Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nội soi phế quản, ứng dụng quang học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.11 KB, 3 trang )

Nội soi phế quản là gì?
Nội soi phế quản là một thủ thuật dùng một ống mà qua đó có thể nhìn và đánh giá phổi cũng như đường hô
hấp của bệnh nhân bao gồm thanh quản, dây thanh âm, khí quản và các nhánh phế quản. Nội soi phế quản
là một thủ thuật luôn được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp hoặc bác sĩ phẩu thuật lồng ngực. Mặc
dù không thể đánh giá mô phổi một cách chính xác bằng nội soi phế quản nhưng có thể dùng thủ thuật này
để sinh thiết mẩu mô phổi và gởi đến phòng thí nghiệm để xem xét.
Có 2 loại ống nội soi phế quản: Ống nội soi sợi quang mềm và cứng. Kể từ những năm 1960, ống nội soi
mềm đã dần dần thay thế vị trí của ống nội soi cứng do dễ sử dụng hơn. Ở một số bệnh nhân, có thể sử
dụng ống mềm để nội soi mà không cần phải gây tê, nhưng hầu hết đều phải sử dụng thuốc an thần gây ngủ.
Trong khi ống nội soi cứng thì cần phải gây mê toàn thân và phải có bác sĩ gây mê. Trong khi thực hiện nội
soi phế quản, bác sĩ có thể xem xét mô của đường hô hấp bệnh nhân bằng cách trực tiếp nhìn vào dụng cụ
nội soi hoặc nhìn vào màn hình theo dõi.
Tùy theo trường hợp cụ thể mà bác sĩ nội soi sẽ chọn sử dụng ống nội soi mềm hoặc cứng. Ví dụ nếu bệnh
nhân đang bị ho ra máu nhiều thì ống nội soi cứng sẽ được sử dụng vì nó có thể hút dịch và có thể giúp kiểm
soát việc chảy máu tốt hơn. Phần lớn ống nội soi mềm thường được sử dụng vì nó làm bệnh nhân dễ chịu
hơn và giảm việc phải sử dụng biện pháp gây mê.
Khi nào thì cần thực hiện nội soi phế quản?
Nội soi phế quản được sử dụng để chẩn đoán hoặc điều trị (Danh sách dưới đây không có nghĩa là phải bao
gồm tất cả, nó chỉ nhằm cung cấp thông tin cũng như những kiến thức về chỉ định của nội soi phế quản).
- Nội soi phế quản thường được sử dụng để chẩn đoán trong các trường hợp thường gặp dưới đây:
• Ho không rõ nguyên nhân hoặc kéo dài
• Đờm có máu
• X quang phổi có dấu hiệu bất thường như phát hiện có khối u, nốt hoặc viêm phổi
• Dùng để đánh giá khả năng phổi bị nhiễm trùng
- Nội soi phế quản thường được sử dụng để điều trị trong các trường hợp phổ biến dưới đây:
• Lấy dị vật bị kẹt trong đường thở (đường hô hấp)
• Đặt một stent (ống nhỏ) để làm thông đường thở bị xẹp đi do khối u chèn ép
• Lấy khối u làm tắc nghẽn đường thở
Các tai biến có thể có của thủ thuật nội soi phế quản?
Các tai biến của nội soi phế quản tương đối hiếm gặp và thường là nhẹ. Cần lưu ý rằng tất cả các thủ thuật
đều có những nguy cơ hoặc tai biến nhất định do những nguyên nhân đã được biết hoặc không thể dự đoán


trước bởi vì cấu trúc giải phẩu học và đáp ứng với thuốc rất khác nhau ở từng cá nhân. Vì thế không thể đảm
bảo với bất kỳ thủ thuật nào mà hoàn toàn không gây tai biến. Dưới đây là các tai biến có thể gặp do nội soi
phế quản:
• Chảy máu mũi
• Tổn thương dây thanh âm
• Rối loạn nhịp tim
• Thiếu hụt oxy cho các mô của cơ thể
• Tổn thương tim do thuốc hoặc do thiếu hụt oxy
• Chảy máu từ vị trí sinh thiết
• Thủng phổi (gây tràn khí màng phổi)
• Tổn thương răng (đối với ống nội soi cứng)
• Các tai biến do sử dụng thuốc và gây tê toàn thân
Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi nội soi phế quản?
Bệnh nhân trước khi được nội soi phế quản phải nhịn ăn từ tối cho đến khi thủ thuật được thực hiện. Các
thuốc thường quy sẽ được uống với nước ngoại trừ những thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Các thuốc này bao gồm các sản phẩm aspirin, các thuốc làm tan máu đông như warfarin (Coumadin) và các
thuốc kháng viêm không phải steroid (NSAIDs) như ibuprofen. Các thuốc này phải được ngưng vài ngày
trước khi tiến hành thủ thuật. Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về những vấn đề đặc biệt để có được lịch
tiến hành nội soi phế quản phù hợp. Bác sĩ cũng cần biết về các tình trạng dị ứng hoặc phản ứng phụ của
bệnh nhân do thuốc mà bệnh nhân đã trải qua.
Bệnh nhân sẽ trải qua những gì trong lúc nội soi phế quản?
Khi bệnh nhân đến phòng nội soi phế quản, một đường tuyền tĩnh mạch sẽ được thực hiện để truyền thuốc
và dịch. Bệnh nhân sau đó được nối với máy để theo dõi liên tục nhịp tim, huyết áp, nồng độ oxy trong máu.
Khi cần thiết, oxy sẽ được cung cấp thông qua một ống được luồn vào mũi hoặc thông qua mặt nạ dưỡng
khí. Thuốc được bơm vào đường tĩnh mạch để làm dãn cơ và giúp bệnh nhân ngủ khi sử dụng ống bằng sợi
quang mềm. Nếu sử dụng ống nội soi cứng thì cần phải có một bác sĩ tiến hành và theo dõi quá trình gây mê
toàn thân.
Bệnh nhân sẽ nằm ngửa và oxy được cung cấp thông qua miệng hoặc mũi. Trước khi cho ống nội soi mềm
vào thì bệnh nhân được gây tê tại chổ bằng lidocain ở mũi và thành họng sau. Ống nội soi mềm sẽ được đưa
vào qua đường mũi hoặc họng. Một số bệnh nhân sẽ phải cần đến một dụng cụ đặc biệt gọi là ống nội khí

quản được đưa vào miệng, qua dây thanh âm và vào khí quản để bảo vệ đường thở. Một khi ống nội soi đã
vào trong đường thở thì thuốc gây tê sẽ được xịt thêm vào để gây tê tại chổ giúp bệnh nhân bớt khó chịu và
giảm phản xạ ho. Ống nội soi cứng thì chỉ được đưa vào đường thở thông qua miệng và phải được thực hiện
chỉ khi nào bệnh nhân đã hoàn toàn mê.
Ống nội soi mềm thường ít gây đau và khó chịu cho bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ cảm thấy muốn ho do đây là
phản xạ khi có vật lạ nằm trong đường thở. Cảm giác này cũng sẽ bị hạn chế tối đa do bệnh nhân đã được
cho thuốc dãn cơ và gây tê tại chổ bằng lidocain trước khi tiến hành thủ thuật. Thủ thuật nội soi phế quản
mất từ 15-60 phút. Nếu bác sĩ phát hiện có vùng bất thường hoặc cần được khảo sát toàn diện hơn thì sẽ
tiến hành sinh thiết để lấy mẩu mô theo một vài phương pháp sau đây:
• Rửa sạch: Bơm nước muối (salin) và phun qua ống nội soi vào vùng cần sinh thiết, sau đó hút dịch
ra. Thực hiện bước này vài lần. Sau đó đưa một bàn chải mềm thông qua ống nội soi vào vùng cần
sinh thiết để chải lên và xuống. Các tế bào bong tróc thu lượm được sẽ được gởi cho phòng xét
nghiệm để phân tích.
• Sinh thiết bằng kim hút: Một cây kim nhỏ sẽ được đưa vào trong đường thở và đi xuyên qua thành
của đường thở để lấy mẩu sinh thiết
• Sinh thiết bằng kìm: Kìm được sử dụng để sinh thiết sang thương có thể nhìn thấy của đường thở
hoặc một sang thương của phổi. Vùng mô bất thường có thể nhìn thấy được trên đường thở thì dễ
sinh thiết. Tuy nhiên có những khối nằm sâu trong mô phổi thì thường được sinh thiết thông qua
hướng dẫn của một loại tia X đặc biệt (gọi là nội soi huỳnh quang).
Bệnh nhân sẽ trải qua những gì sau nội soi phế quản?
Sau khi được nội soi phế quản, bệnh nhân thường được theo dõi liên tục trong vòng 1 đến 2 giờ cho đến khi
thuốc hết tác dụng hẳn và bệnh nhân có thể nuốt bình thường trở lại. Nếu bệnh nhân là ngọai trú thì người
thân hoặc bạn bè phải đưa bệnh nhân trở về nhà. Bệnh nhân không được lái xe hay vận hành các loại máy
móc trong khoảng thời gian còn lại trong ngày bởi vì các phản xạ của bệnh nhân vẫn còn yếu. Một số bệnh
nhân có thể ho ra máu màu nâu đen 1 đến 2 ngày sau nội soi phế quản. Điều này là bình thường. Tuy nhiên
nếu ho ra máu đỏ tươi thì phải báo ngay với bác sĩ. Bệnh nhân sẽ được hẹn ngày tái khám để được thông
báo kết quả sinh thiết và ý kiến của bác sĩ.
Những tiến bộ của nội soi phế quản?
Nội soi phế quản ngày này được thực hiện với tia laser để giúp lấy đi hoặc phá hủy các khối u của phổi. Đôi
khi đầu dò sẽ được luồn qua ống nội soi đến nơi bị chảy máu và tiến hành cầm máu, hoặc làm nhỏ đi các

khối u. Có một số kỹ thuật tiên tiến hơn đang hứa hẹn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý bệnh hen
phế quản (hen suyễn) và khí phế thủng. Một số dữ liệu gợi ý rằng nếu niêm mạc của đường hô hấp được
làm ấm thì sẽ làm giảm tần suất xuất hiện cơn hen phế quản. Các nghiên cứu cũng đang được tiến hành để
khảo sát việc đặt các van một chiều trong những phế quản thuộc thùy trên của phổi ở những bệnh nhân bị
khí phế thủng với hy vọng sẽ có những cải thiện đối với những bệnh nhân khí phế thủng mà bị phẩu thuật cắt
giảm thể tích của phổi.

×