Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

.luận văn quản trị nhân lực NHÂN” HẠT NHÂN TRUNG TÂM TRONG HỌC THUYẾT KHỔNG TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.42 KB, 25 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Thị Vũ Loan đã nhiệt tình
hướng dẫn chúng em hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này. Chúng em xin
chân thành cám ơn bạn bè đã giúp đỡ tận tình để chúng tôi thu thập tìm tài liệu
để có được những thông tin chính xác nhất.Trong quá trình làm bài báo cáo, khó
tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học
thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn ở những bài sau!
Em xin chân thành cảm ơn!
1
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử hình thành, phát triển của Nho giáo với nội dung, tính chất và vai
trò lịch sử của nó luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu lý luận. Dường
như mỗi một bước tiến mới của lịch sử thì từng vấn đề trong nội dung của Nho
giáo lại được đề cập, xem xét lại và được đánh giá một cách đầy đủ hơn, đúng
đắn hơn. Có thể nói, một học thuyết ra đời cách đây hơn 2.500 năm đã được sự
kiểm chứng của thời gian thì giá trị của nó về mặt lý luận và thực tiễn là điều
chúng ta không dễ bỏ qua.Mang tính tích cực và có ý nghĩa đối với chúng ta
trong thời đại ngày nay. Đó là tư tưởng “nhân” trong học thuyết của Khổng Tử.
Nó được xem như hạt nhân trung tâm trong thuyết của ông, nghiên cứu về chữ
“nhân” chúng ta sẽ có thêm những hiểu biết sâu sắc về quan niệm Nho giáo,
quan niệm về con người thời bấy giờ trong con mắt của Khổng Tử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Học thuyết của Khổng Tử đề cập đến rất nhiều phạm trù khác nhau có :
nhân, lễ , đức, trí, dũng, nhưng được xem là xuyên suốt trong quan điểm của
ông đó chính là chữ “nhân”. Chữ “nhân” được xem là một đề tài hấp dẫn nhưng
khó đề nghiên cứu vì nghĩa của nó vô cùng rộng lớn và bao trùm nhiều phạm vi


cứu nghiên cứu khác, nếu những công trình khoa học nghiên cứu về chữ “nhân”
là rất ít, ta chỉ tìm thấy những bài tiểu luận nhỏ về vài khía cạnh của chữ “nhân”
trong luận ngữ, trong quá trình tìm kiếm thì chúng tôi đã tìm được một số tài
liệu, bài báo sách nói về chữ “nhân” như : Bàn về Khổng Tử nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội 1993, Đại cương triết học Trung Quốc, Nho gia, nhà xuất bản
Thành phốHồ Chí Minh và nội dung của những bài đó còn mang tính khái quát
chưa thật sâu sắc về bản chất chữ “nhân”, chữ “nhân” thực sự là một thách thức
với những ai nghiên cứu về nó.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
2
2
*Đối tượng nghiên cứu
Chữ “nhân” hạt nhân trung tâm trong học thuyết Khổng Tử
Học thuyết của Khổng Tử đề cập đến nhiêu phạm trù khác nhau, “nhân”
trong Luận ngữ của Khổng Tử là một trong những khái niệm nhận được nhiều ý
kiến đánh giá khác nhau nhất. Có người cho “nhân” là nội dung cơ bản của Luận
ngữ và là tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử. Có người lại cho rằng “Lễ” mới là
nội đung cơ bản của tác phẩm và có người còn coi cả “Nhân” và “Lễ” đều là nội
dung cơ bản của tác phẩm. Theo chúng tôi, quan niệm coi “nhân” là nội dung cơ
bản của Luận ngữ, là tư tưởng chủ đạo của Khổng Tử – đó là quan niệm chính
xác, đúng đắn. Chúng tôi đồng ý với quan niệm này không phải là đồng ý với
nghĩa là khái niệm “nhân” được nhắc tới nhiều lần trong tác phẩm, mà chính là
vì xuất phát từ hiện thực lịch sử của Trung Quốc lúc bấy giờ, Trung Quốc khi đó
là thời kỳ mà “Chiến tranh là phương thức phổ biến để giải quyết mâu thuẫn và
quyền lợi, địa vị đương thời”. Trong thời đại của Khổng Tử, các tầng lớp thống
trị, một mặt, dùng chiến tranh để tranh giành quyền lợi, mặt khác, sử dụng chiến
tranh để lôi kéo kẻ sĩ, sai khiến họ bầy mưu tính kế nhằm thu phục thiên hạ và
giành quyền bá chủ cho mình. Đứng trước tình hình xã hội như vậy, các kẻ sĩ
muốn dùng đạo của mình để cải tạo xã hội và Khổng Tử cũng không phải là
trường hợp ngoại lệ.

*Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong các câu trích dẫn mà Khổng Phu Tử truyền dạy cho học
trò và đươc học trò ghi chép lại trong sách Luận Ngữ. Nghiên cứu trong những
tài liệu nói về chữ nhân.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích sau cùng của bài nghiên cứu này là giúp chúng ta có cái nhìn sâu
sắc toàn diện hơn về chữ “nhân” của Đức Khổng Tử và ảnh hưởng của chữ
“nhân” với bản sắc, tính cách của dân tộc trung hoa thời bấy giờ , phục vụ cho
việc nghiên cứu các phạm trù khác được rõ nét hơn khi ta có cái nhìn chân thực
nhất sắc nét về tư tưởng chủ đạo của Khổng Phu Tử. thấy được giá trị “nhân”
văn sâu sắc và quan điểm tư tưởng của ông.
3
3
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu qua sách báo tạp chí có liên quan đến Khổng Tử và chữ “nhân”
của ông. Tiến hành đối chiếu so sánh với các phạm trù khác.
Những khó khăn và thuận lợi
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã được sự giúp đỡ tận tình từ bạn bè
thầy cô nên sớm hoàn thành được bài nghiên cứu này, song do tài liệu tham khảo
còn ít chúng tôi rất khó khăn mới có thể tìm được một số tài liệu liên quan nên
cũng khó để khai thác chi tiết hơn.
6. Bố cục của bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận,tài liệu tham khảo và phụ lục thì báo cáo khoa học
gồm 18 trang, được chia thành 2 chương
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KHỔNG TỬ VÀ QUAN ĐIỂM CHỮ “NHÂN” ÔNG
CHƯƠNG II: “NHÂN” HẠT NHÂN TRUNG TÂM TRONG HỌC THUYẾT
KHỔNG TỬ

4
4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KHỔNG TỬ VÀ QUAN ĐIỂM CHỮ
“NHÂN” CỦA ÔNG
1.Khái quát cuộc đời sự nghiệp dạy và học của Khổng Tử
1.1.Sơ lược về cuộc đời của Khổng Tử:
Khổng Tử (551-479TCN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, ông là nhà triết học,
nhà chính trị và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại. Tổ tiên Không
Tử là người nước Tống dời sang nước Lỗ. Ông được sinh ra ở nước Lỗ - nơi bảo
tồn nhiều di sản văn hoá nhà Chu. Khổng Tử được 3 tuổi thì bố mất. Là người
thông minh, lớn lên trong thời loạn lạc, các nước chư hầu luôn gây hoạ binh đao,
tranh giành quyền binh, chiến tranh liên miên hàng thế kỷ khiến trăm họ lầm
than, điêu đứng từ đó Khổng Tử ôm mộng binh bang, tế thế, lập trí giúp nước,
cứu đời, thực thi những hoài bảo của mình. Song tới năm 35 tuổi, Khổng Tử
không được vua các nước chư hầu tin dùng nên bèn về quê hương mở trường
dạy học theo đúng lễ xuất xứ của bậc đại quân tử “Tiến vi quan, đạt vi sư”. Học
trò khắp nơi đến theo học. Họ kính cẩn gọi ông là tiên sư, học trò của Ông đã có
lúc lên đến 3000 người, trong đó có 72 người nổi tiếng trong lịch sử (thất thập
nhị hiền), đây thật là một con số hiếm thấytrong lịch sử giáo dục thời cổ đại.
Khổng Tử có 4 năm làm quan tại nước Lỗ với các chức vụ: Đại tư khấu, Nhiếp
tướng sự. Nhưng vua nước Lỗ hoang dâm, mê đắm tửu sắc, không màng tới
chính sự. Từ đó Khổng Tử đã nhìn thấy kết cục chẳng có gì tốt đẹp ở nhà vua,
cho nên, Ông xin từ quan về quê dạy học và toàn tâm nghiên cứu, xác định lại
các loại sách đời trước và viết bộ Xuân Thu nổi tiếng.
1.2.Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử:
Trong suốt cuộc đời làm thầy của mình, bên cạnh dạy chữ, bao giờ Khổng Tử
cũng chú trọng vào dạy người, ở đây đề cao thuyết đức trị.Từ nội dung của học
thuyết mà Khổng Tử đã áp dụng vào giáo dục mang tính nhập thế và tích cực.
Ông đề xướng “thuyết tôn hiền”. Những tư tưởng ấy của Khổng Tử trong bối
cảnh rối ren của xã hội đương thời rất khó thực hiện, sông đó là những quan có
giá trị được thế hệ sau kế thừa, phát triển và đến nay vẫn còn đáng trân trọng về

nội dung, chủ trương, nội dung và cả phương pháp giáo dục.
5
5
1.2.1Mục tiêu giáo dục của Khổng Tử
Là đào tạo, bồi dưỡng người “nhân”, “quân tử” để làm quan, điều hòa mâu
thuẩn giai cấp, “khôi phục lễ nghĩa” trong xã hội đầy rối ren. Xét về mặt chính
trị về cơ bản là bảo thủ, ít tiến bộ, nhưng về giáo dục thì mang tính tiếnn bộ và
vượt thời đại. Khổng Tử quan niệm: “người quân tử ăn không được đầy đủ, ở
không được yên vui, làm việc siêng năng và thận trọng với lời nói, không chỉ
quan tâm đến việc nuôi dân, dưỡng dân mà còn quan tâm đến việc giáo hóa
dân.Nuôi dân, dưỡng dân là chăm lo về đời sống vật chất, giáo dân là lo cho dân
về đời sống tinh thần. Với quan điểm này, giáo dục góp phần làm nên bản chất
xã hội của con người. Với mục đích giáo này, Khổng Tử đã thể hiện tư tưởng
vượt thời đại, một xã hội muốn phát triển vữngmạnh phải có con người đủ đức,
đủ tài. Tuy nhiên, mục đích giáo dục của Khổng Tử là nhằm thực hiện mục đích
chính trị của Nho gia, là thể hiện tư tưởng thân dân của nhà cầm quyền. Bởi vì
người làm quan có giáo dục sẽ hiểu được chức phận của mình không làm điều
hại dân, ngưòi dân có giáo dục sẽ hiểu đượcnghĩa vụ và quyền lợi của mình để
thực hiện.
1.2.2. Chủ trương giáo dục của Khổng Tử: là bình dân giáo dục, đây là chủ
trương tiến bộ trong bối cảnh lịch sử bấy giờ.
Trong “Luận ngữ”, Khổng Tử chủ trương “hữu giáo vô loại”, bầt cứ ai chỉ
cần “đem cho thầy một bó nem” là ông đều nhận làm học trò, không phân biệt
giai cấp, quý tiện, sang hèn.
1. 2.3. Nội dung giáo dục của Khổng Tử:
Nội dung giáo dục luôn lý đạo đức của Khổng Tử được thể hiện trong “Luận
ngữ”. “Luận ngữ” chủ trương rèn luyện tính thiện cho dân bằng phương pháp
“cất nhắc người tốt, dạy dỗ người không tốt thì dân khuyên nhau làm điều
thiện”[4, tr 40]. Mục đích giáo dục điều thể hiện cho dân không làm điều ác,
không phạm tội. Nếu không giáo hóa dân, để dân phạm tội rồi giết, như vậy tàn

ngược. Với quyết định này, thì trước hết phải dạy cho dân biết điều thiện, ác để
mà thực thi. Những chủ trương của Khổng Tử, là những nội dung giáo dục nhằm
phục vụ quan điểm chính trị, nhằm cải tạo xã hội đương thời. Ông tuyệt nhiên
6
6
không phải dạy “văn học”, dạy“ngôn ngữ”. Khổng Tử rất coi trọng việc học
Kinh Thi, không học Kinh Thi thì không biết gì để nói. Theo Khổng Tử, Kinh
Thi có thể làm cho phấn khởi, có thể làm cho ta đoàn kết, có thể làm cho ta biết
căm thù, gần thì để thờ cha mẹ, xa thì thờ vua, nhưng căn bản là bồi dưỡng đức
hạnh, kiến thức, để “thờ cha”, “thờ vua”.Ngoài ra, nội dung giáo dục của Khổng
Tử còn thể hiện trong việc giáo hóa huấn luyện kỹ năng thực hành cho dân.
1.2.4 Phương pháp giáo dục của Khổng Tử:
Theo Khổng Tử người học phải có nhu cầu nhận thức, ham hiểu biết, khám
phá cái mới; phải độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình nhận thức. Người
dạy không chỉ truyền đạt tri thức mà cái cơ bản là dạy năng lực sáng tạo, dạy
phương pháp để người học tự tìm đến tri thức.
Thái độ của người học và người dạy:
+Đối với người học:
Theo Khổng Tử, ngoài học Thầy, học trong sách vở còn học cả trong cuộc
sống. Chúng ta có thể học mọi luc, mọi nơi, mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào.
+Đối với người dạy:
Theo Khổng Tử “học không biết chán, dạy người không mệt” – thái độ dạy
học ấy rất tiến bộ cả mọi thời đại
2.Vài nét về chữ “nhân” trong học thuyết Khổng Tử
Để làm chuẩn mực cho việc bảo vè nguyên tắc, Khổng Tử đưa ra nguyên lý
bao trùm tất nhất, là trung tâm nguyên lý của ông: “nhân”, “nhân” là lý tưởng
cao nhất về đạo đức sau chữ Thánh. “nhân” là mục đích cao nhất của tư tưởng
đạo đức, kẻ sĩ không vì sống mà hại điều “nhân”, có khi lấy cái chết để làm điều
“nhân”. Kẻ sĩ luôn luôn nuôi dưỡng điều “nhân” với tất cả sự hăm hở “ đương
“nhân bất nhượng sư” nghĩa là đụng đến việc “nhân” thì ai nấy cũng có thể làm

được, ai nấy cũng nên đảm nhận việc đó, không thể nhường cho ai, dẫu đến
người mình tôn trọng như thầy, nhưng đến lúc gánh lấy việc “nhân” thì dẫu thầy
mình đó cũng không dám nhường cho thầy mà không làm.“nhân” đặt vấn đề
quan hệ giữa con người với nhau trên cơ sở ý niệm coi con người là con người.
Đây là ý niệm mới vì đến thời Tây Chu mới có sự phân biệt con người về mặt tự
nhiên mà chưa có sự phân biệt con người về mặt xã hội do chỗ con người sống
7
7
trong mối quan hệ tôn tộc trên dưới, bên trên có thượng đế, bên cạnh có lễ còn
nô lệ thì không có tên. Do vậy, người là một vật thụ động, là một vật đồng nhất
với vị trí nó chiếm. Khi đó chưa đặt ra vấn đề về giá trị và vị trí con người.
Chỉ khi tầng lớp quốc “nhân” xuất hiện con người về mặt xã hội mới xuất
hiện, đặt ra vấn đề về vị trí con người, giá trị con người, ý nghĩa xã hội của con
người. khi quan hệ người với người xuất hiện như vậy thì bắt đầu xuất hiện chữ
“nhân”. Nhưng để khái niệm về con người được xác nhận thì phải trải qua quá
trình đấu tranh lâu dài mấy thế kỷ.
Hạt nhân tư tưởng của Khổng Tử đề xướng và xuyên suốt truyền bá trong
các lớp môn sinh là “nhân”, chữ “nhân” theo quan niệm của ông mang một ý
nghĩa rộng lớn, gắn bó chặt chẽ với đạo - đạo đức - lòng yêu thương con người,
yêu thương vạn vật. Theo Khổng Tử, gốc của “nhân” là hiếu đễ lễ nghĩa, trung
thực vị tha, xã thân cứu người như chính Khổng Tử đã nói: “Theo ta, người có
đức “nhân” là: Bản thân mình muốn đứng vững trong cuộc sống thì phải giúp
người khác đứng vững trong cuộc sống. Mọi việc điều có thể từ mình mà nghĩ
đến người khác, có thể nói đó là biện pháp thực hiện điều “nhân”. (Luận Ngữ-
Ung dã).
Khái niệm “nhân” trong học thuyết của Khổng Tử được đề cập ở rất nhiều
tác phẩm, nhưng trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới nội dung của khái
niệm này trong Luận ngữ. Luận ngữ là tác phẩm ghi lại lời bàn luận giữa Khổng
Tử và các học trò của ông. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, tác phẩm này
do nhiều người ghi và ra đời sớm nhất cũng là sau khi Khổng Tử đã mất chừng

bảy mươi hoặc tám mươi năm. Chính vì vậy mà nhiều điều do Khổng Tử nói ra
đã không được các học trò của ông ghi lại đầy đủ. Điều đó khiến chúng ta gặp
không ít khó khăn khi nghiên cứu tư tưởng của Khổng Tử. Trong Luận ngữ có
nhiều khái niệm được lặp lại nhiều lần. Chẳng hạn như khái niệm “nhân”- 109
lần, khái niệm “Người quân tử”- 107 lần, khái niệm “Lễ” – 74 lần, khái niệm
“Đạo”, 60 lần. Do đó, trong giới nghiên cứu đã có nhiều ý kiến đánh giá khác
nhau về nội dung của các khái niệm này, nhưng có lẽ nói “nhân” là ý niệm
xuyên suốt trong học thuyết tư tưởng của Khổng Tử cũng không có gì là sai, bởi
8
8
lẽ chữ “nhân” đã được nhắc lại 109 lân đủ cho thấy Đức Khổng Tử xem trọng
chữ “nhân” như thế nào, trong “Khổng học đăng” Phan Bội Châu đã thốt lên
rằng: “ thiệt là ngoài chữ “nhân” ra không còn gì là Khổng học, mà phạm vi của
Khổng học cũng chỉ tóm vào ở trong chữ “ “nhân”
9
9
CHƯƠNG II: “NHÂN” HẠT NHÂN TRUNG TÂM TRONG HỌC
THUYẾT KHỔNG TỬ
1.Nghĩa chữ “nhân” theo quan điểm của Khổng Tử thời bấy giờ
Khái niệm “nhân” được Khổng Tử nhắc tới nhiều lần và tùy từng đối
tượng, từng hoàn cảnh mà “nhân” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo
nghĩa sâu rộng nhất “nhân” là một nguyên tắc đạo đức trong triết học Khổng Tử.
“nhân” được ông coi là cái quy định bản tính con người thông qua “lễ”, “nghĩa”,
quy định quan hệ giữa người và người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội. “nhân”
có quan hệ chặt chẽ với các phạm trù đạo đức khác trong triết học Khổng Tử để
làm nên một hệ thống triết lý nhất quán, chặt chẽ và do vậy, đã có người cho
rằng, nếu coi các phạm trù đạo đức trong triết học Khổng Tử như những vòng
tròn đồng tâm thì “nhân” là tâm điểm, bởi nó đã chỉ ra cái bản chất nhất trong
bản tính con người. “Nhân” cũng có thể hiểu là “trung thứ”, tức là đạo đối với
người, nhưng cũng là đạo đối với mình nữa. Trong một cuộc nói chuyện với các

học trò Khổng Tử đã nói: Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả. Về điều
này, Tăng Tử – một học trò của Khổng Tử cho rằng, Đạo của Khổng Tử là
“trung thứ”. “Trung” ở đây là làm hết sức mình, còn “thứ” là suy từ lòng mình
ra mà biết lòng người, mình không muốn điều gì thì người cũng không muốn
điều đó. “Trung thứ” là sống đúng với mình và mang cái đó ứng xử tốt với người.
Dù trong Luận ngữ có nhiều sự giải thích khác nhau về “nhân”, song sự
giải thích trong thiên “Nhan Uyên” là có tính chất bao quát hơn cả. Có thể nói, ở
đây “nhân” trong quan niệm của Khổng Tử là “yêu người” (Luận ngữ, Nhan
Uyên, 21). Nếu nhìn toàn bộ tư tưởng của ông, phải xem nội dung trên là tiêu
biểu cho điều “nhân”. “nhân” là “yêu người”, nhưng người “nhân” cũng còn
phải biết “ghét người”. Với Khổng Tử thì chỉ có người có đức “nhân” mới biết
“yêu người” và “ghét người”. Khổng Tử nói: “Duy có bậc “nhân” mới thương
người và ghét người một cách chính đáng mà thôi” (Luận ngữ, Lý “nhân”, 3).
Có người cho rằng, “nhân” (người) trong “ái nhân” (yêu người) là chỉ con người
trong giai cấp thống trị và yêu người trong tư tưởng Khổng Tử chỉ là yêu người
10
10
trong giai cấp phong kiến. Thực ra, khái niệm “nhân” (người) mà Khổng Tử
dùng ở đây là để đối với “cầm thứ’. Do đó, đi liền với “nhân” (người) là các
khái niệm “thiện nhân”, “đại nhân”, “thành nhân”, “nhân nhân”, “thánh nhân”,
“tiểu nhân”… Các khái niệm này nhằm chỉ những con người có tính cách khác
nhau, trình độ đạo đức khác nhau. “Thánh nhân” là người có đạo đức cao siêu,
“tiểu nhân” là người có tính cách thấp hèn… “nhân” ở đây là chỉ con người nói
chung và “ái nhân” là yêu người, yêu bất cứ người nào, không phân biệt giai
cấp, địa vị xã hội của họ. Trong Luận ngữ, có chỗ Khổng Tử không dùng khái
niệm “nhân” (yêu người), nhưng nội dung thể hiện ở đó lại thấm đượm tình yêu
thương cao cả.
2.Những khía cạnh khác nhau của chữ “nhân”
2.1 “Nhân” là đức mục thuộc phạm trù quân tử và bao trùm các đức mục khác
“Nhân” là đức muc của trần tục nhưng lại chỉ được áp dụng cho đến kẻ sĩ

quân tử, cho người có địa vị trị nước, chăm dân chứ không phải cho con người
nói chung. “ Quân tử khử nhân, ô hồ thành danh” hễ làm một người quân tử phải
luôn dựa vào “nhân”; nếu rời bỏ đức “nhân” thì còn gì mà thành cái danh quân
tử được? “ Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái
tất ư thị.” Hễ những người đã là quân tử, tất thường vào buổi nào, việc nào, chốn
nào cũng giữ lấy đức “nhân”, dù trong khoảng dỗi là một bữa ăn thì giờ rất ngắn
ngủi cũng không hề trái đức “nhân”. Chẳng những lúc bình thường thong thả,
dẫu đến lúc vội vàng lật đật, dẫu có trắc trở gập ghềnh nhưng tấm lòng của quân
tử tất giữ vững ở nơi đức “nhân”.
Kìa những hạng người không phải quân tử, vì sao mà bỏ “nhân”? Chỉ vì
một cớ : lương tâm của mình, chân lý của trời bị quyến rũ vì vật chất. bị xô đổ
vì hoàn cảnh, ham phú quý mà thay lòng, ghét bần tiện mà biến tiết, đi theo mặc
nhung gấm mà bỏ mất đạo thánh hiền, nên kết quả thành tiểu nhân, thành kẻ bất
nhân. Quân tử có lúc không “nhân” nhưng tiểu nhân thì không bao giờ có
“nhân” cả, quân tử cũng thương tình như ai, muốn phú quý, ghét bần tiện nhưng
quân tử vẫn vẫn biết cân nhắc phía nào lấy, phía nào bỏ dựa trên nguyên tắc chữ
“nhân”. Trái với “nhân” mà được phú quý thì quân tử cũng phải từ chối cái phú
11
11
quý đó, đúng với “nhân” mà chịu bần tiện thì quân tử cũng cam chịu cái bần tiện
đấy. Công việc làm “nhân” thường phải chống lại hoàn cảnh như thế. Hoàn cảnh
có thay đổi mà tâm tính không bao giờ thay đổi, vậy nên quân tử tất thường có
“nhân”, mà có “nhân” mới là quân tử.
Bởi vì toàn thể của đức “nhân” là vô sở bất bao, hễ đã là một con người thì
tất cả cần phải sinh hoạt nhờ bằng đức “nhân”, xa rời đức “nhân” một phút một
giây là người đó chết ngay. Nên ngài mới nói rằng : “ loài người với đức “nhân”
có quan hệ mật thiết hơn nước với lửa, loài người không có nước lửa không làm
nổi sự sống, sự sống với nước lửa có quan hệ mật thiết lắm,nhưng mà sự sống
quan hệ với đức “nhân” còn mật thiết hơn,( nhân chỉ ư nhân dã, thậm ư thủy
hỏa). Đau đớn cho người đời bây giờ chỉ biết rằng thủy hỏa là quan hệ ở sự

sống cho ta, mà không biết đức “nhân” đó chính là sinh mệnh của ta, nên ta
thường thấy những người đấy mình vào thủy hỏa mà chết chứ chưa thấy người
nào đẩy mình vào đức “nhân” mà chết. Than ôi! “Nhân” là sinh mệnh của mình
mà không ai vì việc “nhân” liều mình. Chẳng lẽ lại rẻ rúng cái sinh mệnh của
mình như thế sao?
2.2 “Nhân” là trung thứ
Học trò Khổng Tử duy chỉ có thầy Tăng là bằng ngang được thầy Nhan nên
đức Khổng biết được duy chỉ có thầy Tăng mới có thể hiểu thấu chữ “nhân” mà
gánh được việc truyền đạo cho Ngài, nên ngài gọi riêng thầy Tăng mà nói rằng:
Anh Sâm ơi! (Tên thầy là Sâm) anh chắc biết dạo ta thế nào chứ. Đạo ta chỉ có
một gốc mà quán xuyến hết muôn lẽ muôn việc trong thiên hạ ( ngô đạo nhất dĩ
quán chi) ở trong một gốc mà bao bọc được hết cả đạo lý muôn việc, lấy một
gốc mà nở ra muôn nhánh ngàn lá ấy là “ nhất dĩ quán chi” chữ nhất là gì?
Chính là tuyền thể của chữ “nhân”; chữ quán là gì? Chính là công dụng của chữ
“nhân”. Bởi vì “nhân” là đạo của Khổng Tử nên hai chữ “ ngô đạo” ở trên chẳng
cần nói rõ cũng thấu hiểu là chữ “nhân” rồi. nhưng câu văn ấy, lời văn vắn tắt
mà ý nghĩa bao la, các học trò khác không thể hiểu được duy chỉ có thầy Tăng
12
12
học vấn đã thuần thục trình độ nhân cách cao nên mới nghe qua đã hiểu được,
thầy trả lời một tiếng “ dạ”.
Thầy Tăng “dạ” xong vừa đúng lúc đức Thánh có việc phải ra ngoài , học
trò nhân lúc thầy vắng mặt mới hỏi thầy Tăng rằng câu nói vừa rồi thầy dạy là
có ý gì. Thầy Tăng muốn giả thích cho môn nhân hiểu nhưng sợ trình độ của các
môn nhân chưa hiểu thấu được nên chỉ nói rằng: “Các huynh đê! Đạo của thầy
ta nói vắn tắt chỉ có trung thứ mà thôi!” Chữ “trung chữ” thứ xem mặt chữ
không phải chữ “nhân” , nhưng tinh thần nghĩa hai chữ ấy thật là con đẻ của chữ
“nhân”. Chúng ta nên hiểu cho rõ nghĩa.
“Trung “ là thế nào? Chữ “trung” (((viết : ở trên thì chữ “trung”(() mà
ở dưới là chữ “tâm”( () nghĩa là, nhất thiết làm việc, đối “nhân” xử thế phải

thẳng thắn thật lòng, không một tí dối lòng ấy là trung. Chữ “thứ” là thế nào?
Chữ “thứ” (() viết: chữ “như”((( ở trên, chữ tâm(() ở dưới nghĩa là, đối đãi
với người tất thảy phải xem người như mình. Suy trong lòng mình mà đo đến
lòng người, biết được lòng người cũng như lòng mình mà đối đãi một cách bình
đẳng, bác ái. Vì đủ cả “trung” lẫn “ thứ” thì đức “nhân” mới thực hiện được.
“Nhân” tất phải yêu người rồi nhưng đối đãi với người xa lạ như thế nào cho
phải đạo “nhân”? Hễ là một người tốt khi cư xử phải biết kính nhường, khi làm
việc phải tận lưc mà làm, hễ giao tiếp với ai cũng phải hết mực chân thành,
trung thực bất luận là hạng người nào, đừng mang những chuyện không vui của
bản thân mà đem trút giận lên người khác, đừng ép người khác phải suy nghĩ
theo cách nghĩ của bản thân mình. Một khi đã làm được như vậy thì chẳng sợ gì
người khác không yêu thương mình.
Có lần thầy Tử Trương hỏi Khổng Tử: “có thể đem chữ nhân trên con
đường chính trị mà không tổn hại đến chữ “nhân” không?’
Ý thầy sợ chính trị sẽ không làm được “nhân”, nhưng Đức Khổng Tử nói rằng”
chính trị thì càng dễ làm “nhân” ,“ nếu làm được năm điều sau đây chắc chắc
làm “nhân” được rồi, “cung, khoan, tín, mẫn, huệ”
1. Cung là kính cẩn có ý nghiêm trang.
13
13
2. Khoan là độ lượng rộng lớn mà làm việc.
3. Tín là lấy tấm lòng sự chân thành niềm tin của mình dặt vào lòng người ta.
4. Mẫn là tự mình siêng năng cần mẫn, làm việc phải chỉnh chu gọn gang.
5. Huệ là đem tấm lòng nhân ái mà đối xử với mọi người.
Làm đủ được năm điều ấy đem ra xử việc thiên hạ có gì tổn hại đến chữ
“nhân”, chẳng những không tổn hại mà công dụng lại rất lớn, bởi mình có đức
“cung” thì người ta sẽ không xem thường mình, mình có đức “ khoan” thì được
“nhân” dân yêu mến than phục; mình có đức “ tín” thì “nhân” dân tin cậy ai
cũng đặt niềm tin vào mình;mình có đức “mẫn” thì làm việc gì cũng hiệu quả;
mình có đức “huệ” thì người đời cảm ơn, người người nể phục thương yêu.

Suy cho cùng những lời ấy đều mang một ý nghĩa huệ dân, yêu thương dân như
con đấy là đạo của người làm quan, nếu làm được như vậy thì đức “nhân” đã đạt
được trên đường chính trị cũng như trong lòng người
2.3 Khắc kỷ phục lễ là “nhân”
Thầy Nhan Uyên học trò cao nhất trong Khổng môn, thầy thường học đạo
đức “nhân” ở Khổng Tử, ngài dạy rằng: trừng trị hết cái bệnh tư dục của mình là
khắc kỷ, hồi phục được chân lý của trời là phục lễ, thế là “nhân” ( khắc kỷ phục
lễ vi nhân). Một câu ấy Khổng Tử dạy đạo làm “nhân” thật sâu sắc, hễ một ai
khắc được kỷ, phục được lễ thì việc làm “nhân” đã hoàn thành. Vì đức Thánh
chắc thầy Nhan làm được thế nên mới nói câu này và đặt kỳ vọng vào cho thầy
Nhan, tuy to lớn như vậy nhưng suy cho cùng cái căn bản để làm được điều
“nhân” là rât tóm tắt, nên ngài có câu rằng: tính “nhân” trời phú cho mình, đức
“nhân” sẵn ở trong lòng mình, bây giờ làm cho hết công việc “nhân” cũng chỉ
bởi tự mình lam lấy, há phải để người ngoài nữa ư?
Thầy Nhan thấy thầy dạy cho mình đạo lý rất hay, công hiệu rất lớn sợ chưa biết
theo đường lối nào mà đi tới nơi nên lại hỏi: Dám xin thầy bày cho cách nào mới
khắc được kỷ phục được lễ?(thỉnh vấn kỳ mục) Đức Khổng nói rằng:
Kỷ là những vật ở giữa bản thân mình: con mắt, cái miệng, lỗ tai, thân thể, đó
14
14
tức là kỷ; muốn khắc kỷ trước hết phải trừng trị ở những chỗ ấy. Hễ cái gì không
đúng với lẽ trời là phi lễ, đã phi lễ thì là tư dục của mình, nếu chiều theo tư dục
của mình thì làm sao mà khắc được kỷ phục được lễ? Nên chúng ta thường phải
hỏi lại bản thân hỏi lại lương tri: Hễ cái gì phi lễ ở bên tai thì đừng nghe, những
lời lẽ gì mà biết được phi lễ thì đừng nói, những gì biết là phi lễ thì đừng làm.
Những cái phi lễ đã đoạn tuyệt rồi thì tức khắc phục được lễ, bởi viêc phục lễ
chắc ở đâu khác ngoài khắc kỷ. nếu đã trừ khử được hết những điều phi lễ là
khắc được kỷ rồi tức khắc hồi phục được thiên lý ngay. Bỏ hết được cái trái thời,
tức khắc cái phải lộ ra ngay, vi nhân há có khó gì? Câu này nói chữ “nhân” thật
thấm thía, thật sâu sắc, ý nghĩa rất bao hàm. Nhưng trọng yếu nhất là bốn chữ

“khắc kỷ phục lễ”mà lại có thể “ vi nhân do kỷ” ( làm được đức “nhân” là do
chính bản thân mình). Ta muốn làm “nhân” thì chỉ cậy ở mình ta, nếu tự ta
không muốn làm thì dẫu nhiều thầy hiền, đông bạn tốt đến bao nhiêu thì cái
bệnh bất nhân của mình cũng không bao giờ chữa nổi. Hễ học giả làm việc
“nhân” phải do từ thấp lên đến cao, đi gần đi tới xa, trước hết phải quét sạch
lòng riêng vị kỷ, đánh đổ giới hạn của mình với người, hễ mình muốn tự lập mà
khiến cho người cũng được tự lập( kỷ dục lập nhi lập nhân) hễ mình muốn được
thông đạt thì lo cho người cũng được thông đạt( kỷ dục đạt nhi đạt nhân). Hãy
lấy lòng mình mà suy đạt đến lòng người, xem lòng người cũng như lòng mình;
lấy cách đối đãi mình mà đối đãi người(năng cận thủ thí), được như thế mới gọi
là phương pháp làm “nhân”, cách làm “nhân” của độc giả chỉ ngần ấy mà thôi.
Cái làm cho “nhân” cách không bao giờ được thừa nhận chính là lễ, lễ dặt con
người vào những mối ràng buộc mang tính chất tôn tộc, đẳng cấp, thang bậc.
Khổng Tử chủ trương đòi thừa nhận “nhân” cách nhưng cũng chủ trương bảo vệ
lễ, chống lối là giàu bất nghĩa, trái đạo. muốn có “nhân” thì phải khắc phục, hạn
chế được dục vọng cá nhân(kỷ) và phải tuân theo khuôn phép(lễ).
2.4 Hiếu đễ là gốc của “nhân”
Khổng Tử có thái độ bảo thủ đối với điều hiếu, chủ trương mọi việc theo ý
cha mẹ, phục tùng ý cha mẹ tuyệt đối, cha mẹ có sai con cái chỉ can ngăn một
15
15
cách khéo léo nhẹ nhàng, nếu không được phải kính cẩn theo ý cha mẹ tuy trong
lòng buồn phiền nhưng cũng không được oán trách, phải thực hiên ý cha mẹ
ngay cả sau khi họ đã chết. Với người khác thì có phân biệt thiện với ác nhưng
với cha mẹ thì không được phân biệt như vậy. Hiếu được xem là quan trọng hơn
nghĩa. Khổng Tử muốn đem hiếu làm gốc rễ của “nhân” Thời đại Khổng Tử là
thời đại suy tàn của chế độ nô lệ và chế độ sơ kỳ phong kiến đang lên.mệnh
lệnh thiên tử nhà Chu không còn được tuân thủ,trật tự lễ nghĩa,cương thường
xã hội đảo lộn,đạo đức suy đồi.Nạn chư hầu chiếm ngôi thiên tử,đại phu lấn
quyền chư hầu,tôi giết vua,vua giết cha,cha giết con,anh hại em,vợ lìa chồng

thường xuyên xảy ra.Để lặp lại trật tự các nhà Nho chủ trương dùng đức tri
̣.Có thể nói “nhân” là quan niệm tiêu biểu trong tư tưởng Khổng –Mạnh trong
đó Hiếu đễ là gốc của “nhân”
Đề cao tột bậc hai chữ “Hiếu đễ” ,thầy trò Khổng Khâu đã tốn rất nhiều
công phu để định rõ nội dung của hai chữ ấy ,nhất là chữ “Hiếu” theo yêu cầu
giáo dục của mình. Hiếu kính cha mẹ tức là phải tôn trọng, kính yêu, phụ dưỡng
cha mẹ, làm con phải cảm kích với công lao sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục
của cha mẹ, thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm con đối với cha
mẹ. Nho giáo cho rằng: “làm cho cha mẹ được tôn trọng là bậc hiếu cao nhất,
không làm nhục cha mẹ là bậc hiếu thứ hai, có thể nuôi cha mẹ là bậc hiếu cuối
cùng” (Hiếu hữu Tam: Đại hiếu tôn thần, kỳ hiếu phất nhục, kỳ hạ năng dưỡng)
[73, tr.265]. “Quân tử vụ bản, bản lập nhi đạo sinh; hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân
chi bản dư” Nghĩa là, người quân tử với cha mẹ mình phải hết lòng hiếu thuận,
đối với anh em dòng họ mình phải hết lòng thân ái, thì “nhân” dân sẽ cảm hóa
được đức quân tử mà ai nấy cũng hăng hái làm việc “nhân”. Quân tử hễ làm việc
gì trước lo vun đắp cội gốc của việc đấy( vụ bản), cái gốc đã được vững vàng thì
dạo của việc ấy tự nhiên nảy nở( bản lập nhi đạo sinh). Người có đức hiếu, đức
lễ đó chính là cái gốc để làm “nhân” đó mà! Bởi vì đức “nhân” rất to lớn, không
phải chỉ vì hiếu đễ mà thôi, nhưng mà nhưng mà những người đã biết hiếu với
16
16
cha mẹ thì lương tâm người ấy tốt rồi, đem cái lương tâm ấy mà ra làm việc
“nhân” chắc chắn sẽ làm được.
2.5 “Nhân” với trí, dũng
Có lần thầy Tể Ngã hỏi rằng : Hễ mình đã là người có đức “nhân”, nếu có
ai đó nói với mình vừa có người ngã xuống giếng e mình phải nhảy theo vớt
người đó chăng?
Câu hỏi ấy là thầy Tể Ngã sợ đã làm “nhân” tất phải thương người, mà đã
thương người e có lúc hại đến mình. Ví như có người ngã xuống giếng, tất mình
cũng phải nhảy theo xuống, thế thì làm người “nhân” há chẳng phải nguy hiểm

lắm sao? Đức Khổng Tử hiểu ý của thầy Tể Ngã mới dạy rằng: Đạo lý làm
“nhân” há phải một khối trung hậu chết như lời anh nói anh sao? Hễ quân tử gặp
lúc hoạn nạn, chỉ có nghĩ một phương pháp hành động mà đi cứu người, không
thể tự gieo mình rồi chết theo người đó luôn. Người ta có thể lấy những việc có
đạo lý mà lừa phỉnh mình, không có thể lấy những việc vô đạo lý mà lừa gạt
mình. Ví dụ như có người ngã xuống giếng tất thảy mình đứng ở trên mà tìm
cách cứu vớt người ta, nếu mình cũng nhảy theo xuống giếng thì mình với người
đều chết cả có thể nào mà cứu được người nữa! Nhân giả đâu mà ngu như thế?
Nếu đọc kỹ câu nói này, xét về mặt chữ thì không có gì sâu xa, nhưng lại bao
hàm ý nghĩa rộng lớn, tính toán rất kỹ càng. Có “nhân” phải có trí, có kinh phải
có quyền, có chủ nghĩa phải có thủ đoạn, đâu phải cứ chạy quàng làm bướng mà
nên công việc cứu đời được đâu. Kìa như ông Tôn Văn đau đớn vì dân tộc Trung
Hoa bị Mãn Thanh áp chế mà ông chịu hơn hai mươi năm ở hải ngoại vận động,
bôn tẩu khó nhọc, hết sức truyền bá tư tưởng chủ nghĩa của mình về trong nước,
chờ đến năm Vũ Xương khởi nghĩa ông mới trở về Trung Hoa.
Việc cứu người là việc khẩn trương gấp gáp nhưng không vì thế mà tự gieo
mình vào hầm sập đâu, giống như lời Đức Khổng Tử nói: có đứng ở trên giếng
mới vớt được người dưới giếng. Như thế mới là công dụng của nhân giả. Vậy
nên biết cách làm người “nhân” tuy khó mà dễ, không biết cách làm “nhân” tuy
dễ hóa khó.
17
17
Ngài lại có câu: “ Nhân giả tất hữu dũng, dũng giả bất tất hữu nhân”
Nghĩa là, người có đức “nhân” tất nhiên có khí mạnh( nhân giả tất hữu
dũng), nếu chỉ có sức mạnh thôi không chắc gì có “nhân”(dũng giả bất tất hữu
nhân) ngài sở dĩ nói câu này vì người ta thường nhận lầm chữ “nhân”, tưởng gọi
bằng người “nhân” chỉ người hiền lành chất phác, gặp việc gì hoạn nạn nguy
hiểm chỉ bó tay ngồi nhìn mà thôi, nhưng có biết đâu nhân giả là một người rất
can đảm rất có nghĩa khí, hễ thấy việc gì nghĩa lý đáng làm thì muôn người cản
trở cũng không nao núng, muôn phần chết một phần sống cũng không hề từ

chối, dẫu đến “ sát thân thành nhân”, nhân giả cũng hăng hái làm cho bằng
được, nên Khổng Tử nói rằng “ nhân giả tất hữu dũng”. “Kiến nghĩa bất vi vô
dũng dã” Nghĩa là, thấy việc nghĩa
to lớn, vẫn đáng làm mà sợ chết không dám làm đấy là người vô dũng. Vô dũng
là nghĩa không mạnh. Dũng như vậy vẫn chưa đủ làm “nhân”, một nhân giả phải
có thêm cả trí . “ Trí cập nhi, nhân bất năng thủ chi, tuy đắc chi tất thất chi”
Nghĩa là, người ở trong thiên hạ, có đạo lý gì tốt có chủ nghĩa gì hay, sở dĩ biết
được là nhờ có đức nhân. Nếu trí khôn thuộc về phần tư tưởng mà vẫn biết chưa
đến nơi, nghị lực thuộc về phần thực hành vẫn còn thiếu thốn tất không giữ được
đạo lý và chủ nghĩa ấy. Như thế tuy có tạm ở được một lúc song cuối cùng cũng
sẽ bỏ mất mà thôi. Đức Khổng còn nói rằng: hễ người có đức “nhân” trước hết
phải lo làm những việc khó không cần tính đến lợi ích mình có được( tiên nan
nhi hậu hoạch), người như thế mới gọi bằng “nhân” được. Câu “ nhân giả tiên
nan nhi hậu hoạch” đạo lý rất hay, nhưng ý nghĩa thật khó giải thích, mà giải
thích được đến tận gốc rễ của nó thì thật là thú vị. Cần phải giải cho rõ nghĩa
chữ “nan” và chữ “hoạch”. Việc trong thiên hạ, hễ đúng với nghĩa ký thì thường
trái với hoàn cảnh, hợp với thánh hiền thường chống với thế tục. Đã trái với
hoàn cảnh, chống với thế tục thì tất nhiên là việc khó làm, nên gọi bằng “nan”.
Việc đã nan như thế thì chỉ vì nghĩa mà làm chớ không phải vì công lợi mà làm.
Nếu làm việc ấy mà chắc có công lợi thì gọi bằng “hoạch”. Nhưng cái phần
“nan” và “hoạch” chắc không thể lưỡng toàn, nếu nghĩ có phần hoạch mà sau
18
18
mới chịu làm e cái nan mà sợ không dám làm, song nhân giả không như thế, họ
thấy cái việc nan đó là việc nên làm thì cố gắng làm trước, mà cái hoạch kia
dường như không màng tới,hoặc có nghĩ tới cũng là nghĩ tới sau, như thế là
“tiên nan nhi hậu hoạch”. Đó là tâm lý của nhân giả so với chữ trí. Hễ những
người không tiên nan thì hay say mê quỷ thần, nóng nảy ở phần hoạch, vì trong
lòng muốn hoạch mà xảy vào đường họa phúc, vì chạy theo đường họa phúc nên
mê tín quỷ thần. Nếu có lòng “tiên nan hậu hoạch” thì làm sao có thể mê tín quỷ

thần được. Vậy nên “trí” với “nhân” không thể tách rời nhau được. Về phương
diện này Khổng Tử còn đề cập đến “nhân” giả là người biết bỏ “lợi” và “mệnh”
ra ngoài. “lợi” là cái gì? Những thứ có lợi ích riêng cho mình chính là “lợi”.
“Mệnh” là gì? Những thứ dựa vào vận số, hay mạng trời. hoặc sinh tử, hoặc họa
phúc, tất cả đều gọi bằng “mệnh”. Hễ người đã làm “nhân” thì không bao giờ
tính đến lợi còn nếu tính đến lợi tất là “vi phú bất nhân” sao còn làm “nhân”
được nữa? Hễ người đã làm “nhân” tất phải bỏ “sinh tử họa phúc” ra ngoài, nếu
còn nghĩ tới “ sinh tử họa phúc” tức là trói buộc mình trong phạm vi chứ
“mệnh” rồi còn gì để làm “nhân” được nữa? Vậy nên Đức Khổng Tử nói “nhân”
không bao giờ đi kèm với chữ “lợi” và “mệnh”.
“Quân tử dạo giả tam, ngã vô năng yên, nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng
giả bất cụ”
Nghĩa là, đường lối làm quân tử chỉ có ba điều, nhang ba điều này ta chưa
làm được. ba điều là: có đức nhân, chẳng việc gì lo buồn; có đức trí chẳng việc
gì sai lầm, mê mẩn; có đức dũng chẳng việc gì kinh sợ.Hễ là “nhân” giả tất phải
đủ trí, dũng. Vậy nên trong sách Luận Ngữ thường nói đến chữ “nhân” kèm theo chữ
“trí” chữ “dũng” nhưng trong đó chữ “nhân” bọc được cả chữ “trí” và “dũng” rồi.
19
19
2.6 Phản diện và phụ diện của chữ “nhân”
Hễ bàn về một đạo lý gì, dẫu lý luận với sự thực, nếu chỉ xem xét về một
phái chính diện tất nhiên không thể hiểu rõ ràng được, huống chi chữ “nhân” ở
trong Khổng học đạo lý rất rộng vấn đề rất nhiều, nếu chỉ xem xét về một phía
chính diện mà thôi thì làm sao có thể hiểu thấu triệt được nên chúng ta sẽ cùng
nghiên cứu thêm về mặt phụ diện của chữ “nhân” để có cái nhìn đa chiều về nó.
“Xảo ngôn lệnh sắc tiễn hỹ nhân”
“Nhân” là cái đức ở trong lòng mình mà ra, chớ không phải nói phô trương
mà làm được “nhân”, nhưng mà hữu chư trung tất hình chư ngoại, vậy nên
người có đức “nhân” trong lòng tất nhiên nói lời ngay lẽ thẳng mà không vẽ vời,
đúng dáng bề ngoài thường tự nhiên mà không cần trau truốt, nên đức Khổng Tử

đã nói rằng “ cương nghị mộc nột cận nhân” nghĩa là những người nào tính cách
cứng bền không uốn nắn làm ra mềm, nói phô mộc mạc, xem hình dáng tuy như
dốt, người ấy tuy chưa thiệt “nhân” mà cũng có thế hướng tới “nhân”, đi tới
“nhân” là vì bản chất của người ấy đã gần được tới “nhân” rồi đấy. Trái lại
những hạng người nào hay khoe khoang, trau chuốt lời nói, nói ra một câu dễ ưa
lòe loẹt ở phía ngoài xét ra chỉ cách làm tốt nhưng cốt để che đi cái xấu xa bên
trong, chắc tâm người ấy không có gì là tâm nhân đâu (tiễn hỹ nhân). Khổng Tử
vẫn ghét người bất nhân nhưng không nỡ nói nặng lời nên chỉ nói bằng chữ “
tiễn” ( nghĩa là ít) “ Nhân nhi bất nhân, như lễ hà? Nhân nhi bất nhân, như nhạc
hà?” Người đã bất nhân thì có làm lễ cũng không làm nên lễ, người đã bất nhân
thì có làm nhạc cũng không làm nên nhạc. Chữ “lễ” chữ “nhạc” không phải như
chúng ta hay nói ở cửa miệng đâu . Lễ ở đây là tuân theo mệnh trời là ý trời thì
gọi bằng lễ, “ Nhạc” ở đây chính là gốc ở đạo người mà biểu hiện ra lời nói thì
gọi là nhạc.Vậy nên là lễ làm nhạc tất phải xuất phát từ lòng thành tâm mà ra, thì
sau mới nên lễ nên nhạc được, nếu người ta đã bất nhân thì lẽ trời mất hẳn, mà
đạo người cũng chẳng có gì, nhưng cái lễ nhạc mà làm ra chỉ thấy ngọc lụa
chuông trống chứ có gì là lễ nhạc thật đâu, gọi bằng lễ đó há đâu phải cứ thấy
ngọc lụa là gọi bằng lễ đâu, gọi bằng nhạc đó nhưng há đâu phải nghe chuông
trống mà gọi bằng nhạc đâu. Người đã bất nhân còn làm gì nên lễ nhạc?Trông
thấy lễ càng thêm ghét vì hư văn, trông thấy nhạc càng thêm chán vì hư thanh,
cái bệnh vì bất nhân mà thành ra như thế, cho thấy được Khổng Tử rất ghét
20
20
những người ưa xu nịnh, giảo hoạt, chỉ nói những lời điêu ngoa xảo trá mà
không vì chữ “nhân” nói những lời thật lòng, Nguyên tâm lý của con người, khi
mới sinh ra làm người ai cũng có trong mình tấm lòng thành trời phú, nhưng duy
chỉ có một hạng người say mê uy quyền, tửu sắc mà đến nỗi lương tâm mất hẳn,
nhận giặc làm cha, mới thành ra hạng người bất nhân. Những hạng người ấy đã
không cố gắng chống chọi với hoàn cảnh mà lại thường bị hoàn cảnh xô ngã, ở
trong hoàn cảnh xấu thì việc gì xấu cũng làm, nên không thể dể hạng người lâu

trong hoàn cảnh xấu vì gặp cùng khốn càng thêm bất nhân, ở vào hoàn cảnh
sướng thì những nết tốt cũng khó mà giữ được nên không thể để hạng người này
lâu trong hoàn cảnh tốt vì đã bất nhân mà ở trong hoàn cảnh tốt thì càng dễ làm
những việc bất nhân hơn. ở cảnh khốn cùng thì biến tiết đổi lòng, ở cảnh vui lạc
thì kiêu xa, hống hách, thật không hoàn cảnh nào mà tốt được ấy là bọn bất
nhân. Đức Khổng Tử có nói rằng “ những người ham việc hùng mạnh, lại không
chịu yên phận đói nghèo, chắc người ấy phải làm việc loạn, bởi vì hạng người
mà đã bất nhân tất phải bị người ta ghét , người ta ghét thì nó đâm ra làm loạn
ngay, những người bất nhân đó chính là hạng tiểu nhân nên dẫu ghét thì cũng
không được bức họ đến nỗi làm loạn, thật khó để cư xử cho phải đạo”
Nhưng người có nhân thì sao? Hoàn cảnh ở đời có khi cùng khi khốn, có khi
sướng khi vui, nhưng tâm lý của nhân giả thì không bao giờ thay đổi, họ có thể
xô đổ được hoàn cảnh, không bao giờ để hoàn cảnh xô ngã mình, những người
có cái lòng vô tư cái đức rất thịnh, người ấy yêu thích việc làm “nhân”, dẫu hoàn
cảnh thế nào cũng quyết “ an nhân” Đạo lý trong thiên hạ chỉ có hai mặt “nhân”
và “ bất nhân” nên chí hướng người ta phải chọn một trong hai ngã ấy. Biết ham
lấy “nhân” tất ghét điều bất nhân, biết ghét điều bất nhân tất ham điều “nhân”.
Nhưng con người ta vì ham mê vật chất đánh mất tâm hồn để rồi rơi vào hai
chữ: “bất nhân” thật đáng thương cho những hạng người đó.
Quan điểm về “nhân” và” bất nhân” của Khổng Tử tuy có nhiều nét tiến bộ
song chưa thật hợp lý, Khổng Tử cho rằng tiểu nhân thì mãi mãi bất nhân không
khi nào họ có thể “nhân” được, ông phân biệt rõ quân tử tiểu nhân; “nhân”, “bất
nhân”; thi hành “ái nhân” nhưng thực chất là kiêm ái, biệt ái.
21
21
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của Khổng Tử, “nhân” không chỉ là
“yêu người”, “thương người”, mà còn là đức hoàn thiện của con người, và do
vậy, “nhân” chính là đạo làm người – sống với mình vả sống với người, đức
“nhân” là cái bền vững như núi sông. Với ông, nếu thịnh đức của trời – đất là

sinh thành, bắt nguồn từ đạo trung hoà, trung dung thì cái gốc của đạo lý con
người là “trung thứ” và đạo đức, luân lý con người là “nhân”, người có đạo nhân
là bậc quân tử, nước có đạo nhân thì bền vững như núi sông. Tuy nhiên, trong
thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc đã có nhiều học thuyết phê phán chữ “nhân”
(yêu người) của Khổng Tử. Có người cho đó là giả dối, có người cho đó là nói
suông, có người lại cho đó là nguồn gốc của bất nhân, bất nghĩa… Thế nhưng
không phải vì thế mà tư tưởng “nhân” của Khổng Tử không đi vào lòng của
nhiều người đương thời, gây cho họ biết bao sự xúc động và làm cơ sở cho hành
động nhân đạo của họ. Thực tế cho chúng ta thấy, “từ đời Hán trở đi, suốt trên
hai nghìn năm đạo Khổng được độc tôn, Vua Chúa đời nào cũng ráng áp dụng
nó, mặc dầu không đúng. Nó thực tế hơn đạo Mặc, đạo Lão, nhân bản hơn
thuyết của Pháp gia”. Cũng cần phải nói thêm rằng, trong Luận ngữ, tư tưởng
“nhân” của Khổng Tử còn bao gồm nhiều đức khác, như: Trực (ngay thẳng,
không giả dối), Kính (nghiêm trang, cẩn trọng, cẩn thận trong công việc), Nghĩa,
Lễ… Để hiểu rõ hơn về tư tưởng “nhân” của Khổng Tử cần so sánh nó với tư
tưởng Kiêm ái của Mặc Tử, tư tưởng Từ bi của đạo Phật. Nếu tư tưởng Kiêm ái
của Mặc Tử coi ai cũng như mình, người thân của người cũng là người thân của
mình, không phân biệt riêng tư thì “nhân” phân biệt mình và người, lấy mình
làm khởi điểm để phân biệt từ thân đến sơ, từ gần tới xa, phân biệt người tất, kẻ
xấu. Người nhân trong quan niệm của Khổng Tử coi trọng đạo đức, chú ý phần
thiện trong bản tính con người thì người Kiêm ái chỉ chú trọng đến sự cứu giúp
vật chất, chú ý đến”giao tương lợi”. Tư tưởng “nhân” của Khổng Tử cũng khác
xa tư tưởng Từ bi của đạo Phật. Phật thương người và thương cả vạn vật. Lòng
22
22
thương của Phật có một nỗi buồn vô hạn, buồn cho sự mê muội của sinh linh,
tìm cách giải thoát mọi sinh linh ra khỏi vòng sinh, lão, bệnh, tử. Còn đạo
Khổng tìm mọi cách giúp cho con người sống một cuộc sống vui vẻ hơn, có
nghĩa lý hơn và tìm kiếm hạnh phúc ngay trên cõi trần chứ không phải ở trên cõi
niết bàn. Chính vì vậy, ngay cả khi tư tưởng từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật

giáo du nhập và có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của con người Đông Á thì
nó cũng không thể thay thế được vai trò của đạo Khổng. Có thể nói “nhân” của
Khổng Tử là tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu nhất trong lịch sử các nước
ở phía đông của Châu Á này.
Có thể nói, chế độ phong kiến Đông Á kéo dài được mấy nghìn năm một
phần là nhờ tư tưởng “nhân” của Khổng Tử. Nhờ có đường lối “nhân nghĩa” của
Khổng – Mạnh mà xã hội đó được ổn định, con người với con người có quan hệ
hòa hợp, còn xã hội trở thành một khối bền vững. Sự trì trệ của xã hội phong
kiến đó ở giai đoạn sau là do nguyên nhân khác, chứ không phải do nguyên nhân
ở tư tưởng “nhân” của Khổng Tử. Ngày nay, chế độ xã hội đã khác trước. Con
người ngày nay cần một thứ nhân đạo chủ nghĩa phù hợp với thời đại mình.
Nhưng không phải vì vậy mà tư tưởng “nhân” của Khổng Tử không còn có ý
nghĩa. Xã hội ngày nay vẫn còn những người nghèo khó, đói rét, cô đơn, bất
hạnh, những con người này rất cần đến sự quan tâm, thông cảm, giúp đỡ của
người khác và của cả cộng đồng. Do vậy, tư tưởng “nhân” là yêu người của
Khổng Tử vẫn còn có thể phát huy tác dụng.
Xã hội là một cộng đồng của những con người, giữa họ có nhiều mối quan
hệ. Nếu mỗi người chỉ biết xuất phát từ lợi ích của mình để đối xử với người
khác, nếu chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không thấy được quyền lợi của
người khác thì xã hội sẽ có biết bao thảm kịch xảy ra. Một khi mỗi con người
đều biết quan tâm, nhường nhịn và hỗ trợ người khác thì không những họ thấy
cuộc sống của bản thân yên ấm, hạnh phúc, mà cả cộng đồng của họ cũng có sự
gắn bó, bền vững và có nhiều điều kiện để khắc phục những tai nạn do khách
quan đưa lại. Điều này không những đúng với xã hội ngày xưa, mà còn đúng với
23
23
cả xã hội ngày nay. Khi xã hội loài người đang trong quá trình toàn cầu hoá,
phấn đấu để thế giới trở thành “ngôi nhà chung”, không còn có cộng đồng lớn
hay nhỏ đứng ngoài “ngôi nhà chung” ấy, thì chúng ta càng cần phải xích lại gần
nhau, tạo ra những tiền đề cơ bản để có thể xây dựng một ngôi nhà chung mang

một sắc thái mới, đó là: đa sắc tộc, đa tín ngưỡng, đa văn hoá và trên hết là có
một tinh thần bao dung. Có thể nói, phạm trù “nhân” của Khổng Tử đã ra đời
trong thời đại phong kiến, mang sắc thái của xã hội phong kiến, có những điều
không còn phù hợp với ngày nay, nhưng việc tìm hiểu và rút ra được “hạt nhân
hợp lý” của nó vẫn là việc chúng ta nên làm, cần làm.
24
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sào Nam Phan Bội Châu, Khổng học đăng, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1998.
2. Bàn về Khổng Tử, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1993.
3. Đại cương triết học Trung quốc, Nho gia, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
4. Trương Văn Lập, Triết học phương Đông, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1999.
25
25

×