ghi nhớ” để học sinh nắm vững âm nh.
-Với cách ôn âm như vậy, chúng tôi thực hiện thường xuyên trong từng tiết lên
lớp, xong phần học âm tất cả học sinh trung bình và yếu của hai lớp đã nắm vững các
âm.
GIAI ĐOẠN 3 : Phần học vần (tuần 7 – tuần 24)
*Biện pháp 5 : Hướng dẫn đọc cho học sinh.
- Phần Học vần tiếp tục rèn đọc cho các em, nhất là học sinh trung bình và yếu.
Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 1, chúng tôi thấy việc học sinh ghép chữ ở bài
khóa không có hiệu quả mà lại tốn thời gian, nên chúng tôi tập trung cho học sinh
đánh vần vần ở phần bài khóa và đọc trơn từ và câu ứng dụng. Gọi học sinh trung
bình và yếu đọc cá nhân (1- 2 em cùng đọc) và xen kẽ đồng thanh, không cho các em
đọc cá nhân bài khóa hoặc câu khóa dài, như thế dẫn đến lớp học mất trật tự. Kéo dài
thời gian đánh vần vần, giúp học sinh yếu khắc sâu vần, đọc và viết đúng vần. Để học
sinh trung bình và yếu đọc - viết được, chúng tôi đã chú trọng việc đánh vần vần
nhiều lần trong tiết học, tạo một đường mòn trong bộ nhớ học sinh.
* Ví dụ : Khi dạy bài : et – êt, trong bài ứng dụng : Chim tránh rét bay về

phương nam. Cả đàn đã thấm mệt nhưng vẫn cố bay theo hàng. Cho học sinh yếu
đánh vần vần lại hai câu đó từ 10 -20 lần, với cách đánh vần như sau :
- i-mờ-im-chờ-im-chim, a-nhờ-anh-trờ-anh-tranh-sắc-tránh, e-tờ-et-rờ-et-rét-sắc-
rét, ay- bờ-ay-bay, ê-vờ-ê-vê-huyền- về, ư-ơ-ngờ-ương-phờ-ương-phương, a-mờ-
am-nờ-nam, a-cờ-a-ca-hỏi-cả, a-nờ-an-đờ-an-đan-huyền-đàn, a-đờ-a-đa-ngã-đã,
â-mờ-âm-thờ-âm-thâm-sắc-thấm, ê-tờ-êt-mờ-mêt-nặng-mệt, ư-ngờ-ưng-nhờ-ưng-
nhưng, â-nờ-ân-vờ-ân-vân-ngã-vẫn, ô-cờ-ô-cô-sắc-cố, ay-bờ-ay-bay, e-o-eo-thờ-eo-
theo, a-ngờ-ang-hờ-ang-hang-huyền-hàng. Sau đó, chúng tôi cho học sinh đọc trơn
tiếng ngược từ cuối câu lên đầu câu khoảng 10 lần, lần sau nhanh hơn lần trước. Nếu
học sinh chưa đọc trôi chảy thì cho đánh vần lại. Tiếp theo, cho các em đọc xuôi chỉ
cần 3-5 lần, khi thấy học sinh đọc được rồi thì cho các em nhớ - viết hoặc nhìn viết
hai câu đó vào vở.
- Để tránh đọc vẹt, trong phần câu và bài ứng dụng, chúng tôi cho học sinh
“đọc vỡ” từng chữ trước khi đọc cả câu. Cho học sinh đọc không theo thứ tự, quan sát
phát hiện em nào “nhắp miệng” hoặc không đọc kịp thì gọi em đó đọc trơn. Nếu
không đọc được thì cho đánh vần lại, cho học sinh đọc ngược từ cuối câu lên đầu câu.
* Ví dụ : Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả.
Hướng dẫn học sinh đọc như sau :
ả/oi/trưa/giữa/trời/gió/cho/thay/say/ngủ/bé/ru/mẹ/tay/từ/gió
- Sau khi học sinh đọc tiếng, từ, câu không theo thứ tự và đọc ngược thì chúng

5

tôi cho các em đọc xuôi, bây giờ bắt đầu chú ý đến nghĩa của câu. Học sinh đọc xuôi
ở giai đoạn này để không “bị thuộc lòng sớm”.
- Khi dạy bài mới trong phần kiểm tra bài cũ, chúng tôi đã đưa những vần mà
học sinh dễ nhầm lẫn để củng cố kiến thức cũ và đồng thời so sánh với vần mới học,

như vậy các em sẽ nắm vững vần hơn.
* Ví dụ : ay - ai, eo - oe, ao - oa, iu - ui, uôn - un, ong - on, ăng - ăn, âng -
ân, ung - un, eng - en, iêng - iên, uông - uôn, ương - ươn, ang - an, inh - in, ênh -
ên, ôm - om, uôm - ôm, ôt - ot, ươt - ưt, ac - at, ăc - ăt, âc - ât, uc - ut, ưt - ưc, uôc
- uôt, iêc - iêt, ach - ac, ôp - op…
- Cứ tiếp tục như vậy đến tuần 13 cho học sinh đọc sách giáo khoa, báo, truyện
thay cho bìa vàng. Còn bảng bin gô luôn sử dụng trong phần học âm và học vần để
tạo điều kiện giúp đỡ các em yếu, kém. Chúng tôi thường xuyên mượn truyện tranh
cho học sinh yếu đọc để nhớ mặt chữ “không có sách thì không có tri thức và kĩ
năng”.
- Không những cho học sinh đọc, viết trong môn Học vần mà các môn học khác
như : Đạo đức, Tự nhiên và xã hội,…chúng tôi lấy bài học đó, cho học sinh yếu rèn
đọc và viết nhiều lần để các em nhớ lâu mặt chữ.
- Phần giải lao giữa tiết cũng là sân chơi của học sinh trung bình và yếu, rèn
cho các em tính dạn dĩ, hoạt bát, đồng thời rèn kỹ năng giao tiếp cho các em.
- Học sinh đọc bài khóa xong, chúng tôi hướng dẫn các em viết, dành nhiều
thời gian để giúp các em yếu tái hiện được con chữ vừa học. Trong câu lệnh chúng tôi
đã dùng yếu tố “Zêrô ngôn ngữ” để học sinh tập trung chú ý trong khi viết. Khi
hướng dẫn viết vần mới học, nếu hai vần tương đồng về mẫu chữ, ví dụ như : (ung #
ưng, ăng # âng, ong # ông, inh # ênh….) thì chúng tôi chỉ viết mẫu một vần không
viết mẫu tiếng và từ nhưng chủ yếu là quán xuyến lớp để mọi học sinh theo dõi lúc
viết mẫu. Chúng tôi vừa viết, vừa nói kĩ thuật viết, tạm dừng để quan sát học sinh thử
có em nào lơ đãng không, sau đó cho học sinh viết bóng rồi viết bảng con nhiều lần,
dành nhiều thời gian viết cho học sinh nhất là các em yếu.
- Trong phần luyện nói, chúng tôi vận dụng phương pháp “luyện theo mẫu”
thường xuyên chỉ định học sinh yếu nhắc lại lời học sinh khá, giỏi vừa nói. Trong bài
học chúng tôi chuẩn bị thêm câu hỏi phụ dành cho học sinh trung bình và yếu.
2. Các phương tiện giúp học sinh rèn phát âm đúng :
Điều quan trọng bậc nhất để học sinh đọc đúng âm, vần là các phương tiện học
tập gồm : sách giáo khoa và bảng cài ghép âm, vần (hình ảnh đính kèm ở phụ lục).

Trong giờ Học vần chúng tôi gắn bảng cài chữ lên bảng cho học sinh đọc, như vậy sẽ
có thời gian và điều kiện rèn đọc nhiều cho các em trung bình và yếu. Học sinh đọc
bài ở bảng dễ theo dõi, kiểm tra và sửa sai kịp thời. Sau khi các em đọc đúng âm, vần
vừa học, chúng tôi rèn chữ viết cho học sinh trên bảng con.
3. Một số yêu cầu đối với giáo viên và học sinh :
* Đối với học sinh :

6

- Muốn luyện tập đạt kết quả tốt học sinh phải nắm chắc về :
 Cấu tạo của chữ.
 Nắm vững âm, vần.
 Thường xuyên luyện tập.
- Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện thành kĩ năng như : Tư thế ngồi học, cách
cầm sách, cộng với ý thức tự giác của mỗi học sinh trong quá trình luyện tập sẽ giúp
các em đọc bài tốt hơn.
- Học sinh phải tự rèn đọc bài ở nhà và thường xuyên được kiểm tra trong đầu tiết
học.
* Đối với giáo viên :
- Giáo viên phải chuẩn bị cài chữ mẫu trước khi lên lớp. Để có bài soạn tốt, giáo
viên luôn sưu tầm tài liệu, sách tham khảo về cách rèn phát âm cho học sinh,
- Rèn đọc cho học sinh là việc làm thường xuyên, liên tục trong mọi tiết học cũng
như lúc ở nhà. Đây là việc làm rất cần thiết, nó giống như xây dựng một ngôi nhà đòi
hỏi phải có nền móng vững chắc. Do đó, cần phải nâng cao yêu cầu lên từng bài, từng
giai đoạn, tăng cường rèn đọc để học sinh tiến bộ.
- Việc rèn cho học sinh học tốt phân môn Học vần không chỉ tập trung ở những
giờ Học vần trên lớp mà phải thường xuyên đọc bài ở nhà, đặc biệt là phải chuẩn bị
thật tốt bài cũ và bài mới trước khi đến lớp. Thế nhưng, đối với học sinh lớp 1 nề nếp
tự học của các em ở nhà còn hạn chế, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn
thường xuyên của phụ huynh. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy và học tập ở phần

Học vần lại có điểm mới. Vì vậy, chúng tôi đã thống nhất cách giảng dạy giữa nhà
trường và gia đình tạo điều kiện giúp các em học tốt, cụ thể là cách đánh vần, cách
đọc bài trong sách cũng như yêu cầu cần đạt của học sinh qua từng bài học. Hướng
dẫn học sinh đọc, viết ngay các âm, vần vừa học trong ngày, đồng thời hướng dẫn các
em chuẩn bị bài mới thật chu đáo.
- Để nâng cao chất lượng học môn Học vần ở lớp 1, chúng tôi đã vận dụng
phương pháp trực quan, cho học sinh ghi nhận âm, vần bằng con chữ và hình ảnh trực
quan. Có như vậy mới duy trì được sự chú ý của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến
thức và nắm chắc cấu tạo âm, vần, tiếng mới học.
- Học sinh lớp 1 rất dễ nhớ nhưng lại chóng quên, việc củng cố kiến thức cũ trước
khi học kiến thức mới là một yêu cầu rất quan trọng. Chúng tôi phải thường xuyên
củng cố ôn tập kiến thức từng tiết học vần và các tiết học trong buổi. Bên cạnh đó, để
có biện pháp về chất lượng học tập của lớp, chúng tôi phân công đôi bạn cùng học
tiến bộ như : giỏi kèm yếu, khá kiểm tra trung bình, giống như ông cha ta có câu :
“Học thầy không tày học bạn”.
- Giáo dục học sinh lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm
việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà
trường. Thông qua việc đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng
đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một
trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát
triển.

7

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
- Nhờ áp dụng những biện pháp nêu trên nên chất lượng học môn Tiếng Việt
của học sinh lớp 1B, 1C được nâng lên rõ rệt.
- Hết phần học âm (chữ) đa số học sinh lớp 1B, 1C đều nắm vững chữ, âm và
đọc được tiếng, từ một cách chắc chắn.
- Đến học vần, học sinh nắm vần tốt.

+ Học sinh khá, giỏi đã đọc được sách, báo một cách lưu loát.
+ Học sinh trung bình, yếu cũng bước đầu đã đọc trơn tốt. Song cũng có tiếng
đôi lúc còn phải đánh vần.
Kết quả cụ thể của lớp 1B, 1C như sau :
Lớp 1B
Lớp 1C
VI. KẾT LUẬN :
- Trong quá trình giảng dạy, thực hiện các biện pháp trên, chúng tôi nhận thấy
rằng để đạt hiệu quả cao, phải trải qua một quá trình luyện tập thường xuyên và lâu
dài.
- Trong khi rèn đọc học sinh được hoạt động cá nhân nhiều, phát huy tính tích
cực chủ động tự giác của các em để hoàn thành bài học. Phương tiện hoạt động đúng
mức sẽ góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách cho các em, rèn cho trẻ những
phẩm chất đạo đức như : tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và thẩm mĩ để sau này lớn lên
các em sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội.

Thời điểm Loại Giỏi Loại Khá Loại TB Loại Yếu Loại kém
Đầu năm 5 (20.0%) 8 (32.0%) 4 (16.0%) 6 (24.0%) 2 (8.0%)
Giữa HKI 8 (32.0%) 10 (40.0%) 2 (8.0%) 4 (16.0%) 1 (4.0%)
Cuối HKI 15 (60.0%) 5 (20.0%) 3 (12.0%) 2 (8.0%)
Giữa HKII 14 (56.0%) 8 (32.0%) 2 (8.0%) 1 (4.0%)
Thời điểm Loại Giỏi Loại Khá Loại TB Loại Yếu
Đầu năm 8 (25.0%) 9 (28.1%) 7 (21.8%) 8 (25.0%)
Giữa HKI 10 (31.3%) 12 (37.5%) 4 (12.5%) 6 (18.7%)
Cuối HKI 14 (43.7%) 11 (34.4%) 5 (15.6%) 2 (6.3%)
Giữa HKII 17 (53.1%) 13 (40.6%) 2 (6.3%)
8

- Ở trường Tiểu học, việc rèn đọc cho học sinh phải được coi trọng ngay từ lớp
1 để làm nền tảng cho các lớp sau.

- Muốn giúp học sinh đọc tốt thì nhà trường và gia đình cần chuẩn bị những
điều kiện thuận lợi ban đầu về cơ sở vật chất để giúp các em được thoải mái khi học
tập, đồng thời giáo viên cần phải kết hợp và sử dụng các phương pháp một cách linh
hoạt, có sự sáng tạo trong giảng dạy và một điều kiện không thể thiếu với mỗi giáo
viên đó là sự kiên trì, tính cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ.
VII. ĐỀ NGHỊ :

Để cho học sinh lớp 1, đọc và viết một cách thành thạo trong môn Học vần.
Vậy chúng tôi xin kiến nghị một vấn đề sau :
-Trang bị thêm đồ dùng trực quan : bộ chữ cái, bảng cài, vì bảng cài mà chúng
tôi đang sử dụng đã nhiều năm, nay bị hư hỏng.
Trên đây là kế hoạch và biện pháp chúng tôi đã nghiên cứu và vận dụng để giúp
học sinh rèn đọc đúng và nhanh. Tuy vậy, không tránh khỏi những hạn chế nhất định,
chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng NCKH các
cấp để đề tài được hoàn hảo hơn.
Xin chân thành cảm ơn !



PHỤ LỤC
GẮN
TRỰC
TIẾP Ở
BẢNG


9


SỬ DỤNG BẢNG CÀI MÀU XANH


VIII. TÀI
LIỆU THAM
KHẢO :
- Thế giới trong ta : Hỏi đáp về phương pháp dạy Tập đọc ở Tiểu học.
- Chuyên đề : “ Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo
hướng thực sự quan tâm diện học sinh trung bình và yếu”
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học.
(Nhà xuất bản giáo dục)
- Sách Tiếng Việt 1, tập một (Nhà xuất bản giáo dục )

10

- Sách giáo viên Tiếng Việt 1, tập một (Nhà xuất bản giáo dục)
- Sách Tiếng Việt 1, tập hai (Nhà xuất bản giáo dục).
- Sách giáo viên Tiếng Việt 1, tập hai (Nhà xuất bản giáo dục).


MỤC LỤC

STT Tiêu đề Từ trang
đến trang
1 Đặt vấn đề 1
2 Cơ sở lí luận 1

11

3 Cơ sở thực tiễn 2
4 Nội dung nghiên cứu 2-8
5 Kết quả nghiên cứu 8

6 Kết luận 9
7 Đề nghị 9
8 Phụ lục 10-11
9 Tài liệu tham khảo 12
10 Mục lục 13


12

×