Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN day tap doc L4 dat hieu qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.37 KB, 14 trang )


ĐỀ TÀI KINH NGHIỆM
:
*******
I. NHẬN THỨC:
 Tập đọc là một phân môn trong môn Tiếng việt, nó có tính chất khởi đầu nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức tổng hợp và có vò trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các
môn học ở cấp tiểu học. Biết đọc là có thêm công cụ mới để học tập, để giao tiếp. Đây là thứ
công cụ mà người biết chữ mới có. Phân môn tập đọc sẽ giúp cho học sinh một phương tiện
tiếp xúc với các môn khoa học khác. Dạy môn tâp đọc là bồi dưỡng cho học sinh về nhiều
mặt như: Trao đổi kiến thức, nhôn ngữ, văn học, đời sống, giáo dục tìmh cảm, cảm nghỉ cho
các em.
 Chính vì lẽ đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu cùng với những kinh nghiệm của bản thân qua
quá trình theo dạy cấp tiểu học, mà nhất là năm nay tôi phải đảm nhận học sinh lớp 4. Tôi
vận dụng phương pháp tích cực để giúp các em học sinh học tốt môn tập đọc thuộc chương
trình.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
 Năm học 2009 -2010 này tôi phụ trách lớp 4A, gồm 31 học sinh trong đó có 13 em nữ.
Ngay vào đầu năm học tôi nhận thấy lớp chủ nhiệm của tôi có một số khó khăn và thuận lợi
như sau:
 Thuận lợi:
- Học sinh có điều kiện thuận lợi cho việc học tập.
- Đa số các tiết học điều có sẵn tranh ảnh, dụng cụ phục vụ cho việc dạy của giáo viên và
học tập của học sinh.
- Đa số học sinh trong lớp rất thích học giờ tập đọc.
- Bản thân giáo viên thích chuyên sâu và dạy tập đọc đạt hiệu quả.
 Khó khăn:
- Một số học sinh chưa có ý thức học tập và chuẩn bò bài ở nhà.
- Có nhiều học sinh đọc chưa diễn cảm và ít tham gia phát biểu xây dựng bài.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI:
Vận dụng phương pháp tích cực giảng dạy và giúp cho sinh học tốt phân môn tập đọc lớp


bốn đạt hiệu quả.
Muốn thực hiện tốt yêu cầu chính yếu của đề tài bản thân giáo viên phải đạt các yêu cầu
sau:
1. Nhận thức và thực hiện tốt nhiệm vụ của phân môn:
- Trước hết phải hiểu rằng: Khi giao tiếp chỉ dùng nghe và nói làm phương tiện thông tin,
nhưng nếu biết chữ có thêm các phương tiện khác là đọc và viết để làm công cụ giao tiếp.
Đọc là một cách tiếp thu ý kiến ngưởi khác, là thấy được vá hiểu được nhiều điều mới, nhiều
điều hứng thú.
- Nhưng đọc như thế nào cho tốt thì giáo viên là người hướng dẫn, rèn luyện cho các em học
sinh đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài tập đọc…
2. Thực hiện tốt nguyên tắc dạy và học:
- Rèn đọc tốt là bước đầu làm cho học sinh cảm thấy cái hay, cái đẹp của bài văn hay bài
thơ. Từ đó các em đọc được một cách có nghệ thuật hơn.
- Giáo viên phải coi trọng việc rèn đọc và sự cảm thụ bài của học sinh. Hai yêu cầu này bổ
sung, hỗ trợ cho nhau.
- Ngoài việc rèn đọc cho học sinh, giáo viên cần xoáy vào nội dung bài, tránh xa rời bài
đọc. Đồng thời coi trọng việc phát triển tư duy, ngôn ngữ của học sinh.
3.Nghiên cứu và áp dụng phương pháp tích cực:
- Người giáo viên khi lên lớp có những điều kiện như: Tư tưởng, tình cảm, kiến thức và nắm
chắc về ngôn ngữ, văn học, đời sống, đọc diễn cảm, yêu văn thơ. Nhưng phải nắm vững
phương pháp dó mới là việc quan trọng.
- Giáo viên là người tổ chức ra những tình huống học tập, có tác dụng kích thích sự tò mò
của học sinh, giúp cho học sinh phát triển tư duy, cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái yêu thích và sự
hứng thú khi học. Từ đó các em tiếp thu các tư tưởng, tình cảm từ bài văn, bài thơ và có ý
thức học tập tốt.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1.Nắm vững hệ thống kiến thức chương trình của phân môn tập đọc lớp Bốn:
- Phân môn Tập đọc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng đọc, nghe và nói. cũng như ở các lớp
dưới, thông qua hệ thống bài học theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn
Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp

vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bò một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học
như ( đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách….) và góp phần vào việc rèn luyện nhân cách cho
học sinh.
-Tuy nhiên các bài tập đọc ở lớp 4 có số lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc
yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài, khai thác hàm ý, nghệ thuật biểu hiện cũng nhiều
hơn.
Chương trình của phân môn tập đọc Bốn gồm có các chủ điểm chính:
Tập đọc Bốn tập 1: ( 5 chủ điểm / 5 chủ đề với 32 bài )
TÊN CHỦ ĐIỂM CHỦ ĐỀ S. L BÀI
- Thương người như thể thương thân. Lòng nhân ái. 6 bài
- Măng mọc thẳng. Tính trung thực, tự trọng 6 bài
- Trên đôi cánh ước mơ . Ước mơ 6 bài
- Có chí thì nên. Nghò lực 6 bài
- Tiếng sáo diều. Vui chơi 8 bài


Tập đọc Bốn tập 2: ( 5 chủ điểm / 5 chủ đề với 30 bài )
TÊN CHỦ ĐIỂM CHỦ ĐỀ S. L BÀI
- Người ta là hoa đất. Năng lực, tài trí 6 bài
- Vẻ đẹp muôn màu. Óc thẩm mỹ 6 bài
- Những người quả cảm. Lòng dũng cảm 6 bài
- Khám phá thế giới. Khám phá 6 bài
- Tình yêu cuộc sống. Lạc quan, yêu đời 6 bài
 Tổng cộng cả năm học có 62 bài tập đọc được học trong 31 tuần, mỗi tuần 2 tiết. ( Các
tuần 10, tuần 18, tuần 28 và tuần 35 là các tuần ôn tập kiểm tra giữa và cuối học kỳ)
 Chủ điểm : “ Thương người như thể thương thân” gồm các bài giáo dục học sinh về lòng
nghóa hiệp, xoá áp bức bất công ,tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, biết ơn, tình cảm
chân thành, yêu thương chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
Ví dụ: + Bài “ Thư thăm bạn” ( Tiếng việt 4, tập 1 ), giáo dục các em phải biết vượt qua
khó khăn, trở ngại, không tiết đến bản thân để làm những việc có nghóa, có lợi ích chung.

+ Các bài : - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Mẹ ốm.
- Truyện cổ nước mình.
- Người ăn xin.
( tiếng việt 4, tập 1) cũng thể hiện tình cảm của con cháu ( lứa tuổi học sinh) đối với cha mẹ,
ông bà trong gia đình, với tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn cho đến việc ca
ngợi tính nhân hậu, thông minh và kinh nghiệm sống.
 Chủ điểm : “ Măng mọc thẳng” gồm các bài ca ngợi về những tấm gương chính trực, ngay
thẳng. Có các hình ảnh tượng trưng cho tính trung thực mà điển hình là những hình ảnh thế hệ
tương lai của đất nước, ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam ngay
thẳng, chính trực, dũng cảm, có ý thức trách nhiệm…
Ví dụ: + Bài “ Tre Việt Nam” ( Tiếng việt 4 tập 1 ), qua hình tượng cây tre tác giả ca ngợi
những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam giàu tình yêu thương, có cử chỉ cao đẹp,
có tính trung thực, ngay thẳng.
+ các bài: - Một người chính trực.
- Những hạt thóc giống.
- Gà trống và Cáo.
- Chò em tôi.
( Tiếng việt 4 tập 1 ) cũng thể hiện sự chính trực, ca ngợi những tấm lòng cao đẹp, những tinh
thần trách nhiệm, biết mơ, biết nghó về tương lai, sự cố gắng trong cuộc sống, sự thật thà giữa
con người với con người
 Chủ điểm : “ Trên đôi cánh ước mơ” gồm các bài thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào,
hy vọng về tương lai, những ước mơ của tuổi trẻ, niềm khao khát về một tương lai. Thể hiện
niềm vui sướng, xúc động khi đạt được điều mơ ước của mình
Ví dụ: + Bài “ Nếu chúng mình có phép lạ” ( Tiếng việt 4 tập 1 ), là một bài thơ ngộ
nghónh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ thể hiện sự hồn nhiên, niền vui, niềm khao
khát làm cho thế giới trở nên tươi đẹp hơn.
+ Các bài: - Trung thu độc lập.
- Đôi giày ba ta màu xanh.
- Thưa chuyện với mẹ.

- Ở vương quốc tương lai.
( Tiếng việt 4 tập 1 ), cũng thể hiện về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, độc lập, có sự quan
tâm tới những ước mơ chính đáng và ngược lại có những ước muốn tham lam không có hạnh
phúc như bài “ Điều ước mơ của vua Mi – Đát”.
 Chủ điểm: “ Có chí thì nên” gồm các bài thể hiện về chí thông minh, ý chí vượt khó, có
nghò lực vươn lên qua sự nghèo nàn, thể hiện tính kiên trì, bền bỉ, rèn luyện quyết tâm thực
hiện điều mình mong muốn
Ví dụ: + Bài “ Có chí thì nên ”( Tiếng việt 4 tập 1), là một lời khuyên con
người giữ vững ý chí, mục tiêu đã chọn không nản lòng trước mọi khó khăn.
+ Các bài: - Ông trạng thả diều.
- “ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi.
- Vẽ trứng.
- Văn hay chữ tốt.
- Người đi tìm các vì sao.
( Tiếng việt 4 tập 1), ca ngợi về trí thông minh, giàu nghò lực, ý chí vươn lên, sự khổ công rèn
luyện, tính kiên trì trong cuộc sống.
 Chủ điểm “ Tiếng sáo diều” gồm các bài nói lên sự can đảm vượt qua mọi gian khổ, khó
khăn để tìm đến những niềm vui, những khác vọng của tuổi thơ. Những công việc, những trò
chơi thể hiện việc có thật trong cuộc sống, thể hiện tinh thần thượng võ, sự mưu trí quả cảm…
Ví dụ: + Bài “ Cánh diều tuổi thơ” ( Tiếng việt 4 tập 1 ), thể hiện lên niềm vui sướng,
niềm khát vọng tốt đẹp mà trò chơi mang lại.
+ Các bài: - Chú đất nung.
- Tuổi ngựa.
- Kéo co.
- Trong quán ăn “ Ba con bóng”.
- Rất nhiều mặt trăng.
( Tiếng việt 4 tập 1 ), nêu lên sự quyết tâm rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn đạt đến
những khát vọng tuổi thơ. Đồng thời nổi bật lên những điều suy nghó thật ngộ nghónh, thật vui
sướng trong cuộc sống.
2. Giúp học sinh trao dồi kiến thức ngôn ngữ, văn học , đời sống:

a. Trao dồi kiến thức ngôn ngữ:
- Khi học tập đọc, học sinh phát âm tốt, hiểu được nghóa từ, có thêm vốn từ, làm quen với các
kiểu câu thì kiến thức về ngôn ngữ của các em được trao dồi thêm. Dần dần các em sẽ có
thói quen diễn đạt gọn gàng, chính xác, trong sáng.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “ Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy ( Tiếng việt 4 tập 1 ), giáo
viên cần phải nghiên cứu và tìm ra các từ ngữ cần trao dồi để làm phong phú vốn từ ngữ cho
học sinh, có thể tìm những cụm từ sau: Hình ảnh gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người Việt
nam cần cù: Ở đâu tre cũng xanh, dù đất bạc màu, rễ không sợ đất nghèo, bao nhiêu rễ, bao
nhiêu cần cù. Phẩm chất đoàn kết: Tay ôm tay níu, thương nhau mọc thành luỹ. Thương yêu,
nhường nhòn
hy sinh: Lưng trần, phơi nắng phơi sương, có áo cộc, nhường cho con, đùm bọc, che chở cho
nhau. Tính ngay thẳng: Măng luôn luôn mọc thẳng, thân gãy cành rơi, vẫn nguyên cái gốc
truyền đời cho con…v v….
- Tuy nhiên để học sinh ghi nhớ sâu sắc hơn, tôi không cung cấp ngay mà yêu cầu các em tự
tìm ra những từ ngữ thể hiện hình ảnh đặc trưng của cây tre Việt Nam qua việc tìm hiểu bài.
Vì cây tre rất gần gũi và quen thuộc với các em trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ( tre làm
nhà, làm rổ, làm nong, làm giấy cho các em học tập, làm đồ dùng mó nghệ và cây tre mang
một phẩm chất cao q, một hình dáng quê hương). Trong khi tìm hiểu bài các em phát biểu,
nhận xét bổ sung cho nhau và tìm ra được các từ ngữ diễn tả hình ảnh cây tre, sau đó tôi yêu
cầu các em giải thích một số từ ngữ đã nêu theo cách hiểu của mỗi em để thấy sự am hiểu về
ngôn ngữ của các em, từ đó tôi uốn nắn, sửa chữa thêm để hướng đến cái đúng, cái hay, tính
ngay thẳng, tinh thần bất khuất, có tính cách con người: Phần trả lời của các em là:
+Những từ ngữ tả hình ảnh cây Tre Việt Nam:
* Có manh áo cộc, tre nhường cho con: Cái mo tre bao quanh cây măng lúc
mới mọc như chiếc áo mà tre nhường cho con.
* Nòi tre đâu chòu mọc cong; Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường: Khoẻ khoắn,
ngay thẳng, khảng khái, không chòu mọc cong.
* Mai sau…… ; Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh : Thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên
tục của các thế hệ Tre già – Măng mọc.
- Và khi đã hiểu về từ ngữ thì các em sử dụng chính xác hơn, tự tin hơn…cứ như vậy, sau mỗi

bài tập đọc các em thu thập thêm vốn từ ngữ để làm giàu cho sự hiểu biết của mình.
b.Trao dồi kiến thức văn học:
- Thông qua các bài tập đọc học sinh được trao dồi về kiến thức văn học, làm quen với nhiều
thể loại: miêu tả, kể chuyện,thuật chuyện và hiểu được nhân vật ( nhân vật văn học có khi là
con người, có khi là các con vật được nhân hoá).
- Các em cũng được làm quen với nhiều cách bố cục ( bố cục thời gian, không gian, tâm
lý… ) và rung cảm với các hình ảnh đẹp trong bài văn, bài thơ. Các em được tiếp xúc với
nhiều bài ca dao, bài văn, bài thơ hay, từ đó vốn văn học của các em dần dần được tăng
cường.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Gà trống và cáo” của La- Phông – Ten, Nguyễn Minh lược dòch
( Tiếng việt 4 tập 1 ), tôi thực hiện như sau: Trước khi tìm hiểu bài, tôi cho các em quan sát
tranh vẽ Gà và Cáo được vẽ theo chi tiết tả trong bài. Sau đó cho các em tả sơ lược về con Gà
và con Cáo( có nhận xét bổ sung cho nhau) cuối cùng mới so sánh với cách tả( cách dùng từ,
lời văn) của tác giả qua việc
tìm hiểu bài. Như vậy, các em đã nêu được hình dáng, vò trí của chú Gà trống đứng ở đâu còn
Cáo đứng ở đâu? và hiểu nhiều hơn qua lời tả của tác giả trong bài tập đọc.
- Tiếp theo tôi yêu cầu các em tìm hiểu những việc làm của chú Gà trống và Cáo, các em
trả lời như sau:
* “ Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây……………………… Cho tôi hôn bạn, tỏ bày tình thân”:
Cáo đon đả mời Gà xuống để báo tin, kết thân. Nhưng đó là tin bòa để dụ Gà xuống để ăn
thòt.
* Gà rằng: “ Xin được ghi ơn trong lòng…………………………Từ xa chạy lại để loan tin này”: Gà
biết những lời đó là ý đònh xấu xa của Cáo, Gà tung tin làm Cáo khiếp sợ bỏ chạy.
* Cáo nghe, hồn lạc phách bay……………………… Rõ phường gian dối, làm gì được ai”: Cáo
khiếp sợ, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy, Gà khoái chí cười Cáo không làm gì được mà phải
khiếp sợ.
+ Phần tiếp theo tôi hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh:
- Chia bài thơ ra thành 3 đoạn như 10 câu đầu, 6 câu kế ,4 câu cuối và gọi 3 học sinh nối tiếp
nhau đọc lần lượt. Giáo viên kết luận và giúp học sinh hiểu cách đọc theo cách phân vai
( Người dẫn chuyện, Gà trống, Cáo). Chú ý cho các em những từ gợi tả, gợi cảm: vắt vẻo, lõi

đời, đon đã, xuống đây, kết luận, muôn phần, thiệt hơn, nào hơn, loan tin, hồn lạc phách bay,
quắp đuôi, co cẳng khoái chí….
Ví dụ: Khi dạy bài “ Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca” của Trần Mạnh Hưỡng dòch theo
Xu – Khôm – Lin – Xki ( Tiếng việt 4 tập 1): Sau khi tìm hiểu bài, tôi yêu cầu các em nhận
xét bố cục, nội dung bài, các em đã nêu được: Bài miêu tả độ tuổi, thời gian, An-đrây-ca làm
gì khi đi mua thuốc, chuyện xảy ra khi An-đrây-ca về nhà, sự dằn vặt của An-đrây-ca, An-
đrây-ca là một cậu bé có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của
mình.
c. Kiến thức đời sống:
- Mỗi chủ đề tập đọc, tập trung một mặt của hiện thực. Mỗi bài tập đọc phản ánh một phạm
vi cuộc sống. Qua các bài tập đọc, nhất là các bài văn, thơ hiện đại học sinh sẽ hiểu biết
thêm về nhiều mặt trong cuộc sống hiện nay.
- Để giúp học sinh trau dồi những kiến thức trên qua bài tập đọc, tôi luôn tìm tòi, sáng tạo
những cách tốt nhất để học sinh tự nhìn nhận và tiếp thu một cách chủ động, có hiệu quả qua
mỗi bài tập đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Mẹ ốm” của Trần Đăng Khoa ( Tiếng việt 4 tập 1), tôi đã hướng dẫn
học sinh tìm hiểu bài và thấy được tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn
của bạn nhỏ đối với người mẹ bò ốm của mình.đồng thời
bài thơ cũng thể hiện tình cảm, sự quan tâm chăm sóc của hàng xóm đối với mẹ bạn nhỏ. Đó
cũng là sự phản ánh trong cuộc sống như câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách” – “ Thương
người như thể thương thân”
Ví dụ: Khi dạy bài “ Người ăn xin” theo Tuốc -Ghê -Nhép (Tiếng việt 4 tập 1), sau khi
tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và các em đã thấy được tấm lòng nhân hậu biết đồng
cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. Qua bài này các em nhận
thấy dù cậu bé không có gì cho ông lão nhưng cậu nhận được từ ông lòng biết ơn, sự đồng
cảm. Hai con người, hai thân phận khác nhau nhưng vẫn cho được cùng nhau, nhận từ nhau
một tấm lòng.
3. Giúp học sinh cảm thụ bài văn, bài thơ:
- Muốn làm cho học sinh cảm thụ tốt bài văn, bài thơ, yêu cầu các em phải hiểu và rung cảm
với bài văn, bài thơ đó.

- Giáo viên phải cần chú ý các khâu sau:
a. Bám sát yêu cầu của bài tập đọc.
b. Phát huy tính tích cực của học sinh.
c. Tìm từ, giải nghóa từ và khai thác nghệ thuật.
d. Tìm hiểu về ý và liên hệ thực tế.
- Điều cần lưu ý là các công việc trên chỉ được chiếm một nữa thời gian của tiết tập đọc vì
còn phải dành cho việc rèn đọc.
a) Bám sát yêu cầu của từng bài tập đọc, giáo viên phải sát đònh từ khi soạn bài ở nhà.
Mỗi bài tập đọc thường có 3 yêu cầu:
+ Yêu cầu về rèn đọc: Cần phát âm đúng những tiếng nào, về mức độ cần chú ý những
điều gì về mặt câu, giọng đọc, ngắt nhòp…
+ Yêu cầu về kiến thức: Qua bài dạy, yêu cầu học sinh phải nắm được những kiến thức gì
( về ngôn ngữ, văn học, đời sống), không phải bài nào cũng có 3 loại kiến thức này mà tùy
từng bài để nêu cho sát, cho phù hợp.
+ Yêu cầu về giáo dục tình cảm: Yêu cầu này cũng phải toát ra từ bản thân bài đọc và
phù hợp với lớp mình, đòa phương mình.
Ví dụ: Dạy bài “ Thưa chuyện với mẹ” của Nam Cao ( Tiếng việt 4 tập 1):
+ Yêu cầu về rèn đọc:
- Từ ngữ và cách diễn đạt: Cương đâm ra nhớ cái lò rèn, ngỏ ý với mẹ, xin làm thợ rèn, lễ
phép, nói giọng thiết tha, mẹ Cương ngạc nhiên, cảm động, dòu dàng. Khi dạy, tôi luôn chú ý
rèn đọc cho các em về dấu thanh và các từ ( các em hay nhằm lẫn dấu ( ? ) với dấu ( ~ ), về
phụ âm đầu chữ v với d ( dất dả hay vất vã), hoặc chữ x với s ( xui – sui , xin – sinh ), phụ
âm cuối chữ c với t, n với ng ( cắt – cắc, muốn – muống, quan – quang….) hoặc ngắt nghỉ
đúng ý nghóa của cụm từ.
Ví dụ: - Thưa mẹ/ ý con muốn thế. Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề.
- Mẹ xin thầy/ cho con làm thợ rèn. Con muốn học một nghề/ để kiếm sống.
- Con vừa bảo gì?. Ai xui con thế?. Nhà ta tuy nghèo/ nhưng dòng dõi quan sang.
+ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh biết về kiến thức đời sống: Vì hoàn cảnh gia đình
Cương muốn làm một nghề để giúp cho mẹ, nghề nào cũng đáng tôn trọng.
+ Yêu cầu giáo dục tình cảm: Học sinh thấy được tình cảm, sự vất vả của người mẹ

mà từ đó lòng yêu lao động, yêu q thành quả đạt được, biết tiết kiệm và nhớ ơn những
người làm ra sản phẩm phục vụ đời sống con người.
b) Phát huy tính tích cực của học sinh:
- Để học sinh khắc sâu hơn những kiến thức cần ghi nhớ, tôi luôn hướng dẫn cho học sinh tự
tìm tòi, nhận xét lẫn nhau để rút ra điều cần học. Để phát huy phương pháp dạy học tích cực,
tôi giao việc cho từng nhóm, nhóm này tìm từ khó trong bài, nhóm kia tìm nội dung chính của
bài, nhóm khác lại nêu bố cục bài….
- Sau khi cả lớp tìm hiểu những yêu cầu đề ra của giáo viên, tôi giúp các em hệ thống những
ý kiến lại và bổ sung ý thiếu. Như vậy tất cả học sinh cùng tham gia, tiết học sinh động và
đạt hiệu quả cao.
c) Tìm từ,ø giải nghóa và khai thác nghệ thuật:
 Tìm từ và giải nghóa từ:
- Giáo viên có thể chia ra 3 loại từ: Từ khó, từ chủ đề và từ trung tâm.
+ Từ khó: Có thể là từ đòa phương hoặc từ Hán Việt, thường được giải nghóa trong phần chú
giải sau mỗi bài đọc.
+ Từ chủ đề: Mỗi chủ đề đều có một số từ để khi học, giáo viên cho học sinh rút ra trong bài
và tìm hiểu nghóa để sử dung từ đó. Từ chủ đề cũng có khi là từ kho,ù để học sinh hiểu sâu
giáo viên cần kết hợp giải nghóa các từ khó hay các từ
trung tâm trong quá trình khai thác bài.
+ Từ trung tâm: Đây là những từ có sức nặng cần khai thác để làm rõ hơn nội dung bài.
Như vậy, chính những từ ngữ học sinh tìm ra trong quá trình tìm hiểu bài đã giúp học sinh
hiểu sâu hơn bài đọc. Đó cũng chính là yêu cầu đề ra của bài.
 Khai thác nghệ thuật:
Tuỳ từng bài, giáo viên xem bài đó có những nét gì nổi bậc về mặt nghệ thuật cần khai thác
để phục vụ nội dung chính. Khi khai thác nghệ thuật có thể là:
 Khai thác bố cục.
 Khai thác câu văn.
 Khai thác các biện pháp tu từ.
 Khai thác hình ảnh, màu sắc, âm điệu.
+ Khai thác bố cục: Mỗi bài văn có bố cục khác nhau ( bố cục thời gian, bố cục không

gian )
+ Khai thác câu văn: Tuỳ từng bài, từng đoạn có khi tác giả viết câu văn ngắn
hoặc ngắt đoạn đễ diễn tả những động tác nhanh nhẹn, những sự việc dồn dập…
nhưng cũng có khi tác giả viết câu dài để diễn tả những cảnh rộng lớn hoặc kéo dài.
Ví dụ 1: Trong bài “ Đường đi SaPa” của Nguyễn Phan Hách ( Tiếng việt 4 tập 2), khi dạy
tôi đã đặc câu hỏi để học sinh tìm hiểu:
- Em hãy tìm câu văn diễn tả hình dáng, màu sắc của bầy ngựa?
*Học sinh trả lời câu đó là: “ Con đen tuyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dòu dàng,
chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ”. Câu văn này được ngắt đoạn ngắn, gọn để nhấn mạnh
một điều: Hình dáng và màu sắc của bầy ngựa tuyệt đẹp.
Ví dụ 2: Bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” của Tô Hoài ( Tiếng việt 4 tập 1),tôi đặc ra câu
hỏi để học sinh tìm hiểu:
- Em hãy cho biết những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghóa hiệp của Dế Mèn?
Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích.
* Học sinh trả lời các câu đó là: Lời nói - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa
độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu. Cử chỉ – Phản ứng mạnh mẽ xoè cả hai càng ra, hành
động bảo vệ, che chở, dắt Nhà Trò đi.
+ Khai thác các biện pháp tu từ: Thường thì ta gặp ở lớp 4 các biện pháp tu từ như: Điệp từ,
điệp ngữ, nhân cách hoá. Khi khai thác các biện pháp tu từ cũng giúp rất nhiều trong việc
làm cho học sinh cảm thụ bài văn.
Ví dụ: Khi học bài “ Đường đi Sapa”, học sinh thấy ngay điệp ngữ trong câu văn: “ Thoắt
cái,lác đác, lá vàng rơi trong khoảnh khắc màu thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mua
tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẫy nồng nàn ”. Tác giả viết 3
câu liên tiếp đều có từ “ Thoắt cái” mở đầu. Cách đặc câu như thế có tác dụng làm nổi bậc
sự biến đổi đột ngột của thời tiết.
+ Khai thác hình ảnh, màu sắc, âm điệu: Khi tìm hiểu bài cần khai thác hình
ảnh, âm điệu, màu sắc bởi chúng có giá trò giáo dục tình cảm và mỹ cảm cao.
Ví du 1ï: Khi dạy bài “ Tuổi ngựa”( Tiếng việt 4 tập 1), trong đoạn thơ:
-“ Mẹ ơi con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du
Gió đen hút đại ngàn
Mấp mô triền núi đá
Con mang về cho mẹ
Ngọn gió của trăm miền”.
Tôi yêu cầu học sinh tìm những hình ảnh mang màu sắc, âm thanh gợi lên lời nói của cậu bé
trong thơ . Sau khi học sinh tìm hiểu nhận xét bổ sung cho nhau, tôi hương dẫn các em tìm ra
được những cảm xúc, vẻ đẹp qua những hình ảnh:
d) Tìm hiểu ý và liên hệ thực tế:
 Tìm hiểu ý:
- Thực ra trong quá trình giảng dạy tập đọc, từ và ý thường gắn chặt với nhau. Tìm hiểu từ để
làm rõ ý của bài, hay nói cách khác, từ nghệ thuật làm rõ nội dung.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Con Chuồn chuồn nước” của Nguyễn Thế Hội ( Tiếng
việt 4 tập 2), tôi đã yêu cầu học sinh tìm hiểu bài qua các câu hỏi sau:
Câu 1: Hình dáng, màu sắc của chú chuồn chuồn nước như thếnào? ( câu hỏi này nặng về
mặt nghệ thuật để học sinh cảm thụ cái đẹp).
* Các em trả lời như sau: - Màu vàng trên lưng chú lấp lánh( phản chiếu ánh sáng như kim
cương, mặt nước, gương soi…) – cánh mỏng như giấy bóng – Mắt như thuỷ tinh – Thân thon
( thanh và nhỏ) vàng như màu vàng của nắng mùa thu ( màu vàng nhạt và trong sáng) – Bốn
cánh khẻ rung rung như đang phân vân.
Câu 2: Tác giả so sánh bộ cánh, đôi mắt của chú chuồn chuồn nước với những gì? ( câu
hỏi này hỏi về nghệ thuật để đi đến nội dung).
* Các em trả lời: - Tác giả so sánh đôi cánh của chú chuồn chuồn nước với giấy bóng ( loại
không thấm nước và trong suốt), đôi mắt của chú được so sánh với thuỷ tinh ( phản chiếu được
ánh sáng), bộ cánh mỏng và trong suốt, đôi mắt sáng phản chiếu ánh sáng mặt trời. Vẽ đẹp
đó như tô điểm thêm cho những hình ảnh đẹp của đất nước ta. ( câu hỏi này hỏi về nghệ thuật
để đi đến nội dung).
Câu 3: khi bay lên cao, chú chuồn chuồn nước thấy dưới mặt đất có những gì? ( câu hỏi
này nặng về ý).
* Học sinh tìm ra các ý như sau: - Hồ rộng mênh mông – Luỹ tre rì rào – Cánh đồng với đàn

trâu thung thăng gặm cỏ – Dòng sông với những đoàn thuyền ngược suôi. Đó là những nét đẹp
của một vùng đồng bằng và cũng là vẻ đẹp phổ biến của nông thôn Việt Nam.
Tóm lại, để học sinh thâm nhập và cảm thụ tốt bài tập đọc, những câu hỏi về ý thường gắn
với câu hỏi tìm hiểu từ và khai thác hình ảnh. Tuy nhiên cần tránh đặt câu hỏi quá dễ
 Liên hệ thực tế:
- Các bài tâp đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức phong phú về cuộc sống muôn màu
muôn vẻ. Những kiến thức đó, muốn được cụ thể, sinh động thì tùy
nội dung từng bài, tôi liên hệ với thực tế.
- Liên hệ với thực tế tức là hoà cuộc sống được phản ánh trong sách vào cuộc sống xã hội,
giúp cho kiến thức của học sinh được mở rộng, thêm chắc chắn và việc giáo dục tư tưởng tình
cảm cho các em được dễ dàng.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Thư thăm bạn”( Tiếng việt 4 tập ),tôi đã liên hệ cho các em hiểu bạn
Lương chưa có biết bạn Hồng nhưng đã gợi lên cho Hồng một niềm tự hào về người cha dũng
cảm, giúp cho Hồng yên tâm tự tin vào những người thân xung quanh mình. Từ đó để cả lớp
cùng có một tấm lòngvà noi gương theo bạn Lương luôn luôn quan tâm giúp đỡ bạn.
Hoặc khi học bài “ Chò em tôi” lại liên hệ đến một ý thức đạo đức không tốt để mọi
người mất lòng tin, bỏ rơi, xa lánh. Từ đó các em hiểu được sự
tác hại của nói dối là như thế nào? Sự thật thà là như thế nào? Điển hình qua hai tính cách
khác nhau của 2 chò em.
-> Điều cần lưu ý khi liên hệ thực tế là: Chỉ nên liên hệ đến cái tốt, cái đẹp, tránh liên hệ
nhiều đến cái xấu. Vì như vậy sẽ để lại những ấn tượng không đẹp trong đầu óc của lứa tuổi
các em.
4. Giúp học sinh đọc đúng và đọc diễn cảm:
a) Giúp học sinh đọc đúng:
- Việc dạy đọc cho học sinh vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.
Trước hết nó giúp cho học sinh đọc đúng, nghóa là biết phát âm đúng, biết ngắt hơi, ngưng
nghỉ đúng chỗ, làm cho người nghe dễ hiểu. Mặt khác nó còn hướng các em tiến tới đọc hay.
- Để các em đọc đúng các bài văn, khi đọc mẫu tôi thường hướng dẫn để các em nhận biết
những câu khó đọc, yêu cầu các em phải đọc theo cụm từ, ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu và
biết lên xuống giọng cho phù hợp với từng loại câu, nhấn mạnh ở các từ quan trọng.

Ví dụ: Câu “ Người vác trang/ bồ cào/ người phên liếp/ thúng mủng/ vội vã chạy ra đồng”.
Nếu học sinh đọc không ngắt nghỉ dúng chỗ thì câu văn trở nên vô lý, chẳng hạn học sinh đọc
liền mạch “…… thúng mủng vội vã chạy ra đồng”.
- Như vậy là sự cảm thụ của các em bò hạn chế khi đọc sai hoặc ngắt, nghỉ không đúng. Vì
lẽ đó, tôi luôn chu ý đến việc rèn đọc cho các em.Đọc các bài thơ cũng có những khó khăn
như đọc văn xuôi. Ngoài ra, đoạc thơ ( còn gọi là văn vần) phải đặc biệt chú ý nhòp điệu của
câu thơ. Vì nhòp điệu là một phương tiện quan trọng để diễn đạt cảm xúc và hình tượng. Các
bài thơ trong chng trình tập đọc lớp Bốn thường thuộc các thể thơ: 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8
chữ, thơ tự do hoặc thơ sáu – tám, tôi nắm vững cách đọc các thể thơ trên:
Ví dụ: Đọc thơ sáu – tám , tuỳ mỗi bài thơ mà có cách ngắt khác nhau:
Bài thơ: “ Mẹ ốm” đọc:
Lá trầu khô / giữa cơi trầu ( nhòp 3 – 3 )
Truyện Kiều gấp lại / trên đầu bấy nay ( nhòp 4 – 4 )
Cánh màn / khép lỏng cả ngày ( nhòp 2 – 4 )
Ruộng vườn vắng mẹ / cuốc cày sớm trưa ( nhòp 4 – 4 )
- Trong bài thơ “ Truyện cổ nước mình”
Tôi yêu / truyện cổ nước tôi ( nhòp 2 – 4 )
Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa ( nhòp 3 – 5 )
- Thơ 7 chữ thường được ngắt nhòp 4 – 3 .
Thuyền ta chầm chậm / vào Ba bể
Núi dựng cheo leo / hồ lặng im
( Trên hồ Ba bể)
- Thơ tự do có thể ngắt nhòp:
Giữa trăm nghề / làm nghề thợ rèn ( nhòp 3 – 4 )
Ngồi xuống nhọ lưng / quệt ngang nhọ mũi ( nhòp 4 – 4 )
( Thợ rèn )
Để các em đọc đúng, tôi cho các em tự ngắt câu rồi tôi sửa chữa ( vì lúc này sang phần
luyện đọc thì các em đã tìm hiểu kỹ bài nên việc tự ngắt câu để đọc cho đúng rất có hiệu
quả).
b) Giúp học sinh đọc diễn cảm:

- Đọc diễn cảm đòi hỏi người đọc phải nắm chắc nội dung từng đoạn, toàn bài và lời nói từng
nhân vật để diễn tả cho đúng tinh thần bài đọc, tức là đi sâu vào bản chất bài đọc. Tôi thường
hướng dẫn cho học sinh biết một bài văn có lời tác giả ( những đoạn kể chuyện, miêu tả) và
lời nhân vật trong bài ( đối thoại)
Ví dụ: Khi rèn đọc bài “ Ở vương quốc tương lai” tôi cho học sinh phân vai đọc theo từng
đoạn, từng màn kòch, đọc đúng theo câu hỏi, câu cảm, ngắt giọng để phân biệt nhân vật và
lời nói nhân vật như: Cậu đang làm gì với đôi cánh ấy? – Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế
trên trái đất. – Cậu sáng chế vì thế? – Mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. –
Vật đó ăn ngon chứ? – Nó có ồn ào không? v v…
Vì vậy chỉ khi nào học sinh hiểu kỹ nội dung bài đọc kết hợp với trình độ đọc khá thì việc đọc
diễn cảm mới đạt yêu cầu cao.
5. Việc phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ của học sinh:
- Trong chương trình tập đọc lớp Bốn, đa số các bài tập đọc được chọn làm bài viết chính tả.
Lúc này các em có dòp rèn luyện tư duy bắng cách nhớ lại ý nghóa của bài hoặc toàn bài, học
thuộc lòng để viết cho đúng, cho nhanh. Chính vì vậy
khi dạy tập đọc tôi luôn tìm cách giúp các em cảm thụ tốt bài văn, thuộc lòng các bài thơ,
đoạn văn hay để phục vụ cho các phân môn khác.
- Mặt khác để khơi dậy tư duy của các em tôi thường thay đổi hình thức kiểm tra như: Tôi
chọn 1 – 2 câu thơ hoặc câu văn hay đọc cho học sinh nghe và cố tình để khuyết một số từ rồi
yêu cầu học sinh bổ sung cho đúng đồng thời giải thích ý của từ đó. Học sinh điền vào chỗ
khuyết và trả lời từ đó nêu ý gì? Học sinh phải nhớ lại bài tập đọc đã học để trả lời cho đúng:
- Theo tôi, phân môn tập đọc góp phần không nhỏ làm vốn từ cho học sinh. vì vậy thông qua
các bài tập đọc, ngoài việc giảng cho học sinh hiểu nghóa một số từø cần thiết, dựa vào những
từ đó tôi còn hướng dẫn cho các em tìm từ đồng nghóa, gần nghóa, trái nghóa…… để mở rộng
vốn từ cho các em.
 Tóm lại ngôn ngữ là công cụ tư duy, ngôn ngữ phát triển thì tư duy cũng phát triển. Công
cụ tư duy ngày càng hoàn hảo thì việc diễn đạt tư duy ngày càng chính xác , khả năng nhận
thức ngày càng sâu sắc hơn. Vì vậy, mỗi bài tập đọc thường mở cho học sinh những điều mới
lạ làm cho tư duy của các em phát triển, ngôn ngữ các em phong phú hơn. Đó chính là những
ước mơ cao đẹp khi các em bước vào đời, bước vào cuộc sống.

Hiện nay phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm đước áp dụng triết để và mang
lại kết quả cao nên bản thân tôi luôn lắng nghe ý kiến phát biểu cũng như những phát hiện
của học sinh. Hướng các em vào cái hay, cái đúng để giúp các em cảm thụ tốt và rèn đọc tốt
bài văn.
V. KẾT QUẢ:
 Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài: Vận dụng phương pháp tích cực hướng sự
tập trung vào các em học sinh để tiết học tập đọc lớp Bốn đạt hiệu quả, tôi nhận thấy các em
có sự chuyển biến rõ nét về môn Tiếng việt nói chung đặc biệt là phân môn tập đọc.
 So với đầu năm đã đạt được kết quả như sau:
Loại
Thời
Gian
Giỏi % Khá % T. Bình % Yếu %
Đầu năm
10 6 12 3
Giữa kỳ I
11 8 10 2
Cuối kỳ I
14 9 7 1
+ Điển hình cuối học kỳ I các em đã tiến bộ rõ rệt như: Đạt học sinh giỏi là các em Lý Bảo
Châu, Nguyễn Vũ Kiều Khanh, Trần Kim Thoa, Võ Thò Ngọc Tuyền. Đạt học sinh tiên tiến là
các em Cao Phương Lâm Linh, Nguyễn Thanh Tính, Nguyễn Hoàng Tuyết nhung. Các em từ
yếu lên trung bình như Võ Phương Toàn, Thái Ngọc Bách……
- Điều đáng mừng là các em không những chỉ tiến bộ về phân môn tập đọc mà các môn học
khác cũng tiến bộ. Nhờ đọc tốt, khi đọc đề toán có lời văn các em dễ dàng hiểu đề và làm
bài đúng, khi làm bài văn cũng hay hơn, sinh động hơn, dùng từ chính xác hơn, diễn đạt ngắn
gọn hơn. Việc giáo dục tư tưởng rèn luyện, học tập qua phân môn tập đọc cũng có tác dụng
mạnh mẽ hơn, các em có ý thức học tập tốt hơn.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Trước hết tôi nắm vững chương trình sách giáo khoa, cải tiến phương pháp

giảng dạy tạo sự hứng thú cho học sinh.
Khi soạn bài tôi nghiên cứu sách giáo khoa, sách hứng dẫn, chuẩn bò đồ dùng dạy học. Bài
soạn chủ yếu khâu hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và luyện đọc. Khai thác từ nghệ thuật để
học sinh cảm thụ bài tốt hơn.
Khi dặn dò chuẩn bò bài sau, tôi chú ý đến những việc cụ thể: Tìm hiểu nội dung, ý nghóa
trước, tập đọc trước, chuẩn bò đồ dùng học tập…
Tôi luôn trao đổi ngôn ngữ cho bản thân qua việc đọc sách báo, tham khảo tài liệu, học hỏi
đồng nghiệp để lời nói, lời giảng hay hơn, hấp dẫn hơn.
Như vậy, muốn trang bò cho học sinh những kiến thức, kỹ năng nghe, đọc, tạo cho các em
nắm được việc giao tiếp và tư duy thì bản thân mỗi giáo viên phải chú ý thực hiện đúng yêu
cầu đề ra của môn Tiếng việt nói chung, đặc biệt là phân môn tập đọc, nhằm trao dồi những
kiến thức giúp học sinh cảm thụ và đọc tốt hơn. Đồng thời phải phát huy, vận dụng phương
pháp tích cực giảng dạy cho đạt kết quả cao nhất….
VII. KẾT LUẬN:
 Qua thực tế giảng dạy, với kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu qua sách báo, tài
liệu, học hỏi đồng nghiệp tôi nhận thấy: Phần trình bày nêu trên còn có những hạn chế nhất
đònh, vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của Tổ khối chuyên môn – Hội đồng khoa học
nhà trường – Các cấp lãnh đạo để tôi có kinh nghiệm hơn, đề tài ngày càng hoàn thiện hơn /


Người thực hiện

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×