Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.81 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 4
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán nhằm tạo nguồn cho các bậc
học tiếp theo, góp phần chuẩn bị nhân tài cho đất nước là một nhiệm vụ quan
trọng thường xuyên của mỗi một giáo viên trong quá trình dạy học toán ở tiểu
học.
Lứa tuổi học sinh tiểu học bước đầu đã có sự phân hóa về mặt trình độ, nhịp
độ hứng thú, động cơ nhận thức…Vì vậy, để tạo điều kiện cho những hoc sinh
giỏi toán phát triển, giáo viên cần phải biết đổi mới phương pháp dạy học, dạy
học sát với từng đối tượng học sinh.
Để công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán đạt hiệu quả cao, yêu
cầu giáo viên phải có ý thức, kỹ năng, biện pháp, kế hoạch phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi toán từ những năm đầu cấp tiểu học.
Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học đã và đang quan tâm đến công việc
phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán; coi đây là mục tiêu ưu tiên đã đầu tư
thời gian, cử nhiều giáo viên có năng lực bồi dưỡng từng chương,từng phần,
từng lớp. Trường tiểu học Quảng Hợp cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.
Tuy nhiên, Trường Tiểu học Quảng Hợp là trường thuộc xã miền núi đặc biệt
khó khăn, phần lớn người dân sống bằng nghề nông nên điều kiện chăm lo con
cái học tập ít được chú trọng. Học sinh đi học chủ yếu là thời gian học ở trên
lớp. Cô giáo dạy bao nhiêu biết bấy nhiêu chứ chưa có điều kiện để luyện tập
thêm ở nhà.Hơn nữa, các loại sách tham khảo còn ít. Vì vậy, nhiều năm qua số
em dự thi học sinh giỏi toán lớp 4 cấp trường đều đạt kết quả chưa cao, đặc biệt
là chất lượng học sinh giỏi qua các đợt kiểm tra đầu năm và giữa học kỳ 1 năm
học 2007-2008 rất thấp.
Cụ thể:Học sinh giỏi toán : 3/20 Tỷ lệ : 15%
Với chất lượng như vậy đặt ra cho tôi một suy nghĩ làm sao để nâng cao chất
lượng học sinh giỏi của lớp. Điều đó định hướng cho tôi trong khi dạy môn toán
phải làm thế nào để các em say mê và quan tâm hơn đến toán học. Xuất phát từ


tình hình thực tế học sinh và yêu cầu về môn toán đối với học sinh lớp 4, bản
thân tôi đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp thực hiện và “Kinh
nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4’’ của tôi không nằm
ngoài việc tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm vốn có của giáo viên tiểu học nói
chung và bản thân tôi nói riêng nhằm đóng góp những ý kiến góp phần vào việc
bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4 ở trường tiểu học có hiệu quả hơn.
PHẦN II - BIỆN PHÁP
PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 4
I/ Biện pháp phát hiện học sinh giỏi toán lớp 4.
1/ Những biểu hiện học sinh có năng khiếu toán.
Năng hiếu toán được hiểu là tài năng bẩm sinh về một mặt nào đó (ví dụ: năng
khiếu toán, năng khiếu âm nhạc…)
Biểu hiện của những học sinh có năng khiếu toán là lòng yêu thích bộ môn có
tính tò mò ham hiểu biết, có ý thức vượt khó, tự giác tổ chức tốt việc
học.Những học sinh này thường tiếp thu nhanh, nắm chắc và vận dụng tốt kiến
thức, tư duy phát triển tốt, linh hoạt, có trí tưởng tượng không gian, kết quả học
tập tốt…
2/Biện pháp phát hiện học sinh có năng khiếu toán.
a/Căn cứ vào kết quả học tập từ dưới.
Việc phát hiện học sinh có năng khiếu toán được tiến hành ngay từ đầu năm
học. Vào năm học mới giáo vên chủ nhiệm phải nắm được số lượng học sinh
giỏi toán ở lớp 3 ( các em thường có điểm cao, giỏi đều các môn) để có kế
hoạch bồi dưỡng số học sinh này. Việc phát hiện cần đi đôi với bồi dưỡng, qua
bồi dưỡng lại tiếp tục phát hiện…
b/ Phát hiện học sinh có năng khiếu toán học ngay trong giờ dạy bài mới,
luyện tập, ôn tập và kiểm tra. Những học sinh có năng khiếu toán thường chăm
chú nghe giảng, có những thắc mắc khi không hiểu bài, hoàn thành nhanh chính
xác bài tập.
c/ Phát hiện học sinh có năng khiếu toán qua các kỳ thi học sinh giỏi
lớp,trường, thi đố vui toán học, trò chơi toán học .

d/ Một số bài toán phát hiện học sinh có năng khiếu toán.Các bài toán
phát hiện học sinh có năng khiếu toán thường đa dạng, có tính tổng hợp và chứa
đựng tình huộng có vấn đề.Đặc biệt các bài toán này có sử dụng các tính chất
của các phép toán trong quá trình giải toán.
Ví dụ:Thực hiện phép tính bằng cách nhanh nhất.
1/ 47 + 52 + 63 + 49 + 28 + 71
2/ 2 x3 x 4 x 8 x 50 x25 x 125
3/ 24 x 17 + 4 + 18 x 76
* Một số dạng toán điển hình:
1/ Tìm 4 số, biết trung bình cộng của chúng là 50 và mỗi số bằng 1 / 3 số liền
sau.
2/ Tổng của 2 số lẻ là 1146. Biết giữa 2 số đó còn 5 số lẻ nửa. Tìm 2 số lẻ đó.
Giáo viên cần lựa chọn đúng đối tượng học sinh. Cần tổ chức thi chọn lọc
qua vài vòng loại để lựa chọn chính xác đối tượng học sinh vào bồi dưỡng. Cần
đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác không chỉ qua bài thi mà cả
qua việc học tập, bồi dưỡng hằng ngày. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao
hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và không bị quá sức đối
với những em không có tố chất.
II/ Biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4.
1/ Vai trò của người thầy.
Tục ngữ có câu ‘’không thầy đố mày làm nên’’. trước hết ta phải xác định rõ
vai trò của người thầy là hết sức quan trọng . Bởi vì người thầy có trách nhiệm
dẫn dắt học sinh các phương pháp giải toán, các phương pháp kiểm tra kết quả,
cách thức trình bày bài giải…Những học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất
thông minh mà không được bồi dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít hiệu quả hoặc
không có hiệu quả.
Đồng thời giáo viên lại phải chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và
phải tự soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lý, khoa học sáng tạo.
2/ Xây dựng chương trình bồi dưỡng.
Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, song chương

trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học
như trong chương trình chính khóa. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là
một vấn đề hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự
tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt.
Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng, dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản
của nội dung chương trình học chính khóa, tiến dẫn tới chương trình nâng cao. (
Tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của học chính khóa, từ đó vận
dụng để mở rộng và nâng cao dần).
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy; Từ cơ bản đến nâng cao, từ
đơn giản đến phức tạp.Đồng thời cũng phải có ôn tập, củng cố.
Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao, thì cần có một
tiết luyện tập củng cố kiến thức, và cứ 5 -6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để
củng cố khắc sâu.
Cần soạn thảo một tiết học có:
-Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết…)
- Bài tập vận dụng.
- Bài tập về nhà luyện tập thêm ( tương tự bài ở lớp )
Không nên xây dựng chương trình như sách nâng cao hiện nay. Vì như thế
học sinh khó nắm chăc, dễ nhầm lẫn. Mặt khác, trong sách nâng cao có một số
bài quá khó đối với học sinh.
Một số giờ ôn tập, giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các
phương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống được
mà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên.Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư
nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc rút, soạn thảo cô động nội dung
chương trình bồi dưỡng.Cần lưu ý rằng: Tùy thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khả
năng tiếp thu của học sinh mà chọn lựa mức độ bài khó và từng dạng luyện tập
nhiều hay ít.
3/ Bồi dưỡng học sinh giỏi toán cần đi đôi với việc nâng cao trình độ
chung về toán của cả lớp, thực hiện phương châm:
‘’Phát triển năng khiếu toán đồng thời với giáo dục toàn diện ‘’

Bồi dưỡng toán không tách rời với việc dạy học các môn khác như Tiếng
Việt, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục…Như vậy sẽ giúp học sinh phát triển toàn
diện đồng thời kiến thức của các môn học này sẽ bổ trợ rất nhiều trong quá trình
học sinh học toán. Chẳng hạn: Học môn Tiếng Việt sẽ giúp các em phát triển
vốn ngôn ngữ nhờ đó mà làm cho tư duy của các em sắc bén hơn, học môn Mỹ
thuật giúp trí tưởng tượng không gian của các em phát triển, học Thể dục giúp
cơ thể của các em thoải mái khi phải đối mặt với các bài toán khó…
4/ Bồi dưỡng học sinh giỏi toán cần tiến hành cả nội khóa lẫn ngoại khóa,
bồi dưỡng liên tục trong năm và ở tất cả các lớp.
Bồi dưỡng học sinh giỏi toán ngoài những giờ dạy trên lớp, chúng ta cũng
cần mở lớp học tự chọn, ngoại khóa toán như sưu tầm, báo cáo, tham quan thực
tế, làm đồ dùng học tập trò chơi toán học, kết hợp với hoạt động Đội để tổ chức
các cuộc thi như giải toán OLYMPIC, toán tuổi thơ…Đồng thời phải bồi dưỡng
thường xuyên, liên tục ngay từ những năm đầu cấp tiểu học nhằm hình thành kỹ
năng giải toán, giúp các em có một hệ thống kiến thức,kỹ năng vững vàng
chuẩn bị cho các bậc học tiếp theo.
5/ Để giúp học sinh giỏi toán, trước hết đòi hỏi người giáo viên phải bồi
dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm học tập. Không lùi bước
trước những bài toán khó. Tôi suy nghĩ : Bất kì viêc gì nếu lòng say mê thì việc
thực hiện mới có kết quả cao.Để bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm
học toán, giáo viên luôn chuẩn bị cách đặt vấn đề vào bài tạo tâm thế (giáo dục
thái độ, động cơ …) phát triển tư duy thông qua thu nhận, tổng hợp, mở rộng,
tinh lọc và vận dụng có hiệu quả kiến thức…khơi dậy năng lực trí tuệ của học
sinh.
6/ Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?
Trước hết cần chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn
học sinh . Không nên máy móc theo cách sách giải. Giáo viên cần phải thường
xuyên cải tiến phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
nội dung từng bài; phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác của học sinh, tôn
trọng và khích lệ những sáng tạo của học sinh.

Những bài hướng dẫn kiến thức mới giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập
mang tính chất vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp
các em ghi nhớ được tốt hơn.

Ví dụ: Ra bài toán vui, bài toán là một bài thơ, bài toán lấy tên học sinh hay
đáp số là ngày tháng có ý nghĩa, đáng ghi nhớ. (như các ngày lễ lớn,ngày thi…)
Tuy nhiên, những bài toán như thế, giáo viên phải tìm hiểu kĩ, thử và kiểm
tra kết quả nhiều lần. Trong quá trình dạy học sinh giái các bài toán giáo viên
chỉ nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra cách giải, không nên giảng giải, cung cấp
những lời có sẵn,đầy đủ, chính xác để học sinh thụ động hiểu ghi chép mà chủ
yếu phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ để từ đó có thể giải được những bài
toán đòi hỏi tư duy độc lập, linh hoat, có óc phán đoán và phương pháp giải
toán.
. Chú ý tạo tình huống có vấn đề để học sinh tích cực chủ động, tự giác tìm
cách giải bài toán. Ngược lại, khi chữa bài giáo viên lại phải giải một cách chi
tiết ( không nên giải tắt) để giúp học sinh hiểu sâu sắc bài toán ; đặc biệt là
những bài toán khó, những bài học sinh nhiều sai sót và chấn chỉnh cách trình
bày của học sinh một cách kịp thời. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho việc
giải các bài toán như sau.
- Giải nhiều cách ( tìm ra hết cách giải ), chọn cách giải tối ưu, cách giải
có phương pháp hay ứng dụng tốt .
- Xây dựng được yêu cầu của bài toán và trình độ kiến thức tương ứng
để có thể ôn tập, củng cố trước khi giải toán ( nếu cần ).
- Dự kiến khó khăn sai lầm của học sinh, cách khắc phục ( về hình vẻ,
sơ đồ kẻ bảng phụ, biến đổi bài toán, vận dụng lý thuyết và các bài tập
đã biết…)
- Xem xét mối quan hệ giữa các bài toán khác nhau để hệ thống hóa về
dạng phương pháp nếu có.
- Chuẩn bị một hệ thống vốn câu hỏi giúp học sinh:
. + Củng cố kiến thưc liên quan.

+ Hướng dẫn hoạt động tìm tòi lời giải bài toán ( phân tích, tổng hợp
hoặc biến đổi bài toán, kẻ bảng phụ cắt ghép hình, xét trường hợp đặc biệt đưa
về bài toán đơn giản, quen thuộc).
+ Vận dụng kết quả bài toán trong trường hợp đặc biệt, tương tự khái
quát, thực tiễn, hoặc sáng tạo mở rộng phạm vi bài toán như :
- Thay đổi giả thiết hoặc xem xét bài toán có giả thiết thừa.
- Thay đổi kết luận, ra câu hỏi phụ hướng dẫn học sinh giải .
- Xem xét mệnh đề đảo các bài toán ngược với bài toán vừa giải.
- Thay đổi nội dung thực tế của bài toán.
7/ Trong quá bồi dưỡng toán giáo viên cũng cần cho học sinh làm quen
với suy luận, chứng minh, tập sử dụng các thao tác phân tích, tổng hơp, so sánh,
tương tự, đặc biệt hóa, khái quát hóa phương pháp quy nạp (chủ yếu là quy nạp
không hoàn toàn) đồng thời giúp học sinh nắm chắc thuật toán (những thao tác
bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định để đi tới kết quả) để giải các bài toán;
cho các em làm quen với một số phương pháp giải toán thường dùng ở tiểu học
( như phương pháp sơ đồ đoạn thẳng, phương pháp tỷ lệ, phương pháp rút về
đơn vị, phương pháp giả thiết tạm, phương pháp khử …) biết phối hợp các
phương pháp khi giải một bài toán.
8/ Bồi dưỡng toán cho học sinh tiểu học, giáo viên cần phải biết phối kết
hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình,đoàn thể và xã hội …Nhằm kịp thời
động viên học sinh giúp các em có hứng thú trong quá trình tham gia bồi
dưỡng .Bởi nếu tinh thần và thái độ học tập của học sinh cao thì đó là một biện
pháp hiệu quả nhất.
PHẦN III - KẾT QUẢ
Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên chất lượng học sinh giỏi có sự
chuyển biến rõ rệt thể hiện qua đợt thi học sinh giỏi trường cùng với đợt kiểm
tra chất lượng cuối năm đã đi đến kết luận: phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi
toán ở lớp tôi đã có những thành công đáng khích lệ.
* Cụ thể : Học sinh giỏi toán : 7/20 Tỷ lệ : 35%
Đúng với kế hoạch của lớp đề ra ở đầu năm học. Đó là thành quả gần một

năm cô trò phấn đấu được.

PHẦN IV - BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Con đường đi đến đỉnh cao của toán học có rất nhiều nhưng điều quan
trọng là chúng ta đi bằng cách nào để đạt kết quả nhanh nhất. Theo tôi, để nâng
cao chất lượng học sinh giỏi toán thì mỗi giáo viên cần thực hiện những thao tác
sau :
* Đối với học sinh:
a/ Phải có lòng say mê và quyết tâm học toán.
b/ Phải đọc kỹ đề bài, nắm chắc được yêu cầu của bài tập, xác định được bài
toán thuộc dạng nào từ đó để định hướng cách giải.
* Đối với giáo viên:
a/ Giáo viên nghiên cứu kỹ mục đích yêu cầu. Xây dựng chương trinh bồi
dưỡng hợp lý.
b/ Đọc và nghiên cứu thêm các tài liệu có liên quan phục vụ cho việc bồi
dưỡng .
c/ Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng
bài.
d/ Khuyến khích các em làm nhanh, đúng nhằm kích thích tinh thần hăng say
học tập của học sinh.
e/ Bồi dưỡng thường xuyên cho học sinh ngay trong từng buổi học,tiết học,
chú trọng đến từng đối tượng học sinh.
f/ Giáo viên cần kiểm tra đôn đốc thường xuyên, kết thúc mỗi tuần giáo viên
ra bài kiểm tra sau đó xếp loại chung . Kết quả kiểm tra được ghi vào biểu đồ
thi đua để kích thích phong trào thi đua của học sinh.
g/ Kết hợp với nhà trường, với liên Đội để thi học sinh giỏi toán cấp trường,
thi giải toán OLYMPIC, toán tuổi thơ…
h/ Thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh ( gặp gỡ, viết vào sổ liên lạc )
để thông báo, bàn bạc, khắc phục những nhược điểm của học sinh.
PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.


1/ Kết luận:
Qua những năm trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4,
tôi nhận thấy rằng: người thầy cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng
cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng chương trình và sáng
tạo trong phương pháp giảng dạy. Như vậy, để đưa con thuyền đến bến bờ vinh
quang thì vai trò của người cầm lái thật vô cùng quan trọng
2/ Kiến nghị :
Nhà trường quan tâm hơn nữa đến công tác phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi toán. Cần soạn thảo nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi
cho tất cả các khối lớp.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi. Bản thân tôi đã áp dụng và thu
được kết quả khả quan. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn chưa phải là tối ưu. Xin đưa
ra để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến để góp phần vào
việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán trong những năm tới có kết quả tốt hơn.


×